Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG RỦI RO SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.27 KB, 22 trang )

RỦI RO SINH THÁI
MỤC LỤC

1

1


1. Trình bày Khái niệm và sự cần thiết về đánh giá rủi ro
sinh thái?
EcoRA là quá trình đánh giá khả năng gây tác động bất lợi cho
HST do phơi nhiễm với một hay nhiều tác nhân gây căng thẳng
(US.EPA.1992).Trên thế giới, ERA là một công cụ đắc lực trong
quản lý môi trường:
-ERA giúp xác định rủi ro đối với sinh thái, mức độ rủi ro, từ
đó giúp các nhà quản lý xác định các ưu tiên trong quản lý môi
trường và đưa ra các quyết định phù hợp
- Quá trình tiến hành ERA giúp nhận biết những thông tin còn
thiếu để có thể xác định rủi ro, cũng chính là những thông tin cần
bổ sung để giám sát quản lý môi trường hiệu quả
- Quá trình tiến hành ERA với sự tham gia của nhiều bên cũng
là quá trình nâng cao nhận thức của các bên đối với việc bảo vệ hệ
sinh thái.
2. Trình bày đối tượng tham gia trong đánh giá rủi ro sinh
thái?
Người đánh giá rủi ro: các chuyên gia có chuyên môn về
đánh giá rủi ro , ví dụ: cán bộ viện nghiên cứu, chuyên gia tư vấn
độc lập...
Người quản lý rủi ro: các cá nhân/tổ chức có trách nhiệm xác
định, đánh giá và đưa ra quyết định làm giảm thiểu một rủi ro sinh
thái, ví dụ: cán bộ của VQG, Khu DTSQ, Sở, ban, ngành...


Các bên liên quan: các cá nhân/tổ chức có quyền lợi và trách
nhiệm liên quan hoặc quan tấm đến vấn đề này, ví dụ: cộng đồng
địa phương, chủ sở hữu đất, chủ doanh nghiệp, tổ chức phi chính
phủ.
3. Các loại đánh giá rủi ro sinh thái, các yếu tố ảnh hưởng
đến đánh giá rủi ro sinh thái?
ERA gồm các loại chính là:
-Đánh giá rủi ro của các chất độc hóa học đến các loại sinh vật
trong HST trên cạn, đất ngập nước
- Đánh giá rủi ro của các yếu tố vật lý gây căng thẳng đến
ĐDSH trong một HST
2


- Đánh giá rủi ro của các yếu tố sinh học gây căng thẳng đến
ĐDSH và các loài nhằm góp thêm tư liệu cho xây dựng sách đỏ
của quốc gia.
Các yếu tố ảnh hưởng
- Việc xác định vấn đề trong ĐGRRST rất quan trọng cho
nghiên cứu ảnh hưởng của nội dung nghiên cứu phục vụ cho việc
ĐGRRST.
- Độ chính xác của kết quả quan trắc và số liệu thu thập rất
quan trọng trong việc phân tích các kết quả đánh giá và các giải
pháp đề xuất.
- Việc lựa chọn phương pháp trong ĐGRRST phù hợp với các
kết quả và cơ sở dữ liệu hiện có rất quan trọng để đảm bảo tính
khoa học và tính chính xác.
- Các áp lực trong việc đánh giá các kết quả của ĐGRRST
cũng rất quan trọng vì đôi khi nó chịu sự chi phối rất lớn.
-Tinh thần thái độ làm việc của chuyên gia, các nhà quản lý

phải rất công tâm, công khai, minh bạch rất quan trọng cho việc
ĐGRRST có ý nghĩa thiết thực.
4.Trình bày cơ sở lập kế hoạch: Mục tiêu quản lý, Phương
án quản lý, Trọng tâm và phạm vi đánh giá, Nguồn lực?
Mục tiêu quản lý: phản ánh mong muốn của các bên tham gia
đối với các giá trị sinh thái. Các mục tiêu quản lý có thể được thể
hiện tại các văn bản luật pháp hoặc là mong muốn của các nhà
lãnh đạo, hay sự quan tâm của các bên bị ảnh hưởng, phù hợp với
luật pháp. Việc thống nhất mục tiêu quản lý có ảnh hưởng lớn tới
hiệu quả hợp tác giữa các bên trong cả quá trình ERA, có ý nghĩa
quyết định đối với sự ủng hộ của tất cả các bên liên quan đối với
các quyết định quản lý đưa ra trên cơ sở kết quả ERA.
Phương án quản lý: để đạt được mục tiêu quản lý, các nhà
quản lý môi trường cần đưa ra nhiều quyết định. Các quyết định
có thể ở 3 mức: ngăn ngừa những tác nhân tiềm tàng, giảm thiểu
hoặc loại trừ tác động của các tác nhân và phục hồi sự thay đổi do
tác động.
3


Trọng tâm và phạm vi đánh giá: Việc thực hiện ERA thường
bị hạn chế về mức độ sẵn có của thông tin, thời gian, nguồn nhân
lực, kiến thức và tài chính. Bởi vậy, căn cứ vào nhu cầu quản lý và
hoàn cảnh thực tiễn, các bên xác định phạm vi của ERA và các
nguồn lực sẵn có, từ đó quyết định mức độ chi tiết và trọng tâm
của ERA.
Nguồn lực sẵn có: giúp ta xác định được phạm vi, tính phức
tạp và độ tin cậy của kết quả đạt được
5. Trình bày kế hoạch đánh giá rủi ro sinh thái. Lấy ví dụ về
kết quả lập kế hoạch đánh giá rủi ro sinh thái của 1 trường hợp

cụ thể?
Bước đàu tiên là xác định xem một đánh giá rủi ro có là lựa
chọn tốt nhất để đưa ra quyết định quản lý. Khi quyết định được
đưa ra để tiến hành đánh giá rủi ro, bước tiếp theo là đảm bảo rằng
tất cả mội người tham gia chính, tham gia của các bên.
Khung kế hoạch bao gồm
- Các tiêu chí đánh giá: Giá trị sinh thái, Cân nhắc chính sách,
Những tiền lệ nào được đưa ra bởi các đánh gia rủi ro tương tự và
các quyết định, bối cảnh đánh giá, nguồn lực, câu hỏi dành cho
những người đánh giá rủi ro để rả lời: Điểm cuối sinh thái quan
trọng và đặc điểm HST và nhân dạng, HST có khả năng phục hồi
không, mất bao lâu?, bản chất của vấn đề là quá khứ, hiện tại hay
tương lai, thông tin có sẵn và thích hợp, các ràng buộc tiềm ẩn.
- Các công cụ sẽ được sử dụng trong xây dựng kế hoạch:
Thường thường là luật pháp, chính sách của quốc gia, các công cụ
kinh tế và phụ trợ khác.
- Các phương pháp đánh giá trong kế hoạch: Các phương pháp
sử dụng trọng số bằng chứng, điều tra thu thập thông tin số liệu
- Nguồn kinh phí do cơ quan quản lý giao nhiệm vụ và từ các
nguồn khác
Ví dụ về kết quả lập kế hoạch đánh giá rủi ro – ERA tại
Phù Long, Cát Bà:
Phù Long là một trong 5 xã của huyện Cát Hải, nằm ở phía Tây
của đảo Cát Bà, thuộc Khu Dữ trữ Sinh quyển quần đảo Cát Bà,
4


nơi có đa dạng sinh học cao với khoảng 700 ha rừng ngập mặn,
cung cấp nhiều dịch vụ sinh thái cho người dân. Ở Phù Long, sự
xung đột giữa bảo tồn và phát triển đang là vấn đề được các nhà

quản lý vô cùng quan tâm. Vì vậy, cán bộ các sở, ban, ngành liên
quan (nhà quản lý rủi ro) đã cùng các nhà khoa học (chuyên gia
đánh giá rủi ro) cùng với người dân địa phương đã thảo luận với
những câu hỏi chính sau:
+) Bản chất của vấn đề ở Phù Long là gì? Mục tiêu và quyết
định quản lý ở đây là gì?
+) Giá trị sinh thái đáng quan tâm ở đây là gì?
+) Nguồn lực sẵn có ở Phù Long gồm những gì?
+) Mức độ tin cậy nào có thể được chấp thuận trong nghiên
cứu này?
Sau khi thảo luận, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được mục tiêu
và giải đáp một số vấn đề như sau:
* Mục tiêu quản lý :
- Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý lâu bền tài nguyên khu
DTSQ Cát Bà
- Đánh giá mức độ rủi ro do rác thải của con người đối với môi
trường hệ sinh thái rừng ngập mặn và đầm nuôi tôm quảng canh,
làm chứng cứ cho các can thiệp về quản lý bảo tồn tài nguyên và
phát triển sinh kế bền vững.
* Nguồn lực sẵn có
Về nhân lực, hiện có cán bộ của BQL VQG Cát bà/Khu DTSQ
Cát Bà, cán bộ các sở, ngành liên quan
Về thông tin có các báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo
cáo quan trắc môi trường tại địa phương.

5


6. Vẽ sơ đồ chi tiết của quy trình đánh giá rủi ro sinh thái,
nêu tóm tắt các bước thực hiện trong quy trình đánh giá rủi ro

sinh thái

1. Lập kế hoạch đánh giá rủi ro
1.1. Cơ sở lập kế hoạch
Các bên so sánh các phương pháp hỗ trỡ quá trình quyết định,
cân nhắc xác định lại xem có cần thiết tiến hành EcoRA hoặc đánh
giá EcoRA có phải là phương pháp tối ưu hay không. Trong bước
này các nhà quản lý có trách nhiệm giải thích tại sao phải tiến
hành ĐGRRST, quản lý nào liên quan đến EcoRA. Các chuyên gia
cung cấp căn cứ khoa học, giải pháp quản lý.
1.2. Kế hoạch đánh giá rủi ro
Xác định xem một đánh giá rủi ro có là lựa chọn tốt nhất để
đưa ra quyết định quản lý. Khi quyết định được đưa ra để tiến
hành đánh giá rủi ro, bước tiếp theo là đảm bảo rằng tất cả mội
người tham gia chính, tham gia của các bên. Trong kế hoạch và
6


xác định phạm vi các chuyên gia đánh giá rủi ro, các nhà sản xuất
quyết định làm việc cùng nhau thông báo đầu vào cho các bên liên
quan để phát triển cơ sở lý luận và các phạm vi của đánh giá rủi ro
và các đặc tính.
2.Đánh giá rủi ro
2.1. Xác định vấn đề đánh giá
Giai đoạn xác định vấn đề bắt đầu tiến hành sau bước lập kế
hoạch của các nhà đánh giá rủi ro. Giai đoạn xác định vấn đề là
quá trình đưa ra và đánh giá các giả thuyết ban đầu về tại sao các
tác động sinh thái lại xuất hiện, hay có thể xuất hiện từ các tác
động của con người. Giai đoạn này là một nền tảng cho toàn bộ
đánh giá rủi ro, hiệu quả trong giai đoạn này hoàn toàn phụ thuộc

vào chất lượng của 3 kết quả: điểm tới hạn, mô hình và kế hoạch
phân tích.
2.2. Phân tích, đánh giá rủi ro
Giai đoạn này bao gồm hai quá trình chính: đặc tính phơi
nhiễm và đặc tính của tác động sinh thái. Bên cạnh đó, phân tích
môi quan hệ của chúng và đặc tính của HST. Đặc tính phơi nhiễm
mô tả nguồn tác nhân, phân bố của chúng trong môi trường và mối
quan hệ của chúng với cơ quan tiếp nhận (receptor). Đặc tính tác
động sinh thái đánh giá mối quan hệ tác nhân phản hồi. Điểm tới
hạn và mô hình của giai đoạn trước sẽ cung cấp nền tảng và cấu
trúc cho giai đoạn này. Kết quả của giai đoạn này là mô tả tóm
lược quá trình phơi nhiễm và mối quan hệ giữa tác nhân và phản
hồi. Kết quả này là nền tảng cho đánh giá và mô tả rủi ro trong
giai đoạn tiếp theo.
2.3. Đặc tính rủi ro
Giai đoạn “đặc tính rủi ro”: hiểu rõ mối quan hệ giữa tác nhân,
tác động và các thực thể sinh thái và đi đến kết luận về quá trình
phơi nhiễm và ảnh hưởng bất lợi.
Quá trình đặc tính rủi ro bao gồm tóm tắt những mặt mạnh, mặt
yếu trong quá trình phân tích và các yếu tố không tin cậy. Kết quả
cuối cùng là mô tả đặc tính rủi ro bao gồm mô tả những tác động
7


bất lợi đến HST. Mặc dù 3 giai đoạn trong quá trình ERA là liên
tục nhưng EcoRA phải được thường xuyên lặp lại
3. Lập báo cáo rủi ro
Báo cáo có thể tóm tắt ngắn gọn hoặc đầy đủ tùy thuộc vào tính
chất của nguồn thông tin sẵn có. Thông tin cần thiết để hỗ trợ cho
các nhà quản lý phải rõ ràng, súc tích.

4. Quản lý rủi ro và thông tin kết quả đến các bên liên
quan.
Sau khi có báo cáo mô tả rủi ro, các chuyên gia đánh giá rủi ro
thảo luận với các nhà quản lý rủi ro. Nhà quản lý rủi ro sẽ sử dụng
các kết quả này và cân nhắc các yếu tố liên quan để đưa ra các
quyết định quản lý rủi ro và truyền đạt các thông tin rủi ro này đến
các bên liên quan, ví dụ như cộng đồng dân cư.
7.Trình bày bước Xác định vấn đề trong quy trình đánh giá
rủi ro sinh thái. Hãy lựa chọn 1 vùng hay 1 khu vực sinh thái
cụ thể, đề xuất mô hình khái niệm trong đánh giá rủi ro (Xác
định nguồn, các tác nhân, tụ điểm)?
Quy trình đầu tiên trong giai đoạn thiết lập bao gồm tập hợp số
liệu, thông tin sẵn có về nguồn, tác nhân, hậu quả, đặc tính HST
và cơ quan tiếp nhận. Từ đó, hai kết quả được tạo ra là điểm tới
hạn và mô hình. Kết quả cuối cùng là kế hoạch phân tích được tạo
ra từ hai kết quả trên
* Các quy điểm đánh giá
Quy điểm đánh giá gồm 2 mức độ: (1) thực thể của hệ sinh thái
và (2) thuộc tính có thể lượng hóa của thực thể.
Việc lựa chọn thực thể của hệ sinh thái cần đảm bảo 3 tiêu chí:
(1) có ý nghĩa về mặt sinh thái, (2) nhạy cảm với các tác nhân hiện
tại hoặc tiềm tàng đang được đánh giá, và (3) phù hợp với mục
tiêu quản lý.
* Mô hình khái niệm
Mô hình khái niệm bao gồm hai thành phần chính: (1) Tập hợp
các giả thuyết rủi ro dự đoán những mối quan hệ giữa tác nhân, sự
phơi nhiễm và phản ứng của quy điểm đánh giá khi bị phơi nhiễm
8



trước các tác nhân và (2) Biểu đồ thể hiện những mối quan hệ này.
* Kế hoạch phân tích
*Xây dựng kế hoạch phân tích là bước cuối cùng trước khi tiến
hành các bước chính của đánh giá rủi ro. Tại bước này, các kết quả
được tổng hợp, đánh giá và một lộ trình phân tích rủi ro với các
bước chi tiết được xây dựng, phù hợp với mục tiêu quản lý.
Những vấn đề chính cần đặt ra:
Nguồn gốc và đặc điểm của tác nhân: Nguồn gốc của tác nhân?
Bản chất của tác nhân? Cường độ của tác nhân? Tác nhân đó ảnh
hưởng tới sinh vật hay chức năng hệ sinh thái như thế nào
Hệ sinh thái chịu rủi ro: Những yếu tố phi sinh vật? Các đặc
điểm cấu trúc của hệ sinh thái? Các kiểu môi trường sống của
HST? Những đặc điểm nói trên tác động thế nào đến tính nhạy
cảm của HST trước các tác nhân? HST có những đặc điểm đặc
biệt nào được coi trọng?
Các đặc điểm của sự phơi nhiễm:Tần suất xảy ra của các tác
nhân? Thời gian phơi nhiễm kéo dài bao lâu? Tác động của sự
phơi nhiễm tồn tại trong môi trường bao lâu? Thời gian phơi
nhiễm như thế nào? Phạm vi không gian của sự phơi nhiễm như
thế nào? Phân bố của tác nhân như thế nào? Tác nhân lan truyền/di
chuyển trong môi trường như thế nào?

9


Sau khi nghiên cứu và thảo luận, các bên liên quan đã thống
nhất với mô hình khái niệm như trên. Các tác nhân chính được xác
định tương ứng với 2 nguồn gây ô nhiễm giả thuyết từ các hộ dân
và từ nhà máy và từ hoạt động đi lại. Đối với thực thể HST rừng
ngập mặn đã xác định đước 3 quy điểm đánh giá đảm bảo:

(1) có ý nghĩa về mặt sinh thái bởi các yếu tố sinh vật và động
vật phù du, các loài sinh vật đáy, loài tôm tự nhiên là các thành
phần quan trọng, đặc trưng hoặc biểu hiện cho tình trạng của HST
rừng ngập mặn
(2) chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tác nhân đã xác định là rác thải
hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng
(3) phù hợp với mục tiêu quản lý, do gắn liền với bảo tồn rừng
ngập mặn và phát triển sinh kế của người dân.
10


8.Trình bày bước Phân tích, đánh giá rủi ro (đặc trưng phơi
nhiễm, đặc trưng tác động sinh thái)?
Đây là bước đánh giá hai mặt cơ bản của rủi ro: sự tiếp xúc
giữa tác nhân và thụ thể (sự phơi nhiễm) và hệ quả của sự tiếp xúc
này đối với các thụ thể (phản ứng sinh thái). Vì vậy, tại bước này,
các chuyên gia đánh giá rủi ro sẽ tiến hành 2 hoạt động chính:
- Phân tích phơi nhiễm
- Phân tích phản ứng sinh thái
Đặc tính phơi nhiễm:
Mô tả sự phơi nhiễm thực sự hay tiềm tàng của tác nhân với cơ
quan tiếp nhận. Nó dựa trên các biện pháp tiếp xúc, HST và các
đặc tính nhận dạng được sử dụng để phân tích các nguồn căng
thẳng, sự phân bố của chúng trong môi trường, và mức độ và mô
hình tiếp xúc hoặc sự xuất hiện đồng thời. Mục tiêu là tạo ra một
hồ sơ phơi nhiễm tóm tắt để xác định thụ thể và mô tả cường độ
và khoảng không gian và thời gian xảy ra đồng hoặc sự tiếp xúc.
* Đo lường, lượng hóa mức dộ phơi nhiễm
Một nguồn có thể được xác định theo 2 cách chung:
- Nơi mà người gây căng thẳng bắt nguồn hoặc được giải

phóng (ống khói, trầm tích bị ô nhiễm trong quá khứ)
- Hành động hoặc hành động quản lý gây ra căng thẳng (nạo
vét)
Các nguồn gốc có thể không tồn tại và nguồn có thể được đinh
nghĩa là vị trí hiện tại của những người gây căng thẳng. Một
nguồn là thành phần đầu tiên của con đường tiếp xúc và ảnh
hưởng đáng kể đến nơi nào và khi nào những căng thẳng cuối
cùng sẽ được tìm thấy.
Mục tiêu của bước này là xác định nguồn, đánh giá các căng
thẳng được tạo ra và xác định nguồn tiềm năng khác.
* Phân tích phơi nhiễm
Phân tích, giám định và đánh giá dữ liệu và các mô hình để
đảm bảo rằng chúng có thể được sử dụng để đánh giá mô hình
khái niệm đã được xây dựng trong việc xây dựng vấn đề. Phần
đánh giá sự đánh giá không chắc chắn. Điểm mạnh và hạn chế của
11


các loại dữ liệu khác nhau nhiều loại giữ liệu có thể được sử dụng
để đánh giá rủi ro. Dữ liệu có thể đến từ các nghiên cứu tại phòng
thí nghiệm hoặc tại hiện trường hoặc có thể được sản xuất theo kết
quả mô hình. Điều kiện có thể được kiểm soát trong các nghiên
cứu tại phòng thí nghiêm nhưng nghiên cứu thực địa thì không.
* Mô tả phơi nhiễm
Quá trình mô tả này dựa vào các phương pháp đo và đặc tính
của HST và sinh vật tiếp nhận được sử dụng để phân tích nguồn
tác nhân, sự phân bố các tác nhân trong môi trường, phạm vi, kiểu
phơi nhiễm. Quá tình phơi nhiễm là quá trình diễn ra giữa tác nhân
và sinh vật tiếp nhận. Quá trình này tạo ra đặc trưng phơi nhiễm
tổng qua để xác nhận định sinh vật tiếp nhận, mô tả quy trình diễn

ra của tác nhân bắt đầu từ nguốn đến sinh vật tiếp nhận và mô tả
phạm vi, cường độ, quy mô của quá trình phơi nhiễm.
Đặc tính tác động sinh thái:
Đây là quá trình mô tả tác động do tác nhân gây ra, liên kết
chúng với điểm tới hạn và đánh giá chúng sẽ thay đổi như thế nào
khi các tác nhân thay đổi theo nhiều mức khác nhau.
* Đo lường tác động HST
Các đánh giá điểm cuối được thể hiện các giá trị môi trường
của mối quan hệ quan tâm đối với việc đánh giá rủi ro, nhưng
chúng không phải lúc nào cũng có săn để đo trực tiếp. Nếu thiếu
thời gian, kinh phí hoặc một phương tiên thiết thực nào đó giúp
thu được nhiều dữ liệu hơn thì các ngoại suy được liệt kê sau đây
có thể thu hẹp khoảng trống trong dữ liệu sẵn có: Giữa các taxa,
giữa các phản ứng, từ phòng thí nghiệm đến hiện trường, giữa các
khu vực địa lý, giưa các quy mô không gian, từ dữ kiệu thu thập
được trong một khoảng thời gian ngắn để đạt được hiệu quả lâu
dài.
* Phân tích phản ứng HST
Sự nhạy cảm của HST đối với các tác động đã biết hoặc tiềm
ẩn được coi là dễ bị tổn thương nhất khi chúng phản ứng với tác
động mà HST đang hoặc có thể bị phơi nhiễm. Độ nhạy cảm có
12


liên quan trức tiếp đến phương thức tác động của áp lực, đặc điểm
sống của từng cá thể và quần thể. Độ nhạy cảm có thể liên quan
tới giai đoạn sống của một cá thể khi chịu tác động của áp lực. Để
xác định độ nhạy cảm ở một giai đoạn nào đó rất quan trọng đối
vs tham số về quần thể hoặc các đánh giá điểm cuối ở cấp quần xã
có thể cần đánh giá thêm.

Tiếp xúc – phơi nhiễm là yếu tố then chốt quyết định sự nhạy
cảm. Tiếp xúc có thể có nghĩa đồng xuất hiện, tiếp xúc hoặc không
có tiếp xúc tùy thuộc vào căng thẳng và đánh giá điểm cuối.
Các thực thể sinh thái có thể bị ảnh hưởng bao gồm các loài
đơn, quần thể, mức dinh dưỡng nối chung, cộng đồng, HST hoặc
cảnh quan. Tính chất của các hiệu ứng cần có ý nghĩa đến đánh giá
điểm cuối.
* Mô tả các tác nhân – đáp ứng
Mô tả tác động do tác nhân gây ra, liên kết chúng với điểm tới
hạn và đánh giá chúng sẽ thay đổi như thế nào khi các tác nhân
thay đổi theo nhiều mức khác nhau.
Các kết quả chính:Tương ứng với 2 hoạt động trên, bước phân
tích rủi ro có 2 sản phẩm chính là hồ sơ phơi nhiễm và hồ sơ tác
nhân - phản ứng.
Hồ sơ phơi nhiễm
Trong hồ sơ phơi nhiễm, các chuyên gia đánh giá rủi ro xác
định và mô tả cụ thể đối tượng chịu tác động của tác nhân, quá
trình di chuyển của tác nhân bắt đầu từ nguồn cho tới khi tiếp xúc
với thụ thể, bối cảnh của sự phơi nhiễm. Hồ sơ phơi nhiễm có thể
thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, miễn sao thông tin cần thiết
được mô tả đầy đủ và có thể được chuyển tải tốt nhất tới các nhà
quản lý rủi ro.
Hồ sơ tác nhân - phản ứng
Trong hồ sơ tác nhân - phản ứng, chuyên gia đánh giá rủi ro mô
tả cụ thể những tác động do các tác nhân gây ra, liên hệ chúng với
các quy điểm đánh giá, và đánh giá mức độ thay đổi của chúng
theo sự thay đổi mức độ của tác nhân. Quan hệ nhân quả được
kiểm tra bởi nghiên cứu thực nghiệm hoặc các nghiên cứu thực
13



địa. Tương tự như hồ sơ phơi nhiễm, hồ sơ tác nhân - phản ứng
cũng có thể ở dạng báo cáo hay mô hình phức tạp, tùy vào vấn đề,
nhu cầu cụ thể.
9.Xác định đặc trưng rủi ro: Ước lượng rủi ro, mô tả rủi ro
(Phương pháp mô tả rủi ro bán định lượng: rủi ro yếu, trung
bình hoặc cao)?
Đây là bước cuối của quy trình đánh giá rủi ro, nhằm đưa ra
các kết luận về tác động của các tác nhân theo quy điểm đánh giá,
trong đó các chuyên gia đánh giá rủi ro sẽ tiến hành 3 hoạt động:
- Lượng hóa rủi ro
- Mô tả rủi ro
- Xác định và tóm tắt tính không chắc chắn và các giả thuyết
trong quá trình đánh giá rủi ro.
Sau khi hoàn thành bước này, chuyên gia đánh giá rủi ro có thể
làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các tác nhân, tác động và thực thể
sinh thái, để đưa ra kết luận về khả năng phơi nhiễm và tác động
có hại đối với hệ sinh thái.
Lượng hóa rủi ro
Đây là quá tình tổng hợp các số liệu về sự phơi nhiễm, tác động
và phân tích tính không chắc chắn. Lượng hóa rủi ro có thể được
thực hiện bằng các các kỹ thuật sau đây:
(1) Khảo sát hiện trường
Lượng hóa rủi ro căn cứ vào các chứng cứ thu thập được khi
khảo sát hiện trường có lợi thế trong trường hợp sự phơi nhiễm và
tác động phức tạp, không thể làm thí nghiệm được; tuy nhiên
nhược điểm chính của phương pháp này là không thể lặp lại để đối
chứng.
(2) Xếp hạng phân loại
Phương pháp này thường được sử dụng khi số liệu đầu vào bị

hạn chế hoặc khi khó định lượng rủi ro. Có thể chuyển hóa đánh
giá định tính thành so sánh tương đối bằng cách cho điểm rủi ro.
(3) Xem xét sự phơi nhiễm tại từng điểm và so sánh sự khác
nhau của tác động tới chúng.
14


Trong trường hợp có đủ kết quả phân tích để định lượng rủi ro,
thì phương pháp đơn giản nhất là dùng hệ số rủi ro, được tính
bằng thương của nồng độ phơi nhiễm chia cho nồng độ tác động.
(4) So sánh dựa trên mối quan hệ giữa phản ứng với tác nhân.
Lượng hóa rủi ro được thực hiện bằng cách xây dựng đường
phân bố tác nhân - phản ứng so sánh với phân bố của sự phơi
nhiễm.
(5) Liên kết các quá trình phơi nhiễm và các tác động có thể có.
Nếu như hồ sơ tác nhân-phản ứng có thể mô tả sự biến thiên
của tác động do phơi nhiễm thì rủi ro có thể đượclượng hóa tốt.
(6) Áp dụng mô hình xác định toàn bộ hoặc một phần mối liên
hệ giữa mức độ phơi nhiễm và các tác động.
Mô tả rủi ro
Quá trình mô tả rủi ro gồm 2 bước:
(1) đánh giá các dòng chứng cứ, ủng hộ hoặc bác bỏ các rủi ro.
(2) diễn giải mức độ của những tác động bất lợi tới quy điểm
đánh giá.
10.Trình bày phương pháp bộ ba (TRIAD) trong mô tả rủi
ro. Lấy 1 ví dụ cụ thể áp dụng phương pháp bộ ba trong mô tả
rủi ro?
Công cụ ERA-TRIAD là một hệ thống hỗ trợ việc ra quyết
định, cung cấp phương pháp hiệu quả về mặt chi phí trong việc
tính toán các rủi ro về môi trường và độ không chắc chắn và đưa

ra dữ liệu hữu ích trong quản lý.
- Phương pháp ERA -TRIAD đã được áp dụng thành công lần
đầu tiên ở Việt Nam
- Công cụ TRIAD hỗ trợ đưa tất cả các số liệu vào tính giá trị
rủi ro theo bảng cùng với tính toán độ không tin cậy.
- Sử dụng phương pháp tiếp cận theo bước/tầng có thể hiệu quả
về chi phí (ví dụ: sau mỗi tầng đánh giá, tính toán rủi ro và độ
không chắc chắn sẽ có thể đưa đến quyết định có nên dừng lại
ERA hoặc có thể tiến hành đánh giá ERA ở mức độ chi tiết và thu
thập thêm số liệu.
* Các bước ĐGRRST mới (ERA) bằng ứng dụng TRIAD:
15


Bước 1: Xác định nguồn thải và vấn đề.
- Xác định nguồn thải.
- Xác định vấn đề.
- Xác định rủi ro:
+ Rủi ro đối với hệ sinh thái.
+ Rủi ro đối với các hoạt động phát triển kinh tế.
Trong bước này xác định các bên liên quan bao gồm:
- Bên 1: Những người phụ thuộc vào nguồn tài nguyên là cộng
đồng địa phương, các hộ dân ven biển
- Bên thứ 2: các doanh nghiệp , nhà máy công nghiệp trên địa
bàn
- Bên thứ 3: sở hữu kiến thức khoa học môi trường, các nhà
khoa học như HACEM, MCD , IMER
- Bên thứ 4: những người có tiếng nói, quyền lực , quyền quản
lý như chính quyền địa phương , tổ chức khoa học nhà nước.
Bước 2: Đánh giá phơi nhiễm và ảnh hưởng.

- Phân tích đặc tính phơi nhiễm:
+ Tác nhân: Chất thải từ các hoạt động phát triển kinh tế tại
khu vực. Ví dụ: Coliforms, amoni, chất thải từ hộ gia đình, nhựa
và kim loại. Hoặc các chất ô nhiễm từ các nguồn phát thải khác.
+ Con đường phơi nhiễm ảnh hưởng tới các loài động thực vật
và hệ sinh thái.
- Phân tích đặc tính tác động sinh thái: Chất thải từ các hoạt
động sinh sống, phát triển kinh tế làm ô nhiễm môi trường, hệ sinh
thái và trực tiếp làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm tại khu vực
đang xét.
Bước 3: Phân tích rủi ro
- Phương pháp cho điểm trọng số dựa trên 3 dòng chứng cứ
độc lập để tính toán mức độ rủi ro tích hợp các dòng chứng cứ về
Hóa học, Kinh tế xã hội, Sinh thái học.
- Thu thập số liệu từ 3 dòng chứng cứ độc lập (Kinh tế-xã hội
học, Sinh thái học, Vật lý-hóa học)
- Cho điểm với thang điểm 0-1(mức độ ảnh hưởng)
- Tính toán các giá trị rủi ro và độ không tin cậy.
16


Ví dụ cụ thể áp dụng theo phương pháp bộ ba TRIAD tại
xã Phù Long, Cát Bà.
3 điểm với các mô hình Nuôi trồng thủy sản và mức độ ô
nhiễm khác nhau (A), (B) (C) & điểm đối chứng (không có hoạt
động NTTS) (D).

17



Dựa trên các tầng đánh giá rủi ro:
Các
giai
đoạn
Kinh tế xã
Hóa học
Sinh thái học
đánh
hội
giá rủi
ro
Đánh giá báo
Đánh giá các nghiên cáo về kinh Đánh giá các nghiên
Tầng 1 cứu trước đây.
tế, xã hội.
cứu trước đó.
Sơ bộ Tính toán độ độc tính Phỏng
vấn Thực hiện khảo sát
tiềm năng (TP).
các bên liên thực địa nhanh.
quan.
Phỏng
vấn Thử nghiệm độc
Tầng 2
Lấy mẫu bổ xung.
diện rộng các tính.
Chi
Phân tích lý hóa.
hộ dân địa Cấu trúc cộng đồng
tiết

phương.
loài dưới nước.
Bản đồ hệ thống
Thiết kế chương
thông tin thủy văn
trình quan trắc đẻ
Tầng 3 (GIS)(các dòng chảy,
Phỏng
vấn đánh giá tình trạng
Từng thủy triều,…).
thêm và phân sinh thái dựa trên
địa
Quan trắc từng địa
tích từng địa động thực vật phù du
điểm
điểm
cụ
thể
điểm cụ thể.
và động vật đáy.
cụ thể (Coliforms, amoni,
Chức năng hệ sinh
BOD, thử nghiệm
thái.
độc tố).
- Các nhà khoa học đã đề xuất mô hình khái niệm cho tầng 1 và
tầng 2. Sau tầng 3 nghiên cứu quan trắc và phân tích từng điểm cụ
thể đã đưa ra các số liệu dòng chứng cứ hóa học, kinh tế xã hội,
sinh thái học bằng cách cho điểm đối với từng chứng cứ theo
thang điểm từ 0-1(thể hiện mức độ ảnh hưởng):

+ Số liệu dòng chứng cứ hóa học: Tính toán các áp lực về mức
độ độc hại (TP) bằng cách so sánh các nồng độ chất lượng môi
trường tiêu chuẩn. Sau đó cho điểm từ 0-1.
18


+ Số liệu dòng chứng cứ sinh thái học: Cho điểm bằng cách sử
dụng Chỉ số chất lượng sinh học (tích hợp các thông số: tổng số
loài, độ đa dạng sinh học và so sánh với điểm đối chứng).
+ Số liệu dòng KTXH: Số liệu từ nghiên cứu điều tra được cho
điểm với thang từ 0-1 sử dụng phương pháp thang điểm tỉ lệ phần
trăm.
- Từ những số liệu dòng chứng cứ sau đó tích hợp các dòng
chứng cứ để đánh giá mức độ rủi ro tại các điểm nghiên cứu với
độ lệch chuẩn tương ứng với thang đánh giá như sau:
> 0,5 : Rủi ro cao
0,2 < Số liệu < 0,5 : Rủi ro
Trung bình
< 0,2 : Rủi ro thấp
Bảng: Số liệu dòng chứng cứ tại các điểm nghiên cứu
Dòng
Phù
chứng
A
B
C
Long
cứ
DO
0.49 0.48 0.50

TSS
0.25 0.37 0.35
NH4+
0.76 0.54 0.92
Coliform
0.91 0.67 0.59
Hóa học
Tổng kim loại
0.42 0.53 0.52
Test độc tố
0.16 0.22 0.13
Rủi ro hóa học
0.42 0.44 0.43
ĐVĐ không xương
Sinh
ĐVPD
thái học
TVPD
Rủi ro sinh thái học
KTXH
Nhận thức về ô
học
nhiễm
Sản lượng NTTS
19

0.32
0.07
0.17
0.16


0.44
0.49
0.20
0.35

0.03
0.00
0.13
0.06
0.96
0.35


Sản lượng KTTS
0.32
(tôm)
Sản lượng KTTS
0.01
(cá)
Rủi ro KTXH
0.18
Tích hợp rủi ro
0.26 0.39 0.15
0.18
Độ không tin cậy
0.19 0.07 0.27
0.40
(Độ lệch chuẩn)
- Tích hợp các dòng chứng cứ:

+ Mức độ rủi ro trung bình ở điểm A&B với độ lệch chuẩn
thấp.
+ Mức độ rủi ro thấp ở điểm C với độ lệch chuẩn cao hơn.
Bước 4: Quản lý và điều chỉnh:
Nhà quản lý nhận thông tin kết quả, sau đó sẽ xem xét lại toàn
bộ hoạt động nhằm đảm bảo độ chính xác hơn.
Nhà quản lý sử dụng kết quả đánh giá rủi ro kết hợp với một số
yếu tố khác (kinh tế, pháp luật) để ra quyết định, biện pháp truyền
thông rủi ro tới các hộ gia đình, đặc biệt là người dân trực tiếp thải
chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Nhà quản lý có thể chọn phương pháp giảm thiểu, phương pháp
cải tạo môi trường.
Quản lý các nguồn tác nhân, các rủi ro đã và đang diễn ra trong
hệ sinh thái làm giảm sản lượng nuôi trồng thủy sản và khai thác
thủy sản tại Phù Long.
11. Cách lập báo đánh giá rủi ro sinh thái. Dựa vào một
trường hợp đánh giá rủi ro sinh thái điển hình tại Việt Nam để
lập báo cáo đánh giá rủi ro sinh thái cho trường hợp này
Báo cáo có thể tóm tắt ngắn gọn hoặc đầy đủ tùy thuộc vào tính
chất của nguồn thông tin sẵn có. Thông tin cần thiết để hỗ trợ cho
các nhà quản lý phải rõ ràng, minh bạch, súc tích và phù hợp với
các đặc điểm rủi ro.
Rõ ràng:
+ Rõ ràng, tránh thuật ngữ khó hiểu
20


+ Làm cho ngôn ngữ dễ hiểu đối với các nhà quản lý và người
dân.
+ Thảo luận đầy đủ và giải thích các vấn đề bất thường cụ thể

cho một đánh giá rủi ro cụ thể.
Minh bạch:
+ Xác định các kết luận khoa học riêng biệt với các bản án
chính sách
+ Rõ ràng các quan điểm khác nhau chính của các phán đoán
khoa học.
+ Xác đinh và giải thích mục đích đánh giá rủi ro.
+ Giải thích đầy đủ các giả định và thành kiến.
Hợp lý:
+ Tích hợp tất cả các thành phần vào một kết luận chung về rủi
ro hoàn chỉnh, có tính thông tin và hữu ích cho trong việc ra quyết
định
+ Thừa nhận những điều không chắc chắn và giả định một cách
đúng đắn
+ Mô tả dữ liệu chính như là những kiến thức khoa học thực
nghiệm, khoa học hiện đại, hay được chấp nhận rộng rãi.
+ Xác định các lựa chọn thay thế hợp lý và kết luận có thể bắt
nguồn từ dữ liệu.
+ Xác định mức độ nỗ lực cùng với các lý do để chọn nỗ lực
này.
+ Giải thích tình trạng đánh giá của mỗi người nếu có.
+ Mô tả những nguy cơ gây ra bởi một nhóm áp lực so với
những rủi ro do một căng thẳng tương tự hoặc các điều kiện môi
trường tương tự gây ra.
Các yếu tố cần lưu ý:
+ Mô tả kết quả đánh giá rủi ro/quản lý rủi ro
+ Xem lại mô hình khái niệm và các đánh giá điểm cuối
+ Thảo luận về các nguồn dữ liệu chính và quy trình phân tích
được sử dụng
+ Xem lại các hồ sơ phản ứng căng thẳng và tiếp xúc

21


+ Rà soát và tóm tắt các lĩnh vực không chắc chắn chính và các
phương pháp để giải quyết chúng.
+ Thảo luận mức độ đồng thuận khoa học trong các lĩnh vực
khoa học chính của sự không chắc chăn.
+ Xác định khoảng trống dữ liệu chính và nếu thích hợp chỉ ra
liệu việc thu thập dữ liệu bổ sung có làm tăng đáng kể sự tự tin
trong kết quả đánh giá.
+ Thảo luận các phán đoán chính sách khoa học hoặc các giả
định mặc định được sử dụng để thu hẹp khoảng cách thông tin và
cơ sở cho những giả định này.
+ Thảo luận các yếu tố phân tích sự không chắc chắn định
lượng được gắn vào ước tính rủi ro như thế nào.
VD:
12.Vai trò của đánh giá rủi ro sinh thái đối với nhà quản lý
rủi ro?
Đánh giá rủi ro sinh thái (ERA) là một công cụ giúp các nhà
quản lý dự đoán hoặc đánh giá những rủi ro có nguồn gốc từ con
người (như nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, du lịch) cũng
như các tác nhân tự nhiên (như biến đổi khí hậu, mực nước biển
dâng). Đánh giá rủi ro sinh thái giúp các nhà quản lý xác định
được trọng tâm của vấn đề để lựa chọn phương án quản lý phù
hợp với điều kiện địa phương trong số các phương án được đưa ra.
(TỰ CHÉM GIÓ!!!)

22




×