Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 43 trang )

Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN
KHOA CN Điện Tử-Viễn Thông

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề Tài:
TÌM HIỂU VỀ MẠNG TRUYỀN TẢI IP
TẠI VNPT ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Duyên
Lớp
: CCVT06B
Giảng viên hướng dẫn :
Đào Ngọc Lâm
Đơn vị thực tập
: Trung Tâm Điều Hành
Thông Tin VNPT
Đà Nẵng

Đà Nẵng, tháng 4 năm2016

Khoa ……………….. – Lớp……………

<Họ tên sinh viên>



Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

1

LỜI NÓI ĐẦU
Trước sự phát triển của các giao thức Internet khởi đầu từ những năm của thập
niên 70 và tiếp tuc phát triển vào những năm sau đó. Ngày nay, mạng IP đã thực sự
bùng nổ cả về khối lượng lưu lượng cũng như các yêu cầu về chất lượng dịch vụ như:
tốc độ truyền dẫn, băng thông, truyền dẫn đa phương tiện,... Nhưng mạng IP hiện nay
vẫn chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu về truyền dẫn lưu lượng, do đó, cần phải
có một giải pháp công nghệ mới đưa vào để khắc phục những nhược điểm của mạng
đang tồn tại.
Công nghệ mạng truyền tải IP ra đời và được xem là một giải pháp tốt để giải
quyết những yêu cầu trên. Màn truyền tải IP là sự kết hợp hài hòa của các giao thức
điều khiển mềm dẻo với phần cứng chuyển mạch ATM. Mạng truyền tải IP đã khắc
phục được nhược điểm về tốc độ xử lý chậm của các bộ định tuyến và tính phức tạp
của các giao thức báo hiệu trong chuyển mạch ATM. Mạng truyền tải IP đang là điểm
tập trung nghiên cứu của các hãng viễn thông nổi tiếng trên thế giới như: Ipsilon,
Toshiba, IBM, Cisco,..
Với mục đích gắn quá trình học tập và nghiên cứu để tìm hiểu một công nghệ
mới tiên tiến trên cơ sở những kiến thức đã học và nghiên cứu những tài liệu mới. Em
đã dành thời gian làm báo cáo thực tập của mình để nghiên cứu về “mạng truyền tải
IPtại VNPT Đà Nẵng” báo cáo của em gồm hai phần với nội dung chính như sau:
Chương I: Tổng quan
- Giới thiệu CHUNG VỀ VNPT Đà Nẵng
- Giới thiệu về trung tâm điều hành thông tin

Chương II: Đánh địa chỉ và Định tuyến IP
Mô hình giao thức TCP/IP

Chương III: Ứng dụng mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng
Thông qua báo cáo em đã có dịp trình bày những hiểu biết của mình về một
công nghệ mạng truyền tải IP mới. Tuy nhiên do năng lực còn hạn chế nên bài báo cáo
không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong có được những đóng góp quý báu của thầy cô
và toàn thể các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn “Thầy Đào Ngọc Lâm” và “Cán bộ hướng dẫn
Nguyễn Thanh Hải “người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo để em có thể hoàn thành
báo cáo thực tập này. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô và cán bộ hướng dẫn tại đơn vị
thực tập đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu trong đợt thực
tập này. Em xin chân thành cảm ơn

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

2

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................................1
MỤC LỤC......................................................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................................3
DANH MỤC VIẾT TẮT..............................................................................................................4
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................................5
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNG.......................................................6
THÔNG TIN VIỄN THÔNG ĐÀ NẴNG.................................................................................6
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG.......................................................................................................6
1.2Giới thiệu trung tâm điều hàng thông tin........................................................................8

1.2.1Lịch sử hình thành của Trung Tâm điều hành thông tin- Viễn Thông Đà
Nẵng(VNPT Đà Nẵng)......................................................................................................8
1.2.2Chức năng và nhiệm vụ.............................................................................................8
1.2.3Sơ đồ tổ chức:............................................................................................................9
1.2.4Chức năng,nhiệm vụ của các bộ phận.....................................................................9
CHƯƠNG II: ĐÁNH ĐỊA CHỈ VÀ ĐỊNH TUYẾN IP..........................................................11
2.1 Mô hình chồng giao thức TCP/IP...................................................................................11
2.2 Đánh địa chỉ IP..................................................................................................................12
2.3 Định tuyến IP:...................................................................................................................14
2.4 Các giao thức định tuyến trong IP.................................................................................16
2.4.1. Định tuyến theo vectơ khoảng cách......................................................................18
2.4.2 Định tuyến trạng thái đường..................................................................................20
CHƯƠNG 3..................................................................................................................................31
ỨNG DUNG CỦA TRUYỀN TẢI IP TẠI VNPT ĐÀ NẴNG...............................................31
3.1 chuyển mạch IP hỗ trợ lưu lượng đa hướng:................................................................31
3.1.1 IFMP hỗ trợ lưu lượng đa hướng..........................................................................31
3.1.2.CSR và Multicast....................................................................................................31
3.1.3.Hỗ trợ đa hướng trong chuyển mạch thẻ..............................................................32
3.1.4.ARIS và dịch vụ đa hướng.....................................................................................33
3.2.Mạng chuyển mạch IP......................................................................................................33
3.2.1.Chuyển mạch IP của hãng Ipsilon........................................................................33
3.2.12. Mạng CSR............................................................................................................35
3.2.23. Mạng chuyển mạch thẻ.......................................................................................79
3.2.34 Mạng ARIS............................................................................................................81
KẾT LUẬN..................................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................84

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên



Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

3

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1:Mô hình TCP/IP và mô hình OSI.............................................................................11
Hình 2.2:Các kiểu địa chỉ IP......................................................................................................13
Hình 2.3: các hệ thống tự trị......................................................................................................17
Hình 2.4: Định tuyến vectơ khoảng cách.................................................................................19
Hình 2.5 định tuyến trạng thái đường.....................................................................................20
Hình2.6: phân cấp định tuyến trạng thái đường....................................................................22
Hình 2.7: Mạng OSPF................................................................................................................22
Hình 2.8: Hoạt động cơ bản của OSPF....................................................................................25
Hình 2.9: Tiêu đề LSA Hình 2.10: Định dạng gói LSA..........................................................27
Hình 3.1:Hỗ trợ lưu lượng đa hướng.......................................................................................31
Hình 3.2: Chuyển mạch IP trong công ty VNPT....................................................................34
Hình 3.3: Các dịch vụ cạnh (edge service) của chuyển mạch IP..........................................35
Hình 3.4: Các CSR trong mạng ATM rộng.............................................................................36
Hình 3.5: Mạng chuyến mạch thẻ.............................................................................................79
Hình 3.6: Mạng ARIS.................................................................................................................81

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng


4

DANH MỤC VIẾT TẮT

ARIS
ARP
ARS
API
AS
ATM
B-ISDN PRM
BGP
IP
IP

Aggregate route-based IP switching
Address resolution protocol
Address resolution server
Application programming interface
Autonomous system
Asynchronous tranfer mode
Broadband-ISDN protocol reference model
Border gateway protocol
Internet protocol
Internet protocol

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên



Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

5

LỜI NÓI ĐẦU
Trước sự phát triển của các giao thức Internet khởi đầu từ những năm của thập
niên 70 và tiếp tuc phát triển vào những năm sau đó. Ngày nay, mạng IP đã thực sự
bùng nổ cả về khối lượng lưu lượng cũng như các yêu cầu về chất lượng dịch vụ như:
tốc độ truyền dẫn, băng thông, truyền dẫn đa phương tiện,... Nhưng mạng IP hiện nay
vẫn chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu về truyền dẫn lưu lượng, do đó, cần phải
có một giải pháp công nghệ mới đưa vào để khắc phục những nhược điểm của mạng
đang tồn tại.
Công nghệ mạng truyền tải IP ra đời và được xem là một giải pháp tốt để giải
quyết những yêu cầu trên. Màn truyền tải IP là sự kết hợp hài hòa của các giao thức
điều khiển mềm dẻo với phần cứng chuyển mạch ATM. Mạng truyền tải IP đã khắc
phục được nhược điểm về tốc độ xử lý chậm của các bộ định tuyến và tính phức tạp
của các giao thức báo hiệu trong chuyển mạch ATM. Mạng truyền tải IP đang là điểm
tập trung nghiên cứu của các hãng viễn thông nổi tiếng trên thế giới như: Ipsilon,
Toshiba, IBM, Cisco,..
Với mục đích gắn quá trình học tập và nghiên cứu để tìm hiểu một công nghệ
mới tiên tiến trên cơ sở những kiến thức đã học và nghiên cứu những tài liệu mới. Em
đã dành thời gian làm báo cáo thực tập của mình để nghiên cứu về “mạng truyền tải
IPtại VNPT Đà Nẵng” báo cáo của em gồm hai phần với nội dung chính như sau:
Chương I: Tổng quan
- Giới thiệu CHUNG VỀ VNPT Đà Nẵng
- Giới thiệu về trung tâm điều hành thông tin

Chương II: Đánh địa chỉ và Định tuyến IP
Mô hình giao thức TCP/IP

Chương III: Ứng dụng mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng
Thông qua báo cáo em đã có dịp trình bày những hiểu biết của mình về một
công nghệ mạng truyền tải IP mới. Tuy nhiên do năng lực còn hạn chế nên bài báo cáo
không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong có được những đóng góp quý báu của thầy cô
và toàn thể các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn “Thầy Đào Ngọc Lâm” và “Cán bộ hướng dẫn
Nguyễn Thanh Hải “người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo để em có thể hoàn thành
báo cáo thực tập này. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô và cán bộ hướng dẫn tại đơn vị
thực tập đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu trong đợt thực
tập này. Em xin chân thành cảm ơn

Khoa ……………….. – Lớp……………

<Họ tên sinh viên>


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

6

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNG
THÔNG TIN VIỄN THÔNG ĐÀ NẴNG
Tên cơ quan: TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH THÔNG TIN VIỄN THÔNG
ĐÀ NẴNG(VNPT ĐÀ NẴNG)
Địa chỉ: 40 Trần Quốc Toản-P. Hải Châu-Q. Hải Châu-TP. Đà Nẵng
Email:
Website: www.danang.vnpt.vn
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Viễn thông Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 613/QĐTCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam về việc thành lập Viễn thông Đà Nẵng – đơn vị kinh tế

trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viễn thông Đà Nẵng ban hành kèm theo
quyết định số : 614/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc thành lập Viễn thông Đà
Nẵng – đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Viễn thông Đà Nẵng là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; có chức năng hoạt động sản xuất kinh
doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông – công nghệ thông tin như sau:
+ Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo
dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn thành phố;
+ Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn
thông, công nghệ thông tin;
+ Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn
thông – công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và
nhu cầu của khách hàng;
+ Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình
viễn thông – công nghệ thông tin;
+ Kinh doanh dịch vụ quảng cáo; dịch vụ truyền thông;
+ Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;
Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

7

+ Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên;

+ Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho
phép.
Viễn thông Đà Nẵng có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh
doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng
 Cơ cấu tổ chức của VNPT Đà Nẵng gồm có:
1. Trung tâm Kinh doanh
2. Trung tâm Công nghệ Thông tin
3. Trung tâm Điều hành Thông tin
4. Trung tâm Viễn thông 1
5. Trung tâm Viễn thông 2
6. Trung tâm Viễn thông 3
7. Trung tâm Viễn thông 4
8. Trung tâm Viễn thông 5
 Sơ đồ tổ chức của VNPT Đà Nẵng:

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

8

1.2Giới thiệu trung tâm điều hàng thông tin
1.2.1Lịch sử hình thành của Trung Tâm điều hành thông tin- Viễn Thông
Đà Nẵng(VNPT Đà Nẵng)
Trung tâm Điều hành thông tin được thành lập theo quyết định số
35/QĐ-VNPT-TCCB ngày 13/1/2015 của Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT.
Trung tâm ĐHTT - đơn vị kinh tế trực thuộc VNPT Đà Nẵng,

1.2.2Chức năng và nhiệm vụ.
Trung tâm ĐHTT - đơn vị kinh tế trực thuộc VNPT Đà Nẵng, có chức
năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông công nghệ thông tin, cụ thể như sau:
- Tổ chức xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành, khai thác bảo dưỡng,
sửa chữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông (các thiết bị mạng lõi, mạng
truyền dẫn, băng rộng, các tổng đài HOST, hệ thống BTS,…) trên đại bàn
thành phố Đà Nẵng;
-

Quản lý điều hành chất lượng mạng; Quản lý điều hành chất lượng

cung cấp, sửa chữa dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin trên đại bàn
thành phố Đà Nẵng;
Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

-

9

Thực hiện lắp đặt, bảo dưỡng, ứng cứu xử lý sự cố thiết bị vi ba,

quang, chuyển mạch, băng rộng, nguồn điện trên toàn mạng viễn thông - công
nghệ thông tin của Viễn thông Đà Nẵng;
- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, giám sát, lắp đặt, thi công, bảo dưỡng,
xây dựng các hệ thống, công trình viễn thông, công nghệ thông tin và truyền

thông;
-

Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Viễn thông

Đà Nẵng cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.

1.2.3Sơ đồ tổ chức:
BAN GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC

Phòng Tổng hợp

2 Phó Giám Đốc

Đài OMC

Đội Bảo Dưỡng lắp đặt

Hành chính,văn thư, quản trị
đội xe,PCCC,kiến trúc nhà
ViễnThông

1.2.4Chức năng,nhiệm vụ của các bộ phận
-

Đội Bảo Dưỡng Lắp Đặt
+ Thực hiện lắp đặt các an ninh hạ tầng mạng,các thiết bị chuyển
mạch, truyền dẫn mạng băng rộng BTS,Node B trên địa bàn đơn vị
Viễn Thông Đà Nẵng.

+ Xử Lý các sự cố thiết bị, chủ trì và phối hợp xử lý sự cố cơ sở hạ
tầng,chuyển mạch,mạng băng rộng BTS.
+ Bảo dưỡng nhà trạm Viễn Thông BTS,Node B thuộc Viễn Thông Đà

Nẵng.
+ Xử lý lắp đặt các kênh truyền dẫn
-

Đài OMC
+ Quản lý,khai thác về cơ cấu mạng chuyển mạch băng rộng truyền số
liệu cần dung,hệ truyền số liệu IBBC và điều hành sản xuất.

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

10

+ Phối hợp với các đơn vị khái báo tần số để lắp đặt các thiết bị mới
mạng chuyển mạch,băng rộng.
-

Tổng đài hộ 1: Dùng cho cơ quan đơn vị nhà nước,đảng.
+ Khai báo và phối hợp với các đơn vị lắp đặt các hệ thống mạng.
+ Quản lý 5 nhà trạm Viễn Thông lớn
+ Hỗ trợ khai thác công tác lắp đặt xử lý mạng thuê bao khách hang
ứng với các đơn vị sản xuất VNPT Đà Nẵng.

+ Điều hành xử lý sự cố hệ thống chuyển mạch mạng băng rộng
IBCC, mạng chuyển mạch Node B

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

11

CHƯƠNG II: ĐÁNH ĐỊA CHỈ VÀ ĐỊNH TUYẾN IP
2.1 Mô hình chồng giao thức TCP/IP
TCP/IP là một bộ giao thức mở được xây dựng cho mạng Internet mà
tiền than của nó là mạng ARPnet của bộ quốc phòng Mỹ. Do đây là một bộ
giao thức mở, nên nó cho phép bất kỳ một đầu cuối nào sử dụng bộ giao
thức này điều có thể kết nối vào mạng Internet.chính điều này đã tạo nên sự
bùng nổ của Internet toàn cầu trong thời gian gần đây. Trong bộ giao thức
này,hai giao thức được sử dụng chủ yếu đó là giao thức truyền tải tin tin cậy
TCP và IP. Chúng cùng làm việc với nhau để cung cấp truyền tin lien mạng.
Điểm khác nhau cơ bản của TCP/IP so với OSI đó là tầng lien mạng
sử dụng giao thức không kết nối(connectionless) IP, tạo thành hạt nhân hoạt
động của mạng Internet.

Cùng với giao thức định tuyến như RIP, OSPF,BGP,

… tầng lien mạng IP cho phép kết nối một cách mềm dẻo và linh hoạt các
loại mạng vật lý khác nhau như: Ethernet, Token Ring, X25…


Hình 2.1:Mô hình TCP/IP và mô hình OSI
TCP/IP có kiến truc phân lớp, gồm 4 lớp chức năng sau:
1) Lớp liên két dữ liệu(Datalink Layer): Định nghĩa các hàm, thủ tục
phương tiện truyền dẫn đảm bảo sự truyền dẫn an toàn các khung

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

thông tin trên bất kỳ một phương tiện

12

truyền dẫn nào như Ethernet,

ATM, token- ring, frame-relay,…
2) Lớp giao thức Internet(Internet protocol): chuyển tiếp các gói tin
từ nguồn tới đích. Mỗi gói tin chứa địa chi đích và IP sr dụng
thông tin này ddeer truyền gói tin tới đích của nó.
Giao thức IP được hạy trên tất cả các máy chủ(Host) cũng như trong tất
cả các thiết bị định tuyến(router). Lớp IP là lớp kết nối phi hướng nghĩa là
mạng không cần thiết lập bất kỳ một đường dẫn nào đén đích trước khi gói
tin được truyền qua mạng đến đích do vậy, mỗi gói đến đích với đường
truyền tối ưu khác nhau và IP không đảm bảo thứ tự đến đích của các gói
tin. Mạng Internet hoạt động trên bất kỳ phương tiện truyền tải nào(nhờ có
lớp Datalink) và có thể có rất nhiều ứng dụng trên lớp IP nhưng chỉ có một
lớp IP với giao thức IP duy nhất là điểm hội tụ của TCP/IP cho phép nó hoạt

động một cách linh hoạt và mềm dẻo trên mạng máy tính cực lớn.
Hiện nay có hai phiên bản của IP là IPv4 và IPv6. IPv4 là phiên bản
đang sử dụng thống nhất hiện nay nhưng do nhu cầu phát triển của mạng và
Công nghệ truyền thông trong tương lai gần sẽ phải sử dụng phiên bản
IPv6.
3) Lớp TCP/UDP: lớp này chajhy trên đỉnh của lớp IP và bao gồm hai
giao thức TCP và UDP. TCP là một kiểu phương thức hướng kết nối
cho phép cung cấp các dịch vụ tin cậy còn UDP sử dụng phương
thức hướng không kết nối cung cấp các ịch vụ kém tin cậy hơn.
TCP/UDP chỉ được chạy trên hệ thống mays chủ và được sử dụng
bởi mọi dịch vụ lớp ứng dụng.
4) Lớp ứng dụng(Application Layer): là giao diện giữa người dùng và
mạng Internet, lớp ứng dụng sử dụng các dịch vụ lớp TCP/IP. Các
ứng dụng rất đa dạng, phong phú và ngày càng nhiều như Telnet,
FTP,HTTP,SMTP,…
2.2 Đánh địa chỉ IP
Địa chỉ IP là địa chỉ lớp mạng, được sử dụng để định danh các máy
trạm (HOST) trong lien mạng. địa chỉ IP có độ dài 32 bít đối với IPv4 và

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

13

128 bít với IPv6. Nó có thể được biểu thị dưới dạng thập phân, bát phân,
thập lục phân và nhị phân.

Có hai cách cấp phát địa chỉ IP phụ thuộc vào cách thức ta kết nối
mạng. nếu mạng của ta kết nối vào mạng Internet, địa chỉ mạng được xác
nhận bởi NIC(Network Information Center). Nếu mạng của ta không kết nối
với Internet, người quản trị mạng sẽ cấp phát địa chỉ IP cho mạng này.
Về cơ bản khuông dạng địa chỉ IP gồm hai phần: Network Number và
Host Number như hình vẽ:

Trong đó, phần Network Number là địa chỉ mạng còn Host Number là
địa chỉ các máy trạm làm việc trong mạng đó.
Do việc tăng các WW theo hàm mũ trong những năm gần đây vì số
lượng WW mở ra rất nhiều, nên với địa chỉ IP là 32 bít là rất ít do vậy để
mở rộng khả năng đánh địa chỉ cho mạng IP và vì nhu cầu sử dụng có rẩ
nhiều quy mô mạng khác nhau, nên người ta địa chỉ IP thành 5 lớp ký hiệu
Là A,B,C,D và E có cấu trúc như sau:

Hình 2.2:Các kiểu địa chỉ IP
Lớp A(/8): Được xác định bằng bít đầu tiên trong byte thứ nhất là 0 và
dùng các bít còn lại của byte này để định dạng mạng. Do đó, nó cho phếp
định danh tới 126 mạng, với 16 triệu may trạm trong mỗi mạng.
Lớp B(/16): Được xác định bằng hai bít đầu tiên nhận giá trị 10, và sử
dụng byte thứ nhất và thứ hai cho định dạng mạng, nó cho phép định danh
16.368 mạng và tối đa 65.535 máy trạm trên mỗi mạng.

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng


14

Lớp C(/24): Được xác định bằng ba bít đầu tiên là 110 và dùng ba byte
đầu để định danh mạng. Nó cho phép định danh tới 2.097.150 mạng với tối
đa 254 máy trạm trong mỗi máy trạm trong mạng. Do đó, nó được sử dụng
trong các mạng có quy mô nhỏ.
Lớp D: Được xác định bằng bốn bít đầu tiên là 1110, nó được dùng để
gửi các IP datagram tới một nhóm các host trên một mạng. tất cả các số lớn
hơn 223 trong trwowfng đầu là thuộc nhóm D.
Lớp E: Được xác định năm bít đầu tiên là 11110, được dự phòng cho
tương lai.
Với phương thức đánh địa chỉ IP như trên, số lượng mạng và số máy tối
đa trong mỗi lớp mạng là cố định. Do đó, sẽ nảy sinh vấn đề đó là có các
địa chỉ không được sử dụng trong mạng của một doanh nghiệp, trong khi một
doanh nghiệp khác lại không có địa chỉ mạng để dùng. Do đó, để tiết kiệm
địa chỉ mạng, trong nhiều trương hợp một mạng có thể được chia thành nhiều
mạng con(subnet). Khi đó, khi đó có thể đưa thêm các vùng Subnetid để định
danh cho các mạng con. Vùng Subnetid được lấy từ vùng hosted của các lớp
A, B và C.
2.3 Định tuyến IP:
Định tuyến trên Internet được thực hiện dựa trên các bảng định tuyến
(Routing table) được lưu tại các trạm(Host) hay trên các thiết bị định
tuyến(Router). Thông tin trong các bảng định tuyến được cập nhật tự động
hoặc do người dùng cập nhật.
Các phạm trù dùng trong định tuyến là:
-

Tính có thể được(Reachability) dùng cho các giao thức EGP như BGP.

-


Vec tơ khoảng cách(Vector-Distance) giữa nguồn và đích dùng cho RIP.

-

Trạng thái kết nối(Link state) như thông tin về kết nối dùng cho OSPF.
Không có giao thức định tuyến nào là toàn diện, tùy vào đặc tính, kích

thước của mạng để cho phù hợp. Mạng nhỏ đồng nhất nên dùng RIP, đối với
các mạng lớn có cấu tạo thích hợp thì OSPF tối ưu hơn.
 Nguyên tắc định tuyến:

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

15

Trong hoạt động định tuyến, người ta chia làm hai loại là định tuyến trực
tiếp và địh tuyeesb gián tiếp. Định tuyến trực tiếp là định tuyến giữa hai máy
tính nối với nhau vào mạng vật lý. Định tuyến gián tiếp là định giữa hai máy
tính ở các mạng vật lý khác nhau nên chứng phải thực hiện thông qua
Gateway.
Để kiểm tra xem máy đích có nằm trên cùng một mạng vật lý với máy
nguồn không thì người gửi phải tách lấy địa chỉ mạng của máy đích trong
phần tiêu đề của gói dữ liệu và so sánh với phần địa chỉ mạng trong phần
địa chỉ IP của nó. Nếu trùng thì gói tin sẽ được truyền trực tiếp nếu không

cần phải xác định một Gateway để truyền các gói tin này thông qua nó để ra
mạng ngoài thích hợp.
Hoạt động
-

định tuyến bao gồm hai hoạt động cơ bản sau:

Quản trị cơ sở dữ liệu định tuyến: Bảng định tuyến(bảng thông

tin chọn đường) là nơi lưu thông tin về các đích có thể tới được và cách
thức để tới được đích đó. Khi phần mềm định tuyến IP tại một trạm hay cổng
truyền nhận được yêu cầu truyền một gói dữ liệu, trước hết nó phải tìm trong
bảng định tuyến, để quyết định xem sẽ phải gửi Datagram đến đâu. Tuy nhiên,
không phải bảng định tuyến của mỗi trạm hay cổng điều chứa tất cả các
thông tin về các tuyến đường có thể tới được. Một bảng định tuyến bao gồm
các cặp(N.G).
Trong đó:
+ N là địa chỉ của IP mạng đích
+ G là địa chỉ cổng tiếp theo dọc theo trên đường truyền đến mạng N
Đến Host trên

Bộ định tuyến

Cổng vật lý

mạng
10.0.0.0
11.0.0.0
12.0.0.0
13.0.0.0

13.0.0.0
15.0.0.0

Direct
Direct
11.0.0.2
Direct
13.0.0.2
10.0.02

2
1
1
3
3
5

Như vậy, mỗi cổng truyền không biết được đường truyền đầy đủ
để đi đến đích. Trong bảng định tuyến còn có những thông tin về
các cổng có thể tới đích nhưng không nằm trên cùng một mạng vật
Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

16

lý. Phần thông tin này được che khuất đi và được gọi là mặc

định(default). Khi không tìm thấy các thông tin về địa chỉ đích cần
tìm, các gói dữ liệu được gửi tới cổng truyền mặc định.
-

Thuật toán định tuyến: Được mô tả như sau:
+ Gỉam trường TTL của gói tin
+ Nếu TTL=0 thì
 Hủy gói dữ liệu
 Gửi thông điệp ICMP báo lỗi cho thiết bị gửi.
+ Nếu địa chỉ đích là một các địa chỉ IP của các kết nối trên mạng thì
xử lý gói dữ liệu IP tại chỗ.
+ Xác định địa chỉ mạng đích bằng cách nhân (AND) mặt nạ mạng
(Network Mash) với địa chỉ IP đích.
+ Nếu địa chỉ đích không tìm thây trong bảng định tuyến thì tìm tiếp
trong tuyến đường mặc định, sau khi tìm trong tuyến đường mặc định
mà không tìm thấy các thông tin về địa chỉ đích thì hủy bỏ gói dữ liệu
này và gửi thông điệp ICMP báo lỗi “mạng đích không đến được” cho
thiết bị gửi.
+

Nếu địa chỉ mạng đích bằng địa chỉ mạng của hệ thống, nghĩa là

thiết bị đích đến được kết nối trong cùng mạng với hệ thống, thì tìm
địa chỉ mức lien kết tương ứng với bảng tương ứng địa chỉ IP-MAC,
nhúng gói IP trong gói dữ liệu mức lien kết và chuyển tiếp gói tin
trong mạng.
+ Trong trường hợp địa chỉ mạng đích không bằng đị chỉ mạng của hệ
thống thì chuyển tiếp gói tin đến thiết bị định tuyến của mạng
2.4 Các giao thức định tuyến


trong IP

Các giao thức định tuyến cho phép các router trao đổi thông tin khả năng
đạt tới một mạng và thông tin cấu hình với các router khác. Tất cả các giao
thức định tuyến phải đảm bảo các router trong một mạng có một cơ sở dữ
liệu chính xác và toàn vẹn về cấu hình mạng. Điều này là rất quan trọng vì
bảng chuyển phát ở mỗi router được tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu của
thông tin cấu hình mạng này. Các bảng chuyển phát chính xác góp phần giúp
cho các gói đến được đích của chúng với khả năng cao hơn. Bảng chuyển
Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

17

phát không đủ, không chính xác sẽ khiến cho các gói không đến được với
đích của nó và tồi hơn có thể gây ra loop vòng quanh mạng trong một
khoảng thời gian gây ra lãng phí tài nguyên băng tần và router.
Các giao thức định tuyến được phân thành định tuyến giữa các miền và
trong một miền. một miền được gọi là một hệ thống tự trị AS, AS là một tập
hợp các router được điều khiển và quản lý bởi một thực thể đơn, nó được
xác định bởi một số AS đơn. Các giao thức trong một miền IGP được sử
dụng giữa các router trong cùng một AS. Nhiệm vụ của chúng là phải tính
toán con đường rẻ nhất giữa hai máy tính bất kỳ trong một AS, do đó mang
lại hiệu năng tốt nhất. các giao thức giữa các miền EGP được sử dụng giữa
các router trong các AS khác nhau. Vì AS được điều khiển bởi các tổ chức
khác nhau nên các tiêu chuẩn để lựa chọn một đường qua một AS phụ thuộc

vào các chính sách như chi phí, bảo an, khả năng khả dụng, hiệu năng, quan
hệ thương mại giữa các AS…chứ không chỉ đơn thuần là hiệu năng như các
giao thức IGP.
Một ví dụ của EGP là BGP và các ví dụ của IGP là OSPF và RIP. Hình
2.3 dươi đây đưa ra một mạng với 3 AS chạy các giao thức IGP trong một
AS và EGP giữa các AS.

Hình 2.3: các hệ thống tự trị
Các tiêu chuẩn đới với các giao thức EGP khác với các giao thức định
tuyến khác:
-

Scalability: được chỉ rõ bởi khả năng của giao thức định tuyến để hỗ
trợ một số lượng lớn các router và các mạng trong khi tối thieeri hóa
tổng số lưu lượng điều khiển giữa các router và các tài nguyên cần
thiết để tính toán các bảng định tuyến mới.

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

-

18

Tránh Loop: Khi một giao thức định tuyến tính toán một bảng định
tuyến, nó sẽ cố gắng để tránh các con đường khiến các gói chuyển qua

một router hoặc một mạng nhiều hơn một lần. nó rất khó để đạt được
điều này trong khoảng thời gian nó truyền bá sự biến đổi về cấu hình
đến tất các router trong mạng. mặc dù vậy, đây là một đặc tính quan
trọng được hỗ trợ bởi một số giao thức như BGP, EIGRP

-

Hội Tụ: khi cấu hình mạng biến đổi các giao thức phải phân bố thông
tin này khắp mạng các router để phản ánh thông tin này, xử lý này
được gọi là hội tụ . các router được hội tụ trên casu hình chính xác
càng nhanh thì các gói sẽ được phân phát thành công đến đích.

-

Các chuẩn: các giao thức định tuyến được phát triển bởi IETF được
lưu trữ trong các RFC. Nó cho phép các nhà đầu tư khác nhau thực
hiện giao thức định tuyến trên nền tảng riêng của họ và thúc đẩy khả
năng hợp tác.

-

Khả năng mở rộng: nó định nghĩa khả năng giao thức định tuyến kết
hợp các chức năng mới mà không thay đổi các hoạt động cơ bản của
nó và có khả năng tương thích ngược trở lại với chức năng cũ.

-

Metric: đây là các tham số hoặc các giao thức được thông báo cùng
với mạng đích và tham gia vào tính toán bảng định tuyến. các tham số
này có thể là số các hop, chi phí tuyến, băng tần, trễ…


-

Thuật toán định tuyến: các giao thức định tuyến sử dụng một trong hai
thuật toán định tuyến cơ bản là vectow khoảng cách và trạng thái
đường.

2.4.1. Định tuyến theo vectơ khoảng cách
Định tuyến Vectơ khoảng cách dựa trên quan niệm rằng một router sẽ
thông báo cho các router lân cận nó về tất cả các mạng nó biết và khoảng
cách đến mỗi mạng này. Một router chạy giao thức định tuyến vectơ khoảng
cách sẽ thông báo đến các router kế cận

được kết nối trực tiếp với nó một

hoặc nhiều hơn các vectơ khoảng cách. Một vectơ

khoảng

cách bao gồm

một bộ(network,cost) với network là mạng đích và cost là giá trị có lien quan
nó biểu diễn số lượng router hoặc link trong đường dẫn giữa thông báo và

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng


19

mạng đích. Do đó cơ sở dữ liệu định tuyến bao gồm một số các vectơ
khoảng cách hoặc cost đến tất cả các mạng từ router đó.
Khi một router thu được bản tin cập nhật vectơ khoảng cách từ router
kế cận nó thì nó bổ sung giá trị cost của chính nó(thường bằng 1) vào giá trị
cost thu được trong bảng tin cập nhật. sau đó router so sánh giá trị cost tính
được này với thông tin thu được trong bảng tin cập nhật trước đó. Nếu cost
nhỏ hơn thì router cập nhật cơ sở dữ liệu định tuyến với các cost mới, tính
toán một bảng định tuyến mới, nó bao gồm các router kế cận vừa thông báo
thông tin vectơ khoảng cách mới như next-hop.
Hình 2.4 dưới đây minh họa hoạt động định tuyến của vectơ khoảng
cách:

Hình 2.4: Định tuyến vectơ khoảng cách
Router C thông báo một vectơ khoảng cách (net1,1hop) cho mạng đích
netl được nối trực tiếp với nó. Router B thu được vectơ khoảng cách này thực
hiện bổ sung cost của nó(1hop) và thông báo nó cho router A(net 1,2hop).
Nhờ đó router A biết rằng nó có thể đạt tới net1 với 2 hop và qua router B.
Mặc dù định tuyến vectơ khoảng cách đơn giản nhưng một số vấn đề
phổ biến có thể xảy ra. Ví dụ liêm kết giữa 2 router

B và C bị hỏng thì

router B sẽ cố gắng tái định tuyến các gói qua router A vì router A theo một
đường nào đó thông báo cho router B một vectơ khoảng cách là (net1,4hop).
Router B sẽ thu vectơ khoảng cách này và gửi lại cho router A vectơ khoảng
cách (net1,5hop). Đây là sự cố đếm vô hạn có thể làm cho thời gian cần thiết
để hội tụ kéo dài hơn. Giải pháp cho sự cố này được gọi là”trượt ngang” với

nguyên tắc:không bao giờ thông báo khả năng đạt tới một đích cho next-top
của nó. Như vậy router A sẽ không bao giờ thông báo vectơ khoảng
cách(net1,4) cho router B vì router B là net-hop của net1.

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

20

Định tuyến vectơ khoảng cách dưạ trên thuật toán Bellman Ford được
thực hiện trong moojtsoos các giao thức định tuyến như RIP,IGRP(Interior
Gateway Routing Protocol).
2.4.2 Định tuyến trạng thái đường
Định tuyến trạng thái đường làm việc trên quan điểm rằng một router
có thể thông báo với mọi router khác trong trạng thái của các tuyến được kết
nối đến nó, cost của các tuyến đó và xác định bất kỳ router kế cận nào được
kết nối với các tuyến này. Các router chạy một giao thức định tuyến trạng
thái đường sẽ truyền bá các gói trạng thái đường LSP(Link State Paket) khắp
mạng. một LSP nói chung chứa một xác định nguồn, xác định kế cận và cost
của tuyến giữa chúng. Các LSP được thu bởi tất cả các router được sử dụng
để tạo nên một cơ sở dữ liệu cấu hình cỉa toàn bộ mạng. bảng định tuyến
sau đó được tính toán dựa trên nội dung của

cơ sở dữ liệu cấu hình. Tất cả

các router trong mạng chứa một sơ đồ của cấu hình mạng và từ đó chúng

tính toán đường ngắn nhất từ nguồn bất kỳ đến đích bất kỳ.
Hình 2.5 chỉ ra hoạt động định tuyến trạng thái đường

Hình 2.5 định tuyến trạng thái đường
Gía trị gắn với các link giữa các router là cost của link đó. Các router
truyền bá các LSP đến tất cả các router khác trong mạng, nó được sử dụng
để xây dựng cơ sở dữ liệu trạng thái đường. tiếp theo, mỗi router trong mạng
tính toán một cây bắt nguồn từ chính nó và phân nhánh đến các router khác
dựa trên tiêu chí đường ngắn nhất hay đường có chi phí ít nhất. với sơ đồ
hình 2.5 thì cây được thiết lập ở router A như trong hình vẽ phía bên phải.
cây này được sử dụng tính toán bảng định tuyến, thuật toán để tính cây
đường ngắn nhất là thuật toán Dijkstra.

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

21

Các giao thức định tuyến trạng thái đường có một cớ tiến bộ hơn so
với định tuyến vectơ khoảng cách khác:
-

Hội tụ nhanh hơn: một số nguyên nhân khiến nó hội tụ nhanh
hơn là: thứ nhất, các LSP có thể tàn lụt nhanh chóng khắp mạng
và được sử dụng để xây dựng một cách nhìn chính xác về cấu
hình mạng. thứ hai, chỉ có


thay đổi cấu hình được phản ánh

trong LSP mà không phải là toàn bộ cơ sở dữ liệu định tuyến.
thứ ba, sự cố đếm vô hạn không xảy ra.
-

Lưu lượng bổ sung ít hơn: các giao thức này chỉ phát các LSP
phản ánh sự biến đổi cấu hình chứ không phải phát đi toàn bộ
cơ sở định tuyến.

-

Khả năng mở rộng: các giao thức trạng thái đường có thể mở
rộng để hỗ trợ hoặc truyền bá các tham số mạng khác như địa
chỉ, thông tin cấu hình. Vì một router duy trì cơ sở dữ liệu cấu
hình, thông tin mới là khả dụng khi tính toán một đường đến
đích xác định,

-

Scalability:

các

giao

thức

trạng


thái

đường



khả

năng

Scalability tốt hơn vì các router trong một mạng lại có thể phân
thành nhiều nhóm. Trong vòng một nhóm các router

thực hiện

trao đổi các bảng tin LSP với nhau và xây dựng một cơ sở dữ
liệu cấu hifmh của nhóm đó. Để trao đổi thông tin cấu hình giữa
các nhóm, một bộ con các router đầu tiên tóm tắt cơ sở dữ liệu
cấu hình nhóm trong một LSP và sau đó phát nó đến các router
xác định trong nhóm kế cận. điều này làm giảm bộ nhớ và xử lý
trong các router vì cơ sở dữ liệu chỉ lớn bằng số router trong
một nhóm và chỉ các router trong nhóm mà ở

đó có sự biến đổi

về cấu hình phải tính toán các cây’shortcut path’ mới và các bảng
định tuyến. khái niệm phân cấp này được minh họa trong hình
2.6 dưới đây, nó là một khái niệm quan trọng được thực hiện
trong các giao thức định tuyến trạng thái đường như OSPF, PNNI.


Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

22

Hình2.6: phân cấp định tuyến trạng thái đường
2.4.3 OSPF
OSPF là một giao thức định tuyến trạng thái đường được sử dụng phổ
biến, nó là giao thức định tuyến trong miền được hỗ trợ bởi hầu hết các
router trên thị trường. nó có các đặc tính chức năng sau:
-

Sử dụng thuật toán định tuyến trạng thái đường Dijkstra.

-

Hỗ trợ nhiều đường cùng giá trị cost đến cùng đích.

-

Hỗ trợ VLSM.

-

Phân cấp hai mwasc.


-

Thông tin trạng tuyến chỉ thông báo khi sự biến đổi về cấu hình.

-

Có khả năng mở rộng.

Một số ví dụ về mạng OSPF gồm một số vùng như hình 2.7:

Hình 2.7: Mạng OSPF

Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng

23

Một mạng OSPF phải có một vùng 0 được định nghĩa như vùng
backbone. Nếu có nhiều vùng được cấu hình, tất cả các vùng khác 0 phải kết
nối đến vùng 0 qua ABR(Area Border Router). Các router trong một vùng
thông báo trạng thái đường LSA(Link State Advertisement) và xây dựng một
sơ đồ các vùng được gọi là cơ sở dữ liệu trạng thái đường. thông tin được
tóm tắt về các cấu hình và các mạng đặc biệt được chuyển giữa các vùng
thông qua ABR. Do đó các router duy trì thông tin hoàn chỉnh về tất cả các
mạng và các router trong vùng thông tin đặc biệt về các mạng và các router

ngoài vùng cua nó. Đẻ đạt tới mạng trong vùng này, các router cần phải có
đủ thông tin để hướng các gói đến ABR phù hợp.
OSPF thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà phát triển mạng và quản
lý mạng vì một số lý do sau:
- Các mạng lớn hơn bao gồm nhiều hơn các router đang được triển
khai và xây dựng, khả năng Scalability hơn RIP và các giao thức
định tuyến vectơ khoảng cách khác.
- Các chức năng và dịch vụ bổ sung đang và sẽ cần được triển khai
trên mạng này. Là một giao thức định tuyến trạng thái đường. OSPF
có khả năng mở rộng, tăng cường các chức năng nó cung cấp bằng
cách định nghĩa và bổ sung các trường mới để mang thông tin mới
trong các LSA và OSPF.
- Những khó khan đối với OSPF bắt đầu được khắc phục khi rất nhiều
các kỹ sư mạng triển khai và quản lý các sản phẩm mạng chạy
OSPF.
OSPF là một giao thức thích ứng, nó điều chỉnh các vấn đề trong mạng
và cung cấp thời gian hội tụ ngắn để ổn định các bảng định tuyến. nó được
thiết kế để chống hiện tượng loop. OSPF được bao bọc trong IP datagram và
trường protocol ID của IP đối với OSPF là 89, nó có khả năng định tuyến
TOS và đánh địa chỉ mạng con.
 Hoạt động của OSPF:
OSPF hoạt động trên các mạng broadcast và non- broadcast, nó cũng hoạt
động trên các link điểm-điểm. các đường quay số, các kết nối ISDN theo yêu
cầu và các kết nối ảo chuyển mạch của X25, frame relay, ATM tạo ra môi
Khoa :CN Điện Tử-Viễn Thông – Lớp CCVT06B

Nguyễn Thị Thùy Duyên


Tìm hiểu về mạng truyền tải IP tại VNPT Đà Nẵng


24

trường on-demand cho OSPF, ý tưởng chính của OSPF là nó sẽ cấm một số
lưu lượng gói thông báo giữa các router được kết nối đến link theo yêu cầu.
Tiếp cận này cho phép kink yêu cầu thụ động (lớp 2 không hoạt động) nhưng
vẫn giữ mối quan hệ với OSPF. Khi link này hoạt động trở lại OSPF sẽ gửi
đi các thông báo trạng thái đường trên link này.
Hoạt động của OSPF biến đổi phụ thuộc vào loại mạng mà nó hoạt
động,dưới đây đưa ra một số hoạt động của OSPF thực hiện với tất cả các
loại mạng. OSPF thực hiện một giao thức ‘hello’, nó là một giao thức bắt
tay,và sau đó thực hiện ‘ping’ với các router kế cận để biết chắc rằng link
hoặc router nào đó đang hoạt động. Sau khi thực hiện ‘hello’ hoàn thành, các
router đồng tầng được xem như ‘merely adjacent’ có nghĩa là các router này
đã hoàn thành một phần đồng bộ chứ chưa phải tất cả. Tiếp theo,các router
trao đổi thông tin mô tả hiểu biết của chúng về miền định tuyến. Thông tin
này được đặt trong các bản tin LSA, nó không phải là thông tin mô tả toàn
bộ cơ sở dữ liệu hạng thái đường nhưng nó chứa đủ thông tin để router thu
biết liệu cơ sở dữ liệu trạng thái đường của nó có đúng với cơ sở dữ liệu
của các router đồng tầng với nó không. Nếu có thì các kế cận được xác định
là ‘fully adjacent’. Các router này sau đó thực hiện trao đổi các LSA chứa
cập nhật trạng thái đường và thực sự trở thành các kế cân đầy đủ.

Các hello được phát theo định kỳ để giữ cho các router đồng tầng hiểu
biết lẫn nhau. Các LSA được tạo ra phải được gửi đến các router đồng tầng

Hello
■Hello

Khoa :CN Điện Tử-Viễn------------Database

Thông – Lớp CCVT06B
Description---------►
Merely
Fully
adjacent
adjacent

◄-----------Database
◄-------------------Link
Descriptionstate------------------

Merely
adjacent
Fully
adjacent

Nguyễn Thị Thùy Duyên


×