Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Quản Lý Bộ Phận Buồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.93 KB, 16 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH FPT POLYTECHNIC
QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN
---------

ASSINGMENT
Đề tài: Quản Lý Bộ Phận Buồng

Đà Nẵng, 07/2017


MỤC LỤC
Lời nói đầu.............................................................................................................................................................1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH...................................................................2
PHẦN 2: QUẢN LÝ BỘ PHẬN BUỒNG.....................................................................................................................4


Quản trị khách sạn
Lời nói đầu
Du lịch là một ngành công nghiệp không khói, ra đời sớm, nay đã và đang
được chú trọng và phát triển. Cuộc sống nay đã hòa bình, của cải con người làm ra
cũng đã dư thừa, không còn lo miếng cơm manh áo, không tốn nhiều thời gian công
sức,họ có thời gian nhàn rỗi nhiều hơn và từ đó phát sinh nhu cầu tìm hiểu, khám phá
đó đây để mở mang trí tuệ, thư giãn. Với những nhu cầu đó, ngành du lịch đã được ra
đời.
Ngành du lịch so với các ngành truyền thống thì nó ra đời muộn hơn nhưng
doanh thu là ngành công nghiệp không khói vì ngành này cải tạo môi trường cảnh
quan thiên nhiên cho quê hương, nó sản xuất chi phí không gây nên ô nhiễm môi
trường nhằm giúp con người ăn nghỉ, thư giản một cách thoải mái nhất đáp ứng mọi
nhu cầu cần thiết của con người. Du lịch là ngành công nghiệp xuất khẩu tại chợ đen
ngoại tệ cho quốc gia mà không tốn kém công phí vận chyển và nó được mệnh danh
là :” con gà mái đẻ trứng vàng”, biết được đặc điểm quan trọng này, các nước trên thế


giới cũng như khu vực Đông Nam Á đã và đang đẩy mạnh phát triển ngành du lịch
có sẵn của đất nước.
Ngày nay, ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, có nhiều dịch vụ phục vụ cho
ngành này như các nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí.Đà Nẵng là điểm du lịch
lớn của Việt Nam, hàng năm Đảng và Nhà nước ta đã đón rất nhiều đoàn khách quốc
tế đến đi du lịch. Nước ta thiên nhiên đã ưu đãi rất nhiều đặc biệt cho Đà Nẵng. Các
cây cầu đã nối núi, sông, phố, biển thành một dãi liền đầy thơ mộng như nhạc sĩ Đình
Thậm đã viết: “Núi trong lòng thành phố, phố trong lòng biển khơi”. Một thành phố
mang tên những cây cầu nổi tiếng như cầu Rồng, cầu Sông Hàn. Những con đường
được trang trí với những khách sạn đẳng cấp nhất Quốc gia và hòa quyện cùng thế
giới. Du khách khi đến đây sẽ được phục vụ chu đáo với đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp nhiệt tình cả các khách sạn nổi tiếng như Furama Resort, Novotel, Pullman
đặc biệt là khách sạn Mường Thanh “ con đại bàng dang cánh phủ khắp đất nước Việt
Nam”. Khách sạn Mường Thanh được khánh thành vào ngày 2/9/2013 nằm ở quận
Sơn Trà-Đà Nẵng.

1


Quản trị khách sạn
PHẦN 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
1.1.1 Lịch sử hình thành:
Những năm trở lại đây chúng ta có thể thấy rõ được sự chyển mình của
nền kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư phát triển công nghi ệp hóa,
hiện đại hóa cuộc sống của người dân được cải thiện rõ r ệt nâng cao và nhu
cầu của xã hội ngày được mở rộng. Cùng với sự phát triển đó là s ự phát tri ển c ả
rất nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau, ngành công nghiệp du l ịch, d ịch v ụ
thương mại, công nghệ thông tin trong đó hoạt động kinh doanh khách s ạn du
lịch là một trong những lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả cao góp ph ần r ất l ớn

vào thu nhập kinh tế quốc dân đẩy mạnh giao lưu quốc tế trong khu v ực.
Năm 1997, Mường Thanh khởi công xây dựng khách sạn đầu tiên t ại
thành phố Điện Biên Phủ.
Năm 2015, sau chuỗi sự kiện khai trương các khách sạn M ường Thanh Hà N ội
Centre, Cửa Lò, Cần Thơ, Lào Cai, Sài Gòn, Quảng Nam, Quảng Bình, Qu ảng Ngãi,
… Công ty Cổ phần Tập đoàn Mường Thanh đã chính th ức ghi thêm vào “Chu ỗi
khách sạn tư nhân lớn nhất Việt nam” của mình con số 45 khách s ạn và d ự án
khách sạn trải dài trên khắp cả nước.
Là thành viên thứ 18 của chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam,
khách sạn 4 sao Mường Thanh Grand Đà Nẵng tọa lạc tại vị trí đ ắc đ ịa, n ằm
giữa một bên là sông Hàn thơ mộng, một bên là bãi biển đẹp nhất Mi ền Trung.
Với hệ thống gồm 370 phòng nghỉ cao cấp và 08 căn hộ hạng sang cùng v ới các
dịch vụ giải trí như bể bơi, phòng gym, spa, karaoke, nhà hàng, bar...
1.1.2 Vị trí:
Khách sạn Mường Thanh được phát triển theo xu hướng chung c ủa đất
nước. Khách sạn được khánh thành vào ngày 2/9/2013 nằm ở quận Sơn Trà-Đà
Nẵng với tiêu chuẩn 4 sao.
Tên giao dịch : Mường Thanh Hotel
Địa chỉ: 962 Ngô Quyền, An Hải Tây, Sơn Trà, Đà N ẵng.
Điện thoại: 0511 3929 929

Phan Thị Kim Chi

Phan Trình Quốc Trưởng

2


Quản trị khách sạn


3


Quản trị khách sạn
PHẦN 2: QUẢN LÝ BỘ PHẬN BUỒNG
2.1 Miêu tả bộ phận buồng của khách sạn Mường Thanh.

Sơ đô tô chưc bô may buông phong

Bộ phận buồng phòng (House Keeping) là bộ phận đặc biệt quan trọng, chiếm
tới 60% tổng doanh thu của khách sạn Mường Thanh. Nhiệm vụ của bộ phận buồng
phòng không đơn giản là chịu trách nhiệm đảm bảo phòng cho khách theo tiêu chuẩn
của khách sạn mà còn đảm bảo giặt là,.. Bộ phận buồng phòng gồm nhiều các bộ
phận nhỏ hơn với những nhiệm vụ được phân công rõ ràng, tính chuyên môn hóa cao
để đảm bảo tính chuyên nghiệp và chấp lượng chung cho khách sạn.
 Bộ phận dọn phòng ( Room Attendant): đây có thể được coi là nhiệm vụ

cơ bản nhất của bộ phận buồng phòng. Room attendant chịu trách nhiệm
dọn phòng và bổ sung đồ dùng trong phòng cho khách mỗi ngày theo
tiêu chuẩn của khách sạn.
- Vệ sinh và làm sạch các trang thiết bị, đồ gỗ trong phòng ở và phòng tắm.
- Hút bụi thảm và các đồ dùng khác.

Phan Thị Kim Chi

Phan Trình Quốc Trưởng

4



Quản trị khách sạn
- Sắp đặt các trang thiết bị, đồ đạc trong phòng theo đúng tiêu chuẩn khách sạn
đề ra.
- Thay mới ga, gối và sắp xếp theo đúng tiêu chuẩn quy định.
- Đảm bảo nhận các công việc khác do trưởng bộ phận yêu cầu.
 Bộ phận giặt là ( Laundry): có nhiệm vụ thu gom đồ giặt, vận hành quy

trình giặt và ủi tất cả quần áo của khách, các loại khăn ăn, khăn trải bàn
của khách sạn và đồng phục của nhân viên.
- Đếm và kiểm tra kỹ nhãn mác, chất lượng, túi, khuy.. quần áo của khách và
đồng phục trước khi giặt.
- Phân loại riêng quần áo màu và quần áo trắng để giặt
- Phân loại riêng quần áo cần giặt tay hay giặt máy.
- Giặt là quần áo khách và đồng phục.
- Phân loại và giặt các loại khăn.
- Mang đồ vãi sạch trả về kho.
- Giặt lại đồ còn bẩn.
- Bảo dưỡng lau chùi vệ sinh máy móc
- Vệ sinh phòng giặt là.
- Sử dụng máy giặt và hóa chất đúng công thức dựa trên bản hướng dẫn sử
dụng
- Tắt hoạt động tất cả các máy móc cũng như điện trước khi ra về.
 Bộ phận tầng phòng ( Public Area Attendant): chịu trách nhiệm lau dọn

hành lang, sảnh khách sạn và các nơi công cộng, phòng nghỉ của nhân
viên trong khách sạn.

5



Quản trị khách sạn
- Đảm bảo khách hàng hài lòng về mức độ vệ sinh sạch sẽ của khách sạn.
- Giữ gìn các trang thiết bị, dụng cụ làm việc.
- Trả lời bộ đàm, tiếp nhận những yêu cầu từ các khu vực cần vệ sinh do
trưởng bộ phận phân công.
- Quét, lau, làm bóng sàn.
- Thu don và làm sạch rác.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cũng như hóa chất trước ca làm việc.
- Báo cáo những sự cố khả nghi cho bộ phận giám sát.
 Room service clerk: người phục vụ mang thức ăn hay khăn đến phòng.
 Bộ phận kỹ thuật ( Maintenance & Engineering hay Janitor): Phụ trách

về việc vận hành và bảo trì toàn bộ cơ sở vật chất của khách sạn, bao
gồm: điện, cơ khí, máy điều hòa không khí, bơm, thực hiện những sữa
chữa nhỏ và tu bổ trang thiết bị.
2.2 Quản lý công tác nhân viên:
2.2.1 Quy trình tuyển dụng:
Quy trình tuyển dụng nhân viên buồng phòng tại khách sạn Mường Thanh
gồm 4 bước sau:
Bước 1 Lập kế hoạch tuyển dụng:
- Nhà tuyển dụng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tuyển dụng của các ứng viên,
thiết lập các biểu mẫu và phát các phiếu dự tuyển dành cho ứng viên, phiếu này
có thể giúp nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận và so sánh các ứng viên theo một
trình tự nhất định, rõ ràng, giúp cho việc sơ tuyển được mạch lạc và dễ theo
dõi, đánh giá hơn.
- Chuẩn bị phiếu đánh giá ứng cử viên cho từng bài kiểm tra hay phiếu đánh
giá tổng hợp các kỹ năng của ứng cử viên
Phan Thị Kim Chi

Phan Trình Quốc Trưởng


6


Quản trị khách sạn
- Chuẩn bị bài thi viết, trắc nghiệm hay các bài thi mô phỏng tình huống và
các câu hỏi tuyển dụng cơ bản xoay quanh và bám sát vào các tiêu chí tuyển
dụng.
- Chuẩn bị thông báo tuyển dụng
- Chuẩn bị thư mời ứng viên tham gia tuyển dụng, thư thông báo tuyển dụng,
thông báo từ chối tuyển dụng…
Bước 2 Lựa chon phương pháp tuyển dụng:
a) Tuyển dụng bên ngoài:
+ Tuyển dụng thông qua các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm.
+ Tuyển dụng qua việc cử cán bộ của phòng nhân sự tới tuyển dụng trực tiếp
các trường đại học, cao đẳng nghề.
b) Tuyển dụng bên trong:
+ Sử dụng bảng thông báo tuyển dụng và gửi đến tất cả các nhân viên trong
khách sạn.
+ Tuyển dụng thông qua sự giới thiệu của các cán bộ, nhân viên trong khách
sạn.
+ Tuyển dụng căn cứ vào thông tin như các kỹ năng hiện có, trình độ quá
trình làm việc đã trải qua, kinh nghiệm, phẩm chất của từng nhân viên làm việc
trong khách sạn.
Bước 3 Yêu cầu đối với các ứng viên:
a) Yêu cầu về hồ sơ:
- Đơn xin việc
- Bản mô tả kinh nghiệm công việc
- Sơ yếu lí lịch
7



Quản trị khách sạn
- Giấy khám sức khỏe
- Bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu công chứng.
b) Yêu cầu phỏng vấn:
- Tự tin, giao tiếp tốt.
- Lanh lẹ, siêng năng, trung thực.
- Chịu được áp lực công việc, chịu khó học hỏi và có ý chí gắn bó lâu dài
với khách sạn.
* Ưu tiên các ứng tuyển đã có kinh nghiệm, đã có nghiệp vụ và trình độ
ngoại ngữ cao
Bước 4 Quy trình đào tạo và huấn luyện nhân viên được nhận vào làm
chính thức:
Sau khi nhân viên làm được 2 tháng thử việc đầu tiên tại khách sạn thì
trưởng bộ phận sẽ đánh giá về thái độ, tác phong, cách làm việc.. thông qua
bản chấm điểm. Nếu nhân viên đạt điểm khá giỏi sẽ được ký kết hợp đồng làm
việc với khách sạn.
2.2.2 Giờ lịch làm việc của nhân viên buồng
Nhân viên phục vụ buồng: làm 3 ca:
- Ca sáng: từ 6h đến 14h.
- Ca chiều: 14h-22h.
- Ca đêm: từ 22h đến 6h sáng hôm sau
Đặc biệt cứ 1 tuần thì nhân viên buồng sẽ được nghỉ một ngày và 1 tuần
sẽ làm 1-2 ca đêm.

Phan Thị Kim Chi

Phan Trình Quốc Trưởng


8


Quản trị khách sạn
Qui định người lao động:


52 ngày nghỉ tuần



4 ngày nghỉ Têt âm lịch



1 ngày Tết dương



1 ngày Giỗ tổ



2 ngày 30/4 và 1/5

2.2.3 Chính sách đãi ngộ nhân viên buồng
Thành công của các doanh nghiệp thường được đúc kết thành những bài học
kinh nghiệm khác nhau và có một vấn đề mà tất cả đều phải công nhận là một doanh
nghiệp không thể thành công nếu không có một đội ngũ nhân sự giỏi và toàn tâm toàn
ý với công việc. Trong tình huống khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, việc tạo

dựng và giữ chân đội ngũ nhân viên là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể
giữ vững vị trí và phát triển bền vững.
* Khác sạn có những chính sách ưu đãi sau:


Khen thưởng, tuyên dương cho những nhân viên có thành tích xuất sắc



Tạo mối gắn kết giữa các bộ phận trong kinh doanh



Tổ chức các chuyến dã ngoại cho nhân viên các bộ phận vào những ngày

vắng khách.


Tổ chức tiệc cuối năm cho toàn thể nhân viên.



Tạo môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên



Ngoài việc trả lương thỏa thuận, khách sạn còn phải quan tâm đến sức

khỏe, đời sống tinh thần của nhân viên.


9


Quản trị khách sạn

2.3 Quản lý trình độ chuyên môn
Sau khi nhận ca xong, trưởng ca căn cứ vào lịch buồng sẽ biết được tổng
số buồng hiện đang có khách, tổng số khách, loại buồng, số buồng khách mới
trả, tổng số buồng trống.. để phân công cho từng nhân viên.
Quy trình kỹ thuật phục vụ buồng từ khi khách đến lưu trú cho đến khi
khách rời khách sạn gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1. Chuẩn bị
- Nhận báo cáo làm phòng, họp đầu giờ với giám sát viên để có thông tin
đầy đủ về các phòng phải làm trong ngày.
- Ký nhận chìa khóa phòng, chìa khóa kho.
- Chuẩn bị xe làm phòng (có đầy đủ ga, vỏ gối, vỏ chăn, các vật dụng đặt
phòng như: dầu tắm, dầu gội đầu, xà phòng, bàn chải, lược, tăm bông, mũ tắm,
dao cạo râu, dũa móng tay,…)
- Chuẩn bị máy hút bụi.
- Đẩy xe làm phòng về phía phòng chuẩn bị làm.
Khi nhân viên buồng thực hiện xong các phòng được giao thì giám sát đi
kiểm tra các phòng đó thông qua check list, phiếu kiểm tra chất lượng buồng
phòng và có nhận xét, đánh giá cho nhân viên.
DANH MỤC KIỂM TRA BUỒNG KHÁCH
STT

TÊN VẬT DỤNG

1


ÁNH SÁNG, BÓNG ĐÈN

2

HỆ THỐNG DÂY DẪN

3

GIƯỜNG, NỆM, CHĂN, GỐI

….

….......

Phan Thị Kim Chi

TỐT

KHÔNG

Phan Trình Quốc Trưởng

10


Quản trị khách sạn

DANH MỤC KIỂM TRA PHÒNG TẮM
STT


TÊN VẬT DỤNG

TỐT

1

BÌNH NƯỚC NÓNG LẠNH

2

BỒN TẮM ĐỨNG (NẰM)

3

VÒI SEN

….

….........

KHÔNG

SUPERVISOR CHECK LIST
HOUSEKEEPING DEPARMENT
DATE:
NAME:
Rm No

Type


Status

R/A

Time in

Time out

End status

Remarrks

Giai đoạn 2. Phục vụ khách trong thời gian lưu trú:
Làm vệ sinh khách phòng lưu trú, giám sát kiểm tra phòng thông qua check
list và phiếu kiểm tra chất lượng buồng phòng tương tự như giai đoạn 1.
Giọn dẹp, kiểm tra và bổ sung các vật dụng trong phòng
Nhân viên quảng cáo – giới thiệu nhũng dịch vụ bổ sung mà khách sạn có
thể phục vụ khách. Thì giám sát có thể đánh giá nhân viên tốt hay không tốt
qua phiếu đánh giá nhân viên.

11


Quản trị khách sạn

STT

STAFF NAME

ROOM


KỸ NĂNG
GIAO TIẾP

THỜI GIAN
ĐÁP ỨNG

Giai đoạn 3 Chuẩn bị cho khách trả phòng và rời khách sạn
Kiểm tra các thiết bị phòng khách trả, báo cáo khi phát hiện vật dụng trong
phòng hưu hỏng, mất mát xảy ra.
Báo cáo quản lý bộ phận buồng khi nhận được đồ thất lạc của khách và
điền vào phiếu lost and found .
2.4 Quản lý bàn giao ca:
Khi bàn giao ca, trưởng ca quản lý kiểm tra chìa khóa, bộ đàm của nhân viên.
MẪU QUẢN LÝ CHÌA KHÓA
SỐ CHÌA
KHÓA

HỌ TÊN

KÝ NGƯỜI
NHẬN

Phan Thị Kim Chi

GIỜ GIAO
CHÌA
KHÓA

HỌ, TÊN


CHỮ KÝ
NGƯỜI
GIAO

GIỜ TRẢ
CHÌA
KHÓA

HỌ, TÊN

CHỮ KÝ
NGƯỜI
NHẬN

Phan Trình Quốc Trưởng

12


Quản trị khách sạn
2.5 Yêu cầu tuyển dụng:
Nhân viên buồng phòng là đội ngũ nhân sự góp phần quan trọng gây dựng
hình ảnh của khách sạn. Chính vì vậy, bất cứ người phục vụ nào cũng nên lưu ý 5
yêu cầu cơ bản đối với nhân viên buồng phòng trong khách sạn nhằm hoàn thành
công việc một cách hiệu quả nhất.
1 Đồng phục gọn gàng, dễ nhận diện
Đồng phục của nhân viên buồng phòng thể hiện hình ảnh của khách sạn và phải
đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ. Nhân viên không được để quần áo dính vết bẩn, nhàu
nát, có mùi hôi vì sẽ gây phản cảm đối với khách khi phục vụ.

Trong khách sạn, nhân viên luôn phải mang giày, không mang dép hoặc sandal, trừ
khu nghỉ dưỡng ở gần biển. Đối với nhân viên nam, những đôi giầy có đế quá mòn
phải được thay thế. Nhân viên nữ không nên đi giầy quá cao tránh tai nạn khi làm
việc. Bắt đầu vào ca làm việc, đội ngũ nhân sự luôn ghi nhớ đeo bảng tên ngay ngắn,
đúng quy định. Bảng tên không được quá mờ hay trầy xước. Đồng phục của nhân
viên bộ phận buồng dùng để phân biệt nhân viên buồng với nhân viên của các bộ
phận khác đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên.
2 Nắm rõ những thuật ngữ viết tắt
Trong quá trình làm việc, bộ phận buồng phòng là đội ngũ nhân viên phải tiếp
xúc, trao đổi với khách hàng nhiều nhất. Họ sẽ phải kiên nhẫn giải đáp những yêu
cầu, thắc mắc mà các vị khách đưa ra. Vậy nên, nhân viên buồng phòng cần biết cách
sử dụng thành tạo tất cả thuật ngữ, dịch vụ trong hệ thống máy tính và không gian
của khách sạn.
Đội ngũ nhân sự luôn phải hiểu rõ những công việc và giới hạn công việc cần
phải làm giúp việc phục vụ nhanh chóng, tránh gây phiền hà đến khách. Nếu khách
hàng có yêu cầu cá nhân trong khuôn viên khách sạn thì nhân viên phải tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn, giải thích một cách dễ hiểu cho khách. Không được có thái độ phản
cảm, khó chịu khi khách không hiểu những vấn đề nhân viên đang đề cập. Ngoài ra,
nhân viên nên trau dồi thêm nhiều kiến thức văn hóa bên ngoài về các địa điểm du
lịch, nghĩ dưỡng, phong tục tập quán của đất nước nhằm hướng dẫn khách hàng có
một chuyến đi thuận lợi, ý nghĩa.

13


Quản trị khách sạn
3 Luôn giữ cẩn thận chìa khóa buồng phòng
Khi khách check in xong tại quầy lễ tân, nhân viên buồng phòng có nhiệm vụ
giúp đỡ khách mang hành lý lên tận phòng. Những vị khách sẽ cảm thấy được chăm
sóc, hướng dẫn chu đáo khi đặt chân đến khách sạn.

Trong thời gian khách nghỉ ngơi tại khách sạn, bộ phận phục vụ phải luôn cẩn
thận giữ gìn và thành thạo cách sử dụng chìa khóa phòng. Khách sạn sẵn sàng chuẩn
bị chìa khóa thay thế để khẩn cấp xử lý sự cố xảy ra, tránh để khách hàng phải đợi
chờ lâu. Những chiếc chìa khóa là một trong những yếu tố quyết định giúp mở đầu
công việc phục vụ đạt hiệu quả tốt nhất.
4 Các nguyên tắc vệ sinh buồng phòng
Khi bắt đầu ca làm việc, nhân viên cần phải chuẩn bị những vật dụng cần thiết
trên xe đẩy. Khi gõ cửa phòng, nhân viên cần phải bấm chuông và mở lời nhẹ nhàng,
kín đáo gọi khách rằng đã đến giờ phục vụ.
Khi dọn dẹp khách trả phòng, các thiết bị đồ dung phải tắt đi theo quy định của
khách sạn. Rèm cửa phải được xếp lại phẳng phiu, cửa sổ phòng mở ra để không khí
mới lưu thông và chắc chắn rằng không có tàn thuốc cháy hoặc đã được bỏ vào túi
rác riêng.
Báo cáo vật dụng hỏng hóc ngay cho giám sát viên để đáp ứng nhu cầu của
lượt khách tiếp theo. Chú ý đến những vật dụng lạ trong phòng đặc biệt là những đồ
dùng mà khách bỏ quên lại vì có thể họ sẽ quay lại. Lúc đó, bộ phận lễ tân có thể đưa
lại những vật dụng sẽ là một điểm cộng quảng cáo hình ảnh thân thiện của khách sạn.
5 Sơ cứu và phản ứng trong các tình huống khẩn cấp
Hiện nay, sức khỏe của khách hàng luôn được các nhà kinh doanh dịch vụ
khách sạn quan tâm có tình huống nguy cấp xảy ra cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Đội ngũ nhân sự buồng phòng khi phát hiện có tình huống sức khỏe nguy cấp
xảy ra với khách hàng cần chủ động, trực tiếp sơ cứu, hạn chế tối đa đáng tiếc xảy ra.
Nhân viên nên biết những thao tác cơ bản như: hô hấp nhân tạo, cách hạ sốt, đo huyết
áp,.v.v. Hộp dụng cụ y tế là một thiết bị không thể thiếu trên xa đẩy khi bắt đầu làm
việc. Thái độ phục vụ của nhân viên luôn tận tình, trách nhiệm và thường xuyên trau
dồi kiến thức y tế, sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất có thể
diễn ra.

Phan Thị Kim Chi


Phan Trình Quốc Trưởng

14



×