Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

Bài thuyết trình sơ đồ khống chế động cơ không đồng bộ roto dây quấn dùng bộ khống chế động lực HT51

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.15 KB, 27 trang )

Thảo luận nhóm 1
Thành viên nhóm


Câu hỏi là : Sơ đồ khống chế động cơ không đồng bộ roto dây
quấn dùng bộ khống chế động lực HT 51


I.Khái niệm chung về cầu trục


1.Khái niệm



Cầu trục là tên gọi chung của các máy trục chuyển động
trên hai đường ray cố định trên kết cấu kim loại hoặc
tường cao để vận chuyển các vật phẩm trong khoảng
không ( khẩu độ ) giữa hai đường ray đó.



Các cơ cấu của đảm bảo 3 chuyển động:



Nâng hạ vật.



Di chuyển xe con.





Di chuyển xe cầu



2. Đặc điểm cấu tạo của cầu trục


Dầm cầu được gọi là dầm chính, thường có kết 
cấu hộp hoặc dàn, có thể có một hoặc hai dầm. 
Trên dầm có xe con và cơ cấu di chuyển qua lại 
dọc theo dầm chính. Hai đầu dầm chính liên kết 
hàn hoặc đinh tán với hai dầm đầu. Trên mỗi 
dầm đầu có hai cụm bánh xe: cụm bánh xe chủ 
động và cụm bánh xe bị động.



 Dẫn động của cầu trục có thể bằng tay hoặc dẫn 
động điện. Dẫn động bằng tay chủ yếu dùng 
trong các phân xưởng sửa chữa, lắp ráp nhỏ, 
nâng hạ không thường xuyên, không đòi hỏi 
năng suất và tốc độ cao


Cầu trục thường được chế tạo với các thông số:
- Tải trọng nâng:
Q = 1 ÷ 500 tấn

- Chiều cao nâng:
Hmax = 16 m
- Vận tốc nâng:
Vn = 2 ÷ 40 m/phút
- Vận tốc di chuyển xe con:
Vxmax = 60 m/phút
- Vận tốc di chuyển cầu trục:
Vcmax = 60 m/phút
- Cầu trục có Q > 10 tấn thường được trang bị hai hoặc
ba cơ cấu nâng, gồm một cơ cấu nâng chính và một hoặc
hai cơ cấu nâng phụ, được lắp trên xe con.


3.Phân loại


Theo công dụng

Cầu trục có công dụng chung: Chủ yếu dùng với móc teo
để xếp dỡ, di chuyển lắp ráp và sửa chữa máy móc
Cầu trục chuyên dùng: Được sử dụng chủ yếu trong công
nghiệp luyện kim với các thiết bị mang vật chuyên dùng và
chế độ làm việc rất nặng




Theo cách dẫn động các cơ cấu




Cầu trục dẫn động bằng điện: Các cơ cấu được dẫn 
động cơ điện 



Cầu trục dẫn động bằng tay: Các cơ cấu được dẫn 
động bằng hệ thống tời kéo tay (hệ thống đĩa xích kéo 
tay...)




Theo kiểu dáng kết cấu dầm

Cầu trục dầm đơn: dầm cầu của cầu trục một dầm
thường là dầm chữ I hoặc dầm tổ hợp với các dầm thép
tăng cứng cho dầm, cầu trục một dầm thường dùng pa
lăng điện chạy dọc theo dầm chữ I nhờ cơ cấu di chuyển
pa lăng




cầu trục dầm đơn

Cầu trục dầm kép: có các loại dầm hộp và dầm giàn
không gian



Cầu trục dầm hộp



Cầu trục dầm giàn

cầu trục dầm kép


Theo cách tựa của dầm cầu lên đường ray di
chuyển của cầu trục
Cầu trục tựa
Cầu trục treo
Theo cách bố trí cơ cấu di chuyển cầu trục
Cầu trục dẫn động riêng
Cầu trục dẫn động chung
Ngoài ra theo nguồn dẫn có hai loại dẫn động bằng tay
và dẫn động máy

cầu trục treo




Theo phạm vi phục vụ

Hiện cách phân loại này rất đa dạng nó được gọi tên theo mục 
đích cẩu hàng như:
Cầu trục cho cầu cảng: Với sức nâng hàng hóa lớn
Cầu trục phòng nổ: Cho các nhà máy gas,khí, hầm lò than,...

Cầu trục thủy điện: Phục vụ quá trình vận hành và làm việc 
khi lắp đặt sửa chữa thay thế tua bin máy phát, trạm nguồn,...
Cầu trục luyện kim: Cầu trục làm việc trong các phân xưởng 
luyện kim có nhiệt độ rất cao
Cầu trục gầu ngoạm: Cầu trục có móc cẩu dạng gầu ngoạm 
chuyên dụng để bốc vật liệu rời (than, cát...)
Cầu trục mâm từ: Cầu trục có móc cẩu là các cụm nam châm 
điện chuyên dùng để bốc thép tấm,...


4.Đặc điểm công nghệ


Cầu trục làm việc trong môi trường rất nặng nề như ngoài hải
cảng, các nhà máy, xí nghiệp luyện kim.



Làm việc ở chế độ đóng cắt rất cao.



Ngoài ra, tùy theo quá trình công nghệ mà ta có một số yêu cầu
như:



Cầu trục vận chuyển được sử dụng rộng rãi, yêu cầu về độ chính
xác không cao.




Cầu trục lắp ráp thường được sử dụng trong các phân xưởng cơ
khí, dùng để lắp ghép các chi tiết cơ khí nên yêu cầu độ chính xác
cao.



Các khí cụ điện, thiết bị điện trong hệ thống phải làm việc tin cậy
để nâng cao năng suất, an toàn trong vận hành và khai thác.


Từ những đặc điểm trên có thể đưa ra những yêu cầu cơ bản đối
với hệ thống và trang bị điện của cơ cấu:
- Các phần tử cấu thành của hệ thống phải đơn giản, dễ thay thế,
sửa chữa, độ tin cậy cao.
- Trong mạch điều khiển phải có mạch bảo vệ điện áp không, bảo
vệ quá tải và ngắn mạch.
- Quá trình mở máy diễn ra theo một quy luật định sẵn.
- Sơ đồ điều khiển cho từng động cơ rieng biệt, độc lập.
- Có công tắc hành trình hạn chế hành trình tiến lùi cho xe cầu, xe
con, hạn chế hành trình lên của cơ cấu nâng hạ.
- Đảm bảo hạ hang ở tốc độ thấp.
- Tự động cắt nguồn khi có người làm việc trên xe cầu.


Dạng đặc tính cơ của cơ cấu nâng hạ 
như sau: 



5. Chế độ làm việc của động cơ truyền
động


 Ở

góc phần tư thứ nhất:



Máy điện làm việc chế độ động cơ ( đường 1)



Ở góc phần tư thứ II:

M = Mc + Mđm




Với: M – momen do động cơ sinh ra



Mc - momen cản do tải trọng gây ra



Mđms - momen cản do ma sát gây ra




Đối với động cơ nâng hạ làm việc ở chế độ nâng hàng,
còn đối với động cơ di chuyển làm việc ở chế độ chạy
tiến.

Máy điện làm việc ở chế độ máy phát. Đối với
cơ cấu di chuyển, đường 1 thực hiện hãm tái
sinh khi có ngoại lực tác dụng cùng chiều với
chuyển động của cơ cấu. Còn đối với cơ cấu
nâng hạ thực hiện hãm động năng
( đường
3 ).


Ở góc phần tư thứ III:



Máy điện làm việc ở chế độ động
cơ. Đối với cơ cấu di chuyển
tương ứng với chạy lùi. Còn đối
với cơ cấu nâng hạ:



Mc < Mm




M = Mms – Mc



Chế độ này được gọi là chế độ hạ
động lực.

Ở góc phần tư thứ IV:


Máy điện làm việc ở chế độ máy
phát. Đối với cơ cấu nâng hạ:



Mc > Mms




M = Mc – Mms
Hàng sẽ được hạ do tải trọng
của nó. Còn động cơ đóng điện ở
nâng đề hãm tốc độ hạ hàng.
Lúc này động cơ làm việc ở chế
độ hãm ngược ( đường 2 ). Khi
thực hiện hạ động lực, động cơ
làm việc ở chế độ hãm tái sinh
( máy phát ) với tốc độ hạ lớn

hơn tốc độ đồng bộ ( đường 4 ).


6. Yêu cầu truyền động
* Chế độ làm việc:
Động cơ truyền động của cơ cấu nâng hạ nói chung có
chế độ làm việc là ngắn hạn lặp lại, có tần số đóng cắt lớn.
*Vấn đề đảo chiều:
Động cơ cầu trục phải có khả năng đảo chiều quay, có
momen thay đổi theo tải trọng rất rõ rệt. Theo khảo sát từ
thực tế thì khi không có tải trọng, momen động cơ không
vượt quá ( 15÷20% )Mđm. Đối với cơ cấu nâng hạ của cầu
trục gầu ngoạm tới 50%Mđm.


* Yêu cầu về khởi động và hãm:
Trong các hệ thống truyền động của cơ cấu nâng hạ nói chung
và cầu trục nói riêng, yêu cầu về quá trình tăng tốc và giảm tốc
phải êm. Ở các máy nâng tải trọng, gia tốc cho phép thường được
quy định theo khả năng chiu đựng phụ tải của từng động cơ. Sử
dụng phanh hãm khi chuẩn bị dừng và khi mất điện phanh hãm
phải dừng hệ truyền động ở hiện trạng, tránh rơi tự do. Phải dừng
chính xác tại nơi lấy tải và hạ tải hay dừng chính xác ở tốc độ
thấp.
* Phạm vi điều chỉnh:
Trong cơ cấu nâng hạ cầu trục thì phạm vi điều chỉnh không
cao. Ở các cầu trục thông thường thì D < 3, ở các cầu trục lắp ráp
thì D > 10. Độ chính xác điều chỉnh cũng yêu cầu không cao,
khoảng 5%.



* Yêu cầu đối với truyền động trong trạng thái bất bình thường,
như hãm khẩn cấp, đảo chiều quay tức thời hay hãm đột ngột.
Các bộ phận chuyển động phải có phanh hãm điện từ để giữ chặt
các trục, khi mất điện hay xảy ra sự cố đảm bảo an toàn cho
người vận hành và thiết bị. Để đảm bảo điều này, trong sơ đồ điều
khiển phải có các công tắc hành trình để hạn chế chuyển động
của cơ cấu. Khi hãm khẩn cấp hay hãm đột ngột thì phải dừng
chính xác.


* Yêu cầu về nguồn và trang bị điện:
Điện áp cung cấp cho cơ cấu cầu trục không vượt quá 500V. Mạng
điện xoay chiều hay dùng là 380/220V, mạng một chiều hay dùng là
220V, 44V. Điện áp chiếu sang không vượt quá 220V. Đa số làm việc
trong môi trường nặng nề, đặc biệt trong các hải cảng, nhà máy, xí
nghiệp luyện kim, phân xưởng sửa chữa …. nên các khí cụ trong hệ
thống truyền động và trang bị điện cơ cấu yêu cầu phải làm việc tin cậy,
đảm bảo an toàn, năng suất trong mọi điều kiện khắc nghiệt, đơn giản
trong thao tác.


6.Sơ đồ khống chế động cơ không đồng bộ
roto dây quấn dùng bộ khống chế động lực
HT 51


 Giới thiệu thiết bị
- 4 tiếp điểm đầu (KC1,KC3,KC7 và KC5) dùng cho mạch stato ( đảo -chiều quay của động
cơ)

- 5 tiếp theo (KC2,KC4,KC6,KC8,KC10) dùng cho mạch rotor (đóng cắ điện trở phụ cho
mạch rotor)
- 3 tiếp điểm KC9,KC11,KC12 dùng cho mạch bảo vệ
-NCH :nam châm hãm
-Hộp điện trở Rf gồm:r1, r2, r3, r4, r5
CD: cầu dao
Đg: công tắc tơ đường dây
ORC, 1RC,2RC,3RC : role dòng điện cực đại
CT: công tắc ngừng sự cố
CC cầu chì
KN,KT,KB :Các công tắc hành trình
Đ:động cơ không đồng bộ roto dây quấn
M :nút ấn mở máy
KB :nút ấn tắt máy


Nguyên lí


đóng cầu dao cấp điên cho mạch. Ta ấn nút M để khởi động động cơ dòng điện qua các tiếp
điểm Đg làm tiếp điểm này đóng sẵn sàng cấp điện cho bộ điều khiển động cơ và nam châm
hãm để nhả phanh.



Quay thuận nâng tiến :



Khi ta điều khiển bộ điều khiển KC sang phải tới vị trí ‘0’ thì tiếp điểm KC1,KC5 đóng các tiếp

điểm KC2,KC4,KC6,KC8,KC10 không đóng . Các điện trở phụ r1,r2,r3,r4,r5 không bị ngắt,
động cơ khởi động theo đường dặc tính cơ sô’1’



Khi bộ điều khiển KC quay tới vị trí 2 ,các tiếp điểm KC1,KC5 vẫn đóng và thêm tiếp điểm
KC2 đóng,điện trở phụ r1 bị ngắt , tốc độ động cơ tăng lên theo đường đặc tính cơ số 2



Khi bộ điều khiển KC quay tới vị trí 3 ,các tiếp điểm KC1,KC5 vẫn đóng và thêm tiếp điểm
KC2,KC4 đóng,điện trở phụ r1,r2 bị ngắt , tốc độ động cơ tăng lên theo đường đặc tính cơ
số 3



Khi bộ điều khiển KC quay tới vị trí 4 ,các tiếp điểm KC1,KC5 vẫn đóng và thêm tiếp điểm
KC2,KC4,KC6 đóng,điện trở phụ r1,r2,r3 bị ngắt , tốc độ động cơ tăng lên theo đường đặc
tính cơ số 4



Khi bộ điều khiển KC quay tới vị trí 5 ,các tiếp điểm KC1,KC5 vẫn đóng và các tiếp điểm
KC2,KC4,KC6,KC8,KC10 đóng,các điện trở phụ bị ngắt hết , tốc độ động cơ tăng tối đa
theo đường đặc tính cơ số 5




Quay ngược hạ lùi:




Tương tự quay thuận nâng tiến. Nhưng phải quay bộ điều khiển KC
sang trái và tiếp điểm KC3,KC7 sẽ đóng



Khi mở máy ,quay từ từ vô lăng của bộ khống chế động lực từ vị trí khác để
tránh hiện tượng dòng điện và momem tăng một cách nhảy vọt quá giới
hạn cho phép .các đường đặc tính cơ của động cơ được biểu diễn trên hình
2-8.các chỉ số ghi trên đường đặc tính cơ ứng với các vị trí của bộ khống
chế .


×