Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Hoạt động giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.67 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang

1


A. MỞ ĐẦU
Khiếu nại về thi hành án là phương thức để các cá nhân, cơ quan, tổ
chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Thông qua hành vi khiếu nại, các cá
nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu người có thẩm quyền nhanh chóng áp dụng
các biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm,
kịp thời ngăn chặn và khắc phục hậu quả của hành vi trái pháp luật của thủ
trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên nếu có. Mặt khác, thực hiện đúng
pháp luật khiếu nại về thi hành án dân sự góp phần phát huy dân chủ, củng cố
lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đồng thời phòng ngừa, hạn
chế và đấu tranh với nhũng vi phạm pháp luật về thi hành án, tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, em xin chọn tìm hiểu đề tài: “Phân
tích, làm rõ hoạt động giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự” để hiểu
rõ hơn các quy định của pháp luật hiện nay về hoạt động khiếu nại trong thi
hành án dân sự.

2


B. NỘI DUNG
1. Khái niệm của khiếu nại về thi hành án dân sự
Khiếu nại về thi hành án dân sự là hoạt động của cá nhân, cơ quan , tổ
chức có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến thi hành án dân sự theo thủ
tục do luật định đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại các quyết
định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên trong quá


trình thi hành án dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khoản 1 Điều 3 Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân
sự được Ban hành kèm theo Quyết định số 1420 /QĐ-KNTC ngày 01 tháng 6
năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã định nghĩa:
“Khiếu nại về thi hành án dân sự là việc đương sự, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến việc thi hành án đề nghị xem xét lại quyết định, hành vi của
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên khi có căn cứ cho
rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của chính họ.”
2. Hoạt động giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự
2.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
Các cơ quan nhà nước, người đứng đầu các cơ quan nhà nước phải chịu
trách nhiệm về mọi hành vi, hoạt động công vụ do cán bộ công chức của cơ
quan mình và cấp dưới thực hiện. Vì vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về
thi hành án dân sự được xác định theo các nguyên tắc sau:
- Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi trái pháp luật trong thi hành
án của nhân viên thuộc cơ quan thi hành án dân sự nào thì thủ trưởng cơ quan
thi hành án dân sự đó có trách nhiệm giải quyết.
- Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi trái pháp luật trong thi hành
án của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì do cơ quan thi hành

3


án dân sự cấp trên trực tiếp hoặc người đứng đầu cơ quan thi hành án cấp dân
sự cấp trên trực tiếp giải quyết.
Trên cơ sở các nguyên tắc đó, Điều 142 LTHADS quy định thẩm quyền
giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự bao gồm Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự cấp huyện, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thủ

trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ
Tư pháp, thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu, thủ trưởng cơ quan
quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải
quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của người bị khiếu
nại thuộc quyền quản lý của mình. Cụ thể như sau:
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên
thuộc quyền quản lí của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại đối vói quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên
thuộc quyền quản lí của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; giải quyết khiếu
nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành
án dân sự cấp huyện; giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu
nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Quyết định giải
quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu
lực thi hành.
- Thủ trưởng cơ quan quản lí thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với Khiếu nại quyết định, hành vi trái
pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; giải quyết
khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ
quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.

4


- Bộ trưởng Bộ tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà thủ
trưởng cơ quan quản lí thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp đã giải quyết
nhưng còn có khiếu nại. Quyết định này có hiệu lực thi hành. Trong trường
hợp cấn thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải

quyết khiếu nại đã có hiệu lực của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp
tỉnh và thủ trưởng cơ quan quản lí thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp.
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại đối vói quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên
cơ quan thi hành án cấp quân khu.
- Thủ trưởng cơ quan quản lí thi hành án thuộc Bộ quốc phòng có thẩm
giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan
thi hành án cấp quân khu; giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thi hành
án cấp quân khu đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. Quyết định giải quyết
khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng
có hiệu lực thi hành.
- Bộ trưởng Bộ quốc phòng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà thủ
trưởng cơ quan quản lí thi hành án thuộc Bộ quốc phòng đã giải quyết nhưng
còn có khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng có hiệu lực thi hành
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại
đã có hiệu lực thi hành theo như quy đinh tại khoản 4 Điều 38 Nghị định
62/2015/NĐ-CP thì “Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành
được xem xét lại theo quy định tại Điểm b Khoản 4 và Điểm b Khoản 7 Điều
142 Luật Thi hành án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Quyết định, hành vi bị khiếu nại là trái pháp luật nhưng quyết định
giải quyết khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là đúng pháp luật;
5


b) Việc giải quyết khiếu nại đã vi phạm quy định của pháp luật về thủ
tục giải quyết khiếu nại về thi hành án;
c) Có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản kết quả giải quyết khiếu nại.”


2.2. Thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
Thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự được tính từ ngày
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lí đơn khiếu nại đến ngày người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại. Theo
quy định tại Điều 146 LTHADS thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định
như sau:
- Đối với khiếu nại quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng
biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần
đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lí đơn khiếu nại.
- Đối với khiếu nại quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm
thì thời hạn giải quyết khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lí đơn
khiếu nại.
- Đối với khiếu nại quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế
thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần hai là 45 ngày, kể từ
ngày thụ lí đơn khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối vói những vụ việc có tính
chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không
quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
- Đối với khiếu nại quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp
cưỡng chế thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30
ngày, kể từ ngày thụ lí đơn khiếu nại.
- Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, vụ
việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài
nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
6


2.3. Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
2.3.1. Khiếu nại và nhận đơn khiếu nại
Theo Điều 147 LTHADS, việc khiếu nại được thực hiện bằng một
trong các hình thức sau:

- Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Đơn của người khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; họ, tên, địa
chỉ của người khiếu nại; họ, tên, địa chỉ của người bị khiếu nại; nội dung
khiếu nại, lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết. Đơn khiếu nại phải do người
khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Ngay sau khi nhận được đơn khiếu nại của người khiếu nại, người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án phải làm rõ việc khiếu nại có
thuộc thẩm quyền giải quyết của mình không, yêu cầu, nội dung của người
khiếu nại. Nếu thấy việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của
mình thì trả lời cho người khiếu nại biết hoặc trong đơn khiếu nại nội dung,
yêu cầu khiếu nại chưa rõ thì gặp gỡ, tiếp xúc với người khiếu nại để yêu cầu
bổ sung hoặc làm rõ nội dung đơn khiếu nại.
- Trường hợp người khiếu nại không viết đơn mà đến khiếu nại trực
tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận việc khiếu nại hướng dẫn người khiếu
nại viết thành đơn hoặc ghi lại các nội dung như trên, có chữ kí hoặc điểm chỉ
của người khiếu nại.
- Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại
diện thì người có thẩm quyền phải yêu cầu người đại diện xuất trình giấy tờ
chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và kiểm tra xem việc khiếu nại
của người đại diện có theo đúng thủ tục như quy định đối với người khiếu nại
không.
Sau khi nghiên cứu đơn khiếu nại và tài liệu, chứng cứ người khiếu nại
cung cấp thấy đầy đủ điều kiện thụ lí thì người có thẩm quyền giải quyết
7


khiếu nại tiến hành thụ lí giải quyết. Khi nghiên cứu đơn khiếu nại và các tài
liệu, chứng cứ người khiếu nại cung cấp, nếu thấy việc khiếu nại chưa đáp
ứng đầy đủ những điều kiện thụ lí giải quyết thì người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại vi thi hành án dân sự có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho

người khiếu nại biết rõ lí do.
Theo Điều 141 LTHADS, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
trong thi hành án dân sự không thụ lí việc khiếu nại nến khiếu nại thuộc một
trong các trường hợp sau đây :
“1. Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không
có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp
pháp của mình.
4. Thời hiệu khiếu nại đã hết.
5. Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi
hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142
của Luật này.”
2.3.2. Thụ lí việc khiếu nại để giải quyết
Khi xác định được việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của
mình hoặc cơ quan mình và không thuộc một trong các trường hợp không thụ
lí để giải quyết đã quy định tại Điều 141 LTHADS thì người giải quyết khiếu
nại quyết định thụ lí việc khiếu nại.
Theo Điều 148 LTHADS thì “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 141 của Luật này, người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản
8


cho người khiếu nại biết. Trường hợp người có thẩm quyền không thụ lý đơn
khiếu nại để giải quyết thì phải thông báo và nêu rõ lý do.”
2.3.3. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
Hiện nay Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành

đã quy định cụ thể thủ tục giải quyết khiếu nại như sau:
Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu: Sau khi xem xét thấy khiếu nại
thuộc thẩm quyền giải quyết, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải
vào sổ thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại,
xác minh, trường hợp cần thiết có thể trưng cầu giám định hoặc tổ chức đối
thoại để làm rõ nội dung khiếu nại, sau đó phải ra quyết định giải quyết khiếu
nại (Điều 150 Luật Thi hành án dân sự).
Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai: Ngoài việc thực hiện các thủ tục
như lần một, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu
người giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung
khiếu nại, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải
quyết khiếu nại (Điều 152 Luật Thi hành án dân sự).
Trường hợp nội dung đơn khiếu nại, báo cáo giải trình của người bị
khiếu nại và hồ sơ, tài liệu có liên quan đã rõ ràng, có đủ căn cứ, cơ sở pháp
lý để kết luận, giải quyết thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra ngay
quyết định giải quyết khiếu nại (khoản 5 Điều 9 Thông tư số 02/2016/TTBTP). Trường hợp khiếu nại được giải quyết mà đương sự vẫn tiếp tục khiếu
nại nhưng không đưa ra bằng chứng mới thì người giải quyết khiếu nại lưu
đơn khiếu nại và thông báo để đương sự biết (Điều 38 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự).
Quy trình giải quyết khiếu nại được thực hiện theo Thông tư số
02/2016/TT-BTP (từ Điều 8 đến Điều 14) như sau:
9


Bước 1: Sau khi tiến hành xử lý đơn khiếu nại, người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại thụ lý đơn khiếu nại, yêu cầu báo cáo, giải trình, cung cấp
hồ sơ, tài liệu. Trường hợp cần xác minh, đối thoại trực tiếp tại địa phương
hoặc tại các cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết khiếu nại thì người có

thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định thành lập đoàn xác minh,
đối thoại. Trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp, vướng mắc về pháp luật,
quan điểm giải quyết, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có thể tổ
chức cuộc họp, trao đổi ý kiến với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
xin ý kiến chỉ đạo giải quyết của cấp trên trực tiếp; trưng cầu giám định hoặc
tiến hành các biện pháp cần thiết khác.
Bước 2: Sau khi nhận được kết quả xác minh, đối thoại hoặc kết quả
trưng cầu giám định (nếu có), người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải
ra quyết định giải quyết khiếu nại (Điều 13). Sau khi quyết định giải quyết
khiếu nại được ban hành, cơ quan thi hành án dân sự phát hành, công khai,
đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết quả giải quyết khiếu nại
(Điều 14).
2.3.4. Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết khiếu
nại
Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ là khâu rất quan trọng có tính
chất quyết định đối với quá trình xem xét giải quyết vụ việc khiếu nại. Việc
thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ là cơ sở để giải quyết việc khiếu nại
chính xác và đúng pháp luật.
Khi tiến hành thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại cẩn phải xác định rõ các nội dung khiếu nại, yêu
cầu của người khiếu nại; nội dung, yêu cầu cần phải thẩm tra xác minh; những
nội dung bị khiếu nại cần có sự giải trình của người bị khiếu nại; các cá nhân,
cơ quan, tổ chức hữu quan có liên quan cần phải gặp để xác mình, thu thập tin
tức, tài liệu và phải chuẩn bị các văn bản pháp luật liên quan đến việc giải
10


quyết khiếu nại làm cẫn cứ cho việc giải quyết khiếu nại. Để thực hiện được
kế hoạch thẩm tra, xác minh đã được xác định người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự cần lựa chọn những phương án thẩm

tra, xác minh cho phù hợp. Tuỳ từng trường hợp người giải quyết khiếu nại có
thể triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại để tổ chức đối thoại; xác
minh tại chỗ; trưng cầu giám định hoặc tiến hành các biện pháp khác theo quy
định của pháp luật.
2.3.4. Ra quyết định giải quyết khiếu nại
Sau khi đã xác minh được các ván dề liên quan đến khiếu nại và thu
thập được đầy đủ các thông tin, tài liệu, chứng cứ làm căn cứ giải quyết khiếu
nại thì người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có đầy đủ các nội dung quy
định tại Điều 151 LTHADS, bao gồm: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Họ,
tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội dung khiếu nại; Kết
quả xác minh nội dung khiếu nại; Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; Giữ
nguyên, sửa đổi, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định,
hành vi bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt việc thực hiện quyết định, hành vi bị
khiếu nại; Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi
trái pháp luật gây ra; Hướng dẫn quyền khiếu nại lần hai của đương sự
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có đầy đủ các nội dung quy
định tại Điều 153 LTHADS, bao gồm: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Họ,
tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội dung khiếu nại; Kết
quả xác minh nội dung khiếu nại; Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần đầu; Giữ nguyên, sửa đổi, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa
đổi, hủy bỏ một phần quyết định, hành vi bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt

11


thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại; Việc bồi thường thiệt hại, khắc
phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra.

Quyết định giải quyết khiếu nại được gửi cho người khiếu nại, người bị
khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn mà pháp luật
quy định. Quyết định này phải được mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức tôn trọng.
Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì phải được cá
nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành, nếu không thi hành
thì sẽ bị xử lí nghiêm minh, người bị thiệt hại được khôi phục quyền, lợi ích
hợp pháp và được bổi thường thiệt hại theo quy đinh của pháp luật.
3. Rút khiếu nại, giải quyết khiếu nại khi có yêu cầu hoãn, tạm đình chỉ,
đình chỉ thi hành án
Lần đầu tiên pháp luật về khiếu nại trong thi hành án dân sự được quy
định vấn đề này tại Điều 10 Thông tư số 02/2016/TT-BTP, cụ thể như sau:
- Trường hợp người khiếu nại rút một phần hoặc toàn bộ khiếu nại, thì
người có thẩm quyền giải quyết ra thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu
nại đối với nội dung khiếu nại đã rút và thông báo cho người khiếu nại biết.
Việc rút khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản, việc giải quyết khiếu nại
kết thúc khi có thông báo đình chỉ.
- Trường hợp có văn bản yêu cầu hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành
án của người có thẩm quyền thì tiếp tục giải quyết khiếu nại nếu khiếu nại
không ảnh hưởng đến nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
4. Cơ chế giám sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại về thi
hành án dân sự
Cơ chế giám sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại
về thi hành án dân sự hiện nay đã được Luật Thi hành án dân sự quy định cụ
tại Điều 159. Theo đó, các hoạt động của người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại về thi hành án dân sự đều được giám sát bởi Viện kiểm sát nhân dân
12


cùng cấp và cấp trên, cụ thể: Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của

pháp luật. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với cơ quan thi hành
án dân sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm
để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại có căn cứ, đúng pháp luật.

13


C. KẾT LUẬN
Có thể thấy, hiện nay pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
thi hành án dân sự đã góp phần đảm bảo tính minh bạch của hệ thống cơ quan
thi hành án dân sự, đảm bảo quá trình thi hành án được cơ quan Viện kiểm sát
nhân dân giám sát kịp thời, ngăn chặn, chấn chỉnh và khắc phục những hành
vi vi phạm pháp luật của chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân
sự trong quá trình tổ chức thi hành án, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, tổ chức. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến
công tác thi hành án dân sự nói chung và công tác giải quyết khiếu nại trong
thi hành án dân sự nói riêng.

14


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
2. Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/07/2015 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự.
3. Thông tư 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp Quy định
quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh
trong thi hành án dân sự.
4. Quyết định 1420/QĐ-GQKNTC của Tổng cục thi hành án dân sự về
việc ban hành quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân

sự.
5. Giáo trình luật thi hành án dân sự, Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2012.

15



×