Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TÌM KIẾM – THĂM DÒ KHOÁNG SẢN TẠI Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tài nguyên Khoáng sản Môi trường và Năng lượng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.71 KB, 59 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Tài nguyên năng lượng là nguồn lực cơ bản để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế-xã hội của đất nước. Than là nguồn nhiên liệu và năng lượng có lịch sử khai thác và
sử dụng lâu đời ở nước ta, là tài nguyên không tái tạo, nên cần được quản lý, khai thác
và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm.
Than đá nước ta có trữ lượng lớn và chất lượng cao nhất trong khu vực Đông
Nam Á, than luôn là một trong những khoáng sản nắm giữ vai trò chiến lược của nước
ta. Theo Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030, khoáng sản than tiếp
tục được đẩy mạnh thăm dò dưới sâu -300m và tiếp tục được đầu tư, cải tạo, mở rộng
khai thác. Do vậy, nhóm thực tập muốn nghiên cứu, học hỏi thực tế về các phương
pháp thăm dò, khai thác, công tác quản lý khoáng sản này.
Mục đích:
Củng cố những kiến thức lý thuyết đã học ở trên lớp và rèn luyện các kỹ năng
công tác thực địa của người cán bộ địa chất tương lai.
Nhiệm vụ:
Quan sát, nghiên cứu, thu thập, các loại tài liệu địa chất nguyên thuỷ trên các lộ
trình địa chất, vết lộ tự nhiên, công trình khai đào, công trình khoan, đánh giá, ghi
chép vào sổ nhật ký địa chất cá nhân và sơ đồ tài liệu thực tế.s
Quan sát, học hỏi, ghi chép và thực hành phương pháp lấy các loại mẫu,
phương pháp gia công mẫu và phân tích thí nghiệm mẫu.
Quan sát, học hỏi, ghi chép và thực hành phương pháp lập các loại bản đồ, sơ
đồ địa chất tỷ lệ lớn (1:25.000 - 1:10.000).
Quan sát và thực hành các phương pháp đào và chống các công trình khai đào
trên mặt, công tác dọn sạch vết lộ tự nhiên, vết lộ nhân tạo.
Tìm hiểu và thu thập các tài liệu liên quan đến các đề án - báo cáo các thời kỳ
gồm: khảo sát, đánh giá, tìm kiếm và thăm dò.
Tìm hiểu và thu thập các tài liệu liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản.
Tìm hiểu quy trình hoạt động của các đơn vị - tổ chức mà sinh viên tham gia


thực tập sản xuất, làm quen với công tác tổ chức sản xuất, triển khai thi công và tính
toán kinh tế - kế hoạch liên quan đến hoạt động khoáng sản.
2


Địa điểm: Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tài nguyên Khoáng sản Môi trường
và Năng lượng.
Thời gian thực tập sản xuất: từ ngày 26/12/2016 đến ngày 20/1/2017. Thời
gian thực địa: từ ngày 2/1/2017 đến hết ngày 12/1/2017.
-

Chuẩn bị các văn bản giấy tờ liên quan đến đợt thực tập: 3 ngày
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất địa chất của đơn vị - tổ chức tiếp nhận
thực tập, hoàn thành các nhiệm vụ do cơ sở sản xuất và cán bộ hướng dẫn giao; nghiên
cứu, tổng hợp và thu thập tài liệu cần thiết để lập báo cáo kết quả thực tập sản xuất: 20

-

ngày
Hoàn thành các thủ tục kết thúc đợt thực tập ở cơ sở sản xuất và trở về trường nghiệm
thu kết quả đợt thực tập sản xuất: 7 ngày
Kết quả đã đạt được:
Tìm hiểu và thu thập được các tài liệu sau: Đề án thăm dò khoáng sản than Khu
Khe Cam, Khu VI, Mỏ than Nước Vàng thuộc địa phận xã Lục Sơn, huyện Lục nam,
tỉnh Bắc Giang; Bản đồ địa hình khu mỏ; Bản đồ địa chất khu vực; Bản đồ địa chất
thủy văn – địa chất công trình; Bản đồ địa chất khoáng sản; Mặt cắt địa chất; Bình đồ
phân hình trữ lượng vỉa 10; Bản đồ lộ vỉa và các công trình thăm dò Khu Khe Cam,
Khu VI, mỏ than Nước Vàng, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Quan sát, nghiên cứu, học hỏi, thu thập tài liệu địa chất nguyên thủy, ghi chép
vào sổ nhật ký địa chất cá nhân.

Nắm được các khâu công tác trong thi công khoan, tìm hiểu phương thức tổ
chức sản xuất trong công tác thi công khoan, theo dõi khoan và mô tả mẫu lõi khoan.
Hiểu rõ được mô hình công ty và sơ đồ tổ chức, quy trình hoạt động, làm quen
với công tác tổ chức sản xuất, triển khai thi công của đơn vị thực tập.
Làm quen công tác hoàn thiện các thủ tục hành chính, tạo dựng quan hệ với
lãnh đạo công ty, và chính quyền địa phương,...
Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc,
hòa đồng, thân thiện với cán bộ công nhân viên trong đơn vị thực tập, chủ động tham
gia giúp đỡ công tác hậu cần, dọn dẹp vệ sinh, giữ gìn môi trường nơi thực t

CHƯƠNG I:
3


ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN
TRONG KHU VỰC THỰC TẬP
I.1 Vị trí địa lý hành chính, tọa độ, diện tích diện tích của khu vực thăm dò
Khu vực thăm dò Khe Cam – Khu VI, mỏ than Nước Vàng thuộc xã Lục Sơn,
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Lục Sơn là một xã miền núi nằm ở phía Đông của
huyện Lục Nam, phía Đông giáp huyện Sơn Động; phía Tây giáp xã Trường Sơn
(huyện Lục Nam); phía Nam giáp tỉnh Quảng Ninh và phía Bắc giáp xã Bình Sơn
(huyện Lục Nam). Xã có địa hình núi cao thuộc dải Yên Tử kéo dài từ phía Đông đến
phía Tây xã. Đường phân thủy của dải núi này là ranh giới của xã Lục Sơn với tỉnh
Quảng Ninh. Xã Lục Sơn có diện tích tự nhiên là 9.662,20 ha.
Khu vực thăm dò nằm ở phía Nam ở xã Lục Sơn, thuộc tờ bản đồ tỷ lệ 1/50.000
F-48-70-C (Mạo Khê) có diện tích 77 ha, được giới hạn bởi 8 điểm hệ tọa độ VN 2000 kinh tuyến trung tâm 105o múi 6’ và kinh tuyến trung tâm 107o múi 3’ như sau:

Khu vực

Điểm

góc

A
B
Khe Cam
C
D
E
F
Khu VI
G
H
Tổng diện tích

Hệ tọa độ VN – 2000
Kinh tuyến 105o , múi
Kinh tuyến 107o , múi
chiếu 6’
chiếu 3’
X (m)
Y (m)
X (m)
Y (m)
2344.670
665.787
2344.591
458.178
2344.670
666.112
2344.587

458.498
2344.360
666.090
2344.277
458.472
2344.350
665.760
2344.271
458.142
2344.380
665.350
2344.307
457.732
2344.140
665.540
2344.052
458.919
2343.692
665.350
2343.604
458.904
2343.692
665.350
2343.619
457.724

Diện tích
(ha)

10


67
77

4


I.2. Đặc điểm tự nhiên kinh tế, nhân văn
1. Địa hình
Khu vực thăm dò thuộc địa phận xã Lục Sơn (phía Đông huyện Lục Nam) nằm
trong phạm vi sườn phía Bắc dãy núi Bảo Đài – Yên Tử, có địa hình là dải sườn núi
cao kéo dài theo phương TB-ĐN, bao gồm các đường bình độ từ 150m đến 750m. Địa
hình cao nhất ở phía Tây, Tây Nam khu mỏ với các đường bình độ trên 500m. Các
sườn núi khá dốc, phân cắt mạnh. Địa hình núi cao dần về phía Nam và thoải dần về
phía Bắc. Hầu hết trên diện tích khu thăm dò là rừng tái sinh và rừng keo, bạch đàn
mới trồng của dân địa phương.
2. Sông suối
Tại phía Đông diện tích thăm dò có sông Đá Ngang cùng với hệ thống suối
nhánh tạo thành hình lông chim, chủ yếu chảy theo hướng Nam – Bắc và Đông Bắc.
Sông Đá Ngang chảy vào sông Nước Vàng. Các suối phần lớn dốc thoải, lượng nước
ít. Lòng suối rộng từ 3 đến 5m. Các nhánh suối thường có lòng hẹp và dốc, độ dài dao
động từ dưới 1km đến vài km, lòng suối nhiều tảng lăn đá kết hợp với cát kết, sạn kết
kích thước tới hàng mét, gây trở ngại cho công tác lộ trình địa chất và che phủ các dấu
hiệu lộ vỉa than. Nguồn cung cấp nước cho các sông suối chủ yếu là nước mưa, vì vậy
mực nước sông suối giữa hai mùa có sự chênh lệch lớn. Mùa khô các nhánh suối
thường ít nước và một số trở thành khe cạn, nhưng vào mùa mưa nước trong các khe
suối tăng lên rất nhanh có thể gây ra lũ bất thường.
Do địa hình bị chia cắt mạnh, các dòng chảy thường cắt vuông góc với đường
phương của các lớp đá gốc chứa các vỉa than. Trong khu mỏ có 6 nhánh suối cắt qua,
các nhánh phía Tây. Ở phía Đông Bắc khu vực có đoạn thượng nguồn sông Đá Ngang

chảy qua. Do khu vực ở sát lộ vỉa ở mức nông nên trong quá trình khai thác chịu ảnh
hưởng nhiều của nước mặt. Các loại đá trầm tích chứa than có khả năng chứa nước
gồm cuội kết, sạn kết và cát kết hạt thô. Đá ít có khả năng chứa nước và có khả năng
cách nước là hạt cát kết mịn, bột kết, sét kết. Nước tàng trữ trong các khe nứt phát
triển trong đá gốc là chính.
Nguồn cung cấp cho nước dưới đất là nước mưa. Miền cung cấp là toàn bộ diện
tích khu mỏ và phần phía Nam khu mỏ. Miền tàng trữ nước là địa tầng gồm các đá

5


trầm tích chứa than. Miền thoát của tầng chứa nước là các điểm để lộ nước để hình
thành dòng chảy trên bề mặt địa hình tạo nên suối.
3. Khí hậu
Khu mỏ có khí hậu nhiệt đới – gió mùa với 2 mùa rõ nét (mùa nóng và mùa
lạnh). Những tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8. Nhiệt độ trung bình dao
động từ 27oC đến 29oC. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Lạnh
nhất là tháng 12 và tháng 1. Nhiệt độ trung bình mùa lạnh dao động từ 10 oC đến 15oC,
nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 7oC.
Mùa nóng thường có mưa nhiều, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8. Mùa lạnh là
mùa khô ráo, mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1. Số ngày mưa trong năm từ 130 đến
150 ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 11,221mm đến 13,018mm,
lượng bốc hơi hàng có thể tới khoảng từ 883mm đến 1,010mm, lượng bốc hơi nhỏ
nhất là vào tháng 2 (579mm). Từ tháng 10 đến tháng 12 lượng bốc hơi có thể đạt tới
1,280mm.
Độ ẩm tương đối trung bình đạt từ 79 đến 81%. Mùa đông thường có gió mùa
Đông Bắc, mùa hè thường có gió mùa Đông Nam.
4. Giao thông
Trong khu mỏ đường giao thông đi lại tương đối khó khăn, thường là đường
mòn, đường đất phục vụ dân sinh, trồng rừng và khai thác lâm nghiệp, hiện nay hệ

thống đường đã bị xuống cấp, đặc biệt đến mùa mưa lũ việc đi lại là rất khó khăn.
Hệ thống đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên thôn có tổng chiều dài trên
30km. Đường tỉnh lộ 289 nối liền từ đường 293 là trên 14km đã trải nhựa, đường 289
và đường 293 nối từ thị trấn Lục Nam đến thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động.
Đường liên xã đã được cứng hóa bê tông bằng nguồn vốn WB và CT 135 của Chính
phủ.
Từ phía Đông Bắc khu thăm dò có đường trục của mỏ nối liền với đường liên
xã và sau đó nối liền với đường tỉnh lộ 293 tới thị trấn Đồi Ngô (huyện Lục Nam).
Trong phạm vi thăm dò hầu như không có nhà ở của dân, chỉ có một vài lán trại
của các đơn vị tư nhân làm kinh tế đồi rừng.

6


5. Kinh tế, xã hội, nhân văn
Dân số của xã Lục Sơn tính tới thời điểm 01/08/2009 là 6929 người với 7 dân
tộc anh em chung sống, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm trên 52%. Toàn xã có 17
thôn, bản, 20 chi bộ Đảng (trong đó có 04 chi bộ cơ quan), có 4 trường học và 1 Trạm
y tế. Qua các thời kỳ lịch sử, xã Lục Sơn có nhiều tên gọi khác nhau và là cái nôi của
phong trào cách mạng của tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc Giang.
Với đặc thù của một xã miền núi với nhiều dân tộc anh em chung sống, trên
90% nhân dân phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp với nguồn thu nhập từ rừng. Phát
triển kinh tế đồi rừng là đặc thù kinh tế của xã. Xã Lục Sơn có diện tích rừng là 8.324
ha trong đó: rừng do cơ quan Bảo tồn Tây Yên Tử quản lý 2.351 ha, Công ty Lâm
Nghiệp Mai Sơn quản lý 2.868,30ha, rừng do xã quản lý là 3.104,70 ha. Bao gồm
1.699 ha rừng sản xuất, 165 ha rừng dẻ: đây là cây cho thu nhập cao cho đồng bào dân
tộc Lục Sơn. Hàng năm sản lượng Dẻ ước tính khoảng 500 triệu đồng. Diện tích trồng
rừng kinh tế là 465 ha, chủ yếu là cây keo lai và bạch đàn.
Trong 17 thôn, bản có 6 thôn chiếm tới 90% là người dân tộc thiểu số, có 2 thôn
đạt làng văn hóa cấp tỉnh (thôn Vĩnh Tân và thôn Đồng Vành 1), 6 làng văn hóa cấp

huyện, 8 thôn đạt khu dân cư tiên tiến, 1171 hộ gia đình được công nhận gia đình văn
hóa. Lương thực bình quân đầu người đạt 450kg/năm. Tổng diện tích cấy lúa cả năm là
561 ha. Ngoài trồng lúa, xã còn quan tâm phát triển các loại cây hoa màu như lạc, đỗ,
ngô, sắn, thuốc lá… Trên sườn đồi nhân dân trồng các loại cây ăn quả như vải thiều,
nhãn, na, hồng…
Là xã vùng cao miền núi đặc biệt khó khăn hàng năm được ngân sách cấp trên
hỗ trợ 100% xã đã tranh thủ các nguồn vốn đầu từ xây dựng cơ bản để tập trung xây
dựng đường điện, đường giao thông, thủy lợi, trường học. Trên toàn xã có 4 trường
học, gồm: Trường mầm non có 12 lớp được chia làm 2 khu có 315 học sinh; trường
tiểu học Lục Sơn đã đạt chuẩn quốc gia có 406 học sinh; trường THCS Lục Sơn có
236 học sinh; trường PTCS Vĩnh Ninh có 260 học sinh, được thành lập năm 2007,
cách trung tâm xã khoảng 9km. Nhìn chung công tác giáo dục đào tạo ở xã Lục Sơn
còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất.

7


I.3 Lịch sử nghiên cứu địa chất khoáng sản khu vực thăm dò và tình hình khai
thác , chế biền khoáng sản trong khu vực
1. Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản khu vực thăm dò
Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản khu vực thăm dò gắn liền với lịch sử
nghiên cứu bể than Đông Bắc và được chia làm hai giai đoạn nghiên cứu :
• Giai đoạn trước năm 1954
Việc nghiên cứu địa chất và khoáng sản liên quan đến khu vực thăm dò đã
được các nhà địa chất Pháp tiến hành từ cuối thế kỉ trước , phục vụ cho khai thác than.
Từ hồi đó, than hệ tầng Hòn Gai đã được xác định có tuổi Ret thuộc Trias muộn
( ZEILLER , 1882 ,1883,1930) . Tuy nhiên những vấn đề về địa chất nói chung của cả
vùng chỉ được làm rõ dần trong các nghiên cứu địa chất khu vực xứ Bắc Kỳ của Jacob
C.(1921) và miền Đông Bắc Kỳ của Patte E. (1972).
Trong giai đoạn này, từ những năm 1930 người Pháp đã tiến hàng nghiên cứu

địa chất và khai thác than tại nhiều mỏ trong bể than Đông Bắc. Tuy nhiên không có
tài liệu nào về thăm dò , khai thác than còn để lại.
• Giai đoạn sau năm 1954
Địa tầng và cấu trúc của vùng than chỉ được thực sự làm rõ trên cơ sở của địa
chất học hiện đại trong Bản đồ địa chất miền bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500000 ( 1963) và
trong chuyên khảo thuyết minh kèm theo “ Địa chất miền Bắc Việt Nam” ( 1965) do
Đovjikov A.E chủ biên. Các kết quả đo vẽ tỷ lệ 1: 200000 do các nhà địa chất Việt
Nam thực hiện trong những năm 70 đã được cập nhập để biên soan Bản đồ địa chất
Việt Nam tỷ lệ 1 : 500000 ( 1988) do Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao đồng chủ
biên. Đây là những tài liệu cơ bản về địa chất- khoáng sản của vùng than.
Trong những năm 1976- 1979, tờ Hòn Gai đã được đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:
200000 cùng với tờ Móng Cái giáp kề phía đông. Công việc được giao cho Nguyễn
Công Lượng làm chủ biên cùng với các nhà địa chất Đoàn 20G thuộc Liên Đoàn Bản
Đồ địa chất. Sau đó nhiều vùng trong tờ đã được đo vẽ đến tỷ lệ 1: 50000.
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả khi sử dụng các tờ bản đồ
1:200000, Cục Đia Chất Việt Nam ( nay là Tổng cục Địa chất và Khoáng sản) đã giao
cho Liên đoàn Bản đồ địa chất ( nay là Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc) việc hiệu
đính để xuất bản loạt tờ bản đồ địa chất miền Đông Bắc Bộ tỷ lệ 1:200000, trong đó có
khu vực than Nước Vàng, theo quy chế chung do Cục ban hành, với sự trình bày
8


những tư liệu chính về khoáng sản trên tờ bản đồ. Việc hiệu đính còn bao gồm cả việc
bổ sung các tài liệu mới thu nhấp trong những năm gần đây về địa chất cũng nhu về
khoáng sản, các tai biên địa chất và danh lam thắng cảnh được xếp hạng. Việc hiệu
đính loạt tờ Đông Bắc Bộ đã được tiến hanh trong 2 lần, lần thứ nhất vào năm 1985 và
lần thứ hai vào năm 1995 dưới sự chỉ đạo chung của Nguyễn Văn Hoành.
Năm 1962, Đoàn địa chất thăm dò II và các chuyên gia Trung Quốc đã tiến
hành tìm kiếm, lập Bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 25 000 dải than Quảng Yên, xếp tầng chứa
than và tuổi Trias muộn – Jura sớm và xác định có 9 vỉa than.

Năm 1964, trên bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam, phần phía Bắc tỷ lệ 1: 500
000 Đovjikov A.E xếp địa tầng có chứa than này vào hệ tầng Hà Cối tuổi Jura sớm.
Năm 1956-1966, Đoàn địa chất 2 E (Dương Hồng Phi chủ biên) đã lập bản đồ
địa chất 1:25000 cánh Bắc dải than Bảo Đài.
Năm 1971-1981 , Đoàn Địa chất 903 tiến hành tìm kiếm và thăm dò đồng bộ
khu mỏ Đồng Ri và phẩn phía đông khu mỏ Thanh Sơn.
Năm 1982, xuất phát từ chủ trương chung của Tổng cục địa chất về đánh giá
tổng quát triển vọng than vùng Đông Bắc , Đoàn Địa chất 901 ( thuộc Liên đoàn Địa
chất 9) đã tiến hành điều tra , tổng hợp tài liệu và thành lập Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/10
000 toàn bộ diện tích bể than Bảo Đài – Yên Tử trong đó có vùng than Nước Vàng ở
phía TB.
Từ năm 1990-đến nay, nhân dân địa phương và tư nhân từ nơi khác đã khai thác
than tự phát phục vụ cuộc sống dân sinh.Số lượng than đã khai thác tại khu mỏ rất khó
xác định một cách chính xác.
2. Tình hình khai thác, chế biến khoáng sản trong khu vực thăm dò
Khu vực Khe Cam- Khu VI thuộc mỏ than Nước Vàng nằm trong vùng than
Bảo Đài –Yên Tử ( phía TB)
Theo các tài liệu lưu trữ của Ngành Địa chất và Khai khoáng thì từ năm 19291930 , người Pháp đã đến khu vực than Nước Vàng để khảo sát , điều tra và tiến hành
thi công một số công trình hàng , hố thăm dò nhằm xác định chính xác đầu lộ các vỉa
than không lớn, giao thông đi lại khó khăn nên khu mỏ không tiếp tục được nghiên
cứu.
Người Pháp đã tiến hành khai thác than tại đây. Theo tài liệu hiện có ( lưu trữ
tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản) ở đây đã có 4 lò cũ đào than vỉa, hiện nay đã bị
sập đổ. Theo thông tin của nhân dân địa phương, người Pháp đã tiến hành khai thác

9


than theo cách thủ công. Nhưng vì trữ lượng than không lớn và chất lượng than kém
nên việc khai thác bị dừng lại.

Từ năm 1990 trở lại đây có một vài lò giếng của dân và 2 moong khai thác đơn
vị quân đội tận khu đầu lộ vỉa than số 2 thuộc khu vực phía Đông Bắc khu mỏ. Hiện
tại vẫn tồn tại một số cửa lò và giếng của nhân dân khai thác tự do, tự phát. Các lò và
giếng khai thác này thường chỉ đào sâu theo hướng dốc của vỉa từ 20 đến 30m và đào
ngang theo vỉa vài chục mét. Mặc dù việc khai thác ở đấy có quy mô nhưng cũng sẽ là
bẫy chứa nước, khí cháy nổ, gây nguy hiểm cho việc thiết kể và tổ chức khai thác phần
sâu sau này.
Hiện trạng khu vực thăm dò thuộc đất rừng sản xuất, khu vực không có công
trình di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, không có công trình trọng điểmn quốc
gia, thuộc quốc phòng an ninh, tôn giáo. Khu vực thăm dò có 17 cửa lò thăm dò, khai
thác than của một số tổ chức, cá nhân đã được tự mở phát trước kia đã bị Tổ chức liên
ngành của huyện Lục Nam đánh sập,không có số liệu than thống kê đã khai thác.
Hiện nay trên địa bàn xã Lục Sơn có 4 công ty khai thác than đá và một công ty
khai thác vật liệu xây dựng.
Do không có số liệu thống kê, vì vậy tạm ước tính trong vòng 20 năm trở lại
đây số lượng than đã khai thác tại khu Khe Cam- Khu VI khoảng 200 nghìn tấn.
I.4. Các kết quả nghiên cứu, điều tra, thăm dò khoáng sản liên quan đến diện tích
lực chọn thăm dò khoáng sản.
Ngoài các kết quả nghiên cứu tổng quan ở tỷ lệ 1: 500 000, 1: 200 000 và 1: 25
000 tại diện tích lựa chọn thăm dò khoáng sản vẫn chưa có các công trinh điều tra, tìm
kiếm chi tiết và thăm dò khoáng sản. Như đã nêu trên có 3 công trình điều tra khoáng
sản liên quan đến diện tích lựa chọn thăm dò.
Trong công trình của đoàn Địa Chất 2E về việc lập bản dồ địa chất 1 : 25 000
cánh Bắc dải than Bảo Đài, Dương Hồng Phi và các tác giả đã xếp tầng chứa than tại
đây vào hệ trias muộn- bậc Ret đến Jura sớm – bậc Liat và xác định có từ 4 đến 6 vỉa
than có giá trị công nghiệp, có thể khai thác. Các tác giả đã tiến hành các công trình
khai đào phục vụ công tác tìm kiếm như: hào, giếng, lò để đánh giá và lấy mẫu phân
tích các chỉ tiêu công nghiệp của các vỉa than. Các tác giả đã đánh giá và tính toán trữ
lượng than cấp C2. Tuy nhiên, do than khu vực Nước Vàng có chất lượng trung bình
đến kém, điều kiện cấu trúc địa chât phức tạp và trữ lượng không được quan tâm

nhiều.
10


Theo tài liệu tìm kiếm và thăm dò đồng bộ khu mỏ Đồng Ri và phần phía đông
khu mỏ Thanh Sơn của Đoàn địa chất 903, các tác giả đã xếp tầng chứa than vào tuổi
Trias muộn bậc Nori- Ret và gọi là tầng chứa than Yên Tử. Tầng chứa than Yên Tử có
5 vỉa than, trong đó có 4 vỉa có giá trị công nghiệp.
Theo tài liệu điều tra, tổng hợp tài liệu và thafngh lập Bản đồ Địa chất tỷ lệ
1:10000 bể than Bảo Đài – Yên Tử của Đoàn địa chất 901, khu vực than Nước Vàng ở
phía TB bể than có từ 6 đến 9 bể than.
Các công trình nêu trên đều khẳng định than ở khu vực Nước Vàng có trữ
lượng không lớn, quy mô nhỏ và chưa nghiên cứu chi tiết các vỉa than. Độ sâu nghiên
cứu cũng hạn chế.
Theo kết quả điều tra, khảo sát tại thực địa, khu vực Khe Cam – Khu VI, mỏ
than Nước Vàng nhóm tác giả của xí nghiệp khảo sát, thiết kế, xây dựng công trình mỏ
- CN Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Giang sơ bộ xác định tại khu vực có 9 vỉa than
(V4,V5,V6, V7,V8,V9,V10,V11 và V12).

\

CHƯƠNG II:
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC
II.1. Địa tầng

11


Trên diện tích khu Khe Cam – Khu VI nói riêng và khu vực mỏ than Nước
Vàng nói chung phân bố 2 hệ tầng: Hệ tầng Sơn Dương (T 21sd) và hệ tầng Hòn Gai

(T3n-rhg) là hệ tầng chứa than. Cụ thể như sau:
1 Hệ tầng Sơn Dương (T2lsd)
Các đá trầm tích thuộc hệ tầng Sơn Dương phân bố rất hạn chế ở phía Bắc khu
vực nghiên cứu. Thành phần thạch học từ dưới lên gồm cuội kết cơ sở, cát kết, cát kết
dạng quarzit, bột kết. Các đá thường có tính phân nhịp rất rõ ràng: thường bắt đầu là
sạn kết xen thấu kính cuội kết, trên là cát kết, cát kết dạng quarzit, bột kết. Các đá hạt
thô có màu trắng phớt hồng. Các đá hạt mịn có màu nâu đỏ phớt lục. Mỗi nhịp có
chiều dày khoảng 20m – 30m. Phần trên cùng của hệ tầng là bột kết màu đỏ, xanh lục
chiếm ưu thế, có xen ít lớp cát kết, sét kết chứa vôi. Quan hệ trên: hệ tầng Sơn Dương
bị các trầm tích chứa than hệ tầng Hòn Gai phủ không chỉnh hợp lên trên. Quan hệ
dưới: hệ tầng Sơn Dương phủ lên các thành tạo cổ hơn hoặc có quan hệ kiến tạo. Bề
dày của hệ tầng thay đổi từ 500m đến 700m.
2. Hệ tầng Hòn Gai (T3n-rhg)
Các thành tạo của hệ tầng Hòn Gai hầu như phân bố trên toàn bộ diện tích khu
Khe Cam – Khe VI. Căn cứ vào đặc điểm thạch học có thể chia ra làm 3 tập theo thứ
tự từ dưới lên như sau:
+ Tập 1 (T3n-rhg1)
Tập 1 phân bố ở phía bắc khu vực nghiên cứu và được xác định từ lớp cuội cơ
sở nằm không chỉnh hợp trên hệ tầng Sơn Dương (T 21sd) đến lớp sét kết xen bột kết
màu nâu đỏ. Tập 1 bao gồm các đá trầm tích hạt trung, hạt mịn. Thành phần thạch học
chủ yếu là sét kết, bột kết màu xám tro, xám nâu, cát kết, sạn kết, cuội kết màu xám
nâu, xám sáng. Quan hệ với tập 2 là chuyển tiếp từ từ. Cuội kết cơ sở có thành phần
hạt phức tạp bao gồm thạch anh và các mảnh vụn khác như cát bột kết với độ lựa chọn
kém. Sạn kết có thành phần hạt chủ yếu là thạch anh, silic, ít mảnh vụn cát kết, bột kết
với kích thước hạt tương đối đồng đều (dao động từ 0,1cm đến 0,5cm) , tương đối tròn
cạnh. Cát kết thạch anh hạt trung đến mịn màu xám, xám đen, kết cấu rắn chắc, phân
lớp dày từ 0,5m đến 0,8m. Có nhiều khe nứt thứ sinh vuông góc với đường phương
của lớp. Cát kết có kiến trúc cát hoặc biển dư, xi măng cơ sở hoặc lấp đầy hoặc tiếp
xúc. Thành phần thạch học tương đối đồng nhất : thạch anh chiếm 80-90% và. Silic chỉ
12



chiếm khoảng từ 1-5%. Các hạt thạch anh hầu như bị tái kết tinh. Xi măng chủ yếu là
sét sericit, chiếm 5-20%. Ngoài ra còn có các hydroxit sắt màu xám nâu. Khoáng vật
quặng thường là zircon và turmalin nằm rải rác trong đá, Sét bột kết hạt trung đến hạt
mịn, thường bị nén ép và vò nhàu, mặt lớp láng bóng, kiến trúc bột hoặc sét – bột. Tập
1 có chiều dày từ 180-200m.
+ Tập 2 (T3n-rhg2)
Tập 2 phân bố ở trung tâm và phía nam của khu vực nghiên cứu, tạo thành dải
kéo dài theo phương đông- tây. Ranh giới được xác định từ lớp sét, bột kết màu xám
nâu, nâu đỏ, xám tro. Thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, bột kết, sạn kết hạt thô
đến trung bình, màu xám đen, xám tro, xám trắng, bột kết màu xám, xám tro, sét kết,
sét than và các vỉa than. Đá có cấu tạo khối rắn chắc hoặc phân lớp dày.
Sét kết và sét than có màu đen, xám đen phân lớp mỏng, chúng thường là vách
vỉa than, trụ vỉa than hoặc lớp kẹp trong than. Đá bị vò nhàu , uốn nếp với mặt lớp láng
bóng. Kiến trúc sét, sét- bột, vảy biến tính. Trong sét thường chứa các hạt thạch anh
với tỉ lệ khoảng 5-10%, sét sericit chiếm khoảng 70-80%, trong đó sét có chứa nhiều
vật chất than màu đen chiếm tỷ lệ 1-8%. Riêng trong sét than vật chất than có thể
chiếm tỉ lệ 23-24%. Trong sét kết chứa nhiều hoá thạch thực vật bảo tồn tốt, đặc trưng
cuổi tuổi Trias muộn- bậc Nori- Ret. Tập 2 dày từ 400 đến 600m.
+ Tập 3 (T3n-rhg3)
Phân bố phần rìa ráp gianh ở phía nam khu vực nghiên cứu, tạo thành dải kéo
theo phương đông – tây, ở độ cao trên 500m. Ranh giới được xác định từ lớp sạn kết ở
vách vỉa than V10 trở lên. Các đá trầm tích thuộc tập 3 chủ yếu là hạt thô gồm cuội
kết, sạn kết xen kẹp ở các lớp mỏng cát kết hạt thô. Hầu hết các đá có màu xám nhạt
và xám trắng. Chiều dày của tập 3 khoảng 300-450m.
Như vậy tại khu vực nghiên cứu các vỉa than V2, V3, V4, V5, V9, V10, V11,
V12 đều nằm trong mặt cắt của Tập 2 hệ tầng Hòn Gai (T3n-rhg2).

13



II.2. Kiến tạo
Phức hệ thạch – kiến tạo
Diện tích khu vực nghiên cứu và lân cận thuộc phạm vi phân bố của phức hệ
thạch – kiến tạo Mesozori sớm cấu thành từ các thành tạo trầm tích dạng nhịp (flish)
chứa than điển hình (molat xám) với cấu trúc địa chất đặc trưng uốn nếp – khối tảng.
Cấu trúc uốn nếp
Về mặt cấu trúc uốn nếp, khu vực mỏ than Nước Vàng , trong đó có khu Khe
Cam- Khu VI chỉ là một phần nhỏ thuộc cánh phía Bắc của nếp lõm lớn Bảo Đài –
Yên Tử.
Nếp lõm Bảo Đài- Yên Tử có dạng ô van không hoàn chỉnh. Cả 2 cánh phía
Bắc và cánh phía Nam đều bị các đứt gãy kiến tạo phương á vĩ tuyến cắt xén. Trục
lõm kéo dài theo phương á vĩ tuyến ( phương gần đông- tây)
Các thành tạo trầm tích cấu thành nếp lõm chủ yếu thuộc 2 hệ tầng Sơn Dương
và Hòn Gai. Chúng thường có cấu tạo đơn nghiêng. Ở cánh phía Bắc đá gốc cắm về
phía Nam, Nam- Đông Nam với góc dốc thay đổi từ 25 0 đến 500 trung bình là 400 . Ở
cánh phía Nam thì ngược lại, đá gốc cắm về phía Bắc, Bắc Đông Bắc với góc dốc thay
đổi từ 250 đến 500( trung bình và 400)
Khu Khe Cam- Khu VI là một phần cánh phía bắc của nếp lõm Bảo Đài- Yên
Tử kéo dài từ mỏ Nước Vàng qua khu Thanh Sơn đến Đồng Ri. Tại đây đá chủ yếu
cắm về phía nam, nam – đông nam với góc dốc trung bình là 35-400.
Tại khu Khe Cam- Khu VI , cấu trúc địa chất chủ yếu là đơn nghiêng ( đơn tà) .
Đường phương đá gốc kéo dài theo hướng á vĩ tuyến ( gần đông – tây) là chủ yếu.
Phương vị góc dốc đá chủ yếu là nam, tây nam và đông nam.
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát thực địa của Xí nghiệp khảo sát, thiết kế, xây
dựng công trình mỏ- CN Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Giang thì tại một số vị trí có
sự thay đổi về yếu tố thế nằm đá gốc : Từ điểm khảo sát DN.501 đến DN.505 đường
phương đá gốc kéo dài theo phương TB-ĐN , cắm về phía TN; từ điểm khảo sát
DN.508 đến DN.511 đường phương đá gốc kéo dài theo phương á kinh tuyến, cắm về

phía tây- tây nam.

14


Tại một số vị trí có thể quan sát thấy một số nếp uốn nhỏ : nếp lồi ở khu vực
khảo sát DN.10 ; nếp lõm ở khu vực khảo sát DN.11 và nếp lồi ở khu vực từ điểm
khảo sát DN.11 đến DN.12.
Ngoài ra trong khu vực còn quan sát thấy các vi nếp uốn với kích thước rất nhỏ.
Đứt gãy kiến tạo
- Đứt gãy Yên Tử ( FYT) là đứt gãy sâu ( độ sâu của đứt gãy đạt mặt Konrad ),
quy mô khu vực , đóng vai trò ranh giới phân chia 2 đới cấu trúc An Châu và Duyên
Hải, phân bố phía Bắc diện tích nghiên cứu, kéo dài theo phương chủ đạo là á vĩ tuyến.
Đây là đứt gãy thuận cắm về phía bắc và bắc- đông bắc với góc dốc dao động từ 70800 ; đới hủy hoại rộng từ 50-100m và có nơi lớn hơn. Các trầm tích thuộc cánh phía
bắc của đứt gãy này bị sụt xuống cởn cánh phía nam đứt gãy được nâng lên.Dọc đứt
gãy có nhiều mạch thạch anh nhiệt dịch dày từ 5-20cm.
Đứt gãy F18 là đứt gãy nhánh của đứt gãy Yên Tử, nằm ở trung tâm khu 275, mỏ
than Nước Vàng , kéo dài theo phương ĐB-TN . Đây là đứt gãy nghịch có mặt trượt
nghiêng về ĐN , góc dốc dao động từ 65-750, cự ly dịch chuyển ngang khoảng dao
động từ 120-300m
Ngoài ra, trong khu vực còn một số đứt gãy kiến tạo quy mô nhỏ , cỡ địa
phương làm phức tạp hóa bình đồ cấu trúc địa chất. Trong các đá cát kết , sạn kết ,
cuội kết phát triển khá nhiều khe nứt kiến tạo các pha khác nhau và phương khác nhau.

15


CHƯƠNG III:
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN
Đặc điểm khoáng sản ( các vỉa than)

Trong vùng mỏ than Nước Vàng nói chung và khu Khe Cam – Khu VI nói riêng
hiện nay mới chỉ phát hiện được duy nhất một loại khoáng sản là than đá, ngoài ra
chưa phát hiện được khoáng sản nào khác. Hiện nay than ở vùng Nước Vàng đang
được khai thác với quy mô nhỏ.
Theo báo cáo lập bản đồ địa chất công nghiệp dải than Bảo Đài tỷ lệ 1:10 000 ,
khu 275 mỏ than Nước Vàng dự kiến có các vỉa than từ V4 đến V11, khu Khe CamKhu VI có các vỉa than từ V2 đến V10 , các vỉa than có nhiều lớp đá kẹp, theo đường
phương chiều dày vỉa vát đi rất nhanh. Trong số đó chỉ có V4 và V7 có chiều dày vỉa
khoảng 1m , độ dốc dao động từ 40-700
Theo báo cáo lập bản đồ địa chất tổng hợp kết quả thăm dò than khu Đá Ngangmỏ than Nước Vàng của công ty cổ phần Hợp Nhất , khu 98 ha ( phía Bắc khu Khe
Cam- Khu VI) có 6 vỉa than từ V2-V6 trong đó V3,V4 đạt giá trị khai thác.
Theo kết quả khảo sát của liên đoàn InterGeo thì khu 275 đã xác định được 2
vỉa tạm đặt tên là vỉa 8 và vỉa 9.
Theo tài liệu hiện có và kết quả khảo sát của nhóm tác giả thuộc Xí nghiệp khảo
sát, thiết kế, xây dựng công trình mỏ- CN Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Giang, khu
Khe Cam- Khu VI có 9 vỉa than gồm các vỉa than số 4,5,6,7,8,9,10,11,12. Trong đó
các vỉa 4,5,9,10 có triển vọng khai thác. Chiều dày các vỉa than giảm dần từ phía đông
sang phía tây khu mỏ.
Sau đây là mô tả sơ bộ các vỉa than:
Vỉa V4: Vỉa V4 phân bố ở phía Bắc Khu VI ( chờm ra phía ngoài) và được
quan sát tại vết lộ DN.04, DN.05,DN.06 và lò LO-03. Vỉa được đánh giá là vỉa có triển
vọng nhất. Chiều dày vỉa trung bình đạt 0,6-3,0m. Thế nằm trung bình 140<30. Đường
phương của vỉa có phương đông – tây và á vĩ tuyến.
Vỉa V5: Vỉa V5 phân bố ở phía Bắc Khu VI và được quan sát tại các vết lộ 06/1
DN.08, DN.11, DN.523. Chiều dày vỉa trung bình đạt 0,7-1,0m. Thế nằm trung bình
160<50 . Đường phương của vỉa có phương đông-tây và á vĩ tuyến.
16


Vỉa V6: Vỉa V6 phân bố ở phía Bắc Khu VI và được quan sát tại vết lộ DN.09
và DN.07. Chiều dày vỉa trung bình đạt 0,6-1,1m .Thế nằm 180-210 < 20-45. Đường

phương của ví có phương đông – tây và á vĩ tuyến.
Vỉa V7: Vỉa V7 phân bố ở trung tâm Khu VI và được quan sát tại các vết lộ
DN.08 và DN.10. Chiều dày vỉa trung bình đạt 0,6-1,2m. Thế nằm 170-230 < 30-55.
Đường phương của vỉa có phương đông- tây và á vĩ tuyến.
Vỉa V8: Vỉa V8 phân bố ở phía nam Khu VI và được quan sát tại các vết lộ
DN.11/1, DN.545 và tại một số lò khai thác than thổ phỉ. Chiều dày vỉa trung bình đạt
0,6-1,0m. Thế nằm 180-250 < 30-55. Đường phương của vỉa có phương đông- tây, tây
bắc – đông nam và á vĩ tuyến. Vỉa 8 bị uốn công ở phía đông nam Khu VI.
Vỉa V9: Vỉa V9 kéo dài từ phía tây bắc đến phía nam khu Khe Cam và được
quan sát tại vết lộ DN.512, DN.13,DN.511,DN.541,DN.524/1. Gồm 4 phân vỉa. Chiều
dày mỗi phân vỉa trung bình đạt 0,6m .Tổng chiều dày vỉa 9 đạt 2,4m. Thế nằm thay
đổi theo đường phương 180<35,260<20 , 270<50 , 175<30.
Vỉa 9 cùng với các vỉa V10,V11 và V12 bị uốn cong ở phía Nam – Tây Nam
Khu Khe Cam. Đường phương của vỉa V9 có phương thay đổi : Đông – Tây ở phía
Tây Bắc, á kinh tuyến ở phía nam và á vĩ tuyến ở phía Nam và Đông Nam khu Khe
Cam.
Vỉa V10: Vỉa 10 kéo dài từ phía tây bắc đến phía nam Khu Khe Cam và được
quan sát tại vết lọ DN.258 , DN.509/1 , DN.540 , DN.28 , DN.510 , DN.510/1 ,
DN.14/2 và tại 1 lò khai thác than thổ phỉ . Gồm 2 phân vỉa. Chiều dày vỉa trung bình
đạt 0,5m . Tổng chiều dày vỉa 10 đạt 1,0m .Thế nằm 250<35.
Chất lượng của vỉa than:
Qua khảo sát thực địa các tác giả thấy phần lộ vỉa các vỉa than đều thuộc đới
phong hóa nên chất lượng than bị giảm nhiều , khó đánh giá chính xác , xuống dưới
sâu ( tại một số lò khai thác tự phát ) gặp than chất lượng tốt hơn.
Trong quá trình lập đề án nhóm tác giả tiến hành lộ trình khảo sát thu nhập tài
liệu địa chất khu mỏ . Tài liêu cập nhật về cấu trúc địa chất khu mỏ đã có những thay
đổi nhỏ : số liệu về yếu tố thế nằm ( đường phương và góc dốc ) có sự biến động, nhất
là ở phần phía Tây và Tây Nam khu Khe Cam, phát hiện thêm 2 vỉa than V11 và V12.

17



CHƯƠNG IV:
PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM – THĂM DÒ ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG
IV.1 Cơ sở lựa chọn phương pháp
- Các quy chuẩn , quy phạm kỹ thuật hiện hành của ngành địa chất đối với thăm
dò khoáng sản than.
- Cơ sở tài liệu ban đầu về cấu trúc địa chất : cấu trúc địa chất phức tạp.
- Cơ sở tài liệu ban đầu về đặc điểm các vỉa than : số liệu về các vỉa than còn
quá sơ lược và nghèo nàn, chiều dày các vỉa than bị biến động mạnh.
- Điều kiện thi công ( đặc điểm địa hình đồi núi cáo , dốc , bị phân cắt mạnh ,
đường giao thông khó khăn , mức độ tập trung dân cư thấp).
Căn cứ mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất , sự biến đổi đặc điểm các vỉa
than theo đường phương , hướng dốc, chất lượng than và các yếu tố cấu trúc uốn nếp
làm phức tạp hóa địa chất khu mỏ ; căn cứ và quyết định sô 25/2007/QĐ-BTNMT
ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định thăm
dò , phân cấp trữ lượng và tài nguyên than , nhóm tác giả xếp khu mỏ thăm dò vào khu
mỏ loại II.
IV.2 Các phương pháp và khối lượng các dạng công trình
Các phương pháp ( các công trình thăm dò ) chủ yếu trong đề án là :
- Công tác trắc địa
- Phương pháp địa chất ( công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất – khoáng sản ở tỷ lệ
1 : 50 000 )
- Thi công công trình khoan lấy mẫu lõi
- Phương pháp địa vật lý ( đo địa vậy lý lỗ khoan để kiểm tra)
- Nghiên cứu chất lượng than ( phân tích – thí nghiệm)
- Công tác nghiên cứu địa chất thủy văn- địa chất công trình
- Công tác nghiên cứu khí mỏ
- Công tác văn phòng , lập báo cáo tổng kết.
1. Công tác trắc địa

Công tác trắc địa trong đề án này gồm các dạng công tác : thành lập lưới giải
tích loại 2 , hành trình ni vô hạng IV , lưới sườn kinh vĩ , đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ
18


1 : 5000 , mạng lưới tuyến thăm dò và xác định tọa độ công trình địa chất đã có đầy đủ
các nhiệm vụ phục vụ công tác thăm dò địa chất than khu vực Khe Cam- Khu VI , xã
Lục Sơn , huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo các văn bản pháp lý về công tác trắc
địa và Quy phạm Trắc địa Địa chất năm 1990 do Tổng cục Mỏ- Địa Chất ban hành.
1.1Các văn bản pháp quy
- Quy phạm trắc địa – địa chất năm 1990 do Tổng cục Mỏ -Đia chất ban hành
( nay là Tổng cục Địa chất và Khoáng sản )
- Quyết định số 68/ QĐ-BĐ ngày 4/5/1991 của Cục đo đạc và Bản đồ Nhà nước
( nay thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho phép sử dụng công nghệ GPS để thành
lập lưới tọa độ , độ cao Nhà nước.
- Phương án kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1 : 5000 của Tổng cục Địa
chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500 , 1: 1000 , 1: 2000 , 1: 5000 và 1: 10000,
1:25000 của Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tài liệu trắc địa được thành lập theo hệ tọa độ VN-2000 múi chiều 3 0 kinh
tuyến trung tâm 1070 , độ cao thủy chuẩn nhà nước.
1.2 Tư liệu
Để phục vụ cho công tác đo đạc trắc địa địa hình của vùng mỏ , đã sử dụng 2
điểm tọa độ địa chính cơ sở có số hiệu : 106 430, 106 431 và 1 điểm độ cao hạng II
Nhà nước có số hiệu : III ( HK – YL ) 6
Bảng thống kê tọa độ, độ cao số liệu gốc
TT

Tên điểm


Cấp hạng

Tọa độ VN – 2000 kinh tuyến
trung tâm 107o múi chiếu 3o

Độ cao (m)

1

106431

ĐCCS

2347836.506

457125.393

126,299

2

106430

ĐCCS

2348009.619

459242.579

111,177


3

III (HK-YL) 6

43,428

Bản đồ địa hình
Khu đo nằm trên tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 (Mạo Khê) có số hiệu F4870C (6351 III) và bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10.000 xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang.

19


Bản đồ tỷ lệ 1: 5000 dùng để khảo sát, thiết kế và thi công lưới giải tích loại
1,2 hành trình thủy chuẩn hạng IV và bố trí các công trình địa chất và dự tính trữ
lượng than.
1.3. Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 5000 , h= 5m
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1 : 5000 , h = 5m được thành lập bằng phương pháp toàn
đạc. Đo chi tiết tại thực địa theo phương pháp tọa độ bằng máy toàn đạc điện tử
TC600. Các điểm đứng máy để đo các điểm chi tiết địa hình địa vật là các điểm từ
đường sườn kinh vĩ trở lên. Ngoài ra ở những khu vực khó khăn, độ che phủ lớn được
bố trí thêm cọc phụ. Công tác đo chi tiết địa hình, địa vật được thực hiện như sau:
- Hệ thống thủy hệ : Các khe suối , khe cạn , đường tụ thủy, ao hồ, suối lớn đo
bờ trên và mép nước, đo độ sâu và ký hiệu tên và hướng nước chảy.
- Hệ thống giao thông : Trong khu đo chủ yếu và đường đất , đường liên thôn ,
xã và đường mòn vào các khu trồng cây công nghiệp. Hệ thống đường được đo đầy đủ
theo quy mô chiều dài, độ rộng , taluy.
-Hệ thống dân cư : Đối với nhà dân lấy nhà chính , nhà tạm ở các khu trồng cây
công nghiệp đều được đo và biểu thị vùng dân cư ( tiểu khu , thôn , xã ).

-Hệ thống thực vật : Ranh giới thực vật như cây lương thực , cây tự nhiên ….
Được đo và biểu thị trên bản đồ , có ghi chú chiều cao cây.
- Địa hình : Mặt địa hình được đo với mật độ điểm trung bình ~100 điểm/ 1dm 2
đảm bảo cho công tác nội suy đường bình độ bằng phần mềm. Các điểm địa hình đặc
trưng như : đỉnh đồi , yên ngựa, khe, tụ thủy, phân thủy, ngã ba đường , suối , khu vực
địa hình sạt lở , hào, hố, đắp cao, xẻ sâu đều được đo vẽ biểu thị độ cao trên bản đồ.
Bản đồ in màu và lưu trữ vào đĩa CD.
1.4. Công tác xác định tọa độ và độ cao các công trình địa chất
a. Mạng lưới tuyến địa chất trên diện tích thăm dò tỷ lệ 1: 5000 được thành lập
1 tuyến trục và 4 tuyến ngang.
Trên tuyến trục xác định giao điểm giữa tuyến trục và tuyến ngang theo phương
pháp tọa độ cực. Tại thời điểm này được xây mốc bằng bê tông có kích thước ( 20x20,
40x40 cao 50cm) và ghi rõ tên tuyến.
Từ giao điểm tuyến trục và tuyến ngang xác định phương vĩ tuyến , phát triển
về hai cánh . Đo chiều dài và chênh cao của các điểm chi tiết trên tuyến. Điểm đầu và
cuối tuyến được xác định tọa độ , độ cao bằng phương pháp tọa độ cực. Thành lập mặt
cắt địa hình tỷ lệ 1/5000.

20


b. Xác định tọa độ độ cao các công trình địa chất gồm : lỗ khoan , hào , lò ,
điểm đầu cuối tuyến địa chất.
Vị trí các lỗ khoan được xây bằng bê tông có kích thước như điểm giải tích loại
2, trên mặt có ghi tên lỗ khoan , ngày khởi công, ngày kết thúc, chiều sâu lỗ khoan.
Xác định tọa độ , độ cao các công trình địa chất theo phương pháp tọa độ cực. Điểm
trạm đo là điểm đường sườn kinh vĩ. Khoàng cách từ trạm đo đến công trình không lớn
hơn 100m. Đo góc phẳng ngang, chiều dài và chênh bằng máy toàn đạc điện tử TC
600 ( hoặc tương đương ) và được ghi chép vào nhật ký theo quy phạm Trắc địa Địa
chất năm 1990. Tính tọa độ , độ cao theo phương pháp giải tích trong phần mề chuyên

dụng( hoặc Excel)
Số lượng các công trình gồm 10 lỗ khoan
c. Vị trí các công trình địa chất được xác định lên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5000
để đối chiếu giữa độ cao công trình và độ cao địa hình để kiểm tra và bổ sung chỉnh lý
cho phù hợp. Kết quả lập thành bảng để đánh giá độ chính xác bản đồ địa hình và công
trình.
1.5. Công tác kiểm tra , nghiệm thu và giao nộp sản phẩm
Cơ sở để kiểm tra , nghiệm thu sản phẩm đo đạc bản đồ là quy phạm trắc địa
địa chất năm 1990 và phương án kỹ thuật.
Công tác kiểm tra được tiến hành chặt chẽ, thường xuyên trong suốt quá trình
thi công.
Chủ đầu tư tiến hành kiểm tra và nghiệm thu các loại sau:
- Công tác bố trí , xây chọn mốc các điểm giải tích loại 1 , loại 2 , mạng lưới
tuyến địa chất
- Tài liệu đo đạc , tính toán bình sai lưới giải tích loại 1, loại 2 , hành trình ni vô
hạng VI , lưới đường sườn kinh vĩ , đo công trình địa chất, đo chi tiết địa hifngh bao
gồm nhật ký đo đạc tại thực địa , bảng tính, các files dữ liệu tính toán.
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1 : 5000 với h = 5m
Công tác kiểm tra được tiến hành từ thực địa đến trong phòng.Bản đồ địa hình
được đối chiếu với mặt cắt địa chắt, vị trí các công trình địa chất, kiểm tra đô phân tán
điểm chi tiết và đối chiếu bằng mắt tại thực địa.
Sản phẩm giao nộp gồm:
- Số liệu đo đạc và tính toán bình sai lưới giải tích loại 1, loại 2, hành trình ni
vô hạng IV , đường sườn kinh vĩ, công trình địa chất gồm bản giấy và các files trong
đĩa CD.

21


- Sơ đồ vị trí và đồ hình của các lưới giải tích loại 1, loại 2, hành trình ni vô

hạng VI, đường sườn kinh vĩ. Vị trí của các công trình địa chất.
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1 : 5000 in màu và lưu trên files trong đĩa CD.
2. Phương pháp địa chất
Công tác đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1: 50 000 được tiến hành trên
toàn bộ diện tích khu mỏ có mở rộng ra ngoài diện tích và có liên hệ với cấu trúc
chung của vùng.
Mục đích nhằm thu nhập các tài liệu trên làm cơ sở cho việc khoanh nối cấu
trúc địa chất , sự sắp xếp , phân bố các vỉa than, trên cơ sở đó lựa chọn vị trí thi công
các công trình thăm dò.
Nhiệm vụ bao gồm công tác lộ trình địa chất theo các hệ thống suối, đường
mòn và tuyến thăm dò. Ưu điểm các tuyến lộ trình theo các đường mòn, khe suối có lộ
đá hốc, đặc biệt quan tâm đến công trình đã và đang khai thác.
3. Thi công công trình khoan lấy mẫu lõi
a. Cơ sở chọn hạng mục công trình và mạng lưới công trình khoan thăm dò
Căn cứ vào tình hình thực tế của khu mỏ , mật độ của công trình khai đào giai
đoạn tìm kiếm và tài liệu cập nhật làm cơ sở xác định phần lộ cũng như xây dựng cấu
trúc địa chất trên bản đồ.
Khối lượng công trình khoan thăm dò chủ yếu trong đề án là công trình khoan
lấy mẫu lõi và đo địa vật lý lỗ khoan để kiểm tra
Việc bố trí mật độ mạng lưới công trình khoan thăm dò trong Đề án này chúng
tôi căn cứ vào định hướng mật độ mạng lưới công trình khoan đối với các mỏ than
ngoài vùng đồng bằng sông Hồng của Bộ Tài nguyên Môi trường và căn cứ theo
Quyết định số 25/2007/QĐ-BTNMT , ngày 31/12/2007 và căn cứ vào tình hình thực tế
về hiện trạng địa chất khu mỏ.
ĐỊNH HƯỚNG MẬT ĐỘ MẠNG LƯỚI CÔNG TRÌNH KHOAN ĐỔI VỚI
CÁC MỎ THAN NGOÀI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
(Theo Quyết định số 25/2007/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2007)
Nhóm mỏ
Chắc chắn
K/c giữa K/c công

các
trình trên
tuyến
tuyến theo
(m)
hướng
cắm của

Độ tin cậy
Tin cậy
K/c giữa K/c công
các tuyến trình trên
(m)
tuyến
theo
hướng
22

Dự tính
K/c giữa
K/c công
các tuyến
trình trên
(m)
tuyến theo
hướng
cắm của


cắm của

vỉa
250-500

vỉa

vỉa

Đơn giản (I)
250-500 125-250
500-1000
1000-2000 500-1000
Tương
đối
125-250 75-125
250-500
125-250
500-1000
250-500
phức tạp (II)
Phức tạp (III) < 125
< 75
125-250
75-125
250-500
125-250
Rất phức tạp
< 75
< 50
75-125
50-125

125-250
75-125
(IV)
Trên cơ sở đặc điểm cấu trúc địa chất, địa hình, địa mạo và kiến tạ, tác giả xếp
khu Đá Ngang – Khe Cam vào nhóm mỏ phức tạp và độ tin cậy không cao, tài nguyên
phần lớn là dự tính.
Với lựa chọn này trong đề án bố trí tuyến cách tuyến 200÷250m, công trình trên
tuyến theo hướng cắm cách nhau tùy thuộc vào cấu trúc địa chất và thế nằm của các
vỉa than.
Các tuyến bố trí cắt ngang cấu trúc chính và các lỗ khoan có mục đích xác định
cấu trúc có triển vọng. Khối lượng thiết kế trong toàn đề án được chia ra các bước. Từ
cơ sở tài liệu kết quả thi công bước trước của đề án sẽ điều chỉnh và quyết định việc
thi công khối lượng bước tiếp theo của đề án.

23


b. Nhiệm vụ công trình khoan máy
Công trình khoan máy thăm dò có nhiệm vụ: xác định vị trí ở vỉa dưới sâu; xác
định chiều dày, cấu tạo, chất lượng vỉa tại điểm cắt qua, làm cơ sở cho việc tính trữ
lượng than và cung cấp thông tin về đặc điểm phân bố và mức độ chia nước dưới đất,
độ chứa khí…
c. Khối lượng khoan dự kiến
Trong đề án dự kiến bố trí 10 lỗ khoan dò tổng khối lượng khoan là 3760 mét
khoan, tuy nhiên khối lượng trên sẽ được điều chỉnh phù hợp với thực tế quá trình thi
công. Tọa độ, khối lượng và nhiệm vụ của các lỗ khoan như bảng sau:
TT
1

Tên LK


Tuyến

2
3
1
LK.1
1
2
LK.2
1
3
LK.3
2
4
LK.4
2
5
LK.5
3
6
LK.6
3
7
LK.7
4
8
LK.8
4
9

LK.9
1
10
LK.10
3
Tổng số 10 LK
Trong đó:

Tọa độ VN 2000 múi 6o, kinh
tuyến 105o
X
Y
Z
4
5
6
2.344.290
665.700 262
2.344.128
665.700 335
2.344.310
665.350 250
2.344.030
665.350 340
2.344.400
665.880 220
2.344.692
665.880 350
2.344.692
666.310 270

2.343.670
666.310 320
2.343.865
665.700 262
2.344.029
665.880 220

* Các LK có chiều sâu < 300m: 1710m
* Các LK có chiều sâu đến 500m: 1400m
* Các LK có chiều sâu đến 700m: 650m

24

Chiều
sâu (m)
7
650
500
450
300
450
250
300
300
290
270
3.760

Nhiệm vụ LK
8

V.3,4,5,6,7,8,9
V.4,5,6,7,8
V.5,6,7,8,9
V.10,11,12
V.4,5,6,7,8
V.9,10,11
V.8
V.9,10,11,12
V.9
V.6,7,8


4. Nghiên cứu chất lượng than ( phân tích – thí nghiệm )
a. Phương pháp lấy mẫu
Do đề án chỉ thiết kế công trình khoan thăm dò nên công tác lấy mẫu chỉ tiến
hành lấy mẫu lõi khoan.
Tất cả các lớp than, than bẩn , sét than khoan cắt qua vỉa có chiều dày 0.20m
được tiến hành xem xét, tùy theo mức độ nghiên cứu cần thiết để lấy mẫu nghiên cứu
chất lượng than.
Thông thường phương pháp lấy mẫu than ở lõi khoan, theo nguyên tắc chia đôi
dọc theo mẫu lõi khoan, một nửa lưu thành thùng mẫu , một nửa gia công và gửi đi
phòng hóa nghiệm để phân tích. Trường hợp khu VI – Khe Cam các vỉa than có chiều
dày để đảm bảo khối lượng mẫu phân tích thì có thể lấy toàn bộ mẫu lỗi. Chiều dài các
lớp than < 2.0m lấy 1 mẫu ≥ 2.0m lấy 2 mẫu trở lên. Các lớp đá kẹp mềm nằm xen kẽ
trong lớp than có chiều dày ≤ 0.50m lấy 1 mẫu.
b. Các dạng lấy mẫu
Trong để án này, chúng tôi dự kiến lấy các mẫu sau:
- Mẫu hóa than : Nghiên cứu chất lượng than.
- Mẫu hóa đá kẹp : Xác định độ làm bẩn trong quá trình khai thác.
c. Các chỉ tiêu phân tích mẫu

+ Mẫu than
- Độ ẩm (WPT), độ tro (AK)= 100%
-Chất bốc ( V), nhiệt năng ( Q ) = 100
- Lưu huỳnh ( SK)= 30 %
- Tỷ trọng (d) = 100%
- Khối lượng mẫu đề án này dự kiến lấy là 74 mẫu hóa than, 74 mẫu hóa đá
kẹp.
5.Công tác nghiên cứu Địa chất thủy văn- Địa chất công trình
Công tác ĐCTV-ĐCCT được tiến hành đồng thời với công tác đo vẽ lập bản đồ
địa chất khoáng sản. Bao gồm công tác lộ trình khảo sát địa chất thủy văn – địa chất
công trình trên diện tích 0,77km2 và công tác quan trắc đơn giản tại công trình khoan
thăm dò, lấy và phân tích mẫu nước, mẫu cơ lý đá. Trên cơ sở đó tổng hợp , đánh giá
điều kiện ĐCTV-ĐCCT liên quan đến công tác khai thác mỏ và ảnh hưởng đến môi
trường.
a. Công tác nghiên cứu địa chất thủy văn
- Đo mực nước tĩnh : 10 lỗ khoan
- Quan trắc đơn giản ĐCTV: 10 lỗ khoan
- Lấy 15 mẫu trong đó : 12 mẫu nước nước toàn phần lại LK ( mỗi LK lấy 01
mẫu ) và 03 mẫu nước mặt. Phân tích 12 mẫu
25


×