Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

tài liệu phòng chống đuối nước cho mọi người ngắn gọn dễ hiểu có kèm hình ảnh rõ đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.87 KB, 3 trang )

Bơi lội là môn thể thao phát huy tính tích cực hoạt động thể lực
của trẻ em

An toàn sông nước
Các quy tắc an toàn sông nước:
1. Học bơi:
Làm việc quan trọng nhất bạn có thể làm để tránh chết đuối, 70% bề mặt
trái đất được bao bọc bởi nước, đó là chưa kể tình hình biến đổi khí hậu
làm cho lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi. Tại Việt Nam chúng ta có hơn
200.000km sông ngòi và hơn 3000 km bờ biển nên bơi lội càng trở thành
một kĩ năng sống còn. Hãy nhớ: Không bao giờ quá muộn để bắt đầu đi
học bơi!
2. Không bao giờ đi bơi một mình hoặc đi bơi ở những nơi không có
sự giám sát của người lớn:
Bơi một mình mình luôn luôn không an toàn vì khi gặp khó khăn sẽ
không đủ khả năng để xử lý các mối hiểm nguy đến tính mạng như khi bị
trượt chân hoặc té ngã, bị nước cuốn, bị vọp bẻ (chuột rút); bị ngất hay
động kinh, tim mạch... luôn đi bơi với người thân (gia đình, bạn bè) và có
người lớn trông chừng.
3. Luôn xin phép người lớn khi muốn đi bơi:
Cha mẹ hoặc hàng xóm của bạn phải luôn luôn biết bạn đang ở đâu và đi
với ai.
4. Không bao giờ nhảy chúi xuống chỗ cạn hoặc nước đục:
Vì có thể va đập đầu rất nguy hiểm. Cẩn thận hơn hãy nhớ nếu chưa biết
độ sâu của nước thì chớ nhảy xuống! Khi bước xuống sông, hồ hoặc ao,
lạch, thả một đầu gậy vào nước để biết độ sâu của nó trước khi bước
xuống.
5. Không tự nhảy xuống nước để cứu người khi chưa học kỹ năng
cứu hộ:
Chỉ có nhân viên cứu hộ đủ trình độ mới có thể nhảy xuống nước để giúp
một người nào đó gặp khó khăn. Để có thể giúp người gặp sự cố, luôn


mang theo sợi dây có cột vật nổi ở dầu sợi dây. Hoặc vật nổi (can nhựa,
bình nước, bóng...) Ném vật nổi cho người bạn, nằm thấp xuống và kéo
người bạn vào bờ an toàn trong lúc họ nắm vào vật nổi, có thể thay bằng
cây sào dài.
6. Không nhấn chìm đầu người khác hay nhảy xuống trúng người
khác khi bơi:
Những trò chơi như vô ý như vậy có thể làm cho người khác ngạt nước
hay gây nguy hiểm cho người khác.
7. Coi chừng các dòng nước chảy mạnh:
Như dòng nước hút về một ống cống, dòng nước trong một trận lũ lụt,
hoặc dòng nước chảy dưới chân cầu (đứng nấp dưới một cái cầu trong lúc
mưa to và lũ lụt là điều vô cùng nguy) hiểm.
8. Chú ý những nguy cơ chết đuối ngay trong lòng đô thị:
Những hố nước trong khu vực công trình đang xây dựng, những giếng
nước không có nắp đậy đậy, những cống rãnh, công trình đào đường và “
hố tử thần” bị ngập khi mưa bão...


9.Không rủ nhau chơi đùa ở các khu vực đầm lầy, bờ sông, ao lạch
hoặc trên các khối đá nằm dưới nước:
Đầm lầy tạo nên những bề mặt trơn trợt rất nguy hiểm bờ sông có thể
không vững chắc và bị lún xuống khi bước lên, ao lạch có những hố sâu
không biết trước có thể gây “hụt chân”, các khối đá luôn nhô cao trên mặt
nước và che khuất độ sâu của nước.
10. Luôn mang áo phao khi đi đò thuyền:
Không đứng thẳng lên khi đi thuyền nhỏ vì làm cho thuyền dễ tròng
trành.
11. Không tự tin vào khả năng bơi của mình:
Luôn có những “hiểm nguy” không lường trước được phải luôn tuân thủ
mọi quy tắc an toàn nêu trên!

Đối với phụ huynh:
Luôn quan tâm đến con cái luôn luôn để mắt trông chừng con em mình đến hồ bơi. Hãy
nhớ rằng trẻ có thể chìm trong tích tắc và không một tiếng động! Trẻ dưới 8 tuổi phải có
phụ huynh đi kèm.
Các con số biết nói:
Mỗi năm Việt Nam có khoảng trên 12.700 em chết đuối, trung bình mỗi ngày có khoảng
35 trẻ em chết đuối. Tỉ lệ trẻ em Việt Nam chết đuối cao gấp 10 lần khi so sánh với các
quốc gia phát triển (theo UNICEF).
- Chết đuối là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở trẻ em Việt Nam dưới 15 tuổi (chiếm
gần 70 %), trong số này trẻ em 5-9 tuổi chiếm gần 50 %.
- Phần lớn các ca chết đuối đề xảy ra trong vòng 3m đến 15m cách vị trí an toàn (nơi tàu
đậu, bãi đất ven bờ, thành hồ...).
Lời khuyên hữu ích trước và sau khi đi bơi:
Trước khi xuống nước:
Không nên ăn, uống no hoặc để bụng quá đói trước khi đi bơi, nên ăn nhẹ
trước 1 giờ trước khi đi bơi.
Cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh không mắc các bệnh về tim, động kinh, hen
suyễn và bệnh viêm da, tai, mũi, mắt.
Không để cơ thể quá nóng, có nhiều mồ hôi (ở ngoài nắng vào) trước khi
xuống nước.
Chuẩn bị trang phục, dụng cụ bơi phù hợp (kính, nón bơi ...)
Tắm tráng người trước khi xuống nước giúp cơ thể thay đổi nhiệt độ từ từ
không bị sốc nhiệt rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Sau khi bơi xong:
Tắm lại bằng nước sạch kèm sữa tắm, dầu gội đầu phù hợp để bảo vệ da,
tóc.
Rửa mắt, mũi, tai bằng nước muối sinh lý, nước biển sâu. Lau thật khô tai
để tránh viêm tai giữa.
Có thể uống các thức uống ấm để tránh cảm lạnh (trà gừng, sữa nóng, bột
ngũ cốc), bổ sung thêm các thực phẩm có Vitamin C tăng cường sức đề

kháng.
(Theo ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em).
Biên soạn và trình bày Nguyễn Quang Hiển HLV dạy bơi ban đầu 0966948793.
Cùng cập nhật Page ThethaoheBaria để tìm hiểu các kiến thức các môn thể thao bổ ích
nhất dành cho mọi người.




×