Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

ĐỀ CƯƠNG THANH TRA ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG, NHÀ Ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.87 KB, 28 trang )

ĐỀ CƯƠNG THANH TRA ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG, NHÀ Ở
I.Lý Thuyết
1.Nêu các khái niệm: thanh tra Nhà nước, thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành,
thanh tra nhân dân. Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm
2. Cơ cấu, chức năng của tổ chức thanh tra hành chính Nhà nước, thanh tra chuyên ngành
3. giải thích các nguyên tắc hoạt động của thanh tra Nhà nước
4. Các quy định về Ban thah tra Nhân dân ở Xãm phường, thị trấn; Ban thanh tra nhân
dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
5. Mục đích, yêu cầu của thanh tra các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai; mục đích
yêu cầu về thanh tra việc thực hiện pháp luật đất đai của người sử dụng đất
6. Hành vi vi phạm của người có thẩm quyền trong các cơ quan quản lý nhà nước về đất
đai, nhà ở
7. Các hành vi vi phạm PLDD của người sdđ, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai
8.k/n tranh chấp đất đai; giải quyết tranh chấp đất đai. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất
đai
9. Nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất đai; nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
10.Trách nhiệm hòa giải tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai,
nhà ở
11. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia khiếu nại, tố cáo về đất đai. Nhà ở
12. Thẩm quyền giải quyết tkhiếu nại, tố cáo về đất đai, nhà ở của UBND các cấp
II. Bài tập
1.Bài tập về thanh tra việc thực hiện ND QLNN về đất đai; thanh tra việc thực hiện
PLDD của ng sdđ
2.Bài tập về giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở
3.Bài tập về giải quyết, khiếu nại, tố cáo về đất đai, nhà ở


Câu 1. Nêu các khái niệm: thanh tra Nhà nước, thanh tra hành chính, thanh tra
chuyên ngành, thanh tra nhân dân. Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm
*Các khái niệm


a,Thanh tra nhà nước:là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm
quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Thanh tra và các quy định khác của
pháp luật. Thanh tranhà nước bao gồm hai loại hình hoạt động là thanh tra hành chính và
thanh tra chuyên ngành.
-Thanh tra hành chính:là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đối tượng của thanh tra hành chính là cơ quan hành
chính và công chức nhà nước. Mục tiêu của thanh tra hành chính là nâng cao chất lượng
phục vụ nhân dân của cơ quan hành chính và đội ngũ công chức
-Thanh tra chuyên ngành:là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp
luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh
vực đó. Đối tượng của thanh tra chuyên ngành là công dân, doanh nghiệp. Mục tiêu của
thanh tra chuyên ngành là đảm bảo cho các quy định của pháp luật nhất là các quy định
chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý chuyên ngành được chấp hành nghiêm túc.
b.Thanh tra nhân dân:là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân
dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc
thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã,
phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
*Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm

Thanh tra hành chính

Thanh tra chuyên ngành


Chủ thể
tiến hành

thanh tra

cơ quan nhà nước có thẩm quyền
tiến hành, bao gồm:
- Cơ quan quản lý nhà nước: các
Bộ, UBND các cấp…
- Các cơ quan thanh tra nhà nước:
TTCP; Thanh tra Tỉnh, Bộ…

Đối tượng
thanh tra

Cơ quan, tổ chức, cá nhân trực
thuộc

Nội dung
thanh tra

Xem xét, đánh giá việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao

Cơ quan có chức năng quản lý nhà
nước về ngành, lĩnh vực.
Ví dụ: Bộ, Sở, Thanh tra bộ, Thanh
tra sở; cơ quan được giao thực hiện
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
(Tổng cục, cục thuộc bộ; Chi cục
thuộc sở).
Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc

sự điều chỉnh của pháp luật chuyên
ngành.
Xem xét, đánh giá việc chấp hành
pháp luật chuyên ngành, quy định về
chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản
lý thuộc ngành, lĩnh vực, tiến hành xử
phạt vi phạm hành chính

Câu 2. Cơ cấu, chức năng của tổ chức thanh tra hành chính Nhà nước, thanh tra
chuyên ngành
*Thanh tra hành chính Nhà nước
-Thanh tra chính phủ:Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm
trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ
và Thanh tra viên.Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu
ngành thanh tra. Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm
vụ theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ
-Thanh tra tỉnh, huyện
+Thanh tra tỉnh, huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp, có
trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải


quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
+Thanh tra tỉnh, huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách

chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp
Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra. Thanh
tra tỉnh, huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu
sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
*Thanh tra chuyên ngành
- Thanh tra bộ
+Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành
chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra
chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo
ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo
quy định của pháp luật.
+Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất
với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực
hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ. Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo,
điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ
của Thanh tra Chính phủ.
- Thanh tra sở
+Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và
thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy
định của pháp luật.


+Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo
ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật. Thanh tra sở
có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất
với Chánh Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở thực hiện
nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra sở.

+Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về công
tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về
nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ.
Câu 3. Giải thích nguyên tắc hoạt động của thanh tra nhà nước
a. Nguyên tắc hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật
Nguyên tắc này nhấn mạnh đến tính pháp chế trong hoạt động thanh tra trên một
quan niệm chung về sự gắn bó, phụ thuộc của thanh tra vào cơ quan quản lý và người
đứng đầu cơ quan quản lý.
Hoạt động của các cơ quan thanh tra cũng như về hoạt động của bộ máy nhà nước
nói chung theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đó là nhà
nước phục vụ xã hội, các cơ quan nhà nức phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
Nguyên tắc này đặt ra hai yêu cầu căn bản dưới đây:
- Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra phải được thực hiện trên cơ
sở những quy định của pháp luật hiện hành về Thanh tra.
- Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt
động thanh tra. Khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định, cơ quan thanh tra
được quyền tiến hành hoạt động thanh tra một cách độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Việc can thiệp không có căn cứ pháp luật của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đều là bất hợp
pháp và tùy theo mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.
b. Nguyên tắc bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp
thời


Mỗi kết luận, kiến nghị hay quyết định trong hoạt động thanh tra đều rất quan trọng
bởi nó phải làm rõ tính đúng sai, nêu rõ tình hình, tính chất, hậu quả của sự việc, xác định
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu họ sai phạm và yêu cầu các đối tượng này có những
biện pháp tích cực loại trừ những sai phạm đó
Mọi quyết định, kết luận hay kiến nghị trong hoạt động thanh tra đều phải xuất phát
từ thực tiễn khách quan đó chứ không phải là kết quả của việc suy diễn chủ quan, hời hợt
hay mang tính áp đặt

Công khai, dân chủ là bản chất chế độ xã hội của chúng ta và nó cũng đã trở thành
một nguyên tắc trong hoạt động thanh tra. Các quy định pháp luật về cơ cấu, tổ chức,
nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục thanh tra đều thể hiện rõ nét những nội dung của
nguyên tắc công khai, dân chủ
Kịp thời là một yêu cầu mang tính đặc thù trong phương pháp hoạt động của thanh
tra. Yêu cầu này nhằm đảm bảo phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những việc làm vi
phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và các cá nhân
trong xã hội
c. Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra
giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.
Thực tế công tác thanh tra đã cho thấy tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong hoạt
động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. Tình trạng đó, một mặt làm lãng phí
thời gian, nhân lực của lực lượng thanh tra vốn có hạn nhưng đối tượng, phạm vi thanh
tra rộng, mặt khác gây cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối
tượng thanh tra và có trường hợp khó xác định trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ
thanh tra, đây là một trong số các nguyên nhân làm cho hiệu quả hoạt động thanh tra
không đạt được kết quả mong muốn. Vì vậy, nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan, tổ chức, cá
nhân phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trước khi tiến hành hoạt
động thanh tra.


d. Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá
nhân là đối tượng thanh tra.
Thực hiện hoạt động thanh tra nhằm góp phần đảm bảo tuân thủ pháp chế và kỷ
luật nhà nước, tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Nguyên tắc không cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra có ý
nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt khi trên thực tế xuất hiện tình trạng một bộ phận
cán bộ thanh tra lợi dụng việc thanh tra để thực hiện nhưng hành vi tiêu cực, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động của đối tượng thanh tra, đặc biệt là của các đơn vị thực
hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Câu 4. Các quy định về Ban thah tra Nhân dân ở Xã phường, thị trấn; Ban thanh
tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
*Cơ cấu tổ chức Ban thanh tra nhân dân
-Cơ cấu tổ chức của ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
+ Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị
đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.
+Căn cứ vào địa bàn và số lượng dân cư, mỗi Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường,
thị trấn có từ 05 đến 11 thành viên.
+Thành viên Ban thanh tra nhân dân không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban
nhân dân cấp xã.
+Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là 02 năm.
+Trong nhiệm kỳ, thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ
hoặc không còn được nhân dân tín nhiệm thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã,
phường, thị trấn đề nghị Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân đã bầu ra
thành viên đó bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
-Cơ cấu tổ chức của ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập, doanh nghiệp nhà nước


+Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh
nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân,
viên chức bầu.
+Ban thanh tra nhân dân có từ 03 đến 09 thành viên là người lao động hoặc đang công
tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
+Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là 02 năm.
+Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ
hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị
công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bãi nhiệm và bầu
người khác thay thế.
*Nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật,
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan,
tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
*Quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân
- Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có
dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
- Khi cần thiết, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc
nhất định.
- Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát
hiện qua việc giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và người lao
động, biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có
hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.


Câu 5. Mục đích, yêu cầu của thanh tra các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai;
mục đích yêu cầu về thanh tra việc thực hiện pháp luật đất đai của người sử dụng
đất
*Mục đích, yêu cầu
Thanh tra, kiểm tra là chức năng thiết yếu của công tác quản lý nhà nước về đất
đai, qua đó mà biết dược kết quả tác động của cơ quan quản lý nhà nước đối với đối
tượng quản lý. Phân tích nguyên nhân những mặt tốt, khuyết điểm, tồn tại; xử lý kịp thời
những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; phát hiện sự vận dụng sáng tạo trong quá
trình tổ chức thực hiện pháp luật đất đai của địa phương, những nội dung của chính sách,
pháp luật đất đai không phù hợp với thực tiễn, những thiếu sót trong các văn bản pháp
luật. Trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh các văn
bản pháp luật đất đai, pháp luật khác có liên quan phù hợp với tình hình phát triển kinh tế
- xã hội. Đồng thời có cơ sở khách quan để đánh giá trình độ, năng lực, phẩm chất chính

trị, đạo đức của cán bộ, công chức và hoàn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch quản lý đất đai của địa phương.
Mục đích trên đặt ra yêu cầu sau đây:
- Hoạt động thanh tra phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về thanh tra;
- Quán triệt đầy đủ, sâu sắc nguyên tắc cơ bản của pháp luật đất đai; chế độ sử
dụng đất, nội dung quản lý nhà nước về đất đai; quyền, điều kiện thực hiện quyền của
người sử dụng đất và nghĩa vụ của họ
- Hoạt động kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời, toàn diện, đều
khắp đối với tất cả các đối tượng đáp ứng yêu cầu quản lý thường xuyên của Thủ trưởng
và không được cản trở hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra;
- Phát hiện, thu thập, xác minh đây đủ chứng cứ trên cơ sở cập nhật đầy đủ, kịp
thời các văn bản pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan do các cơ quan nhà
nước từ trung ương đến địa phương có thẩm quyền ban hành; khi kiểm tra, phân tích,
đánh giá các thông tin phải thận trọng, tỷ mỷ, chú ý tính hiệu lực của văn bản.


- Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng và những người có liên quan;
- Bám sát thực tiễn nắm bắt kịp thời đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội,
phân tích tỉ mỉ nguyên nhân, động cơ vi phạm pháp luật để có kiến nghị xử lý hợp lý.
* Mục đích yêu cầu về thanh tra việc thực hiện pháp luật đất đai của người sử dụng
đất
-Phải phân tích đầy đủ, sâu sắc, khách quan, nguyên nhân, hậu quả của từng hành
vi vi phạm pháp luật và đề xuất được biện pháp xử lý phù hợp với yêu cầu quản lý nhà
nước về đất đai trong từng thời kì phát triển của đất nước
Câu 6. Hành vi vi phạm của người có thẩm quyền trong các cơ quan quản lý nhà
nước về đất đai, nhà ở
1,Vi phạm quy đinhj về hồ sơ và mốc địa giới hành chính:
-Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính
-Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa
2,Vi phạm quy tác về QH,KH sdđ bao gồm:

-Không công bố or chậm công bố QH,KH sdđ chi tiết đã đc xét duyệt; không công
bố hoặc chậm công bố việc điều chỉnh or hủy bỏ KH sdd; làm mấ, làm sai lệch bản đồ
quy hoạch sdđ chi tiết
-Cắm mốc chỉ giới quy hoạch sdđ chi tiết sai vị trí trên thực địa
-Xảy ra việc xd, đầu tư bđs trái với QH,KH sdđ chi tiết trg khu vực đất phải thu hồi
để TH QH,KH sdđ
3,Vi phạm quy định về GD,CT,CMĐ
-GĐ, giao lại đất, cho thuê đất koh đúng vị trí, diện tích trên thực địa
-GĐ, giao lại đất, cho thuê đât không đúng đối tượng koh phù hợp vs QH,KH sdđ
4,Vi phạm quy định về thu hồi đất gồm:


-Koh thông báo trc chon g có đất bị thu hôi, koh công khai phương ái bồi thường,
tái định cư
-Thực bồi thường koh đúng đối tượng, diện tích mức bồi thường ch ng có đất bị thu
hồi, làm sai lệch hồ sơ bị thu hồi, xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực
địa
-Thu hồi đất koh đúng thẩm quyền, koh đúng đối tg, koh đúng QH,KH sdđ chi tiết
5,Vi phạm quy định về trưg dụng đất:
-Thực hiện bồi thường koh đúng đối tượng, diện tích, mức bòi thường chon g có đất
bị trưng dụng
-Trưng dugj đất koh đúng các trường hợp sau:
+Nhà nước ban bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng
khẩn cấp
+TH khẩn cấp của chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn
+TH khẩn cấp khác đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của NN, tổ chức…
6,Vi phạm quy đih về quản lý đất đc NN giao để quản lý
-Để xảy ra tình trạng người đc pháp luật cho phép sd đất tạm thời mà sd đất sai mục
đích
-SDĐ sai mục đích

-Để bị lấn chiếm, bị thất thoát
7,Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính:
-koh nhận hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, koh hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây
phiền hà đối vs g nộp hsơ, nhận hsơ mà koh ghi vào sổ theo dõi
-Tự dặt ra các thủ tục hành chính koh đúng quy định, gây phiền hà đối vs ng xin
làm thủ tục


-Giải quyết thủ tục hành chính koh đúng trình tự, , trì hoãn việc giao các loại giấy
tờ đã đc cơ quan có thẩm quyền ký chon g xin làm thủ tục hành chính
-Giải quyết thủ tục hành chính chậm trễ so vs thời gian quy định
-Quyét định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hsơ koh đúng quy định gây thiệt hại hoặc
tạo đk chon g xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho NN, tổ chức, công dân
-làm mất.làm hư, làm sai lệch ND hồ sơ
Câu 7. Các hành vi vi phạm PLDD của người sdđ, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai
*HVVP
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép
- Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản
xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
-Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trong nhóm đất
phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
-Lấn, chiếm đất
-Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác
-Không đăng ký đất đai
-Tự ý chuyển quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 188
của Luật Đất đai

-Tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện quy định
-Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự
án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở


-Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở mà không đủ điều kiện
-Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê mà
không đủ điều kiện
-Tự ý bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất
hàng năm mà không đủ điều kiện
-Tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất
hàng năm
-Tự ý chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ điều
kiện của hộ gia đình, cá nhân
-Tự ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mà không đủ điều
kiện đối với đất có điều kiện
-Tự ý chuyển quyền và nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với cơ sở tôn giáo
-Tự ý nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để
thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà không đủ điều kiện
-Tự ý nhận chuyển quyền vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
-. Tự ý nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định tại Điều 169 của Luật Đất đai
-Chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền
sử dụng đất ở
-Vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính
-Vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất
-Vi phạm quy định về cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thanh tra, kiểm tra,
thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân



-Vi phạm điều kiện về hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai
* Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai( người sdđ)
-Mọi hvi hành chính phải được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời gắn với chính
quyền cấp sở, công tác thanh tra kiểm tra đất đai. Việc xử phạt đc diễn ra nhanh chóng,
công minh, triệt để. Mọi hậu quả đc khắc phục theo quy định PL
-Việc xử phát đc tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi
phạm hành chính gây ra đc khắc phục theo QĐ của PL
-Cá nhân,tổ chức bị xử phát khi có vi phạm quy định tại Nghi định của CP
-Một vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính 1 lần
Nhiều người cùng thực hiện 1 HVVP thỳ từng ngu vi phạm đều bị xử phạt
1 người TH nhiều HVVP thì bị xử phạt về từng hành vi
-Hình thức xử phạt chính đc áp dụng độc lập; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp
khắc phục hậu quả chỉ đc áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hvi vi
phạm chính có vi phạm chính có quy định hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc
phục hậu quả do pháp luật quy định
-Hình thức , mức độ xử phạt đc xác định căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hậu
quả của hành vi vị phạm hành chính, nhân thân của người có hành vi vi phạm hành chính,
tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
-mức phạt cụ thể đối với 1 hành vi vi phạm là mức trung bình của mức xử phạt quy
định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thỳ mức tiền phạt có thể giảm
xg nhưng koh dc giảm quá mức tối thiểu của mức xử phạt, và ngược lại với hành vi co
tihf tiết tăng nặng.
Câu8.k/n tranh chấp đất đai; giải quyết tranh chấp đất đai. Nguyên nhân xảy ra
tranh chấp đất đai
* Tranh chấp đất đai là các mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia
quan hệ đất đai khi họ cho rằng quyền sử dụng đất của mình bị xâm hại; các bên đều đưa



ra chứng cứ về quyền sử dụng đất của mình và không tự giải quyết với nhau được mà
phải nhờ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn
trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để tìm ra cách giải quyết đúng đắn trên cơ
sở pháp luật nhằm phục hồi lại các quyền sử dụng đất bị xâm hại, đồng thời truy cứu
trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
* Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm khôi phục lại các quyền sử
dụng đất bị xâm hại, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm
pháp luật.
*Nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất đai
- Hệ thống chính sách, pháp luật đất đai chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn
- Phương tiện quản lý chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của đất nước
- Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai chưa sâu rộng
- Cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật đất đai
- Quần chúng bị bọn phản động, các thế lực chống đối, kẻ xấu khác lợi dụng kích
động, lôi kéo với mục đích chính trị, kinh tế
-Do chiến tranh kéo dài thiếu sự tập trung của Nhà nước đến việc quản lý đất đai
- Do duy trì nền kinh tế tập trung trong một thời kì dài
- Dân số tăng nhanh cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, dịch vụ
và đô thị
Câu9. Nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất đai; nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất
đai
*Nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất đai


─ Phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức

xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân
─ Phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp

phải tiến hành hòa giải
─ Phải khách quan, công minh, có lý, có tình, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của
các bên tranh chấp
─ Hòa giải vừa phải kịp thời, chủ động, kiên trì

*Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
─ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản


─ Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
─ Khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai
─ Giải quyết tranh chấp phải nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định tình hình
kinh tế, xã hội
Câu 10.Trách nhiệm hòa giải tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
đất đai, nhà ở
*Trách nhiệm hòa giải tranh chấp( trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã )
Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai( LĐĐ 2013)
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết
tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp
đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã
hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong


thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất
đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận

hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải
được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người
sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và
Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân
dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
*Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Nhà nước khuyến khích hòa giải các tranh chấp đất đai ở cơ sở. Tuy nhiên nếu hòa giải
không thành thì tranh chấp phải được cơ quan nhà nước giải quyết và căn cứ vào tính
chất của tranh chấp, đối tượng tranh chấp mà Luật đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền
giải quyết sau đây:
- Tranh chấp không liên quan đến địa giới hành chính
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy
tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa
án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong
các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một
trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:


a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo
quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng
dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ

tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết
thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án
nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền
khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân
dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết
định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải
được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành
sẽ bị cưỡng chế thi hành.
- Tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính
Trường hợp này do UBND của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp
không đạt được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm
quyền giải quyết như sau:
+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương thì do Quốc hội quyết định.
+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn thì do Chính phủ quyết định.


Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách
nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính.
Câu 11. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Nhà ở
*Bên Khiếu nại
- Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
a. Quyền của người khiếu nại

Người khiếu nại có các quyền sau:
- Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý
do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ,
chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
- Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của
pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ
giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối
thoại;
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu
nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;


- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin,
tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong
thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ
thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để
ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải
quyết khiếu nại;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt
hại theo quy định của pháp luật;

- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của
Luật tố tụng hành chính;
- Rút khiếu nại.
b. Nghĩa vụ của người khiếu nại
Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau:
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc
khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong
thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo
quy định tại Điều 35 của Luật này;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp
luật.


-Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
a. Quyền của người bị khiếu nại
Người bị khiếu nại có các quyền sau:
- Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính
bị khiếu nại;
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết
khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin,
tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong
thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông
tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
- Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
b. Nghĩa vụ của người bị khiếu nại
Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau:

- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối
thoại;
- Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại;
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về tính
hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại khi người
giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7
ngày, kể từ ngày có yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp
luật;


- Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị
khiếu nại;
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái
pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước.
-Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu
a. Quyền của người giải quyết khiếu nại lần đầu
- Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông
tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để làm cơ sở giải
quyết khiếu nại;
- Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 35 của
Luật này.
b. Nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu
- Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng
cấp về việc thụ lý giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
bị khiếu nại;
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính khi

người khiếu nại yêu cầu;
- Tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan;
- Gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình; trường hợp khiếu nại do cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến thì phải thông báo kết quả giải quyết cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của pháp luật;


- Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại khi người
khiếu nại yêu cầu; cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại lần
hai hoặc Tòa án yêu cầu.
-Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần 2
a. Quyền của người giải quyết khiếu nại lần 2
- Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu
để làm cơ sở giải quyết khiếu nại;
- Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 35 của
Luật này;
- Triệu tập cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia đối thoại;
- Trưng cầu giám định;
- Tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn khi xét thấy cần thiết.
b. Nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần 2
- Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết;
- Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
- Tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan;
- Ra quyết định giải quyết khiếu nại và công bố quyết định giải quyết khiếu nại;
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại,
người bị khiếu nại hoặc Tòa án yêu cầu.

*Bên tố cáo
-Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
a. Quyền của người tố cáo


- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật;
- Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải
quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết,
thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không
được giải quyết;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù,
trù dập;
- Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
b. Nghĩa vụ của người tố cáo
- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
đến nội dung tố cáo mà mình có được;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
- Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
-Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
a. Quyền của người bị tố cáo
- Được thông báo về nội dung tố cáo;
- Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
- Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự
thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật;



- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính
công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra.
b. Nghĩa vụ của người bị tố cáo
- Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên
quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền;
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
-Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo
a. Quyền của người giải quyết tố cáo
- Yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
- Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội
dung tố cáo;
- Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố
cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn,
chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;
- Kết luận về nội dung tố cáo;
- Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
b. Nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo
- Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;
- Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức
năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo,
người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo;


×