Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM VIỆC NHÓM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.33 KB, 15 trang )

KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM VIỆC NHÓM 16
I.

LÝ THUYẾT

Câu 1: Nhóm chức năng tâm lí
-

Chức năng động viên, khích lệ

Chức năng động viên, khích lệ của giao tiếp liên quan đến lĩnh
vực cảm xúc trong đời sống tâm lí con người. Trong giao tiếp, con
người còn khơi dậy ở nhau những xúc cảm, tình cảm nhất định;
chúng kích thích hành động của họ. Một lời khen chân tình được
đưa ra kịp thời, một sự quan tâm được thể hiện đúng lúc có thể
làm cho người khác tự tin, cảm thấy phải cố gắng làm việc tốt
hơn.
Ví dụ: Trong 1 buổi thuyết trình, Bạn A thuyết trình khá tốt,
Giáo viên đã cất tiếng khen ngợi nhiều khiến bạn A rất vui, cố
gắng làm tốt hơn và tự tin thuyết trình hơn trong những bài sau.
-

Chức năng thiết lập, phát triển, củng cố các mối quan hệ

Giao tiếp không chỉ là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa con
người với con người, mà còn là cách thức để con người thiết lập
các mối quan hệ mới, phát triển và củng cố các mối quan hệ đã có.
Tiếp xúc, gặp gỡ nhau – đó là khởi đầu của các mối quan hệ,
nhưng các mối quan hệ này có tiếp tục phát triển hay không, có trở
nên bền chặt hay không, điều này phụ thuộc nhiều vào quá trình
giao tiếp sau đó. Nếu chỉ tiếp xúc, gặp gỡ một vài lần rồi sau đó sự


tiếp xúc bị ngắt quãng trong một thời gian dài thì mối quan hệ
cũng khó được duy trì.
Ví dụ: Bạn A và B tình cờ gặp nhau trong một bữa tiệc sinh
nhật, hai bạn đã làm quen và nói chuyện rất hợp với nhau. Từ hôm
đó, hai bạn thường xuyên rủ nhau đi chơi, nói chuyện tâm sự cùng
nhau và trở thành một đôi bạn thân.
-

1

Chức năng cân bằng cảm xúc
1


Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta có những xúc cảm cần được
bộc lộ. Những niềm vui hay nỗi buồn, sung sướng hay đau khổ,
lạc quan hay bi quan, chúng ta muốn được người khác cùng chia
sẻ. Chỉ có trong giao tiếp, chúng ta mới tìm được sự đồng cảm,
cảm thông và giải tỏa được xúc cảm của mình.
Ví dụ: Bố bạn C vừa bị mất do tai nạn giao thông, C rất đau
buồn nhưng nhờ có sự chia sẻ, động viên an ủi của D – bạn thân C
mà C đã dần vui vẻ trở lại, nguôi đi nỗi đau mất người thân.
-

Chức năng hình thành, phát triển tâm lí, nhân cách

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, khi các quan hệ giao tiếp cơ
bản không thực hiện được đầy đủ các chức năng này thì điều đó
không những sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và hoạt động,
mà còn để lại những dấu ấn tiêu cực trong sự phát triển tâm lí,

nhân cách của mỗi chúng ta.
Ví dụ: E là một cậu bé bị các bạn trong lớp tẩy chay, không ai
chơi cùng. Vì vậy, E ngày càng trở nên lầm lì ít nói, thu mình lại,
không dám nói chuyện với ai.
Câu 2: Lợi ích của việc lắng nghe
-

-

-

Thỏa mãn nhu cầu của người nói: Ai ai cũng muốn được tôn trọng.
Khi chúng ta chú ý lắng nghe người đối thoại là chúng ta thỏa mãn
nhu cầu của họ. Thật là khó chịu khi bạn nói mà không ai them
nghe. Vì vậy, viêc lắng nghe cũng giúp ta tạo được ấn tượng tốt ở
người đối thoại.
Thu thập được nhiều thông tin: Người ta chỉ thích nói với ai biết
lắng nghe. Do đó, việc chú ý lắng nghe người đối thoại không
những giúp chúng ta hiểu và nắm bắt được những điều họ nói, mà
còn kích thích họ nói nhiều hơn, cung cấp cho chúng ta nhiều
thông tin hơn.
Hạn chế được những sai lầm trong giao tiếp: Khi bạn chú ý lắng
nghe người đối thoại, bạn sẽ hiểu được điều họ nói, cái họ muốn,
đồng thời bạn cũng có thời gian để cân nhắc xem nên đối đáp thế
2
2


-


-

nào cho hợp lí, nghĩa là có thể tránh được những sai sót do hấp
tấp, vội vàng.
Tạo không khí biết lắng nghe trong giao tiếp: Khi người đối thoại
nói, bạn chú ý lắng nghe thì khi bạn lên tiếng, họ cũng sẽ lắng
nghe bạn, nghĩa là tạo nên không khí tôn trọng, biết lắng nghe
nhau trong giao tiếp.
Giúp giải quyết được nhiều vấn đề: Có nhiều vấn đề, nhiều mâu
thuẫn khó giải quyết được chỉ vì các bên không chịu lắng nghe để
hiểu nhau. Bằng thái độ tôn trọng, biết lắng nghe nhau, mỗi bên sẽ
đều hiểu hơn về quan điểm, lập trường của bên kia, xác định được
nguyên nhân gây mâu thuẫn và từ đó đưa ra giải pháp để thoát
khỏi xung đột.
Vì vậy, việc lắng nghe mang lại cho ta rất nhiều lợi ích, không
phải ngẫu nhiên mà những người từng trải, người khôn ngoan
thường là những người ít nói, nghe nhiều, họ chỉ thực sự lên tiếng
khi cần thiết.
Câu 3: Các giai đoạn trong quá trình phát triển nhóm
Thông thường một nhóm nào đó chính thức hay không chính
thức đều phải trải qua 5 giai đoạn trong quá trình phát triển của
nhóm.
- Giai đoạn 1: Hình thành nhóm
Giai đoạn này các thành viên nhóm bắt đầu tập hợp lại. Họ
mang đến nhóm nhiều điểm khác biệt từ tính cách đến cách làm
việc, kiến thức và kỹ năng. Họ cần có thời gian tìm hiểu, thăm dò
lẫn nhau để có thể thể hiện vai trò của họ hoặc không thể trong
nhóm. Vai trò trưởng nhóm giai đoạn này là thúc đẩy các thành
viên cởi mở, giao tiếp với nhau, sau đó cùng phối hợp xây dựng
định hướng hoạt đông của nhóm hoặc mục tiêu hoạt đông nhóm.

Nhóm trưởng và các thành viên tìm hiểu các thành viên khác về
tính tình, khả năng làm việc, sự tin tưởng, trách nhiệm và những
suy nghĩ đóng góp của cá nhân cho nhóm.
- Giai đoạn 2: Hỗn loạn (bão táp)
3

3


Giai đoạn này xảy ra khi cách thành viên đang xung đột với
nhau để tìm ra 1 cách làm việc chung, phân chia công việc và
trách nhiệm. Môi thành viên đều có ưu thế riêng, trong giai đoạn
này có thể xảy ra sự mất đoàn kết, chưa có sự ổn định, giao tiếp
trong nhóm sẽ chưa suôn sẻ, người mốn thống trị, lôi kéo, người
thì thờ ơ... Trưởng nhóm lúc này phải là người cứng rằn, gương
mẫu và gần gũi với các thành viên còn lại để tránh xảy ra căng
thẳng, tổ chức tốt công việc làm cho công việc hiệu quả, bầy
không khí dễ chịu.
- Giai đoạn 3: Ổn định
Giai đoạn này các thành viên bắt đầu nỗ lực đóng góp vào
công việc chung của nhóm. Các thành viên nhóm tin tưởng lẫn
nhau, gắn kết với nhau qua công việc.
Lãnh đạo nhóm tạo điều kiện để các thành viên hỗ trợ nhau.
Bảo đảm các kênh thông tin trong nhóm thông suốt, xây dựng
được cơ chế phản hồi tích cực. Thành viên tin tưởng lẫn nhau,
cùng gắn kết bởi mục tiêu chung. Nhóm viên lắng nghe ý kiến lẫn
nhau.
- Giai đoạn 4: Hoạt động
Sau giai đoạn ổng định là giai đoạn hoạt động hiệu quả. Đặc
trưng giai đoạn này là các thành viên hoàn toàn hòa hợp với nhau,

tạo năng suất làm việc cao, mọi tiềm năng của cá nhân va tập thể
nhóm được phát huy, vấn đề được giải quyết hiệu quả, các mâu
thuẫn không còn xảy ra. Tuy nhiên không phải là đã loại bỏ hết
xung đột, vì xung đột lúc nào cũng thường trực tác động đến bất
cứ nhóm nào ở bất cứ giai đoạn nào. Các thành viên phải tự hoàn
thiện mình trong nhóm, thích ứng với thay đổi, chấp nhận sự khác
biệt.
- Giai đoạn 5: Kết thúc
Giai đoạn này các thành viên đã hoàn thành mục tiêu chung
(hoặc không hoàn thành mục tiêu nào cả). Các thành viên ít phụ
thuộc vào nhau. Nhiệm vụ hoành thành thì nhóm sẽ kết thúc vai
trò (các nhóm nghiên cứu, nhóm dự án thường kết thúc như vậy),
4

4


xây dựng hoặc tập hợp thành các nhóm với mục tiêu mới. Hoạt
động của nhóm thường được giám sát và đánh giá để rút kinh
nghiệm và bài học cho các nhóm khác.
→ Đây là 5 giai đoạn cơ bản trong quá trình phát triển nhóm, có
những nhóm vượt qua được hết 5 giai đoạn nhưng có những nhóm
bị tan rã sớm vì không vượt qua được giai đoạn hỗn loạn.
Câu 4: Các tiêu chí lựa chọn thành viên nhóm
Việc lựa chọn thành viên vào nhóm nên được quyết định dựa
trên các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. Đánh giá kỹ
năng là một quy trình bao gồm 2 gian đoạn:
- Giai đoạn 1: tập trung vào công việc và xác định chính xác
những kỹ năng cần thiết.
VD: Khi kiểm tra tất cả các hành động cần triển khai, trưởng

nhóm có thể quyết định nhóm phải thu nhập những thành viên có
các kỹ năng sau: Nghiên cứu thị trường, kỹ thuật điện, sản xuất và
thu mua. Những người này sẽ cùng đại diện cho các kỹ năng và
nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu của dự án.
- Giai đoạn 2: tập trung vào yếu tố con người trong tổ chức
và xác định những cá nhân có các kỹ năng phù hợp. Những kỹ
năng này có thể được phân loại thành: kỹ năng chuyên môn, giải
quyết vấn đề, tương tác cá nhân và kỹ năng tổ chức
+ Kỹ năng chuyên môn: Khả năng chuyên môn cụ thể, chẳng
hạn như nghiên cứu thị trường, tài chính, lập trình phần mềm,.. kỹ
năng chuyên môn thương có được thông qua quá trình đào tạo và
huấn luyện
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: khả năng của cá nhân trong việc
phân tích các tình huống khó khăn hay bế tắc, từ đó đưa ra giải
pháp khả thi nhất. Những người có tư duy sáng tạo, có thể nghĩ ra
những cách giải quyết vấn đề mà người khác ko thấy được. Nếu
bạn là trưởng nhóm, bạn cần đưa những người biết cách giải quyết
vấn đề vào nhóm, nếu không mọi người chỉ biết trông chờ vào các
giải pháp của bạn mà đó không phải là phương pháp hoạt động
theo nhóm.
5

5


+ Kỹ năng tương tác cá nhân: khả năng làm việc hiệu quả với
người khác – đặc điểm vô cùng quan trọng trong việc thực hiện dự
án theo nhóm, trêc thực tế kỹ năng tương tác cá nhân được thể
hiện dưới hình thức giao tiếp giữa các cá nhân. Bạn hãy chú tâm
quan sát và sẽ nhận ra rằng một số người phối hợp rất ăn ý với 1

số người nào đó, song lại không thể làm việc với những người
khác. Cho dù có cùng kỹ năng chuyên môn nhưng tính cách của
mọi người có nhiều đặc điểm khác biệt.
+ Kỹ năng tổ chức: khả năng giao tiếp với các bộ phận khác,
sự am hiểu về tình hình công ty và khả năng sở hữu một mạng
lưới xã hội. Người có kỹ năng tổ chức sẽ giúp nhóm thực hiện
công việc 1 cách trôi chảy và tránh mâu thuẫn với các phòng ban
cũng như thành viên của họ.
Khi thành lập nhóm dự án, mọi người thường có xu hướng
chỉ tập trung vào các kỹ năng chuyên môn cụ thể và quan trọng,
mà sao lãng những yếu tố khác. Một trong những mục tiêu của
việc chọn thành viên phải là tận dụng được tài năng sẵn có và từng
bước vô hiệu hóa điểm yếu của họ. Một trưởng nhóm sáng suốt
phải tìm những người vừa có các kỹ năng giá trị, vừa có khả năng
học hỏi cái mới khi cần thiết.
*bổ sung hoặc loại bớt các thành viên.
Trong quá trình thực hiện dự án, bạn có thể phải bổ sung
thêm các thành viên mới, cũng như nói lời cảm ơn và từ biệt với
một người. Các thành viên và kỹ năng mới có thể cần thiết khi
nhiệm vụ thay đổi và nhóm đang tiến gần đến mục tiêu. Một điểm
cần lưu ý khi bổ sung hay loại bớt thành viên là theo thời gian, các
thành viên sẽ tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với tập thể và
phong cách làm việc đặc trưng của nhóm, hoàn thiện cách thức ra
quyết định và giao tiếp. Nói chung quá trình này diễn ra tương đối
nhanh. Mỗi cá nhân sẽ đồng nhất nhóm với các thành viên khác.
Tuy nhiên, mối liên kết này bị suy yếu đi khi có quá nhiều người
gia nhập và rời khỏi nhóm. Trong thời gian đầu, người mới đến
chưa biết cách làm việc hiệu quả. Nhóm phải bỏ nhiều thời gian
6


6


-

-

-

để định hướng những thành viên mới và học cách làm việc với họ,
đồng thời phải dành thời gian để tìm cách lấp đầy chỗ trống do
những thành viên đã rời khỏi nhóm đề lại. Vì thế, bạn hãy hạn chế
đến mức thấp nhất sự thay đổi thành viên trong nhóm.
Câu 5: Phong cách lãnh đạo nhóm
Phong cách chuyên quyền: trưởng nhóm đưa ra mục đích công
việc, quyết định phương thức làm việc, phân công nhiệm vụ,
thông tin chủ yếu từ trên xuống. Phong cách này cả nhóm bị động
theo dẫn dắt của trưởng nhóm, các thành viên độc lập với trưởng
nhóm, đôi khi âm thầm chống lại trưởng nhóm. Phong cách này dễ
hay ra cá nhân chủ nghĩa, ganh đua, ngờ vực lẫn nhau nhưng có
ưu điểm là đôi khi nhóm nhanh triển khai công việc và đạt mục
tiêu, có hiệu quả.
Phong cách tự do: Trưởng nhóm không đưa ra quyết định, để
nhóm tự do tổ chức giải quyết các công việc. Nhóm có thể tự tổ
chức thành công hoặc sinh ra những thủ lĩnh tự phát, làm giảm uy
tín của trưởng nhóm. Phong cách này cũng dễ dẫn tới thất bại vì
nhóm không có khả năng tự tổ chức, người chăm, người lười sinh
xung đột giữa các thành viên.
Phong cách cộng tác: Trưởng nhóm làn gười chỉ huy đề xuất các
phương án khác nhau để bàn bạc, lựa chọn. Trưởng nhóm phân

công nhiệm vụ khi được bàn bạc thống nhất. Hoạt động nhóm theo
cách tiếp cận có sự tham gia, có sự hợp tác của mọi thành viên.
Phong cách này có nhược điểm là mất thời gian cho thảo luận, bàn
bạc. Nếu cần giải quyết gấp rút công việc thì không phù hợp.
Nhưng phong cách này có sự hài lòng của các thành viên và đa số
trường hợp mang lại tính hiệu quả của công việc.
Câu 6: Các loại phong cách giao tiếp
• Phong cách dân chủ:
- Đặc điểm:
+ Bình đẳng, gần gũi, thoải mái
+ Tôn trọng đối tượng giao tiếp, chú ý đến đặc điểm tâm lí cá
nhân của họ
7

7


-

-

-

-

+ Lắng nghe đối tượng giao tiếp.
- Ưu điểm:
+ Làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy thoải mái, yên tâm,
tự tin, giúp họ phát huy được tính độc lập, tự chủ sáng tạo.
+ Được nhiều người yêu quý, kính trọng, tin tưởng.

- Nhược điểm:
+ Dễ dẫn đến tính trạng xuề xòa, dân chủ quá trớn, làm mọi
người coi thường.
+ Việc gì cũng bàn bạc sẽ gây mất thời gian.
• Phong cách giao tiếp độc đoán:
- Đặc điểm:
+ Đề cao nguyên tắc, đòi hỏi ranh giới phải được tôn trọng
+ Hành động cứng rắn, quyết liệt, đánh giá và ứng xử mang
tính đơn phương, một chiều, cứng nhắc, xuất phát từ ý của mình, ít
chú ý đến người khác, vì vậy không ít người ngại tiếp xúc với họ
Ưu điểm: Trong hoàn cảnh phức tạp, khẩn cấp, đòi hỏi một người
quyết đoán, dám chịu trách nhiệm thì phong cách giao tiếp độc
đoán thường được phát huy tác dụng.
Nhược điểm: Làm tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân viên
khó được phát huy.
• Phong cách giao tiếp tự do
- Đặc điểm:
+ Hành vi, lời nói, thái độ bị chi phối nhiều bởi tâm trạng,
cảm xúc và tình huống.
+ Mục đích, nội dung và đối tượng giao tiếp thường dễ dàng
thay đổi
+ Quan hệ giao tiếp rộng nhưng hời hợt, không sâu sắc
Ưu điểm: Làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy thoải mái, được
tôn trong, do đó phát huy được tính tích cực của họ, đặc biệt là với
những người có ý thức tự giác cao.
Nhược điểm: Dễ bị người khác coi thường, bị đánh giá là thiếu
đứng đắn, thiếu nghiêm túc
8

8



9

9


II.

BÀI TẬP
1. Viết thư
Bức thư bao gồm:
-

-

-

-

-

-

-

10

Tên tổ chức, cơ quan, địa chỉ….
Địa danh, ngày tháng….

Kính gửi + họ tên, chức vụ, địa chỉ người nhận
Lời chào: Thưa ông (bà)
Nội dung
Lời chào cuối thư: Trân trọng….

a. Thư đặt hang
Câu mở đầu: Xin ông gửi ngay cho….. Đề nghị ông gửi ngay
cho…..Chúng tôi đặt mua….
Ghi rõ hàng hóa, số lượng, giá cả
Thông báo phương thức thanh toán
Cuối thư bày tỏ hi vọng nhận được hàng đúng kế hoạch
b. Thư trả lời thư đặt hàng
Bày tỏ niềm vui khi nhận được đơn đặt hàng
Giới thiệu thêm một vài nét về mặt hàng
Xác nhận đơn hàng đang được đáp ứng khẩn trương
Cảm ơn về sự tín nhiệm và bày tỏ hi vọng có thêm đơn đặt
hàng mới
c. Thư từ chối thư đặt hàng
Bày tỏ niềm vui khi nhận được đơn đặt hàng
Đưa ra lí do và lời từ chối
Có thể giới thiệu địa chỉ mà khách hang có thể mua loại hàng
hóa đó
Bày tỏ hi vọng được phục vụ khách hang trong một dịp khác
d. Thư khiếu nại
Ngay từ đầu nêu rõ yêu cầu
Đưa ra lí do
Bày tỏ hi vọng khiếu nại sớm được đáp ứng
e. Trả lời thư khiếu nại
10



-

-

Khẳng định vấn đề khiếu nại đang được giải quyết khẩn
trương
Giải thích nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn
Cảm ơn vì đã kịp thời nêu vấn đề

BÀI TẬP MẪU KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Dạng 1: Tặng hoa, quà và tổ chức liên hoan họp mặt.
Do một số tranh chấp xảy ra ở công ty A mà hội đồng quản trị
quyết định thay thế tổng giám đốc mới do tổng giám đốc cũ bị
cách chức vì nhận hối lộ. Theo phép xã giao, các bộ phận trong
tổng công ty sẽ tiến hành tổ chức chúc mừng tân tổng giám đốc.
Phòng kế toán đưa ra 3 phương án tặng quà như sau:
-

PA1: Gửi Hoa và thiếp
PA2: quà và thiếp
PA3: hoa và quà

Sau khi chúc mừng sẽ tổ chức tiệc liên hoan. Số lượng người
khoảng 40. Do chị Bình phụ trách chuẩn bị.
1.
2.

1.


2.
-

Nên chọn phương án tặng quà nào? Vì sao?
Chị Bình nên sắp xếp buổi tiệc như thế nào để nó thạt vui vẻ,
thân mật và trang trọng.
Bài làm
Phòng kế toán nên chọn phương án 1 là gửi hoa và thiếp. Bởi
vì giám đốc cũ đã bị cách chức do nhận hối lộ, nếu tặng quà
sẽ dễ gây hiểu lầm.
Chị Bình nên bố trí :
Chọn một hội trường có sức chứa khoảng 50 – 60 người.
Chọn loại bàn tròn có đường kính từ 1m – 1,2m, kê các bàn
cách nhau 1m – 1,2m

Vì bàn tròn là loại bàn thể hiện sự thân mật, thoải mái, khoảng
cách 1m – 1,2m là khoảng cách cá nhân, phù hợp với quan hệ
đồng nghiệp.
11

11


-

Trang trí thêm phòng cho phù hợp (tự nghĩ)

Dạng 2: Viết thư
Kính gửi ông A – Giám đốc công ty ABC…..
Thưa ông, cám ơn ông đã kịp thời thông báo bằng email cho

chúng tôi về việc có liên quan đến lô hàng áo khoác mùa đông loại
cao cấp giao không đúng yêu cầu trong đơn hàng 15/6.
Tôi đã cho nhân viên kiểm tra lại lô hàng đó và thấy rằng mã hàng
ông gửi cho chúng tôi là mã của loại áo khác, còn loại áo khoác
mà ông muốn mua lại có mã là DT123. Có lẽ do hai loại áo này
kiểu dáng khá giống nhau nên ông đã có sự nhầm lẫn khi gửi mã
hàng cho chúng tôi.
Đào Hồng Vân
Giám đốc CTTNHH Hồng Vân
Nêu ưu nhược điểm. Căn cứ vào bức thư này viết thư khiếu nại.
Bài làm


-

Ưu điểm:
Đã có lời cảm ơn kịp thời nêu vấn đề.
Đã giải thích được nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn
Nhược điểm:
Chưa khẳng định được vấn đề khiếu nại đang được giải
quyết khẩn trương.

(Nên viết thêm: chúng tôi sẽ cố gắng đổi lại đúng lô hàng theo
yêu cầu của ông trong thời gian sớm nhất.)
-

Thiếu lời chào cuối thư

(Viết: “Trân trọng” rồi mới kí tên)



Viết thư khiếu nại

Kính gửi bà Đào Hồng Vân – GĐ CTTNHH Hồng Vân.
12

12


Thưa bà, ngày 15/5 tôi đã đặt một lô hàng áo khoác mùa đông
có mã là DT471 và đã nhận được hàng vào ngày 15/6. Nhưng
khi cho kiểm tra hàng tôi thấy kiểu dáng áo này không đúng
theo mẫu mà tôi đã đặt, laoij áo này có chất mỏng hơn. Tôi nghĩ
đây chỉ là một sơ suất nhỏ trong quá trình xuất hàng của công
ty. Tôi hy vọng công ty bà sẽ đổi lại đúng loại hàng mà tôi yêu
cầu trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng
Nguyễn văn A
GĐ cty ABC
Dạng 3: Phong cách lãnh đạo
Anh Hùng mới được bầu làm trưởng phòng. Nhân viên trong
phòng không đoàn kết, chơi thành nhóm nhỏ, né tránh công việc
được giao, không đạt tiến độ, ảnh hưởng đến kết quả dự án. Hiện
nay phòng phải thực hiện thẩm định 1 dự án mới, chỉ còn 1 tuần
mà mọi người vẫn đang tranh luận, không hợp tác với nhau, nhiều
việc chưa được giải quyết. Anh Hùng quyết định phân công công
việc cho từng người, yêu cầu báo cáo tiến độ công việc, mọi quyết
định cuối cùng đều do a Hùng đưa ra. Cuối cùng sau 1 tuần, công
việc đã hoàn thành khá tốt.
1.

2.

1.

Phong cách lãnh đạo của a Hùng là gì? Phân tích đặc điểm.
A Hùng nên làm gì để nhóm làm việc hiệu quả hơn trong thời
gian tới.
Bài làm
A Hùng đã dung phong cách lãnh đạo chuyên quyền.

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo chuyên quyền là: trưởng nhóm
đưa ra mục đích công việc, quyết định phương thức làm việc, phân
công nhiệm vụ, thông tin chủ yếu từ trên xuống. Phong cách này
cả nhóm bị động theo dẫn dắt của trưởng nhóm, các thành viên
độc lập với trưởng nhóm, đôi khi âm thầm chống lại trưởng nhóm.
13

13


-

-

-

Phong cách này dễ hay ra cá nhân chủ nghĩa, ganh đua, ngờ vực
lẫn nhau nhưng có ưu điểm là đôi khi nhóm nhanh triển khai công
việc và đạt mục tiêu, có hiệu quả.
2. Anh Hùng nên:

Tìm cách làm cho mọi người trong nhóm gắn kết với nhau hơn:
như tổ chức các buổi liên hoan, đi du lịch, vui chơi cho cả phòng.
Qua những buổi giao lưu gặp gỡ cùng vui chơi với nhau, mọi
người sẽ nói chuyện với nhau nhiều hơn, hiểu nhau hơn, hòa đồng
và gắn kết với nhau. Tạo nên một tập thể đoàn kết.
Khuyến khích óc sáng tạo của mọi người: Khen ngợi những người
có ý tưởng tốt, khuyến khích, động viên mọi người thi đua nhau
làm việc, có hình thức khen thưởng hay kỉ luật phù hợp để gia
tăng tinh thần trách nhiệm của mọi người.
Phân giao nhiệm vụ cho từng người: Mỗi người có trách nhiệm
làm phần công việc của mình, ai không hoàn thành phải chịu phạt.
Như vậy, mọi người đều phải cố gắng ít nhất là phải hoàn thành
công việc của mình. Tiến độ công việc sẽ được đảm bảo.
Dạng 4: Phong cách giao tiếp
Chị Thảo là trưởng nhóm một nhóm nghiên cứu. Ngay từ đầu, mọi
công việc của nhóm chị đều đưa ra bàn bạc với các nhân viên của
mình rồi đưa ra quyết định cuối cung dựa trên ý kiến của mọi
người. Thời gian đầu, các nhân viên tỏ ra rất hào hứng, tích cực,
công việc luôn được tiến hành suôn sẻ và đạt kết quả tốt. Tuy
nhiên, thời gian gần đây, cắc nhân viên bắt đầu có thái độ coi
thường, chống đối chị Thảo vì trưởng nhóm quá phụ thuộc vào
nhân viên, không có chính kiến của mình.
1. Xác định phong cách giao tiếp của chị Thảo. Phân tích ưu
nhược điểm
2. Chị Thảo nên làm gì để giải quyết vấn đề và quản lí nhóm
hiệu quả hơn.
Bài làm
1. Chị Thảo có phong cách giao tiếp dân chủ.
- Ưu điểm:
14


14


2.

+ Làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy thoải mái, yên tâm,
tự tin, giúp họ phát huy được tính độc lập, tự chủ sáng tạo.
+ Được nhiều người yêu quý, kính trọng, tin tưởng.
- Nhược điểm:
+ Dễ dẫn đến tính trạng xuề xòa, dân chủ quá trớn, làm mọi
người coi thường.
+ Việc gì cũng bàn bạc sẽ gây mất thời gian.
Trong các cuộc họp, chị Thảo cần đưa ra quan điểm của mình,
nghe ý kiến của nhân viên, phân tích đúng sai của từng ý kiến. Tập
hợp những ý kiến tốt, đưa ra phương án tốt nhất cuối cùng để hoàn
thành công việc

15

15



×