Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đánh giá khả năng thu hút khách nội địa tại lăng tự đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.03 KB, 56 trang )

I HC HU
KHOA DU LCH
------------------

CHUYấN TT NGHIP I HC
TI:

AẽNH GIAẽ KHA NNG THU HUẽT
KHAẽCH
NĩI ậA TAI DI TấCH LNG Tặ
ặẽC - HU

Ging viờn hng dn:
TH.S HONG TH MNG LIấN

Sinh viờn thc hin:
NGUYN TH THANH HUYN
Lp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

Huế, tháng 05 năm 2017

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

ii

Lớp: K47 QLLH




Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

Lời Cảm Ơn
Với tình cảm sâu sắc, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn
chân thành đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo mọi
điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm chuyên
đề tốt nghiệp.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ, gia
đình- những người luôn ở bên động viên tôi trong quá trình
học tập và làm đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy cô Khoa
Du Lịch – Đại Học Huế đã truyền đạt những kiến thức quý báu
và cần thiết để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Đặc biệt tôi
xin chân thành cảm ơn Cô Hoàng Thị Mộng Liên đã tận tình
hướng dẫn, sữa chữa giúp tôi hoàn chỉnh chuyên đề cả về mặt
nội dung lẫn hình thức trong suốt thời gian qua.
Cảm ơn Ban lãnh đạo Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô
Huế. Tôi xin cảm ơn chú Nguyễn Viết Dũng- Trưởng phòng
hướng dẫn thuyết minh cùng các cô chú làm ở phòng hướng
dẫn thuyết minh đã tiếp nhận tôi vào đơn vị thực tập, tạo điều
kiện cho tôi tiếp xúc với tình hình thực tế phù hợp với chuyên
ngành của mình.
Tuy nhiên do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận
được sự thông cảm của quý Thầy Cô và Đơn vị thực tập.
Cuối cùng tôi xin gửi đến quý Thầy Cô, các cô chú làm

việc tại Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế lời chúc sức
khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
TT Huế Ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Huyền

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

iii

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Huyền

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

iv


Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................ III
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................................... IV
MỤC LỤC.................................................................................................................................................. V
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................. VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................................................. IX
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.......................................................................................................................... X
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................... XI
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

XI

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

XII

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

XIII

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

XIV


5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

XIV

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... XVI
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................................................XVI
A.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

XVI

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH.

XVI

1.1.1. Du lịch...........................................................................................................................................xvi
1.1.1.1. Khái niệm du lịch.................................................................................................................................xvi
1.1.1.2. Phân loại du lịch..................................................................................................................................xvi

1.1.2. Khách du lịch...............................................................................................................................xviii
1.1.2.1. Khái niệm khách du lịch.....................................................................................................................xviii

1.1.3. Nhu cầu du lịch.............................................................................................................................xix
1.1.3.1. Khái niệm nhu cầu du lịch....................................................................................................................xix
1.1.3.2. Đặc điểm của nhu cầu du lịch..............................................................................................................xix
1.1.3.3. Những dịch vu du lịch chính đáp ứng nhu cầu của khách du lịch..........................................................xx

1.1.4. Khái niệm điểm đến, điểm tham quan..........................................................................................xx
1.1.4.1. Khái niệm điểm đến..............................................................................................................................xx
1.1.4.2. Khái niệm điểm tham quan..................................................................................................................xx


1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KHẢ NĂNG THU HÚT CỦA ĐIỂM ĐẾN.

XXI

1.2.1. Khả năng thu hút điểm đến du lịch..............................................................................................xxi
1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động thu hút khách du lịch...............................................................xxi
1.2.2.1. Vai trò..................................................................................................................................................xxi
1.2.2.2. Ý nghĩa................................................................................................................................................xxii

1.2.3. Các thuộc tính cấu thành khả năng thu hút của điểm đến.........................................................xxii
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

XXIII

1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HUẾ

XXIII

2. TÌNH HÌNH KINH DOANH DU LỊCH CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY.

XXIV

2.1. LƯỢT KHÁCH CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.

XXIV

2.2. DOANH THU CỦA DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ.

XXV


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

v

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI LĂNG TỰ ĐỨC- HUẾ..........................XXVI
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM BẢO TỒN DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ.

XXVI

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................................................xxvi
2.1.2. Cơ cấu tổ chức............................................................................................................................xxvi
2.1.3. Chức năng của Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế..............................................................xxvii
2.2. TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH LĂNG TỰ ĐỨC.

XXVII

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................................xxvii
2.2.2. Biến động khách tổng quan và kết quả hoạt động của kinh doanh du lịch tại khu di tích lăng Tự
Đức........................................................................................................................................................xxix
2.2.2.1. Lượng khách tham quan....................................................................................................................xxix
2.2.2.2. Doanh thu...........................................................................................................................................xxx


2.3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA TRUNG TÂM BẢO TỒN DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ.

XXXI

2.4. NHẬN XÉT.

XXXII

2.4.1. Lợi thế........................................................................................................................................xxxii
2.4.2. Hạn chế......................................................................................................................................xxxii
2.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

XXXII

2.5.1. Thống kê mô tả kết quả khảo sát...............................................................................................xxxii
2.5.1.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu...................................................................................................xxxii
2.5.1.2. Số lần tham quan đến tham quan LăngTự Đức................................................................................xxxiv
2.5.1.3. Mục đích đến tham quan Lăng Tự Đức.............................................................................................xxxiv
2.5.1.4. Nguồn thông tin tiếp cận..................................................................................................................xxxvi
2.5.1.5. Địa điểm mua vé..............................................................................................................................xxxvi

2.5.2. Đánh giá khả năng thu hút khách nội địa của Lăng Tự Đức....................................................xxxvii
2.5.2.1. Đánh giá khả năng thu hút khách nội địa đối với việc sẵn lòng giới thiệu cho người thân....................xl
2.5.2.2. Đánh giá khả năng thu hút khách nội địa đối với khả năng quay lại của Lăng Tự Đức...........................xl
2.5.2.3. Đánh giá khả năng thu hút khách nội địa đối với sự hài lòng về chuyến tham quan Lăng Tự Đức.......xlii

2.5.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha của các biến độc lập....................xlii
2.5.4. Phân tích phương sai đơn biến ANOVA.......................................................................................xliii
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA LĂNG TỰ
ĐỨC..................................................................................................................................................... XLVI

3.1. CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ BẢO VỆ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH SỬ.

XLVI

3.2. ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ, TIẾP THỊ, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO DU KHÁCH.

XLVII

3.3. ĐÀO TẠO, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN; CẢI THIỆN CÁC PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG
TÁC THUYẾT MINH, HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI ĐIỂM.

XLVII

3.4. ĐỐI VỚI CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG.

XLVIII

3.5. ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH VÀ TRANG THIẾT BỊ TẠI KHU DI TÍCH.

XLVIII

3.6. ĐỐI VỚI AN NINH, AN TOÀN TẠI KHU DI TÍCH.

XLVIII

3.7. TẬN DỤNG TIỀM NĂNG TRONG TỈNH.

XLVIII

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. L

1.KẾT LUẬN

L

2.KIẾN NGHỊ

LI

2.1.Đối với cơ quan chủ quản khu di tích Lăng Tự Đức, cụ thể là Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế.
...................................................................................................................................................................li

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

vi

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

2.2. Đối với người dân địa phương...........................................................................................................li
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................. LII

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

vii

Lớp: K47 QLLH



Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6

TTBTDTCĐ
WTO
UNESCO
LDLVN
IUOTO
ĐVT

Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô
World Tourism Organization
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization,
Luật du lịch Việt Nam
International Union of Official Travel Oragnization
Đơn vị tính

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền


viii

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1: THỐNG KÊ LƯỢT KHÁCH ĐẾN HUẾ GIAI ĐOẠN 2013-2016......................................................XXIV
BẢNG 2: SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH THAM QUAN CÁC DI TÍCH THUỘC QUYỀN QUẢN LÝ CỦA TRUNG TÂM
BẢO TỒN DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ TỪ NĂM 2014-2016................................................................................XXX
BẢNG 3: SỐ LƯỢNG KHÁCH THAM QUAN LĂNG TỰ ĐỨC......................................................................XXX
BẢNG 4: TỔNG DOANH THU NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2016 CỦA TRUNG TÂM BẢO TỒN DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ.
............................................................................................................................................................ XXX
BẢNG 5: THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA...................................................................................XXXII
BẢNG 6: SỐ LẦN THAM QUAN........................................................................................................... XXXIV
BẢNG 7: MỤC ĐÍCH THAM QUAN...................................................................................................... XXXIV
BẢNG 8: NGUỒN THÔNG TIN TIẾP CẬN..............................................................................................XXXVI
BẢNG 9: ĐỊA ĐIỂM MUA VÉ............................................................................................................... XXXVI
BẢNG 10: ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG QUÁ TRÌNH THU HÚT
KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI KHU DI TÍCH LĂNG TỰ ĐỨC................................................................................XXXVII
BẢNG 11: KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA...................................XLIII
BẢNG 12: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ CÁC TIÊU CHÍ THU HÚT KHÁCH
NỘI ĐỊA............................................................................................................................................... XLIV

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền


ix

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ 1: SẴN LÒNG GIỚI THIỆU CHO BẠN BÈ/NGƯỜI THÂN.................................................................XL
BIỂU ĐỒ 2: KHẢ NĂNG QUAY LẠI LĂNG TỰ ĐỨC......................................................................................XL
BIỂU ĐỒ 3: HÀI LÒNG VỀ CHUYẾN ĐI..................................................................................................... XLII

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

x

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

Phần 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài.
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một

hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu
cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh
tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước
công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận,
thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu
của du khác bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu
cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh,
nghỉ ngơi, thư giãn…
Du lịch trở thành một phương tiện giao tiếp giữa người với người nhằm xây
dựng các mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội giữa các quốc gia
và các dân tộc trên thế giới.Du lịch đã và đang mở ra những cánh cửa cho tăng
cường phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế về mọi lĩnh vực trên cơ sở bình đẳng
lợi ích và tôn trọng lẫn nhau giữa các đối tác, các quốc gia “vì hòa bình, hữu nghị và
sự phát triển của các dân tộc”. Với ý nghĩa đó, du lịch nổi lên như một yếu tố tích
cực hỗ trợ cho giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới.
Tăng trưởng năm 2015 đạt 6,68%, vượt mục tiêu đề ra là 6,2% và là mức cao
nhất trong cả giai đoạn 2011-2015; trong đó, công nghiệp và xây dựng với tốc độ
tăng 9,64% là ngành đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng năm 2015. Bên cạnh đó,
GDP bình quân đầu người cũng tăng hơn 40%, từ 1.532 USD/người năm 2011 lên
2.171 USD/người năm 2015, trong bối cảnh lạm phát được duy trì ở mức thấp đã
góp phần nâng cao mức sống thực tế của người dân.Du lịch đã nộp hàng ngàn tỷ
đồng vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch cũng dễ
tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Với những thuận lợi,
những mặt tích cực mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch thực sự có khả năng
làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nước ta.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

xi


Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

Thừa Thiên Huế là một trong ít địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong
phú, đa dạng và có giá trị cao về tự nhiên và nhân văn. Nơi đây còn lưu giữ di sản
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại với hàng trăm công trình
tồn tại hầu như nguyên vẹn, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc cung với hệ thống lăng
tẩm, chùa chiền. Ngoài ra Nhã nhạc Cung Đình Huế cũng được UNESCO công
nhận là kiệt tác văn hóa phi vât thể. Thừa Thiên Huế còn là nơi có nhiều cảnh quan
tươi đẹp kết hợp hài hòa kết hợp hài hòa với các giá trị văn hóa như: Vườn Quốc
Gia Bạch Mã, đầm phá Tam Giang, các bãi biển thơ mộng như Thuận An, Cảnh
Dương, Lăng Cô.
Với tiềm năng thế mạnh và vị trí thuận lợi, Thừa Thiên Huế được xác định là
hạt nhân phát triển du lịch của Bắc Trung Bộ, với định hướng phát triển của loại
hình du lịch nhân văn, trong đó tập trung khai thác các giá trị gắn liền với cố đô
Huế. Lăng Vua Tự Đức Huế – một trong những địa điểm tham quan Huế khá quan
trọng, cùng với Lăng Khải Định và Lăng Minh Mạng Huế, hầu như du khách đều
hiếm khi bỏ lỡ mỗi khi có dịp đến thăm Huế. Xuất phát từ những lý do thiết thực
nêu trên cùng với mong muốn nâng cao hơn nửa khả năng thu hút khách du lịch tại
Lăng Tự Đức, xứng tầm là một trong những di tích tiêu biểu của quần thể di tích Cố
đô- Di sản văn hóa của nhân loại và để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch
khi đến Huế tôi đã lựa chọn nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Đánh
giá khả năng thu hút khách nội địa tại Lăng Tự Đức”.
Khách du lịch là một nguồn khách đóng góp rất lớn vào sự phát triển du lịch
cũng như góp phần vào đẩy mạnh kinh tế của đất nước.Với sự phát triển của ngành

du lịch hiện nay, nhiều công ty du lịch đã ra đời và lớn mạnh. Song song với đó là
nhiều khu di tích được trùng tu, tôn tạo để mở cửa đón du khách trong và ngoài
nước.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch của Lăng Tự Đức, đề tài
đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch nội địa tại
khu di tích Lăng Tự Đức, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng
thu hút khách du lịch đến với điểm này.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

xii

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

2.2. Mục tiêu cụ thể
*Tình hình hoạt động của khu di tích Lăng Tự Đức.
*Nghiên cứu sự hài lòng của du khách khi đến tham quan khu di tích Lăng Tự
Đức.
*Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ từ đó đánh giá sự tác
động của các yếu tố này đến sự hài lòng của du khách.
*Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của du
khách và thu hút du khách đến tham quan tại khu di tích Lăng Tự Đức.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khả năng thu hút khách nội địa khi đến tham quan tại Lăng Tự Đức
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung
Việc đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của một Lăng luôn có sự phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố nội tại của Lăng lẫn các yếu
tố từ môi trường bên ngoài. Và phạm vi của chuyên đề này sẽ chú trọng đánh giá
khả năng thu hút khách du lịch nội địa tại Lăng Tự Đức dựa trên ý kiến của khách
du lịch về các yếu tố của điểm đến như: phong cảnh, môi trường, con người và xã
hội và các yếu tố lịch sử, cơ sở hạ tầng và lưu trú. Từ các kết quả nghiên cứu sẽ làm
căn cứ khoa học nhằm đề xuất những giải pháp tối ưu để lăng tạo khả năng thu hút
hơn nửa, cũng như nâng cao hiệu quả phương pháp này trong môi trường kinh tế du
lịch đầy tính cạnh tranh như hiện nay.
3.2.2. Về không gian
Đề tài giới hạn nghiên cứu khả năng thu hút của Lăng đối với khách du lịch
nội địa.
3.2.3. Về thời gian
Từ 6/2/2017 đến 6/4/2017

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

xiii

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên


4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp thu thập số liệu.
4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp.
Thu thập số liệu từ phòng nghiên cứu khoa học thuộc Trung Tâm Bảo Tồn Di
Tích Cố Đô Huế, cơ quan chủ quản khu di tích Lăng Tự Đức
Phân tích môi trường bên ngoài thông qua số liệu thu thập từ Internet, báo, tạp
chí..
4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng hỏi.
Phương pháp chọn mẫu được áp dụng trong đề tài này là phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên thuận tiện tức phỏng vấn viên tự do chọn khách du lịch nội địa tại
điểm du lịch Lăng Tự Đức đế phỏng vấn.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu.
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 22 để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu. Các
phương pháp phân tích được sử dụng trong việc giải quyết các mục tiêu của đề tài
như: phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối, phân tích nhân tố. Ngoài ra đề
tài còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông tin của đáp viên, phân tích tần
số.
Mục tiêu 1: phương pháp thống kê số liệu, so sánh tương đối và so sánh tuyệt
đối số liệu thứ cấp để phân tích tình hình hoạt động của khu di tích Lăng Tự Đức.
Mục tiêu 2: Sử sụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích tần số nhằm
nghiên cứu sơ bộ sự hài lòng của khách du lịch.
Mục tiêu 3: Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp kiểm định Anova để đánh giá độ tin cậy
thang đo và sau đó phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.
Mục tiêu 5: Dựa vào kết quả phân tích đề xuất những giải pháp

5. Bố cục của đề tài
Ngoài các phần mục lục, tài liệu tham khảo, phiếu khảo sát thông tin du khách
thì đề tài gồm 3 phần chính:

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

xiv

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

CHƯƠNG 2: Đánh giá khả năng thu hút khách nội địa tại lăng Tự Đức –Huế
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách nội địa
tại lăng Tự Đức.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.Kết Luận
II. Kiến Nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

xv

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp


Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch.
1.1.1. Du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không
phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,

Theo Tổ chức du lịch thế giới WTO (World Tourism Organization): Du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian
liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại
trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam (LDLVN) năm 2005, ban hành
ngày 14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.1.2. Phân loại du lịch
- Phân chia theo môi trường tài nguyên:
+ Du lịch thiên nhiên
+ Du lịch văn hoá
-Phân loại theo mục đích chuyến đi:
+ Du lịch tham quan

+ Du lịch giải trí
+ Du lịch nghỉ dưỡng
+ Du lịch khám phá
+ Du lịch thể thao
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

xvi

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

+ Du lịch lễ hội
+ Du lịch tôn giáo
+ Du lịch nghiên cứu (học tập)
+ Du lịch hội nghị
+ Du lịch thể thao kết hợp
+ Du lịch chữa bệnh
+ Du lịch thăm thân
+ Du lịch kinh doanh
-Phân loại theo lãnh thổ hoạt động:
+ Du lịch quốc tế
+ Du lịch nội địa
+ Du lịch quốc gia
-Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch:
+ Du lịch miền biển
+ Du lịch núi

+ Du lịch đô thị
+ Du lịch thôn quê
+ Phân loại theo phương tiện giao thông:
+ Du lịch xe đạp
+ Du lịch ô tô
+ Du lịch bằng tàu hoả
+ Du lịch bằng tàu thuỷ
+ Du lịch máy bay
-Phân loại theo loại hình lưu trú:
+ Khách sạn
+ Nhà trọ thanh niên
+ Camping
+ Bungaloue
+ Làng du lịch
-Phân loại theo lứa tuổi du lịch:
+ Du lịch thiếu niên

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

xvii

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

+ Du lịch thanh niên
+ Du lịch trung niên

+ Du lịch người cao tuổi
-Phân loại theo độ dài chuyến đi:
+ Du lịch ngắn ngày
+ Du lịch dài ngày
-Phân loại theo hình thức tổ chức:
+ Du lịch tập thể
+ Du lịch cá thể
+ Du lịch gia đình
-Phân loại theo phương thưc hợp đồng:
+ Du lịch trọn gói
+ Du lịch từng phần
 Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời
sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong
những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới
du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế
mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du
khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu
dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu
nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…

1.1.2. Khách du lịch.
1.1.2.1. Khái niệm khách du lịch
Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du lịch thế giới):
“Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí,
nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công việc”.
Theo Luật du lịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành
ngày 01 tháng 01 năm 2006 thì định nghĩa về khách du lịch gồm khách du lịch quốc
tế và khách du lịch nội địa được trích dẫn ở điều 34 trang 33 như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền


xviii

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư nước
ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam,người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam ra nước ngoài du lịch.”
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”.
Uỷ ban xem xét tài nguyên Quốc gia của Mỹ: “Du khách là người đi ra khỏi
nhà ít nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàng ngày, không
kể có qua đêm hay không.”
 Khách du lịch là một nguồn khách quan trọng đối với một điểm đến, mang
đến cho quốc gia đón khách một nguồn thu ngoại tệ đáng kể. Trong mối quan hệ
tương hỗ, sự phát triển du lịch nội địa đến lượt lại thúc đẩy và thu hút khách quốc tế
trên cơ sở cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch, thay đổi cơ cấu kinh tế và đầu tư, cũng
như phục hồi và phát triển môi trường du lịch nói riêng.

1.1.3. Nhu cầu du lịch.
1.1.3.1. Khái niệm nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi ở
thường xuyên của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu biết
mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khoẻ, tạo sự thoải mái dẽ
chịu về tinh thần.

1.1.3.2. Đặc điểm của nhu cầu du lịch.
Trong sự phát triển không ngừng của xã hội thì du lịch là một đòi hỏi tất yếu
của con người. Nhu cầu này được khơi dậy và chịu ảnh hưởng to lớn của nền kinh
tế xã hội.
Nhu cầu du lịch là sự mong muốn rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình
đến một nơi khác để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí hay tham quan, khám phá.
Nhu cầu du lịch khác với các nhu cầu khác vì nó là một nhu cầu tổng hợp của con
người, nhu cầu này được hình thành và phát triển dựa trên nhu cầu sinh lý và các
nhu cầu tinh thần.
Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của hoạt động sản suất và trình
độ xã hội. Sản xuất ngày càng phát triển và thời gian rãnh rỗi ngày càng nhiều, thu

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

xix

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

nhập ngày một nâng cao, các mối quan hệ xã hội ngày càng hoàn thiện thì nhu cầu
du lịch ngày càng phát triển.
1.1.3.3. Những dịch vu du lịch chính đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
-Dịch vụ vận chuyển: Bản chất của du lịch là đi lại. Khách muốn đến một
điểm du lịch nhất thiết phải có sự di chuyển từ nơi ở thường xuyên đến điểm du lịch
nào đó và ngược lại.
-Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Dịch vụ này nhằm thỏa mãn nhu cầu lưu trú và

ăn uống của khách. Thỏa mãn nhu cầu này khách với thỏa mãn nhu cầu này trong
cuộc sống hằng ngày.
-Dịch vụ tham quan giải trí: dịch vụ này đáp ứng nhu cầu cảm thụ cái đẹp và
giải trí của khách du lịch. Đây là nhu cầu đặc trưng trong du lịch. Xã hội ngày càng
hiện đại và phát triển không ngừng, đòi hỏi con người ngày càng làm việc nhiều
hơn.. căng thẳng hơn, thêm vào đó môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm thì nhu
cầu giải trí , thư giãn của con người ngày càng tăng lên.
-Các dịch vụ khác: Ngoài những dịch vụ chính trên còn có các dịch vụ khác
tuy không phải là chính nhưng cũng không thể thiếu trong quá trình phục vụ khách
du lịch nhất là trong thế giới văn minh hiện đại ngày nay. Đó là: bán hàng lưu niệm,
dịch vụ thông tin, mua vé, đặt chỗ, in ấn,dịch vụ giặt là, chăm sóc sức khỏe, thể
thao giải trí…

1.1.4. Khái niệm điểm đến, điểm tham quan.
1.1.4.1. Khái niệm điểm đến.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến du
lịch (Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách
du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp,
các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự
nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”.
1.1.4.2. Khái niệm điểm tham quan.
Tourist attraction là một điểm thu hút khách du lịch, nơi khách du lịch tham
quan, thường có các giá trị vốn có của nó hoặc trưng bày các giá trị văn hóa, ý nghĩa
lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ về phiêu lưu, mạo hiểm, vui chơi
giải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

xx

Lớp: K47 QLLH



Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

1.2. Một số khái niệm về khả năng thu hút của điểm đến.
1.2.1. Khả năng thu hút điểm đến du lịch.
Để có thể hiểu đầy đủ và định nghĩa được khả năng thu hút của điểm đến thì
cần thiết phải phân biệt giữa điểm hấp dẫn du lịch (tourism attraction) và khả năng
thu hút của điểm đến (destination attractiveness), bởi điểm hấp dẫn du lịch thường
được hiểu với tầm nghĩa hẹp hơn. Điểm hấp dẫn du lịch là các yếu tố cơ bản, cụ thể
có khả năng thu hút của điểm đến ví dụ như khí hậu, cảnh quan, hoạt động dịch vụ
du lịch … Trong khi đó khả năng thu hút của điểm du lịch mang tầm ý nghĩa bao
quát hơn. Theo Hu và Ritchie thì khả năng thu hút của điểm đến : “ phản ánh cảm
nhận, niềm tin và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách
hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”. Có thể
thấy rằng khi điểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách thì điểm
đến đó càng dễ dàng được du khách lựa chọn. Mayo và Jarvis (1981) cũng có cùng
quan điểm này khi cho rằng khả năng thu hút của điểm đến là khả năng mà điểm
đến đó mang lại các lợi ích cho du khách. Những nghiên cứu cho thấy tính phổ biến
của một điểm đến du lịch có thể được gia tăng bởi một tổ hợp các thuộc tính của
cạnh tranh và khả năng thu hút, trong đó khả năng cạnh tranh được nhìn nhận từ
phía cung còn khả năng thu hút được nhìn nhận từ phía cầu du lịch. Chính sự đánh
giá từ phía cầu nên khả năng thu hút trở thành tác động kéo đối với du khách. Nhu
cầu đi du lịch của du khách được hình thành không chỉ dựa trên cơ sở động lực thúc
đẩy họ mà còn chịu bởi “tác động kéo”để thu hút họ đến với địa điểm cụ thể.
Tài liệu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có tính thu hút thì điểm du lịch
không thể tồn tại và có rất ít hoặc không cần các phương tiện, dịch vụ du lịch. Chỉ
khi du khách bị thu hút bởi điểm đến thì mới cần có các điều kiện, phương tiện và

dịch vụ kèm theo. Những nghiên cứu tập trung tìm hiểu thuộc tính nào được du
khách xem trọng và tìm kiếm ở điểm đến, những thuộc tính này nhằm giúp xây
dựng hình ảnh điểm đến một cách rõ ràng trong lòng du khách.

1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động thu hút khách du lịch
1.2.2.1. Vai trò
Nhu cầu đi du lịch của con người đang ngày càng tăng cao và nguồn thu từ
hoạt động du lịch là rất đáng kể. Chính vì có sự nhìn nhận đúng đắn về tầm quan
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

xxi

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

trọng mang tính chiến lược của du khách đối với hiệu quả du lịch nên các doanh
nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch đã và đang có rất nhiều nỗ lực trong việc quảng
bá cho các điểm đến. Vấn đề thu hút du khách có vai trò vô cùng quan trọng đối với
sự tồn tại và phát triển của bất kỳ điểm đến nào. Bởi lẽ, đặc thù của “ Sản phẩm du
lịch ” là không thể vận chuyển đem đi bán ở nơi khác mà du khách phải tự tìm đến
trực tiếp nơi bán để tiêu dùng. Do đó, cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động thu hút,
thúc đẩy du khách tìm đến với điểm đến du lịch.
1.2.2.2. Ý nghĩa
Khi lượng khách du lịch được thu hút càng nhiều thì sẽ giúp đảm bảo sự tồn
tại và phát triển, phát huy được giá trị của điểm đến. Góp phần làm tăng doanh thu,
đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục và hình thành cơ hội phát

triển. Đồng thời giúp tạo ra nhiều việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống cho các
cán bộ công nhân viên làm việc tại điểm đến.

1.2.3. Các thuộc tính cấu thành khả năng thu hút của điểm đến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thu hút của một điểm đến được cấu
thành bởi tổ hợp các yếu tố. Rõ ràng là mức độ hấp dẫn của điểm đến không chỉ phụ
thuộc vào tài nguyên thiên nhiên mà quan trọng hơn là mức độ phát triển sản phẩm
và phát triển điểm đến nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng và phức tạp của từng cá
nhân du khách. Một khi các yếu tố sản phẩm còn mờ nhạt thì tác động trực tiếp đến
cảm nhận của du khách về khả năng của điểm đến làm hài lòng trải nghiệm của họ.
Trên phương diện khám phá nhu cầu qua việc kết hợp đánh giá mức độ quan trọng
và mức độ đáp ứng của du khách đối với các thuộc tính điểm đến cho thấy đặc điểm
của thị trường đến lăng Tự Đức thực sự là thị trường du khách đại chúng mang tính
khám phá, tìm hiểu. Trong khi các lợi thế về tài nguyên đang được du khách đánh
giá khá cao thì các yếu tố khác như phương tiện lưu trú, dịch vụ mua sắm, điều kiện
đi lại, thái độ với du khách... cần phải được đầu tư cải thiện đúng mức, bởi các yếu
tố tài nguyên chỉ là điều kiện cần để tạo ‘tác động kéo’, nhưng các yếu tố sản phẩm
và dịch vụ du lịch lại giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu du khách ở lăng vua Tự Đức.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

xxii

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên


B. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Tổng quan về du lịch Huế
Du lịch dịch vụ đã trở thành nền kinh tế mũi nhọn phát triển của tỉnh Thừa
Thiên Huế. Bình quân 3 năm trở lại đây, du lịch dịch vụ đóng góp trên 50% GDP
của Thừa Thiên Huế, năm 2014 đóng góp 56% GDP. Thừa Thiên Huế được đánh
giá là trung tâm du lịch lớn nhất vùng Bắc Trung bộ. Tuy nhiên năm 2015, lượng
khách lưu trú ở Thừa Thiên Huế giảm so với năm 2014. Đây là vấn đề đặt ra trong
phát triển du lịch của Tỉnh năm 2016.
Năm 2016 là năm tổ chức Festival Huế và các chương trình phát triển du lịch
dịch vụ, Thừa Thiên Huế cần tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm, quyết liệt
để phát triển du lịch. Theo Giám đốc Sở VH, TT&DL Phan Tiến Dũng, tỉnh sẽ đó
ưu tiên xây dựng và làm mới sản phẩm du lịch như tập trung nâng cao chất lượng
loại hình du lịch di sản, mở rộng phạm vi trưng bày tham quan, đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ tại di tích Hoàng Thành, các lăng vua, các địa điểm khác mà du khách
quan tâm. Hiện tại, sản phẩm du lịch này đã phát triển “tới ngưỡng”, do vậy phải
“làm mới” và nâng cao chất lượng để tạo sự cạnh tranh với sản phẩm các địa
phương xung quanh. Chọn lựa, huy động những doanh nghiệp dịch vụ chuyên
nghiệp cùng đầu tư nhằm đột phá, làm gia tăng các sản phẩm đặc thù với mục đích
khai thác, phát huy khu Hoàng Thành, các khu vực trong Kinh Thành như: Tuyến
du lịch sông Ngự Hà, hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, các khu Hổ Quyền, Voi Ré, Văn
Thánh... tạo sự phong phú sản phẩm, tăng nhanh nguồn thu tại các di tích. Tiếp tục
xây dựng kế hoạch cụ thể để phát huy loại hình du lịch tâm linh, nghiên cứu đầu tư
triển khai hiệu quả dự án Khu du lịch sinh thái tâm linh và nghỉ dưỡng Bạch Mã,
Thiền viện Trúc Lâm... xem đây là thế mạnh riêng của Huế nhằm thu hút các nhà
nghiên cứu và du khách quan tâm đến loại hình này. Có các đề án cụ thể và cân đối
mức đầu tư để phát huy các sản phẩm qua các kỳ Festival, khắc phục tình trạng chỉ
trình diễn mà không sử dụng thành sản phẩm để duy trì phục vụ dịch vụ du lịch.
Ưu tiên đầu tư các sản phẩm du lịch biển tại Thuận An, Lăng Cô để phát triển
mang tính chuyên nghiệp. Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch có
trách nhiệm, phát triển và duy trì các loại hình dịch vụ du lịch nói trên tại làng cổ

Phước Tích, Cầu ngói Thanh Toàn...
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

xxiii

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

Kết nối giao thông thuận lợi nhất cho quá trình phát triển du lịch, tạo sự liên
kết với các doanh nghiệp mở các đường bay nội địa để nối tiếp Huế - Cần Thơ, Nha
Trang và đường bay quốc tế nối Huế với các cố đô trong vùng. Hình thành khu dịch
vụ tại cảng Chân Mây để khai thác khách du lịch tàu biển. Xây dựng các bến đỗ,
bến thuyền, cầu tàu vùng đầm phá Tam Giang để phát triển du lịch. Hoàn thiện các
sản phẩm du lịch tại các huyện Nam Đông, A Lưới, liên kết với các doanh nghiệp lữ
hành để khai thác hiệu quả các sản phẩm này.
Việc phát triển du lịch Thừa Thiên Huế cần đặt trong mối quan hệ mật thiết
với con đường di sản miền Trung, chú trong liên kết Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam,
ngoài ra còn liên kết Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, Tây Nguyên, Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh và ngay cả một số nước trong ASEAN để phát huy lợi thế so sánh,
tính cá biệt và các ưu thế chung trong sự liên kết này.

2. Tình hình kinh doanh du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời
gian gần đây.
2.1. Lượt khách của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảng 1: Thống kê lượt khách đến Huế giai đoạn 2013-2016.
ĐVT: lượt khách

Năm
Nội địa
Quốc tế
Tổng

2013
1023502
748086
1771588

2014
2015
2016
1072045
998825
1135914
778248
778248
581232
1850293
1777113
1717146
(Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch, 2017)

So với tổng lượng khách đến Huế thì tổng lượng khách nội địa chiếm tỷ trọng
cao hơn. Từ năm 2013 đến năm 2016 số lượt khách nội địa có xu hướng tăng mạnh
từ 1023502 lượt khách tăng lên tới 1135914 lượt khách, nhưng đến năm 2015 thì số
lượt khách du lịch nội địa đến Thừa Thiên Huế lại có xu hướng giảm đi nhưng
không đáng kể. Và xét về tổng lượ khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế thì lượt
khách có xu hướng tăng đều từ năm 2013 đến năm 2015, riêng năm 2016 lại có xu

hướng giảm xuống.
Nhìn chung lại một điều là số lượt khách quốc tế và nội địa có xu hướng tăng
mạnh vào các năm chẵn, bởi vì đây là những năm diễn ra các kỳ Festival do đó thu
hút đông đảo khách du lịch đến Thừa Thiên Huế.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

xxiv

Lớp: K47 QLLH


Chuyên đề tốt nghiệp

Th.S Hoàng Thị Mộng Liên

2.2. Doanh thu của du lịch Thừa Thiên Huế.
Theo số liệu từ Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thì số liệu khách đến Huế ngày
càng tăng. Cụ thể là:
Tính cả năm 2014, lượng khách du lịch đến Thừa ThiêN Huế ước đạt
2.906.755 lượt (tăng 11,8% so với cùng kỳ), trong đó khách quốc tế ước đạt
1.007.290 lượt ( tăng 8,5% so với ùng kỳ), khách nội địa ước đạt 1.899.465 lượt
( tăng 13,6% so với cùng kỳ). Khách lưu trú đạt 1.850.293 lượt ( tăng 4,11%so với
cùng kỳ), trong đó quốc tế ước đạt 778.248 lượt (tăng 3,73% so với cùng kỳ), trong
nước ước đạt 1.072.045 lượt ( tăng 4,39% so với cùng kỳ). Tổng doanh thu ước đạt
2.707.847 tỷ đồng ( tăng 14,41 so với cùng kỳ), trong đó doanh thu quốc tế ước đạt
1.630.887 tỷ đồng.
Năm 2015, tổng lượng khách đếnThừa Thiên Huế đạt 3.126.495 lượt, tăng
13,08% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 1.023.015 lượt, khách nội
địa đạt 2.103.480 lượt; Lượng khách lưu trú đạt 1.777.113 lượt.

Năm 2016 lượng khách du lịch đến Huế đạt 3,1 triệu lượt khách, tăng 3,91%so
với cùng kỳ, trong đó gần 980 ngàn lượt khách quốc tế, tăng 2,95% khách nội địa
đón khoảng 2 triệu lượt, tăng 4,38%.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

xxv

Lớp: K47 QLLH


×