Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 101 trang )

Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế


Để hoàn thành được bài khóa luận tốt
nghiệp này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực phấn
đấu của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều
sự ủng hộ, quan tâm giúp đỡ từ phía nhà
trường, của quý thầy cô, đơn vò thực tập, người
thân và bạn bè.
Thông qua đây tôi xin phép được gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến toàn thể giáo viên của Khoa Du
Lòch – Đại Học Huế đã hết lòng giảng dạy,
truyền đạt kinh nghiệm, trang bò kiến thức cho tôi
trong suốt 4 năm học tập tại trường, đặc biệt là
cô giáo PGS.TS Bùi Thò Tám người đã trực tiếp
hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình làm khóa luận.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn
Giám đốc trung tâm thông tin xúc tiến du lòch
Thừa Thiên Huế và các anh chò đồng nghiệp đã
tạo điều kiện cho tôi thực tập, điều tra, thu thập
số liệu, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề
tài khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến tất cả bạn bè, người thân đã
luôn bên cạnh động viên, nhiệt tình giúp đỡ, hỗ
trợ tôi trong suốt những năm học qua và trong
thời gian tôi làm bài khóa luận.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài,
do chưa có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
thực tiễn chưa nhiều nên đề tài không thể tránh


khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thơng & Marketing


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế

những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và
các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2017
Sinh viên: Nguyễn Thò Xuyến
Lớp K47 Truyền Thông & Marketing

SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thơng & Marketing

2


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Huế, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Xuyến

SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing


3


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế

DANH MỤC VIẾT TẮT


EU











UNWTO
DLTN
MT
DN
DNNVV
XH
BVMT
VH
CTDL


: Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch
có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội.
: Tổ chức Du Lịch Thế Giới
: Du lịch trách nhiệm.
: Môi trường
: Doanh nghiệp
: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
: Xã hội
: Bảo vệ môi trường
: Văn hóa
: Chương trình du lịch

MỤC LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

4


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG
HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Ngành du lịch Huế trong những năm gần đây có sự phát triển và góp phần vào
nền kinh tế của địa phương. Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của địa
phương và góp phần phát triển cho Huế ngày một phát triển về lẫn cơ sở vật chất

SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

5


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
cũng như hạ tầng. Huế vốn nổi tiếng với di tích lịch sử, làng nghề và các di sản
được thế giới công nhận, được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú như nhiều bãi biển, vịnh đẹp, danh lam thắng cảnh, khu sinh thái tự
nhiên, rừng quốc gia Bạch Mã... Du lịch Huế hội tụ được tất cả những tài nguyên tự
nhiên và tài nguyên nhân văn mà nơi khác không có được. Du lịch Huế đã thu hút
số lượng khách đến thăm ngày càng tăng cả nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, du lịch
Huế hiện đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức với số lượng du khách ngày
càng tăng có những tác động tiêu cực đến môi trường văn hoá xã hội, môi trường
sinh thái, ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, làm ăn vì lợi nhuận, thương mại hoá các
yếu tố văn hoá đưa vào hoạt động du lịch ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của
du lịch trong tương lai... Bên cạnh đó việc quản lý, tổ chức hoạt động du lịch yếu
kém cũng ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch. Vậy đâu là giải pháp cho du lịch Huế
phát triển bền vững, phát huy được thế mạnh của du lịch Huế và giúp Huế khắc
phục những mặt tiêu cực vẫn còn tồn tại?
Trước bối cảnh mới và xu hướng phát triển du lịch toàn cầu, ngành du lịch
Việt Nam nhận thức rõ phát triển bền vững chính là xu thế tất yếu của thời đại.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã
đề ra các giải pháp hướng đến việc thực hiện du lịch có trách nhiệm để đạt đến sự
phát triển bền vững. Để hiện thực hóa mục tiêu này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các ngành, các cấp liên quan. Phát triển du lịch có trách nhiệm sẽ tạo nền
tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của ngành du lịch Việt Nam nói chung
và du lịch Huế nói riêng. Phát triển du lịch có trách nhiệm đối với du lịch Huế là hết
sức cần thiết để có những cách thức tối đa hóa tác động tích cực và tối thiểu hóa tác
động tiêu cực của du lịch, vừa trực tiếp giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch

đến môi trường, vừa có thể gián tiếp nâng cao ý thức của cộng động địa phương ở
Huế. Và ngày nay xu hướng của du khách là hướng tới môi trường xanh gắn kết với
cộng đồng và xã hội, mong nuốn có sự trải nghiệm “chân thật” nhất. Trong những năm
vừa qua, Huế cũng có một số hoạt động phát triển du lịch có trách nhiệm và đem lại
những tín hiệu khả quan... Do đó mà tôi quyết định chọn đề tài: “ Nghiên cứu nhu cầu
du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế”. Việc nghiên cứu về nhu cầu của du
khách về du lịch có trách nhiệm sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm du lịch,

SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

6


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
hướng đi lâu dài và khả năng thu hút du khách đến với điểm đến Huế trong tương lai.
II. Mục đích nghiên cứu
Nhằm cung cấp một cách nhìn tổng quan về nhận thức và nhu cầu tham gia
vào hoạt động du lịch có trách nhiệm của du khách khi họ ghé thăm điểm đến Huế.
Qua đó, đưa ra những đề xuất giải pháp phù hợp để cải thiện chất lượng chương
trình du lịch có trách nhiệm hiện có ở Huế.
III. Đối tượng nghiên cứu
-

Nhu cầu hoạt động du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế.
Đối tượng điều tra: du khách đến Huế (quốc tế và nội địa).
IV. Phạm vi nghiên cứu

-

Phạm vi không gian: Trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu được thu thập qua phỏng vấn, điều tra từ du khách
từ tháng 3/2017. Thời gian thực hiện bài luận từ tháng 2/2017.
V. Phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Số liệu thứ cấp

- Thu thập từ các tài liệu có liên quan đến du lịch có trách nhiệm từ các sở ban
ngành du lịch.
- Thu thập thông tin từ sách,các bài báo, tạp chí du lịch, website, các khoá luận
khoá trước từ khoa Du lịch và tài liệu của Dự án Chương trình Phát triển Năng lực
Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do EU tài trợ.
b. Số liệu sơ cấp

Thông qua việc điều tra, thu thập bảng hỏi từ du khách. Từ đó có những phân
tích, đánh giá kết quả thực tế nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
từ số liệu điều tra.
2. Phương pháp chọn cỡ mẫu

Việc điều tra du khách đến Huế với cỡ mẫu lớn và không biết tổng thể nên bài
nghiên cứu này sử dụng công thức Cochran, năm 1977:

n=

z2( p.q )
e2

Trong đó:
n= là cỡ mẫu
z= giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn 95% thì giá trị z là 1,96

SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

7


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
p= là ước tính tỷ lệ % của tổng thể
q= 1-p (thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất
có thể xẩy ra của tổng thể)
e= là sai số cho phép (+-3, +-4, +-5...)
3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

Sử dụng phần mềm SPSS.20 để phân tích và xử lí số liệu.
Thống kê về tần suất (Frequency), phần trăm (Percent).
Kiểm định thang đo
Crosstab - kiểm định Chi Square.
Phân tích nhân tố.
Kiểm định Independent T-Test.
Phân tích phương sai 1 yếu tố (One way ANOVA) để xem xét sự khác nhau về ý kiến

đánh giá của du khách.
VI. Kết cấu của đề tài
Phần I: Đặt vấn đề
Phần này trình bày lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng,
phạm vi và phương pháp nghiên cứu, bố cục của đề tài.
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Bố cục của phần này gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về du lịch có trách nhiệm.
Chương 2: Phân tích nhu cầu du lịch có trách nhiệm của

du khách đến Huế
Đưa ra những phân tích từ số liệu thu thập và nhận xét về kết quả.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng hoạt động du lịch
có trách nhiệm tại Huế
Đưa ra những giải pháp cải thiện chất lượng hoạt động du lịch có trách nhiệm
tại Huế.
Phần III: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

8


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế

SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

9


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch có trách nhiệm
1.1.1. Các khái niệm, định nghĩa liên quan (du lịch bền vững, du lịch có
trách nhiệm)
a. Khái niệm du lịch bền vững


Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một
cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả
những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách
khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho
sự tham gia chủ động về kinh tê-xã hội của cộng đồng địa phương.
(World Conservation Union,1996)

Hình 1. Mối quan hệ của 3 yếu tố: môi trường, kinh tế, xã hội
1. Được lập kế hoạch với 3 mục đích: lợi ích kinh tế, môi trường và cộng đồng
2. Thường được lập kế hoạch trước cùng với sự tham gia của các bên liên quan
3. Định hướng đến địa phương.
4. Do địa phương điều khiển, ít nhất là một phần
5. Tập trung vào các kinh nghiệm giáo dục
6. Bảo tồn nguồn lợi tự nhiên được xem là ưu tiên
7. Đánh giá văn hoá địa phương là ưu tiên
8. Có nhiều lợi ích được để lại cho cộng đồng địa phương và Khu bảo tồn biển.
Ba chân của du lịch bền vững Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đôi khi
được ví như “ba chân” (International Ecotourism Society, 2004):
1. Thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự

SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

10


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
nhiên và Khu bảo tồn biển nói riêng. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường
(động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô
nhiễm…) và cố gắng có lợi cho môi trường.
2. Gần gũi về xã hội và văn hoá, nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội

hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại
tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các
cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai
đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai
trò của họ.
3. Lợi ích kinh tế, nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những
thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên
liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người
xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các
hoạt động kinh doanh nghèo nàn. Một đơn vị kinh doanh du lịch mà có đủ 3 tiêu chí
trên thì “sẽ kinh doanh tốt nhờ làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh
doanh du lịch trong nhiều cách có thể không phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn
hoá và kinh tế, nhưng cũng khuyến khích đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch
phụ thuộc vào. Việc kinh doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể
tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang
lợi tức đến cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu lợi tức.
(International Ecotourism Society, 2004)
b. Khái niệm du lịch có trách nhiệm
Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận quản lý du lịch, nhằm tối đa hóa
lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường và giảm thiểu chi phí tới các điểm đến. Bản chất
của loại hình du lịch này chứa đựng những đặc trưng của phát triển du lịch bền
vững, tuy nhiên nó mang tính phổ quát, định hướng cao hơn, thậm chí điều chỉnh tất
cả các loại hình du lịch khác nhằm hướng đến mục tiêu phát triển hài hòa ngành du
lịch, đem lại bình đẳng cho tất cả chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch;
đồng thời góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ tạo dựng một môi trường lành mạnh.
Du lịch có trách nhiệm giúp tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tính toàn vẹn môi
trường, tạo sự công bằng xã hội, tăng cường lao động, phát huy các giá trị và tôn
trọng văn hóa địa phương, tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng, hàm lượng
văn hóa và giá trị đạo đức cùng giá trị trải nghiệm cao hơn.


SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

11


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
(Theo tài liệu tổ chức dự án EU)
c. Du lịch có trách nhiệm tại các điểm đến
Du lịch có trách nhiệm tại các điểm đến được hiểu là việc hạn chế tối đa các
tác động tiêu cực về kinh tế, môi trường và xã hội; tạo ra lợi ích kinh tế lớn hơn và
nâng cao phúc lợi cho người dân địa phương, cải thiện điều kiện làm việc và tham
gia vào hoạt động du lịch; khuyến khích người dân địa phương tham gia vào các
quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ; đóng góp tích cực vào việc bảo tồn
các di sản thiên nhiên và văn hóa nhằm duy trì một thế giới đa dạng; cung cấp
những trải nghiệm thú vị cho du khách thông qua mối liên kết giữa khách du lịch và
người dân địa phương, tạo hiểu biết về các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường tại
địa phương; tạo cơ hội cho những người khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn; tôn
trọng văn hóa địa phương, khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau giữa khách du lịch và
người dân địa phương; tạo dựng niềm tin, lòng tự hào dân tộc cho cộng đồng.
(Theo tổ chức du lịch thế giới UNWTO)
d. Các loại hình và khái niệm liên quan đến du lịch có trách nhiệm:
o

Du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững là đáp ứng các nhu cầu hiện tại trong khi vẫn bảo
vệ và tăng cường cơ hội cho tương lai. Ba yếu tố cân bằng trong phát triển du lịch
bền vững gồm: kinh tế, xã hội và môi trường.

o


Du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái là loại hình dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với
giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

o

Du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch tới các điểm đến tự nhiên, nơi có các nền
văn hóa bản địa nhằm mang lại lợi ích cho người dân địa phương bằng cách giúp họ
duy trì quyền tự ra quyết định về việc tổ chức du lịch tại địa bàn sinh sống của họ.

o

Du lịch nông nghiệp
Là một loại hình của du lịch sinh thái và du lịch nông thôn, khuyến khích du
khách trải nghiệm và tìm hiểu cuộc sống nông nghiệp của nông dân, ngư dân trong
thời gian một ngày, qua đêm, hoặc dài ngày với các hoạt động như: trồng cà phê,
SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

12


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
nho, lúa hoặc bắt cá, tôm, cua…
(Theo Luật du lịch năm 2005)
1.1.2. Các nguyên tắc trong phát triển du lịch có trách nhiệm
o

Trách nhiệm về kinh tế

- Khi phát triển các dự án du lịch, cần phải đánh giá tác động kinh tế, xác định
rõ loại hình ưu tiên phát triển để mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương
và giảm thiểu các tác động tiêu cực tới đời sống của họ.
– Tăng cường liên kết nhằm khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của các
cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch.
– Chất lượng sản phẩm du lịch của điểm đến cần phải nêu bật được nét hấp
dẫn đặc thù và chú trọng tới giá trị gia tăng.
– Xúc tiến quảng bá du lịch phải đảm bảo tôn trọng tính nguyên vẹn về văn
hóa, kinh tế, tự nhiên và xã hội; khuyến khích phát triển các loại hình du lịch phù
hợp với hoàn cảnh thực tế.
– Tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, đưa ra giá cả hợp lý và xây
dựng mối quan hệ kinh doanh chia sẻ trách nhiệm cả trong rủi ro và thành công;
tuyển dụng và đào tạo nhân viên làm việc có tay nghề.
– Dành hỗ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ hoạt động
trong các lĩnh vực liên quan tới du lịch bền vững.

o

Trách nhiệm về xã hội
- Tích cực thu hút cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào quá trình hoạch
định chính sách và ra quyết định, nâng cao năng lực để họ hiện thực hóa các sáng
kiến đề ra.
– Đánh giá tác động xã hội thông qua quá trình vận động dự án ngay từ khâu
lập kế hoạch, thiết kế dự án nhằm giảm thiểu các tác động xã hội và tối đa hóa yếu
tố tích cực.
– Đưa du lịch thành nhu cầu trải nghiệm chung của toàn xã hội nhằm đảm bảo
quyền lợi cho tất cả mọi người, đặc biệt là những nhóm người và cá nhân dễ bị tổn
thương và thiệt thòi.
– Ngăn chặn lạm dụng tình dục trong du lịch, đặc biệt đối với trẻ em.
SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing


13


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
– Giảm thiểu thiệt hại trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn lực, phát
triển du lịch gắn chặt với mục tiêu vì người nghèo và hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo.
– Tôn trọng phong tục, tập quán của cư dân bản địa, bảo tồn và phát huy tính
đa dạng về văn hóa và xã hội.
– Đảm bảo du lịch đóng góp đáng kể vào cải thiện y tế và giáo dục.
o

Trách nhiệm về môi trường
- Cần đánh giá tác động môi trường trong quá trình hoạch định và thiết kế dự
án du lịch.
– Sử dụng tài nguyên hợp lý và bền vững, giảm chất thải và tiêu thụ quá mức
tài nguyên và năng lượng.
– Quản lý đa dạng tự nhiên, sinh thái theo hướng bền vững; phục hồi những
khu vực tài nguyên tự nhiên bị xâm hại và xác định rõ các loại hình du lịch gắn với
môi trường để có hướng bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái dễ bị phá hủy
và các khu phòng hộ.
– Tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức cho mọi chủ thể về phát triển
bền vững.
– Nâng cao năng lực về du lịch cho mọi chủ thể và tuân thủ những mô hình
phát triển du lịch lành mạnh, hiệu quả nhất.
(Theo bộ công cụ du lịch trách nhiệm tại Việt Nam )
1.1.3. Các yêu cầu trong phát triển du lịch có trách nhiệm
Du lịch có trách nhiệm là hướng đi mới cho tất cả những người làm trong
ngành du lịch nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch và gia tăng tác
động tích cực của nó. Hơn nữa, du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận để quản

lý và tiến hành du lịch và không phải là một điểm đến, kết quả của Du lịch có trách
nhiệm là nơi tốt hơn cho mọi người để sống, cho mọi người đến tham quan, và
thước đo của sự thành công là thu nhập cao hơn, công ăn việc làm thỏa đáng hơn,
các cơ sở văn hóa, xã hội, tự nhiên được cải thiện. Ba mục tiêu nền tảng Cốt lõi của
Du lịch có trách nhiệm là những nguyên tắc của du lịch bền vững, nhằm mục đích:
1. Tận dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường tạo thành một yếu tố quan
trọng trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái quan trọng và giúp đỡ để
bảo tồn di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học.
SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

14


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
2. Tôn trọng tính xác thực văn hóa xã hội của cộng đồng địa phương, bảo tồn
những công trình, di sản văn hóa sống và những giá trị truyền thống của họ, và đóng
góp vào sự hiểu biết và khoan dung của liên văn hóa.
3. Đảm bảo khả thi, lợi ích kinh tế lâu dài cho tất cả các bên có liên quan được
phân phối một cách công bằng, trong đó có việc làm ổn định cơ hội tạo thu nhập và
các dịch vụ xã hội cho các địa phương, cùng với đó là góp phần xóa đói giảm nghèo.
(Theo bộ công cụ du lịch trách nhiệm tại Việt Nam )
1.1.4. Các yếu tố tác động đến cầu du lịch có trách nhiệm
a) Các yếu tố tác động đến nhu cầu du lịch và nhu cầu DLTN

Do khả năng tài chính:
o

Để có thể đi du lịch cần có thời gian rỗi và ý chí (ý thích, nguyện vọng) nhưng để
tiêu dùng du lịch cần phải có những phương tiện vật chất, khả năng tài chính đầy
đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu du lịch hình thành cầu du lịch, tức là

nhu cầu có khả năng thanh toán chi trả. Các nhà nghiên cứu cho thấy: khi thu nhập
của người dân tăng thì nhu cầu du lịch tăng.
Do ảnh hưởng từ bạn bè, đồng nghiệp:

o

Ấn tượng về một tour du lịch, về sản phẩm và dịch vụ du lịch, về giá cả, về điểm du
lịch, nhận được sự trải nghiệm thú vị, ý nghĩa... Rất dễ nhớ trở thành kinh nghiệm
được truyền đạt với người tiêu dùng du lịch. Trong một tập thể, một nhóm bạn thân,
cơ quan mà các cá nhân làm việc, chỉ cần một cá nhân truyền đạt lại những ấn
tượng tốt về một tour hay một điểm du lịch nó sẽ nhanh chóng lan sang các thành
viên khác, sẽ có kích thích trí tò mò và mong muốn đi du lịch của cả tập thể. Mặt
khác đi du lịch sẽ tạo điều kiện kết thân, củng cố tình bạn bè, tình đồng nghiệp
trong một nhóm người, một cơ quan với nhau và tạo mối quan hệ mới với các khách
du lịch khác. Vì vậy, yếu tố bạn bè có tác động khá lớn đến nhu cầu du lịch và nhu
cầu DLTN.
Do thị hiếu hay xu hướng:

o

Trong cùng một thời gian, một hoạt động một hiện tượng đi du lịch được nhiều
người trong xã hội thực hiện đôi khi sẽ kích thích người này bắt chước người kia có
những nhu cầu du lịch được sinh do thị hiếu, do xu hướng. Trong xu hướng thế giới
đang hưởng ứng các hoạt động du lịch bền vững và có trách nhiệm hơn và con
SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

15


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế

người ngày càng có ý thức hơn trong việc đi du lịch của mình và vươn tới sự hoàn
thiện cho bản thân dối với môi trường, cộng đồng và xã hội.Và đây có thể gọi là xu
hướng của du lịch hiện tại, trong tương lai và khiến du khách ngày càng có nhu cầu
về DLTN.
Do trình độ dân trí:
o

Trình độ văn hóa của cộng đồng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch của người dân
ở đó tăng lên rõ rệt, dân cư ở đó sẽ hình thành càng rõ thói quen đi du lịch. Ở địa
phương có trình độ dân trí của người dân cao thì cách ứng xử, cách phục vụ du lịch
sẽ lịch sự hơn, trọn vẹn hơn, làm hài lòng khách du lịch. Thái độ ứng xử của dân cư
địa phương để lại trong khách là rất quan trọng, nó sẽ quyết định tới việc ra đi mãi
mãi hay trở lại của du khách du lịch. Và đây cũng là yếu tố quan trọng tác động đến
người dân và du khách khi muốn tham gia và hiểu được hoạt động DLTN.
(Theo tài liệu Kinh tế du lịch học)
b) Các yếu tố tác động nhu cầu du lịch từ lợi ích mà DLTN mang lại cho
các chủ thể

Lợi ích cho doanh nghiệp:
o Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng: Bằng cách tiếp cận Du lịch có trách nhiệm bạn
đang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho các công ty có chính sách đạo đức, nhân viên
được trả lương công bằng, được cung cấp điều kiện làm việc tốt, hòa nhập với văn
hóa, và không gây hại cho môi trường.
o Tăng giá trị sản phẩm: Người tiêu dùng cảm thấy tốt khi mà họ đang góp phần tích
cực vào việc bảo vệ môi trường, hỗ trợ người dân địa phương về kinh tế và xã hội.
Tuân theo các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm sẽ nâng cao danh tiếng của bạn và
giúp bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.
o Hỗ trợ cộng đồng: Bằng cách thực hiện các biện pháp có thể chứng minh là bảo vệ
môi trường và người dân cùng nền kinh tế địa phương được hưởng những lợi ích
tích cực, bạn sẽ được sự ủng hộ thuận lợi hơn từ các doanh nghiệp, cộng đồng và

chính phủ địa phương, từ đó tạo điều kiện tốt để bạn có thể tiếp tục công việc kinh
doanh.
o Tạo ra những chú ý tích cực từ cơ quan truyền thông: Là một nhà điều hành có trách
nhiệm có thể tạo ra sự chú ý tích cực của các phương tiện truyền thông điều đó sẽ
giúp thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh hơn nữa.
o Giúp tiết kiệm tiền: Việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng giúp bạn tiết kiệm chi

SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

16


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
phí. Thực hiện các điều kiện làm việc tốt dẫn đến một lực lượng lao động vui vẻ
hơn và tăng năng suất. Bảo tồn khu vực tự nhiên trong các điểm du lịch dẫn đến
việc gia tăng tỉ lệ trở lại của du khách và bảo vệ các mối quan hệ của doanh nghiệp
về lâu dài.
o Giúp giữ chân nhân viên: Thực hiện một kế hoạch có trách nhiệm tạo ra niềm tự hào
trong kinh doanh và giúp bạn thu hút và giữ nhân viên do đó làm giảm lượng nhân
viên phải thay thế và chi phí đào tạo nguồn nhân lực mới.
Lợi ích cho du khách:
o Xác định mục tiêu cụ thể: Những trải nghiệm du lịch đáp ứng các nguyên tắc ngày
càng cao về xã hội và môi trường.
o Trở lại với thiên nhiên: Du lịch có trách nhiệm mang đến các loại hình du lịch gắn
với thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên thông qua các hoạt động ngoài trời như đi
bộ đường dài, cắm trại, quan sát động vật hoang dã, đi xe đạp, thể thao dưới nước
và có sự tiếp xúc với cộng đồng dân cư địa phương.
o Trải nghiệm đích thực: Du lịch có trách nhiệm mang đến cho du khách trải nghiệm
về các nền văn hóa và thiên nhiên "đúng nghĩa" hay "đích thực" hay “đậm chất địa
phương” đáp ứng mong mỏi đó của khách du lịch, như các buổi biểu diễn văn hóa

đầy đủ các nét truyền thống thay vì những màn trình diễn thương mại, hoặc được
nhìn ngắm các động vật hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng thay vì
môi trường nuôi nhốt.
o Là những du khách trách nhiệm: Du lịch có trách nhiệm đề cao ý thức "bảo vệ môi
trường", giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng địa phương;
hỗ trợ, mang lại các cơ hội về việc làm và điều kiện làm việc cho người dân bản địa
tham gia trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ trong quá trình đi
du lịch.
o Là những du khách có tâm: Các sản phẩm về du lịch có trách nhiệm tạo ra các cơ
hội để người đi du lịch có thể đóng góp hỗ trợ tình nguyện địa phương nơi mình
tham quan về mặt tài chính cũng như chuyên môn cho cộng đồng cũng như môi
trường tại điểm tham quan.
Các lợi ích đối với người dân địa phương:
o Quảng bá được các giá trị văn hóa cũng như tự nhiên của địa phương mình: Nâng
cao nhận thức về tài nguyên văn hóa cũng như tự nhiên bản địa sẽ giúp người dân
địa phương gìn giữ và bảo tồn được các giá trị văn hóa và thiên nhiên của địa
phương mình.
SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

17


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
o

Tạo ra được nguồn thu phục vụ công tác bảo tồn: Phát triển du lịch là một trong
những nguồn thu quan trọng đóng góp cho công tác bảo tồn và gìn giữ các giá trị
văn hóa cũng như tự nhiên thông qua các hoạt động tham quan du lịch như bán vé
tham quan, vv. Thêm vào đó, nguồn thu từ du lịch có thể đóng góp cho các đầu tư
về con người – đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân địa


o

phương để quản lý tài nguyên của chính họ một cách bền vững.
Phát triển cơ sở hạ tầng: Phát triển du lịch sẽ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng của địa
phương (như đường xá, trường học, bệnh viện, thông tin, nguồn nước sạch, vv). Các
tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trong xây dựng và tổ chức của các hoạt động du
lịch cũng khuyến khích các ngành nghề khác hoạt động thân thiện với môi trường

hơn.
o Vai trò của giới: Mang lại các cơ hội việc làm cho phụ nữ và thanh niên. Đặc biệt là
trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn như nhân viên lễ tân, nấu ăn, dọn dẹp là những
công việc phù hợp với phụ nữ và người trẻ tuổi.
o Tạo động lực kinh doanh: Hỗ trợ nền kinh tế địa phương trên nhiều lĩnh vực, tạo cơ
hội cho các hoạt động kinh doanh liên quan, và kích thích tăng trưởng kinh doanh
địa phương một cách trực tiếp và gián tiếp.
o Các cơ hội kinh tế: Tạo ra các cơ hội trực tiếp và gián tiếp về việc làm, thu nhập,
trao đổi tiền tệ cũng như các khoản thuế đóng góp cho chính quyền địa phương.
o

Du lịch dựa vào cộng đồng: Hỗ trợ/tạo môi trường để cộng đồng tham gia một cách
chủ động vào các hoạt động du lịch, để tạo ra các nguồn thu từ hoạt động du lịch,
thông qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương.
(Theo tài liệu tổ chức dự án EU)
1.1.5. Sự tham gia của các tác nhân trong du lịch có trách nhiệm
1.1.5.1. Doanh nghiệp
Doanh nghiệp du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng, quảng
bá và cung cấp sản phẩm du lịch có trách nhiệm đến với người tiêu dùng. Doanh
nghiệp tương tác trực tiếp với cả khách du lịch và cộng đồng địa phương đồng thời
tuân thủ theo các quy định của chính phủ. Do đó, họ cũng là một mối liên kết quan

trọng kết nối các bên liên quan và thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng. Nâng cao
sự hiểu biết và hiệu quả của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ họ thực hiện các vai trò quan
trọng như là "nhà cung cấp" du lịch có trách nhiệm và đóng góp quan trọng vào sự
SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

18


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
phát triển chung, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
o

Đối với doanh nghiệp lữ hành: tập trung xây dựng chính sách, chiến lược doanh
nghiệp phù hợp với nguyên tắc có trách nhiệm; thu hút và đào tạo nguồn nhân lực; có
chế độ khen thưởng đối với cán bộ nhân viên thực hiện các sáng kiến có trách nhiệm;
thực hiện các nguyên tắc phát triển du lịch có trách nhiệm; xây dựng các sản phẩm du
lịch có trách nhiệm; hướng dẫn du khách thực hiện du lịch có trách nhiệm; khuyến
khích các hoạt động du lịch tình nguyện và các hoạt động mang tính trách nhiệm cao;

o

xây dựng quỹ bảo vệ môi trường, quỹ phát triển cộng đồng…
Đối với khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch: xây dựng chính sách, chiến lược doanh
nghiệp, thu hút và đào tạo nhân lực; chế độ thưởng phạt hợp lý; hướng dẫn khách
du lịch thực hiện du lịch có trách nhiệm; thực hiện các nguyên tắc phát triển du lịch

có trách nhiệm, đặc biệt trong sử dụng nguồn năng lượng, nguồn nước…
o Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác: có chính sách quản lý, bảo vệ môi
trường và hoạt động phát triển bền vững của các nhà hàng; tiết kiệm năng lượng và
nước, sử dụng thực phẩm an toàn, xử lý và hạn chế chất thải; giảm thiểu ô nhiễm và

sử dụng hóa chất thân thiện với môi trường; sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với
môi trường và bán sản phẩm xanh…
1.1.5.2. Du khách
Khách du lịch không chỉ được xem là mục tiêu của ngành mà còn là nhóm đối
tượng tích cực trong quá trình phát triển du lịch. Ngày càng có nhiều khách du lịch
có ý thức hơn và quan tâm đến các tác động du lịch của họ đối với môi trường và xã
hội của địa phương. Khách du lịch tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ mang tính
trải nghiệm chân thực và có trách nhiệm hơn đang ngày càng tăng. Cần phải nâng
cao nhận thức rằng, đi du lịch một cách có trách nhiệm không đơn thuần chỉ là để
thỏa mãn nhu cầu của họ, mà còn là tìm kiếm những trải nghiệm tích cực và mang
lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Nhu cầu về du lịch sẽ định hướng cho sự phát
triển của ngành, và đóng góp vai trò ảnh hưởng lớn trong việc định hình xây dựng
các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Qua cách lựa chọn sản phẩm, dịch vụ, các hoạt
động tham gia và cách chi tiêu của mình, khách du lịch có thể tạo nên những tác
động mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch.
Khách du lịch tìm hiểu và tuân thủ các tập tục địa phương; lựa chọn các doanh
SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

19


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
nghiệp có quan điểm, tôn chỉ và hoạt động hướng đến sự bền vững và có trách
nhiệm; có ý thức tiết kiệm năng lượng; sẵn sàng tham gia các hoạt động môi trường,
ủng hộ phát triển kinh tế – xã hội địa phương; có ý thức bảo vệ môi trường, văn hóa
bản địa…
1.1.5.3. Nhà nước và chính quyền địa phương
Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý du lịch
trong phạm vi thẩm quyền của mình, có thể là ở cấp tỉnh, huyện, xã và thôn bản. Vai
trò chung của Nhà nước trong phát triển du lịch là đảm bảo cho ngành Du lịch hoạt

động hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển chung. Trong vai trò này, Nhà nước
có trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý ngành, hỗ trợ thu hút sự tham gia của các
bên liên quan một cách hiệu quả, thu thập và quản lý thông tin du lịch, và tham gia
tiếp thị marketing điểm đến. Phát triển du lịch có trách nhiệm phải là một ưu tiên
của ngành Du lịch và cần được quản lý một cách phù hợp nhằm có những đóng góp
đáng kể vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước nhưng vẫn tạo ra
môi trường kinh doanh thuận lợi và có tính cạnh tranh cao.
Đối với cơ quan quản lý du lịch tại địa phương: xây dựng chính sách, chiến
lược, quan điểm phát triển rõ ràng; phổ biến, tập huấn, phát tài liệu hướng dẫn, hỗ
trợ các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương thực hiện theo các nguyên tắc có
trách nhiệm; tổ chức các hội thảo, lớp đào tạo để nâng cao nhận thức và trao đổi
kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hành; tuyên truyền, khuyến khích, tôn
vinh các điển hình thực hiện du lịch có trách nhiệm…
1.1.5.4. Cộng đồng địa phương và công chúng
Các thành viên cộng đồng địa phương và công chúng vừa là nhà cung cấp dịch
vụ, vừa là đối tượng của du lịch. Bản thân cộng đồng địa phương thường được xem
là tài nguyên du lịch chính, bản sắc văn hóa, lối sống và các phong tục tập quán của
họ chính là yếu tố đặc trưng tạo nên những trải nghiệm du lịch thú vị. Tham quan
làng nghề truyền thống và sự tương tác với người dân địa phương là các đặc điểm
chính của trải nghiệm du lịch hiện đại. Do đó, mỗi công dân đều có vai trò tiềm
năng như là một "đại sứ du lịch", và có trách nhiệm giới thiệu những vẻ đẹp của
quốc gia cho du khách để đảm bảo rằng khi rời Việt Nam, họ sẽ mang theo những
kỷ niệm và sự hiểu biết thực sự về sự phong phú và vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.

SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

20


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế

Đối với cộng đồng địa phương: cần có thái độ ứng xử thân thiện, tôn trọng và
hỗ trợ khách du lịch trong quá trình tham quan, tìm hiểu tại địa phương; hiểu biết về
nguồn tài nguyên cộng đồng đang sở hữu để bảo vệ và giới thiệu đến du khách;
tham gia các hoạt động du lịch một cách có tổ chức, tránh tình trạng tự phát, gây lộn
xộn, thiếu văn minh đô thị…
(Theo bộ công cụ du lịch trách nhiệm tại Việt Nam)
1.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động du lịch có trách nhiệm
1.2.1. Xu hướng du lịch có trách nhiệm trên thế giới
Ngày nay, du lịch có trách nhiệm là sự lựa chọn hàng đầu của các quốc gia trên
thế giới trong chính sách phát triển ngành du lịch của đất nước. Xu hướng này mang
tính cấp thiết khi việc đi du lịch ngày tăng cao trong thời gian tới theo Tổ chức Du
lịch thế giới (UNWTO), du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu. Số lượng
khách du lịch quốc tế dự báo đến năm 2030 đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Bên cạnh đó, sự
tác động tích cực hay tiêu cực của sự phát triển của du lịch tới các khía cạnh về môi
trường, xã hội và kinh tế đều gia tăng. Thực trạng môi trường thế giới được dự báo là
cần phải khắc phục và bảo vệ nó cho thế hệ tương lai, cùng với những hiện tượng sự
biến đổi khí hậu, nước biển dưng cao... do con người gây ra và những hậu quả mà
con người phải hứng chịu trên. Với thực trạng đó, con người ý thức được việc đi du
lịch của mình cũng cần phải ý thức và hành động thiết thực hơn.
Ngày nay, nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch hướng tới những giá trị mới
được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), du
lịch gần gũi và biết san sẻ với cộng đồng, bảo vệ môi trường, giá trị tự nhiên (tính
nguyên sơ, hoang dã). Trên thế giới, nhất là ở các nước châu Âu, du lịch trách
nhiệm đã phổ biến từ lâu và ngày càng được coi trọng. Theo khảo sát của tạp chí
của Mỹ Conde Nast Travellers, 93% độc giả được hỏi đều cho rằng các công ty lữ
hành phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường và 58% độc giả cho rằng họ lựa chọn
khách sạn để lưu trú dựa trên tiêu chí là khách sạn đó có chính sách hỗ trợ phát
triển địa phương. Trong khi đó 71% thành viên của TripAdvisor trong cuộc khảo sát
năm 2013 cho rằng họ có kế hoạch lựa chọn các chuyến du lịch có yếu tố thân thiện
với môi trường. Tại phiên họp thứ 54 của Ủy ban Phát triển Xã hội, tổng Thư ký

Liên hợp quốc Ban Ki Mun tuyên bố năm 2017 sẽ là “Năm của phát triển du lịch

SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

21


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
bền vững”, du lịch theo hướng có trách nhiệm (nằm trong khuôn khổ Chương trình
nghị sự về phát triển bền vững toàn cầu, tầm nhìn đến năm 2030 của Liên hợp
quốc). Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngành du lịch đối với nền kinh tế thế
giới. Các quốc gia cùng với các du khách trên quả đất này đang cố gắng xây dựng
một nền du lịch có trách nhiệm, hoà hợp với thiên nhiên, con người và vì một tương
lai du lịch tươi đẹp hơn.
(Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới và Tổ chức Du lịch Thế giới )
1.2.2. Thực trạng phát triển du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam
a. Tình hình chung
Tại Việt Nam, trong những năm qua việc phát triển du lịch có trách nhiệm
được nhắc đến nhiều, song việc thực hiện thì vẫn chỉ dừng lại ở mức độ lẻ tẻ, chưa
có định hướng cụ thể trong khi chính sách về vấn đề này còn hạn chế và chưa rõ
ràng. Thực tế đã có một số đơn vị tư nhân như các khách sạn, tổ chức du lịch hoặc
doanh nghiệp lữ hành lớn như Saigontourist, Vietravel,GoldenTour, Vitours…. đã
và đang chủ động tổ chức những chương trình, hoạt động vì môi trường từ nhiều
năm nay tại khắp các tỉnh thành và những điểm du lịch nổi tiếng. Một số doanh
nghiệp không đủ tiềm lực để tổ chức các chương trình, hoạt động quy mô để bảo vệ
môi trường thì cũng chủ động lồng ghép du lịch trách nhiệm trong nhiều sản phẩm
tour- tuyến như: du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, làng quê, du lịch từ thiện…
nhằm khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường và hành động vì cộng đồng cho du khách.
Tuy nhiên, tất cả các hoạt động hướng tới du lịch trách nhiệm nói trên chủ yếu xuất
phát từ ý thức tự giác và tinh thần thiện nguyện của các doanh nghiệp, địa phương

hoặc cá nhân mà không hề có bất kỳ chế tài hay sự ràng buộc nào đối với các chủ
thể tham gia hoạt động du lịch, cách thực hiện du lịch có trách nhiệm.
Trước bối cảnh mới và xu hướng phát triển du lịch toàn cầu, ngành du lịch
Việt Nam nhận thức rõ phát triển bền vững chính là xu thế tất yếu của thời đại.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã
đề ra các giải pháp hướng đến việc thực hiện du lịch có trách nhiệm để đạt đến sự
phát triển bền vững. Việt Nam đang thực hiện hóa mục tiêu du lịch có trách nhiệm
và được các sở ban ngành, các cấp liên quan thực hiện quản lí và kêu gọi, phổ biến
cho các địa phương, doanh nghiệp, du khách hưởng ứng.

SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

22


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
Đặc biệt hiện nay, Liên minh Châu Âu (EU) một lần nữa đã tài trợ cho du lịch
Việt Nam một dự án hỗ trợ kỹ thuật mới với tên gọi “Chương trình phát triển năng
lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” (gọi tắt là Dự án EU). Với
mục tiêu chung là: đưa các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào ngành du lịch
Việt Nam nhằm tăng cường tính cạnh tranh và góp phần thực hiện Kế hoạch Phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, và mục tiêu cụ thể là: đẩy mạnh cung cấp dịch vụ
du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, góp phần thực hiện Chiến lược
Phát triển du lịch Việt Nam. Hoạt động du lịch có trách nhiệm đang có xu hướng
mở rộng theo chiều hướng tích cực ở các vùng miền và nhận được nhiều sự tham
gia của các địa phương, doanh nghiệp.
b. Một số hoạt động và chương trình tiêu biểu thực hiện tốt du lịch có trách

nhiệm ở Việt Nam:
o Hành động du lịch có trách nhiệm ở Khánh Hoà:

Thời gian qua, du lịch có trách nhiệm đã nhận được sự quan tâm của những
người làm du lịch với nhiều việc làm cụ thể. Hưởng ứng chương trình phát triển bền
vững Planet 21 do Tập đoàn Accor phát động, hàng năm, khách sạn Novotel thường
tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân
viên và khách lưu trú tại khách sạn. Bằng nhưng hoạt động như: khách sạn đã tổ
chức trồng cây xanh ở Trường Mẫu giáo Sơn Ca và Trường THCS Cao Văn Bé
(huyện Khánh Vĩnh). Những du khách tham gia đều rất hào hứng với hành động
thiết thật và có ý nghĩa cho cộng đồng và xã hội. Khách sạn Novotel còn kêu gọi
nhân viên và du khách quyên góp những đồ dùng cũ để tổ chức bán đấu giá. Số tiền
thu được dành tặng cho các trẻ em mồ côi, người già neo đơn ở tỉnh Khánh Hòa.
Khách sạn Michelia cũng có nhiều hoạt động hướng tới cộng đồng và môi
trường như: tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất, hưởng ứng ngày Môi trường thế giới,
tổ chức các chuyến đi thiện nguyện đến các cơ sở nuôi trẻ mồ côi, những vùng miền
núi còn gặp nhiều khó khăn, tham gia hiến máu nhân đạo...
Ngoài ra, Chi hội Lữ hành (thuộc Hiệp hội du lịch Nha Trang - Khánh Hòa)
mỗi năm đều tổ chức cho du khách, người dân và các bạn sinh viên thực hiện việc
dọn vệ sinh bãi biển Nha Trang. Khối thi đua các doanh nghiệp du lịch Khánh Hòa
cũng tổ chức ngày hội bảo vệ môi trường để thực hiện việc trồng cây xanh, thu gom
rác thải. Nhiều doanh nghiệplữ hành thực hiện các tour du lịch cộng đồng, du lịch

SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

23


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
sinh thái, du lịch bảo vệ môi trường. Các khách sạn lớn kêu gọi, khích lệ khách lưu
trú tiết kiệm điện, nước trong phòng nghỉ của mình.
Các doanh nghiệp du lịch ở Khánh Hoà đã thực hiện tốt du lịch có trách
nhiệm, bằng những hành động của doanh nghiệp và du khách đã đóng góp vào việc

phát triển xã hội, bảo vệ môi trường thiết thực hơn.
o Chính sách và hoạt động du lịch có trách nhiệm ở Quảng Nam
Với lợi thế về tài nguyên di sản nhân văn, thiên nhiên và được sự hỗ trợ của
các tổ chức quốc tế như UNESCO, ILO, FIDR… Quảng Nam là địa phương sớm
phát triển các loại hình du lịch trách nhiệm mang tính bền vững. Điển hình, có thể
kể đến làng du lịch cộng đồng Bhơ Hôồng và Đhrôồng (Đông Giang) thuộc dự án
“Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam” do
Chính phủ Luxembourg tài trợ, ILO cùng tỉnh Quảng Nam thực hiện từ tháng
6.2011 hay các dự án du lịch cộng đồng tại Mỹ Sơn (Duy Xuyên), Triêm Tây do
UBND thị xã Điện Bàn phối hợp với ILO và UNESCO triển khai.
Bên cạnh đó, Quảng Nam cũng chú trọng phát triển sản phẩm thủ công mỹ
nghệ, làng nghề truyền thống, trở thành một trong những tỉnh đầu tiên xây dựng và
triển khai con dấu xác thực “Crafted in Quảng Nam” dành cho các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ sản xuất tại địa phương. Sự ra đời con dấu xác thực nhằm chứng
minh nguồn gốc của món quà lưu niệm giúp du khách chọn đúng sản phẩm sản xuất
tại Quảng Nam. Đây là điều rất quan trọng nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủ
công mỹ nghệ làng nghề trên địa bàn tỉnh đến với du khách, qua đó thúc đẩy ngành
thủ công mỹ nghệ Quảng Nam ngày càng phát triển, tạo thêm việc làm cho người
dân, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế địa phương.
Mục tiêu phát triển du lịch trách nhiệm chính là nâng cao chất lượng cuộc
sống người dân địa phương gắn với 3 mục tiêu là phát triển kinh tế, bảo vệ tài
nguyên môi trường và gắn kết xã hội. Đặc biệt, thông qua việc đa dạng hóa các sản
phẩm dịch vụ và nâng cao trải nghiệm của du khách như du khách làm nông dân trải
nghiệm trên những luống rau ở Trà Quế, du lịch sinh thái ở làng dừa Bảy Mẫu... sẽ
giúp thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan, tăng cường sự liên kết và hợp tác
vì sự phát triển bền vững của điểm đến. “Có 4 nguyên tắc khi thực hiện các hoạt
động du lịch có trách nhiệm và bền vững tại Quảng Nam đó là: Nguyên tắc lồng
ghép nhiều nguồn lực gồm nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức xã hội
đoàn thể, hiệp hội, các cơ sở đào tạo, các tổ chức quốc tế, nguyên tắc bền vững
SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing


24


Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu du lịch có trách nhiệm của du khách đến Huế
trong tất cả thiết kế hoạt động, nguyên tắc tiếp cận theo chuỗi giá trị là các bên liên
quan tham gia trong chuỗi giá trị du lịch đều là đối tượng hưởng lợi, đồng thời cũng
là chủ thể của hoạt động nhằm tiến tới một môi trường du lịch của tỉnh cạnh tranh
lành mạnh và bền vững, nguyên tắc thúc đẩy sự tham gia chủ động của cộng đồng”.
o Hành động du lịch có trách nhiệm tại Đà Nẵng
Tại Đà Nẵng, du lịch có trách nhiệm thân thiện với môi trường và xã hội đang
là một hướng đi mới mẻ. Vì vậy, các nhà làm du lịch và chính quyền địa phương
cũng đang từng bước tiếp cận với loại hình này. Thời gian qua, các doanh nghiệp lữ
hành, du lịch tại Đà Nẵng cũng đã đưa vào chương trình những tour như đi bộ, đi xe
đạp, xích lô… kết hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường và nhận được sự hưởng
ứng cao từ cộng đồng dân cư và du khách. Hay các tour ngắm voọc, câu cá, lặn
ngắm san hô được Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng
xây dựng và chuẩn bị đưa vào khai thác cũng góp phần giúp du khách ý thức hơn
trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn môi trường sống hoang dã trên
đất liền cũng như dưới biển. Và đó cũng chính là những hành động du lịch có trách
nhiệm mà Đà Nẵng muốn thực hiện để xây dựng du lịch bền vững.
c. Thực trạng du lịch có trách nhiệm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam.
Thực trạng du lịch có trách nhiệm của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành tại
Việt Nam nói chung và DNNVV nói riêng được tổng kết qua một số mặt tích cực cụ
thể như sau :
- Thứ nhất, Nhận thức về du lịch có trách nhiệm và tầm quan trọng của nó đối
với sự phát triển của DNNVV tại Việt Nam đã được các nhà quản lý chú trọng và
thay đổi theo định hướng gia tăng hơn, tích cực hơn thông qua công tác tuyên
truyền, tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn nghiệp vụ về vấn đề du lịch

có trách nhiệm. Với hiểu biết và mong muốn của du khách là luôn luôn hướng đến
việc sử dụng các sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch có chính sách đạo đức kinh
doanh tốt, trả lương cho nhân viên xứng đáng, tôn trọng văn hóa địa phương và
không gây tác hại cho môi trường. Đặc biệt từ những năm 2011 đến nay được sự tài
trợ của Liên minh Châu Âu, Tổng cục Du lịch Việt Nam đang trển khai Dự án
“Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội”
Dự án này được thực hiện với mục tiêu chung là: đưa các nguyên tắc về du lịch có
trách nhiệm vào ngành du lịch Việt Nam nhằm tăng cường tính cạnh tranh và góp
SVTH: Nguyễn Thị Xuyến, K47 Truyền Thông & Marketing

25


×