Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Những thành tựu và hạn chế của lý luận kinh tế của các nhà CNXH không tưởng tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.51 KB, 18 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội không tưởng(CNXHKT) là một hệ thống
những quan điểm,tư tưởng về giải phóng con người,giải phóng xã hội ;xây
dựng một xã hội tốt đẹp,không có áp bức, bóc lột,đảm bảo cho mọi người
thực sự có cuộc sống bình đẳng hạnh phúc;nhưng lại đưa ra con đường,biện
pháp sai lầm.Đó là bằng giáo dục ,thuyết phục và tuyên truyền hòa bình
cho lý tưởng của họ.
CNXHKT phát triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: mầm mống và khuynh hướng tư tưởng XHCN thời kỳ
cổ đại
Chế độ chiếm hữu nô lệ là bước phát triển tất yếu cua lịch sử,
giai cấp quý tộc chủ nô và giai cấp nô lệ là 2 giai cấp cơ bản mang tính đối
kháng quyết liệt.
Mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp là nguyên nhân chính
làm nảy sinh tư tưởng XHCN thời kỳ cổ đại.Tư tưởng XHCN thời kỳ này
thể hiện trong dòng “văn học chưa thành văn”.Thông qua các câu truyện dân
gian, CNXHKT một mặt phản ánh những sự bất bình đẳng của đông đảo
quần chúng lao động đối với sự áp bức ,bóc lột của giai cấp thống trị;một
mặt nêu lên ước mơ,khát vọng của họ về một xã hội bình đẳng ,bác ái.
Giai đoạn 2: tư tưởng CNXHKT từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ
XVIII
Chủ nghĩa tư bản(CNTB) ra đời và sự phát tiển ở một số nước
Tây Âu.Sự phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ và xung đột giai cấp diễn ra
quyết liệt.Giai cấp tư sản từng bước thiết lập địa vị thống trị của mình và đã
dung nhiều thủ đoạn áp bức,bóc lột tàn bạo đối với người lao động.Trong
hoàn cảnh đó,các nhà CNXHKT xuất hiện.Thông qua các tác phẩm “văn
học nhân đạo”,các nhà CNXHKT thời kỳ này đã lên án,phê phán chế độ xã

1



hội tư hữu,đòi phải thay thế chế độ xã hội đó bằng một chế độ xã hội mới
tốt đẹp hơn-một xã hội công bằng,bác ái.
Những đại biểu tiêu biểu của CNXHKT thời kỳ này là:
-Thomas More (1478-1535) là nhà tư tưởng,nhà văn nổi tiếng
nước Anh đầu thế kỷ XVI.Ông là tác giả của tác phẩm văn học CNXHKT
đầu tiên,tác phẩm “Không tưởng”.Ban đầu nó có tên gọi là “Cuốn sách nhỏ
về chế độ nhà nước tốt đẹp nhất và về hòn đảo mới-không tưởng”.Những
tư tưởng trong tác phẩm “Không tưởng” mang tính nhân đạo sâu sắc.Xã hội
“không tưởng” mà T.More miêu tả là một xã hội cộng sản,một khối knh tế
thống nhất được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,tư
liệu tiêu dung và ruộng đất.
-Tommaso Campanella (1568-1639) là nhà văn ,nhà triết học
,nhà chính trị người Italia.Ông là tác giả của tác phẩm “Thành phố mặt
trời”.Tuy tác phẩm này còn mang tính chất tôn giáo nhưng những tư tưởng
về bình đẳng,quyền tự do của con người lại mang tính nhân đạo sâu
sắc.Thành phố mặt trời xây dựng một xã hội không còn chế độ tư hữu.Xã
hội hoạt động theo nguyên tắc:làm theo năng lực ,hưởng theo nhu cầu.Con
người chỉ làm việc 4 giờ,thời gian còn lại dành cho giải trí,khoa học và thể
dục thể thao.Nhà nước do nhân dân bầu ra và có quyền bãi nhiễm….
- Grắccơ Babớp (1760-1797) và những người bạn cùng trí
hướng của ông lần đầu tiên trong lịch sử ddax nói lên vấn đề đấu tranh cho
CNXH với tư cách một phong trào thực tiễn,chứ không chỉ là tư
tưởng.Tuyên ngôn của những người bình dân của chủ nghĩa Babớp được
coi là cương lĩnh hành động chưa từng có trong lịch sử trước đây của tư
tưởng XHCN với những nhieemj vụ,biện pháp cụ thể cần thực hiện ngay
trong quá trình hành động dẫn đến xã hội mới công bằng.
Giai đoạn 3: CNXHKT phê phán thế kỷ XIX
Từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công
nghiệp về cơ bản hoàn thành ở nước Anh và sau đó là ở một số nước Tây
2



Âu.Đây là giai đoạn CNTB chiến tháng chế độ phông kiến.Giai cấp tư sán
bộc lộ bản chất cố hữu của nó : phản động và bóc lột áp bức nhân dân lao
động.
Trong hoàn cảnh ấy ,đã xuất hiện những đại biểu mới của
CNXHKT là Saint Simon,F.M.Charles Fourier,Robert Owen.Trong giai đoạn
này ,các tư tưởng XHCN được thể hiện như một học thuyết .CNXHKT phê
phán đã tố cáo,phê phán sâu sắc chủ nghĩa tư bản,phủ định nó;đồng thời đề ra
biện pháp,con đường và dự đoán về một xã hội tương lai.
Đặc biệt, những lý luận của các nhà CNXHKT giai đoạn này có
ý nghĩa tới sự hình thành của CNXH khoa học sau này.
Vì vậy em chọn đề tài tiểu luận “Những thành tựu và hạn chế của lý
luận kinh tế của các nhà CNXHKT”.Trong bài tiểu luận này, em chủ yếu
đề cập tới những lý luận kinh tế của các nhà CNXHKT thế kỷ XIX để thấy
được thành tựu và hạn chế trong lý luận của họ; đồng thời cũng thấy được
ảnh hưởng của những lý luận kinh tế đó đối với sự hình thành CNXH khoa
học do C.Mac va Ăngghen sáng lập ra.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Thành tựu và hạn chế của học thuyết kinh tế của Saint
Simon
I.Sơ lược tiểu sử.
Saint Simon (1765-1825) là nhà văn ,là đại biểu nổi tiếng của
CNXHKT.Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc Pháp.Nhưng cha mẹ
ông lại sống trong cảnh khó khăn vì doanh nghiệp ngày càng sa sút và phải
nhận sự trợ giúp của chế độ quân chủ.

Thời thơ ấu, ông đã trải qua những ngày tháng vất vả.Năm 17 tuổi
khi đang học trung học, ông phải nhập ngũ và trở thành đại úy.Ông đã từng
tham gia cuộc chiến tranh Pháp-Anh, từng bị Anh bắt làm tù binh.Tới năm
1798, ông tiếp tục việc học tập, ban đầu là trường thuốc sau đó là trường
bách nghệ.
Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của Dalamber-nhà bách khoa lỗi lạc
và chịu ảnh hưởng tư tưởng của các nhà hai sáng.Những tư tưởng của ông
được thể hiện trong những tác phẩm như: Những bức thư của người dân
Giơnevo gửi những người cùng thời (1803); Khái lược về khoa học và con
người (1813); Những bức thư gửi một người Mỹ (1817); Quan điểm về sở
hữu và pháp chế (1818)…
II. Thành tựu và hạn chế của các lý luận kinh tế của S.Simon.
1.

Quan điểm lịch sử.
Theo S.Simon muốn hiểu thực tế phải biết lịch sử của loài người có
quy luât của nó.Ông coi lịch sử là một quá trình phát triển liên tục, thống
nhất; trong mọi xã hội đều có những tàn dư của xã hội cũ và mầm mống
của xã hội tương lai.Ông coi sự thay thế các giai đoạn của lịch sử là sự tiến
bộ xã hội và sự thay thế đó phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người.
S.Simon coi động lực của sự phát triển của xã hội là sự tiến bộ của
lí trí,là sự giáo dục kiến thức và tình cảm,đạo đức con người.Ông chú ý đến
4


nhân tố kinh tế như hoạt động của con người trong nền sản xuất ,chế độ sở
hữu tư liệu sản xuất.
Thành tựu trong quan điểm lịch sử S.Simon là ông đã thừa nhận
sự thay thế tất yếu có tính quy luật của xã hội cũ ít hoàn thiện hơn xã hội
mới.Ông cho rằng “thế kr vàng” không phải là thời kỳ đã qua, mà là tương

lai.Đó là bước tiến lớn so với kinh tế chính trị học cổ điển.Trong suốt cuộc
đời mình S.Simon đã bảo vệ ý kiến cho rằng cần phải tạo ra xã hội như thế
nào để có thể đảm bảo cho mọi người phát triển được năng lực của mình và
cải thiện số phận của giai cấp cùng khổ nhất.
Điểm hạn chế của ông trong lý luận này chính là việc ông chưa thấy
được động lực thực sự để phát triển xã hội, đó la cuộc đấu tranh giai cấp
nhằm thiết lập trật tự xã hội mới phù hợp hơn.
2.

Sự phê phán CNTB của S.Simon.
Sự phê phán CNTB của ông mang tính 2 mặt: phê phán chế độ
phông kiến và phê phán CNTB nhưng không phải sự phê phán này bao giờ
cũng phân định rõ rang.
Ông vạch ra tính chất ăn bám của triều đình,quan lại,quý tộc tăng
lữ.Ông coi xã hội tư bản là sự thống trị của cá nhân,của tính ích kỷ.Ở đó
các nhà công nghiệp không nghĩ gì đến lợi ích xã hội,họ bóc lột người khác
bằng bạo lực và lừa đảo.Ông phê phán chính phủ tư sản đã không chăm lo
một chút nào tới việc cải thiện cuộc sống của giai cấp nghèo nhất;phê phán
hình thức sở hữu tư sản vì nó kìm hãm sự phát triển của xã hội loài
người.Ông không đòi hỏi phải xóa bỏ CNTB,không thủ tiêu sở hữu CNTB
mà kêu gọi thủ tiêu sở hữu của những kẻ ăn không ngồi rồi,để người khác
làm việc như công nhân.
Ông vạch trần tính chất bất hợp lý của xã hội tư sản,phê phán
tjnhf trạng tự phát,tự do cạnh tranh,tình trạng vô chính phủ của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến sự khủng hoảng và tàn phá mọi cơ sở xã
hội làm cho các dân tộc phải chịu nhiều tai họa.Tình trạng này tạo nên một
5


xã hội đầy dẫy những đặc quyền,đặc lợi với nhiều nghịch cảnh.Chẳng hạn

như nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm cho người này giàu có và được
tôn sung còn người khác thì phá sản trở thành kẻ làm thuê.Trong tác phẩm
“Những bức thư của người dân Giơ-ne-vơ gửi những người cùng
thời(1803),S.Simon đã chỉ ra những sự thống trị của thời kỳ khủng bố là sự
thống trị của quần chúng không có của.Ông nói với họ rằng :”các anh hãy
xem,cái gì đã xảy ra ở Pháp khi các đồng chí của các anh thống trị ở đó,họ đã
tạo ra nạn đói”.Ông phê phán tổ chức xã hội tư bản rất không hoàn thiện;phê
phán cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp 1789.Ông cho rằng nó chưa thiết
lập được một chế độ phù hợp với quyền lợi của giai cấp nghèo khổ và đông
đảo nhất,cho nên cần có một cuộc cách mạng mới ,vì hạnh phúc của toàn xã
hội,một cuộc cách mạng triệt để,một cuộc tổng cách mạng.
3.

Dự đoán về xã hội tương lai hay hệ thống chủ nghĩa mới.
Theo S.Simon,xã hội tương lai là “chế độ công nghiệp”,đó là
mục tiêu cuối cùng mọi xã hội phải đến.Ông còn dự đoán thiên tài về xã
hội tương lai:xã hội mới phải đảm bảo những điều kiện vật chất tốt nhất kể
cả thức ăn,quần áo,nhà ở cho tất cả mọi người.Hơn nưa xã hội mới phải
làm cho mọi người đạt đến sự vui sướng của cuộc đời.Qúa trình chuyển từ
xã hội tư sản sang xã hội mới là quá trình tiến triển một cách hòa bình và
bằng cách thuyết phục các nhà tư sản bỏ vốn và có lòng bác ái.
Xã hội tương lai là “hệ thống công nghiệp khoa học”, trong
đó mọi người làm việc theo năng lực và trao đổi theo công lao động.Trong
xã hội đó vẫn còn tư hữu song chế độ tư hữu phải được tổ chức như thế nào
để có lợi nhất cho toàn xã hội về mặt tự do và của cải.
Trong tác phẩm “Những bức thư của người dân Giơ-ne-vơ
gửi những người cùng thời” (1803), S.Simon đề ra nguyên tắc trong xã hội
tương lai là: mọi người đều phải lao động .Bản thân xã hội đó là lien minh
của những người làm việc có ích.Địa vị của mỗi người do năng lực của họ
quyết định mà thôi.

6


Xã hội tương lai có thể đảm bảo phúc lợi cho mọi
người.Con đường tạo ra phúc lợi là khoa học, nghệ thuật và công
nghiệp.Chính quyền hành chính sẽ do các nhà khoa học, nghệ sĩ và nhà
công nghiệp điều khiển, lãnh đạo. Và để đạt tới phồn vinh những nhiệm vụ
cũng phải giao cho những người có năng lực làm theo mục tiêu chung của
khối liên hiệp.
S.Simon có một luận điểm khá sâu sắc đó là: chính trị là
khoa học về sản xuất và sớm muộn sẽ hoàn toàn bị kinh tế nuốt mất.
Trong học thuyết của mình S.Simon mới chỉ phản ánh sự
đối lập giữa tư sản và vô sản đang trong quá trình phát sinh .Xã hội mới
ông dự kiến còn rất mơ hồ và chưa chỉ ra lực lượng xã hội thực sự sẽ làm
thay đổi xã hội cũ.
Học thuyết kinh tế của Saint Simon có ý nghĩa tiến bộ, có
giá trị là một trong những tiền đề sau này C.Mác và Ăngghen tiếp thu có
phê phán để sáng lập ra CNXH khoa học.
CHƯƠNG 2: Thành tựu và hạn chế của học thyết kinh tế của Fourier
I.Sơ lược tiểu sử.
Francis Marie Charles Fourier (1772-1839) sinh ra ở thành phố
Besancon(Bowdangxong) miền đông nước Pháp.Ông là con út và cũng là
con trai độc nhất trông một gia đình buôn bán.Cha ông mất khi ông 9 tuổi
vì vậy ông sớm nối nghiệp cha trong buôn bán.
Mặc dù phải tự lập kiếm sống từ sớm,Fourier vẫn được học hết tiểu
học và được mẹ chỉ bảo kèm cặp.Sau đó, ông tự học và bắt tay vào việc
nghiên cứu những vấn đề kinh tế,chính trị,xã hội .văn hóa,lịch sử.
Ông từng tham gia vào cuộc khởi nghĩa của những người coonh hân
ở Lyon năm 1831 và 1834.Học thuyết của ông được hình thành từ những
cơ sở đó và được bổ sung điều chỉnh về sau.

II. Thành tựu và hạn chế của các lý luận kinh tế của Fourier.
7


1.

Lý luận về lịch sử phát triển xã hội.
Fourier nhìn thấy lịch sử loài người là sự thay đổi liên tục của các
trật tự xã hội và các chế độ xã hội khác nhau.Tiến trình lịch sử xã hội loài
người trải qua 4 giai đoạn : mông muội,dã man,gia trưởng và văn minh.Mỗi
giai đoạn lại trải quâ các thời kỳ : thơ ấu,thiếu niên,trưởng thành,già
cỗi.Ông chỉ ra rằng :” chế độ văn minh đã mang lại cho mọi tật xấu đã có
từ thời đại dã man dưới hình thức đơn giản trở nên phức tạp, mập mờ và
giả dối”;rằng văn minh vận động trong vòng luẩn quẩn,trong những mâu
thuẫn không thêr khắc phục được và luôn luôn tái sinh.Nên văn minh bao
giờ cũng đạt tới những kết quả trái với điều mà nó mong muốn đạt tới hay
giả vờ mong muốn đạt tới.
Đặc điểm của văn minh tư sản là sản xuất và tổ chức ra nguồn của
cải tăng lên nhưng người sản xuất không được hưởng.Ông kết luận: trong
giai đoạn văn minh, sự nghèo khổ sinh ra từ chính sự thừa thãi. Và ông
chứng minh rằng : thời văn minh (CNTB) đã trải qua thời kỳ thịnh vượng
và bước vào thời kỳ suy vong,sau đó sẽ là nền sản xuất xã hội công nghiệp
công bằng và hấp dẫn.
Quan điểm về lịch sử của Fourier được P.Ăngghen đánh giá
cao.Fourier đã thấy tính quy luật trong quá trình phát triển của sản xuất gắn

2.

với sự phát triển xã hội
Sự phê phán chủ nghĩa tư bản

Fourier phê phán CNTB sâu sắc, toàn diện và gay gắt:
Ông chỉ ra rằng : xã hội tư bản là xã hội dối trá nhất dựa trên bạo lực
và cưỡng bức.Trong đó thương nghiệp là nguồn gốc chủ yếu của các tai
họa của CNTB.Vì vậy cần xóa bỏ tận gốc tất cả hình thức ăn cắp bằng
thương mại, bằng cách thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa.Theo ông,trong
CNTB ,giữa các ngành sản xuất khác nhau có sự không cân đối;do đó tạo
ra sự hỗn loạn trong xã hội.Ông khẳng định: CNTB đẻ ra sự nghào đói, bip
bợm và sự lừa dối
Theo ông, CNTB sẽ dẫn tới hình thành đội ngũ đông đảo những
người không sản xuất.Họ là những người ăn bám.Và theo ông phụ nữ, trẻ
8


em, người già ,người giúp việc,nhà chính trị,công nhân sản xuất vũ khí… là
những người ăn bám.Từ đó ông khẳng định: lao động sản xuất là hoạt động
cần thiết trong chủ nghĩa xã hội, còn lao động vốn có trong chủ nghĩa xã
hội là lao động không sản xuất.
Ông đứng về phía giai cấp nghèo khổ.Ông rất cảm tình với nhân
dân lao động, coi sự nghèo khổ là một tai họa đặc biệt đáng sợ của nền văn
minh.Theo ông, quyền đầu tiên của các quyền tự nhiên của con người là
quyền có việc làm.Nhưng dưới xã hội tư bản đã không làm được quyền tối
thiểu đó.
Học thuyết kinh tế của Fourier hạn chế ở việc, ông đã tập trung phê
phán thương nghiệp tư bản chủ nghĩa.Ông cho rằng thương nghiệp tư bản
chủ nghĩa làm đình trệ lưu thông,gây cho người ta nỗi lo sợ điên cuồng và
con người trong xã hội tư bản như những con sói chỉ chực nuốt chửng lẫn
nhau.Như vậy, ông chưa hiểu đúng bản chất và nguồn gốc của thương
nghiệp tư bản chủ nghĩa,thậm chí ông còn đối lập nó với công
nghiệp.Thương nghiệp tư bản chủ nghĩa chỉ là hoạt động trao đổi hang hóa
được sinh ra từ sản xuất và lưu thong hang hóa của phương thức sản xuất tư

bản chủ nghĩa.
Trong khi phê phán CNTB,Fourier đã chú ý đến tích tụ và tập
chung tư bản sẽ dẫn tới độc quyền.Ông phân chia thành 5 loại độc
quyền(ĐQ): ĐQ hợp tác trong phạm vi liên hợp;ĐQ nhà nước hay ĐQ quan
liêu;ĐQ thuộc địa hay ĐQ ngoài nước;ĐQ trên biển và ĐQ phong kiến
phức tạp.Dựa vài tiêu chuẩn kinh tế và khuynh hướng phát triển để phân
chia các loại độc quyền.Kết luận của ông về sự tất yếu độc quyền sẽ thay
thế tự do cạnh tranh dẫn đến việc ra đời của công ty cổ phần được C.Mác
đánh giá là cống hiến quý giá.
3.

Dự đoán về mô hình xã hội tương lai.
Fourier cho rằng , CNTB nhất định sẽ được thay thế bởi một chế
độ tốt đẹp. Ông gọi chế độ đó là xã hội chủ nghĩa (XHCN) hay nền sản
9


xuất công bằng và hấp dẫn.Để chuyển lên XHCN phải trải qua 3 giai đoạn
kế tiếp nhau:
Giai đoạn 1: chủ nghĩa bảo đảm nửa hiệp hội
Giai đoạn 2: chủ nghĩa xã hội hiệp hội giản đơn
Giai đoạn 3: sự hòa hợp hiệp hội phức tạp
Trong đó giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là bước chuẩn bị điều kiện chủ
yeeuus cho giai đoạn 3.Theo ông, hiệp hội là những tập thể sản xuất như
mooyj hợp tác xã sản xuất.Ông quy định, hiệp hội bao gồm 1800 xã viên
đủ lứa tuổi và tri thức.Ở đó mỗi người có thể làm bất cứ việc gì một cách
thích thú.
Theo ông, đơn vị cơ sở của xã hội mới bắt đầu từ các phalanges- một
kiểu công xã.Trong mỗi phalanges có nhiều ngành sản xuất, có sự kết hợp
chặt chẽ giữa cong nghiệp và nông nghiệp.Dân cư sống trong nhà công

công,lao động chung.Người tài năng và có năng lực tổ chức được thưởng
đặc biệt.Đây là tư tưởng mới không có ở những nhà XHCN trước ông.Các
phalanges được ttoor chức một cách tự nguyện và do nhà nước kiếm
soát.Trong xã hội mới vẫn duy trì chế độ tư hữu,sự bất bình đẳng về tài sản
và các giai cấp,vẫn còn người giàu và người nghèo.Nhưng người nghèo
được đảm bảo mức sống tối thiểu.Ông khẳng định, hiệp hội phát triển sẽ
dẫn đến hợp nhất các giai cấp và hòa hợp xã hội.
Còn cơ sở kinh tế của xã hội tương lai ,theo ông là nền đại sản
xuất.Trong đó người ta sẽ sử dụng hợp lý lao động và tư liệu sản xuất.Nông
nghiệp là cơ sở của nền đại sản xuất, còn công nghiệp là cái bổ sung cho
nông nghiệp.
Tuy nhiên, lý luận của ông còn mang tính không tưởng như phủ nhận
chế độ tư hữu; coi nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu; đặt niềm tin vào
những lý tưởng tốt đẹp của con người, mục đích cao cả dẫn dắt hoạt động
đi đến xây dựng một xã hội mọi người đều giàu có và được hưởng mọi thú
vui của cuộc đời.
10


CHƯƠNG 3: Thành tựu và hạn chế của học thuyết kinh tế của Robert Owen
Robert Owen là một đai biểu của CNXHKT Anh.Vì vậy trước khi đi
vào tìm hiểu những lý luận kinh tế của ông, chúng ta cần biết CNXHKT
Anh và CNXHKT Pháp khác nhau ở điểm gì.Thứ nhất, đầu thế kỷ XIX,
cách mạng công nghiệp ở Anh đã hoàn thành còn ở Pháp mới bắt đầu; do
đó điểm xuất phát của lý luận về CNXHKT ở Anh là chế độ công
xưởng.Thứ hai, CNXHKT ở Anh gần gũi với công nhân hơn so với ở
Pháp.Thứ ba, CNXHKT ở Anh muốn lợi dụng kinh tế chính trị học cổ điển
để phê phán CNTB.
I.Sơ lược tiểu sử.
Robert Owen (1771-1858), ông sinh ra trong một gia đình thợ thủ

công ở thành phố Newtown thuộc xứ Wales.Năm 7 tuổi, ông làm trợ giảng
cho một thầy giáo.Năm 9 tuổi, ông xa gia đình vừa lao động vừa học
tập.Năm 1789, với 100 livoro xteclinh đi vay, ông cùng một người bạn tổ
chức mooyj xưởng kéo sợi ở Manchester.Năm 1799, ông mua một xưởng
kéo sợi ở Scotland.Năm 1800, ông làm giám đốc của 4 phân xưởng sợi
gồm 2000 công nhân .Năm 1824, ông và một số người ủng hộ mình sang
Mỹ thành lập “công xã lao động” lấy tên là sự hòa hợp mới, nhưng cuối
cùng bị thất bại.Năm 1829, ông quay về Anh tham gia vào tổ chức phong
trào hợp tác xã.Năm 1832, ông xuất bản tạp chí “ Khủng hoảng” nhằm
tuyên truyền cho kế hoạch hợp tác xã và lập “cửa hang trao đổi lao động
công bằng”,đến năm 1844 thì thất bại.Năm 1839, ông xây dựng công xã ở
Harmory-Indiana-Mỹ và năm 1844 thất bại.Từ đó ông đi giảng bài,viết báo
để quảng bá tư tưởng kinh tế của mình.
II.Thành tựu và hạn chế của các lý luận kinh tế của R.Owen.
1.

Sự phê phán chủ nghĩa tư bản
11


Theo R.Owen, con người sinh ra là để hưởng hạnh phúc, xã hội là
những người hạnh phúc.Ông phê phán gay gắt chế độ tư hữu.Chính chế độ
này đã lam con người trở thành con quỷ , là nguyên nhân chủ yếu của tất cả
tai hoạ của người lao động.Những tai họa mà con người phải gánh chịu là
do công xưởng tư bản chủ nghĩa gây ra, như kéo dài ngày lao đông,tăng
cường độ lao động,sử dụng quá mức lao động phụ nữ và trẻ em.Từ đó , ông
cho raengf điều kiện chủ yếu để xây dựng xã hội tương lai là thủ tiêu chees
độ tư hữu đối với tưu liệu sản xuất và biến tư liệu sản xuất thành sở hữu
công cộng.
Ông kịch liệt phê phán hệ thống công nghiệp , coi hệ thống này đã

tạo ra lòng ham muốn của cải và sống xa hoa trong một số người; còn tầng
lớp tạo ra của cải đó ở trong hoàn cảnh rất thảm hại.
Theo ông, người ta sinh ra là phải được hạnh phúc nhưng xã hội tư
bản là sự thống trị của lòng ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, đã bóp méo quan hệ
giữa người và người làm cho người ta không được hưởng hạnh phúc.Xã hội
tư bản đã vì của cải mà hy sinh con người, biến con người thành công cụ để
kiếm tiền cho các nhà kinh doanh.
Trong phê phán CNTB, ông chú ý đán vấn đề phân phối tư bản
chủ nghĩa và cho rằng phân phối qua đồng tiền và thương nghiệp chỉ đem
lại tai họa cho xã hội.Dưới CNTB, nhân dân lao động bị thiếu thốn, nghèo
đói là do sự phân phối không công bằng.Qúa trình phân phối có nhiều kẻ
trung gian như chủ ngân hang,thương nhân…, họ không làm ra giá trị
nhưng lại làm cho nó tăng kên vì những chi phí đủ loại và những người
dân nghèo không cần đến tầng lớp trung gian này.Do những đánh giá đó mà
R.Owen đã có những sai lầm khi phủ nhận toàn bộ quá trình trao đổi thong
qua tiền và hy vọng quay trở lại hình thức phân trao đổi trực tiếp bằng hiện
2.

vật.
Dự án về “tiền lao động”và sự “ trao đổi công bằng”.
Do phân phối không công bằng nên người lao động bị nghèo khổ.Vì
vậy để xóa bỏ tình trạng này, ông đề nghị phải that đổi thước đo giá trị,thay
12


thế tiền tệ bằng thước đo duy nhất là lao động.Điều kiện để thực hiện dự án
“ tiền lao động” và sự “trao đổi công bằng” là sản phẩm đủ dồi dào vượt
quá nhu cầu của con người.Trao đổi công bằng là mối liên hệ trực tiếp giữa
người sản xuất thông qua cửa hang trao đổi lao động công bằng mà các cửa
hang này sản phẩm lao động được trao đổi qua phiếu lao động hay tiền lao

động, ghi rõ số giờ lao động đã chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó.Nhờ đó
mà gạt bỏ được thương nhân trung gian, người lao động có việc làm thường
xuyên và không có khủng hoảng.Vào năm 1832, ông thành lập “ cửa hang
trao đổi lao động công bằng”.Lúc đầu nó đem lại một kết quả nhất định
nhưng về sau, khi sản phẩm chưa đủ dồi dào thì các “ phiếu lao động công
bằng” trở thành món hang đầu cơ,cửa hàng phải đóng cửa.
Như vậy, khi đề nghị thay thế tiền tệ bằng tiền lao động, R.Owen
đã không hiểu được quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa;
nguồn gốc của và bản chất của tiền tệ.Mặt khác, tiền lao động của ông chỉ
là chi phí cá biệt còn giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội cần thiết
quyết định.Ông cũng ảo tưởng và ngây thơ khi quan niệm rằng : việc
chuyển từ CNTB sang xã hội mới không thể thực hiện được bằng bạo lực
mà bằng sự đổi mới trong ý thức con người, do kết quả của sự giáo dục, sự
tự thay đổi của các chính phủ tư sản.Điều này làm cho học thuyết của ông
3.

mang tín không tưởng.
Kế hoạch lập các hợp tác xã.
R.Owen là người đầu tiên đưa ra tư tưởng về hợp tác hóa trong sán
xuất và tiêu dung.Ông đa ra một kế hoạch cải tổ toàn bộ nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa theo nguyên tắc của cộng sản chủ nghĩa bằng cách thiết lập
cộng đồng hợp tác xã.
Cộng đồng hợp tác xã là những thị trấn cộng đồng gồm 500-1500
người.Vòng ngoài của thị trấn là công xưởng nhà máy;bên trong là nhà ăn
công cộng, trường học,thư viện.Mỗi gia đình ở trong căn nhà có 4
phòng.Ban quản tri,thầy giáo, thầy thuốc ở nhà riêng.

13



Với những thị trấn cộng đồng đó ,R.Owen hy vọng con người sẽ từ
bỏ được bản chất tư hữu và có điều kiện phát triển những đức tính tốt.Cơ sở
để phát triển cộng đồng đó là nông nghiệp, công nghiệp đóng vai trò hỗ trợ.
Thực tế mô hình thị trấn cộng đồng của ông đã thất bại.Vì không
có nhà tư sản nào giúp đỡ ông về tiền bạc.Trông xã hội tư sản không có
lòng từ thiện ,nhân ái và bản thân con người bình thường cũng không phải
chỉ có những phẩm chất trong sáng,tốt đẹp như ông tưởng.

14


PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, khi phê phán CNTB, cả S.Simon, Fourier và R.Owen đều
mong muốn xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn cho mọi người.Lý luận
về xã hội mới có thể nói là thành tựu lớn của các nhà CNXHKT.Trong xã
hội mới đó:
Về cơ sở của xã hội mới:
Theo S.Simon và Fourier , trong xã hội mới vẫn còn chế độ tư
hữu, nhưng sau khi cải thiện nó sẽ phục vụ lợi ích cho toàn xã hội.
R.Owen cương quyết cho rằng chế độ tư hữu bị xóa bỏ hoàn
toàn trong xã hội tương lai và thay thế vào đó là sở hữu công cộng.
Về lực lượng sản xuất, cả ba ông đều cho rằng: nền tảng sản xuất
của xã hội tương lai là nền sản xuất lớn dựa trên cơ sỏ nền đại công
nghiệp.Nền đại sản xuất đó được tổ chức một cách tự giác, tình trạng sản
xuất cạnh tranh tự do vô chính phủ bị loại trừ.
Về nhà nước, nhà nước trong xã hội tương lai do những nhà khoa
học, nghệ sĩ và các nhà công nghiệp điều hành, xã hội không cần có quyề
lực của thiểu số đối với đa số.
Về mục đích của xã hội tương lai, xã hội tương lai có mục đích
phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động. Xã hội đó sẽ đảm bảo cho tất cả

mọi người điều kiện vật chất và thỏa mãn nhu cầu của con người.
Trong xã hội tương lai phải đạt được:
Mọi người đề có quyền bình đẳng
Tất cả mọi người lao động dù làm trong lĩnh vực nào đều là lao
động có ích và được tham gia vào guồng may của xã hội
Việc tổ chức lao động được thực hiện theo một nguyên tắc mới.Ví
dụ xây dựng cá hiệp hội.
Động lực kinh tế là thi đua , là lòng tự ái cá nhân và một phần nhỏ
là kích thích vật chất.
Sản phẩm lao động được hpaan phối theo nguyên tắc làm theo
năng lực hưởng theo lao động.
Tuy nhiên mỗi nhà CNXHKT lại có chủ trương xây xã hội mới theo
một cách khác nhau.S.Simon chủ trương nhơ vào sự giúp đỡ của các nhà tư
bản giàu có.Fourier đi vào tổ chức hiệp tác theo kiểu CNXH đẻ làm gương
15


cho các nhà tư bản noi theo. Và thông qua đó tác động dây truyền của việc
tổ chức hiệp tác, ông hi vọng sẽ cải tạo được xã hội cũ thành xã hội mới
XHCN.R.Owen thì thành lập xí nghiệp, cửa hang, coong xã kiểu mới để
tuyên truyền CNXH của ông.
Tóm lại, tư tưởng XHCN của các nhà XHCNKT tuy mang tính nhân
đạo nhưng là không tưởng và không thực hiện được.Tuy nhiên, những tư
tưởng đó có ảnh hưởng sâu sắc đến những người sáng lập ra CNXH khoa
học (C.Mác và Ăngghen).CNXHKT phê phán thế kỷ XIX đã được C.Mác
và Ăngghen thừa nhận là một trong ba tiền đề tư tưởng của CNXH khoa
học.Ph.Ăngghen khẳng định “Chủ nghĩa xã hội lý luận Đức sẽ không bao
giờ quên rằng nó đứng trên vai của S.Simon,Fourier và R.Owen, ba con
người-mặc dầu tất cả tính chất ảo tưởng và không tưởng trong các học
thuyết của họ thuộc về những trí tuệ vĩ đại và tiên đoán được một cách

thiên tài về một số những chân lý mà ngày nay chúng ta đang chứng minh
sự đúng đắn của chúng một cách khoa học”.

16


Tài liệu tham khảo:
1.

Ts.Ngô Văn Lương, “Lịch sử các học thuyết kinh tế”, NXB CTQG, Hah

2.

Nội 2009.
Báo điện tử Đảng công sản.

17


MỤC LỤC

18



×