Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

HÔ HẤP Ở THỰC VẬT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.21 KB, 13 trang )

Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
a. Hô hấp ở thực vật là gì?
- Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử
cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần
năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
- Phương trình tổng quát : C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6 H2O + Q

Hình 1: Phương trình tổng quát quang hợp
b. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.
- Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.
- Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các hoạt động sống của cây.
- Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
II. CÁC CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
- Thực vật không có cơ quan chuyên trách về hô hấp như động vật, hô hấp diễn ra ở tất cả các cơ
quan của cơ thể đặc biệt xảy ra mạnh ở các cơ quan đang sinh trưởng, đang sinh sản và ở rễ.
- Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là ty thể

Hình 2: Sơ đồ về các con đường hô hấp ở thực vật
1


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
1. Phân giải kị khí:
- Điều kiện:
+ Xảy ra trong rễ cây khi bị ngập úng hay trong hạt khi ngâm vào nước hoặc trong các trường
hợp cây ở điều kiện thiếu oxi.


- Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:
+ Đường phân: Là quá trình phân giải Glucôzơ đến axit piruvic

Hình 3: Giai đoạn đường phân
+ Lên men: là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO hoặc tạo thành axit lactic.

Hình 4: Giai đoạn lên men
- Kết quả: Từ 1 phân tử glucozo qua phân giải kị khí giải phóng 2 phân tử ATP
2. Phân giải hiếu khí
- Xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như: hạt đang nẩy mầm, hoa
đang nở…
- Hô hấp hiếu khí diễn ra trong chất nền của ti thể gồm 2 quá trình: Gồm chu trình Crep và chuỗi
chuyền electron trong ti thể.
2


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
+ Chu trình Crep: diễn ra trong chất nền của ti thể. Khi có oxi, axit piruvic đi từ tế bào chất
vào ti thể. Tại đây axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxi hoá hoàn toàn.

+ Chuỗi chuyền electron: diễn ra ở màng trong ti thể. Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu
trình Crep được chuyền đến chuỗi chuyền electron đến oxi để tạo ra nước.

Kết quả: Một phân tử glucôzơ qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng.
3. Hô hấp sáng
- Khái niệm: Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO 2 ngoài sáng, xảy ra đồng
thời với quang hợp.
- Điều kiện xảy ra:
+ Cường độ ánh sáng cao

3


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
+ Lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều trong lục lạp (cao gấp 10 lần CO2)
- Nơi xảy ra: ở 3 bào quan bắt đầu là lục lạp, peroxixom và kết thúc tại ty thể
- Diễn biễn:

- Ảnh hưởng:
+ Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp.
+ Thông qua hô hấp sáng đã hình thành 1 số axit amin cho cây (glixerin, serin)
III. QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VỚI QUANG HỢP VÀ MÔI TRƯỜNG.
1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp.
- Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 + O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất oxi hoá trong hô
hấp.
- Sản phẩm của hô hấp (CO2 + H2O) là nguyên liệu để tổng hợp nên C 6H12O6 và giải phóng oxi
trong quang hợp.
2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường
a. Nước
- Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp
- Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ (hạt), tăng lượng nước thì hô hấp tăng.
- Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể.
b. Nhiệt độ
- Khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng đến giới hạn chịu đựng của cây.
- Sự phụ thuộc của hô hấp vào nhiệt độ tuân theo định luật Van –Hop: Q10 = 2 - 3 (tăng nhiệt độ
thêm 10 C thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp 2 - 3 lần)
- Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp khoảng 30 → 350C.
c. Nồng độ O2
- Trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp bị ảnh hưởng, khi giảm xuống 5% thì cây

chuyển sang phân giải kị khí → bất lợi cho cây trồng.
d. Nồng độ CO2
- Trong môi trường cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế. CO là sản phẩm cuối cùng của hô hấp
hiếu khí và lên men etilic
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng?
A. Cung cấp năng lượng chống chịu
B. Tăng khả năng chống chịu
C. Tạo ra các sản phẩm trung gian
D. Miễn dịch cho cây
Câu 2: Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?
4


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
A. Chu trình Crep
B. Chuỗi chuyền điện tử electron
C. Đường phân
D. Tổng hợp axetyl – CoA
Câu 3: Quá trình hô hấp sáng là quá trình:
A. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối
B. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng
C. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2trong bóng tối
D. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng
Câu 4: Quá trình oxi hóa chất hữu cơ xảy ra ở đâu?
A. Tế bào chất
B. Màng trong ti thể
C. Khoang ti thể
D. Quan điểm khác

Câu 5: Có bao nhiêu phân tử ATP và phân tử Axit piruvic được hình thành từ 1 phân tử glucô bị
phân giải trong đường phân?
A. 2 phân tử
B. 4 phân tử
C. 6 phân tử
D. 36 phân tử
Câu 6: Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucô bị phân giải trong quá
trình hô hấp hiếu khí ?
A. 32 phân tử
B. 34 phân tử
C. 36 phân tử
D. 38 phân tử
Câu 7: So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí so với lên men?
A. 19 lần
B. 18 lần
C. 17 lần
D. 16 lần
Câu 8: Vai trò của ôxi đối với hô hấp của cây là
A. phân giải hoàn toàn nguyên liệu hô hấp
B. giải phóng CO2 và H2O
C. tích lũy nhiều năng lượng so với lên men
D. cả 3 phương án trên
Câu 9: Trong điều kiện có đầy đủ ôxi, giai đoạn nào sau đây không diễn ra trong hô hấp?
A. Đường phân.
B. Phân giải kị khí.
C. Chuỗi chuyền electron.
D. Chu trình crep.
Câu 10: Quá trình hô hấp kị khí xảy ra ở
A. tế bào chất.
B. màng ngoài ti thể.

C. màng trong ti thể.
D. khoang ti
thể.
Câu 11:Hô hấp sáng không có vai trò
A. làm tăng năng suất quang hợp.
B. tiêu thụ ôxi.
C. giải phóng CO2 ngoài ánh sáng.
D. làm giảm năng suất quang hợp.
Câu 12: Phân giải kị khí gồm quá trình
A. đường phân và lên men.
B. đường phân và chu trình Crep.
C. lên men và chu trình Crep.
D. chu trình Crep và chuỗi chuyền êlêctron.
Câu 13: Một quá trình hô hấp được tiến hành ở tế bào thực vật không có sự giải phóng CO 2, quá
trình đó là
A. lên men êtylic.
B. hô hấp hiếu khí.
C. hô hấp kị khí.
D. lên men
lactic.
Câu 14: Hô hấp hiếu khí diễn ra ở cơ quan nào trong tế bào?
A. Ty thể.
B. Mạng lưới nội chất.
C. Tế bào chất.
D. Nhân.
Câu 15: Hô hấp sáng xảy ra ở điều kiện
A. cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt.
B. cường độ ánh sáng yếu, lượng O2 cạn kiệt.
C. cường độ ánh sáng yếu, lượng CO2 cạn kiệt.
D. cường độ ánh sáng cao, lượng O2 cạn kiệt.

Câu 16: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với thực vật là
5


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
A. tạo ra các sản phẩm trung gian.
B. tăng khả năng chống chịu.
C. miễn dịch cho cây.
D. cung cấp năng lượng.
Câu 17: Điều khiển quang hợp để tăng năng suất sinh học đạt hiệu quả nhất là biện pháp tăng
A. diện tích lá.
B. hiệu suất quang hợp.
C. thời gian quang hợp.
D. cường độ quang hợp.
Câu 18: Hô hấp sáng là quá trình
A. hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài ánh sáng.
B. hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài ánh sáng.
C. tổng hợp glucôzơ ngoài ánh sáng.
D. phân giải glucôzơ, giải phóng năng lượng ngoài ánh sáng.
Câu 19: Sự khác nhau về hiệu quả năng lượng giữa quá trình hô hấp và qúa trình lên men?
A. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí gấp 19 lần quá trình lên
men.
B. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men cao hơn quá trình hô hấp hiếu
khí.
C. Năng lượng ATP được giải phóng trong cả hai quá trình đó là như nhau.
D. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men gấp 19 lần quá trình hô hấp hiếu
khí.
Câu 20: Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm nào?
A. Tích lũy được nhiều năng lượng hơn từ 1 phân tử glucôzơ được sử dụng trong hô hấp phân

giải hiếu khí / kị khí = 38/2 = 19 lần.
B. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác sống.
C. Hô hấp hiếu khí cần O2 còn kị khí không cần O2.
D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi loài sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật
nhất định.
Câu 21: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là về sự lên men diễn ra ở cơ thể thực vật?
A. Cây sống nơi ẩm ướt.
B. Cây bị ngập úng.
C. Cây bị khô hạn.
D. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.
Câu 22: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp là
A. không bào.
B. ti thể.
C. mạng lưới nội chất.
D. lạp thể.
Câu 23: Hãy tính toán số phân tử ATP được hình thành khi ôxi hoá triệt để 1 phân tử glucozơ?
A. 38 ATP.
B. 32 ATP.
C. 36 ATP.
D. 34 ATP
Câu 24: Tại sao ở các tế bào còn non số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với các tế bào
khác?
A. Đường phân và hô hấp hiếu khí
B. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep
C. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận
D. Oxy hóa chất hữu cơ và khử CO2
Câu 25: Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật, trải qua các giai đoạn:
A. Đường phân và hô hấp hiếu khí
B. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep
C. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận

D. Oxy hóa chất hữu cơ và khử,
Câu 26: Những trường hợp diễn ra lên men ở cơ thể thực vật là
A. thừa O2 rễ hô hấp bão hòa.
B. thiếu CO2, đất bị dính bết nên không hô hấp hiếu khí được.
C. thiếu O2, rễ không hô hấp được nên không cung cấp đủ năng lượng cho quá trình sinh
trưởng của rễ dẫn đến lông hút chết.
D. thiếu nước, rễ vận chuyển kém nên lông hút chết.
Câu 27: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là về sự lên men diễn ra ở cơ thể thực vật?
A. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.
B. Cây bị khô hạn.
6


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
C. Cây bị ngập úng.
D. Cây sống nơi ẩm ướt
Câu 28: Phát biểu đúng về hô hấp ở cây xanh?
A. Hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
B. Hô hấp là quá trình ôxy hóa các hợp chất hữu cơ thải ra CO2 và nước.
C. Hô hấp là quá trình thu nhận O2 và thải CO2 vào môi trường.
D. Hô hấp là quá trình oxy hóa sinh học nguyên liệu hô hấp (gluozơ...) đến CO 2, H2O và tích
lũy lại năng lượng ở dạng dễ sử dụng là ATP.
Câu 29: Hô hấp là quá trình
A. ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết
cho các hoạt động của cơ thể.
B. ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết
cho các hoạt động của cơ thể.
C. ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H2O, đồng thời tích luỹ năng lượng cần thiết
cho các hoạt động của cơ thể.

D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho
các hoạt động của cơ thể.
Câu 30: Chu trình Crep diễn ra ở
A. ty thể.
B. tế bào chất.
C. lục lạp.
D. nhân.
Câu 31: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình crep  Đường phân  Chuổi chuyền êlectron hô hấp.
B. Đường phân  Chuổi chuyền êlectron hô hấp  Chu trình crep.
C. Đường phân  Chu trình crep  Chuổi chuyền êlectron hô hấp.
D. Chuổi chuyền êlectron hô hấp  Chu trình crep  Đường phân.
Câu 32: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là
A. rượu êtylic + CO2 + Năng lượng.
B. axit lactic + CO2 + Năng lượng.
C. rượu êtylic + Năng lượng.
D. rượu êtylic + CO2.
Câu 33: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là
A. chuổi chuyển êlectron.
B. chu trình crep.
C. đường phân.
D. tổng hợp Axetyl – CoA.
Câu 34: Phân giải kị khí (lên men)từ axit piruvic tạo ra
A. chỉ rượu êtylic.
B. rượu êtylic hoặc axit lactic.
C. chỉ axit lactic.
D. đồng thời rượu êtylic axit lactic.
Câu 35: Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ty thể theo chu trình crep tạo ra
A. CO2 + ATP + FADH2
B. CO2 + ATP + NADH.

C. CO2 + ATP + NADH +FADH2
D. CO2 + NADH +FADH2.
Câu 36: Hai loại bào quan nào của tế bào làm nhiệm vụ chuyển hoá?
A. Sắc lạp và bạch lạp.
B. Ty thể và bạch lạp.
C. Ty thể và sắc lạp.
D. Ty thể và bạch lạp.
Câu 37: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được:
A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.
Câu 38: Chức năng quan trọng nhất của quá trình đường phân là
A. lấy năng lượng từ glucôzơ một cách nhanh chóng.
B. thu được mỡ từ Glucôse.
C. cho phép cacbohđrat thâm nhập vào chu trình crép.
7


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
D. có khả năng phân chia đường glucôzơ thành tiểu phần nhỏ.
Câu 39: Sự hô hấp diễn ra trong ty thể tạo ra:
A. 32 ATP
B. 34 ATP.
C. 35 ATP.
D. 38ATP
Câu 40: Chuỗi chuyền êlectron tạo ra:
A. 32 ATP
B. 34 ATP.

C. 36 ATP.
D. 38ATP
Câu 41: Một phân tử glucôzơ bị ôxy hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình crep, nhưng 2
quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử
glucôzơ đi đâu?
A. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này.
B. Mất dưới dạng nhiệt.
C. Trong O2.
D. Trong NADH và FADH2.
Câu 42: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp
B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau
C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp
D. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 43: Điểm bù CO2 là thời điểm
A. nồng đội CO2 tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
B. nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.
C. nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
D. nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
Câu 44: Nhiệt độ thấp nhất của cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng:
A. -5oC  5oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
B. 0oC  10oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
C. 5oC  15oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
D. 10oC  20oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
Câu 45: Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng:
A. 350C  400C
B. 400C  450C
C. 300C  35oC
D. 450C  500C.
Câu 46: Hệ số hô hấp (RQ) là

A. tỷ số giữa phân tử H2O thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
B. tỷ số giữa phân tử O2 thải ra và phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp.
C. tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử H2O lấy vào khi hô hấp.
D. tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
Câu 47: RQ của nhóm:
A. Cacbohđrat = 1.
B. Prôtêin > 1.
C. Lipit > 1
D. Axit hữu cơ thường < 1.
Câu 48: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp?
A. Quyết định các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng.
B. Cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.
C. Có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây
D. Xác định được cường độ quang hợp của cây.
Câu 49: Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng:
A. 250C 300C.
B. 300C  350C.
C. 200C  250C.
D. 350C  400C.
Câu 50: Trong quang hợp, ngược với hô hấp ở ty thể:
A. Nước được tạo thành.
B. Sự tham gia của các hợp chất kim loại màu.
8


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
C. Chuyền êlectron.
D. Nước được phân ly.
Câu 51: Thực vật hô hấp kị khí trong những trường hợp nào?

A. Rễ cây bị ngập nước.
B. Trái chín.
C. Lá cây.
D. Hoa đang nở.
Câu 52: Thực vật nào sau đây thực hiện hô hấp sáng?
A. Thực vật C3.
B. Thực vật C4.
C. Thực vật CAM.
D. Thực vật ưa sáng.
Câu 53: Phát biểu đúng về vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật?
(1) Hô hấp thải ra nhiệt để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các tế bào diễn ra thuận lợi.
(2) Năng lượng hô hấp tích lũy trong ATP được sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây.
(3) Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất khác nhau.
(4) Hô hấp giúp sinh vật chống chịu với môi trường.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 54: Hô hấp sáng không diễn ra ở bào quan nào?
A. Ti thể.
B. Lục lạp.
C. Perôxixôm.
D. Bộ máy gôngi.
Câu 55: Khi nào thì thực vật không diễn ra hô hấp sáng?
A. Nồng độ CO2 cao.
B. Nồng độ O2 cao.
C. Cường độ chiếu sáng cao.
D. Khí khổng đóng lại.
Câu 56: Cho hình sau về thí nghiệm hô hấp ở thực vật. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu
phát biểu đúng?

(1) Cho không khí qua ống nghiệm thứ nhất để bắt giữ một phần CO2 trong không khí.
(2) Cho không khí đi qua ống nghiệm thứ hai để bắt giữ hết phần CO2 còn lại trong không khí.
(3) Hạt đang nẩy mầm quang hợp mạnh thải ra khí CO2.
(4) Luồng không khí ra từ bình hạt làm đục nước vôi trong của ống nghiệm thứ ba là do CO 2
thoát ra từ hạt nẩy mầm.
(5) Thí nghiệm này chứng minh quang hợp thải ra khí CO2.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 57: Cho hình sau về thí nghiệm hô hấp ở thực vật. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu
phát biểu đúng?

9


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150

(1) Thí nghiệm chứng minh hô hấp thải ra nhiệt.
(2) Mục đích bỏ bình đựng hạt vào mùn cưa là để cho nhiệt của bình không truyền ra ngoài.
(3) Nhiệt kế dũng để đo nhiệt độ của bình chứa hạt nẩy mầm.
(4) Hạt nẩy mầm hô hấp mạnh để cung cấp ATP hình thành cây mầm.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 58: Phát biểu không đúng về mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp?

A. Quang hợp cung cấp C6H12O6 cho hô hấp.
B. Quang hợp cung cấp O2 cho hô hấp.
C. Quang hợp cung cấp ATP cho hô hấp.
D. Hô hấp cung cấp năng lượng cho quang hợp.
Câu 59: Cho hình sau về thí nghiệm hô hấp ở thực vật. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu
phát biểu đúng?

(1) Dùng vôi xút dạng rắn để hấp thụ CO2 do hạt nẩy mầm hô hấp tạo ra.
(2) Ống nghiệm được bịt kín để khi thải O2 sẽ đẩy giọt nước màu ra xa ống nghiệm.
(3) Thí nghiệm này chứng tỏ hô hấp lấy O2.
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 60: Trong các phát biểu về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường có bao nhiêu phát biểu
đúng?
(1) Nước cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp.
(2) Khi nhiệt độ chưa đạt giới hạn, tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 – 3 lần.
(3) Ôxi được dùng để ôxi hóa từ từ các chất hữu cơ giải phóng năng lượng.
(4) CO2 nồng độ cao làm ức chế quá trình hô hấp.
10


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 61: Phương trình nào đúng về hô hấp hiếu khí?

A. C6H12O6 + 6 O2 = 6 CO2 + 6 H2O + 38 ATP.
B. C6H12O6 + O2 = 6 CO2 + 6 H2O + 38 ATP.
C. C6H12O6 + 6 O2 = 6 CO2 + 6 H2O + 2 ATP
D. C6H12O6 → 2 CH3COCOOH (axit piruvic) + 2 ATP + 2 NADH
Câu 62: Phương trình nào đúng về lên men rượu?
A. C6H12O6 + 6 O2 = 6 CO2 + 6 H2O + 38 ATP.
B. 2CH3COCOOH (axit piruvic) + 4H+ → 2CH5OH (rượu etilic) + 2CO2
C. 2 CH3COCOOH (axit piruvic) → 2 axetyl CoA + 2 CO2 + 2 NADH
D. 2 axetyl CoA → 4 CO2 + 2 ATP + 6 NADH + 2 FADH2
Câu 63: Phương trình đúng về đường phân?
A. C6H12O6 → 2 CH3COCOOH (axit piruvic) + 2 ATP + 2 NADH
B. C6H12O6 + 6 O2 = 6 CO2 + 6 H2O + 38 ATP.
C. 2 CH3COCOOH (axit piruvic) → 2 axetyl CoA + 2 CO2 + 2 NADH
D. 2CH3COCOOH (axit piruvic) + 2H+ → 2CH3COHCOOH (axit lactic)
Câu 64: Phương trình đúng về lên men lactic?
A. C6H12O6 → 2 CH3COCOOH (axit piruvic) + 2 ATP + 2 NADH.
B. C6H12O6 + 6 O2 = 6 CO2 + 6 H2O + 38 ATP.
C. 2 CH3COCOOH (axit piruvic) → 2 axetyl CoA + 2 CO2 + 2 NADH
D. 2CH3COCOOH (axit piruvic) + 2H+ → 2CH3COHCOOH (axit lactic)
Câu 65: Phương trình đúng về chu trình Crep?
A. C6H12O6 → 2 CH3COCOOH (axit piruvic) + 2 ATP + 2 NADH.
B. C6H12O6 + 6 O2 = 6 CO2 + 6 H2O + 38 ATP.
C. 2 CH3COCOOH (axit piruvic) → 2 axetyl CoA + 2 CO 2 + 2 NADH; 2 axetyl CoA → 4
CO2 + 2 ATP + 6 NADH + 2 FADH2
D. 2CH3COCOOH (axit piruvic) + 2H+ → 2CH3COHCOOH (axit lactic)
Câu 66: Phương trình đúng về chuỗi chuyền electron và phôtphorin hóa ôxi hóa?
A. 10 NADH + 2 FADH2 + 6 O2 → (10.3 + 2.2) ATP + 6 H2O
B. C6H12O6 + 6 O2 = 6 CO2 + 6 H2O + 38 ATP.
C. 2 CH3COCOOH (axit piruvic) → 2 axetyl CoA + 2 CO2 + 2 NADH
D. 2CH3COCOOH (axit piruvic) + 2H+ → 2CH3COHCOOH (axit lactic)

Câu 67: Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa các phân tử CO 2 thải ra và số phân tử O 2 hút vào khi cơ
thể hô hấp. (RQ) khi nguyên liệu hô hấp là C6H12O6 (Glucozơ) là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 68: Cho công thức cấu tạo của các axit sau:
- Axit panmitic: C15H31COOH
- Axit stearic: C17H35COOH
- Axit sucxinic: HOOC-CH2-CH2-COOH
- Axit malic: HOOC-CH2-CHOH-COOH
Hệ số hô hấp của các nguyên liệu trên lần lượt là
A. 0,6957; 0,6923; 1,1429; 1,3333.
B. 0,6957; 0,6723; 1,1429; 1,3333.
C. 0,6957; 0,6923; 1,1429; 1,2333.
D. 0,6757; 0,6923; 1,1429; 1,3333.
Câu 69: Một nhà khoa học, Hương Tràm, khi nghiên cứu về sự hô hấp của một loại hột ghi lại
phản ứng như sau:
C16HxO2
+ a O2
b CO2 + 16 H2O
(1) Hệ số RQ của hột này là 0,65.
11


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
(2) Hệ số a của ôxi là 23
(3) Hệ số b của CO2 là 16.
(4) Nguyên liệu hô hấp của hột là axit béo hoặc lipit, tình trạng hột là xấu vì đã sử dụng cả

nguyên liệu dự trữ
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 70: Một loài nấm có thể dị hoá glucô tạo ra ATP theo 2 cách:
Hiếu khí: C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O
Kị khí: C6H12O6  2C2H5OH + 6CO2
Loại nấm này đợc nuôi cấy trong môi trường chứa glucô. Một nửa lượng ATP được tạo ra do hô
hấp kị khí. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tỷ lệ giữa tốc độ dị hoá glucô theo kiểu hiếu khí và kị khí là 19 lần
(2) Lượng oxygen tiêu thụ được chờ đợi (số mol O2/mol glucô được tiêu thụ) là 0,3 (mol O2/mol
glucô).
(3) Lượng CO2 thải ra được chờ đợi (số mol CO2/mol glucô được tiêu thụ) là 2,2 (mol CO2/mol
glucô).
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 71: Sau đây là phản ứng tổng quát của quá trình ôxi hoá một loại thức ăn hữu cơ (được kí
hiệu là X) trong cơ thể:

X + 80 O2
57 CO2 + 52 H2O + Năng lượng
Hệ số hô hấp là
A. RQ = 0,5.
B. RQ = 0,6.
C. RQ = 0,7.
D. RQ = 0,8.

Câu 72: Cho hình sau về các con đường hô hấp ở thực vật. Phân tích hình và cho biết có bao
nhiêu phát biểu đúng?

(1) Con đường phân giải hiếu khí xảy ra trong điều kiện đầy đủ O2.
(2) Con đường hô hấp kị khí xảy ra trong điều kiện thiếu O2.
(3) Con đường phân giải kị khí diễn ra trong tế bào chất.
(4) Con đường phân giải hiếu khí diễn ra trong tế bào chất và trong ti thể.
(5) Hô hấp hiếu khí tạo ra 38ATP, hô hấp kị khí tạo ra 2 ATP.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
1:c;2:c;3:d;4:a;5:a;6:d;7:a;8:d;9:b;10:a;11:a;12:a;13:d;14:a;15:a;16:d;17:a;18:a;19:a;20:a;21:b;22:
b;23:a;24:b;25:a;26:c;27:c;28:d;29:a;30:a;31:c;32:d;33:c;34:d;35:c;36:c;37:a;38:d;39:d;40:b;41:d
12


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
;42:c;43:d;44:b;45:b;46:d;47:a;48:d;49:b;50:a;51:a;52:a;53:c;54:d;55:a;56:d;57:d;58:c;59:d;60:d;
61:b;62:b; 63:a;64:d;65:c;66:a;67:a;68:a;69:d;70:d;71:c;72:d

13



×