Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

HƯỚNG ĐỘNG Ở THỰC VẬT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.07 KB, 8 trang )

Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150
HƯỚNG ĐỘNG

I. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
- Cảm ứng ở thực vật là phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ môi
trường
- Cảm ứng ở thực vật là các phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa
dạng.
- Có 2 hình thức cảm ứng ở thực hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động
cảm ứng).
II. HƯỚNG ĐỘNG
1. Khái niệm:
- Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ một hướng
xác định.
- Hướng của phản ứng được xác định bởi hướng của tác nhân kích thích
- Có hai loại hướng động chính :
+ Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích
+ Hướng động âm: vận động tránh xa nguồn kích thích
Cơ chế: Hướng động xảy ra khi tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan tiếp nhận kích thích
không đều nhau
- Hướng động dương do các tế bào ở phía không được kích thích phân chia và sinh trưởng nhanh
hơn phía có kích thích.
- Hướng động âm do các tế bào phía được kích thích phân chia và sinh trưởng nhanh hơn phía
không có kích thích.
2. Các hình thức hướng động ở thực vật
Tùy theo tác nhân kích thích, có các kiểu hướng động sau đây:
a. Hướng sáng
- Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng.
- Thân, cành hướng sáng dương; rễ hướng sáng âm.


1


Giáo viên: Lê Hồng Thái
b. Hướng hóa

Hotline: 0983636150

- Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp lại tác động của hoá chất
- Rễ cây luôn hướng về nơi có nguồn dinh dưỡng thích hợp và cần thiết cho sự sinh trưởng, phát
triển (hướng hoá dương) và tránh xa nơi có hoá chất độc hại với nó.
c. Hướng nước:
- Phản ứng sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn nước.
- Hướng nước ở rễ là hướng dương.
d. Hướng tiếp xúc:
- Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây.
- Sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào ở phía không tiếp xúc làm cho
tua của nó quấn quanh giá thể.
3. Vai trò
- Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi và tránh xa các tác

nhân không thuận lợi của môi trường
giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện
môi trường để tồn tại và phát triển.

2


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hình 8.1: Các dạng hướng động ở thực vật


Hotline: 0983636150

BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên
cao, đó là kết quả của
A. hướng sáng.
B. hướng tiếp xúc.
C. hường trọng lực âm
D. cả 3 phương án trên.
Câu 2: Hướng động ở cây có liên quan tới
A. các nhân tố môi trường.
B. sự phân giải sắc tố.
C. đóng khí khổng.
D. thay đổi hàm lượng axitnuclêic
Câu 3: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc?
A. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không
được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
B. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được
tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
C. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được
tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
D. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không
được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 4: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?
A. Hoa.
B. Thân.
C. Rễ.
D. Lá.
Câu 5: Hai loại hướng động chính là

A. hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (Sinh
trưởng về trọng lực).
B. hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh
trưởng hướng tới nguồn kích thích).
C. hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh
trưởng tránh xa nguồn kích thích).
D. hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng
tới đất).
Câu 6: Các kiểu hướng động dương của rễ?
A. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng. B. Hướng đất, ướng sáng, huớng hoá.
C. Hướng đất, hướng nước, huớng hoá.
D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
Câu 7: Các kiểu hướng động âm của rễ?
A. Hướng đất, hướng sáng.
B. Hướng nước, hướng hoá.
C. Hướng sáng, hướng hoá.
D. Hướng sáng, hướng nước.
Câu 8: Hướng động là
A. hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
B. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
C. hình thức phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác
định.
D. hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
Câu 9: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?
A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng
lực dương.
B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực
dương.
3



Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng
lực âm.
D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng
lực dương.
Câu 10: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng sáng.
B. Hướng đất
C. Hướng nước.
D. Hướng tiếp xúc.
Câu 11: Tác nhân của hướng trọng lực là
A. đất. B. ánh sáng.
C. chất hóa học
D. sự va chạm.
Câu 12: Vận động hướng động ở thực vật có liên quan đến :
A. Các nhân tố hiện diện của môi trường sống của cây.
B. Sự tổng hợp và phân giải sắc tố.
C. Sự đóng hay mở của khí khổng.
D. Sự thay đổi hàm lượng axit nucleic.
Câu 13: Thực vật thích ứng với môi trường sống là do :
A. Vận động hướng động tự vươn tới các điều kiện thiết yếu.
B. Xúc tiến các hình thức đồng hóa và dị hóa.
C. Tạo thành các chất điều hòa sinh trưởng.
D. Tổng hợp protein mạnh mẽ.
Câu 14: Cây non được chiếu sáng thường cong về phía ánh sáng. Đặt giữa cây và đèn chiếu sáng
một kính lọc màu không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chiếu sáng. Đó là loại kính lọc
màu :
A. Đỏ.

B. Xanh lá cây.
C. Vàng.
D. Xanh da trời.
Câu 15: Darwin và Frances đã phát hiện mầm cỏ cong về phía ánh sáng chỉ trong trường hợp:
A. Thân không dài quá 10 cm.
B. Bao lá mầm nghiêng về phía có ánh sáng.
C. Đêm dài hơn ngày.
D. Không khí có độ ẩm cao.
Câu 16: Rễ cây đặt nằm ngang vẫn quay về phía sức hút của trái đất do tác động của một chất cơ
động thường gặp ở cây:
A. Một hóa chất có thể khuếch tán.
B. Một dòng ion.
C. Một dòng xung động.
D. Một gradient điện.
Câu 17: Hướng động dương là
A. hướng vận động của cơ quan tránh xa nguồn kích thích.
B. hướng vận động tránh xa nguồn hóa chất.
C. hướng vận động của cơ quan thực vật hướng về phía có kích thích.
D. hướng vận động tránh xa nguồn nước.
Câu 18: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là
A. xẩy ra nhanh, dễ nhận thấy
B. xảy ra chậm, khó nhận thấy
C. xẩy ra nhanh, khó nhận thấy
D. xẩy ra chậm, dễ nhận thấy
Câu 19: Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên
cao, đó là kết quả của:
A. hướng sáng
B. hướng tiếp xúc. C. hướng trọng lực âm
D. hướng nhiệt
Câu 20: Hướng động ở cây có liên quan tới

A. các nhân tố môi trường.
B. sự phân giải sắc tố.
C. đóng khí khổng
D. thay đổi hàm lượng axitnuclêic
Câu 21: Một cây non trồng trong chậu uốn cong về phía chiếu sáng gọi là:
A. Cảm ứng ánh sáng.
B. Chuyển động theo ánh sáng.
C. Quang chu kỳ.
D. Quang hướng động.
Câu 22: Tính hướng sáng của thân và rễ cây là
4


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
A. thân cây hướng sáng dương, rễ cây hướng sáng âm.
B. thân cây hướng sáng âm, rễ cây hướng sáng dương.
C. cả thân và rễ cây đều hướng sáng dương.
D. cả thân và rễ cây đều hướng sáng âm.
Câu 23: Khi trồng cây cảnh bằng các chậu cây úp ngược như trong hình dưới đây, ngọn cây vẫn
luôn hướng lên trên. Điều này chứng tỏ

(I)thân cây có tính hướng trọng lực dương.
(II) thân cây có tính hướng trọng lực âm.
(III) thân cây có tính hướng sáng dương.
(IV) thân cây có tính hướng sáng âm.
Nội dung đúng là
A. (I) và (III).
B. (II) và (III).
C. (I) và (IV).

D. (II) và (IV).
Câu 24: Có các kiểu hướng hoá nào?
A. Hướng hoá lưỡng cực - hướng hoá âm.
B. Hướng hoá dương - hướng hoá lưỡng cực (cây hướng tới hoá chất có lợi và tránh xa hoá
chất có hại).
C. Hướng hoá dương - hướng hoá âm.
D. Hướng hoá dương - hướng hoá lưỡng cực - hướng hoá âm
Câu 25: Các tua cuốn ở các cây mướp, bầu, bí là kiểu hướng động gì?
A. Hướng sáng.
B. Hướng tiếp xúc.
C. Hướng nước.
D. Hướng hoá.
Câu 26: Hãy kể tên những tác nhân không gây ra hướng hoá ở thực vật?
A. Các kim loại, khí trong khí quyển.
B. Các hoá chất có thể là các muối khoáng, các chất hữu cơ, hooc môn.
C. Các chất dẫn dụ và các hợp chất khác.
D. Các hoá chất có thể là axit, kiềm.
Câu 27: Hướng động là gì?
A. Hình htức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng
xác định.
B. Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích từ môi trường.
C. Cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng.
D. Hướng mà cây sẽ cử động vươn đều.
5


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
Câu 28: Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ
cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là

A. thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm
B. thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương
C. thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm
D.thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương
Câu 29: Hai loại hướng động chính là
A. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn ánh sáng) và hướng động âm
(sinh trưởng hướng về trọng lực).
B. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng
hướng tới nguồn kích thích).
C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng
tới đất).
D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm
(sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).
Câu 30: Ý nào sau đây không đúng với vai trò của hướng trọng lực trong đời sống của cây?
A. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sực hút của trọng lực gọi là hướng trọng
lực âm.
B. Phản ứng của cây đối với hướng trọng lực là hướng trọng lực hay hướng đất.
C. Đỉnh rễ cây sinh trưởng hướng vào đất gọi là hướng trọng lực dương.
D. Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước cùng các
ion khoáng từ đất nuôi cây.
Câu 31: Thế nào là hướng tiếp xúc?
A. Là sự vươn cao tranh ánh sáng với cây xung quanh.
B. Là sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài.
C. Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.
D. Là sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng.
Câu 32: Các kiểu hướng động âm ở rễ là
A. hướng đất, hướng sáng.
B. hướng sáng, hướng hoá.
C. hướng sáng, hướng nước.
D. hướng nước, hướng hoá.

Câu 33: Các kiểu ứng động của cây?
A. Ứng động không sinh trưởng - ứng động để tồn tại.
B. Ứng động sức trương - hoá ứng động.
C. Ứng động sinh trưởng - ứng động để tồn tại.
D. Ứng động sinh trưởng - ứng động không sinh trưởng.
Câu 34: Cho các hiện tượng:
I. Cây luôn vươn về phía có ánh sáng
II. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân
III. Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc
IV. Rễ cây mọc tránh chất gây độc
V. Sự đóng mở của khí khổng
Hiện tượng nào thuộc tính ứng động?
A. III, IV
B. III, V
C. I, II, IV
D. Các đáp án đều sai
Câu 35: Tại sao người nông dân thực hiện làm chà khi trồng dưa leo?
A. Vì dưa leo thân dây có hướng tiếp xúc nên có chà thì thân quấn xung quanh leo lên.
B. Vì khi làm chà tạo bóng râm thích hợp cho cây dưa leo phát triển.
C. Vì dưa leo là cây thân thảo nên cần chà để nâng đỡ chúng.
6


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
D. Vì có chà bảo vệ dưa leo chống lại trâu bò phá hoại.
Câu 36: Cho hình sau về hướng động. Phân tích hình vẽ và cho biết có bao nhiêu phát biểu
đúng?

(1) Hình vẽ này mô tả hướng sáng ở thực vật.

(2) Thân cây thực hiện hướng sáng dương.
(3) Rễ cây thực hiện hướng sáng âm.
(4) Hướng sáng âm là hướng cùng chiều tác nhân kích thích.
(5) Cơ chế của hướng sáng ở thân là do phía bên thân gần kích thích ánh sáng tăng trưởng nhanh
hơn bên phía thân xa kích thích ánh sáng.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 36: Cho hình sau về hướng động. Phân tích hình vẽ và cho biết có bao nhiêu phát biểu
đúng?

(1) Hình (a) là khi mới xoay trục nằm ngang nên cây tiếp tục mọc theo hướng nằm ngang.
(2) Hình (b) là sau một thời gian thân cây hướng sáng dương để cây thực hiện quang hợp tốt hơn.
(3) Hình (c) là khi rễ cây mầm mới tăng trưởng là mọc thẳng đứng hướng lên trên mặt đất, khi
xoay ngang trục một thời gian thì rễ cây có tính hướng trọng lực.
(4) Hình (d) là rễ cây trọng lực nên hướng xuống dưới mặt đất.
7


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 36: Cho hình sau về hướng động. Phân tích hình vẽ và cho biết có bao nhiêu phát biểu
đúng?

(1) Hình (a) ánh sáng được chiếu một bên nên có tính hướng sáng sang một bên.

(2) Hình (b) cây được đặt trong phòng tối nên thân cây mọc vóng lên, thân và lá có màu vàng.
(3) Hình (c) cây được trồng trong điều kiện chiếu sáng mọi hướng.
(4) Thí nghiệm này chứng minh vai trò của ánh sáng trong quang hợp và phát triển hình thái ở
thực vật.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
ĐÁP ÁN
1:b;2:a;3:a;4:c;5:c;6:c;7:c;8:b;9:b;10:d;11:a;12:a;13:a;14:b;15:b;16:a;17:c;18:b;19:b;20:a;21:d;22
:a;23:b;24:d;25:b;26:a;27:a;28:d;29:d;30:a;31:c;32:b;33:d;34:b;35:a;36:d;37:d

8



×