Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

QUANG HỢP Ở THỰC VẬT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.3 KB, 9 trang )

Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150
QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
I. KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
1. Quang hợp
- Khái niệm: Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã
được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.

Hình 3.1: Sơ đồ quang hợp ở cây xanh

- Phương trình tổng quát của quang hợp:
6 CO2 + 12 H2O C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
2. Vai trò của quang hợp
Toàn bộ sự sống trên hành tinh chúng ta đều phụ thuộc vào quang hợp:
+ Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho
công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người
+ Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới.
+ Điều hoà không khí: giải phóng oxi và hấp thụ CO 2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà
kính)
II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP
1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp:
a. Đặc điểm hình thái bên ngoài:
- Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.
- Phiến lá mỏng thuần lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO 2 khuếch tán vào bên trong
lá đến lục lạp.
b. Đặc điểm giải phẫu hình thái bên trong:
- Tế bào có mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay dưới lớp biểu bì ở mặt trên của lá để
trực tiếp hấp thụ ánh sáng chiếu lên mặt trên của lá
- Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn các tế bào mô giậu nằm ở phía dưới của mặt lá, trong


mô xốp có nhiều khoảng trống rỗng để khí oxi dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa săc tố
quang hợp.
- Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đến
tận từng tế bào nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện
quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
1


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
- Trong lá có nhiều nhiều tế bào chứa diệp lục,đó là bào quan quang hợp.

Hình 3.2: Cấu tạo lá cây

2. Lục lạp là bào quan quang hợp
* Đặc điểm cấu tạo của lục lap thích nghi với chức năng quang hợp :
- Hình dạng : Lục lạp có hình bầu dục có thể xoay bề mặt để tiếp xúc với ánh sáng
- Màng bảo vệ lục lạp là màng kép
- Hệ thống màng quang hợp :
+ Bao gồm 1 tập hợp màng có chứa sắc tố quang hợp và được sắp xếp vô định hướng
+ Tập hợp các màng như các chồng đĩa xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là các hạt
grama
+ Xoang tilacoit là nơi diễn ra các phản ứng quang phân li nước và tổng hợp ATP
- Chất nền stroma :bên trong là 1 khối cơ chất không màu , chứa các enzim quang họp và là
nơi diễn ra các phản ững của pha tối

Hình 3.3: Cấu tạo lục lạp

2



Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
3. Hệ sắc tố quang hợp:
- Lục lạp chứa hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục (a và b) và carôtênôit (carôten và xantôphyl)
phân bố trong màng tilacôit.
Sơ đò truyền năng lượng :



Carotenoit
Diệp lục b
diệp lục a
Diệp lục a tại trung tâm phản ứng
- Diệp lục a chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học ATP + NADPH.

Phân biệt
Cấu tạo

Vai trò

Nhóm sắc tố chính
(diệp lục)
Diệp lục a C55H72O5N4Mg
Diệp lục b C55H70O6N4Mg
- Làm cho lá cây có màu xanh
- Hập thụ năng lượng ánh sáng
mặt trời
- Vận chuyển năng lượng ánh
sáng đến trung tâm phản ứng

- Tham gia biến đổi năng lượng
ánh sáng hấp thụ được thành năng
lượng trong các liên kết hóa học
của ATP, NADPH

Nhóm sắc tố phụ
( Carotenoit)
Carotin C40H56
Xantophyl C40H56On
- Làm cho lá cây, củ, quả có màu
vàng, cam, đỏ
- Chỉ hấp thụ năng lượng ánh sáng
và truyền năng lượng đó tới trung
tâm phản ứng
- Tham gia lọc ánh sáng và bảo vệ
diệp lục

BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng với tính chất của chất diệp lục?
A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy
B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác
C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang
D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp
Câu 2: Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH trong
quang hợp?
A. Diệp lục a
B. Diệp lục b
C. Diệp lục a. b
D. Diệp lục a, b và carôtenôit.
Câu 3: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

A .Có cuống lá.
B. Có diện tích bề mặt lớn.
C. Phiến lá mỏng.
D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới.
Câu 4: Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp là
A. màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
B. xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP
trong quang hợp
C. chất nềnstrôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
D. cả 3 phương án trên
Câu 5: Vì sao lá có màu lục?
A. Do lá chứa diệp lục
B. Do lá chứa sắc tố carôtennôit
C. Do lá chứa sắc tố màu xanh tím
D. Do lá chứa sắc tố màu xanh tím
Câu 6: Diệp lục có màu lục vì
A. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục
3


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
B. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục
C. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím
D. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím
Câu 7: Bào quan nào thực hiện chức năng quang hợp?
A. Grana
B. Lục lạp
C. Lạp thể
D. Diệp lục

Câu 8: Nhờ quang hợp, tỉ lệ CO2 và O2 trong khí quyển luôn được cân bằng
A. CO2: 0,03% và O2: 0,3%.
B. CO2: 0,3% và O2: 21%.
C. CO2: 0,03% và O2: 21%.
D. O2: 0,03% và CO2: 21%.
Câu 9: Lá có đặc điểm nào phù hợp với chức năng quang hợp?
I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang.
II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2; mô giậu chứa nhiều lục lạp
III. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và
sản phẩm quang hợp.
IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.
A. I, II, III
B. I, II, IV
C. II, III, IV
D. I, II, III, IV
Câu 10: Vì sao lá cây có màu xanh lục?
A. Vì hệ sắc tố không hấp thu ánh sáng màu xanh lục.
B. Vì diệp lục b hấp thu ánh sáng màu xanh lục.
C. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. Vì nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh
Câu 11: Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là
A. xanh lục và vàng. B. xanh lục và đỏ. C. xanh lục và xanh tím. D. đỏ và xanh tím.
Câu 12: Nhận định không đúng khi nói về diệp lục?
A. Chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được
thành năng lượng của các liên kết hóa học.
B. Các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đó cho diệp lục b.
C. Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ.
D. Diệp lục là nguyên nhân làm cho lá cây có màu lục.
Câu 13: Trong lá xanh có các nhóm sắc tố nào?
A. Clorophyl.

B. Phicôbilin và Clorophyl.
C. Clorophyl, Phicôbilin, Carôten và Xantôphyl.
D. Phicôbilin, Carôtenoit, Clorophyl và Plastoquinon là cấu trúc trong hệ quang hóa.
Câu 14: Những sắc tố dưới đây được gọi là sắc tố phụ là
A. xantôphyl và carôten
B. clorophyl b, xantôphyl và phicôxianin
C. carôten, xantôphyl, và clorophyl
D. phicôeritrin, phicôxianin và carôten
Câu 15: Quang hợp ở thực vật là quá trình
A. sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp cacbonhyđrat
và giải phóng oxy từ cacbonic và nước.
B. sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đựơc diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ
từ các chất vô cơ đơn giản (CO2)
C. tổng hợp được các hợp chất cacbonhyđrat và O2 từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây.
D. sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhydrat và giải phóng
ôxy từ CO2 và nước.
Câu 16: Trong phương trình tổng quát của quang hợp (1) và (2) là những chất nào?
6(1) + 12H2O

Ánh sáng mặt trời

(2) + 6O2 + 6H2O

Diệp lục

4


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150

A. (1) CO2, (2) C6H12O6.
B. (1) C6H12O6, (2) CO2.
C. (1) O2, (2) C6H12O6.
D. (1) O2, (2) CO2.
Câu 17: Đặc điểm nào của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng?
A. Có khí khổng.
B. Có hệ gân lá.
C. Có lục lạp. D. Diện tích bề mặt lớn.
Câu 18: Chức năng nào sau đây không phải quang hợp?
A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật.
B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng.
C. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng. D. Điều hòa không khí.
Câu 19: Hệ sắc tố quang hợp bao gồm:
A. Diệp lục a và diệp lục b.
B. Diệp lục a và carotenoit.
C. Diệp lục b và carotenoit.
D. Diệp lục và carotenoit.
Câu 20: Bào quan nào thực hiện quang hợp?
A. Ty thể
B. Lạp thể
C. Lục lạp
D. Ribôxôm
Câu 21: Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?
A. Diệp lục a và diệp lục b
B. Diệp lục a và carôten
C. Diệp lục a và xantôphuy
D. Diệp lục và carôtênôit
Câu 22: Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố phụ?
A. Diệp lục a và diệp lục b
B. Diệp lục a và carôten

C. Carôten và xantôphuy
D. Diệp lục và carôtênôit
Câu 23: Vì sao lá cây có màu xanh lục?
A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. Vì nhóm sắc tố phụ (carootênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
Câu 24: Phát biểu không đúng khi nói về vai trò quang hợp?
A. Sản phẩm của quang hợp là nguồn chất hữu cơ thức ăn cho sinh vật.
B. Quang năng chuyển hóa thành hóa năng trong các hợp chất hữu cơ.
C. Quang hợp điều hòa không khí: giải phóng O2 và hấp thụ CO2.
D. Quang hợp gây ra hiệu ứng nhà kính.
Câu 25: Cơ quan nào thực hiện quang hợp ở cây xanh?
A. Thân.
B. Lá.
C. Rễ.
D. Củ.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng về quang hợp ở lá cây có màu tím, đỏ, vàng?
A. Các cây có sắc tố tím, đỏ, vàng do chuyển năng lượng thành năng lượng hóa học.
B. Các cây này vẫn có diệp lục tố giúp chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa
học.
C. Các cây này quang hợp mạnh hơn các cây có lá màu xanh.
D. Hầu hết các cây này là các cây ưa sáng.
Câu 27: Phát biểu không đúng khi nói về màu xanh lá cây?
A. Lá cây không hấp thụ ánh sáng xanh nên phản chiếu chiếu lại mắt người thấy màu xanh.
B. Trong các sắc tố lá cây, diệp lục chiếm tỉ lệ lớn trong lá cây.
C. Lá cây hấp thụ tất cả các ánh sáng đơn sắc khác nhau nên có màu xanh.
D. Lá cây già diệp lục tố giảm tỉ lệ nên các sắc tố khác chiếm ưu thế.
Câu 28: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong
sản phẩm quang hợp ở cây xanh?

A. Diệp lục a. B. Diệp lục b.
C. Diệp lục a, b.
D. Diệp lục a, b, carôtenôit.
Câu 29: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ ánh sáng?
A. Có cuống lá.
B. Có diện tích bề mặt lớn.
5


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
C. Phiến lá mỏng.
D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng.
Câu 30: Quá trình truyền năng lượng trong hệ sắc tố diễn ra theo trật tự nào?



A. Carôtenôit
diệp lục b
diệp lục a
ATP + NADPH.



B. Carôtenôit
diệp lục a
diệp lục b
ATP + NADPH.




C. Diệp lục a
diệp lục b
carôtenôit
ATP + NADPH.



D. Diệp lục b
Carôtenôit
diệp lục a
ATP + NADPH.
Câu 31: Cho hình vẽ về quá trình quang hợp ở lá cây. Phân tích hình ảnh và cho biết có bao
nhiêu phát biểu đúng?

(1) Lá là cơ quan quang hợp của cây.
(2) Nguyên liệu của quá trình quang hợp là CO2 và H2O.
(3) Sản phẩm của quá trình quang hợp là C6H12O6 và O2.
(4) Nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thụ và chuyển thành hóa năng.
(5) Quá trình quang hợp góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 31: Cho hình vẽ về bào quan của tế bào thực hiện quang hợp. Phân tích hình ảnh và cho biết
có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Bào quan thực hiện quang hợp là lục lạp.
(2) Trên màng tilacôit có nhiều sắc tố diệp lục nên có màu xanh.
(3) Hạt tinh bột là nơi dự trữ tạm thời khi bào quan này thực hiện quang hợp.

6


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
(4) Lục lạp có nhiều trong lớp tế bào nhu mô giậu.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 32: Cho hình vẽ về phẫu thức cắt ngang lá. Phân tích hình ảnh và cho biết có bao nhiêu phát
biểu đúng?

(1) Lớp biểu bì mỏng để cho ánh sáng dễ dàng xuyên qua.
(2) Lớp tế bào nhu mô giậu xếp thành hàng rào có nhiều lục lạp thực hiện chức năng quang hợp.
(3) Lớp tế bào nhu mô xốp rời rạc tạo điều kiện để khí CO2 dễ dàng khuếch tán đến từng tế bào.
(4) Hệ thống mạch gỗ và mạch rây được phân nhánh đến từng tế bào để cung cấp nước và ion
khoáng, đồng thời vận chuyển các chất quang hợp đến cơ quan dự trữ.
(5) Khí khổng ở lớp biểu bì dưới, khí khổng mở tạo điều kiện cho CO 2 khuếch tán vào trong tế
bào thịt lá.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 33: Phát biểu sai khi nói về hình thái lá thích nghi với quang hợp?
A. Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.
B. Tán lá xòe rộng để nhận nhiều ánh sáng.
C. Lá xếp xen kẽ để nhận nhiều ánh sáng.
D. Lá cây có nhiều khí khổng bề mặt trên lá để hấp thụ nhiều CO2.
Câu 34: Cho hình vẽ về mức độ hấp thụ ánh sáng đơn sắc của các sắc tố quang hợp. Phân tích

hình ảnh và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?

7


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150

(1) Hệ sắc tố hấp thụ ánh sáng mạnh ở vùng ánh sáng xanh tím và vùng ánh sáng đỏ.
(2) Khi chiếu ánh sáng xanh và ánh sáng đỏ cường độ quang hợp của lá mạnh nhất.
(3) Khi chiếu ánh sáng xanh lá cây hoặc ánh sáng vàng cường độ quang hợp của lá cây rất thấp.
(4) Khi chiều ánh sáng xanh tím thì lá cây thải ra nhiều CO2 cao nhất.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 35: Khi chiếu ánh sáng trắng qua lăng kính làm phân tích ra các ánh sáng đơn sắc khác
nhau. Thực hiện chiếu ánh sáng đơn sắc vào một bình nuôi cấy tảo đơn bào ta có thể dự đoán nào
đúng về sự phân bố của tảo đơn bào?
A. Vùng có ánh sáng đỏ và xanh tím tập trung mật độ tảo đơn bào dầy đặt.
B. Vùng ánh sáng xanh có mật độ tảo đơn bào dầy đặt.
C. Tảo đơn bào phân bố đồng đều trong bình nuôi cấy.
D. Tảo đơn bào tập trung ở vùng ánh sáng vàng xanh.
Câu 36: Ý nào sau đây không đúng với tính chất của diệp lục?
A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và phần cuối của ánh sáng nhìn thấy.
B. Có thể nhận năng lượng từ sắc tố khác.
C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang.
D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp.
Câu 37: Phát biểu không đúng về những cây có lá màu đỏ?

A. Lá cây có màu đỏ do sắc tố carôten chiếm tỉ lệ cao.
B. Những cây này không có khả năng quang hợp.
C. Lá cây có sắc tố diệp lục chiếm tỉ lệ tthấp.
D. Những cây thường là những cây ưa bóng.
Câu 38: Cho hình vẽ về mức độ hấp thụ ánh sáng đơn sắc của các sắc tố quang hợp. Phân tích
hình ảnh và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?

8


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150

(1) Ở vi khuẩn lam quang hợp mạnh mẽ ở vùng ánh sáng tím và ánh sáng đỏ xa.
(2) Ở thực vật quang hợp mạnh mẽ ở vùng ánh sáng xanh tím và ánh sáng đỏ.
(3) Ở tảo nâu quang hợp mạnh mẽ ở vùng ánh sáng xanh lá cây.
(4) Hầu hết các loài quang hợp yếu ở vùng ánh sáng vàng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 39: Lượng CO2 hấp thụ và lượng O2 giải phóng của 1 ha rừng cho năng suất 15 tấn sinh
khối/năm lần lượt là
A. 22 tấn và 16 tấn.
B. 22 tấn và 14 tấn.
C. 20 tấn và 16 tấn.
D. 20 tấn và 14 tấn.
ĐÁP ÁN
1:d;2:a;3:d;4:d;5:a;6:b;7:b;8:c;9:d;10:a;11:d;12:b;13:b;14:a;15:b;16:a;17:d;18:c;19:d;20:c

;21:a;22:c;23:d;24:d;25:b;26:b;27:c;28:a;29:b;30:a;31:d;32:d;33:d;34:a;35:a;36:c;37:b;38:
d;39:a

9



×