Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.72 KB, 6 trang )

Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150
SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
1. Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật
- Khái niệm: Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất
giao tử đực đơn bội và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá
thể mới.
- Đại diện: Côn trùng, động vật có vú, lưỡng cư, chim, bò sát...
2. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật
- Sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng
- Một tế bào sinh trứng giảm phân tạo thành 1 trứng (n) và 3 thể cực (n) Một tế bào sinh tinh
giảm phân tạo thành 4 tinh trùng

Hình 1: Quá trình giảm phân tạo giao tử
b. Giai đoạn thụ tinh
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng (n) và trứng (n) hình thành hợp tử (2n)
- Các hình thức thụ tinh:

Hình 2: Quá trình thụ tinh
1


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
+ Thụ tinh trong:
 Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của
con cái.
 Đại diện: Bò sát, chim và thú.
 Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan


sinh sản hoàn thiện hơn, gặp ở cả nhóm đẻ trứng và nhóm đẻ con.

Hình 3: Quá trình thụ tinh
+ Thụ tinh ngoài:
 Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái (ở môi
trường nước)
 Đại diện: cá, ếch nhái,...
 Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ quan
sinh sản chưa hoàn thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng.
c. Giai đoạn phát triển phôi thai
- Hợp tử tiến hành nguyên phân nhiều lần liên tiếp để phát triển thành phôi thai và tiếp tực phát
triển thành cơ thể.
- Ví dụ: Sự phát triển phôi thai ở người

2


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150
Hình 4: Quá trình phát triển phôi thai

3. Các hình thức sinh sản
- Đẻ trứng: trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (cá, ếch nhái,...) hoặc trứng được thụ tinh
rồi đẻ ra ngoài (gà, cá sấu, rắn,...) → phôi → con non.
- Đẻ con: trứng thụ tinh trong cơ quan sinh sản cá thể cái tạo hợp tử → phôi → con non → đẻ ra
ngoài
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là
A. sự kết hợp của hai giao tử đực và cái.

B. sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái.
C. sự kết hợp các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân cảu giao tử cái.
D. sự klết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái tạp thànhbộ nhiễm
sắc thể lưỡng bộ (2n) ở hợp tử.
Câu 2: Sinh sản hữu tính ở động vật là
A. sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể
mới.
B. sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể
mới.
C. sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển
thành cơ thể mới.
D. sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát
triển thành cơ thể mới.
Câu 3: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là
A. từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
B. từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
C. từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.
D. từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
Câu 4: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động
vật?
A. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
C. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 5: Điều nào không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật?
A. Tự phối (tự thụ tinh) là sự kết hựp giữa 2 giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ
thể lưỡng tính.
B. Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh.
C. Giao phối (thụ tinh chéo) là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ
thể khác nhau.

D. Một số dạng động vật lưỡng tính vẫn xảy ra thụ tinh chéo.
Câu 6: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể
mẹ?
A. Nảy chồi.
B. Phân đôi.
C. Trinh sinh.
D. Phân mảnh.
Câu 7: Ý nào không phải là sinh sản vô tính ở động vật đa bào?
A. Trứng không thụ tinh (trinh sinh) phát triển thành cơ thể.
B. Bào tử phát triển thành cơ thể mới.
C. Mảnh vụn từ cơ thể phát triển thành cơ thể mới.
3


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
D. Chồi con sau khi được hình thnành trên cơ thể mẹ sẽ được tách ra thành cơ thể mới.
Câu 8: Điều nào không đúng khi nói về sinh sản của động vật?
A. Động vật đơn tính chỉ sinh ra một loại giao tử đực hoặc cái.
B. Động vật đơn tính hay lưỡng tính chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.
C. Động vật lưỡng tính sinh ra cả hai loại giao tử đực và cái.
D. Có động vật có cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
Câu 9: Hình thức sinh sản vô tính nào có cả ở đông vật đơn bào và đa bào?
A. Trinh sinh.
B. Phân mảnh.
C. Phân đôi.
D. Nảy chồi.
Câu 10: Những loài nào sau đây là sinh vật lưỡng tính ?
A. Tằm, ong, cá.
B. giun đất, cá trắm.

C. giun đất, ốc sên, cá chép.
D. giun đất, ốc sên
Câu 11: Ở động vật sinh sản hữu tính có các hình thức thụ tinh
A. tự thụ tinh và thụ tinh chéo.
B. thụ tinh ngoài và thụ tinh chéo.
C. thụ tinh trong và tự thụ tinh
D. thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.
Câu 12: Ếch là loài:
A. Thụ tinh gần.
B. Thụ tinh trong.
C. Thụ tinh ngoài.
D. Tự thụ
tinh.
Câu 13: Ở loài ong, cá thể nào sau đây mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội?
A. Ong thợ, ong đực B. Ong đực
C. Ong chúa
D. Ong thợ
Câu 14: Điều nào không đúng khi nói về sinh sản của động vật?
A. Động vật đơn tính chỉ sinh ra một loại giao tử đực hoặc cái.
B. Động vật đơn tính hay lưỡng tính chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.
C. Động vật lưỡng tính sinh ra cả hai loại giao tử đực và cái.
D. Có động vật có cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
Câu 15: Sinh sản hữu tính có ưu điểm:
A. Tạo ra các cá thể mới thích nghi với điều kiện sống ổn định.
B. Tạo ra nhiều cá thể mới giống nhau về mặt di truyền.
C. Tạo ra các cá thể mới đa dạng về mặt di truyền.
D. Tạo ra số lượng lớn cá thể mới giống mẹ trong thời gian ngắn
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật?
A. Cơ sở sinh học của hình thức này là quá trình nguyên phân.
B. Gồm 3 giai đoạn: giai đoạn tạo tinh trùng và trứng, giai đoạn thụ tinh, giai đoạn sau thụ

tinh.
C. Tạo ra số lượng cá thể lớn trong thời gian ngắn.
D. Tạo ra cá thể con giống nhau và giống hệt cá thể mẹ ban đầu.
Câu 17: Sinh sản hữu tính ở động vật là
A. sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển
thành cơ thể mới.
B. sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể
mới.
C. sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể
mới.
D. sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát
triển thành cơ thể mới.
Câu 18: Cho hình về quá trình sinh sản ở gà. Phân tích hình và cho biến có bao nhiêu phát biểu
đúng?
4


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150

(1) Giai đoạn giảm phân: Gà mái và gà trống giảm phân tạo tinh trùng và trứng.
(2) Giai đoạn thụ tinh: Tinh trùng kết hợp với trứng tạo trứng gà có trống.
(3) Giai đoạn phát triển phôi: Trứng được thụ tinh tạo hợp tử, hợp tử nguyên phân hình thành
phôi.
(4) Ở gà hình thức thụ tinh là thụ tinh ngoài.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 19: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:
A. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
B. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.
C. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
D. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
Câu 20: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động
vật?
A. Là hình thức sinh sản phổ biến.
B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
C. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
D. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không phải là chiều hướng tiến hóa trong sự thu tinh ở động vật:
A. Từ thụ tinh cần nước tiến đến không cần nước
B. Từ tự thụ tinh tiến đến thụ tinh chéo
C. Từ thụ tinh ngoài tiến đến thụ tinh trong.
D. Từ thụ tinh đơn tiến đến thụ tinh kép.
Câu 22: Các loài động vật ở cạn không bao giờ:
A. Thụ tinh ngoài.
B. Thụ tinh trong. C. Tự thụ tinh.
D. Thụ tinh chéo.
Câu 23: Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?
A. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái diễn ra bên ngoài cơ thể con cái.
B. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái diến ra bên trong cơ thể con cái.
C. Thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non.
D. Thụ tinh trong làm tăng hiệu quả thụ tinh.
Câu 24: Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hoá hơn sinh sản vô tính là vì
A. thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt
di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi
trường.
5



Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
B. thế hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự
thay đổi ủa điều kiện môi trường.
C. thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt
di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự
thay đổi của môi trường.
D. thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt
di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Câu 25: Thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài là vì?
A. Không nhất thiết phải cần môi trường nước.
B. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường.
C. Đỡ tiêu tốn năng lượng.
D. Cho hiệu suất thụ tinh cao.
ĐÁP ÁN
1:d;2:b;3:a;4:b;5:b;6:c;7:b;8:b;9:c;10:d;11:d;12:c;13:b;14:b;15:c;16:b;17:c;18:d;19:d;20:b;21:d;2
2:a;23:b;24:a;25:d

6



×