Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795 KB, 8 trang )

Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150
SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
1. Khái niệm chung về sinh sản
- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài
- Các hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
- Ví dụ: sinh sản ở động vật và sinh sản ở thực vật

Hình 1: Sinh sản ở sinh vật
2. Sinh sản vô tính ở thực vật
a. Sinh sản vô tính là gì?
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con
cái giống nhau và giống cây mẹ
- Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân
b. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
* Sinh sản bằng bào tử

Hình 2: Sinh sản ở cây rêu
- Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi
bào tử từ thể bào tử.
1


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
- Ví dụ: Rêu, dương xỉ... Các giai đoạn của sinh sản bằng bào tử: Chu trình sinh sản của rêu
* Sinh sản sinh dưỡng
- Cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của cơ thể mẹ.
- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: Thân bò, thân rễ, thân củ, lá.... Ví dụ



Hình 3: Sinh sản từ các bộ phận thực vật
Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo: Nhân giống vô tính Ví dụ: Nuôi cấy mô ở thực vật

Hình 4: Nhân giống vô tính
c. Phương pháp nhân giống vô tính
* Giâm cành
- Giâm cành là hình thức cắt từ thân, nhánh hay từ đoạn thân có chồi ngọn.
- Nơi vết cắt sẽ mọc ra một khối tế bào không chuyên hóa gọi là mô sẹo (callus), sau đó các rễ
bất định mọc ra từ mô sẹo này.
2


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150

Hình 5: Giâm cành
* Chiết cành
Quy trình chiết cành

Hình 6: Chiết cành
* Ghép chồi và ghép cành
- Một chồi cành hay một cành nhỏ từ một cây này có thể được ghép lên một cây khác của các loài
có quan hệ họ hàng gần hay các thứ khác nhau của cùng một loài.
- Ghép cây phải thực hiện lúc cây còn non.
- Cây cho hệ thống rễ được gọi là gốc ghép (stock), cành hay chồi ghép được gọi là cành ghép
(scion). Ghép có thể kết hợp được chất lượng tốt giữa cành ghép và gốc ghép.
Quy trình ghép chồi:


3


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150

Hình 7: Qui trình ghép chồi
* Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi
phôi…)
- Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (in vitro) để tạo cây con
- Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng
- Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào Quy trình nuôi cấy mô

Hình 8: Nuôi cấy mô thực vật
4. Vai trò của sinh sản vô tính
- Đối với đời sống thực vật: Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài
- Đối với con người:
+ Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp
+ Tạo giống cây sạch bệnh.
+ Duy trì được tính trạng tốt Nhân nhanh giống cây trồng Phục chế các giống cây quý hiếm
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?
A. Rêu, hạt trần.
B. Rêu, quyết.
C. Quyết, hạt kín.
D. Quyết, hạt trần.
4



Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
Câu 2: Đa số cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng:
A. Gieo từ hạt.
B. Ghép cành.
C. Giâm cành.
D. Chiết cành.
Câu 3: Sinh sản vô tính là
A. tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
B. tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
C. tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
D. tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa
giao tử đực và cái.
Câu 4: Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì
A. dễ trồng và ít công chăm sóc.
B. dễ nhân giống nhanh và nhiều.
C. để tránh sâu bệnh gây hại.
D. rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 5: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng:
A. rễ phụ.
B. lóng.
C. thân rễ.
D. thân bò.
Câu 6: Sinh sản bào tử là
A. ạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và
giao tử thể.
B. tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế
hệ thể bào tử và giao tử thể.
C. tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực

vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử.
D. tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và
giao tử thể.
Câu 7: Đặc điểm của bào tử là
A. mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây đơn bội.
B. mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây lưỡng bội.
C. mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây đơn bội.
D. mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội.
Câu 8: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì
A. để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.
B. để tập trung nước nuôi các cành ghép.
C. để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
D. loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
Câu 9: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
A. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
B. Nhân nhanh với số lượnglớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
Câu 10: Đặc điểm của bào tử gồm:
A. Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng
phân bố của loài.
B. Tạo được ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng
phân bố của loài.
C. Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng
phân bố của loài.
5


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150

D. Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng
vùng phân bố của loài.
Câu 11: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
A. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống.
Câu 12: Sinh sản sinh dưỡng là
A. Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.
B. Tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.
C. Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.
D. Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.
Câu 13: Sinh sản là
A. quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển không liên tục của loài.
B. quá trình tạo ra những cá thể mới.
C. quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển của loài.
D. quá trình tạo ra cá thể mới do tổ hợp vật chất di truyền của bố mẹ
Câu 14: Ở thực vật có 2 kiểu sinh sản:
A. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.
B. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
C. sinh sản phân đôi và nảy chồi.
D. sinh sản bằng thân củ và thân rễ.
Câu 15: Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng ghép cành, mục đích không có của
việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép là để:
A. dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.
B. nhân nhanh cành ghép
C. nước di chuyển tờ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài.
D. cành ghép không bị rơi.
Câu 16: Sinh sản vô tính ở thực vật có hai hình thức:
A. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng giâm, chiết cành.

B. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản bằng thân củ.
C. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng nuôi cấy mô tế bào.
D. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
Câu 17: Sinh sản vô tính bằng bào tử có ở
A. quyết, cây 2 lá mầm, cây 1 lá mầm
B. rêu, quyết, thực vật bậc cao.
C. rêu, thực vật hạt trần, thực vật hạt kín.
D. rêu, dương xỉ.
Câu 18: Trong sinh sản sinh dưỡng tự nhiên cây con được mọc ra từ
A. thân rễ, thân củ, thân bò, rễ củ, lá.
B. thân củ, thân bò, nuôi cấy mô tế bào, lá.
C. thân rễ, thân bò, chiết cành, rễ củ.
D. thân củ, thân bò, cành giâm, lá.
Câu 19: Duy trì được các đặc tính quý từ cây gốc nhờ nguyên phân; rút ngắn thời gian sinh
trưởng, phát triển. Đó là ưu điểm lớn nhất của
A. Cây trồng được tạo từ phương pháp ghép cành.
B. Cây giống từ cành giâm, chiết cành, nuôi cấy mô.
C. Cây trồng từ hạt.
D. Cây mọc từ cành giâm, cây mọc từ hạt.
Câu 20: Hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái. Con cái giống
nhau và giống cây mẹ là khái niệm về
A. sinh sản vô tính
B. sinh sản hữu tính
C. sinh sản bằng hạt.
D. sinh sản
Câu 21: Người ta cắt bỏ hết lá khi ghép cành chủ yếu là
A. cành ghép giảm quang hợp, chóng phục hồi sau ghép.
6



Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
B. tránh bị sâu bệnh ảnh hưởng đến cây ghép.
C. tăng cường hô hấp ở cành ghép.
D. giảm mất nước, tập trung chất dinh dưỡng nuôi cành ghép.
Câu 22: Sinh sản vô tính là:
A. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
C. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa
giao tử đực và cái
Câu 23: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng:
A. Thân rễ.
B. Lóng.
C. Thân bò.
D. Rễ phụ.
Câu 24: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực
vật?
A. Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
B. Là hình thức sinh sản phổ biến.
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
Câu 25: Sinh sản sinh dưỡng là
A. tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.
B. tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.
C. tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.
D. tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.
Câu 26: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
A. Nhân nhanh với số lượnglớn cây giống và sạch bệnh.
B. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.

C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
Câu 27: Cho hình thức sinh sản ở thực vật. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu
đúng?

(1) Hình ảnh trên mô tả sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.
(2) Sinh sản sinh dưỡng gồm: thân, lá, rễ, thân củ, thân rễ, thân bò.
(3) Hình thức sinh sản mà từ một bộ phận của thực vật tái sinh lại cơ thể mới.
(4) Hình thức sinh sản mà tạo ra các cá thể mới giống hệt cơ thể mẹ.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 28: Cho hình thức sinh sản ở thực vật. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu
đúng?
7


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150

(1) Từ các bào tử đơn bội (n) tái sinh hình thành các cá thể mới.
(2) Chu trình phát triển của rêu xen kẽ hai giai đoạn: Giai đoạn đơn bội (n) chiếm ưu thế so
với giai đoạn lưỡng bội (2n).
(3) Thụ tinh ở rêu được thực hiện nhờ gió hoặc nhờ nước.
(4) Cây rêu trưởng thành là thể giao tử (n).
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.
ĐÁP ÁN
1:b;2d:;3:b;4:d;5:c;6:c;7:c;8:b;9:d;10:d;11:d;12:a;13:a;14:b;15:b;16:d;17:d;18:a;19:b;20:a;21:d;2
2:c;23:a;24:c;25:c;26:d;27:d;28:d

8



×