Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Lập kế hoạch truyền thông sự kiện cho Festival Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 59 trang )

Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

LỜI NỚI ĐẦU
Festival Huế là lễ hội đương đại đầu tiên ở Việt Nam được phát triển trên khái
niệm mới về lễ hội, lấy mô hình Festival của các thành phố nổi tiếng trên thế giới làm
hình mẫu tổ chức. Festiva Huế không chỉ là nơi diễn ra các chương trình nghệ thuật
phong phú, hấp dẫn, đại diện và mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa trên thế giới để
người dân và du khách cùng được tham gia và hưởng thụ, mà còn góp công sức để các
lễ hội cung đình, lễ hội dân gian, lễ hội cộng đồng, các loại hình nghệ thuật... được dày
công tái hiện, tôn tạo, gìn giữ và phát huy. Festival Huế là hoạt động văn hóa đặc biệt
trong khuôn khổ Diễn đàn giao lưu văn hóa Đông Á - Mỹ Latinh do Bộ Ngoại giao đề
xướng. Đây là hoạt động nhằm khẳng định vị thế và thực hiện có hiệu quả các kết luận
của Bộ Chính trị sớm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung
ương, Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế xứng tầm trung tâm
văn hóa - du lịch đặc sắc của cả nước..
Để tuyên truyền sâu rộng Festival Huế 2016 tới cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, thu hút được đông đảo khách du lịch đến
với Huế. Tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, truyền thống văn hóa
Huế gắn với phát triển kinh tế dịch vụ du lịch, thương mại, củng cố môi trường văn
hóa lành mạnh, phong phú với phương châm: an toàn, bình đẳng, thân thiện và nhân
văn. chính vì điều đó mà em quyết định chọn đề tài “Lập kế hoạch truyền thông cho
Festival Huế 2016” chiến dịch truyền thông do sở Vă Hóa – Thể Thao – Du Lịch Tỉnh
Thừa Thiên Huế phối hợp với UBNN Tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp thực hiện. Đồ án
bao gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về sở Văn Hóa - Thể Thao – Du Lịch Tỉnh
ThừaThiên Huế
Chương 2: Lập kế hoạch truyền thông cho Festival Huế 2016
Để hoàn thành đồ án này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân về bài đồ án,
còn có sự chỉ dẫn nhiệt tình của cô Lê Thị Hải Vân. Tuy nhiên với những hiểu biết còn
hạn chế và dữ liệu chưa đầy đủ nên đồ án của em còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô
đóng góp ý kiến để bài được hoàn thiện hơn!


Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
i


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

MỤC LỤC
LỜI NỚI ĐẦU...............................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ VĂN HÓA – THỂ THAO VÀ DU LỊCH
THỪA THIÊN HUẾ....................................................................................................1
1.1.Tổng quan sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch Thừa Thiên Huế..................1
1.1.1.Giới thiệu sơ lược về sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế............................1
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huê.....1
1.1.3.Tình hình nguồn lực.....................................................................................4
1.2.Phân tích bối cảnh và thực trạng......................................................................4
1.2.1. Giới thiệu về lễ hội Festival Huế.................................................................4
1.2.1.1.Khái niệm về lễ hội Festival....................................................................4
1.2.1.2.Tổng quan về lễ hộ Festival Huế :...........................................................5
1.2.1.3.Lịch sử hình thành...................................................................................5
1.2.2.Tình hình các lễ hội festival Huế đã diễn ra................................................6
1.2.2.1.Các lễ hội Festival Huế đã diễn từ năm 2000 - 2014...............................6
1.2.2.2.Đánh giá về các lễ hội Festival Huế đã diễn ra.....................................11
1.2.3.Vấn đề truyền thông lễ hội Festival Huế 2016...........................................11
1.2.3.1.Mục đích, ý nghĩa của Festival Huế 2016..............................................11
1.2.3.2.Chủ đề, thời gian, quy mô và chương trình Festival Huế 2016..............11

1.2.3.3.Những lễ hội chính trong Festival Huế 2016.........................................12
1.2.4.Tình hình và xu hướng truyền thông của lễ hội Festival huế 2016..........13
1.2.4.1.Tình hình truyền thông của lễ hội Festival Huế 2016............................13
1.2.4.2.Xu hướng truyền thông của lễ hội Festival Huế 2016............................15
1.2.5.Thời gian thực hiện truyền thông cho lễ hội Festival Huế 2016...............15
1.2.6.Xác định đối tượng công chúng liên quan.................................................16
1.2.7.Đối tác đồng thực hiện................................................................................17
1.3.Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến lễ hội Festival Huế 2016..................17
1.3.1.Điểm mạnh..................................................................................................17
1.3.2.Điểm yếu......................................................................................................17
SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
ii


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

1.3.3.Cơ hội..........................................................................................................18
1.3.4.Thách thức..................................................................................................18
CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO FESTIVAL HUẾ 2016
..................................................................................................................................... 19
2.1.Xác định mục tiêu truyền thông Festival Huế 2016.......................................19
2.2.Công chúng mục tiêu........................................................................................20
2.3.Thông điệp chính của lễ hội Festival Huế 2016..............................................20
2.4.Đối tượng truyền thông của Festival Huế 2016..............................................21
2.5.Chiến Lược truyền thông cho Festival Huế 2016...........................................22
2.6.Chiến thuật truyền thông cho Festival Huế 2016...........................................24
2.6.1.Truyền thông bằng phương tiện ngoài trời................................................24
2.6.2.Truyền thông Festival Huế 2016 trên báo Thừa Thiên Huế, báo
VietnamNet, VnExpress.......................................................................................30
Báo Thừa Thiên Huế:........................................................................................31

Báo Vietnamnet và báo VnEpress : Là hai tờ báo có tầm ảnh hưởng lớn,
VietnamNet và VnExpress đã trở thành hai tờ báo điện tử thông tin nhanh nhất,
kịp thời nhất và phong phú nhất các sự kiện văn hóa- chính trị- xã hội diễn ra
trong nước và quốc tế. Nhờ phản ánh bằng ngôn ngữ truyền thông đa phương
tiện, nhanh nhạy và tức thời, VietnamNet và VnExpress đã thông tin Festival
Huế đúng lúc,đa dạng, có tính chuyên biệt và đặc biệt là diễn đàn để thảo luận
làm thỏa mãn được “cơn đói” thông tin cho công chúng..................................31
2.6.3.Truyền hình.................................................................................................32
2.6.4.Internet........................................................................................................33
2.6.5.Tập tuyển tuyên truyền cho Festival Huế 2016..........................................36
2.6.6.Tình nguyện viên........................................................................................38
2.7.Chiến thuật Pr cho Festival Huế 2016.............................................................39
2.7.1.Tổ chức họp báo..........................................................................................39
2.7.2.Công tác gửi công văn tuyên truyền cho lễ hội Festival Huế 2016...........40
2.7.2.1.Phát hành đề cương tuyên truyền Festival Huế 2016............................40
2.7.2.2.Gửi thư mời tài trợ và thư cảm ơn đến các nhà tài trợ..........................40
2.8.Xác định rủi ro..................................................................................................41
2.9.Xây dụng ngân sách..........................................................................................45
SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
iii


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

Festival Huế 2016 là một sự kiện lơn mang tầm quôc tế, vì vậy cần phải đầu tư
rất kỹ và thực hiện từ rất sớm các hoạt động truyền thông. Chi phí truyền thông
cho sự kiện cũng tương đối lớn...........................................................................46
2.10.Đánh giá..........................................................................................................47
KẾT LUẬN.................................................................................................................49
TÀI LIỆU THẢM KHẢO.........................................................................................50

PHỤ LỤC...................................................................................................................51

SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
iv


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách treo băng rôn và phướn tại Huế..............................................29
Bảng 2.2. Rủi ro và biện pháp khắc phục..................................................................43
Bảng 2.3. Ngân sách cho kế hoạc truyền thông........................................................45

SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
v


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. sở văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế..............................1
Hình 1.2. Lễ hội Hành Trình Mở cõi trong Festival Huế 2010..................................8
Hình 1.3. Lễ hội Áo Dài trong Festival Huế 2012.......................................................9
Hình 1.4. Lễ khai mạc Festival Huế 2014.................................................................10
Hình 2.1. Biểu tượng của Festival Huế 2016...........................................................21
Hình 2.2. Phướn Festival Huế 2016..........................................................................25
Hình 2.3. Băng rôn Festival Huế 2016......................................................................26
Hình 2.4. Treo Phướn và băng rôn trên đường Ngô quyền......................................26
Hình 2.5. Treo Phướn trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành...................................27
Hình 2.6. Treo phướn trên đường vào đại nội...........................................................28

Hình 2.7. Treo phướn trên cầu Phú Xuân.................................................................28
Hình 2.8. Pano của Festival Huế 2016......................................................................30
Hình 2.9. Treo Pano Festival Huế 2016 tại Bến xe Miền Nam.................................30
Hình 2.10: baner trôi theo màn hình.........................................................................34
Hình 2.11. Quảng cáo trên VnEpress........................................................................35
Hình2.12. banner tĩnh................................................................................................35
Hình 2.13. quảng cáo trên 24h.com...........................................................................36
Hình2.14. Túi đựng tài liệu........................................................................................36
Hình 2.15. Mặt trước của brochure...........................................................................37
Hình 2.16. Mặt sau của brochure..............................................................................37
Hinh2.17: Bản đồ các địa điểm hoạt động.................................................................38

SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
vi


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ VĂN HÓA – THỂ THAO VÀ
DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ
1.1. Tổng quan sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch Thừa Thiên Huế
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý Nhà nước về các lĩnh vực
văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch, di sản, gia đình… trực tiếp tham mưu
công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đào tạo hạt nhân văn hóa, nghệ thuật, thể
dục, thể thao, tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội, thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 675/2008/QĐ-UBND, từ ngày 01/4/2008, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức thành lập và đi vào hoạt động.

Hình 1.1. sở văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Trụ sở chính của sở VHTTDL Tỉnh Thừa thiên huế được đóng tại sô 8 Lý
Thường Kiệt, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
-

trụ sở II: 02 Lê Quý Đôn, Huế.

-

trụ sở III: 35 Nguyễn Huệ, Huế

-

Tel: (054) 3823 024; Fax: (054) 3831 567.

-

Email:

-

Website: />Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa

Thiên Huế được quy định tại Quyết định số 1591/QĐ-UBND ngày 11/7/2008 của Ủy
ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế29. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh
giao và theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huê
Thực hiện Quyết định số 675/2008/QĐ-UBND, từ ngày 01/4/2008, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức thành lập và đi vào hoạt động.
Trong thời gian vừa qua, các lĩnh vực công tác của Ngành, đặc biệt là các công trình,
dự án được tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đảm bảo tính liên tục, chất lượng và

SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
1


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

hiệu quả cao. Các công trình tu bổ di tích và xây dựng cơ bản của ngành tiếp tục được
tập trung triển khai; Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa giai đoạn đến 2020 đang
được tập trung hoàn chỉnh. Đề án “Phát triển TDTT xã, phường, thị trấn tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2008-2010”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên
Huế đến năm 2020”; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến 2025”. Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo Hợp đồng đã ký kết với tập đoàn
Akitek Tenggara đang được tập trung triển khai.
Công tác thông tin, tuyên truyền được quan tâm triển khai với nhiều hình thức
và nội dung phong phú. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao kỷ niệm những
ngày lễ lớn đã được tổ chức sôi nổi, đa dạng và đều khắp, cổ vũ khí thế chính trị trên
địa bàn
Công tác phối hợp tổ chức và huy động lực lượng tham gia các kỳ Festival Huế
được Ngành tập trung thực hiện tốt. Nhiều chương trình lễ hội trước và trong Festival
đang được Ngành phối hợp và tập trung chỉ đạo tổ chức có hiệu quả
Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được đẩy mạnh và tăng cường,
chú trọng tổ chức có hiệu quả các hoạt động văn hóa văn nghệ, lễ hội văn hóa - thể
thao truyền thống đầu xuân, các lễ hội cộng đồng định kỳ. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở
đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Phong trào xây
dựng làng, thôn, bản, cơ quan, gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng và
có hiệu quả tốt, hoạt động thể dục thể thao phong trào và công tác tổ chức thi đấu,
tham gia các giải thi đấu thể thao thành tích cao đã thu được những kết quả tốt. Hoạt
động xúc tiến và quảng bá du lịch, mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác về lĩnh vực du
lịch được tăng cường và thu được những kết quả khá tốt. Hình thành nhiều tour tuyến
du lịch mới gắn với khai thác và phát huy các giá trị văn hóa, lễ hội nhằm thu hút, hấp

dẫn khách du lịch.
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tiếp tục
được tăng cường. Ngành đã phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh
doanh dịch vụ văn hóa, du lịch, hoạt động Ca Huế trên sông Hương. Phối hợp với các
ngành và địa phương tăng cường quản lý, lập lại ổn định môi trường văn hóa, du lịch
trên địa bàn tỉnh.
Để từng bước ổn định cơ sở vật chất và bộ máy tổ chức của ngành, tiếp tục phát
huy nội lực và những kết quả đã đạt được; trước thời cơ, vận hội mới nhưng cũng
SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
2


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

không ít khó khăn, thách thức trong thời kỳ hội nhập và phát triển, ngành Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế với nhiệm vụ mới, vai trò mới, vị thế mới sẽ tiếp
tục nổ lực cùng toàn tỉnh phấn đấu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố
trực thuộc Trung ương theo kết luận 48 của Bộ Chính trị. Đẩy mạnh hơn nữa công tác
cải cách hành chính, tăng cường công tác quản lý và điều hành các lĩnh vực chuyên
môn, thực hiện có hiệu quả quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa”, chú trọng xây dựng và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế
làm việc của Sở, quy chế hoạt động của các Phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc
Sở.
Tập trung chỉ đạo, điều hành và triển khai tốt công tác thông tin tuyên truyền
phục vụ nhiệm vụ chính trị, tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao và du lịch
kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước. Đẩy mạnh công tác quảng bá và xúc tiến du
lịch gắn tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc, của vùng đất Thừa
Thiên Huế. Chuẩn bị lực lượng, cơ sở vật chất, xây dựng các chương trình nghệ thuật,
hoạt động văn hóa, lễ hội, công tác tuyên truyền cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn. Đa
dạng hóa hình thức và đổi mới nội dung hoạt động, đưa cuộc vận động “Học tập và

làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh” đi vào chiều sâu, tạo ra những chuyển
biến cơ bản trong xã hội. Từng bước nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng đơn
vị văn hóa, gia đình văn hóa gắn với củng cố và đổi mới cơ sở vật chất, xây dựng thiết
chế, tăng cường các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao tại cơ sở. Tiếp tục
tập trung đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể, xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; khai thác và phát huy các
giá trị văn hóa, giá trị di sản vùng đất cố đô nhằm phát triển các loại hình du lịch, dịch
vụ... Tăng cường các giải pháp khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch đặc trưng
của vùng đất Thừa Thiên Huế, thu hút và phát triển lượng khách tăng doanh thu du
lịch giữ vững sự phát triển ổn định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh Thừa Thiên Huế. Tập trung chuẩn bị và triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ và
chất lượng các dự án, đề án, quy hoạch và công trình xây dựng cơ bản về văn hóa, thể
thao và du lịch. Chú trọng công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động văn
hóa, thể thao và du lịch, chú trọng chấn chỉnh môi trường văn hóa, du lịch trên địa bàn,
tiếp tục chấn chỉnh và nâng cao chất lượng hoạt động ca Huế trên sông Hương, từng

SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
3


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

bước xây dựng môi trường văn hóa, du lịch lành mạnh, tạo cơ sở phát triển nền kinh tế
- xã hội bền vững trong thời kỳ giao lưu và hội nhập quốc tế.
1.1.3. Tình hình nguồn lực
Từ ngày thành lập và đi vào hoạt dộng cho đến nay sở đã gặt hái rất nhiều thành
công và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Về bộ máy tổ chức, toàn ngành hiện có 520
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Trong đó có 54 cán bộ, công chức,
265 viên chức sự nghiệp với 01 tiến sĩ, 23 thạc sĩ, 270 đại học, 65 trung cấp và cao
đẳng.

Sau khi hợp nhất, toàn ngành, từ lãnh đạo, đến cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động đã tập trung ổn định tổ chức, duy trì liên tục và có hiệu quả mọi hoạt
động và công tác của ngànhVăn hóa, Thể thao và Du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất,
công tác tổ chức cán bộ, công tác tài chính, được rà soát, quản lý chặt chẽ theo đúng
quy định. Công tác điều hành, chỉ đạo hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
thống nhất, ổn định, hiệu quả và đảm bảo tính liên tục.
Hiện nay, toàn tỉnh có 76 đơn vị và chi nhánh hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực lữ hành và 526 cơ sở lưu trú, tổng số phòng đạt 9.925 Với tổng số phòng cao như
vậy sẽ cung cấp đủ chổ ở cho khách du lịch khi đến với Festival Huế 2016.
Sở hoạt động dựa trên nguồn doanh thu từ du lịch đến tham quan và du lịch tại
Thừa Thiên Huế. Theo số liệu của Sở VHTTDL Thừa Thiên-Huế, năm 2014 ngành Du
lịch tỉnh tiếp tục thu được những kết quả tích cực với doanh thu ước ước đạt 2.469 tỉ
đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
1.2. Phân tích bối cảnh và thực trạng
1.2.1. Giới thiệu về lễ hội Festival Huế
1.2.1.1. Khái niệm về lễ hội Festival
Theo Từ điển Anh - Việt, “Festival” có nghĩa là Ngày lễ, Ngày hội, Đại nhạc
hội (thường kỳ và nổi tiếng) Festival được sử dụng trong tiếng Anh và tiếng Pháp thời
trung đại và có cùng nguồn gốc từ căn ngữ Latin là Festivus. Từ Festival được dùng
lần đầu tiên trong ngôn ngữ Anh với tính chất là tính từ vào thế kỷ XIV, sau đó nó
được dùng như là một danh từ vào năm 1589 để chỉ “bữa tiệc ăn mừng một ngày lễ
nhà thờ”. Festival là lễ hội đương đại, mang bản chất thế tục, là một loại hình / sự kiện
văn hóa nghệ thuật đô thị hơn là các nghi lễ, gắn với các tôn giáo-tín ngưỡng ở các xã
hội nông thôn truyền thống
SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
4


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018


Festival Huế là một sự kiện văn hóa lớn được tổ chức tại Huế vào các năm chẵn
nhằm mục đích tôn vinh các di sản văn hóa Huế, được tổ chức 2 năm một lần.
1.2.1.2. Tổng quan về lễ hộ Festival Huế :
Festival Huế là một hiện tượng văn hóa gắn với bối cảnh đô thị và nền kinh tế
thị trường, được tổ chức rất khác so với các lễ hội truyền thống. Đó là sản phẩm xây
dựng cho một đối tượng khách hàng xác định, trên một công nghệ tổ chức sự kiện,
gồm các hoạt động xác định như nhu cầu thị trường, truyền thông, tiếp thị, tìm kiếm
nguồn tài trợ, tổ chức các sự kiện.. Đây là một loại hình mang, sự kiện văn hóa nghệ
thuật đô thị hơn là nghi lễ, gắn với các tôn giáo-tín ngưỡng ở các xã hội nông thôn
truyền thống.
Là một trong những lễ hội lớn, Festival Huế với nhiều chương trình lễ hội cộng
đồng được tái dựng với một không gian rộng lớn cả trong và ngoài thành phố, góp
phần làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế. Tại lễ hội Festiaval diễn ra hoạt loạt
chương trình như: Đêm Hoàng cung, lễ tế Nam Giao, lễ Truyền lô và Vinh qui bái tổ,
lễ hội áo dài, lễ hội biển, thả diều, thả thơ, diễn thơ, chợ quê ngày hội, cờ người, đua
trải...
Festival không chỉ là ngày hội văn hóa, nghệ thuật và du lịch có quy mô quốc
gia và quốc tế, mà còn là một đợt tổng diễn tập hoạt động giao lưu có tính chính trị,
ngoại giao, kinh tế, văn hóa, phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh Thừa Thiên Huế
trên lĩnh vực văn hóa - du lịch.
Bên cạnh đó Thành phố Huế còn phục dựng những lễ hội khác như: Tái hiện lễ
hội Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, tổ chức lễ hội thi Tiến
sĩ võ, khai thác không gian văn hóa tại khu Hổ Quyền - Voi Ré... Từ những lễ hội này,
có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đang dần hồi phục, tạo được dấu ấn riêng
khá rõ và góp phần làm giàu thêm cho vùng đất Cố Đô
1.2.1.3. Lịch sử hình thành
Xuất phát từ những kết quả bước đầu của Festival Việt - Pháp 1992 giữa thành
phố Huế và Codev Việt Pháp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sớm hình thành ý tưởng tổ chức
một Festival với qui mô lớn hơn, chất lượng cao hơn. Ý tưởng ấy đã được sự đồng tình
của nhiều bộ, ngành Trung ương và Ðại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam. Tháng

10 năm 1998, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với
Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000.
SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
5


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

Ngay sau đó, các nhóm chuyên gia kỹ thuật Việt - Pháp đã phối hợp khẩn
trương chuẩn bị theo hướng tổ chức Festival Huế 2000 là một sự kiện văn hóa lớn của
Việt Nam, vừa có quy mô quốc gia và có tính quốc tế, thu hút sự tham gia của các
vùng văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam và tiếp cận với nghệ thuật đương đại của Pháp, gắn
mở rộng giao lưu văn hóa với phát triển kinh tế du lịch, từng bước tiếp thu công nghệ
Festival quốc tế, xây dựng Huế xứng đáng là thành phố Festival của Việt Nam..
Từ cuối năm 1998, đầu năm 1999 - thời điểm chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI và
thiên niên kỷ mới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với sự phối hợp, hỗ trợ của Chính phủ
Pháp và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, sự giúp đỡ trực tiếp của Bộ Văn
hóa Thông tin, Tổng cục Du lịch, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành đã chính thức đề
nghị Chính phủ cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt
Nam tổ chức Festival Huế 2000 - một lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô
quốc gia và tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam.
Sau thành công của Festival Huế 2000, Festival Huế 2002 tiếp tục được tổ chức
với sự phối hợp giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại sứ quán Cộng hoà Pháp, sự tham gia
của nhiều nước ASEAN và các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tạo tiếng
vang lớn trong và ngoài nước, làm cơ sở để Chính phủ cho phép xây dựng thành phố
Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam và tiếp tục chỉ đạo tổ chức
các kỳ Festival quốc tế định kỳ 2 năm 1 lần.
1.2.2. Tình hình các lễ hội festival Huế đã diễn ra
1.2.2.1. Các lễ hội Festival Huế đã diễn từ năm 2000 - 2014
Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần, đến nay đã tổ chức 8 kỳ Festival, cụ

thể như sau:
- Festival Huế 2000 có sự tham gia của hơn 30 đơn vị nghệ thuật của Việt Nam
và Pháp với trên 1.000 nghệ sỹ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên, thu hút hơn
410.000 lượt người tham đự, trong đó có 6.000 lượt khách quốc tế. Đây thực sự là
ngày hội văn hóa, nghệ thuật, một đợt tổng diễn tập hoạt động giao lưu về văn hóa,
mang ý nghĩa chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa sâu sắc, là hoạt động thí điểm
quan trọng để rút kinh nghiệm, chỉ đạo các kỳ Festival tiếp theo.
- Festival Huế 2002 tiếp tục phát triển chủ đề “Khám phá nghệ thuật sống của
Cố đô Huế” có sự tham gia của 33 đoàn nghệ thuật tiêu biểu đến từ các quốc gia:
Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia và các
SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
6


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

đoàn nghệ thuật trong nước gồm 1.554 nghệ sỹ, diễn viên, cán bộ kỹ thuật, thu hút trên
1 triệu lượt người tham dự, trong đó có 18.000 lượt khách quốc tế (tăng gấp 3 lần so
với Festival năm 2000). Festival Huế 2002 đã tạo được tiếng vang lớn, mang tầm quốc
gia và quốc tế, tạo cơ hội cho ý tưởng xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc
trưng của Việt Nam được hình thành.
- Festival Huế 2004 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” đã
quy tụ 15 đoàn nghệ thuật đến từ các quốc gia Pháp, Trung Quốc, Argentina, Australia,
Ấn Độ, Đức, Mỹ... và 25 đoàn nghệ thuật trong nước, với 1.300 diễn viên chuyên
nghiệp, gần 2.000 diễn viên không chuyên, cán bộ kỹ thuật, thu hút 1,2 triệu lượt
người tham dự, trong đó có 11.950 lượt khách quốc tế. Đây là một lễ hội văn hóa du
lịch có quy mô quốc gia và quốc tế, là dịp để tôn vinh Nhã nhạc cung đình Huế - kiệt
tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận,
khẳng định lợi thế của một thành phố Festival của Việt Nam.
- Festival Huế 2006 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế” đã quy tụ 1.400 nghệ sỹ, diễn viên

của 22 đoàn nghệ thuật trong nước, 22 đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ các quốc gia
Pháp, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Anh, Argentina, Australia,
Indonesia. Festival Huế 2006 phát huy được những kết quả và kinh nghiệm của các kỳ
Festival trước và đã mang đến cho công chúng 138 suất diễn, trên 40 hoạt động văn
hóa và lễ hội cộng đồng, thu hút được 1,5 triệu lượt người tham dự. Chương trình được
dư luận đánh giá là một lễ hội có quy mô lớn, đảm bảo các yêu cầu: dân tộc, hiện đại,
hoành tráng, hấp dẫn và an toàn, thể hiện đẳng cấp của một Festival chuyên nghiệp và
có tính quốc tế của Việt Nam.
- Festival Huế 2008 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” đã
hội tụ tinh hoa của 62 đoàn nghệ thuật đến từ các vùng miền Việt Nam và quốc tế, các
nghệ sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ và các nhà điêu khắc đến từ 23 quốc gia. Hơn 2.500 diễn
viên, nghệ sỹ chuyên nghiệp và hơn 5.000 diễn viên quần chúng đã đem đến cho khán
giả 164 suất diễn (86 suất diễn quốc tế) đặc sắc, 10 buổi quảng diễn đường phố sôi
động, 9 lễ hội chính thức, hàng chục lễ hội cộng đồng ở các địa phương trong tỉnh và
trên 40 cuộc triển lãm, trưng bày, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn, các hoạt
động âm nhạc đường phố, hoạt động thể thao, ẩm thực... thư hút gần 2 triệu lượt người
tham dự, trong đó có 150.000 lượt khách trong nước, 30.000 lượt khách quốc tế đến từ
SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
7


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

75 quốc gia và vùng lãnh thổ. Festival Huế 2008 tiếp tục khai thác, tôn vinh những giá
trị văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, quảng bá có hiệu quả với bạn bè trong nước và
quốc tế hình ảnh Huế, tổ chức quy mô hoành tráng, có chất lượng, thể hiện được nội
dung và tiêu chí “Truyền thống, hiện đại, hoành tráng, lộng lẫy, ấn tượng và an toàn”.
- Festival Huế 2010 với chủ đề “Di sản văn hóa, hội nhập và phát triển, hướng
đến 1000 năm Thăng Long - Hà Nội” là nơi hội tụ 70 đoàn nghệ thuật đến từ những
vùng miền của Việt Nam và 28 quốc gia ở 5 châu lục trên thế giới. Có 10 lễ hội chính

với 2 lễ hội mới: Hành trình mở cõi, Cuộc thao diễn Thủy binh dưới thời các chúa
Nguyễn. Có 198 suất diễn tại 29 sân khấu ở Đại Nội, Cung An Định và một số sân
khấu khác trên toàn tỉnh; 34 hoạt động cộng đồng và 20 hoạt động hưởng ứng với 6
loại hình: nghệ thuật sắp đặt, trình diễn nghệ thuật, lễ hội cộng đồng, hội chợ, trưng
bày và triển lãm mỹ thuật và hoạt động thể dục, thể thao; thu hút gần 3 triệu lượt người
tham dự, trong đó có trên 130.000 khách lưu trú các khách sạn tại Huế, trong đó khách
quốc tế là trên 30.000 người, chiếm 23,8% tổng lượt khách.

Hình 1.2. Lễ hội Hành Trình Mở cõi trong Festival Huế 2010
Bằng tất cả sự đam mê, tâm huyết, nhiệt tình và tài năng, 6.500 nghệ sỹ, diễn
viên chuyên nghiệp, nghiệp dư đã đem đến cho khán giả hàng trăm buổi biểu diễn
nghệ thuật, các lễ hội dân gian, cung đình và cùng các hoạt động triển lãm, hội chợ...,
Festival Huế 2010 đã thực sự lan tỏa sâu rộng trong lòng công chúng trong nước và
bạn bè quốc tế.
Festival Huế 2010 hấp dẫn công chúng bởi tính truyền thống - hiện đại - ấn
tượng và an toàn. Âm hưởng nghệ thuật dân gian của 3 miền đất nước Bắc, Trung,
SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
8


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

Nam đã khắc sâu trong lòng du khách bốn phương và đem đến sự ngưỡng mộ cho
công chúng trước sắc màu văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
- Festival Huế 2012 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển Nơi gặp gỡ của các thành phố lịch sử” là điểm nhấn của năm Du lịch quốc gia duyên
hải Bắc Trung Bộ Huế - 2012.

Hình 1.3. Lễ hội Áo Dài trong Festival Huế 2012
Nét mới trong Festival Huế 2012 là bên cạnh Lễ Tế giao, Lễ hội Áo dài,
chương trình nghệ thuật trong lễ khai mạc, lễ bế mạc... còn có các chương trình sân

khấu hóa “Thiên Hạ Thái Bình'” (diễn xướng Cung đình và lễ hội Đèn lồng, Hoa
đăng), chương trình “Đêm Phương Đông”... Ngoài ra còn có các chương trình nằm
trong chương trình Năm Du lịch quốc gia do tỉnh Thừa Thiến Huế đăng cai tổ chức
nhiều họat động văn hóa đặc sắc khác như Sao Mai điểm hẹn 2012, Liên hoan sân
khấu kịch nói toàn quốc, Liên hoan Hợp xướng quốc tế lần thứ II tại Việt Nam, Lễ hội
Phật Đản và Lễ hội Hoa đăng Huế 2012, Lễ hội Điện Huệ Nam, Ấn tượng Mưa Huế,...
Đã có trên 65 đoàn, nhóm nghệ thuật đa sắc màu văn hóa đến từ 28 quốc gia, vùng
lãnh thổ của 5 châu lục và Việt Nam trình diễn các chương trình nghệ thuật, các hoạt
động văn hóa đặc sắc, ấn tượng; thu hút trên 2 triệu lượt khách, công suất buồng phòng
đạt hơn 81%, trong đó có hơn 80 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 62% so với cùng kỳ
2011, đồng thời tăng hơn 54% so với Festival Huế 2010, riêng khách quốc tế tăng gấp
3 lần so với Festival Huế 2010. Trong 9 ngày diễn ra Festival, số lượng khách tham
quan các di tích Huế đạt 79.626 lượt, trong đó có 38.874 lượt khách quốc tế.
SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
9


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

- Festival Huế 2014 tiếp tục với chủ đề "Văn hóa với hội nhập và phát triển",
trong khuôn khổ là hợp tác giao lưu văn hóa của các quốc gia Đông Á và Mỹ Latinh.
Festival Huế là một sự kiện văn hóa nổi bật của Việt Nam là nơi giao lưu, hợp tác của
các nền văn hóa nghệ thuật của trong nước và quốc tế, là nơi quảng bá hình ảnh văn
hóa con người Việt Nam ra cộng đồng quốc tế. Ở kỳ thứ 8 này, bạn bè cộng đồng quốc
tế đồng hành và tham gia với quy mô và chất lượng cao hơn.Trong lễ hội quy tụ gần
100 chương trình nghệ thuật tiêu biểu với 170 suất diễn đặc trưng cho những vùng văn
hóa và các thành phố của Việt Nam. Đặc biệt sẽ giới thiệu đến du khách nghệ thuật
ca múa nhạc Cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo của Huế, cùng nhiều tiết mục
nghệ thuật truyền thống, đương đại chất lượng cao của 43 đoàn nghệ thuật quốc tế từ
khắp 5 châu lục (gồm 595 nghệ sĩ) và 23 đoàn nghệ thuật trong nước (gồm 811 nghệ sĩ

và diễn viên).

Hình 1.4. Lễ khai mạc Festival Huế 2014
Festival Huế 2014 đã diễn ra thành công với hơn 2,4 triệu lượt người tham dự,
trong đó có hơn 230 nghìn lượt khách lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ tăng 25% so
với năm 2012 và hơn 100 nghìn lượt khách quốc tế là công dân đến từ 115 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Festival diễn ra trên khắp các đường phố Huế, sân khấu ở Ðại Nội,
Cung An Ðịnh và các sân khấu cộng đồng ở khắp mọi vùng của tỉnh với nhiều chương
trình biểu diễn giao lưu đặc biệt dành cho thiếu nhi, cho bệnh nhân trong bệnh viện,
cho trẻ khuyết tật, festival về với nông dân, đến với công nhân... đã đem đến nhiều nét
đặc sắc, mới lạ và hấp dẫn.
SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
10


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

1.2.2.2. Đánh giá về các lễ hội Festival Huế đã diễn ra
Festival Huế qua các kỳ tổ đã thực sự lan tỏa sâu rộng trong lòng công chúng
trong nước và quốc tế với sự tham dự của nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ nhiều
châu lục khác nhau, là nơi quảng bá các chương trình nghệ thuật văn hóa độc đáo, là
nơi giao lưu chia sẻ giá trị văn hoá của các nền văn hóa trên thế giới, các giá trị tinh
hoa văn hóa và tri thức của các nước đã được tiếp thu có chọn lọc nhằm nâng cao chất
lượng giá trị văn hoá, nghệ thuật của Việt Nam.
Festival Huế năm 2012 diễn ra thành công và thật sự đã để lại một sự ấn tượng
sâu sắc đối với du khách đến với Huế, ngoài ra còn thể hiện sự thân thiện, an toàn và
đầy tính nhân văn.
Festival Huế 2014 được đánh giá có quy mô hoành tráng, chất lượng cao nhất
từ trước đến nay, tính cộng đồng rõ nét và tính chuyên nghiệp hơn hẳn các kỳ trước.
Bên cạnh sự thành công đó thì còn môt số khuyết điểm trong vấn đề truyền

thông như chưa thực sự quan tâm đến công tác truyền thông cho sự kiện Festival Huế.
Đặc biệt, trong các kỳ diễn ra Festival Huế, vấn đề truyền thông qua các tờ báo điện
tử chưa được chú trọng nhiều. Thiếu phối hợp đồng bộ trong chiến dịch truyền thông
giữa các tờ báo nói riêng và các phương tiện truyền thông nói chung với các cơ quan
ban ngành.
1.2.3. Vấn đề truyền thông lễ hội Festival Huế 2016
1.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của Festival Huế 2016
Festival Huế 2016 sẽ tiếp tục là nơi tụ hội các thành phố cố đô của Việt Nam và
một số quốc gia trên thế giới, là hoạt động văn hóa đặc biệt trong khuôn khổ Diễn đàn
giao lưu văn hóa Đông Á - Mỹ Latinh do Bộ Ngoại giao đề xướng. Đây là hoạt động
nhằm khẳng định vị thế và thực hiện có hiệu quả các kết luận của Bộ Chính trị sớm
xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị quyết của
Tỉnh ủy về xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế xứng tầm trung tâm văn hóa - du lịch đặc
sắc của cả nước.
Festival Huế 2016 sẽ mang đậm tính nhân văn, giữ cốt cách truyền thống nhưng
có sự thể hiện mới để nhân dân và du khách vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là chủ thể
hưởng thụ, với nhiều nét đặc sắc đang chờ đón du khách khám phá và trải nghiệm.
1.2.3.2. Chủ đề, thời gian, quy mô và chương trình Festival Huế 2016
Chủ đề của Festival Huế 2016: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”
SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
11


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

Thời gian tổ chức: Festival Huế 2016 khai mạc vào thứ bảy (09/4/2016) và kết
thúc vào chủ nhật (17/4/2016). Đặc biệt là trong thời gian này cũng sẽ diễn ra Hội nghị
Bộ trưởng Văn hóa và Nghệ thuật các nước ASEAN+3 tại Huế, Liên hoan Múa quốc
tế...
Quy mô: Festival Huế 2016 quy tụ các chương trình nghệ thuật đặc trưng cho

những vùng văn hóa và các thành phố cố đô ở Việt Nam. Giới thiệu nghệ thuật ca múa
nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo của Huế, các chương trình nghệ thuật
truyền thống và đương đại chất lượng cao của trên 30 quốc gia đến từ 5 châu lục diễn
ra hàng đêm tại các sân khấu ở Đại Nội, Cung An Định, các sân khấu cộng đồng khắp
các vùng thị trấn, vùng xa và nhiều chương trình biểu diễn giao lưu đặc biệt dành cho
những người đang điều trị ở các bệnh viện và đang làm việc trong các nhà máy...
1.2.3.3. Những lễ hội chính trong Festival Huế 2016
Chương trình Khai mạc, Đêm Hoàng cung, Lễ hội Áo dài, Chương trình Nghệ
thuật tôn vinh ca Huế - Hương Bình khúc tri âm, Đêm Phương Đông, Nghệ thuật sắp
đặt lửa Carabosse, Lễ hội đường phố “Di sản và sắc màu văn hóa”, chương trình nghệ
thuật đêm ASEAN, các hoạt động biểu diễn đường phố của Đoàn Nghệ thuật Cà
Kheo- vùng Merchtem Bỉ, dàn nhạc OSP Nadarzyn- Ba Lan trên các đường phố chínhtrung tâm thành phố Huế, Chương trình nghệ thuật Bế mạc.
Ngoài ra còn có các lễ hội cộng đồng như: Hương xưa làng cổ ở Phước Tích Phong Điền, Chợ quê ngày hội - Hương Thủy, Sóng nước Tam Giang - Quảng Điền,
Thuận An biển gọi - Phú Vang, Lăng Cô vịnh đẹp thế giới - Phú Lộc... Đồng hành
cùng Festival Huế 2014, các lễ hội tiền Festival sẽ tiếp tục là điểm nhấn hấp dẫn, như
Lễ hội Quang Trung, Đền Huyền Trân, Lễ tế xã tắc...
Trong 9 ngày đêm diễn ra Festival Huế 2016, sẽ có các lễ hội đầy màu sắc và
hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, với sự tham gia của đông đảo lực lượng
nghệ sỹ, diễn viên và công chúng của Việt Nam, các đoàn nghệ thuật đến từ Pháp,
Anh, Nga, Bỉ, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Ba Lan, Slovakia, Rumani, Hungari, Hoa
Kỳ, Mêhicô, CuBa, Venezuela, Brazm, Ácgentina, Chi Lê, Urugoay, Colombia, Pêru,
Trung Quốc, Ẩn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông cổ, Israel, Palestin, Srilanca, Thái
Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Bruney, Philippin, Mianma, Lào, Campuchia,
Australia, Công gô, Mali...

SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
12


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018


Đặc biệt chương trình xiếc “Làng tôi”, sau trên 300 suất diễn thành công lớn ở
Pháp và Châu Âu, sẽ lần đầu có mặt tại Festival Huế 2016. Các chương trình: “Đêm
phương Đông”, “Âm sắc Việt”, “Chút thiên thu còn mãi” ca khúc Trịnh Công Sơn;
một số nhóm nhạc và nghệ sỹ độc lập khác; các đoàn nghệ thuật đường phố và những
chương trình biểu diễn giao lưu tại các sân khấu trên địa bàn thành phố, thị trấn, huyện
lỵ toàn tỉnh sẽ tạo không khí sôi động trong suốt thời gian diễn ra Festival Huế 2016.
Các hoạt động hưởng ứng, như Liên hoan Múa quốc tế, Liên hoan Ẩm thực với
14 quốc gia, gồm các nước ASEAN, Trung Quốc và một số quốc gia khác; Festival
khoa học; các cuộc triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh; Hội chợ Thương mại quốc tế... Đặc
biệt sẽ có các hoạt động văn hóa, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật mang tính cộng đồng bao
gồm quảng diễn mỹ thuật, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật âm nhạc - mỹ thuật đường
phố, thể dục thể thao, các tua, tuyến du lịch,... Festival 2016 sẽ là dịp thu hút đông đảo
du khách và công chúng thưởng ngoạn.
1.2.4. Tình hình và xu hướng truyền thông của lễ hội Festival huế 2016
1.2.4.1. Tình hình truyền thông của lễ hội Festival Huế 2016
Festival Huế được đánh giá là một sự kiện văn hóa lớn, thành công và đậm đà
bản sắc dân tộc. Chính vì thế, đây cũng là sự kiện truyền thông quan trọng luôn được
các phương tiện truyền thông đặc biệt chú ý, thông tin sâu sát, toàn diện về sự kiện
này. Sự kiện Festival Huế được phản ánh dưới góc nhìn báo chí, không chỉ cung cấp
thông tin, giải trí, giới thiệu và truyền thông văn hóa Huế mà còn giúp cho các cơ
quan, ban tổ chức rút ra những bài học kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp để hoàn
thiện hơn công tác tổ chức các kỳ Festival sau.
Qua 8 lần tổ chức Festival Huế, tính chuyên nghiệp của truyền thông sự kiện
Festival Huế trên các phương tiện truyền thông đã được khẳng định. Các phương tiện
truyền thông đã thông tin ngày một phong phú và đa dạng các nội dung của lễ hội qua
từng kỳ Festival bằng nhiều hình thức khác nhau. Mở ra các chuyên mục: Hướng tới
Festival Huế, Bên lề Festival Huế, Sự kiện nóng Festival Huế (báo Thừa Thiên- Huế),
Tâm điểm Festival Huế , Chương trình lễ hội Festival Huế (Vietnam Net), Thông tin
nhanh Festival Huế, Dịch vụ tour Festival Huế...(VnExpress); tạo hệ thống tiếp nhận

thông tin đa chiều (PR, Quảng bá lễ hội qua việc phát và bán báo ở các tụ điểm đông
người như nhà ga, sân bây, bến xe, các trường ĐH...). Tính chuyên nghiệp của quá
trình truyền thông ngày càng rõ nét hơn khi những kỳ Festival Huế sau. Báo Thừa
SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
13


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã dành những mục, chuyên mục riêng biệt và
thay đổi nhiều nhóm nội dung truyền thông đã mang đến sự cụ thể hóa và cá nhân hóa
thông tin theo hướng chuyên biệt cho từng nhóm đối tượng.
Từ những hình thức truyền thông Festival Huế đơn giản bằng tin, bài phản ánh
(các kỳ Festival Huế 2000, 2002) đến những hình thức truyền thông chuyên sâu hơn
như bài phỏng vấn, phóng sự, trao đổi, giao lưu trực tuyến ( Festival Huế 2004-2014),
Các cơ báo chí trên địa bàn thành phố Huế đã thực sự trở thành những nhà “truyền
thông” chuyên nghiệp. Nhìn chung, báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress
giúp cho việc quảng bá hình ảnh Festival Huế đến mọi công dân, giúp họ có những lựa
chọn phù hợp với nhu cầu cá nhân. Đây là điểm mới thể hiện được sự cách tân trong
quá trình truyền thông mà các kỳ Festival Huế không có được. Festival Huế 2016
cũng sẽ thừa kế và tiếp tục phát huy xu hướng truyền thông bằng báo chí này.
Ngoài ra Đài Truyền Hình Huế cũng sẽ tiến hành truyền thông cho lễ hội với
nhiều tin bài , phóng sự được phát trên sóng và trang thông tin điện tử của đài. Cổng
thông tin điện tử TP cũng dành một chuyên trang riêng để thông tin đậm nét những
hoạt động liên quan đến công tác chuẩn bị, tiến độ thực hiện cũng như quảng bá các
hoạt động của Festival Huế 2016. Ngoài việc thành lập Tiểu ban Thông tin tuyên
truyền giúp việc cho BTC, UBND TP còn có công văn gửi Báo Thừa Thiên Huế, VTV,
TRT tiếp tục đồng hành với Festival Huế 2016 với tư cách là cơ quan bảo trợ, hỗ trợ
thông tin.
Công tác truyền thông bằng hình thức cổ động trực quan cũng được chú trọng.

panô Festival Huế 2016 sẽ được treo tại một số tuyến đường trọng điểm như: Lê Lợi,
Hùng Vương, cầu Phú Xuân, tiền sảnh UBND TP, Cảng Hàng không quốc tế Phú
Bài... Ngoài ra ban tổ chức còn kêu gọi xã hội hóa nên hoạt động tuyên truyền, cổ
động trực quan cũng rầm rộ hơn so với những năm trước. BTC cũng sẽ có kế hoạch
làm việc với các hãng taxi, các bến xe để thực hiện tuyên truyền lưu động trên các
phương tiện, nhất là các tuyến xe buýt, xe khách liên tỉnh; tuyên truyền trên các ấn
phẩm Xuân 2016 của một số báo để mở rộng quy mô quảng bá cho lễ hội.
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, các đoàn viên - thanh niên TP cũng có những cách
làm hay, sáng tạo nhằm giúp cho hoạt động tuyên truyền có hiệu quả. Ngoài việc triển
khai giới thiệu về Festival Huế 2016 thông qua các đợt sinh hoạt tập trung và các hoạt
động lớn của Đoàn, Hội, Đội; lồng ghép tuyên truyền tại các Hội thi ở trường học,
SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
14


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

Thành đoàn Huế còn kêu gọi ĐVTN hưởng ứng, tuyên truyền về Festival Huế 2016
qua các trang mạng xã hội nhằm tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, BTC đã tuyển một số tình nguyện viên có kỹ năng viết tin bài để
thành lập tổ thông tin - truyền thông, phụ trách việc đưa tin, cập nhật những hình ảnh,
tin bài về Festival Huế trên các báo mạng; chia sẻ trên các trang mạng xã hội của cá
nhân, của cán bộ đoàn viên, thanh niên để tạo ra sự cộng hưởng, kết nối thông tin
trong cộng đồng xã hội...
1.2.4.2. Xu hướng truyền thông của lễ hội Festival Huế 2016
Thứ nhất, trong các đợt truyền thông Festival Huế 2016, báo Thừa Thiên- Huế,
VietnamNet, VnExpress đã mở rộng việc quan hệ với các cơ quan báo chí trong nước
và quốc tế nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông và thu thập thông tin cho tờ báo
mình.
Thứ hai, các tờ báo đã tích cực PR cho sự kiện Festival Huế qua việc giới thiệu

các chương trình trong lễ hội Festival Huế và truyền thông các hoạt động liên quan
như các hoạt động văn hóa, hoạt động tài trợ xã hội…đến năm 2010 đã có 20 hoạt
động liên quan phụ trợ được các tờ báo này đứng ra tổ chức.
Thứ ba, xây dựng kế hoạch cho các hoạt động thông tin và các dịch vụ liên
quan ngay trên trang báo mình như dịch vụ tìm và tương tác thông tin Festival Huế,
dịch vụ đặt vé, dịch vụ tour, các hoạt động phi thương mại trực tiếp với công chúng
như giao lưu trực tuyến, thư viết trực tiếp đến ban tổ chức...
Thứ tư, chú trọng đến quản lý khủng khoảng truyền thông khi truyền thông sự
kiện Festival Huế. Điều tra nguyên nhân và giải quyết vấn đề thành công và hạn chế
khi truyền thông sự kiện Festival Huế trên tờ báo mình.
Thứ năm, quan hệ PR đối nội trong nội bộ các phóng viên, CNV trong cơ quan
báo chí.
Thứ sáu, các tờ báo đã dần tiến tới quản trị công chúng, trở thành cầu nối giữa
ban tổ chức với công chúng mục tiêu và công chúng tiềm năng.
1.2.5. Thời gian thực hiện truyền thông cho lễ hội Festival Huế 2016
Festival Huế 2016 sẽ diễn ra từ ngày 09/4/2016 đến ngày 17/4/2016. Đây là sự
kiện văn hóa du lịch đặc thù, quy tụ, gặp gỡ nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, đại
diện và mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.Để tuyên truyền
sâu rộng Festival Huế 2016 tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong nước
SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
15


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

và bạn bè quốc tế thì Công tác truyền thông phải diễn ra từ sớm, thường xuyên, liên
tục, có các kế hoạch tác động tới nhiều đối tượng công chúng đa dạng.
Chính vì công tác truyền thông sẽ được diễn ra liên tục và kéo dài từ trước,
trong và sau khi diễn ra lễ hội Festival Huế 2016. Bắt đầu từ 02/01/2016 và cho tới
25/4/2016.

1.2.6. Xác định đối tượng công chúng liên quan
- Các chính quyền địa phương Tỉnh Thừa Thiên Huế: Chính quyền địa phương
là các đối tượng liên quan rất quan trọng, các quyết định của họ sẽ giúp cho Festival
Huế 2016 được diễn ra tốt đẹp hơn. Họ là những người có tiếng nói trong việc giúp
cho lễ hội đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, Festival không chỉ là ngày hội văn hóa,
nghệ thuật và du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế, mà còn là một đợt tổng diễn tập
hoạt động giao lưu có tính chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, phát huy được lợi thế
so sánh của tỉnh Thừa Thiên Huế trên lĩnh vực văn hóa - du lịch. Chính vì vậy mà
chính quyền địa phương đóng môt vai trò rất quan trọng.
- Giới truyền thông là Đài truyền hình TP Huế và các báo đài khác. Nhằm
nâng cao vai trò quan nhận thức của người dân trên địa bàn, và là người có thể giúp
cho ta đo lường được mức độ thành công của lễ hội. Giới truyền thông cung cấp các
bài viết có chiều sâu và có thể hiệu quả trong việc đưa tin đến công chúng. Chính vì
những lý do đó, giới truyền thông có tác động mạnh đến chương trình vì giới truyền
thông sẽ giúp ta chuyển tải được thông tin rộng rãi đến đối tượng công chúng của
chúng ta. Được thực hiện qua các bài báo, phóng sự trên truyền hình giúp người dân
có thể tiếp nhận thông tin một cách khách quan hơn.
- Các nhà tài trợ: Festival Huế 2016 là một lễ hội lớn, chí phí để thực hiện
Festival Huế 2016 rất lớn, đòi hỏi phải thu hút và có sự tài trợ từ các tổ chức, doanh
nghiệp trong và ngoài địa phương để thực hiện.
- Đội ngũ tình nguyện viên là các bạn sinh viên của các trường cao đẳng, đại
học Huê. Đây là một lực lượng quan trọng và không thể thiếu trong lế hội Festival Huế
2016.
- Các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, cư dân địa phương. Trong những ngày
diễn ra Festival thì lượng khách du lịch trong và ngoài nước tập trung tại Tp Huế rất
lớn. Để cung cấp đầy đủ các dịch vụ như mua sắm, ăn ở của khách du lịch và một số

SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
16



Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

dịch vụ khác thì các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp và cư dân địa phương cần phải có
sự chuẩn bị kỹ và chu đáo từ trước.
1.2.7. Đối tác đồng thực hiện
Chính phủ Pháp và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam.
1.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến lễ hội Festival Huế 2016
1.3.1. Điểm mạnh
- Vị trí hiện tại: Festival Huế nối kết giữa du lịch Thừa Thiên Huế với các tĩnh
trong vùng, Việt Nam. Festival huế 2016 là một sản phẩm dịch vụ đặc sắc đầy hấp dẫn
bởi tính đậm đà bản sắc văn hóa của nó. Festival Huế 2016 khẳng định thương hiệu
văn hóa trên một tầm cao mới không những trong phạm vi đất nước mà còn có thể nói
là lan tỏa ra thế giới
- tài chính: Festival Huế 2016 có sự tài trợ của nhiều doanh nghiệp với sốn tiền
lên đến 35 tỉ đồng, trong đó có 29 tỉ dồng tiền mặt và 6 tỉ dông tiền hông qua hiện vật
- Nguồn lực: Trong Festival Huế 2016 công tác tổ chức, nguồn lực, tình
nguyện viên, liên lạc viên với với tổng số 65 đoàn và nhóm nghệ thuật từ năm châu lục
thì có 2000 nghệ sĩ chuyên nghiệp biểu diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, nhiếp ảnh của Việt Nam
và 27 nước quốc tế
- Sân khấu là nơi sân Bia Quốc Học sẽ có 3 khán đài với sức chưa rất lớn lên
đến 3000 người. Ngoài ra toàn ngành du lịch Thừa Thiên Huế có 535 cơ sở lưu trú với
9600 phòng, gân 17000 giường.
- Thời tiết: Huế là nơi có khí hậu mát mẽ, dễ chịu, thời tiết trong biến đổi liên
tục, những ngày hè ở Huế ban ngày thì có thời tiết nắng về chiều trời thường chuyển
mưa và mưa huế được coi là một đặc sản của Festival Huế.
1.3.2. Điểm yếu
- Nguồn nhân lực: Cấp độ đào tạo nguồn nhân lực chon festival Huế còn chưa
cao, loại hình đào tạo kém đa dạng, thường thì chỉ diễn ra ở mức huấn luyện
- Mức độ hỗ trợ của cộng đồng: Trái với mong đợi của nhiều người dân, trong

mỗi kì festival Huế người dân Huế được coi là chủ thể, thế nhưng họ thực sự chỉ là
người tham gia chương trình
- Tài chính hiện tại: Tuy tình hình tài chính sử dụng cho việc tổ chức festival
Huế rất khả quan nhưng lấy thu trừ chi thì festival Huế lỗ to

SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
17


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

- Chiến lược phát triển dài hạn: Festival Huế chỉ dừng lại ở phạm vi giới thiệu
địa chỉ du lịch chứ chưa thực sự thu hút khách du lịch một cách bền vững
1.3.3. Cơ hội
- Có khả năng hợp tác với nhiều tổ chức để tiến hành mục tiêu du lịch của
chính mình
- Có khả năng huy động và trợ giúp về nguồn tài chính từ bên ngoài rất tốt
- Festival Huế 2016 được tổ chức tại một điểm đầy tiềm năng
- An ninh và môi trường chính trị được đảm bảo cũng là một cơ hội tạo nên
thành công cho festival Huế 2016
- Thời tiết thuận lợi, nắng đẹp không mưa trong suốt thời gian diễn ra lễ hội
cũng sẽ là một ưu ái lớn đối với Festival
1.3.4. Thách thức
- Nhiều lễ hội được tổ chức vào thời gian nay chính vì vậy mà công tác chuẩn
bị se gặp nhiều khó khăn,
- Với Festival Huế là một sự kiện được tổ chức 2 năm 1 lần và kéo dài trong 1
tuần nên gây sự nhàm chán khó théo giỏi
- Số lượng người tham gia sự kiện quá lớn dễ dẫn đến các tình trạng như vấn
đề an toàn giao thống sẽ diễn ra phât tạp, môi trường sẽ bị ô nhiễm do các hoạt động
buôn bán diễn ra nhiều trên địa bàn thành phố…

- Sự kết hợp với nhiều đoàn nghệ thuật mới sẽ gây khó khăn trong việc tập
luyện vì chưa có sự thống nhất cũng như hiểu nhau
- Các điểm đến xuống cấp mà lượng khách du lịch lại đỗ về đây trong những
ngày hội Festival rất lơn cung là một khó khăn đối với lê hội Festival Huế 2016

SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
18


Lập kế hoạch cho Festival Huế 2018

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO
FESTIVAL HUẾ 2016
2.1. Xác định mục tiêu truyền thông Festival Huế 2016
Festival không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và du lịch mà còn là
hiệu quả chính trị, ngoại giao, văn hóa, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển. Cộng đồng
quốc tế đến với mình sẽ tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau thông
qua văn hóa. Đó là một hiệu quả vô hình. Vì vậy mà mục tiêu của công tác truyền
thông Festival Huế 2016 là:
- Thông qua công tác truyên thông lễ hội Festival 2016 để góp phần giáo dục lịch
sử, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của dân tộc, bồi dưỡng lòng tự hào
dân tộc, ý thức trân trọng, gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.
- Góp phần giới thiệu quảng bá những nét lịch sử - văn hóa Huế đến các tầng lớp
nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, thu hút bạn bè
quốc tế tham gia vào các hoạt động của Festival Huế 2016. Đồng thời cũng thu hút
lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Huế nhiều hơn. Tăng doanh thu cho
ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tuyên truyền Festival Huế 2016 của đất nước được lồng ghép với tuyên truyền
các sự kiện lịch sử - chính trị quan trọng khác của đất nước, góp phần thúc đẩy Thừa
Thiên Huế phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là khai thác các thế mạnh vốn có

để xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của Việt
Nam, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo kết luận số 48 của Bộ Chính trị.
- Tuyên truyền về truyền thống đấu tranh cách mạng của Thừa Thiên Huế, quá
trình dựng nước, giữ nước, nhất là trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, của
dân tộc. Tuyên truyền mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ liên kết du lịch, xây dựng sản phẩm
du lịch liên vùng, liên quốc gia giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương trong cả
nước và với các quốc gia khác.
- Ngoài ra công tác truyền thông Festival còn nhằm tôn vinh và quảng bá các
giá trị văn hóa Việt Nam, truyền thống văn hóa Huế gắn với phát triển kinh tế dịch vụ
du lịch, thương mại, củng cố môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú với phương
châm: an toàn, bình đẳng, thân thiện và nhân văn.

SVTH: Phan Thị Loàn – Lớp: CCQC06C
19


×