Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 43 trang )

Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
Từ nhiều năm nay, cà phê đã trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống
con người. Cà phê có giá trị kinh tế cao và là một trong những sản phẩm nông nghiệp
đem về nguồn thu ngoại tệ lớn cho Việt Nam. Ngoài giá trị dinh dưỡng cà phê còn có
hương vị đặc trưng tuyệt vời. Cà phê đã đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế Việt Nam.
Và nước ta cũng đã có nhiều chính sách nhằm quảng bá thương hiệu cà phê ra toàn thế
giới như: Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột được diễn ra thường niên hai năm một lần vào
ngày 09-12/03. Đây là một trong lễ hội lớn của cả nước. Là nơi giao lưu văn hóa cà
phê nói riêng và cũng là nơi để giới thiệu, quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam ra
toàn thế giới. Nhằm thúc đẩy sản tiêu thụ cà phê nội địa cũng như nước ngoài. Tăng
kim nghạch xuất khẩu cà phê, đưa cà phê Việt vươn tầm thế giới. Góp phần phát triển
kinh tế Việt Nam. Chính vì thế công tác chuẩn bị cho các hoạt động truyền thông là
cần phải rất chú trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng đó Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đắk Lắk phối hợp
cùng với các sở ban, nghành đã thực hiện tốt các công tác truyền thông cho lễ hội cũng
như các khâu chuẩn bị tổ chức chương trình. Nên các lễ hội đã thành công mỹ mãn
trong những năm vừa qua. Nên đề tài em chọn là “ Lập kế hoạch truyền thông cho cây
cà phê Việt Nam” thông qua lễ hội này là một trong những chiến lược để phát triển
nghành cà phê Việt. Đồ án gồm có ba phần chính:
Chương 1. Tổng quan về Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đắk Lắk.
Chương 2. Phân tích bối cảnh Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột
Chương 3. Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam thông qua Lễ hội
cà phê Buôn Mê Thuột
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Lê Thị Hải Vân đã hướng dẫn nhiệt
tình để em thực hiện tốt đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B


i


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................i
MỤC LỤC....................................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................................v
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK..........................................1
1.1.Vài nét sơ lược về Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.....................................................1
1.2.Chức năng:......................................................................................................................1
1.3.Nhiệm vụ và quyền hạn:.................................................................................................1
1.4.Sơ đồ tổ chức lãnh đạo UBND......................................................................................3
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH LỄ HỘI CÀ PHÊ...........................................................4
BUÔN MÊ THUỘT......................................................................................................................4
2.1. Xác định bối cảnh..........................................................................................................4
2.1.1.Lịch sử phát triển cây cà phê ở Việt Nam...........................................................4
2.1.2.Thực trạng nghành cà phê Việt Nam hiện nay....................................................5
2.1.3.Lịch sử hình thành Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột.............................................5
2.1.4.Giới thiệu chương trình Lễ hội Cafe Buôn Ma Thuột trong những năm qua.. .7
2.1.4.1.Chương trình lễ hội cafe Buôn Ma Thuột lần thứ IV - năm 2013......................7
2.1.4.2.Chương trình lễ hội cafe Buôn Ma Thuột lần thứ V – năm 2015.......................8
2.1.5.Đánh giá hiệu quả của chương trình.................................................................10
2.1.5.1.Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ IV – năm 2013.....................................10
2.1.5.2.Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ V – năm 2015......................................11
2.1.6.Qui mô của chương trình...................................................................................11
2.1.7.Sự ảnh hưởng của chương trình với công chúng...........................................12
2.2.Phân tích mô hình SWOT và mô hình PEST..............................................................12

2.2.1.Điểm mạnh..........................................................................................................12
2.2.2.Điểm yếu.............................................................................................................. 13
2.2.3.Môi trường kinh tế..............................................................................................14
2.2.4.Chính trị - pháp luật............................................................................................14
2.2.5.Văn hóa - Xã hội..................................................................................................15
2.2.6.Công nghệ........................................................................................................... 15
2.3.Các đối tượng liên quan..............................................................................................16
2.3.1.Ban tổ chức.........................................................................................................16

SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

ii


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam
2.3.2.Chính quyền địa phương...................................................................................16
2.3.3.Giới truyền thông................................................................................................16
CHƯƠNG 3. LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO CÂY CÀ PHÊ VIỆT NAM THÔNG
QUA LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MÊ THUỘT...............................................................................18
3.1. Xác định mục tiêu truyền thông.................................................................................18
3.2. Xác định công chúng mục tiêu...................................................................................18
3.3. Thông điệp truyền thông.............................................................................................18
3.4. Xác định chiến lược truyền thông.............................................................................19
3.5. Xác định chiến thuật....................................................................................................20
3.5.1. Quan hệ công chúng.........................................................................................21
3.5.2.Chương trình quảng cáo....................................................................................22
3.5.2.1.Thông điệp quảng cáo....................................................................................22
3.5.2.2.Phương tiện quảng cáo..................................................................................22
3.5.3.Chương trình sự kiện.........................................................................................28
3.5.3.1.Đối tượng mục tiêu.........................................................................................29

3.5.3.2.Thông điệp của sự kiện..................................................................................29
3.5.3.3.Phương tiện truyền thông cho sự kiện............................................................29
3.6. Ngân sách cho hoạt động truyền thông Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ VI
– năm 2017...........................................................................................................................31
3.6.1. Quan hệ công chúng.........................................................................................31
3.6.2. Quảng cáo trên internet.....................................................................................31
3.6.3. Quảng cáo ngoài trời.........................................................................................31
3.6.4. Quảng cáo trên truyền hình..............................................................................32
3.6.5. Quảng cáo trên báo in và tạp chí......................................................................32
3.7.Dự phòng rủi ro.............................................................................................................32
3.8.Đánh giá hiệu quả.........................................................................................................33
KẾT LUẬN................................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................36
PHỤ LỤC..................................................................................................................................37
Thông cáo báo chí..................................................................................................................37

SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

iii


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Kế hoạch thực hiện chiến lược cho chương trình truyền thông....................19
Bảng 3.2. Lịch phát sóng quảng cáo trên truyền hình.......................................................23
Bảng 3.3. Lịch trình quảng cáo trên Internet.......................................................................26
Bảng 3.4. Địa điểm đặt quảng cáo ngoài trời......................................................................28
Bảng 3.5. Lịch trình quảng cáo sự kiện trên truyền hình..................................................30
Bảng 3.6. Ngân sách họp báo...............................................................................................31

Bảng 3.7. Ngân sách quảng cáo trên internet.....................................................................31
Bảng 3.8. Ngân sách quảng cáo ngoài trời.........................................................................31
Bảng 3.9. Ngân sách quảng cáo trên truyền hình từ ngày 02/02/2017 đến 21/02/2017..32
Bảng 3.10. Ngân sách quảng cáo trên truyền hình từ ngày 21/02/2107 đến 09/03/201732
Bảng 3.11. Ngân sách quảng cáo trên báo in và tạp chí....................................................32
Bảng 3.12. Dự phòng rủi ro trong chương trình.................................................................32

SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

iv


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Lễ khai mạc hội chợ triển lãm chuyên nghành cà phê........................................7
Hình 2.2. Lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ IV.........................................8
Hình 2.3. Khai mạc lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ V - năm 2015............................9
Hình 2.4. Lễ diễu hành trong Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 5 – năm 2015........10
Hình 3.1. Quảng cáo trên báo Thanh Niên...........................................................................24
Hình 3.2. Quảng cáo trên báo Vnexpress............................................................................24
Hình 3.3. Truyền thông trên Hiệp Hội Cà Phê, Ca Cao Việt Nam......................................25
Hình 3.4. Truyền thông trên cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk....................................25
Hình 3.5. Truyền thông trên cổng thông tin điện tử bộ văn hóa thể thao và du lịch......26
Hình 3.6. Quảng cáo trên băng rôn.......................................................................................27
Hình 3.6. Quảng cáo trên phướn..........................................................................................27
Hình 3.7. Quảng cáo trên tấm lớn.........................................................................................28

SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B


v


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
1.1. Vài nét sơ lược về Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Logo Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lak
• Tên viết tắt: Dak Lak Province
• Địa chỉ: số 08 đường Mai Hắc Đế - TP Buôn Mê Thuột – Tỉnh Đắk Lắk
• Điện thoại: 080.50.557 – fax: 080.505.554
• Email:
• Website: www.daklak.gov.com
• Chủ tịch UBND: Phạm Ngọc Nghị
1.2. Chức năng:
Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính
nhà nước ở tỉnh, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của
Chính phủ và các Nghị quyết của HĐND tỉnh.
Pháp luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh trong quản lý
hành chính Nhà nước và trong mối quan hệ với HĐND dưới sự quản lý tập trung,
thống nhất của Chính phủ, theo hệ thống hành chính 4 cấp ...
Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh bao gồm: Văn phòng UBND
tỉnh; Sở Nội vụ; Sở Tư pháp; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Tài
nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động, Thương binh và
Xã hội; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Giáo dục và
Đào tạo; Sở Y tế; Thanh tra tỉnh; Sở Ngoại vụ; Ban Dân tộc.
1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh.
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực, công tác sau đây:

SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

1


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

- Quy hoạch; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (bao gồm cả quy hoạch
và kế hoạch sử dụng đất); kêu gọi và hợp tác đầu tư.
- Những nhiệm vụ đột xuất, quan trọng và các giải pháp đột phá trên các lĩnh
vực.
- Công tác bảo đảm quốc phòng – an ninh, công tác đối ngoại của UBND tỉnh.
- Duy trì việc chấp hành quy chế làm việc của UBND tỉnh; giữ mối quan hệ phối
hợp giữa Ban Cán sự và UBND tỉnh với các cơ quan Trung ương, Thường trực Tỉnh
ủy, Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các
đoàn thể quần chúng cấp tỉnh, các Ban của Tỉnh ủy, các Ban của HĐND tỉnh, Tòa án
nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và các tỉnh, thành phố bạn.
Theo dõi, chỉ đạo các ngành và lĩnh vực: Công an tỉnh; Cảnh sát Phòng cháy và
chữa cháy tỉnh; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh; Sở Kế hoạch
và Đầu tư; Sở Tài chính; Cục Thuế; Kho bạc Nhà nước tỉnh; Sở Ngoại vụ; Sở Nội vụ;
Sở Tư pháp; Thanh tra tỉnh.
Trực tiếp làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh; Chủ tịch Hội
đồng thi đua khen thưởng tỉnh; Trưởng Ban Chỉ đạo An toàn giao thông tỉnh; Trưởng
Ban Chỉ đạo về công tác Biên giới; Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới;
Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai của tỉnh; Chủ tịch Hội
đồng, Trưởng các ban chỉ đạo quan trọng khác.
Phụ trách địa bàn các huyện: Lắk, Krông Bông, Krông Ana và thành phố Buôn

Ma Thuột

SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

2


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

1.4. Sơ đồ tổ chức lãnh đạo UBND

Nhiệm vụ công tác của các thành viên UBND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 –
2016, theo Thông báo số 99/TB-UBND ngày 21/04/2015 của UBND tỉnh.

SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

3


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH LỄ HỘI CÀ PHÊ
BUÔN MÊ THUỘT
2.1. Xác định bối cảnh
2.1.1. Lịch sử phát triển cây cà phê ở Việt Nam
Người Pháp đưa cà phê vào Việt Nam khoảng năm 1850. Vào đầu năm 1900, cà
phê được trồng ở một số tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Lạng Sơn và Ninh Bình. Cà
phê Chè cũng được trồng ở khu vực miền Trung, ví dụ như các tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh. Mặc dù cà phê Chè xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam nhưng cũng có rất nhiều vườn
cà phê Mít (Coffea exelsa) được trồng trong thời gian này. Phải rất lâu sau đó, người

Pháp mới bắt đầu canh tác các vườn cà phê trên vùng đất thuộc Tây nguyên ngày nay.
Ban đầu, người ta trồng cà phê Chè trên vùng đất Tây nguyên. Trong quá trình
sinh trưởng và phát triển, các cây cà phê Chè bị rỉ sắt quá nặng nên thoái hóa dần.
Cuối cùng, người ta quyết định thay thế cà phê Chè bằng cà phê Vối và cà phê Mít.
Ở Quảng Trị, người Pháp cũng trồng những cây cà phê đầu tiên nhưng sau này là
loại cà phê Mít.
Trong khoảng thập niên 90, sản lượng cà phê của Việt Nam đã tăng lên nhanh
chóng, nguyên nhân chủ yếu là do:
- Thực hiện chủ trương giao đất cho nông dân;
- Giá cà phê tăng cao trong năm 1994 và giai đoạn 1996 – 1998;
- Cùng với chính sách định canh định cư, nhiều người dân đồng bằng đã di cư lên
sinh sống và thâm canh cà phê ở vùng Tây Nguyên. Việc thâm canh cà phê trên quy
mô rộng diễn ra điển hình nhất ở khu vực Tây Nguyên. Hầu hết các vườn cà phê mới
trồng trong giai đoạn này là cà phê Vối (Robusta). Tỉnh Đăklăk trở thành tỉnh có diện
tích cà phê lớn nhất Việt Nam và sản lượng cà phê của Đăklăk chiếm gần một nửa tổng
sản lượng cà phê toàn quốc.
Những năm gần đây, Chính phủ đã ra quyết định ổn định diện tích trồng cà phê ở
mức 500 ngàn hecta nhằm tránh hiện trạng phá rừng để trồng cà phê khi giá lên cao.
Hiện nay, Việt Nam có lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau
Bra-xin, đứng đầu về xuất khẩu cà phê Vối và lượng xuất khẩu chiếm khoảng 14% thị
phần toàn cầu.

SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

4


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

2.1.2. Thực trạng nghành cà phê Việt Nam hiện nay.

Cách đây chưa đầy một thập niên, trên bản đồ cà phê thế giới, Việt Nam là một
cái tên xa lạ. Thế nhưng vài năm trở lại đây, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ hai thế
giới về xuất khẩu mặt hàng này. Không những thế, với tổng kim ngạch xuất khẩu xấp
xỉ 1,5 tỉ USD/năm, cà phê Việt Nam đã trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn. Vì
vậy để cà phê Việt Nam có thể tiến xa hơn nữa cần phải có chiến lược phát triển ngành
cà phê Việt Nam.
Việt Nam với vai trò là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới và là một
trong năm nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu khiến cho 40.000 ha
cà phê bị sâu bệnh và khoảng 5.000 ha bị mất trắng. Bên cạnh đó, diện tích vườn cây
cà phê già cỗi cho năng suất thấp đã lên tới 30% khiến sản lượng cà phê trong nước sụt
giảm mạnh.
Trong khi đó, tiêu thụ cà phê thế giới trung bình giai đoạn 2010 – 2012 tăng
2,4%. Riêng năm 2012, mức tiêu thụ tăng 2,1%. Tiêu thụ nội địa của thị trường truyền
thống đạt 71,4 triệu bao, tăng 1% so với năm trước.
Tại thị trường Hoa Kỳ, tổng sản lượng tiêu thụ năm 2012 tăng 7%. Đây được
xem là mức tăng trưởng khá cao so với mức 3,9% của các năm 2010, 2011. Đặc biệt,
tại Australia, năm 2012 tiêu thụ nội địa tăng tới 15,9%, Tây Ban Nha tăng 9,1% so với
năm 2011.
Từ các phân tích trên cho thấy, sản lượng cà phê của các nước xuất khẩu cà phê
hàng đầu có xu hướng giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới và cả
nội địa đều tăng. Dự báo nguồn cung cà phê của thế giới vẫn hạn chế trong năm 2015,
vì vậy ngành Cà phê Việt Nam đối diện với cơ hội lớn. Tuy nhiên vẫn còn những tồn
tại như hiện tượng trộm cà phê hoặc các gốc cà phê bị già cỗi… đang là thách thức cho
tăng trưởng ngành hiện nay.
2.1.3. Lịch sử hình thành Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột.
Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột được tổ chức ở TP Buôn Mê Thuột, đây là lễ hội
lớn ở Tây Nguyên. Được thủ tướng chính phủ công nhận mang tầm vóc một lễ hội cấp
Quốc gia, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất nước ta,
với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm
40% sản lượng cả nước. Kim nghạch xuất khẩu của tỉnh, đến 80 quốc gia và vùng lãnh

thổ trên thế giới. Nghành cà phê luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

5


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

Từ năm 2005 trở lại đây, nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả kinh tế
của nghành cà phê nói chung và cà phê Đắk Lắk nói riêng. Đồng thời đẩy mạnh công
tác quảng bá, giới thiệu cho thương hiệu mang tên gọi xuất xứ hàng hóa “ cà phê Buôn
Mê Thuột” tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức “ Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột” lần thứ 1 năm
2005 và lần thứ 2 năm 2008, tuần lễ văn hóa cà phê tại thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh năm 2007 đã nhận được sự ủng hộ của chính phủ, các Bộ Nghành Trung Ương,
được bình chon là 1 trong 10 sự kiện lớn của nghành thương mại Việt Nam năm 2005
và của nghành văn hóa Thể Thao và Du Lịch năm 2008. Tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp cà phê trong và ngoài nước, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, xúc
tiến thương mại, từng bước nâng cao kiến thức trong sản xuất, chế biến cà phê, đồng
thời chất lượng sản phẩm và kim nghạch xuất khẩu ngày được tăng cao. Lễ hội cà phê
Buôn Mê Thuột đã được các bộ: bộ Công Thương, Ngoại Giao, Văn hóa Thể Thao và
Du Lịch, Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quan tâm ủng hộ của Chính phủ, các
Bộ ngành Trung ương; được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện lớn của ngành Thương
mại Việt Nam 2005 và của ngành Văn hoá Thể Thao và Du lịch năm 2008.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cà phê trong và ngoài nước quảng bá thương
hiệu, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, từng bước nâng cao kiến thức trong
sản xuất, chế biến cà phê; đồng thời, chất lượng sản phẩm cà phê và kim ngạch xuất
khẩu ngày được tăng cao.
Qua các lần tổ chức Lễ hội cà phê các năm, đều thu hút được nhiều lượt khách
tham quan và quy tụ được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia: Lễ hội
lần thứ nhất thu hút được trên 300.000 lượt khách tham quan, quy tụ được 106 doanh

nghiệp trong và ngoài nước với 400 gian hàng; Lễ hội lần thứ 2 với quy mô lớn hơn
thu hút được trên 350.000 lượt khách tham quan, quy tụ 145 doanh nghiệp với trên 450
gian hàng.
Trong năm 2011, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3,
tiếp tục cho kế hoạch quảng bá ngành cà phê Việt Nam lên tầm cao mới, tạo sân chơi
chung cho ngành cà phê thế giới.
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã được các Bộ: Công Thương, Ngoại Giao, Văn
hóa Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm ủng hộ; được
Thường trực Chính phủ thống nhất cho tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Lễ hội cà phê
Buôn Ma Thuột – 2011 kế thừa những thành công đã đạt được của Lễ hội cà phê năm
SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

6


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

2005 và năm 2008, Tuần lễ Văn hoá cà phê năm 2007 và tiến xa hơn với mong muốn
trở thành sự kiện quan trọng của ngành cà phê Việt Nam mang tầm quốc tế, từng bước
khẳng định chỗ đứng và khẳng định vị thế của thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị
trường thế giới.
2.1.4. Giới thiệu chương trình Lễ hội Cafe Buôn Ma Thuột trong những năm qua.
2.1.4.1. Chương trình lễ hội cafe Buôn Ma Thuột lần thứ IV - năm 2013.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013 diễn ra từ ngày 9/3 đến ngày
12/3 tại TP Buôn Ma Thuột với chủ đề: “Cà phê Buôn Ma Thuột liên kết và phát
triển”. Trong thời gian diễn ra lễ hội có nhiều nội dung, chương trình đặc sắc như: Hội
chợ - triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt.

Hình 2.1. Lễ khai mạc hội chợ triển lãm chuyên nghành cà phê
Lễ hội đường phố với chủ đề “Thế giới cà phê - Cà phê thế giới” với sự tham gia

của gần 1.000 nghệ nhân và quần chúng; lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột
với chủ đề “Hương sắc cao nguyên”;

SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

7


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

Hình 2.2. Lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ IV
Ngoài ra còn có các hoạt động như: Hội thảo “Giá trị gia tăng của cà phê trong
chuỗi sản xuất và chế biến cà phê”; hội thi pha cà phê; thi chọn “Nữ hoàng cà phê”;
chương trình giao lưu giọng ca vàng Đắk Lắk; hội thi Nhà nông đua tài; triển lãm thời
sự - nghệ thuật cà phê, du lịch Đắk Lắk, lịch sử đồn điền cà phê CADA và âm nhạc
cồng chiêng Tây Nguyên; chương trình hành trình du lịch cà phê; tổ chức khu phố cà
phê, uống cà phê miễn phí...
2.1.4.2. Chương trình lễ hội cafe Buôn Ma Thuột lần thứ V – năm 2015
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần V năm 2015 được diễn ra từ ngày 9 đến
12/3/2015. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Việt
Nam nói chung, bởi sự kiện này cùng với dịp Kỷ niệm 110 năm hình thành và phát
triển thành phố Buôn Ma Thuột; 40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh
Đắk Lắk; 100 năm hình thành và phát triển của cây cà phê tại vùng đất Buôn Ma
Thuột.
Các chương trình chính bao gồm: Lễ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Buôn Ma
Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk; Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần V năm
2015 với Chủ đề “ Cà phê Buôn Ma Thuột – Hội tụ tinh hoa đại ngàn”; Chương trình
pháo hoa nghệ thuật; Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V năm 2015 với
chủ đề “ Vọng mãi Cà phê Buôn Ma Thuột”;


SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

8


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

Hình 2.3. Khai mạc lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ V - năm 2015
Hội chợ Triển lãm chuyên ngành Cà phê với chủ đề “ Cà phê Buôn Ma Thuột –
dòng chảy cuộc sống”; Hội thảo về Phát triển cà phê bền vững; Chương trình trò chơi
cho 5 tỉnh Tây Nguyên; Chương trình chung kết Hội thi pha chế cà phê lần III năm
2015; Chung kết Hội thi Nhà nông đua tài; Chương trình Đêm hội vào mùa, chủ đề
“Hội tụ nhà nông”; Chương trình Liên hoan nghệ thuật Sức sống cội nguồn; Triển lãm
ảnh nghệ thuật “Hành trình cà phê Buôn Ma Thuột Đắk Lắk”; Trưng bày hiện vật –
ảnh kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, chủ đề “Thời gian lịch sử và chủ
quyền thiêng liêng của Tổ quốc”; Giới thiệu hoạt động của công ty Cổ phần Sở giao
dịch hàng hóa và cà phê Buôn Ma Thuột; Hội thảo về giao dịch hàng hóa và sự phát
triển của ngành cà phê, nông sản Việt Nam; Trưng bày sinh vật cảnh; Chương trình
Hội mùa Phú Mỹ; Chương trình Gặp mặt, biểu dương người có uy tín trong đồng bào
dân tộc thiểu số và chức sắc, chức việc tôn giáo tiêu biểu vùng Tây Nguyên

SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

9


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

.
Hình 2.4. Lễ diễu hành trong Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 5 – năm 2015.

Các chương trình phụ trợ: Công tác an sinh xã hội; Tổ chức giải Bóng chuyền bãi
biển trên Cao nguyên Đắk Lắk; Hội thi tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên chủ đề
“Văn hóa Tây nguyên”; Thưởng thức cà phê miễn phí; Phố đi bộ, Chợ đêm với chủ đề
“Phố núi Cao nguyên”; Ngày hội Du lịch Đắk Lắk chào mừng Lễ hội Cà phê Buôn Ma
Thuột lần V năm 2015.
2.1.5. Đánh giá hiệu quả của chương trình.
2.1.5.1. Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ IV – năm 2013
Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ IV – năm 2013 đã khép lại trong sự thành
công và để lại nhiều ấn tượng trong mỗi người tham gia. Sự thành công rực rỡ của lễ
hội là rất đáng kể. Lễ hội đã Thu hút hơn 3.000 khách du lịch và 280.000 lượt người
tham quan trong và ngoài nước chỉ trong 4 ngày diễn ra từ 9/3 đến 13/3 năm 2013. Lễ
hội cà phê Buôn Ma Thuột là một trong những lễ hội lớn mang tầm quốc gia, góp phần
quảng bá, khẳng định thương hiệu cà phê, khuyến khích tiêu thụ trong nước, đẩy mạnh
xuất khẩu.
Có thể thấy được những giá trị to lớn mà lễ hội cà phê lần này mang lại trong xúc
tiến, quảng bá thương hiệu góp phần nâng cao giá trị, và vì một ngành cà phê phát
triển bền vững. Qua chuỗi hoạt động diễn ra tại lễ hội, sự kết nối đã đi từ lắng nghe
đến thấu hiểu và chia sẻ. Đó là triển lãm chuyên ngành cà phê có quy mô lớn nhất
SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

10


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

nước từ trước tới nay, với sự tham gia của 221 doanh nghiệp, 725 gian hàng, đã thực
sự là dịp để các doanh nghiệp, nhà khoa học, người trồng cà phê gặp gỡ trao đổi kinh
nghiệm, chuyển giao khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, chế biến cà phê. Lễ hội còn là
dịp để nâng cao giá trị gia tăng hạt cà phê Việt Nam, tiêu thụ nội địa, đẩy nhanh chế
biến sâu, xây dựng, quảng bá cà phê Việt Nam, đặc biệt là cà phê Ban Mê Thuột.

Thông tin về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4, năm 2013 đã được truyền tải
sống động trên 100 tờ báo trong và ngoài nước. Lễ hội cũng thu hút trên 80 Đại sứ,
Tổng lãnh sự và đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam tham gia. Điều đó cho thấy
được Lễ hội cà phê là một trong những lễ hội cần phải bao tồn và phát huy hơn nữa,
không những thúc đẩy phát triển nghành cà phê Việt Nam mà còn là nơi hội tụ, quảng
bá nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên.
2.1.5.2. Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ V – năm 2015
Tiếp nối sự thành công của những chương trình trước, lễ hội cà phê Buôn Mê
Thuột lần thứ V – năm 2015 cũng đã gặt hái được rất nhiều thành công. Theo đánh giá
của UBND tỉnh, Lễ hội đã được tổ chức thành công tốt đẹp với nhiều chương trình,
nội dung đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên nói chung và
Đắk Lắk nói riêng; lễ hội lần này có quy mô lớn hơn so với 4 lần tổ chức trước, Riêng
trong ngày khai mạc, hơn 1.000 lượt khách đã đến tham quan và trải nghiệm, trong nội
dung chương trình có sự tham gia nhiều hơn của nông dân sản xuất cà phê; lượng
khách quốc tế đến với Lễ hội đông hơn với tính chất quan hệ quốc tế lớn hơn.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V – năm 2015 đã đạt được các mục tiêu,
yêu cầu đề ra góp phần xây dựng, quảng bá thương hiệu cà phê Việt nói chung và cà
phê Buôn Ma Thuột nói riêng; tiếp tục mở rộng, phát triển các hoạt động hợp tác, kinh
doanh cà phê; tôn vinh các nhà khoa học, doanh nghiệp và những người nông dân trực
tiếp sản xuất cà phê; giới thiệu quảng bá văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên, phấn
đấu xây dựng và từng bước định hình về thương hiệu kinh tế của cà phê.
2.1.6. Qui mô của chương trình
Sau thành công của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ I – năm 2005, lần thứ
II – năm 2008, lần thứ III – năm 2011, lần thứ IV – năm 2013, đã nhận được sự ủng hộ
của Chính Phủ cũng như các Bộ nghành trung ương, được bình chọn là 1 trong 10 sự
kiện lớn của ngành thương mại Việt Nam. Chính phủ đã đồng ý cho tỉnh Đắk Lắk
được chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh Tây Nguyên tổ chức
SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

11



Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột định kỳ 2 năm một lần vào tháng 3 với quy mô cấp
quốc gia. Với mong muốn trở thành sự kiện quan trọng của ngành cà phê Việt Nam
mang tầm quốc tế, từng bước khẳng định chỗ đứng và khẳng định vị thế của thương
hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột nhằm tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp cà phê trong và ngoài nước quảng bá thương hiệu, giới
thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, từng bước nâng cao kiến thức trong sản xuất, chế
biến cà phê; đồng thời, chất lượng sản phẩm cà phê và kim nghạch xuất khẩu ngày
càng tăng với mong muốn trở thành sự kiện quan trọng của ngành cà phê Việt Nam
mang tầm quốc tế, từng bước khẳng định chỗ đứng và khẳng định vị thế của thương
hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
2.1.7. Sự ảnh hưởng của chương trình với công chúng
Lễ hội chính là không gian để giao lưu văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên, đến
đây du khách có thể tìm hiểu được thêm nhiều nét đặc sắc về văn hóa, tham quan và
khám phá thiên nhiên núi rừng, thưởng thức không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên, cũng như được thưởng thức miễn phí hương vị cà phê thơm ngon.
Qua các lần tổ chức Lễ hội cà phê các năm, đều thu hút được nhiều lượt khách
tham quan và quy tụ được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Lễ hội
lần thứ nhất thu hút được trên 300.000 lượt khách tham quan, quy tụ được 106 doanh
nghiệp trong và ngoài nước với 400 gian hàng. Lễ hội lần thứ 2 với quy mô lớn hơn
thu hút được trên 350.000 lượt khách tham quan, quy tụ 145 doanh nghiệp với trên 450
gian hàng. Lễ hội lần 3 sự thu hút lên tới gần 1 triệu lượt khách tới tham quan và trong
năm 2013, Lễ hội cà phê lần thứ 4 diễn ra từ ngày 9 đến 12.3.2013 với quy mô hoành
tráng hơn cùng 500 gian hàng của 150 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cà phê
và các sản phẩm liên quan.
2.2. Phân tích mô hình SWOT và mô hình PEST
2.2.1. Điểm mạnh

Việt Nam là nước xuất khẩu café Robusta lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil,
và cà phê là một trong năm mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị cao. Cụ thể
Xuất khẩu cà phê Việt Nam ước đạt 3,6 tỉ USD trong năm 2014, tăng 32% về giá
trị so với năm ngoái, khiến cho Việt Nam trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê
xếp thứ hai thế giới sau Brazin, theo Hiệp hội cà phê cacao Việt Nam (Vicofa).
Tính chung cả năm, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,7 triệu tấn cà phê, tăng 33% về
SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

12


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

lượng, với mức giá bình quân 2.086 USD/tấn, thấp hơn 2,46% so với năm 2013. Và
Trong đó Đắk Lắk là địa phương có sản lượng xuất khẩu cà phê nhân nhiều nhất
nước, mỗi năm đạt từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên nhưng chủ yếu là xuất khẩu thô
(chiếm trên 80% sản lượng) từ năm 2004 đến nay, và để đạt được những con số này
không thể không kể đến Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột đã góp phần vào việc quảng bá
mãnh mẽ thương hiệu cà phê Việt Nam, sự thành công qua mỗi lần tổ chức lễ hội,
Không những phát triển về cà phê hằng năm nghành du lịch của Đak Lak thu hút hàng
triệu lượt khách du lịch đến tham dự lễ hội café. Đem đến một không gian đậm đà bản
sắc dân tộc vùng miền cho du khách khám phá.
Lễ hội là nơi qui tụ các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến sản xuất café đã có
665 gian hàng đăng ký tham gia Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê; có 32 đơn vị
đăng ký và tìm hiểu thông tin để tài trợ cho Lễ hội với tổng số tiền đăng ký là 13 tỷ
220 triệu đồng chưa kể Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đang chờ phê duyệt
là 1,7 tỷ đồng. Với tổng số tiền đầu tư cho lễ hội lên đến 20 tỷ đồng ủy ban nhân dân
tỉnh Đak Lak cùng với sự phối hợp tổ chức của các Bộ Thông Tin và truyền thông, Bộ
văn hóa thể thao du lịch,… chuẩn bị kĩ lượng các khâu truyền thông, tổ chức lễ hội đã
mang đến những thành công rực rỡ ấy.

2.2.2. Điểm yếu
Ngoài những điểm mạnh của chương trình, bên cạnh ấy vẫn còn những hạn chế
cần phải khắc phục, dù là lễ hội để các nhà nông, doanh nghiệp tham gia giới thiệu,
quảng bá café, nhưng nhà nông muốn tham gia lễ hội phải mua vé hoặc xin giấy mời
của một người quen nào đó. Còn việc khai trương sàn giao dịch cà phê chỉ có lãnh đạo
và doanh nghiệp tham gia, còn nhà nông (chiếm hơn 80% diện tích cà phê Đắk Lắk)
không được mời tham gia.
Trong lễ hội có rất nhiều chương trình đặc sắc, hấp dẫn, thế nhưng vẫn còn có
nhiều điểm đen ví như điều khiến khách tham quan không hài lòng là việc ban tổ chức
không làm tốt như đã nói ở kỳ họp báo trước đó. Tình trạng rác vương vãi khắp nơi,
các gian hàng chưa hoàn thành đã để vật tư chiếm lối đi của khách tham quan đã ảnh
hưởng tới không ít gian hàng. Ngay vị trí trước sân khấu còn nhiều gian đang thi công
bụi bặm ảnh hưởng không nhỏ tới mỹ quan của hội chợ lần này. Như đã thông báo thì
"toàn thành phố sẽ có 50 tủ phát cà phê mang đi, tạo điểm nhấn cho hội chợ". Thế
nhưng tới ngày khai mạc hội chợ thì vẫn không hề xuất hiện một tủ nào như đã nói.
SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

13


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

Điều đó phần nào phản ảnh năng lực yếu kém của ban tổ chức cũng như cách điều
hành hội chợ của cơ quan quản lý.
2.2.3. Môi trường kinh tế
Cà phê là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên thế giới trong những năm qua.
Khủng hoảng kinh tế gần như không tác động đến nhu cầu tiêu thụ cà phê, Xuất khẩu
cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế chúng ta một lượng ngoại tệ lớn, khoảng 500
triệu USD. Xuất khẩu cà phê góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu của
chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế xã hội

nói chung của đất nước. Mặt khác xuất khẩu cà phê còn góp phần giúp tạo vốn cho đầu
tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, là
một ngành sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra nhiều công ăn
việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2011 nước ta xuất khẩu 1,257 triệu tấn cà phê, đạt
kim ngạch 2,752 tỉ USD; năm 2012 với 1,732 triệu tấn, đạt 3,673 tỉ USD; năm 2013
tính đến nửa tháng 7 đã là 838.867 tấn, đạt gần 1,8 tỉ USD. Hiện nay chúng ta cung
cấp 39% lượng cà phê Robusta trên toàn thế giới. Đây là loại được ngành công nghiệp
ưa chuộng.Thống kê ngành nông nghiệp cho thấy giá xuất khẩu cà phê của nước ta đạt
bình quân cho cả sáu tháng đầu năm 2013 là 2.160 USD/tấn. Mức này cao hơn nhiều
so với chỉ số giá sàn kỳ hạn Robusta London cùng kỳ là 2.008 USD/tấn do Tổ chức Cà
phê thế giới (ICO) cung cấp trong báo cáo tháng 6-2013.
Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) thì mỗi năm ngành cà phê thu
hút khoảng 600.000 – 700.000 lao động, thậm chí trong ba tháng thu hoạch số lao
động có thể lên tới 800.000 lao động. Lao động làm việc trong ngành cà phê chiếm
khoảng 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao
động trên toàn nền kinh tế quốc dân.
2.2.4. Chính trị - pháp luật
Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm phúc
lợi…Ngành cà phê thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm nhiều đối tượng khác
nhau. Vì vậy đòi hỏi chính sách tiền lương cũng đa dạng, thuỳ theo từng đối tượng
tham gai vào từng công đoạn của sản xuất cà phê xuất khẩu. Với người dân trồng cà
phê phải có chính sách cụ thể về giá cả, về chính sách bảo hộ, giúp họ yên tâm hơn
trong sản xuất. Với đội ngũ cán bộ tham gia công tác xuất khẩu cà phê thì phải có chế
SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

14


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam


độ tiền lương phù hợp, ngoài ra cung cấp các trang bị cần thiết để họ nắm bắt được
thông tin thị trường thế giới. Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê
như: giá cà phê, số lượng cà phê, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất
khẩu cà phê...
Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung
lượng của thị trường cà phê. Song nó cung có rào cản lớn hạn chế khả năng xuất khẩu
nếu như tình hình chính trị không ổn định. Việt Nam ta có điều kiện chính trị tương
đối ổn định, do vậy không chỉ là điều kiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp
dẫn các nhà đầu tư kinh doanh cà phê vì đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ. Thị
Trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về chính trị và khá ổn định trong chính sách
chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy sẽ giúp cho Việt Nam có thị trường ổn định.
2.2.5. Văn hóa - Xã hội
Văn hoá khác nhau cũng quy định viêc xuất nhập hàng hoá khác nhau. Nền văn
hoá của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen với người dân của
nước đó. Việc xuất khẩu cà phê sẽ mang văn hoá của ta vào nước nhập khẩu. Nếu như
ta cố tình giữ cho văn hoá Việt Nam thì đôi khi nó lại là cản trở cho việc xuất khẩu vào
thị trường EU. EU đánh giá rất cao về nguồn gốc xuất xứ cà phê, tuy nhiên ở Việt Nam
thì việc sản xuất cà phê phân tán, việc thu mua là tập trung từ nhiều đơn vị nhỏ lẻ, hộ
gia đình. Điều này rất khó cho Việt Nam trong việc lấy tên xuất xứ sản phẩm cà phê.
Mục đích xuất khẩu là phục vụ nhu cầu của nước nhập khẩu. Chính vì vậy mặt hàng cà
phê của ta có phù hợp với nhu cầu của người tiêu dung nước đó hay không. Đòi hỏi ta
phải biết dung hoà giữa nền văn hoá Việt Nam với văn hoá quốc gia nhập khẩu. Yếu tố
văn hoá con chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán của từng nước, nước đó thích
uống cà phê hoà tan, hay la cà phê đen, thích cà phê phin hay cà phê uống ngay. Như
vậybuộc ta phải tìm hiểu để có chính sách xuất khẩu phù hợp.
2.2.6. Công nghệ
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói
chung và với hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng. Khoa học công ngệ ngày càng phát
triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càng dễ dàng hơn. Khoảng cách

không gian thời gian không còn là trở ngại lớn trong việc xuất nhập khẩu. Sự phát
triển của mạng thông tin toàn cầu Internet, giúp cho mọi thông tin thị trường thế giới
được cập nhật liên tục thường xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có thể
SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

15


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

quảng cáo được sản phẩm của mình mà mà tốn rất ít chi phí. Tuy nhiên trong việc tạo
nguồn hàng xuất khẩu, đối với những nước xuất khẩu cà phê như Việt Nam. Việc trồng
trọt chế biến cà phê còn thiếu máy móc trang thiết bị nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng
không đảm bảo, năng suất không ổn định,…Gây khó khăn cho việc xuất khẩu cà phê.
Như vậy khoa học kỹ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ là điều kiện giúp
cho nước ta có điều kiện hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu như không biết áp dụng nó thì
sẽ là một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ bị tụt hậu xa hơn với các nước về kỹ thuật như vậy
sẽ không đủ khả năng để nâng cao khả cạnh tranh cho Việt Nam.
2.3. Các đối tượng liên quan
2.3.1. Ban tổ chức
(1) Ông Y Dhăm Ênuôl - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Trưởng ban.
(2) Ông Đinh Văn Khiết, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, làm Trưởng Tiểu
ban.
(3) Ông Phạm Tâm Thanh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, làm
Phó Trưởng Tiểu ban.
(4) Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công Thương, làm Phó Trưởng
Tiểu ban.
(5) Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, làm Phó Trưởng tiểu ban.
2.3.2. Chính quyền địa phương

(1) Ông Huỳnh Thủ Đô, Phó Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột.
(2) Ông Dương Văn Xanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn.
(3) Ông Tô Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lắk.
(4) Bà Nguyễn Thị Tiết Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh.
2.3.3. Giới truyền thông
(1) Ông Trần Trung Hiển, phó giám đốc Sở thông tin và truyền thông
(2) Ông Nguyễn Cảnh, phó trưởng ban Tuyên Giáo tỉnh ủy
(3) Ông Dương Thế Hoàn Phó tổng biên tập báo Đak Lak
2.3.4. Các bên liên quan
(1) Sở Thông tin và truyền thông
(2) Sở ngoại vụ
(3) Sở Văn hóa, thể thao và du lịch
(4) Sở công thương
(5) Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Đak Lak
(6) Các cơ quan báo đài, trung ương, các đơn vị bảo trợ thông tin.
SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

16


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

17


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

CHƯƠNG 3. LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO CÂY CÀ

PHÊ VIỆT NAM THÔNG QUA LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MÊ
THUỘT
3.1. Xác định mục tiêu truyền thông
Quảng bá sâu rộng về xuất xứ địa lý café Việt Nam nói chung và các tỉnh Tây
Nguyên nói riêng ra thị trường Thế Giới. Mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước ngoài,
nâng cao mức tiêu thụ nội địa, nhằm đưa nghành café Việt Nam phát triển bền vững
trong thời gian tới.
Cung cấp những thông tin cơ bản và chuyên sâu về café, tạo ra cơ hội để những
người đam mê café cũng chia sẻ và hành động vì café Việt, để thúc đẩy yếu tố tinh
thần dân tộc “ người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Cũng như vai trò của cà phê đối với
thương mại, kinh tế và đời sống nông dân.
Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh café đẩy mạnh xúc tiến
thương mại, quảng bá chất lượng, hình ảnh để kích cầu tiêu thụ trong nước và tăng
kim nghạch xuất khẩu. Góp phần nâng cao tầm giá trị và tầm quan trọng của café Việt
Nam cũng như nâng cao sự cạnh tranh của các thương hiệu café Việt Nam với các
thương hiệu trên thế giới.
3.2. Xác định công chúng mục tiêu.
Với qui mô lễ hội đạt cấp quốc gia và sự thành công của chương trình nhiều năm
qua, lễ hội đã thu hút được sự quan tâm và chú ý của công chúng trên cả nước. Vì vậy
việc xác định công chúng mục tiêu là điều vô cùng quan trọng. Công chúng mục tiêu
của lễ hội gồm:
Là nhân dân trên cả nước nói chung và miền Trung - Tây Nguyên nói riêng, là
người nước ngoài đang sống tại Việt Nam, đặc biệt đó là những người thích uống café
và có niềm đam mê chung về café, là các tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản
xuất café với mong muốn quảng bá hình ảnh, thương hiệu chất lượng của café ra toàn
Thế Giới. Là các đoàn thể ban nghành có nhiệm vụ quan trọng trong việc thúc đẩy cây
cà phê Việt Nam phát triển.
Vì mang tính chất lễ hội truyền thống nên cần thu hút được đông đảo công chúng
tham gia, góp phần quảng bá được sự kiện, đăch biệt là café Việt Nam.
3.3. Thông điệp truyền thông

• Thông điệp: Hương vị cà phê – đậm chất Tây Nguyên
SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

18


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam

• Ý nghĩa thông điệp: xuất phát từ vùng đất đỏ bazan nơi mà hạt cafe được vun
trồng từ bàn tay người nông dân cần cù, chịu khó. Đem đến những hạt café tươi ngon,
hạt café của vùng đất này đã đi khắp năm châu, hương vị lan tỏa đến nhiều nơi trên thế
giới. Thông điệp này muốn gửi gắm đến công chúng khi đến với lễ hội bạn sẽ được
thưởng thức café và đắm mình trong không gian văn hóa đặc sắc của dân tộc Tây
Nguyên, và khi thưởng thức cafe không những là hương vị của nó, mà còn có công sức
của người trồng, của vùng đất đầy nắng và gió, của niềm tự hào dân tộc chứa đựng
trong từng hạt café.
3.4. Xác định chiến lược truyền thông
Chiến lược truyền thông là chìa khóa thành công cho mỗi chương trình, và để đạt
được hiệu quả cao nhất thì cần hoạch định những chiến lược cụ thể. Đối với Lễ hội cà
phê Buôn Mê Thuột lần thứ VI – năm 2017 thì chiến lược truyền thông được diễn ra từ
đầu tháng 2 đến tháng 3 năm 2017 có những chiến lược như sau:
Bảng 3.1. Kế hoạch thực hiện chiến lược cho chương trình truyền thông.
STT
1

2

Chiến
lược
Quan

công
chúng

Chiến thuật

Thời gian

Ý nghĩa truyền thông

hệ Tổ chức họp báo 01/02/2017 Tổ chức họp báo nhằm thông
tin đến giới truyền thông về
sự trở lại của lễ hội sau hai
năm mới diễn ra một lần. Để
thông qua báo chí thông báo
đến công chúng về lễ hội.
Buổi họp báo phải nói lên
được nội dung chính, gây
được ấn tượng mạnh với giới
truyền thông.
Sử
dụng Quảng cáo trên Từ
Cung cấp thông tin, hình ảnh
các
truyền hình.
02/02/2017 thể hiện được thông điệp
phương

truyền tải, gây được ấn tượng
tiện quảng
09/03/2017 mạnh mẽ đối với công chúng.

cáo
với
tần Nhất là công chúng ở các
suất quảng vùng nông thôn.
cáo liên tục
trên các đài
trung ương

SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

19


Lập kế hoạch truyền thông cho cây cà phê Việt Nam


tỉnh
Lắk.
Quảng cáo trên
Internet

toàn
Đắk

Cung cấp thông tin, nội dung
của thông điệp một cách rõ
ràng nhất và nó cũng là nơi
lưu giữ thông tin lâu và khó
bị mất đi. Tiếp cận với đông
đảo công chúng sống ở thành

thị.
Quảng cáo trên
Trình bày nội dung ý nghĩa
báo in
thông điệp một cách rõ ràng
nhất, chính xác nhất để tiếp
cận với công chúng ở thành
thị cũng như nông thôn.
Quảng cáo ngoài
Thông tin về thời gian, địa
trời:
điểm, thông điệp của lễ hội,
- Phướn
với tần suất phủ sóng hầu hết
- Băng rôn
các điểm đông dân cư, các
- Tấm lớn
điểm nút giao thông để gây sự
chú ý cho công chúng.
3
Chương
Tổ chức lễ hội 09Với chủ đề “ Hương vị cà phê
trình
sự cà phê Buôn Mê 12/03/2017 – đậm chất Tây Nguyên”. Lễ
kiện
Thuột lần thứ VI
hội là nơi giao lưu không gian
– năm 2017
văn hóa đặc sắc của các dân
tộc các tỉnh Tây Nguyên,

cũng là nơi để các doanh
nghiệp kinh doanh chế biến,
sản xuất cà phê quảng bá
thương hiệu, giao lưu học hỏi
kinh nghiệm cà phê với các
doanh nghiệp cũng như với
người tiêu dùng trong và
ngoài nước. Từ đó thúc đẩy
phát triển nghành cà phê Việt
Nam góp phần vào việc phát
triển kinh tế.
3.5. Xác định chiến thuật
SVTH: Võ Thị Bích Vi_CCQC06B

20


×