Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

môn độc chất học dành cho sinh viên khoa dược ôn thi hết môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.74 KB, 78 trang )

Phần I: Đại cương về độc chất học
1.

ĐẠI CƯƠNG
- Toxicology = Toxikon (chất độc) + logos (khoa học)
- Độc chất học (ĐCH) : là ngành khoa học nghiên cứu về các chất
độc, bao gồm việc phát hiện ra các chất độc, đặc tính lý hóa học
của chúng và những ảnh hưởng sinh học cũng như biện pháp
xử lý hậu quả do chúng gây ra.
- ĐCH là 1 ngành khoa học nghiên cứu tác động của các chất gây
độc có nguồn gốc khác nhau, mức độ độc khác nhau, sự ảnh
hưởng và ý nghĩa ứng dụng rất khác nhau. Do vậy ĐCH được
chia thành nhiều phân nghành khác nhau.
- Các lĩnh vực nghiên cứu : 6 lĩnh vực
+ ĐCH y học : nghiên cứu phương pháp chẩn đoán, xử trí và
phòng ngừa ngộ độc và các hậu quả có hại khác do thuốc, độc
tố nghề nghiệp, môi trường và các tác nhân sinh học.
+ ĐCH thực nghiệm: nghiên cứu đánh giá độc tính của hóa chất
trên hệ sinh học trong thực nghiệm.
+ ĐCH lâm sàng: nghiên cứu các bệnh do ngộ độc, nhiễm độc,
cách chẩn đoán và điều trị ngộ độc, nhiễm độc
+ ĐCH pháp y: xét nghiệm độc chất và khám lâm sàng các
trường hợp ngộ độc, nhiễm độc mang tính pháp lý
+ ĐCH môi trường: nghiên cứu sự vận chuyển của chất độc và
các chất chuyển hóa của chúng trong môi trường, trong chuỗi
thực phẩm và tác dụng độc của các chất này trên cá thể và
quần thể.
+ ĐCH công nghiệp: nghiên cứu những tác động có hại vs con
người bởi các hóa chất được sử dụng trong công nghiệp, các
sản phẩm và chất thải công nghiệp.



-

-

-

-

2.

Chất độc: là những chất vô cơ hay hữu cơ có nguồn gốc thiên
nhiên hay do tổng hợp, khi nhiễm vào cơ thể và đạt đến nồng
độ nhất định có thể gây hậu quả độc hại cho cơ thể sống.
• Lưu ý:
Độc tính: tính chất gây độc của chất độc đối vs cơ thể sống,
khác nhau qua cách bị nhiễm độc và theo loài và các yếu tố
nguy cơ ( suy gan, thận kết hợp vs các chất #)
Độc lực: là lượng chất độc trong những điều kiện nhất định
gây ảnh hưởng độc hại cho cơ thể.
Độ an toàn của thuốc : được xác định dựa trên các chỉ số sau
+ Chỉ số điều trị (TI = Therapeutic Index)
TI = TD50/ED50 đối vs người
TI = LD50/ED50 đối vs súc vật
TD50 : liều gây độc 50% (Toxic dose)
ED50: liều gây tác dụng 50% (Effect dose)
LD50: liều gây chết 50% súc vật (Lethal dose)
+ Tiêu chuẩn an toàn (SSM = Standard Safety Margin)
Là tỷ số giữa LD1 và ED99
SSM = LD1/ED99


PHÂN LOẠI CHẤT ĐỘC
- Dựa trên các tiêu chí sau đây:
+ Theo nguồn gốc: tự nhiên, tổng hợp, bán tổng hợp
+ Bản chất lý hóa: khí, lỏng, rắn-vô cơ, hữu cơ
+ Phương pháp phân tích: chất độc hóa tan trong nước, hòa tan
trong ether…
+ Tác động trên các hệ cơ quan
+ Tác dụng độc đặc biệt: gây ung thư, gây đột biến, gây quái
thai…
+ Các nguồn gây độc: các chất gây ô nhiễm nước, phụ gia thực
phẩm, hóa chất công nghiệp, hóa chất bảo vệ thực vật


-

Phân loại độ độc theo LD50:
Phân loại
Rất độc
Độc lực cao
Độc lực trung bình
Độc lực thấp
Không gây độc
Không có hại

-

Độc lực
< 1mg/kg
1 – 50 mg/kg

50 -500 mg/kg
0,5 – 5g/kg
5 – 15g/kg
>15g/kg

Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp gợi ý chất nghi ngờ
gây ngộ độc
Triệu chứng
Chất nghi ngờ gây ngộ độc
lâm sàng gợi ý
Hôn mê
Dẫn xuất barbiturat, benzodiazepin, opiat, methanol,
chống trầm cảm loại 3 vòng, tricloroethanol
Co giật
Amphetamin, metamphetamin, theophylin, chống trầm
cảm loại 3 vòng, mã tiền (strychnin)
Tăng HA và
Amphetamin,cocain,kháng cholinergic
tăng nhịp tim
Tụt HA và
Các thuốc chẹn kênh Ca, chẹn βchậm nhịp
adrenergic,clonidin,thuốc an thần gây ngủ
tim
Tụt HA và
Chống trầm cảm loại 3 vòng,trazodon,quetiaquin,các
tăng nhịp tim thuốc giãn mạch
Thở nhanh
Salicylat, carbon monoxide
Sốt cao
Thuốc chống giao cảm, salicylat,thuốc kháng

cholinergic,metamphetamin,các chất ức chế MAO
Co đồng tử
Các opioid, clonidin,dẫn xuất phenothiazin, các chất ức
chế cholinesterase bao gồm cả các chất phosphor hữu
cơ, carbamat,pilocarpin
Giãn đồng tử Amphetamin,cocain,LSD,atropin,các thuốc kháng


Phù phổi cấp
Toan lactic
máu
Hạ K máu
-

-

-

-

cholinergic khác, các chất ức chế MAO, dẫn xuất
phenothiazin,quinine,kháng Histamin TH1, các thuốc
chống giao cảm, chống trầm cảm loại 3 vòng
Aspirin,ethylenglycol,chống trầm cảm loại 3
vòng,paraquat,các opiat,các phosphor hữu cơ
Cyanid,Co,Ibuprofen,INH,metformin,salicylat,acid
valproic, thuốc gây co giật
Bari,cafein,theophylin,lợi niệu thiazid và lợi niệu quai

Nguyên tắc điều trị ngộ độc cấp: việc xử trí ngộ độc cấp nói

chung và dùng thuốc nói riêng cần phải thực hiện theo 3 nhóm
nguyên tắc sau đây:
+ Hồi sức tích cực – Điều trị triệu chứng – Chăm sóc toàn diện
+ Loại chất độc ra khỏi cơ thể
+ Trung hòa chất gây độc
• Hồi sức tích cực và điều trị triệu chứng
Hô hấp: thông khí, thở oxy, thở máy,thuốc kích thích hô hấp
(Niketamid, Bemegrit,…); NH3
Tuần hoàn: chống loạn nhịp tim, tụt HA
+ Chống loạn nhịp tim:
+ Chống tụt HA: truyền dịch hoặc dùng thuốc kích thích nâng
HA (Noradrealin, Dopamin, Isoprenalin…)
Thần kinh: chống co giật, hôn mê
+ Co giật: dùng thuốc chống co giật, tránh kích thích
+ Hôn mê: shock điện
→ Hồi sức tích cực nhằm phục hồi các chức năng sống của cơ
thể đặc biệt là chức năng hô hấp, tuần hoàn và thần kinh, điều
trị các triệu chứng xuất hiện như co giật,hạ thân nhiệt,tăng
thân nhiệt… và chăm sóc toàn diện cả tinh thần,vật chất cho
người bệnh.


-

-

-

-


+ Nếu tăng tiết dịch đường hô hấp thì dùng biện pháp hút dịch,
dùng thuốc giảm tiết dịch đường hô hấp (Atropin)
+ Nếu sốt cao thì hạ sốt bằng cách chườm mát hoặc dùng thuốc
hạ sốt
• Các biện pháp loại chất độc ra khỏi cơ thể
Tùy đường vào, đường ra của chất gây độc mà chọn các biện
pháp khác nhau:
+Khi bị ngộ độc những thuốc thải trừ qua đường hô hấp: đưa
nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, tới vùng thoáng khí, kích thích
hô hấp
+Khi bị ngộ độc những thuốc thải trừ qua da, niêm mạc: cởi bỏ
quần áo lẫn hóa chất độc, rửa, xối nước
+ Khi bị ngộ độc những thuốc thải trừ qua đường tiêu hóa: gây
nôn, uống than hoạt, rửa dạ dày
→ Chỉ gây nôn khi ngộ độc trước 6h và bệnh nhân ko bị hôn
mê không dùng biện pháp gây nôn khi bệnh nhân có hôn mê và
ngộ độc các chất ăn mòn như acid và base.
Giải thích:
sau 6h thức ăn đã xuống ruột nên ko gây nôn dc
Ko gây nôn khi bệnh nhân hôn mê vì nôn là phản xạ gồm 5 bộ
phận cảm ứng, đường truyền vào, đường truyền ra, trung tâm
điều khiển…Hôn mê ức chế thần kinh TW ko gây nôn dc. Nếu
nôn dc mà mất phản xạ nuốt sẽ làm tắc ruột.
Các chất ăn mòn như acid và base gây tổn thương thực quản,dạ
dày nên ko gây nôn khi ngộ độc các chất này
→ Rửa dạ dày :
Khi bệnh nhân ngộ độc và không hôn mê
Trước 6h vì chất độc chưa hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể.
Trường hợp có dụng cụ đặt nội khí quản thì có thể rửa dạ dày
khi bệnh nhân hôn mê



Khi ngộ độc những thuốc bài tiết qua niêm mạc dạ dày như
Morphin thì có thể rửa dạ dày sau ngộ độc 6h
Rửa dạ dày bằng nước muối sinh lý ấm (bệnh nhân sẽ không bị
mất nhiệt), dung dịch thuốc tím loãng có tính oxh mạnh làm các
chất độc tan mạnh trong nước → thải trừ chất độc , dung dịch
chứa tanin (khi ngộ độc ô đầu phụ tử, strychnine, atropin…)
→ Hạn chế hấp thu chất độc bằng cách dùng than hoạt tính.
Than hoạt tính kết hợp vs sorbitol và các thuốc tẩy muối để làm
tăng thải các chất gây ngộ độc qua phân. Than hoạt tính có thể
dùng đơn liều hoặc đa liều (chất gây độc có chu kỳ gan-ruột).
Để tránh tăng độ tan làm tăng hấp thu các chất gây độc không
nên dùng các thuốc tẩy dầu.
+ Loại chất gây độc qua đường tiết niệu:
→ Đối vs các chất gây độc tan mạnh trong nước và thải trừ qua
đường tiết niệu trước tiên phải truyền 100ml/cân nặng/24h.
Đây là biện pháp bài niệu tích cực có tác dụng rất tốt, giúp tăng
thải nhanh các chất gây độc ra khỏi đường tiết niệu
→ Thay đổi pH máu và nước tiểu
Đối vs các chất gây độc có tính acid như Phenobarbital
(Gardenal);aspirin; 2,4dicloroacetic, paraquat … cần phải kiềm
hóa máu và nước tiểu bằng natribicarbonat hoặc
trihydroxymethylaminmetan (T.H.A.M) nhằm tăng độ tan trong
nước, giảm tái hấp thu các chất ở ống thận giúp thải nhanh ra
ngoài.
Đối vs các chất gây độc có tính kiềm như
amphetamin,phencyclidine, morphin, mã tiền,atropin… cần
phải toan hóa máu và nước tiểu để hạn chế sự hấp thu qua ống
thận, giúp thải nhanh chất gây độc ra ngoài. Tuy nhiên việc gây

toan hóa máu và nước tiểu khó thực hiện trong thực tế vì sự


-

chịu đựng của bệnh nhân kém hơn nhiễm kiềm và toan hóa sẽ
làm nặng thêm tổn thương thận do tiêu cơ vân rất hay gặp
trong ngộ độc nên ít dùng biện pháp này.
+ Loại chất gây độc qua lọc máu:
Khi bệnh nhân bị ngộ độc ở trong tình trạng nặng, các chất gây
độc tan mạnh trong nước, có thể tích phân bố thấp, có thể
dùng biện pháp lọc máu. Tùy theo đặc tính lý,hóa của chất gây
độc mà dùng biện pháp lọc máu khác nhau như thẩm phân
màng bụng, chạy thận nhân tạo, lọc máu bằng cột lọc hấp phụ
(than hoạt hoặc resin), hoặc thay huyết tương hoặc thay máu.
Một số chất khi ngộ độc được chỉ định lọc máu có hiệu quả:
acid
valproic,carbamazepin,ethylenglycol,lithium,methanol,Phenoba
rbital,salicylat,theophylin.
• Trung hòa chất gây độc bằng thuốc giải độc đặc hiệu
Một số thuốc đối kháng thường dùng trong giải độc
Chất đối
kháng
Acetylcystein
(giúp tăng
tổng hợp
Glutathion)

Chất gây độc


Một số lưu ý khi dùng

Paracetamol (khi
ngộ độc có NAPQI)

Acid folinic

Các chất đối kháng
acid folic
như:methotrexat
(viêm khớp)

Sử dụng sớm,hiệu quả
giải độc cao trong vòng 810h,sau khi kiểm tra chức
năng gan,nồng độ
Paracetamol trong máu
để quyết định dùng
truyền TM và đường uống
Có thể tiêm bắp or TM.
Dùng thuốc càng sớm
càng tốt,nêu chậm sau
ngộ độc 1h sẽ ít tác dụng.


Fansidar(chống sốt
rét) ,Biseptol
Atropin

Các chất kháng
cholinesterase:

phosphor hữu cơ,
carbamat

Calcium (ko
tiêm bắp)

Fluorid,thuốc chẹn
kênh calci

Carbamid

Formaldehyd

Deferoxamin

Ion sắt

Ethanol

Methanol
Ethylenglycol
Etherglycol
Alcoxysistan
Theophyllin,cafein,
metaproterenol

Esmolol

Khởi đầu truyền TM
75mg, sau đó tiêm bắp

cách 6h một lần 12mg
Khởi đầu tiêm TM 2-5mg
(0,05mg/kg đối vs trẻ
em). Nếu ko có đáp ứng
dùng liều gấp đôi,cách 15
phút 1 lần. Kết thúc điều
trị khi giảm thở khò khè
và giảm tiết dịch hô hấp
Khởi đầu tiêm TM
15mg/kg và có thể tăng
liều khi cần, đặc biệt khi
ngộ độc các thuốc chẹn
kênh calci
Hòa tan trong nước uống
20-30g, trẻ em uống
400mg/kg
100mg Deferoxamin có
thể gắn dc 8,5mg ion sắt.
Khi ngộ độc nặng tiêm TM
15mg/kg/giờ
Điều chỉnh liều để nồng
độ ethanol trong máu đạt
được tối thiểu 100mg/dL
Truyền TM 2550µg/kg/phút


Flumazenil

Dẫn xuất
benzodiazepin


Fomepizol

Methanol,
ethylenglycol

Glucagon
(hormone
tuyến tụy)

Tiêm TM 0,2mg đối vs
người lớn và có thể tiêm
nhắc lại khi cần nhưng ko
vượt quá 3mg. Không
dùng khi có co giật hoặc
ngộ độc thuốc chống
trầm cảm loại 3 vòng và lệ
thuộc benzodiazepine
Truyền TM chậm trong 30
phút liều 15mg/kg,cách
12h một lần cho đến khi
nồng độ methanol hoặc
ethylenglycol dưới
20mg/dL
Tiêm TM bolus 5-10mg

Các thuốc chẹn thụ
thể β-adrenergic
như Propranolol
(chống tăng HA,

loạn nhịp tim)
Hydroxocobal cyanid(sắn,nhân hạt Tiêm TM chậm trên 15
amin (dạng
anh đào)
phút,liều 5g đối vs người
vit B12)
lớn
Kháng thể
Digoxin và các
1 lọ kháng thể có thể gắn
kháng digoxin glycoside tim (lá
kết dc 0,5mg digoxin
(Fab = KT đơn trúc đào)
dòng)
Vitamin K
Dẫn xuất coumarin Truyền TM chậm 1020mg,ngày ko quá 40mg,
sau đó uống 5-10mg
Dimercaprol Arsen,thủy
Tiêm bắp sâu và cần phải
(BAL)
ngân,chì,muối vàng thay đổi vị trí tiêm. Khởi
đầu 50mg.Đối vs ngộ độc


DinatriEDTA

Chì

Prussian blue Muối Thalium, Cs137


Succimer
Chì, thủy ngân
(acid
dimercaptosu
ccinic, DMSA)
ít độc tính
hơn BAL

-

cấp cách 4h tiêm 4mg/kg
trong 2 ngày,sau đó giảm
xuống 3mg/kg x 2
lần/ngày liên tục trong 8
ngày.
Đối vs ngộ độc mạn tính:
khởi đầu cách 4 giờ tiêm
2,5mg/ngày trong 2 ngày,
sau đó tiêm 2,5mg/kg
mỗi ngày liên tục trong
10-15 ngày
Truyền TM 3050mg/kg/ngày. Đợt điều
trị không nên quá 5 ngày
Người lớn uống mỗi lần
3g,ngày 3 lần. Trẻ em 212 tuổi uống mỗi lần 1g,
ngày 3 lần
Khi nồng độ chì trong
máu trẻ em trên 45µg/dL
, uống mỗi lần 10mg/kg,
ngày 3 lần. Có thể dùng

điều trị ngộ độc chì ở
người lớn

PHẦN 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CỦA
THUỐC TRÊN THỰC NGHIỆM
Để 1 thuốc có thể sử dụng được cần phải nghiên cứu độc tính
cấp và độc tính bán trường diễn


-

I.
-

-

-

Tùy thuộc loại thuốc mà yêu cầu bắt buộc thử các độc tính khác
nhau như độc tính trên sinh sản và phát triển, độc tính tại chỗ,
độc tính gây đột biến gen và độc tính sinh ung thư. Vs thuốc
sản xuất từ sinh phẩm nhất là sản xuất bằng phương pháp DNA
tái tổ hợp mà dùng đường tiêm thì bắt buộc phải thử độc tính
sinh miễn dịch
Nội dung các nghiên cứu tính an toàn trên thực nghiệm
Nghiên cứu độc tính cấp
Nghiên cứu độc tính bán trường diễn
Nghiên cứu độc tính tại chỗ: độc tính kích ứng da
Nghiên cứu độc tính sinh miễn dịch
Nghiên cứu độc tính sinh ung thư

Nghiên cứu độc tính trên sinh sản và phát triển
Nghiên cứu độc tính gây đột biến gen( biến chủng)
1. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp của thuốc
Độc tính cấp của thuốc (acute toxicology) là độc tính xảy ra sau
khi dùng thuốc 1 lần or vài ba lần trong ngày
Nghiên cứu độc tính cấp của thuốc trên động vật thực nghiệm
mục đích chính là xác định liều chết trung bình (mean lethal
dose) tức là liều làm chết 50% số con vật thí nghiệm trong
những điều kiện nhất định được ký hiệu là LD50 or LC50 (Nồng
độ gây chết 50% súc vật)
Cách tiến hành như sau:
+ Theo dõi súc vật chết trong vòng 72h
+ Căn cứ LD50 và LC50 để dự kiến liều thử tác dụng. Thường
liều thử tác dụng bắt đầu bằng 1/10 LD50
Ví dụ: LD50 = 50mg/kg → liều thử là 5mg/kg
+ Trường hợp không xác định được liều gây chết thì phải xác
định liều dung nạp tối đa (liều cao nhất mà súc vật dung nạp
được nhưng chưa có biểu hiện độc tính cấp)


-

-

+ Ngoài theo dõi tỷ lệ sinh vật chết cần theo dõi tình trạng ăn
uống, màu sắc da + niêm mạc, tình trạng phân, nước tiểu và các
biểu hiện bất thường khác….
Yêu cầu về động vật thí nghiệm
+ Loài động vật thực nghiệm: chọn 2 loài gặm nhấm và không
gặm nhấm; chọn cả đực và cái

+ Trạng thái sinh lý, bệnh lý
+ Trong điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc đồng nhất
+ Số lượng động vật thực nghiệm
+ Số lô động vật thí nghiệm: chia nhiều lô, nhiều nhóm (mỗi
nhóm tối thiểu là 10 con)
Dùng thuốc:
+ Đường dùng: tùy thuộc dự tính cho người mà dùng cho súc
vật
+ Thể tích thuốc sử dụng phải phù hợp.
Loài súc
vật
vịChuột
nhắt

Thể tích Uống Tiêm
(ml/kg màng
)
bụng
(l/kg)
Thể tích 10
5 – 10
lý tưởng

Tiêm
dưới da
(ml/kg)

Tiêm bắp
(ml/kg)


5

Thể tích 20
tối đa

20
nhưng
chia 2-3
vị trí
tiêm
khác
nhau

0,05ml/1
chỗ tiêm (2
vị trí
tiêm/ngày)
0,1ml/vị trí
tiêm (2 vị
trí
tiêm/ngày)

20


Chuột
cống

Thỏ


Mèo

Chó

Thể tích 10
lý tưởng

5 – 10

5

Thể tích 20
tối đa

20

10
nhưng
chia 2-3
vị trí
tiêm
khác
nhau
2,5

Thể tích 10
3–5
lý tưởng
Thể tích 20 (khi 10,5
tối đa

đói)

Thể tích
lý tưởng
Thể tích
tối đa
Thể tích
lý tưởng
Thể tích
tối đa

0,1ml/vị trí
tiêm (2 vị
trí
tiêm/ngày)
0,2ml/vị trí
tiêm (2 vị
trí
tiêm/ngày)

0,25

10

5

10
nhưng
chia 2-3
vị trí

tiêm
khác
nhau
2

0,5; tối đa
1ml

15

20

5

0,5; tối đa
1ml

5-8

1

1

15

20

2 nhưng 0,5 ; tối đa
chia 2-3 3ml
vị trí

tiêm
khác
nhau

0,25


Chuột
lang

-

-

Thể tích 10
lý tưởng

10

5

Thể tích 20
tối đa

20

10
nhưng
chia 2-3
vị trí

tiêm
khác
nhau

0,1 ml/vị
trí tiêm (2
vị trí
tiêm/ngày)
0,2ml/vị trí
tiêm (2 vị
trí
tiêm/ngày)

+ Bước nhảy liều, thăm dò liều ban đầu
+ Ngoại suy liều LD100 và LD0
+ Quan sát và ghi chép kết quả
Các trường hợp không xác định LD50
+ Không thể xác định LD50: Có nhiều thuốc cho uống vs liều rất
cao mà con vật ko chết thì có thể kết luận rằng: “Đã cho chuột
uống đến liều 500g/kg cân nặng chuột tính theo DL khô, chuột
nhắt trắng vẫn ko chết”
+ Không muốn xác định LD50: Đã cho chuột nhắt trắng uống
liều gấp 500 lần liều dùng có tác dụng trên người, chuột vẫn
không chết, ta kết luận thuốc có độ an toàn cao.
Các cách tính LD50:
+ Giấy kẻ milimet
+ Cách tính dùng số học, có phương pháp tính theo liều dùng
như phương pháp Behrens, phương pháp Behrens – Karber,
phương pháp Persin. Có phương pháp tính theo logarit của liều
như phương pháp Spearman – Karber, phương pháp Bliss,

phương pháp Thompson


+ Phương pháp sử dụng giấy logarit – probit như Miller-Tainter,
phương pháp Lichfield - Wilcoxol, phương pháp Bliss
+ Có phương pháp dùng đồ thị trên giấy logarit – probit và các
toán đồ như phương pháp Lichfield-Wilcoxon
+ Có phương pháp lại dùng phép tính số học ko cần đồ thị mà
vẫn tính dc cả LD50 và giới hạn tin cậy như phương pháp
Thompson và phương pháp Behrens – Schlosser
Phương pháp nghiên cứu độc tính bán trường diễn của
thuốc
Nghiên cứu độc tính ở những liều lặp lại.
Thời gian nghiên cứu độc tính bán trường diễn tùy thuộc vào
loại thuốc dc sử dụng trên lâm sàng, phụ thuộc vào thời gian
dự kiến dùng trên người (thường gấp 4 lần thời gian dùng trên
người).
Hiện nay đang áp dụng thời gian dùng thuốc là 4 tuần và 2 tuần
theo dõi phục hồi
Động vật nghiên cứu:
+ Loài: Thỏ or chuột cống trắng (gặm nhấm và ko gặm nhấm)
+ 2 giống khỏe mạnh
+ Ở giai đoạn trưởng thành (ko non, ko già)
+ Số con vật: thường dùng 10 con/lô
Đường dùng: tùy vào đường dùng dự kiến cho người bệnh mà
ta chọn đường dùng phù hợp cho sinh vật
Liều dùng (3 liều): chọn 3 mức liều khác nhau
+ Liều 1: liều dưới liều dự kiến trên người. Liều này có tác dụng
nhưng ko gây độc. Chọn liều này dựa vào phương pháp ngoại
suy liều để tính từ liều sử dụng trên người hoặc từ các loài vật

khác nhau theo hệ số nhất định theo loài
+ Liều 2: liều bằng liều dự kiến trên người. Đây là liều nằm giữa
2 liều để biết mức độ độc ít có biểu hiện như thế nào?
2.

-

-

-

-


-

-

+ Liều 3: cao gấp 3 lần liều dự kiến trên người. Đây là liều gây
độc rõ rệt
→ Một liều nằm giữa 2 liều trên để biết mức độ độc ít có biểu
hiện như
thế nào?
→ Áp dụng cụ thể: ta dùng 2 liều, 1 liều tương đương vs liều
dùng trên người và 1 liều gấp 3 lần liều tương đương trên
người
Chỉ số nghiên cứu dc đánh giá vào 3 thời điểm: trước nghiên
cứu; giữa nghiên cứu và kết thúc nghiên cứu. Các chỉ số theo
dõi và đánh giá bao gồm:
+ Tình trạng chung, thể trọng của chuột

+ Đánh giá chức phận tạo máu thông qua số lượng hống cầu,
hàm lượng hemoglobin,hematocrit,thể tích TB hồng cầu, số
lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu.
+ Đánh giá chức năng gan thông qua định lượng 1 số enzym và
các chỉ số sinh hóa máu: AST;ALT;GGT;bilirubin toàn
phần,albumin,cholesterol,glucose máu,ure,ɣ - GT (chỉ số đường
mật)
+ Đánh giá chức năng thận thông qua định lượng creatinin
huyết thanh
+ Mô bệnh học: Giai đoạn kết thúc nghiên cứu giết súc vật để
kiểm tra đại thể và vi thể các cơ quan đặc biệt là gan, thận, tinh
hoàn,buồng trứng,tủy xương,não và những cơ quan là những
đích tác dụng của thuốc.
Các thời điểm xác định các thông số:
+ Các thông số theo dõi dc kiểm tra tại 4 thời điểm: trước khi
uống thuốc, sau 2 tuần và 4 tuần uống thuốc, sau ngừng thuốc
2 tuần.


+ Mô bệnh học: Sau 4 tuần uống thuốc, 30% số chuột ở mỗi lô
dc mổ để quan sát đại thể toàn bộ các cơ quan và kiểm tra cấu
trúc vi thể gan,thận. Số chuột còn lại được nuôi tiếp trong 2
tuần (ngừng uống thuốc), sau đó chuột dc mổ để quan sát đại
thể toàn bộ các cq và kiểm tra cấu trúc vi thể gan,thận của 30%
số chuột ở mỗi lô.
Sang
Chuột
Chuột
Thỏ
Chó

Người
chuyển từ nhắt
cống
Chuột
1
0,5
0,25
0,15
0,085
nhắt
Chuột
1,82 (2)
1
0,45
0,27
0,15
cống
Thỏ
4
2,2 (2)
1
0,6
0,24
Chó
6,67 (7)
3,67 (4)
1,67(2)
1
0,57
Người

11,67 (12) 6,47 (6)
2,94 (3)
1,76 (2)
1
Bảng 4: hệ số ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa 1
số loài và người
Loài

Diện tích bề mặt
Hệ số Km
(BSAm2)
Người lớn
60
1,6
37
Trẻ em
20
0,8
25
Chó
10
0,5
20
Thỏ
1,8
0,12
12
Chuột lang
0,4
0,05

8
Chuột cống
0,15
0,25
6
Chuột nhắt
0,02
0,007
3
Bảng 5: Chuyển đổi liều hiệu quả tương đương giữa 1 số loài
và người theo diện tích bề mặt (BSA)


Cân nặng (kg)

Công thức tính hiệu quả tương đương vs người (HED)


HED (mg/kg) = liều của động vật x (hệ số Km của động vật/hệ
số km của người)
Thời gian dự kiến dùng trên người

Thời gian dự kiến dùng trên động
vật
1 lần or dưới 1 tuần
2-4 tuần
1-4 tuần
4 tuần-3 tháng
1-6 tháng
3-6 tháng

Trên 6 tháng
9-12 tháng
Bảng 6: Quy đổi thời gian dùng trên người sang thời gian thử
độc tính bán trường diễn trên động vật
3. Nghiên cứu độc tính kích ứng da
- Phương pháp nghiên cứu ADR khi sử dụng thuốc tại chỗ
thường là thử tác dụng kích ứng da và niêm mạc.
- Bao gồm 8 phương pháp:
+ Phương pháp Draize
+ Phương pháp Buehler
+ PP chất bổ trợ đầy đủ Freund
+ PP gạc tẩm thuốc
+ PP tối đa hóa
+ PP tối ưu hóa
+ PP da hở
+ PP chất bổ trợ phân rã
- Thuốc nghiên cứu: dạng lỏng, cao mềm hoặc rắn
- ĐV nghiên cứu: thỏ được dùng vì
+ Có độ nhạy cảm tốt
+ Da trắng nên dễ nhận định và đánh giá
+ Thử ko cần gây mê
+ Dễ mua
+ 1 con thử dc nhiều vùng
- Tiến hành:


-

-


+ Chuẩn bị động vật thí nghiệm. Dùng 3 con thỏ, cân nặng 2,53kg. Cho nhịn đói qua đêm
+ Cố định thỏ, cạo lông vùng bụng or lưng
+ Dùng bút chì khoanh các vùng thí nghiệm có đường kính 22,5cm. Lau sạch
+ Nhỏ vào giữa mỗi vùng 0,1ml formaldehyde 20%, dàn đều, để
khô (3 lần)
+ Lấy thuốc nghiên cứu or thuốc tham chiếu phết lên gạc
đường kính 2 cm; 0,2g thuốc/miếng. Đắp gạc vào vùng nghiên
cứu
+ Tiêm dd Trypan 0,5% vào dưới da nách chân trước của con
vật vs liều 1ml/kg.
Đánh giá kết quả: sau 4h từ khi đặt thuốc, gỡ miếng dán, làm
sạch thuốc. Quan sát mức độ xanh của vết da dán thuốc ngay
sau đó, sau 2h, sau 6h.
Cách cho điểm và đánh giá mức độ kích ứng da:
Cường độ màu ở vùng
da dán thuốc
Không có màu
Màu xanh mờ nhạt
Màu xanh thấy rõ
Màu xanh đậm
Có đốm rất đậm và
quàng xanh đậm

-

-

Điểm kích ứng

Mức độ kích ứng


0
2
4
6
8

Ko
Nhẹ
Vừa
Mạnh
Rất mạnh

Tính điểm kích ứng TB của các vết do thuốc nghiên cứu và do
thuốc tham chiếu ở từng thời điểm quan sát. Nếu điểm kích
ứng của thuốc nghiên cứu thấp hơn thuốc tham chiếu thì thuốc
nghiên cứu đạt yêu cầu về độ kích ứng cho phép
Theo OECD 404-2002:


+ Nguyên lý: Thử nghiệm tác dụng kích ứng tại chỗ trên da thỏ
của 1 thuốc nghiên cứu
+ Quy trình nghiên cứu:
Thỏ (3 con) dc nuôi trong lồng riêng trước nghiên cứu 1 tuần
Cạo lông phần lưng và hông trước nghiên cứu 1 ngày
Chia phần da cạo lông làm 2 phần. Chọn mỗi phần 1 diện tích
da 2,5x2,5cm. Một phần bôi 0,5ml thuốc nghiên cứu, 1 phần
bôi 0,5ml nước muối sinh lý. Đắp gạc
Sau 4h tháo gạc, rửa sạch
Số điểm tại mỗi thời điểm dc tính bằng cách chia TB và xếp loại

theo mức độ kích ứng trong bảng sau:
Phù nề
Ko có
Rất nhẹ (khó nhận thấy)
Dễ nhận thấy (da dày lên)
TB (dày lên 1mm)
Nặng (dày hơn 1mm or ra ngoài
vùng bôi)


Xếp loại mức độ kích ứng da:
Xếp loại kích ứng da
Ko kích ứng
Kích ứng nhẹ
Kích ứng vừa
Kích ứng nặng

Điểm
0 - 0,4
0,5 - 1,9
2 – 4,9
5–8

Nghiên cứu độc tính sinh miễn dịch
Các thuốc nói chung đều cần thử độc tính sinh miễn dịch. Tuy
nhiên, những thuốc có bản chất protein khi dùng đường tiêm
thì bắt buộc phải thử độc tính sinh miễn dịch
4.

-


Điểm
0
1
2
3
4


-

-

-

-

-

Độc tính SMD thường được thử trên chuột lang vì chuột lang
thường nhạy hơn vs tác dụng kích thích miễn dịch
Về phương pháp đánh giá kết quả, có thể lấy máu để xác định
các yếu tố đặc trưng cho hệ MD dịch thể or MD tế bào. Tuy
nhiên cũng có thể chỉ cần xác định các biểu hiện bên ngoài của
phản ứng miễn dịch.
Test áp (patch test) là phương pháp thường được các nhà
nghiên cứu sử dụng đánh giá tính sinh miễn dịch
Chuột lang sau khi được cạo lông tại vùng nghiên cứu và chia
thành các lô, lô chứng ko bôi thuốc, lô trị bôi thuốc nghiên cứu
trên da trong 28 ngày, mỗi ngày 1 lần. Sau khi ngừng bôi thuốc

14 ngày, chuột dc bôi thuốc 1 lần vào đúng vị trí cũ
Phát hiện kháng thể kháng thuốc trong huyết thanh lô trị bằng
phản ứng phá vỡ tế bào mastocyt theo phương pháp Ishimova.
Nguyên lý của phản ứng này là dựa vào sự thay đổi hình thái
học của tế bào mastocyt của chuột dưới tác động của phản ứng
KN-KT xảy ra trên bề mặt tế bào mastocyt. Nếu trong huyết
thanh chuột lang có KT kháng thuốc nghiên cứu thì tế bào
mastocyt sẽ bị phá vỡ nhiều
Tế bào mastocyt phản ứng rất mạnh vs các dị nguyên:
Dị nguyên ủ vs tế bào này → đếm và kiểm tra số lương tb lành
và vỡ
+ Nếu tb Mastocyt bị phá vỡ <= 10%, phản ứng (-) → thuốc ko
kích thích cơ thể sinh kháng thể
+ Nếu tb mastocyt bị phá vỡ lớn hơn 10%, phản ứng (+) →
Thuốc kích thích chuột lang sinh ra KT chống thuốc ấy → nguy
cơ gây dị ứng
5.

Nghiên cứu độc tính sinh ung thư


-

-

-

-

-


-

Mục đích: tạo ra các mô hình nghiên cứu ung thư để chống ung
thư
Các chất chống ung thư:
+ Chất tinh khiết: IC50<5 µg/ml
+ Chất hỗn hợp: < 20 µg /ml
Nghiên cứu triển khai:
+ ĐV thí nghiệm:
Thường dùng chuột cống trắng
Dùng cả đực và cái, khỏe mạnh như nhau
Mỗi lô dùng 50 con đực và 50 con cái
+ Dùng thuốc:
Dùng liên tục 3 mức liều khác nhau so vs nhóm dùng tá dược
trong thời gian khác nhau
Dùng tối thiểu 24-30 tháng
Thời gian nghiên cứu có thể kéo dài thêm 1-3 tháng hoặc dài
hơn sau khi dùng chế phẩm thử
Các chỉ số nghiên cứu độc tính sinh ung thư bao gồm:
+ Hành vi, lông và cơ quan (mắt,mũi), ăn uống, cân nặng…
+ Xét nghiệm mô bệnh học: đại thể, vi thể, đặc biệt là u ở các
cq và mô
Khi hết thí nghiệm, xét nghiệm lô chứng và lô dùng liều cao
nhất.
+ Nếu ko khác biệt về số lượng u và tổng khối lượng u
+ Nếu có khác biệt về số lượng u và tổng khối lượng u : xét
nghiệm lô dùng liều thấp. Kết quả dc đánh giá thông qua số
lượng, kích thước khối u, loại tế bào u
Nghiên cứu độc tính trên sinh sản và phát triển

Nghiên cứu độc tính sinh sản nhằm phát hiện nguyên nhân, các
biểu hiện và tần xuất các tác động của các chất ngoại lai lên
quá trình sinh sản,
6.

-


-

-

-

-

Nguyên tắc chung: chọn ĐV có khả năng sinh sản, tỷ lệ dị dạng
tự nhiên ít, nhạy cảm vs chất có ảnh hưởng đến sinh sản và
phát triển. Hay dùng chuột cống trắng và chuột nhắt trắng
Tiến hành:
+ Dùng thuốc trước và trong giai đoạn sớm của thai kỳ
+ Dùng thuốc trong giai đoạn hình thành các cq của thai
+ Dùng thuốc trong thời kỳ chu sinh và cho con bú
7. Nghiên cứu độc tính gây đột biến gen
Phương pháp AMES dùng vi khuẩn ko tổng hợp dc histidin
(AMES TEST)
Nghiệm pháp dùng tế bào u lympho L-5178 ở chuột nhắt
Nghiệm pháp biến chứng thể nhiễm sắc bạch cầu người
Nghiệm pháp vi nhận hồng cầu non loài gặm nhấm
Ngộ độc kim loại nặng chì, thủy ngân, cadmium, arsen.


I, Giới thiệu.
*Bệnh “Itai-Itai” “móc khóa”.
- Suy dinh dưỡng, khiếm khuyết phát triển bộ xương.
=> Mức cadmium (Cd) tích lũy cao.
=> Nhiễm độc Cadmium trên nhánh sông từ quá trình chế biến chì từ
rất nhiều năm đổ ra môi trường.
*Bệnh Minamata.
- Nhiễm độc thủy ngân
- Nền công nghiệp phân bón, hóa dầu mỏ, chất dẻo…
=> Đổ xuống vịnh Minamata: 27 tấn thủy ngân (1932-1968)


=> 10,000 dân chịu ảnh hưởng do ăn hải sản.
* Làng nghề Đông Mai-Hưng Yên.
- Từ 1970: tái chế bình ắc qui hỏng.
- Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- 50% người dân bị bệnh đường ruột.
- 30% bị bênh tiêu hóa,
- 100% người nấu chì trực tiếp bị nhiễm độc.
- Ô nhiễm chì không khí vượt mức 3,5 lần.
- Cá, cây trồng vượt mức 4,6 lần.
- 97% TE có hàm lượng chì trong máu vượt 3-7 lần.
*Ngộ độc thuốc cam.
- 5 người ngộ độc chì.
- Mua thuốc cam bán rong chữa chán ăn (thuốc uống), loét miệng
(thuốc bôi).
- Triệu chứng: đau đầu, mệt mỏi…một trẻ co giật, tím tái, tử vong tại
nhà.
II, Ngộ độc Chì.

1, Dược động học.
-

Hấp thu: qua da, hô hấp, tiêu hóa 10-15% (TE 50%).
Phân bố: gan, thận, xương, hàng rào máu não, rau thai.
t/2: 1-2 tháng.
Tích lũy: gan, thận, mô mỡ, xương (t/2: 20 năm)




Tích lũy tăng theo lứa tuổi => ngộ độc chì.

2, Nguyên nhân.
*Tai biến.
- Ăn thức ăn trong hộp, dụng cụ nấu ăn, uống nước, chai thủy tinh có
pha chì.
- TE chơi đồ chơi có chì.
- Bụi chì từ tường nhà sơn bằng sơn pha chì.
*Nghề nghiệp.
- Thường gây ngộ độc trường diễn: hít phải hơi chì, bụi chì trong các
nhà máy, làng nghề.
- Công nhân tiếp xúc xăng dầu có chì.
*Đầu độc: hiếm.
3, Cơ chế gây độc.
*Phức tạp.
- Kết hợp nhóm –SH => ức chế các enzyme.
- Tương tác Ca2+, Zn2+, Fe2+. => ảnh hưởng tổng hợp hem, phóng thích
chất dẫn truyền thần kinh, chuyển hóa nucleotide.
- Ức chế quá trình tạo glucose tạo năng lượng.

+ Giảm tổng hợp Hb do ức chế một số enzym như δ-aminolevulinic
dehydrase, decarboxylase dẫn đến tăng delta aminolevulinic acid trong


×