Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học của vỏ hạt đậu xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 68 trang )

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA VỎ HẠT ĐẬU XANH (Vigna radiata
(L).Wilczeck), họ Đậu (Fabaceae)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thu Hằng
Nơi thực hiện:

Bộ môn dƣợc liệu
Trƣờng Đại Học Dƣợc Hà Nội
Thời gian thực hiện : từ 08/2010 – 05/ 2011


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN ..................................................................... 3
1.1. VỀ THỰC VẬT ................................................................................ 3
1.1.1. Vị trí phân loại chi Vigna .............................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Vigna ......................................... 3
1.1.3. Một số đặc điểm của loài Vigna radiata (L.) Wilczeck ................... 4
1.2. VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC ........................................................ 5
1.2.1. Đậu xanh toàn hạt ........................................................................... 5
1.2.2. Vỏ hạt đậu xanh .............................................................................. 6
1.3. VỀ TÁC DỤNG SINH HỌC ............................................................. 7
1.3.1. Tác dụng bảo vệ cơ thể chống phóng xạ ......................................... 7


1.3.2 Tác dụng chống đột biến.................................................................. 8
1.3.3. Tác dụng điều trị tại chỗ tổn thƣơng bỏng thực nghiệm trên thỏ ..... 8
1.3.4 Tác dụng chống u thực nghiệm trên chuột nhắt trắng....................... 8
1.3.5. Tác dụng dƣợc lý của toàn hạt đậu xanh ......................................... 8
1.3.6. Tác dụng hạ đƣờng huyết của dịch chiết Vỏ đậu xanh (MBS) và dịch
chiết giá đỗ (MBSC) trên chuột bị tiểu đƣờng typ II ....................... 11
1.3.7. Tác dụng chống kích ứng................................................................ 12
1.3.8. Tác dụng ức chế các Cytokin gây viêm trong các đại thực bào bị kích
Thích bởi LPS( Polylyposaccarid) .................................................. 12
1.3.9. Tác dụng ức chế của Vitexin và Isovitexin đối với sự hình thành AGEs
(advanced glycation endproducts)................................................... 13
1.3.10. Tác dụng trên Virus ...................................................................... 13


1.3.11. Tác dụng của dịch chiết HHKV .................................................... 13
1.4. Tính vị, công năng ............................................................................. 14
1.5. Công dụng ........................................................................................ 15
1.6. Bài thuốc có đậu xanh ....................................................................... 15
1.7. Một số chế phẩm có đậu xanh ........................................................... 17
CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 19
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ ..................................................... 19
2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................... 19
2.1.2. Hóa chất và dụng cụ ....................................................................... 19
2.1.3. Thiết bị nghiên cứu ......................................................................... 19
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 20
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................. 21
3.1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ........ 21
3.1.1.Đặc điểm cây đậu xanh .................................................................... 21
3.1.2. Xác định tên khoa học của mẫu nghiên cứu .................................... 23
3.1.3. Đặc điểm dƣợc liệu Vỏ hạt đậu xanh .............................................. 23

3.2. NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC ............................... 23
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ trong Vỏ đậu xanh bằng phản ứng hóa
học..................................................................................................... 23
3.2.2. Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết từ Vỏ đậu xanh ....................... 30
3.2.3. Định tính các phân đoạn dịch chiết từ Vỏ đậu xanh bằng SKLM .... 34
3.2.4. Phân lập các chất từ phân đoạn dịch chiết VDX1 ........................... 39
3.2.5. Kiểm tra độ tinh khiết của các chất phân lập đƣợc .......................... 42
3.2.6. Nhận dạng các chất phân lập đƣợc .................................................. 45
3.3. BÀN LUẬN ..................................................................................... 50
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................... 53
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MBS

Dịch chiết giá đỗ

MBSC

Dịch chiết vỏ đậu xanh

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

VDX

Vỏ đậu xanh


VDX1, VDX2, VDX3

Cắn vỏ đậu xanh, vỏ đậu xanh 2, vỏ
đậu xanh 3

FV1, FV2

Flavonoid1, flavonoid 2 phân lập
đƣợc từ đậu xanh

LPS

Lypopolysaccarid

TNF

Yếu tố hoại tử khối u

HHKV

Dịch chiết gồm 4 thành phần: hà thủ ô
đỏ, hoàng kỳ, kim ngân, vỏ đậu xanh

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

PĐ1,PĐ2,PĐ3

Phân đoạn 1, phân đoạn 2, phân đoạn

3 sau khi chạy cột.

STT

Số thứ tự

Ast

Ánh sáng thƣờng

h

Hàm ẩm

H

Hiệu suất

m

Khối lƣợng cắn các phân đoạn

M

Khối lƣợng dƣợc liệu ban đầu cân để
chiết

MDA

Malonadialdehyd



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các Flavonoid chính có trong Vỏ hạt đậu xanh ........................ 7
Bảng 3.1: Kết quả định tính các nhóm chất trong Vỏ đậu xanh bằng phản ứng
hóa học ..................................................................................... 29
Bảng 3.2: Hiệu suất chiết xuất các phân đoạn từ Vỏ đậu xanh ................. 32
Bảng 3.3: Kết quả phân tích SKLM VDX1, VDX2, VDX3 khai triển với hệ
dung môi 1 ............................................................................... 34
Bảng 3.4: Số liệu phổ 13C-NMR, 1H-NMR của FV1 ................................ 46


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Ảnh chụp các đặc điểm cây đậu xanh ....................................... 22
Hình 3.2: Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn dịch chiết từ Vỏ đậu xanh ........ 33
Hình 3.3: Ảnh chụp sắc ký đồ VDX1, VDX2, VDX3 khai triển với hệ dung
môi 1 ........................................................................................... 37
Hình 3.4: Ảnh chụp sắc ký đồ VDX1 khai triển với hệ dung môi 1 .......... 38
Hình 3.5: Ảnh chụp sắc ký đồ phân đoạn 2 (PĐ2) .................................... 38
Hình 3.6: Ảnh chụp sắc ký đồ FV2 ở 3 hệ dung môi khác nhau ............... 43
Hình 3.7: Ảnh chụp sắc ký đồ FV1 ở 3 hệ dung môi khác nhau ............... 44
Hình 3.8: Cấu trúc hóa học của Isovitexin ................................................ 48
Hình 3.9: Cấu trúc hóa học của Vitexin .................................................... 49



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đậu xanh là cây trồng thuộc họ Đậu ( Fabaceae) rất gần gũi với nhân dân

ta. Cũng nhƣ các loài đậu đỗ khác, hạt đậu xanh là một loại thực phẩm có giá
trị dinh dƣỡng cao, cung cấp nhiều glucid, lipid, các vitamin và đặc biệt là
cung cấp nguồn protid thực vật quan trọng cho nhứng ngƣời ăn kiêng, ăn
chay, ngƣời bị đái tháo đƣờng, tăng lipid máu…Từ xa xƣa, nhân dân ta đã
trồng đậu xanh để lấy hạt nhƣ một loại cây lƣơng thực và chữa một số bệnh
thƣờng gặp. Theo kinh nghiệm dân gian, đậu xanh có vị ngọt, hơi lạnh, tính
mát, vào các kinh tâm và vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt
[7]. Ngoài ra còn có tác dụng tiêu thử, lợi thủy, giải độc [36]. Vỏ hạt đậu xanh
có vị ngọt, tính mát, không độc, và có tác dụng thanh nhiệt giải độc tốt hơn
hai lá mầm [33].
Cũng theo kinh nghiệm dân gian, vỏ đậu xanh phơi khô đƣợc dùng làm
gối có tác dụng rút mồ hôi, làm mát đầu và gáy, chống bẹp đầu cho trẻ sơ
sinh. Theo "Nhật hoa tử bản thảo"[50] vỏ đậu xanh dùng làm gối kê trị đƣợc
bệnh đầu phong, đầu thống, cao huyết áp, thanh nhiệt ngừa say nắng, giảm
bứt rứt, giúp sáng mắt…
Năm 1996, nhóm nghiên cứu của Trần Lƣu Vân Hiền và cộng sự công
bố các kết quả cho thấy, thành phần chủ yếu trong vỏ đậu xanh là flavonoid,
trong đó vitexin chiếm 90,5% và iso vitexin chiếm 9,5% [1818],[36]. Sau đó
là một loạt các công trình nghiên cứu về tác dụng sinh học của Flavonoid
trong vỏ đậu xanh có tác dụng bảo vệ cơ thể chống phóng xạ, chống đột biến
nhiễm sắc thể, thanh nhiệt, ức chế rõ rệt các phản ứng peroxide hóa trong cơ
thể…Phòng khám đa khoa Đại học Y dƣợc TP HCM đã chiết xuất thành công
chất flavonoid từ vỏ đậu xanh và sản xuất thành các biệt dƣợc chữa viêm gan
B,C mang tên Vitex và Vitexin [51].


2

Để góp phần nghiên cứu đầy đủ hơn về loại dƣợc liệu này, chúng tôi tiến
hành đề tài ― Nghiên cứu thành phần hóa học của Vỏ hạt đậu xanh (Vigna

radiata (L).Wilczeck)‖, họ Đậu (Fabaceae) với các nội dung sau:
1) Định tính các nhóm chất trong Vỏ hạt đậu xanh bằng các phản ứng hóa
học.
2) Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết từ Vỏ đậu xanh. Định tính các phân
đoạn dịch chiết bằng sắc kí lớp mỏng.
3) Phân lập một số chất từ Vỏ đậu xanh.
4) Sơ bộ nhận dạng các chất phân lập đƣợc.


3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. VỀ THỰC VẬT
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Vigna
Theo Võ Văn Chi và các tài liệu [2],[7],[8],[24],[38] chi Vigna có vị trí
phân loại nhƣ sau:
Giới Plantae
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa Hồng ( Rosidae)
Bộ Đậu (Fabales)
Họ Đậu (Fabaceae)
Chi Vigna (Savi, Nouovo Giorn)
Theo các hệ thống phân loại thực vật trƣớc đây [38], đậu xanh thuộc chi
Phaseolus. Tuy nhiên, theo hệ thống phân loại hiện nay, đậu xanh đƣợc xếp
vào chi Vigna[23], [29].
1.1.2.Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Vigna
Theo ‗Thực vật chí Trung Quốc‖ [3939], chi Vigna có những đặc điểm
sau:
Cây leo hoặc mọc thẳng đứng, hiếm khi là cây bụi thấp. Lá hình lông

chim, có 3 lá chét, lá kèm hình khiên hoặc có mấu ở gốc, có 2 thùy, hình tim
hoặc cắt vát. Cụm hoa ở nách lá hoặc ở ngọn, mấu của cuống thƣờng dày và
có tuyến. Lá bắc và lá bắc con rụng vào một thời kỳ nhất định hàng năm. Đài
5, có răng cƣa, gồm 2 môi. Tràng hoa màu vàng, xanh hoặc tía; cánh bên ngắn
hơn cánh cờ, cánh thìa dài gần bằng cánh bên,đƣợc uốn cong vào nhƣng
không cuộn lại và trên đỉnh không có mỏ dài xoắn ốc. Nhị xếp thành 2 bó,
bao phấn đồng nhất, bầu nhụy không có cuống, vòi nhụy hình chỉ, có chùm
lông ở gần đỉnh ,có ngạnh hoặc có lông rậm theo chiều dọc bên trong. Núm


4

nhụy không đối xứng, quả đậu dài hoặc thuôn, có vách ngăn, hạt hình thận
hoặc gần vuông, rốn hạt ngắn hoặc có hình thuôn dài, có hoặc không có áo hạt
Trên thế giới chi Vigna có khoảng 100 loài, đƣợc trồng nhiều ở các
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo Nguyễn Đăng Khôi [29], chi Vigna có
30 loài, các loài thuộc chi Vigna đƣợc trồng nhiều để làm thức ăn cho ngƣời
và gia súc.
1.1.3. Một số đặc điểm của loài Vigna radiata (L.) Wilczeck
Tên thƣờng gọi: Đậu xanh, còn có tên gọi khác là đậu chè, đậu tằm
[3030],[3636].
Tên khoa học: Vigna radiata (L.) Wilczeck., họ Đậu (Fabaceae)
Tên đồng nghĩa: Phaseolus radiatus Lour. non L; Phaseolus mungo
Gagnep. non L; Phaseolus aureus Roxb.; Vigna aureus (Roxb.) Hepper;
Vigna aurea Khôi; Vigna aurea Roxb [30], [36].
Tên nƣớc ngoài: Green gram, mung bean (Anh); haricot mungo (Pháp)
[30], [36]
1.1.3.1. Đặc điểm thực vật và phân bố
Đậu xanh đuợc mô tả trong cuốn ― Cây thuốc và động vật làm thuốc ở
Việt Nam‖ [36]: Cây thảo, mọc đứng, sống hàng năm, ít phân cành, cao 5060cm. Thân cành hơi có cạnh và rãnh, phủ đầy lông mềm. Lá kép mọc so le,

gồm 3 lá chét hình trái xoan tam giác, gốc tròn, đầu nhọn, dài 5-11cm, rộng 49 cm, mặt trên màu lục sẫm, mặt dƣới nhạt, gân 3 tỏa ra từ gốc, cuống lá dài
10-15cm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, hoa nhiều màu vàng nhạt hoặc màu
lục, đài hình chuông, nhẵn, tràng có cánh cờ rộng, cánh thìa hình liềm, cánh
bên có tai nhọn, nhị 2 bó, bầu có lông.
Quả đậu, hình trụ, dài 5-10cm, lúc đầu có lông, sau nhẵn, hạt nhiều, màu
lục .


5

Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8.
Cây đƣợc trồng khắp Đông Dƣơng lấy hạt ăn.
1.1.3.2.Khóa phân loại chi Vigna đến loài Vigna radiata (L.) Wilczeck
Theo ―Thực vật chí Trung Quốc ‖[39], chi Vigna đƣợc phân loại theo
khóa phân loại cho 14 loài thƣờng gặp ở Trung Quốc nhƣ sau:
1b. Lá kèm 2 thùy hình tim, hoặc có cựa ở gốc, hoặc hình khiên
2b. Lá kèm có cựa ở gốc hoặc hình khiên
6b. Lá kèm hình khiên, cánh thìa với một bao phấn riêng biệt nằm về
phía bên trái.
7b. Tràng hoa dài 10 mm hoặc hơn; lá chét phần lớn liền.
9a. Quả đậu có lông cứng màu nâu, tràng hoa màu vàng.
1.1.3.3.Khóa phân loại loài Vigna radiata (L.) Wilczeck đến đơn vị thứ
[39].
1a. Thân cây mọc thẳng, lá chét liền, nhọn ở đỉnh……………..var.
radiata
Đƣợc trồng khắp Trung Quốc, và trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới.
1b.Thân cây , hoặc bò, lá chét có 2-3 thùy, nhọn ở đỉnh……...var.
sublobata.

Cây leo hoặc bò, lá chét có 2-3 thùy, nhọn ở đỉnh.
1.2 VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
1.2.1. Đậu xanh toàn hạt
Hạt đậu xanh là một loại thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao, có chứa
nƣớc (14%), protid (23,4 %), lipid (2,4%), glucid( 53,10%), cellulose (4,7%),
tro (2,4% ),ngoài ra còn có các nguyên tố vi lƣợng nhƣ Ca (64mg%), P
(377mg%), Fe (4,8mg%), Na (6mg%), K (1132mg%) và các vitamin nhƣ A
(5mg%), B1 (0,72 mg%), B2 (0,15mg%), PP (2,4mg%), B6 (0,47mg%), C


6

(4mg%), acid folic (121mcg%), acid panthotenic (2,5mcg%), còn có
phosphatidylcholin,

phosphatidylethanolamine,

phosphatidylinositol,

phosphatidylserine, phosphatidic acid [7],[30],[36],[37].
1.2.2. Vỏ hạt đậu xanh
Việc nghiên cứu thành phần hóa học của vỏ đậu xanh đã thu hút sự quan
tâm của một số tác giả. Theo nghiên cứu của Trần Vân Hiền và cộng sự [18]
,[36], bằng các phƣơng pháp hóa lý đã xác định đƣợc hàm lƣợng flavonoid
toàn phần trong vỏ hạt đậu xanh là 0,8%. Các flavonoid này bao gồm vitexin
90,5% và isovitexin 9,5% có cấu trúc hóa học đƣợc trình bày ở bảng 1.1
Một nghiên cứu về thành phần chất vô cơ bằng phƣơng pháp đo quang
phổ phát xạ của tác giả Hoàng Quỳnh Hoa [23] cho thấy Vỏ hạt và nhân hạt
đậu xanh có 14 nguyên tố vô cơ, trong đó có 12 nguyên tố giống nhau (Al, Si,
Mg, Ca, Ba, Fe, Mn, Ni, Cu, P, Na, K), và có 2 nguyên tố khác nhau (Sr và Ti

có trong vỏ hạt còn Mo và Pb có trong nhân hạt), nguyên tố K chiếm tỷ lệ
nhiều nhất trong hạt đậu xanh ( 5% trong vỏ hạt và 10 % trong nhân hạt).


7

Bảng 1.1 : Các Flavonoid chính có trong vỏ hạt đậu xanh
Công thức cấu tạo

Flavonoid
Vitexin
HO

( Apigenin
-8-C

-

6''

4''

3''

HO

(R)

(S)


(R)

2''''

glucosid)

O

(R)

(R)

HO

OH

5''

1''

2'
8

HO

O

7

3'


1
2

1'

9
6

10

5

4'
3

OH

5'

6'

4

OH

O

Isovitexin
(Apigenin6-Cglucoside)


O

7

HO

5''

6

O

(R)

(R)

4'' (S)
HO

2

9

6''

(R)
(R)

3''


10

2''

HO

3'
4'

1'

3

5

1''

2'

1

8

HO

6'

OH


5'

4
O

OH

OH

1.3. VỀ TÁC DỤNG SINH HỌC
1.3.1. Tác dụng bảo vệ cơ thể chống phóng xạ
Năm 1996, Mai Văn Điển và cộng sự đã công bố các kết quả cho thấy:
flavonoid chiết từ vỏ đậu xanh có tác dụng ức chế khá mạnh các phản ứng
peroxid hóa lipid trong gan, lách, ruột non chuột nhắt trắng sau chiếu xạ liều 7
Gy, và giảm tổn thƣơng rõ rệt ở các cơ quan này cả về đại thể lẫn vi thể
[12],[13],[15]. Flavonoid vỏ hạt đậu xanh còn có tác dụng bảo vệ tế bào nội
mạc động vật bò và nguyên bào sợi đƣợc gây tổn thƣơng bằng H2O2 hoặc hệ
thống tạo gốc tự do Hypoxanthin/ Xanthin oxidase [12].


8

Trên lâm sàng, viên nang vitexin với liều 400mg/ngày x 60 ngày có tác
dụng thanh nhiệt, giảm các triệu chứng nhiệt, cân bằng lại tình trạnh oxy hóachống oxy hóa đối với bệnh nhân ung thƣ vú sau xạ trị [25], đồng thời còn
giúp phục hồi sự đáp ứng chuyển dạng của tế bào lympho ở máu ngoại vi của
bệnh nhân này [26],[27],[49].
1.3.2. Tác dụng chống đột biến
Từ những năm 1980, Cung Bỉnh Trung, Huỳnh Thu Lƣơng đã công bố
kết quả nghiên cứu cho thấy dịch nghiền đậu xanh có tác dụng chống đột biến
do 2,4,5-T gây ra [23], [35].

Thời gian từ năm 1980, 1981, 1985, nhóm nghiên cứu của Trịnh Văn
Bảo cho kết quả bƣớc đầu về tác dụng chống độc và chống đột biến của đậu
xanh cả vỏ, theo đó các chỉ số rối loạn nhiễm sắc thể ở nhóm chuột đƣợc dùng
đậu xanh cả vỏ thấp hơn chỉ số này ở nhóm chứng đơn thuần bị nhiễm độc
không đƣợc dùng đậu xanh, tuy nhiên sự thay đổi này phần lớn chƣa có ý
nghĩa thống kê.
Trong nghiên cứu về tính chất sinh học của một số chất chống oxy hóa thử
nghiệm trên lympho bào ngƣời nuôi cấy, Trịnh Văn Bảo và cộng sự đã có
nhận xét: đậu xanh có tác dụng rõ rệt trong việc bảo vệ làm giảm tỷ lệ nhân
nhỏ do Cyclophosphamid gây ra [1],[23].
Đến năm 1998, Trần Đức Phấn đã hoàn thành công trình nghiên cứu về
tác dụng chống đột biến của flavonoid vỏ hạt đậu xanh và dịch chiết đậu xanh
toàn phần trên chuột thực nghiệm bị nhiễm monitor là một loại hóa chất bảo
vệ thực vật. Kết quả cho thấy flavonoid vỏ có tác dụng hạn chế việc xuất hiên
các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở chuột bị nhiễm monitor liều nhỏ dài
ngày [31].


9

1.3.3.Tác dụng điều trị tại chỗ tổn thƣơng bỏng thực nghiệm trên thỏ
Cạo sạch lông hai bên sống lƣng thỏ, dùng hai miếng kim loại có đƣờng
kính 10cm để làm vị trí gây bỏng, độ sâu của bỏng ở độ III và IV. Chia thỏ ra
làm 3 nhóm, nhóm 1 điều trị bằng dung dịch Berberin 1% do học viện quân y
sản xuất, nhóm 2 dùng mỡ Flavonoid A chiết từ củ ráy (Latsia araceae) và mỡ
Flavonoid B chiết từ vỏ đậu xanh. Sau đó theo dõi các chỉ tiêu: Diễn biến tại
chỗ của vết bỏng (diện tích, độ sâu, viêm mủ, mọc vi khuẩn, thời gian bong
vẩy, phát triển tổ chức hạt, nền vết bỏng, tính chất sẹo), định lƣợng vi khuẩn
ái khí và tụ cầu vàng qua các thời điểm khác nhau và rút ra kết luận:
Flavonoid từ vỏ đậu xanh có tác dụng se khô vết bỏng, kích thích liền sẹo,

kháng khuẩn tốt hơn dung dịch Berberin 1%, nhƣng không tốt bằng Flavonoid
từ củ ráy [10].
1.3.4.Tác dụng chống u thực nghiệm trên chuột nhắt trắng
Dùng tác nhân benzo [α] và dầu Ba đậu theo phƣơng pháp của
Ramanathan R để gây khối u thực nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng cách bôi
các dịch này lên vùng da đã đƣợc cạo sạch lông của chuột nhắt trắng.Quan sát
theo dõi sự xuất hiện và phát triển của khối u. So sánh kết quả của nhóm
chứng và nhóm thử cho thấy flavonoid vitexin với liều 150mg/kg /ngày qua
đƣờng uống và bôi trên da 7 ngày trƣớc khi gây u thực nghiệm, sau đó cho
chuột uống trong 13 tuần tiếp theo đã có tác dụng rõ rệt trong ức chế sự hình
thành và phát triển khối u trên da [20].
1.3.5. Tác dụng dƣợc lý của toàn hạt đậu xanh
Dạng chiết bằng cồn và bằng nƣớc từ hạt đậu xanh, đem trộn vào thức ăn
để nuôi súc vật thí nghiệm trong 7 ngày liên tiếp với liều 10g/kg đối với chuột
nhắt trắng và 16g/kg đối với chuột cống trắng, đều có tác dụng làm giảm hàm
lƣợng cholesterol huyết thanh một cách rõ rệt. Trên thỏ gây cholesterol huyết
thanh tăng cao thực nghiệm, dạng chiết bằng cồn và bằng nƣớc từ hạt đậu


10

xanh với liều 11,6g/kg cho thẳng vào dạ dày, dùng liên tục trong 7 ngày liền
cũng có tác dụng làm giảm hàm lƣợng cholesterol huyết thanh [36].
Bột đậu xanh hoặc bột đậu xanh đã mọc mầm, trộn vào thức ăn chăn nuôi thỏ
với tỷ lệ 70% có tác dụng phòng ngừa và điều trị hiện tƣợng tăng cao lipid
máu thực nghiệm [36].
Lê Khánh Trai đã nghiên cứu tác dụng của đậu xanh toàn hạt trên
chuột và so sánh kinh nghiệm dân gian cho thấy:
- Tác dụng chống nóng: chia chuột thành 2 lô, lô 1 cho ăn cơm gạo, lô
2 cho ăn đậu xanh sống đã nghiền, để chuột nghỉ 2h, sau đó cho vào tủ ấm

điều chỉnh nhiệt độ từ 32-50°C, theo dõi thời gian cầm cự của chuột thấy thời
gian này ở lô 2 dài hơn, phù hợp với kinh nghiệm dân gian coi đậu xanh là
thức ăn mát và đông y coi đậu xanh là thuốc giải nhiệt [33].
- Tác dụng làm giảm độc tính của mã tiền: Giun đất để tiến hành thí
nghiệm đƣợc chia thành 2 lô. Với lô chứng, sử dụng mã tiền sống, giun chết ở
nồng độ 1/200 của mã tiền. Với mã tiền đã ngâm nƣớc 15 ngày (1 ngày thay
nƣớc 1 lần), giun chết ở nồng độ 1/200 của mã tiền. Ở lô thử, với mã tiền đã
ngâm nƣớc giã đậu xanh 1:1 trong 15 ngày, giun chết ở nồng độ 1/100 của mã
tiền. Nhƣ vậy, đậu xanh có khả năng làm giảm độc tính của mã tiền, phù hợp
với kinh nghiệm dân gian coi đậu xanh là thuốc giải độc [33].
-

Tác dụng chống dị ứng, bảo vệ tế bào Mastocyte khi bị tiêm mẫn

cảm bằng lòng đỏ trứng, phù hợp kinh nghiệm đông y coi đậu xanh sống chữa
mẩn ngứa. Tuy nhiên mô hình choáng Histamin (tiêm Histamin vào cơ thể
chuột để gây choáng) lại không thể hiện tác dụng chống dị ứng của đậu xanh,
có thể do mô hình này quá nặng [33].
- Tác dụng của đậu xanh trên mạch cô lập cho thấy, đậu xanh sống có
tác dụng giãn mạch, có thể tạo khả năng tỏa nhiệt, phù hợp với tác dụng thanh
nhiệt trong đông y [33].


11

Ngoài ra theo công trình của Lê Đức Tu, Nguyễn Huy Hoàn, Lê Khánh
Trai thì trong đậu xanh có 0,7mg % nhóm sulfhydryl (-SH). Nhóm này có vai
trò quan trọng trong cơ thể và đặc biệt trong các enzyme, có tính khử nên dễ
bị tấn công bởi các tác nhân oxy hóa. Phải chăng, nhóm –SH của đậu xanh
bảo vệ nhóm –SH của enzyme và thể hiện tính giải độc của đậu xanh nhƣ

kinh nghiệm cổ truyền [33]
Và cũng theo kinh nghiệm dân gian, vỏ hạt đậu xanh có tác dụng thanh
nhiệt giải độc tốt hơn hai lá mầm [33].
Năm 2007, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà đã dùng mô hình thực
nghiệm invitro để đánh giá tác dụng của đậu xanh trên quá trình peroxid hóa
ty thể ở tế bào gan của chuột nhắt trắng và mô hình invivo để khảo sát tác
dụng của đậu xanh trên hoạt động gốc tự do trong máu của thỏ bị chiếu xạ.
Kết quả cho thấy đậu xanh toàn phần có tác dụng ức chế quá trình peroxid
hóa lipid ở ty thể tế bào gan chuột và không phụ thuộc vào tác nhân khơi mào
là Fe3+.ADP/NADPH hay cumene hydroperoxid. Trên thỏ bị chiếu xạ liều 5
Gy, đậu xanh toàn phần có tác dụng hạn chế sự tăng MDA huyết tƣơng và
giảm hoạt độ của SOD, GPx, cùng hàm lƣợng TAS huyết tƣơn [16].
1.3.6.

Tác dụng hạ đƣờng huyết của dịch chiết vỏ đậu xanh (MBS) và

dịch chiết giá đỗ (MBSC) trên chuột bị tiểu đƣờng type II
Những con chuột sử dụng trong thí nghiệm có mức glucose, peptid C,
glucagon, cholesterol toàn phần, triglyceride và ure trong máu cao; đồng thời
cũng có sự đề kháng rõ rệt Insulin do tuyến tụy sản xuất. Sau khi đƣợc uống
dịch chiết MBS và MBSC trong 5 tuần thì các chỉ số trên đƣợc cải thiện rõ
rệt, đồng thời khả năng sử dụng Insulin tăng lên. Điều này chứng tỏ rằng dịch
chiết MBS và MBSC có tác dụng điều trị đái tháo đƣờng type II [44].


12

1.3.7. Tác dụng chống kích ứng
Dịch chiết đậu xanh 2,0% có tác dụng làm giảm kích ứng da do acid
lactic 5,0%, retinol ID 4000, và 1,0% hỗn hợp chất bảo quản thƣờng dùng

trong mỹ phẩm gây ra, và làm giảm cảm giác khó chịu khoảng 30-50%. Sau
đó một thử nghiệm đƣợc tiến hành để so sánh công thức có chứa đậu xanh với
giả dƣợc. Từ những kết quả của bản câu hỏi đƣợc đƣa ra sau 4 tuần thử
nghiệm, nhóm nghiên cứu đã khẳng định dịch chiết đậu xanh có tác dụng
chống kích ứng hiệu quả [41].
1.3.8. Tác dụng ức chế các Cytokin gây viêm trong các đại thực bào bị
kích thích bởi LPS (Lypopolysaccarid).
Các đại thực bào này đƣợc ủ với dịch chiết F3 ( gồm các thành phần
chính là Vitexin, Isovitexin, acid Galic). Kết quả cho thấy tất cả các cytokines
gây viêm bao gồm interleukin (IL)-1β, IL-6, IL-12β, yếu tố hoại tử khối u
(TNF)-α, và tính chất cảm ứng enzym tổng hợp NO (iNOS) đƣợc giảm đáng
kể trong các tế bào đƣợc điều trị với 3,7 mg / ml F3 [4242]. Trong một nghiên
cứu khác cho thấy tác dụng chống chống viêm của iso vitexin mạnh hơn
vitexin, isovitexin chống đƣợc tác dụng gây viêm của dầu ba đậu và acid
arachidonic, còn vitexin thì chỉ chống đƣợc tác dụng doacid arachidonic gây
ra [49].
.

Để nghiên cứu về cơ chế hoạt động chống viêm của dịch chiết đậu

xanh, ngƣời ta đã kiểm tra các tác dụng ức chế giải phóng histamine từ tế bào
Mast ở phúc mạc của chuột và hoạt động của enzym lipoxygenase. Kết quả
cho thấy dịch chiết đậu xanh ức chế phóng thích histamin phụ thuộc vào
nông độ, nhƣng không có tác dụng ức chế hoạt động của enzyme 5lipoxygenase [41].


13

1.3.9.Tác dụng ức chế của vitexin và isovitexin đối với sự hình thành
AGEs (advanced glycation endproducts) .

AGEs một peptid gây ra chứng thèm ăn ở ngƣời và là nguyên nhân gây
ra chứng béo phì và nhiều bệnh tật sau này. Dịch chiết cồn nƣớc của đậu xanh
thể hiện sự ức chế mạnh nhất các hoạt động hình thành AGEs trong Albumin
huyết thanh bò. Trong các thử nghiệm kháng glycation, cả vitexin và
isovitexin đều cho thấy ức chế đáng kể sự hình thành của AGE gây ra bởi
glucose hoặc methylglyoxal với hiệu quả trên 85% ở nồng độ 100 μM. Trong
một khảo nghiệm khác vitexin và isovitexin thất bại trong việc ức chế các
phản ứng carbonyl. Do vây, ngƣời ta cho rằng hoạt động kháng Glycation của
vitexin và isovitexin chủ yếu có đƣợc là do khả năng chống các gốc tự do
[4343].
1.3.10. Tác dụng trên virus
Phòng khám đa khoa Đại học Y dƣợc TP HCM đã chiết xuất thành công
chất flavonoid từ vỏ đậu xanh và sản xuất thành các biệt dƣợc chữa viêm gan
B, C mang tên Vitex và Vitexin. Nghiên cứu trên đƣợc công bố tại Hội nghị
khoa học toàn quốc về y học cổ truyền ngày 19/6/2002.Trong 22 tháng, các
nhà nghiên cứu đã thử nghiệm biệt dƣợc Vitexin trên 20 bệnh nhân lứa tuổi
16-40. Những ngƣời này đƣợc phát hiện nhiễm virus viêm gan B , virus viêm
gan C kéo dài trên 6 tháng, có men ALT tăng cao. Chỉ sau 1 tháng điều trị,
men ALT ở các bệnh nhân đã giảm. Thuốc không ảnh hƣởng đến các dấu ấn
miễn dịch và không gây tác dụng phụ đáng kể [51].
1.3.11. Tác dụng của dịch chiết HHKV
HHKV là dịch chiết Flavonoid toàn phần, chiết xuất từ Hà thủ ô đỏ (dạng
đã chế biến), sinh Hoàng kỳ, Hoa kim ngân và Vỏ đậu xanh, bài thuốc đƣợc
chiết xuất và làm giàu thành phần flavonoid (16%). Dịch chiết dùng cho thí


14

nghiệm đƣợc chuẩn bị ở nồng độ 30 ug/ml, lọc qua lọc vô trùng và bảo quản
ở 18°C.

Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định sự tổn thƣơng tế bào
lympho máu ngoại vi bệnh nhân ung thƣ và ngƣời bình thƣờng dƣới tác động
của hydrogen peroxide H2O2, một tác nhân oxy hóa invitro và xem xét khả
năng bảo vệ tế bào lympho bởi HHKV.Kết quả là, khi có mặt dịch chiết
HHKV với nồng độ 30mg/ml, các tế bào lympho đƣợc bảo vệ, tỷ lệ các tế bào
còn khỏe mạnh nhiều hơn so với nhóm chứng [3434], thí nghiệm cũng cho
kết quả tƣơng tự đối với tế bào lympho ngƣời cao tuổi [2222].
Một số nghiên cứu khác đánh giá tác dụng của dịch chiết HHKV đối với
tế bào não của chuột nhắt trắng chịu stress oxy hóa invitro.Kết quả đƣợc đánh
giá thông qua hàm lƣợng MDA (Malona dialdehyd), một sản phẩm của quá
trình peroxid hóa lipid do stress tâm lý.Kết quả cho thấy dịch chiết giàu
Flavonoid từ Hà thủ ô đỏ, Hoàng kỳ, Kim ngân hoa, Vỏ đậu xanh và dịch
chiết hỗn hợp 4 vị thuốc trên (HHKV) đều có tác dụng ức chế phản ứng
peroxyd hóa rõ rệt, ở các nông độ tƣơng ứng là 1,62; 2,47; 0,102; 0,084;
0,081 mg/ml [1919].Nhƣ vậy dịch vỏ đậu xanh cũng có tác dụng gần tƣơng
đƣơng dịch chiết HHKV, ở nồng độ thấp (0,084mg/ml) đã gây đƣợc tác dụng
làm giảm MDA ở tế bào não chuột nhắt trắng bị stress oxy hóa invitro [1919].
Một kết quả nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng, Flavonoid vitex toàn
phần từ vỏ đậu xanh với liều 200mg/kg làm giảm đáng kể hàm lƣợng MDA
trong não chuột bị stress oxy hóa [19],[21].
Trên chuột nhắt trắng, dịch chiết HHKV giúp hình thành trí nhớ nhanh
và bền vững hơn so với lô đối chứng [1717].
1.4. Tính vị, công năng
Đậu xanh đƣợc ghi làm thuốc trong sách ―Nam dƣợc thần hiệu‖ của
Tuệ Tĩnh và ― Bản thảo cƣơng mục‖ của Lý Thời Trân [3030],[3333]. Theo


15

Lý Thời Trân, hạt đậu xanh, thƣờng gọi là lục đậu, có vị ngọt, hơi lạnh, tính

mát, vào các kinh tâm và vị, có tác dụng thanh nhiệt,giải độc, trừ phiền nhiệt,
bớt sƣng đau, ích khí lực, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn thì bổ mát và trừ đƣợc
các bệnh nhiệt [36]. Ngoài ra còn có tác dụng tiêu thử, lợi thủy, giải độc [36].
Hải Thƣợng Lãn Ông trong ―Lĩnh Nam bản thảo‖ [33] viết:
― Lục đậu tên gọi bột đậu xanh
Ngọt lạnh không độc vị hơi tanh
Trừ nhiệt bỏ hƣ kiêm giải độc
Lợi thủy tiêu sang mắt sáng tinh‖.
Vỏ hạt đậu xanh (còn gọi là lục đậu bì, lục đậu y, lục đậu xác, thu đƣợc
bằng cách xay đậu, ngâm nƣớc, và gạn lấy vỏ phơi hay sấy khô), vị ngọt, tính
mát, không độc, có tác dụng giải nhiệt làm cho mắt khỏi mờ [30].
1.5. Công dụng
Đậu xanh là món ăn thông dụng trong nhân dân, trộn với gạo nếp để đồ
xôi, làm bánh, nấu cháo, nấu chè, làm giá đậu ăn sống hoặc xào. Đậu xanh
nấu cháo, hoặc nấu chin nhừ ăn để :
- Chữa cảm sốt, đề phòng các bệnh ôn nhiệt mùa hè.
- Trị tiêu khát, uống nƣớc nhiều và đái tháo đƣờng.
- Trị đau bụng cồn cào, nhức đầu, nôn ọe, có thai nôn ọe không yên
- Trị mụn nhọt sƣng tấy loét miệng lƣỡi
- Giải độc các trƣờng hợp ngộ độc, do thuốc hoặc kim loại
Cũng dùng nhai sống nuốt nƣớc. Hoặc dùng ngoài lấy đậu xanh nhai
sống, lấy bã đắp chữa giời leo, ngứa ngáy, khó chịu [7].
1.6. Bài thuốc có đậu xanh
Bài thuốc 1: Giải nhiệt, cảm sốt:
Bột đậu xanh cả vỏ 50g,
Lá dâu non 18g,


16


Lá tía tô 12g.
Bột đậu xanh cho thêm ít gạo nấu chin nhừ nát, dâu và tía tô thái nhỏ, bỏ
vào nồi cháo, để sôi 5-10 phút, ăn nguội để tránh ra nhiều mồ hôi và chữa
cảm thể nóng, đã ra nhiều mồ hôi [7],[36].
Bài thuốc 2: Chữa bệnh ôn nhiệt, sốt cao, hôn mê, co giật (Thang “ Thần
tiên cứu khổ‖):
Vỏ đậu xanh, sinh đia, huyền sâm, thạch cao, huyền minh phấn, cam t
thảo, mỗi vị 10g, sắc nƣớc uống [36] ( ―Y học giải tạp chú‖- Chu Văn An).
Bài thuốc 3: Chữa sốt nóng, sƣng quai hàm, nhức nhối
Đậu xanh tán bột thật nhỏ trộn với giấm, phết một lớp thật dày lên chỗ
sƣng đau. Nếu khô lại them giấm vào. Ngày làm một lần đến khi khỏi bệnh
[3636] (―Nam dƣợc thần hiệu‖)
Bài thuốc 3: Chữa ngộ độc
Hạt đậu xanh để sống, nghiền nhỏ, chế nƣớc vào, hòa đều cho uống thật
nhiều để nôn ra và giải độc [36].
Bài thuốc 4: Chữa ngộ độc nấm
Đậu xanh 60-120g,
Bồ công anh, đại thanh diệp, tử thảo căn, kim ngân hoa
mỗi vị 30-60g,
Cam thảo sống 9-15g.
Sắc nƣớc uống ngày một thang. Trẻ con giảm liều theo tuổi [36].
Bài thuốc 5: Chữa đái tháo đƣờng (tiêu khát), khát nƣớc uống nhiều, đái
tháo:
Đậu xanh nấu cháo ăn hàng ngày, và sắc nƣớc bông ổi (cứt lợn) uống
thay chè [36].
Bài thuốc 6: Chữa sỏi đƣờng tiết niệu
Đậu xanh 250g,


17


Kim tiền thảo, kê nội kim, hải kim sa, xuyên ngƣu tất mỗi thứ
60g.
Gia giảm tùy theo triệu chứng:
Nếu đái ra máu thêm bạch mao căn, thiên thảo mỗi thứ 25g,
Khí suy yếu thêm hoàng kỳ, đƣơng quy mỗi thứ 60g,
Đại tiện táo bón thêm đại hoàng 15g, mang tiêu 12g,
Đau bụng thêm nguyên hồ, mộc hƣơng, mỗi thứ 30g, đau hông
đỗ trọng, tang kí sinh mỗi thứ 30g.
Tất cả nghiền thành bột, trộn đều, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g.
Sau khi uống thuốc 30 phút, ăn thêm dƣa hấu và hoạt động nhiều. Mỗi đợt
điều trị là một tháng [36].
1.7.Một số chế phẩm có đậu xanh
1.7.1 Giải độc ngũ lão [47]
Hộp 10 vỉ X 10 viên nang, Công ty TNHH DP & TM thành công
* Thành phần:
Mỗi viên nang chứa:
Tinh chất vỏ đậu xanh.............................................. 100mg
Tá dƣợc vừa đủ (1 viên)............................................. 500mg
* Công dụng:
Giải nhiệt độc, chống mờ mắt, bảo vệ gan trong các trƣờng hợp ngộ độc
thức ăn và các trƣờng hợp ngộ độc do các nguyên nhân khác ảnh hƣởng tới
chức năng gan. Dùng tốt trong các trƣờng hợp:
- Các trƣờng hợp ngộ độc thức ăn, thuốc trừ sâu.
- Trong các trƣờng hợp sử dụng kháng sinh, thuốc phòng lao, hạ mỡ máu,
thuốc và hóa chất điều trị ung thƣ có ảnh hƣởng tới chức năng gan.
- Nhiễm độc kim loại nặng.
* Cách dùng:



18

- Thông thƣờng dùng 2-8 viên/ ngày,chia làm 2 lần.
- Trong các trƣờng hợp hỗ trợ điều trị ngộ độc có thể dùng tới 16 viên/ ngày,
chia làm 2 lần
1.7.2. Viên nang Vitexin [52]
Viên nang Vitexin là chế phẩm của Viện Y học cổ truyền Việt Nam và Xí
nghiệp Dƣợc phẩm TƢ 24, đƣợc sản xuất theo quy trình bào chế thuốc của Bộ
Y tế.
Mỗi viên nang chứa:
Vitexin………………………………………100mg
Tá dƣợc vừa đủ 1 viên ……………………..350mg
* Chỉ định:
- Bệnh nhân bị ung thƣ vú giai đoạn II và III sau phẫu thuật có thể kết hợp trị
xạ. - Những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi mạn tính có men Transaminaza
cao.
- Hội chứng tăng lipit máu nguyên phát.


×