Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN HỆ THỐNG THỂ CHẾ CHÍNH SÁCH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.49 KB, 40 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
___________________

TIỂU LUẬN:
PHÂN TÍCH TỔNG QUAN HỆ THỐNG THỂ CHẾ CHÍNH SÁCH
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Môn: Chính sách về BĐKH phục vụ phát triển
Lớp: BĐKH K5
Giảng viên: TS. Nguyễn Trung Thắng
Học viên:
1. Vương Thị Thanh Lan- Nhóm trưởng
2. Nguyễn Thu Huyền
3. Nguyễn Thị Ba Liễu
4. Trần Thị Lan Phương
5. Hoàng Trọng Thắng
6. Trịnh Thu Hằng
7. Hồ Hương Lan
8. Lê Anh Tuân
9. Đỗ Tiến Dũng
10. Doãn Thị Hương (K4)

Hà Nội tháng 12 năm 2016
1


MỤC LỤC
PHÂN TÍCH TỔNG QUAN HỆ THỐNG THỂ CHẾ CHÍNH SÁCH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CÁC NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM................................................1


MỤC LỤC...........................................................................................................................................2
1. THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH BĐKH CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN.....................................................3
1.1. Thể chế và chính sách BĐKH của Hoa Kỳ...............................................................................3
1.1.1. Thông tin chung..............................................................................................................3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý BĐKH.........................................................................................4

2


1. THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH BĐKH CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
1.1. Thể chế và chính sách BĐKH của Hoa Kỳ
1.1.1. Thông tin chung
- Lượng phát thải KNK năm 2010:
Bao gồm LULUCF (MtCO2e): 5.747
Không bao gồm LULUCF (MtCO2e): 6.802
-

UNFCCC:
Ngày kí kết: 12-6-1992
Ngày thông qua: 15-10-1992
Bắt đầu có hiệu lực: 21-3-1994

-

Nghị định thư Kyoto
Ngày kí kết: 12-11-1998
Chưa thông qua

-


Cam kết đến năm 2020: Cắt giảm khoảng 17% lượng KNK so với năm 2005

- Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK)
Trước 2014, đặt mục tiêu giảm 5% vào năm 2020 so với mức năm 1990.
Tháng 11-2014, đặt mục tiêu giảm 26-28% vào năm 2025 so với mức năm
2005.
Tháng 3-2015, đặt mục tiêu giảm 40% vào năm 2025 so với năm 2008.

3


1.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý BĐKH

1.1.3. Quy trình lập pháp
Cơ quan lập pháp lưỡng viện, Quốc hội bao gồm Thượng viện và Hạ viện.
Điều kiện lập pháp là Dự thảo luật cần Thượng viện và Hạ viện thông qua và được
Tổng thống phê duyệt. Một dự luật cũng vẫn có thể trở thành luật mà không cần Tổng
thống ký, nếu Tổng thống không trả lại dự luật với những ý kiến phản đối của mình trong
vòng 10 ngày (không tính các ngày chủ nhật) sau khi dự luật đã được chuyển tới Tổng thống.
Nếu Tổng thống phủ quyết thì dự thảo luật vẫn có thể thông qua nếu hai phần ba các nghị
sĩ trong viện bỏ phiếu đồng ý thông qua.
4


Sử dụng hệ thống trách nhiệm song hành, trách nhiệm chính thuộc về chính quyền
các bang nhưng vẫn có thể can thiệp nếu như hoạt động của bang nếu không đáp ứng
được tiêu chuẩn định sẵn.
1.1.4. Diễn biến lập pháp về BĐKH
• Quản lý KNK bằng kết hợp các luật (Do chưa có luật hay quy định cụ thể để giải
quyết giảm nhẹ KNK)

- Pháp luật hiện hành (Luật không khí sạch)
- Sắc luật (Mệnh lệnh được chính phủ thông qua)
- Chương trình hợp tác.
• Dự thảo luật BĐKH
- Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) chưa được quốc hội thông qua dự thảo luật
BĐKH.
- Trong kỳ đại hội 112 và 113 đảng Cộng hoà chiếm đa số thông qua nhiều dự án
luật để giới hạn quyền hành EPA trong các vấn đề luật pháp về giải quyết phát thải KNK
cũng như BĐKH
- Trong chiến dịch bầu cử tổng thống 2012, BĐKH hoàn toàn vắng mặt trong các
cuộc tranh luận. Tuy nhiên vào 2013, Obama đề xuất Quốc hội thông qua luật về khí hậu
hoặc chính phủ sẽ đưa ra các hành động quyết liệt để giải quyết vấn đề BĐKH, và “Kế
Hoạch Hành Động về Khí Hậu” ban hành vào 6-2013.
• Các kế hoạch của Chính phủ
- Kế hoạch năng lượng sạch: EPA đề xuất quy định cho ngành điện giảm lượng phát
thải 30% so với mức năm 2005 và quy định cho các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hoá
thạch đáp ứng tiêu chuẩn lượng khí thải tối thiểu đối với mỗi kW điện.
- Tiêu chuẩn cho xe và động cơ: Yêu cầu EPA cùng cục Vận tải đưa ra tiêu chuẩn
cho phương tiện vừa và lớn.
- Tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng: Cục năng lượng đặt mục tiêu giảm 3 tỷ tấn
carbon thông qua các tiêu chuẩn bảo toàn năng lượng.
- Biện pháp kinh tế giảm khí nhà kính khác: EPA và cơ quan khác cắt giảm Methan
từ các bãi chôn lấp, hệ thống khai thác mỏ, nông nghiệp, dầu và khí đốt. Đồng thời, tiến
tới đảm bảo một thỏa thuận toàn cầu sẽ giảm khí HFCs theo nghị thư Montreal sửa đổi.
• Chính sách về sử dụng năng lượng
- Khuyến khích tài chính và giảm thuế cho các phát triển công nghệ năng lượng sạch
(Mỹ coi biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng là cốt lõi trong ứng phó BĐKH).
5



- Pháp luật yêu cầu tỷ lệ điện quốc gia nhất định từ nguồn năng lượng tái tạo.
- Luật phục hồi và tái đầu tư Mỹ phân bổ 94 tỷ đô cho công nghệ tái tạo năng lượng,
hiệu quả năng lượng với carbon thấp, mạng lưới thông minh và chuyển đổi linh hoạt.
- Đang tiếp tục rà soát, sửa đổi pháp luật về hiệu quả năng lượng và năng lượng tái
tạo
• Chính sách thích ứng BĐKH
Trong năm 2013, Tổng thống công bố Quyết định chuẩn bị cho các tác động của
biến đổi khí hậu. Đây là nền tảng cho hành động phối hợp về sự sẵn sàng cho BĐKH và
khả năng chống chịu, bao gồm các nội dung: Hiện đại hoá chương trình Liên bang để hỗ
trợ đầu tư khả năng chống chịu của khí hậu; Quản lý đất đai và nước cho chuẩn bị BĐKH
và khả năng chống chịu; Cung cấp thông tin, dữ liệu và công cụ cho chuẩn bị BĐKH và
khả năng chống chịu; Kế hoạch Cơ quan Liên bang về BĐKH và các rủi ro liên quan.
• Hành động ở các bang
California: Mục tiêu giảm KNK: Mức phát thải bằng mức năm 1990 vào năm 2020
và thấp hơn 80% và năm 2050. Áp dụng các luật: Luật giải pháp nóng lên toàn cầu; Luật
về chất lượng không khí với phương tiện; Luật chất lượng môi trường quy định KNK.
Rhode Island: Bang cuối cùng tham gia đạo luật chống chịu
quy định phát thải khí nhà kính giảm 45%, dưới mức năm 1990, vào năm 2035 và 80%
vào năm 2050.
• Luật về không khí sạch (ACC) năm 1970
Đưa ra quy chuẩn chất lượng không khí quốc gia (NAAQS):
- Tiêu chuẩn quốc gia cho sáu chỉ tiêu chất ô nhiễm: carbon monoxide, nitrogen
dioxide, sulfur dioxide, hạt vật chất, hydrocarbon và oxy hóa quang hóa;
- Kế hoạch thực hiện Nhà nước (SIP);
- Tiêu chuẩn Hiệu suất nguồn mới (NSP);
- Phát thải Tiêu chuẩn Quốc gia cho chất ô nhiễm không khí nguy hại (Chuẩn
NESHAPS).
• Chính sách Năng lượng năm 2005
Ban hành 08 tháng 8 năm 2005.
- Cung cấp giảm thuế USD4.3bn cho điện hạt nhân; USD2.7bn để mở rộng tín dụng

sản xuất điện tái tạo; và 1,6 tỷ USD ưu đãi thuế cho đầu tư than sạch.
- Cung cấp 1.3 tỷ đô để giảm thuế cho xe có động cơ thay thế và nhiên liệu (ethanol,
methane, hóa lỏng tự nhiên, propane).
6


- Yêu cầu các cơ sở liên bang lập kế hoạch sử dụng một phần của năng lượng từ các
nguồn năng lượng tái tạo. Cung cấp giảm thuế cho những cải tiến bảo tồn năng lượng cho
nhà ở.
• Luật độc lập và an ninh năng lượng năm 2007
Ban hành 19-12-2007.
- Giới thiệu các biện pháp để mở rộng sản xuất nhiên liệu tái tạo, giảm sự phụ thuộc
của Mỹ vào dầu mỏ, tăng cường an ninh năng lượng và giải quyết biến đổi khí hậu.
- Thiết lập một tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo bắt buộc (RFS) đòi hỏi các nhà sản xuất
nhiên liệu tuân theo.
- Bao gồm các quy định về chiếu sáng: loại bỏ dần việc sử dụng các bóng đèn sợi
đốt vào năm 2014, nâng cao hiệu quả chiếu sáng hơn 70% vào năm 2020, thiết lập một
tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng.
• Đạo luật Thực phẩm, bảo tồn, và Năng lượng năm 2008
Ban hành 18-6-2008
- Quy định về trợ cấp nông nghiệp, năng lượng, bảo tồn, dinh dưỡng và phát triển.
- Hỗ trợ 55 triệu đô để hỗ trợ sử dụng sinh khối tái tạo thay vì nhiên liệu hóa thạch
- Cung cấp bảo lãnh vốn vay tới 320 triệu đô dể tạo ra tinh chế sinh học
(Biorefinery) thương mại.
- Cấp phát 345 triệu đô đến Chương trình năng lượng sinh học cho nhiên liệu nâng
cao để hỗ trợ việc sản xuất nhiên liệu sinh học tiên tiến.
- Cung cấp 1 tỷ đô mỗi năm (2008-2012) của Chương trình Giáo dục Biodiesel
Nhiên liệu tài trợ giáo dục cộng đồng và cá nhân cộng về những lợi ích của việc sử dụng
nhiên liệu diesel sinh học.
1.2. Thể chế và chính sách BĐKH của Liên minh châu Âu

1.2.1. Thông tin chung
- Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 27 quốc gia hầu như đều nằm tại châu Âu, dùng
chung một loại tiền tệ với dân số khoảng 500 triệu người.
- EU là nhà viện trợ (ODA) lớn nhất thế giới cho các nước đang phát triển với 53 tỷ
Euro (Chiếm 60% tổng viện trợ thế giới).
- Lượng phát thải KNK năm 2010:
Bao gồm LULUCF (MtCO2e): 4.408
Không bao gồm LULUCF (MtCO2e): 4.721
7


-

UNFCCC:
Ngày kí kết: 3-6-1992
Ngày thông qua: 21-12-1993
Bắt đầu có hiệu lực: 21-3-1994

-

Nghị định thư Kyoto
Ngày kí kết: 29-4-1998
Ngày thông qua: 31-5-2002
Bắt đầu có hiệu lực: 16-2-2005

- Cam kết đến năm 2020: Cắt giảm lượng phát thải KNK 20% so với năm 1990
1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý BĐKH

1.2.3. Quy trình lập pháp
- Hoạt động thông qua một hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn

hợp.
- Quy trình lập pháp của EU bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Hội
đồng Liên minh châu Âu đại diện cho các nước thành viên.
- Nghị viện có thẩm quyền thông qua ngân sách, kiểm tra, giám sát, nhưng các Hội
đồng sẽ cùng xem thông qua các Luật đó.
1.2.4. Các chính sách BĐKH
 Chủ trương chính
- Hội đồng châu Âu đã xác định mục tiêu là giảm phát thải khí nhà kính (GHGs) từ
8


80% đến 95% so với năm 1990 vào năm 2050.
- EU cũng phát triển lộ trình năng lượng trong ngành vận tải
- Đưa ra lộ trình (dự án) đưa EU vào nền kinh tế carbon thấp cạnh tranh vào năm
2050.
- Đề xuất Khung tài chính 2014-2020 dành 20% ngân sách EU cho thích ứng và
giảm nhẹ.
 Chính sách
• Định giá carbon (carbon pricing)
- Một thành phần quan trọng của pháp luật về khí hậu của EU là "Hệ thống trao đổi
phát thải" (EU ETS), có hiệu lực vào năm 2005 để giúp đạt được các mục tiêu đề ra tại
Kyoto.
- EU đã thiết lập một cơ chế giám sát phát thải khí nhà kính để cho phép đánh giá
chính xác và thường xuyên tiến trình cắt giảm phát thải các quốc gia thành viên.
• Năng lượng
- Các chính sách chủ yếu vào việc bảo đảm an ninh nguồn cung năng lượng, thị
trường năng lượng cạnh tranh, và tiêu thụ năng lượng bền vững bằng cách giảm lượng
phát thải khí nhà kính cùng sự phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch.
- Chiến lược năng lượng năm 2020: mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính ít
nhất 20% (so với mức năm 1990); tăng sử dụng năng lượng tái tạo mức tối thiểu 20%; cải

thiện hiệu quả năng lượng của ít nhất 20%.
- Đến 2030: Mục tiêu giảm 40% lượng phát thải khí nhà kính (so với mức năm
1990); tăng sử dụng năng lượng tái tạo mức tối thiểu 27%; cải thiện hiệu quả năng lượng
của ít nhất 27%.
- Sự phát triển của thị trường năng lượng nội bộ (điện và khí) đã được hỗ trợ giúp
người tiêu dùng chọn nhà cung cấp khí đốt và điện riêng của họ và tiếp tục tự do hóa thị
trường điện và khí đốt.
- Chỉ thị năng lượng hiệu quả (2012) thiết lập khuôn khổ chung các biện pháp hỗ trợ
hiệu quả năng lượng. Ngoài ra còn có Chỉ thị về hiệu suất năng lượng của các tòa nhà
(2010) và Chỉ thị về yêu cầu thiết kế sinh thái cho các sản phẩm sử dụng năng lượng
(2009) được ban hành.
• Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF)
- Quyết định về quy tắc tính toán và kế hoạch hành động về phát thải khí nhà kính
và kết quả từ các hoạt động liên quan đến sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm
nghiệp (LULUCF) cửa từng nước thành viên. Các nước thành viên có nghĩa vụ báo cáo
9


cách họ tăng hấp thụ carbon cũng như giảm phát thải khí nhà kính trong các khu rừng và
đất.
- Đề xuất của Ủy ban mang tên Cải cách Chính sách Nông nghiệp chung của EU
(CAP) thông qua vào năm 2013 ưu tiên phát triển cho việc khôi phục, bảo tồn và nâng cao
các hệ sinh thái, nâng hiệu quả tài nguyên ứng phó biến đổi khí hậu.
- Cách tiếp cận của EU đối với REDD+ (giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái
rừng) dựa chủ yếu vào thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị và Thương mại (FLEGT) và
Kế hoạch hành động (2003), nhằm mục đích giảm phá rừng thông qua việc ngăn chặn
khai thác gỗ bất hợp pháp.
• Thích ứng
- Tiếp tục các chính sách thích ứng quốc gia phối hợp và tạo ra một hệ thống trao
đổi các thông tin tốt nhất

- Ủy ban châu Âu đề xuất Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu của EU vào
năm 2013. Mục tiêu của Chiến lược là để "tăng cường sự chuẩn bị sẵn sàng và khả năng
ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu ở cấp địa phương, vùng, quốc gia và trên
toàn EU, phát triển một phương pháp thống nhất và phối hợp nhịp nhàng”.
• Gói khí hậu và năng lượng EU
Ban hành 2009 (gồm 3 chỉ thị và 1 quyết định)
- Ủy ban châu Âu đề xuất ràng buộc pháp luật để thực hiện các mục tiêu giảm phát
thải khí nhà kính của EU ít nhất là 20% dưới mức năm 1990 năm 2020; 20% mức tiêu thụ
năng lượng của EU đến từ các nguồn tái tạo; và giảm 20% sử dụng năng lượng sơ cấp so
với mức dự kiến, có thể đạt được bằng cách cải thiện hiệu quả năng lượng.
- Các nước thành viên sẽ hạn chế phát thải khí nhà kính của họ từ năm 2013 và năm
2020 theo một lộ trình ràng buộc với mục tiêu hàng năm. Điều này sẽ đảm bảo dần theo
hướng đến năm 2020 đạt mục tiêu trong các lĩnh cần có thời gian để thực hiện, chẳng hạn
như các tòa nhà, cơ sở hạ tầng và giao thông .
• Chiến lược bảo vệ năng lượng châu Âu
Ban hành 28-5-2014
Để ứng phó với cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine và đảm bảo nguồn cung năng
lượng ổn định. EU có một số cơ chế dự phòng khẩn cấp, bao gồm:
-

Tăng dự trữ khí đốt

-

Phát triển cơ sở hạ tầng khẩn cấp

-

Giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngắn hạn
10



-

Chuyển đổi sang các nhiên liệu thay thế

-

Xây dựng cơ chế liên kết chặt chẽ với các đối tác quốc tế

Chiến lược an ninh năng lượng trung và dài hạn:
- Hoàn thành các thị trường năng lượng trong EU và phát triển cơ sở hạ tầng còn
thiếu, tránh gián đoạn trong việc cung cấp năng lượng.
- Tăng cường sản xuất năng lượng trong EU, đa dạng hoá các nước cung cấp
- Đưa ra một tiếng nói chung về chính sách năng lượng, sử dụng các cơ chế trao đổi
thông tin với Uỷ ban về các thoả thuận quy hoạch có thể ảnh hưởng đến an ninh cung cấp.
- Tăng cường ứng phó khẩn cấp và liên kết chặt chẽ cùng bảo vệ cơ sở hạ tầng quan
trọng.
• Khung cho các chính sách về khí hậu và năng lượng năm 2030
Ban hành 28-10-2014
- Đảm bảo rằng EU đang đi theo hướng hiệu quả chi phí để hướng tới mục tiêu cắt
lượng phát thải ít nhất 80% vào năm 2050
- Đã được thông qua bởi Hội đồng châu Âu trong tháng 10 năm 2014 như một văn
bản chiến lược, mặc dù các ràng buộc pháp luật vẫn chưa được soạn thảo.
- Chuẩn bị ra mắt Liên minh năng lượng Energy Union nhằm bình ổn giá cả năng
lượng, an toàn và bền vững.
1.3. Thể chế và chính sách BĐKH của Nhật Bản
1.3.1. Thông tin chung
- Phát thải khí nhà kính năm 2013:
Bao gồm LULUCF (MtCO2e): 1.185

Không bao gồm LULUCF (MtCO2e): 1.258
- Xếp hạng phát thải: 5
- UNFCC:
Ngày kí kết: 13/06/1992
Ngày thông qua: 28/05/1993
Ngày chính thức có hiệu lực: 21/03/1994
-

Nghị định thư Kyoto:
Ngày kí kết: 28/04/1998
Ngày thông qua: 04/06/2002
11


Ngày chính thức có hiệu lực: 16/02/2005
- Cam kết đến năm 2020: Giảm 25% so với mức năm 1990, khung pháp lý quốc tế
công bằng và hiệu quả, các cường quốc kinh tế cùng tham gia và thỏa thuận dựa trên các
mục tiêu triển vọng.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý BĐKH


Bộ Môi trường Nhật Bản là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ đầu mối quản
lý các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.



Văn phòng Kiểm kê khí nhà kính Nhật Bản thuộc Bộ Môi trường Nhật Bản là cơ
quan quản lý các hoạt động phát thải KNK.




Tham gia kiểm soát các hoạt động phát thải KNK có các Bộ liên quan: Kinh tế,
Thương mại và Công nghiệp; Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản; Giao thông;
Đất đai; Y tế, Lao động và Phúc lợi; Tài chính; Thông tin và truyền thông.



Bộ Môi trường Nhật Bản xây dựng Báo cáo quốc gia về KKKNK hàng năm và gửi
Báo cáo kiểm kê KNK cho Ban Thư ký Công ước khí hậu.

1.3.3. Diễn biến lập pháp về BĐKH
- Nhật Bản có truyền thống lâu dài về lập pháp các vấn đề liên quan đến biến đổi khí
hậu.
- Năm 1998 ban hành khung pháp lý: Luật Thúc đẩy các biện pháp ứng phó với sự
nóng lên toàn cầu.
- Luật quy định kế hoạch thực hiện mục tiêu của Nhật Bản khi tham gia cam kết
Nghị định thư Kyoto.
12


- Năm 2007, sửa đổi dựa trên nghiên cứu liên quan đến các mục tiêu và chương trình
thực hiện mục tiêu Nghị định thư Kyoto
- Dự luật mới về Các giải pháp ứng phó với Sự nóng lên toàn cầu được thông qua
bởi Nội các vào 12/03/2010, nhưng bị phản đối bởi Thượng viện.
- Dự luật sẽ đưa ra chính sách về mục tiêu đến năm 2020
- Luật cũng thiết lập cơ chế cap-and-trade. Thêm vào đó, bản thảo dự luật bao gồm
mục tiêu đến năm 2020 sản xuất 10% năng lượng sơ cấp từ các nguồn năng lượng tái tạo,
trong đó bao gồm cả việc đưa ra giá bán điện năng.
- 2011: Sau Trận động đất lịch sử và sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Daiichi (TEPCO) Nhật Bản đã thực hiện một cuộc rà soát toàn diện các chính sách năng

lượng nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong ngành công nghiệp sản xuất điện hạt nhân.
- Luật về Sản xuất điện năng từ Nguồn năng lượng tái tạo được thông qua bởi Quốc
hội vào tháng 8/2011. Đưa ra hệ thống giá bán điện năng cho năng lượng tái tạo từ tháng
7/2012.
- Trong Kế hoạch Môi trường lần thứ tư (Quyết định của Nội các vào ngày
27/04/2012), Nhật Bản quyết định hướng tới mục tiêu giảm 80% phát thải KNK đến năm
2050.
- Vào ngày 14/09/2012, chính phủ Nhật Bản quyết định ban hành Kế hoạch hành
động về Sự nóng lên toàn cầu cho giai đoạn từ năm 2013, dựa trên Chiến lược đổi mới về
Năng lượng và Môi trường có hiệu lực đến hết năm 2012.
- Hệ thống thuế cacbon được ban hành vào tháng 10/2012. Sự ban hành thuế cacbon
là một trong những nội dung của Luật sửa đổi thuế được ban hành ngày 30/03/2012.
- Hai cuộc khủng hoảng dầu những năm 1970 đã dẫn đến sự ban hành Luật Sử dụng
hợp lý Năng lượng năm 1979 nhằm thúc đẩy bảo tồn năng lượng. Luật này thiết lập
những nguyên tắc cơ bản về chính sách năng lượng như:
+ An ninh năng lượng
+ Thích ứng với môi trường
+ Sử dụng cơ chế thị trường dựa trên những nguyên tắc cân nhắc thận trọng 1 và 2
- Trong bối cảnh sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (TEPCO)
tháng 3/2011, chính phủ thiết lập Hội đồng Năng lượng và Môi trường vào tháng 6/2011
với việc rà soát chiến lược năng lượng quốc gia của Nhật Bản đồng thời giám sát các giải
pháp ứng phó với sự nóng lên toàn cầu.
- Vào tháng 6/2012, Hội đồng Năng lượng và Môi trường ra thông báo “Các lựa
chọn cho Năng lượng và Môi trường”, theo ba kịch bản (kịch bản 0%, 15% và 20-25%)
13


phụ thuộc vào mức độ phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân.
- Hội đồng Năng lượng và Môi trường quyết định ban hành “Chiến lược sáng tạo về
Năng lượng và Môi trường” vào ngày 14/9/2012. Chính sách nhằm hướng tới giảm thiểu

sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân và nhiên liệu hóa thạch bằng cách tăng cường phát
triển năng lượng xanh.
- Ba nền tảng của chiến lược mới bao gồm:
+ “Xã hội ít phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân trong tương lai gần”,
+ “Cuộc cách mạng năng lượng xanh”
+ “Nguồn cung ứng năng lượng ổn định”.
- Tháng 12/2012 Luật thúc đẩy thành phố cacbon thấp bắt đầu có hiệu lực và được
đưa vào thực hiện thiết lập các hệ thống tòa nhà phát thải thấp, như một phần của kế
hoạch thành phố cacbon thấp.
- Dự luật mới về Luật các giải pháp ứng phó với sự nóng lên toàn cầu yêu cầu thiết
lập và thực hiện quy hoạch đất đai toàn diện, và quy hoạch đô thị cơ bản, vv.
1.3.4. Các bộ luật
• Luật thúc đẩy phát triển và sử dụng năng lượng thay thế dầu
Ban hành năm 1980
- Sau khủng hoảng về giá dầu những năm 1970, chính phủ ban hành luật và thực
hiện những biện pháp nhằm phát triển những lựa chọn thay thế cho dầu bao gồm năng
lượng tái tạo.
- Tổ chức phát triển năng lượng mới (NEDO), năm 1988 là Tổ chức phát triển năng
lượng mới và công nghệ công nghiệp) được thành lập tháng 10/1980. Năm 2003, NEDO
được đổi tên thành Cơ quan quản trị phối hợp.
• Luật về các giải pháp đặc biệt thúc đẩy sử dụng năng lượng mới
Có hiệu lực ngày 23/6/1997, sửa đổi tháng 1/2002
- Luật nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng mới.
- Luật xác định nhiệm vụ của mỗi lĩnh vực trong thúc đẩy sử dụng năng lượng mới,
đồng thời đưa ra các hình thức khuyến khích bằng hỗ trợ tài chính.
- Ban hành chính sách về các biện pháp cho từng lĩnh vực được đưa ra trong tháng
9/1997. Bản sửa đổi năm 2002 bổ dung thêm Sử dụng năng lượng sinh khối và năng
lượng lạnh vào điều 1 của luật.
- Tháng 4/2008, khái niệm Năng lượng mới được sửa đổi gần như tương đương với
khái niệm năng lượng tái tạo.

14


• Luật thúc đẩy ứng phó với sự nóng lên toàn cầu
Thông qua ngày 9/10/1998, sửa đổi năm 2003, bắt đầu có hiệu lực ngày 16/2/2005
- Các điểm được sửa đổi:
+ Thiết lập Hội đồng liên bộ về bảo vệ môi trường toàn cầu thông qua luật
+ Phát triển kế hoạch thực hiện cam kết Nghị định thư Kyoto
+ Nhấn mạnh sự thiết lập và thực hiện các giải pháp bởi chính quyền địa phương
- Yêu cầu tăng cường công tác ghi chép dữ liệu theo chỉ đạo của Cơ quan ngăn ngừa
sự nóng lên toàn cầu
- Yêu cầu những cá nhân tổ chức phát thải trên mức nhất định các KNK phải đánh
giá và báo cáo lượng phát thải cho chính phủ.
- Yêu cầu chính phủ đưa ra một hệ thống giám sát và công bố các báo cáo trên
• Luật sử dụng hợp lý năng lượng
Thông qua năm 1979, có hiệu lực tháng 10/1979, sửa đổi lần 6 năm 2008, có hiệu
lực một phần tháng 4/2009 và toàn phần tháng 4/2010
- Luật là nguyên tắc của chính sách bảo tồn năng lượng. Ban hành năm 1979 với
khủng khoảng dầu.
+ quản lý năng lượng trong sản xuất, thương mại và giao thông
+ tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cho phương tiện giao thông và các thiết bị
+ tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cho nhà ở và các tòa nhà
- Năm 2008, luật được sửa đổi bổ sung các biện pháp tăng cường hiệu suất năng
lượng, bao gồm trong lĩnh vực thương mại. Cũng trong bản sửa đổi này, quy định cho các
khu vực kinh tế trong nước cũng được ban hành.
- Luật nhấn mạnh các quy tắc sử dụng hợp lý năng lượng trong tòa nhà. Luật yêu
cầu sản xuất và nhập khẩu thiết bị như ôtô, điều hòa hoặc các đồ dùng điện khác đảm bảo
tính năng sử dụng hiệu quả năng lượng.
- Luật cung cấp khung quy định bắt buộc và tự nguyện về kiểm toán năng lượng.
• Luật Sử dụng hợp lý năng lượng và tái chế

Có hiệu lực ngày 25/6/2003, sửa đổi ngày 1/10/2003 và xác định kéo dài hạn hiệu
lực đến 31/3/2013
- Luật nhằm hỗ trợ nhà điều hành doanh nghiệp tự nguyên thực hiện các dự án về sử
dụng hợp lý năng lượng và tài nguyên thiên nhiên.
- Bao gồm các hoạt động 3R (Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế), hỗ trợ tài chính bổ
15


sung cho bảo tồn năng lượng và giảm thiểu phát thải CO2 và sử dụng cơ chế Kyoto
(CDM và JI). Luật quy định những hình thức khuyến khích doanh nghiệp bằng cách cho
vay vốn lãi suất thấp.
- Luật cũng dự báo những khoản vay lãi suất thấp, giảm thuế cho những trang thiết
bị có hiệu suất năng lượng cao.
- Khuyến khích các hoạt động:
+ Trang bị thiết bị mới và cải thiện thiết bị có sẵn góp phần sử dụng hợp lý năng
lượng trong nhà máy và văn phòng
+ Sử dụng vật liệu xây dựng, trang bị hoặc cải thiện thiết bị nhằm nâng cao hiệu
suất năng lượng trong xây dựng
+ Thực hiện Nghiên cứu và Phát triển (R&D) về kỹ thuật sản xuất các sản phẩm
công nghiệp góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng
- Hơn nữa, hệ thống cung ứng năng lượng cũng cần nâng cao hiệu suất như hệ thống
cung ứng nhiệt năng quy mô lớn hoặc tổ hợp công nghiệp sản xuất hơi nóng.
• Luật tăng cường sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo
Thông qua ngày 26/8/2011, có hiệu lực ngày 1/7/2012`
- Luật này yêu cầu bắt buộc sử dụng điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo
(năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, địa nhiệt và sinh khối) dựa trên một hợp đồng với giá
điện giữ nguyên. Chi phí sản xuất được tính thêm cho những khách hàng sử dụng điện
khác, khoản chi thêm cho năng lượng tái tạo trên tổng lượng điện cung ứng.
• Luật sửa đổi về thuế
Ban hành 31/3/2012

- Một loại thuế mới được áp dụng theo Luật là thuế cacbon, bắt đầu từ tháng
10/2012. Thuế được thiết lập nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải KNK đến năm
2020 đạt 25% so với mức 1990 và đến năm 2050 đạt 80%.
- Thuế được xây dựng trên hệ thống các thuế đã tồn tại về nhập khẩu dầu thô và
than. Lượng thuế của các doanh nghiệp phải trả được tính trên Kilolit dầu với tỉ lệ 250
JPY (3$) trong suốt năm tài chính đến tháng 3/2013. Thuế được tăng lên mỗi 2 năm cho
tới năm 2016.
• Luật thúc đẩy thành phố cacbon thấp
Thông qua tháng 8/2012, có hiệu lực tháng 12/2012
- Thiết lập hệ thống chứng nhận các tòa nhà cacbon thấp góp phần giảm phát thải
CO2
16


- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tòa nhà đảm bảo tiêu chí trên như giảm thuế.
- Yêu cầu địa phương lập Kế hoạch phát triển thành phố cacbon thấp, và chính phủ
hỗ trợ tài chính cho địa phương nhằm xây dựng thành phố hiệu suất năng lượng cao.
2. THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH BĐKH CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
2.1. Thể chế và chính sách BĐKH của Bangladesh
2.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý BĐKH
• Bộ Môi trường và Rừng (MoEF) là cơ quan đầu mối giải quyết các vấn đề về môi
trường và suy thoái tự nhiên do các tác động của con người. Cục Môi trường
(DoE) thuộc MoEF đưa ra những giải pháp ứng phó với những thách thức của biến
đổi khí hậu ở quy mô quốc gia và toàn cầu trong khuôn khổ chức năng quản lý và
ban hành các văn bản dưới luật trong lĩnh vực môi trường.
• Ủy ban chỉ đạo quốc gia về biến đổi khí hậu (CCU) được thành lập nhằm mục đích
phối hợp và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia.
• Ủy ban Môi trường quốc gia dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng và giúp xác định các
chính sách môi trường.
• Ủy ban chỉ đạo quốc gia về biến đổi khí hậu thực hiện những mục tiêu phát triển

và và giám sát quá trình thực hiện BCCSAP. Ủy ban có năm nhóm làm việc được
thiết lập riêng cho thích ứng, giảm nhẹ, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính và
nâng cao nhận thức cộng đồng.
• Tiểu ban biến đổi khí hậu được thành lập bởi Cục Môi trường năm 2004, thực hiện
những công việc liên quan đến biến đổi khí hậu của Chính phủ, và cung cấp những
dịch vụ khác có liên quan đến đàm phán biến đổi khí hậu, bao gồm hỗ trợ trong các
cuộc thương lượng quốc tế.
• Hội đồng quốc gia quản lý thiên tai (NDMC), dưới sự điều hành của Thủ tướng, là
diễn đàn xét duyệt các chính sách quản lý thiên tai. Hội đồng có hai ủy ban thực
hiện Chính sách và quyết định về quản lý thiên tai: Ủy ban liên bộ quản lý thiên tai
và Ủy ban cố vấn quốc gia về quản lý thiên tai.
• Cục Quản lý thiên tai thuộc Bộ lương thực và quản lý thiên có trách nhiệm tổ chức
can thiệp vào các hoạt động quản lý thiên tai. Đơn vị giúp giám sát và tổ chức thực
hiện các hoạt động liên quan đến quản lý thiên tai ở cấp quốc gia và khu vực.

17


2.1.2. Các chính sách chủ đạo về BĐKH
-

Khung Tài khóa về khí hậu 2014

-

Kế hoạch hành động bảo tồn và hiệu quả năng lượng 2013

-

Luật Phát triển năng lượng tái tạo bền vững 2012


-

Luật Quản lý thiên tai 2012

-

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm giai đoạn 2011-2015

-

Chiến lược phát triển bền vững quốc gia 2010-2021

-

Chiến lược và Kế hoạch hành động BĐKH, 2009

-

Luật về Quỹ ủy thác BĐKH 2009

-

Chính sách về tái tạo năng lượng, 2008

-

Luật Điều tiết năng lượng 2003
Trong đó:


• Luật Cơ quan phát triển năng lượng tái tạo và bền vững (2012). Bộ luật giúp thành
lập Cơ quan phát triển năng lượng tái tạo và bền vững, nhằm thúc đẩy sự phát triển
và sử dụng năng lượng tái tạo. Bộ luật chỉ ra 23 trách nhiệm của Cơ quan
• Luật Quản lý thiên tai (2012). Mục đích của bộ luật là giảm thiểu rủi ro thiên tai ở
mức độ phù hợp góp phần thúc đẩy chương trình quản lý toàn diện rủi ro thiên tai.
• Luật Quỹ tín dụng biến đổi khí hậu 2010. Quy định phân bổ hỗ trợ ban đầu là 100
triệu USD mỗi năm cho ba năm từ 2009 đến năm 2011: 66% ngân sách sẽ được sử
dụng trong các dự án/chương trình thực hiện ứng phó với BĐKH.
• Luật Hội đồng ban hành các văn bản dưới luật về năng lượng (BERC) ban hành
18


2003, sửa đổi 201, đưa ra mục tiêu thành lập Hội đồng ban hành các văn bản dưới
luật, giám sát và thẩm tra năng lượng được sử dụng bằng cách kiểm tra sổ sách về
năng lượng.
• Khung chính sách tài chính khí hậu (2014), do Bộ Tài chính ban hành, cung cấp cơ
sở và công cụ phục vụ Hoạch định chính sách tài chính khí hậu (CFP) và đảm bào
CFP minh bạch, duy trì bền vững trong giai đoạn dài hạn.
• Kế hoạch hành động về nâng cao hiệu suất và bảo tồn năng lượng (2013) do Bộ
Năng lượng và khoáng sản ban hành, nhấn mạnh những chỉ tiêu Chính phủ đã đặt
ra về cung ứng năng lượng bền vững:
• Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững (2010-2021), ban hành 2013, gồm 5
lĩnh vực ưu tiên chiến lược nhằm đạt được mục tiêu bền vững của Bangladesh:
Tăng trưởng kinh tế bền vững; Phát triển các lĩnh vực ưu tiên (bao gồm nông
nghiệp và năng lượng); Môi trường đô thị; An ninh và an sinh xã hội; Quản lý môi
trường, tài nguyên thiên nhiên và thiên tai
• Kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (2011-2015), ban hành năm 2011, tập trung vào “thúc
đẩy tăng trưởng và giảm đói nghèo” bao gồm nhiều sáng kiến chính sách liên quan
đến biến đổi khí hậu.
• Chiến lược và Kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu Bangladesh ban hành năm

2009 do Bộ Môi trường và Rừng ban hành, là một chiến lược dựa trên Chương
trình hành động thích ứng quốc gia (năm 2005 và 2009), gồm 44 chương trình thực
hiện trong các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong 6 lĩnh vực chủ yếu:
- An ninh lương thực, an sinh xã hội và sức khỏe;
- Quản lý toàn diện thiên tai;
- Cơ sở hạ tầng;
- Quản lý nghiên cứu và tri thức;
- Giảm nhẹ và phát triển nền kinh tế cacbon thấp;
- Tăng cường năng lực thể chế
2.2. Thể chế và chính sách BĐKH của Malaysia
2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý BĐKH
- Cơ quan then chốt chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu là Bộ Tài nguyên và Môi
trường (MONRE). Đơn vị chức năng giúp việc là Cục Môi trường). MONRE có nhiệm
vụ:
+ Quản trị các vấn đề liên quan đến UNFCC
19


+ Phụ trách các vấn đề liên quan đến quản lý rừng bền vững (trừ khu vực Sabah và
Sarawak được nhiều bộ ngành quản lý theo chính sách về rừng)
+ Phụ trách về Chính sách tài nguyên nước quốc gia.
- Các chính sách khác liên quan đến BĐKH, bao gồm chính sách năng lượng tái
tạo và giá bán điện năng được ban hành bởi Bộ Năng lượng, Công nghệ xanh và Nước.
- Cục Khí tượng Malaysia cùng với Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới cũng
phối hợp giám sát khí hậu và thực hiện Kịch bản biến đổi khí hậu.

2.2.2. Các chính sách chủ đạo về BĐKH
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm lần thứ 10, giai đoạn 2011-2015
- Luật Năng lượng tái tạo 2011
- Luật Phát triển năng lượng bền vững 2011

- Chính sách quốc gia về BĐKH 2010
- Luật Công nghiệp nhiên liệu sinh học 2007
- Luật Cung cấp điện, 1990
Trong đó:
- Luật Năng lượng tái tạo 2011: thiết lập hệ thống giá bán điện năng từ năng lượng
tái tạo: năng lượng mặt trời, sinh khối, biogas và năng lượng thủy điện. Giá điện sẽ được
giữ ở mức ổn định trong giai đoạn từ 16 đến 21 năm.
- Luật Phát triển năng lượng bền vững 2011, quy định thành lập Hội đồng phát triển
20


năng lượng bền vững có nhiệm vụ giám sát quá trình thực hiện và vận hành hệ thống giá
bản điện năng do Luật Năng lượng tái tạo 2011 quy định.
- Luật Công nghiệp xăng sinh học 2007: giúp tạo dựng sự tín nhiệm cho sản phẩm
xăng sinh học từ dầu cọ (hỗn hợp B5) và thiết lập cơ chế bắt buộc trong cấp phép cho cơ
sở chiết xuất, lưu trữ, vận chuyển và xuất khẩu xăng sinh học từ dầu cọ.
- Luật Cung ứng điện 1990: ban hành ngày 8/9/1993, sửa đổi năm 2001: quy định
nguyên tắc cung ứng điện năng với giá cả hợp lý, cấp phép và kiểm soát lắp đặt các công
trình, nhà máy hay thiết bị điện, trong đó ưu tiên đảm bảo an toàn cho người và hiệu suất
điện năng.
- Kế hoạch Malaysia lần thứ 10, ban hành tháng 6/2010. Kế hoạch được chia ra
thành hai lĩnh vực chính: các hành động thích ứng và giảm nhẹ.
• Về thích ứng: phát triển hệ thống phân tích rủi ro và đánh giá tác động gây ra
cho nền kinh tế.
• Về giảm nhẹ: hỗ trợ phát triển năng lượng tái tọa và thành lập quỹ năng lượng
tái tạo.
- Chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu do Bộ TN&MT ban hành năm 2010.
Mục đích chính của Chính sách là lồng ghép biến đổi khí hậu vào công tác quản lý tài
nguyên và tăng cường bảo tồn môi trường; Giảm các tác động tiêu cực của BĐKH. Dựa
trên nguyên tắc phát triển bền vững, thực hiện phối hợp, tham gia tích cực và trách nhiệm

chung nhưng ràng buộc khác nhau. Đưa ra 43 hành động quan trọng hướng đến 10 mục
tiêu chiến lược, bao gồm tăng cường tính chống chịu khí hậu và hỗ trợ ra quyết định dựa
trên điều kiện thực tế.
2.3. Thể chế và chính sách BĐKH của Indonesia
2.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý BĐKH
Có ba cấp độ quản trị khí hậu tại Indonesia.
- Cấp độ quốc tế: Liên Hợp Quốc là tổ chức trực tiếp tham gia vào các vấn đề
quản trị khí hậu tại Indonesia, thông qua UNFCC và một số cơ quan Liên Hợp Quốc khác
như UNDP và UN-REDD
- Cấp độ quốc gia: Kế hoạch hành động quốc gia về Giảm thiểu phát thải KNK do
Bộ Quy hoạch phát triển quốc gia ban hành về hướng dẫn về thể chế quy hoạch, thực
hiện, giám sát và lượng giá giảm thiểu phát thải KNK. Trong đó, việc tổ chức phối hợp và
giám sát thực hiện Kế hoạch được giao cho Bộ hợp tác cho Thương mại Kinh tế. Bộ Môi
trường được giao quản lý việc kiểm kê và giám sát kiểm kê KNK và xây dựng Thông báo
quốc gia gửi UNFCCC. Ngoài hợp tác ngành dọc, Indonesia cũng có các Bộ hỗ trợ khác
như Bộ hợp tác về An sinh xã hội và về Kinh tế. Ngoài ra còn có các tổ chức hỗ trợ khác
21


như Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu (NCCC) và Ủy ban Tổng thống về Giám sát và
Dự báo Phát triển.
- Cấp độ khu vực: Kế hoạch hành động địa phương về Giảm thiểu phát thải KNK
được thực hiện bởi chính quyền địa phương cùng với sự hỗ trợ từ Bộ Ngoại giao và Bộ
Quy hoạch phát triển quốc gia; Kế hoạch được soạn dựa trên nền tảng kết quả của các
nhóm hoạt động theo lĩnh vực (nông nghiệp, rừng và đất bùn, năng lượng và giao thông,
công nghiệp và chất thải).

2.3.2. Các chính sách chủ đạo về BĐKH
- Nghị định của Tổng thống về cơ cấu tổ chức của Bộ Môi trường và Lâm nghiệp,
2015

- Luật Địa nhiệt 2014
- Kế hoạch phát triển trung hạn quốc gia 2015-2019, 2014
- Thông tư hướng dẫn của Tổng thống về kéo dài thời gian thực hiện REDD 2013
- Nghị định số 62/2013 về Cơ quan quản lý giảm phát thải từ việc phá rừng và
suy thái rừng và vùng đất than bùn
- Quy định về khuyến khích phát triển nguồn cung năng lượng địa nhiệt 2012
- Quy định về REDD, 2012
- Quy định của Tổng thống về việc thực hiện KKKNK quốc gia 2011
- Nghị định của Tổng thống về KHHĐ quốc gia giảm phát thải KNK 2011
22


- Thông tư hướng dẫn của Tổng thống về kế hoạch thực hiện REDD 2011
- Luật Khí tượng, khí hậu và địa lý 2009
- Luật Quản lý và bảo vệ môi trường 2009
- Quy định của Tổng thống về bảo tồn năng lượng 2009
- Quy định về thực hiện thí điểm các hoạt động giảm phát thải việc phá rừng và
suy thái rừng do Bộ Lâm nghiệp ban hành 2008
- Thông tư hướng dẫn của Tổng thống về hiệu quả năng lượng và nước 2008
- Quy định của Tổng thống về Hội đồng TVQG về BĐKH, 2008
- Luật Năng lượng 2007
- Thông tư hướng dẫn của Tổng thống về xây dựng NLSH 2006
- Quy định của Tổng thống về chính sách NL quốc gia, 2006
Trong đó:
- Luật 21/2014 Luật địa nhiệt mới: cập nhật những quy định về địa nhiệt, và tách
rời các hoạt động địa nhiệt ra khỏi các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên. Luật
này đưa ra biện pháp giúp thúc đẩy sự phát triền năng lượng địa nhiệt.
- Luật 32/2009 Bảo vệ và Quản lý môi trường: đưa ra chủ trương lồng ghép Bảo vệ
và quản lý môi trường vào những hoạt động bảo tồn chức năng của môi trường;
- Luật 31/2009 Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý: nhằm phục vụ công tác kiểm kê

KNK cho phát triển chính sách BĐKH;
- Luật 30/2007 về năng lượng: quy định các chính sách cung ứng, luật ưu tiên sự
phát triển năng lượng tái tạo mới và khích lệ người tiêu dùng ưu tiên dùng năng lượng tái
tạo. Luật này cũng khuyến khích những hoạt động giúp nâng cao hiệu suất năng lượng.
Ngoài ra còn có các Nghị định, Chỉ thị, Quy định khác, như:
- Nghị định 62/2013 về Cơ quan quản lý Giảm thiểu phát thải từ phá rừng và suy
thoái rừng và đất than bùn;
- Chỉ thị của Tổng thống 6/2013 về sửa đổi bổ sung Sắc lệnh rừng;
- Quy định của Bộ trưởng 01/2012 về thúc đẩy phát triển nguồn cung cấp năng
lượng địa nhiệt;
- Nghị định của Tổng thống 61/2011, Kế hoạch hành động quốc gia về giảm thiểu
phát thải KNK (RAN-GRK);
- Quy định 46/2008 của Hội đồng quốc gia về BĐKH
2.4. Thể chế và chính sách BĐKH của Thái Lan
23


2.4.1 Cơ cấu tổ chức quản lý BĐKH
Các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan đến biến đổi khí hậu bao gồm các Bộ:
Năng lượng; Công nghiệp; Nông nghiệp; Cục Lâm nghiệp hoàng gia, Cục Quản lý ô
nhiễm…

2.4.2. Các chính sách chủ đạo về BĐKH
- Luật Công nghiệp năng lượng B.E. 2550 (2007): Luật thiết lập Ủy ban điều hành
về năng lượng (ERC) nhằm giám sát nền công nghiệp năng lượng, ngăn chặn lạm dụng
năng lượng và bảo vệ người tiêu dùng khỏi những tác động tiêu cực trong quá trình vận
hành nền công nghiệp năng lượng.
- Luật thúc đẩy bảo tồn năng lượng B.E. 2535 và B.E. 2550. Có các quy định yêu
cầu những nhà máy và tòa nhà được chỉ định thực hiện kiểm toán năng lượng, đảm bảo
mục tiêu bảo tồn năng lượng.

- Nghị định thiết lập Tổ chức quản lý Khí nhà kính 2007, là Nghị định của hoàng
gia thiết lập Cơ quan quản lý Khí nhà kính (TGO), cơ quan này sẽ hoạt động như Cơ quan
có thẩm quyền cấp quốc gia về các dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) tại Thái Lan.
TGO đóng vai trò quan trọng trong phát triển dữ liệu về KNK, tăng cường năng lực, và
thúc đẩy các hoạt động cacbon thấp.
- Ngoài ra Thái Lan còn có một số kế hoạch: Kế hoạch nâng cao hiệu suất năng
lượng (2011-2030); Kế hoạch phát triển năng lượng thay thế (2012-2021); Kế hoạch
chiến lược về biến đổi khí hậu (2008-2012).
3. THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH VỀ BĐKH CỦA NHÓM CÁC NƯỚC CÓ NỀN
KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI
24


3.1. Thể chế và chính sách BĐKH của Trung Quốc
3.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý BĐKH

Các ban ngành tham gia vào việc chuẩn bị cho Kiểm kê khí nhà kính(GHGs) quốc
gia
Các cơ quan liên quan

Trách nhiệm

Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia

Chịu trách nhiệm chung

Viện nghiên cứu năng lượng, NDRC

Kiểm kê GHGs năng lượng và xây
dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê.


Đại học Thanh Hoa

Kiểm kê GHGs cho quá trình công
nghiệp

Học viện khoa học nông nghiệp Trung
Quốc, và viện Vật lý khí quyển (CAS)

Kiểm kê GHGs từ nông nghiệp

Học viện Lâm nghiệp Trung Quốc

Kiểm kê GHGs từ lâm nghiệp

Học viện Khoa học Môi trường Trung
Quốc

Kiểm kê GHGs từ xử lý rác thải

3.1.2. Quy trình lập pháp
- Hệ thống pháp luật dân sự, quyền lập pháp thực hiện bởi Quốc hội Trung quốc
25


×