Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ CHỨA PLEYKRONG VÀ YALI TRÊN HỆ THỐNG SÔNG SÊ SAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.2 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

NIÊN LUẬN
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ CHỨA
PLEYKRONG VÀ YALI TRÊN HỆ THỐNG SÔNG SÊ SAN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S LÊ THỊ THƯỜNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: ĐÀO HẢI NAM

LỚP

: ĐH3T

HÀ NỘI THÁNG 1 NĂM 2017
1


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận đươc rất nhiều sự giúp
đỡ của Thầy Cô, Gia đình và Bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến Cô Lê Thị Thường, Cô đã
rất tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện niên luận này và tạo mọi
điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt niên luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Khí Tượng Thủy
văn – Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã truyền thụ kiến
thức cho em trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Tôi cũng muốn cảm ơn bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi. Tôi cũng cảm ơn
gia đình đã ủng hộ về mặt tinh thần giúp tôi học tập và làm việc tốt.



Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Đào Hải Nam

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC BẢNG

4


DANH MỤC HÌNH

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Lũ lụt là thiên tai thường xuyên xảy ra ở nước ta, chúng ta không thể hạn
chế toàn bộ những ảnh hưởng của lũ gây ra. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể làm
giảm nhẹ những thiệt hại, ảnh hưởng của lũ gây ra bằng cách xây dựng các công
trình đầu mối, quy hoạch các vùng chậm lũ, phân lũ. Để làm được điều đó chúng

ta cần phải đặt ra bài toán với các giả thiết khác nhau từ đó giải quyết bài toán
quy hoạch phòng lũ.
Việc xem xét, đánh giá chế độ dòng chảy – đặc tính thủy lực của con sông
trong việc khai thác trên là một vấn đề hết sức quan trọng, cơ sở để tính toán
thiết kế các nhà máy thủy điện, hồ chứa… là tài liệu Khí tượng – thủy văn trong
và lân cận lưu vực nghiên cứu. Thông qua việc tính toán thủy lực sẽ thấy được
sự biến đổi dòng chảy trên hệ thống sông từ thượng nguồn cho tới hạ lưu lãnh
thổ Campuchia. Nghiên cứu, tính toán dòng chảy lũ cho lưu vực sông Sê San
nhằm phục vụ, thiết kế, thi công, vận hành, khai thác các công trình thủy lợi,
thủy điện trong lưu vực là một vấn đề hết sức quan trọng.
Sông Sê San có tiềm năng lớn ở nước ta, đang được khai thác và sử dụng
triệt để, rất nhiều các công trình thủy lợi, thủy điện đã và đang trong giai đoạn
hoạt động khác nhau. Với điều kiện thực tế của hệ thống hồ chứa trên sông Sê
San là hệ thống hồ chứa không có dung tích phòng lũ, địa hình các lưu vực
tương đối dốc, tập trung nước nhanh, địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan thấm hút
cao, bốc hơi thấp do rừng núi còn nhiều. Chính vì vậy việc xem xét phòng lũ
cho hệ thống sông này là việc làm cần thiết để đảm bảo an toàn cho các công
trình thủy điện cũng như hoạt động sản xuất công – nông nghiệp và sự an toàn
của người dân trong lưu vực sông.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH DÒNG
CHẢY LŨ ĐẾN HỒ CHỨA PLEYKRONG VÀ YALI TRÊN HỆ THỐNG
SÔNG SÊ SAN”, sẽ phần nào giải quyết được những vấn đề đã và đang được
6


đặt ra và là một trong những đề tài mang tính cấp thiết đối với việc quản lý, khai
thác và sử dụng hợp lý các công trình thủy lợi, thủy điện trong lưu vực.
2. Mục đích của đề tài

Mục tiêu chung: phân tích chế độ dòng chảy lũ đến hồ chứa Pleykrong và

Ialy trên hệ thống sông Sê San.
Mục tiêu cụ thể: nghiên cứu, phân tích hoạt động của dòng chảy lũ đến các
hồ chứa pleykrong và Ialy, sự vẫn hành của các hồ chứa, các tác động đến các
đặc trưng của lưu vực sông Sê San: Dòng chảy, nhu cầu nước, cân bằng nước hệ
thống.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng: Dòng chảy đến hồ chứa pleikrong và Yali trên sông Sê San.
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn tính toán từ nhà máy thủy điện Yali đến nơi
hợp lưu với sông Sêrepok bên phía Campuchia.
4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích
hệ thống, phương pháp mô hình toán, phương pháp kế thừa.
5.

Nội dung niên luận ngoài phần mở đầu và kết luận, niên luận bao gồm 2
chương
Chương I: Tổng quan về lưu vực và vấn đề nghiên cứu
Chương II: Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.

7


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan lưu vực nghiên cứu

1.1.1. Vị trí địa lý


Sông Sê San là một trong 4 con sông lớn nằm ở phía Bắc vùng Tây
Nguyên, sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy về hướng Tây đổ vào sông
Mêkông gần Strung Treng thuộc Campuchia. Sông Sê San chảy trên địa phận
Việt Nam có diện tích tự nhiên 11.620 km2, qua lãnh thổ của 2 tỉnh Kon Tum và
Gia Lai, trong đó nằm trên địa phận của Kon Tum 8.423,5 km 2 (chiếm 87,61%
diện tích toàn tỉnh), Gia Lai 3.196,6 km2 (chiếm 20,63% diện tích toàn tỉnh) gồm
đất đai của 14 huyện, thị, thành phố Đắc Glêi, Đăc Tô, Tu Mơ Rông, Đắc Hà,
Ngọc Hồi, Sa Thầy, Kon Plong, Kon Rẫy, Chư Pah, Ia Grai, Đức Cơ, Đắc Đoa,
thành phố Kon Tum (Kon Tum) và Plêi ku (Gia lai). Lưu vực có tọa độ địa lý
13045’ đến 15014’ vĩ độ Bắc; toạ độ 107010’ đến 108024’ kinh độ Đông

8


Hình 1.1: Vị trí địa lý lưu vực sông Sê San
Lưu vực sông Sê San trên lãnh thổ Việt Nam chiếm 46,3% diện tích tự
nhiên của 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trong đó nằm trên địa phận của Kon Tum
87,61% diện tích toàn tỉnh, Gia Lai 20,63 % thuộc đất đai của 14 huyện, thị,
thành phố là: Đắc Glêi, Đăc Tô, Đắc Hà, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Kon Plong, Kon
Rẫy, Tu Mơ Rông, Chư Pah, Ia Grai, Đức Cơ, Đắc Đoa, thành phố Kon Tum và
Plêi Ku.
1.1.2. Địa hình

Địa hình của lưu vực thuộc dạng núi cao và trung bình, hướng dốc chính
Đông Bắc - Tây Nam. Độ cao phổ biến của lưu vực phần thượng nguồn từ 8001000 m, phần hạ lưu 400-600 m. Nhìn chung địa hình trong vùng biến đổi khá
phức tạp và bị chia cắt mạnh mẽ, có thể chia thành 3 dạng địa hình chính:
Địa hình núi cao
Phân bố ở phía Bắc lưu vực, độ cao dao động từ 800 đến 2000 m. Khối núi
phía Bắc và Đông là nhánh núi kéo dài của dẫy Trường Sơn gồm những ngọn

núi cao trung bình 1200-1800 m, với đỉnh núi cao nhất là ngọn Ngọc Linh
(2.598 m). Kế tiếp khối núi phía Tây chạy dọc biên giới Việt-Lào-Campuchia từ
Bắc xuống Nam từ cao độ 1000m - 500m. Đặc điểm này tạo cho vùng có lượng
mưa khá phong phú.
Địa hình cao nguyên
Phân bố ở phía Nam lưu vực, đây là vùng đồi thấp có dạng bát úp kế tiếp
nhau nhưng không được liên tục bởi sự chia cắt của các sông, suối nhỏ. Lớp phủ
thực vật chủ yếu là các bụi cây lúp xúp độ cao phổ biến 500 -600 m. Đây là
vùng có tiềm năng đất nông nghiệp của lưu vực, đất đai tốt có tầng canh tác dày
rất thích hợp với sự phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày.
Địa hình thung lũng

9


Phân bố chủ yếu dọc theo các con sông lớn như sông Đắc Bla, Đắc Sir, Đắc
Pơ Tông đã tạo ra những vùng địa hình tương đối bằng phẳng thích hợp với sự
phát triển cây lương thực và hoa màu.
Đặc điểm điều kiện địa hình tự nhiên tại các vùng thượng lưu và hạ lưu
khác nhau đã tạo nên những hình thái khác nhau cho việc xây dựng các dự án
thủy điện. Tại vùng thượng lưu việc xây dựng các dự án thủy điện sẽ có khả
năng tạo nên những hồ chứa lớn đồng thời với việc gây ra ảnh hưởng ngập đối
với môi trường sống ven sông. Tại vùng hạ lưu, do lòng sông dốc, thung lũng
sông hẹp và dốc cho nên việc xây dựng các hồ chứa có dung tích lớn sẽ bị hạn
chế. Do hình thái lưu vực khác nhau nên việc xây dựng các dự án thủy điện giữa
phần thượng lưu và phần hạ lưu của sông Sê San đã tạo nên mối liên quan chặt
chẽ giữa các dự án thủy điện phía thượng lưu với các dự án thủy điện phía hạ
lưu. Những hồ chứa lớn của các dự án thủy điện ở phần thượng lưu sẽ đóng vai
trò quyết định cho việc điều tiết dòng chảy cho các dự án thủy điện ở phần hạ
lưu. Điều kiện địa hình tự nhiên của sông Sê San cho thấy việc xây dựng hoàn

chỉnh bậc thang thủy điện sẽ có hiệu quả cao hơn khi xây dựng từng dự án.
1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Ở thượng nguồn lưu vực sông Sê San, vùng núi cấu tạo chủ yếu từ đá

Granit, diệp thạch kết tinh cao, còn các cao nguyên rộng và bằng phẳng được
phủ bởi lớp Bazan. Dưới tác động phong hoá lớp Bazan biến thành các loại đất
đỏ nâu, đỏ tím và đỏ vàng, trên đó hình thành các loại đất màu mỡ. Những loại
đất này chủ yếu ở các vùng cao nguyên Pleiku và Chưprông. Sản phẩm phong
hoá của Granit, diệp thạch, và các loại đá Macma biến chất thành phần tương tự
là á sét nhẹ và trung bình. Trên các loại đất đá trầm tích (sét, arlenit, á sét) hình
thành các loại sét nâu, vàng, hay đen. Những loại đất này phổ biến rộng rãi từ
Kontum đến thác Yali.
1.1.4. Thảm phủ thực vật

Thảm phủ thực vật tự nhiên trong lưu vực khá đa dạng về thành phần,
phong phú về số lượng thực vật, bao gồm các kiểu rừng kín lá rộng, rừng thường
10


xanh quanh năm, rừng lá á kim nhiệt đới, núi thấp và cao nguyên, rừng rụng lá,
cùng với các kiểu rừng thứ sinh, rừng hỗn giao tre nứa, rừng le, trảng cỏ cây
bụi ... có sự phân hoá rõ theo độ cao như sau:
- Các khu vực núi cao trên 1.000m: phổ biến các kiểu rừng kín lá rộng và lá

kim nhiệt đới ẩm đến hơi khô như dẻ, thông.
- Vùng cao nguyên và núi, độ cao dưới 1000m: phổ biến các kiểu rừng thưa

lá rộng nhiệt đới hơi khô, và thực vật thứ sinh xen lẫn với các vùng cây trồng.
- Vùng bình nguyên Ea Soup và ven rìa khối cao nguyên phổ biến là các


loại cây họ đậu.
Các loại rừng tự nhiên của tỉnh có diện tích khoảng 1.200.000 ha, trong đó
rừng trồng 18.200 ha, gồm các loại chính sau:
+ Rừng thường xanh: tập trung ở vùng cao nguyên Đak Mil, Đak Nông,

Krông Knô và vùng núi cao, dốc.
+ Rừng rụng lá, nửa rụng lá, tập trung chủ yếu ở huyện Ea Soup, Cư Mga,

Cư Jút trên đất xám và ven rìa khối cao nguyên trên đất đen.
+ Rừng trồng: thông, keo lá tràm, bạch đàn.

Ở một phần diện tích rừng bị tàn phá trở thành đất trống đồi núi trọc gồm
các loại:
+ Cỏ, cây bụi: đây là những vùng đã trải qua nhiều lần làm nương rẫy,

nhiều nơi đất còn khá tốt, có tầng dầy và độ phì dáng kể, nhưng nằm ở địa hình
cao, đất khô, xa nguồn nước nên không trồng trọt, có thể tận dụng một diện tích
đáng kể đưa vào sản xuất nông nghiệp.
+ Thảm le, khộp: xuất hiện trong vùng thành những đám vạt nhỏ, thường

lẫn với cỏ, cây bụi, phát triển trên các vùng đất khô kiệt, thoái hoá do bị khai
phá làm nương
rẫy nhiều lần. Loại này gồm le, khộp khẳng khiu mọc thành từng đám, bụi
nhỏ, cây thấp xen lẫn với cây bụi, cỏ dại. Tuy nhiên vẫn có thể tận dụng một
phần diện tích đáng kể đưa vào sản xuất nông nghiệp.
11


+ Bãi cát, bãi đá không rừng: các bãi cát nằm ven và giữa sông lớn như
Srêpôk, Krông Knô, Krông Ana. Trong vùng có 2 bãi đá lớn là bãi đá bazan nằm

trên miệng núi lửa ở huyện Krông Knô và bãi đá ở huyện Ea Soup nằm trên địa
hình núi dốc, do bị xói mòn mạnh trơ đá mẹ là đá trầm tích lục nguyên, phiến
sét, đá cát.
Lớp phủ thực vật, cùng với các nhân tố tự nhiên khác đã ảnh hưởng đến
dao động dòng chảy năm: làm giảm đỉnh lũ, tăng dòng chảy mùa kiệt.
1.1.5. Đặc điểm khí tượng thủy văn
1.1.5.1.

Khái quát khí hậu vùng lưu vực sông Sê San
Lưu vực sông Sê San nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Cao nguyên. Tây
nguyên là một khối núi- cao nguyên có bề mặt rộng lượn sóng và nằm ở sườn
Tây dãy núi Trường Sơn. Trong đó lưu vực sông Sê San thuộc phần phía Bắc
của cao nguyên Gia Lai - Kon Tum. Những đặc điểm địa hình và vị trí địa lí của
cao nguyên đã quyết định những nét khác biệt về khí hậu của vùng Gia Lai Kon Tum so với các vùng khác của Tây Nguyên hay ven biển miền Trung - Việt.
Dãy núi cao Trường Sơn chia miền Trung thành hai vùng khí hậu khác nhau:
Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn. Những nét khác nhau về khí hậu giữa hai
miền này thể hiện ở mức độ ảnh hưởng của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa
hạ, sự chênh lệch về mùa khí hậu và biến trình năm của các yếu tố khí tượng.
Đặc điểm khí hậu của lưu vực mang đặc điểm khí hậu vùng Tây Trường Sơn,
thể hiện cả trong chế độ nhiệt, mưa, ẩm và nhiều yếu tố khác.
Từ tháng XI - XII ở Gia Lai - Kon Tum thời tiết khô ít mưa, thời tiết này
duy trì đến cuối tháng IV. Từ tháng V, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam thổi
từ vịnh Thái Lan tới, bắt đầu một mùa mưa kéo dài với lượng mưa lớn nhất xảy
ra và tháng VIII - IX và kết thúc vào tháng X.
Nhìn chung, lưu vực sông Sê San nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có
những nét đặc thù của khí hậu Tây Trường Sơn.

1.1.5.2.

Các hình thế thời tiết gây mưa, lũ lớn trên lưu vực

Lưu vực sông Sê San có chế độ khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa cao
nguyên, nằm trên độ cao 700-800m lưu vực sông Sê San bị chi phối bởi các
hoàn lưu khí quyển như sau:
12


Vào mùa Đông, khối không khí cực đới lục địa có hướng Bắc và Đông bắc
tràn xuống phía Nam vào lưu vực gây nên những biến đổi về thời tiết như sự hạ
thấp nhiệt độ, thời tiết lạnh hanh hoặc ẩm, có mưa phùn vào cuối mùa Đông.Tuy
nhiên lưu vực Sê San có dãy Trường Sơn nằm che chắn cho nên chỉ có những
đợt gió mùa Đông Bắc mạnh lưu vực mới bị ảnh hưởng và có mưa ở các vùng
phía Bắc của lưu vực. Trên lưu vực, mùa Đông bắt đầu từ tháng XI đến tháng
III. Mùa Hạ bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng IX hoặc X.
Trong mùa hạ lưu vực chịu ảnh hưởng của các hình thái thời tiết sau:
+ Luồng gió mùa của khối không khí xích đạo bắt nguồn từ khu vực Nam

Thái Bình Dương và một phần từ Nam bán cầu di chuyển lên theo hướng Tây
Nam. Bản chất không khí này là nóng ẩm nó hoạt động mạnh trên lưu vực Sê
San vào các tháng VI,VII,VIII gây ra mưa dông trên lưu vực.
+ Luồng gió mùa của khối không khí xích đạo bắt nguồn từ biển Bắc Ấn

Độ Dương, kết hợp với một phần nhỏ của tín phong bán cầu Nam vận chuyển
lên bán cầu Bắc tạo nên luồng gió Tây hoặc Tây Nam thổi vào Ấn Độ, ảnh
hưởng tới bán đảo Đông Dương đem đến cho lưu vực một thời tiết nắng nóng,
tạo điều kiện cho đới lưu nhiệt phát triển gây mưa dông vào đầu mùa hạ đôi khi
có cường độ lớn và mùa mưa bắt đầu ổn định trên lưu vực nhưng phía Đông của
lưu vực vẫn còn là thời kỳ khô nóng.
+ Đến giữa mùa hạ tín phong từ Nam bán cầu vượt lên phía Bắc tạo nên

gió mùa Tây Nam có cường độ cực mạnh. Đến nửa sau của mùa hạ, khối không

khí này bị lấn át bởi không khí xích đạo từ Nam Thái Bình Dương lên. Trong
mùa hạ gió mùa Tây Nam ảnh hưởng mạnh đến lưu vực Sê San do có sự hội tụ
giữa gió tín phong và gió mùa Tây Nam. Sự hoạt động của dải hội tụ nội chí
tuyến này thường gây mưa lớn trên lưu vực nhất là vào các tháng IX, X.
 Các hình thế thời tiết nguy hiểm gây mưa lũ trên lưu vực

Hình thế thời tiết gây mưa sinh lũ trên Tây Nguyên nói chung hay trong lưu
vực nói riêng chủ yếu là do các loại hình thế thòi tiết sau:
+Mưa dông do gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam kết hợp với dải hội tụ
nhiệt đới.

13


+Do bão từ biển Đông đổ bộ vào đất liền gặp dải Trường Sơn ngăn cản bị
suy yếu, sau khi vượt qua dải Trường Sơn thì hình thành một vùng áp thấp nhiệt
đới gây nên mưa lớn trên diện rộng.
+Mưa lớn hình thành do hai loại hình thế thời tiết trên gặp gỡ nhau.
Mưa lớn là nguyên nhân gây nên lũ lụt trong sông và làm xói mòn bề mặt
lưu vực làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Căn
cứ vào số liệu mưa ngày đo được ở các trạm đo mưa trên lưu vực thì lượng mưa
lớn nhất ngày đêm thường xảy ra vào tháng VIII hàng năm và một cực đại phụ
thường xảy ra vào tháng X trong năm. Tuy nhiên cũng có những năm lượng mưa
cực đại ngày đêm xảy ra sớm hơn vào tháng VI.
1.1.5.3.

Các đặc trưng thời tiết, khí hậu
a. Chế độ nhiệt
Chế độ nhiệt trên lưu vực Sê San thể hiện những nét cơ bản của chế độ
nhiệt vùng nội chí tuyến có mùa đông tương đối lạnh và mùa hè tương đối nóng.

Nhiệt độ trung bình năm khá cao đạt 22.10C ở Đăc Tô, 23.20C ở Kon Tum,
21.70C ở Pleiku.
Bảng 1. 1: Đặc trưng nhiệt độ không khí thời kỳ nhiều năm tại các trạm đo trên
lưu vực Sê San-[4]
Trạm

Đặc
Trưng

Các tháng, năm
I

II III IV V

VI VII VIII IX

X

XI XII Năm

Ttb (0C) 20.5 22.2 24.4 25.725.4 25.0 24.3 24.1 23.8 23.2 22.0 20.5 23.4
Kon
Tmax (0C) 34.2 36.2 37.1 37.936.4 35.6 33.7 34.1 32.6 33.0 33.0 32.5 37.9
Tum
Tmin (0C)

5.9 7.9 8.7 9.6 18.0 18.9 18.5 18.0 16.3 11.9 8.9 5.9 5.9

Ttb (0C) 18.6 20.5 22.9 24.424.4 23.8 23.6 23.1 22.8 22.0 20.6 18.9 22.1
ĐakTô Tmax (0C) 33.3 39.9 37.3 37.935.6 37.8 33.6 33.4 32.8 33.0 32.2 32.9 39.9

Tmin (0C)

3.2 7.2 5.0 13.6 15.9 17.3 17.2 16.6 14.0 9.9 7.4 3.6 3.2

Ttb (0C) 18.9 20.8 22.7 24.123.9 22.8 22.4 22.3 22.2 21.7 20.4 19.0 21.8
14


Pleiku Tmax (0C) 31.9 34.4 35.8 36.0 34.5 33.1 31.8 30.3 30.5 30.5 30.2 31.3 36.0
Tmin (0C)

7.5 8.6 9.9 14.3 17.8 18.4 17.3 17.6 16.1 12.0 10.5 6.4 6.4

Đặc điểm quan trọng của chế độ nhiệt trên lưu vực là sự hạ thấp nhiệt độ
theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm và làm cho nhiệt độ các tháng mùa
hạ không cao lắm trong khi đó nhiệt độ các tháng mùa đông xuống khá thấp.
Nhiệt độ trung bình tháng I xuống thấp nhất trong năm, tại Kon tum là 18.9 oC,
tại Pleiku là 18.8oC, tại Đắc Tô là 18.4oC. Tháng nóng nhất là tháng IV,V. Chênh
lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất với tháng lạnh nhất chỉ khoảng từ 56oC, nhưng dao động trong 1ngày đêm của nhiệt độ không khí thì lại đáng kể từ
9-10oC đặc biệt là các tháng trong mùa khô dao động trong 1ngày đêm của nhiệt
độ không khí có thể lên đến 15oC.
Nhiệt độ tối cao trung bình nhiều năm đạt cao nhất là vào tháng IV, đạt
33oC ở Kon Tum và 31oC ở Pleiku. Nhiệt độ tối thấp trung bình nhiều năm đạt
thấp nhất là vào tháng I, đạt 13.8 oC ở Kon Tum và 12.8oC ở Pleiku. Nhiệt độ tối
cao tuyệt đối ở Kon Tum 39.8oC vào tháng III và thấp nhất tuyệt đối vào tháng I
là 4oC. Tại Pleiku nhiệt độ tối cao tuyệt đối vào tháng IV là 36 oC và thấp nhất
tuyệt đối vào tháng I là 5.6oC.
b. Số giờ nắng
Số giờ nắng trên lưu vực hàng năm khoảng 2370 ÷ 2440 giờ/năm. Tháng có
số giờ nắng nhiều nhất thường rơi vào tháng III (cuối mùa khô) và đạt tới 260 ÷

280 giờ/tháng. Tháng có số giờ nắng ít nhất thường vào tháng cuối mùa mưa và
chỉ đạt khoảng 120 giờ/tháng, 4 giờ/ngày.
Bảng 1. 2: Số giờ nắng bình quân tháng thời kỳ nhiều năm các trạm trong lưu vực-[4]
Tháng
Kon
Tum
15

I

II

III

IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII

262 244 274 231 201 147 129 121 122 181 210 249

TỔNG
2371



Pleiku 264 263 278 239 213 146 142 125 137 180 199 240
Đăk


16

287 252 268 239 200 133 131 119 142 175 203 263

2426

2411


c. Chế độ ẩm
Trên lưu vực Sê San độ ẩm tuyệt đối có xu hướng giảm dần theo độ cao
song độ ẩm tương đối giữa các vùng có độ cao địa lí khác nhau không biểu hiện
sự chênh lệch một cách thuần nhất mà thường biểu hiện sự giảm độ ẩm tương
đối từ vùng cao tới vùng thấp. Tại Kon Tum độ ẩm tương đối trung bình nhiều
năm là 78% Trong khi đó ở Plêi ku và Đak Tô là 81%. Độ ẩm trung bình thấp
nhất xảy ra vào tháng III dao động từ 66-71% và cao nhất vào tháng VIII từ 8993%. Xem bảng sau đây:
Bảng 1. 3: Độ ẩm bình quân tháng nhiều năm các trạm trong lưu vực
(Đơn vị: %)-[4]
Tháng

V VI

VI
I

VII

I

IX

X

XI XII Năm

Kon Tum

71 68 68 72 81 85

87

88

87

83

78

74

78

Plei Ku

77 74 72 75 84 90


92

93

91

87

82

79

83

Đăk Tô

74 72 72 77 83 88

89

89

88

84

80

77


71

I

II

Trạm

II
I

IV

Độ ẩm không khí thấp nhất trên lưu vực có thể xuống tới mức 8-15%. Ở
Pleiku vào ngày 8/2/1978 đã quan trắc được trị số ẩm thấp nhất là 8% và Kon
Tum là 13%.
d. Chế độ bốc hơi
Theo số lượng quan trắc lượng bốc hơi của 3 trạm Kon Tum, Plei Ku, Đắc
Tô cho thấy lượng bốc hơi đo bằng ống Pi che trung bình nhiều năm đạt
1414mm tại Kon Tum đạt cao nhất do bởi trạm Kon Tum nằm ở thung lũng có
độ cao thấp hơn so với trạm Đắc Tô và Plêi Ku nó có chế độ nhiệt biến đổi khắc
nghiệt và cao hơn 2 trạm ở 2 vùng trên, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
ở Kon Tum đều cao hơn so với ở Đắc Tô và Plêi Ku.
Lượng bốc hơi đo bằng ống Pi che tháng III đạt giá trị lớn nhất: 203mm ở
Kon Tum, 159.3 mm ở Plêi Ku, 176.2mm ở Đắc Tô. Lượng bốc hơi nhỏ nhất
17


xảy ra vào những tháng có mưa nhiều nhất, tại Đắc Tô và Plêi Ku lượng bốc hơi
nhỏ nhất rơi vào tháng VIII là 49.5mm và 34.8 mm , nhưng ở Kon Tum lượng

bốc hơi nhỏ nhất lại rơi vào tháng IX và đạt 56mm. Nguyên nhân dẫn đến bốc
hơi ở thung lũng tăng lên rõ rệt là do vùng thung lũng nhiệt độ cao hơn, độ ẩm
thấp do tác động đồng thời của gió Tây khô nóng và bức xạ của sườn núi về ban
ngày xuống vùng thấp. Đối với những tháng mùa đông (XII-IV), lượng bốc hơi
nhiều hơn lượng mưa nên nguồn nước trong sông chủ yếu là nguồn nước ngầm.
Bảng 1. 4: Lượng bốc hơi bình quân tháng nhiều năm các trạm trong lưu vực[4]
(Đơn vị: mm)
Tháng
Trạm
Kon
Tum
Plei Ku
Đăk Tô

I

II

III

IV

V

V
I

VI
I


VII
I

IX

X

XI XII Năm

17
0
12
2
13
1

17
6
13
4
13
9

20
3
15
9
17
6


16
0
13
6
13
7

10
9
86

71

63

63

56 86 116 150 1414

50

41

35

39 58

84

107 1049


92

57

55

46

51 55

95

118 1151

e. Gió, bão
Trên lưu vực Sê San hướng gió thay đổi theo mùa và có đặc điểm của gió
mùa Đông Nam Á. Hướng gió thịnh hành là hướng Tây và hướng Đông với tần
suất xuất hiện khoảng 28-36% (trạm Plêiku). Hướng Bắc và Nam xuất hiện ít
khoảng 1-2%. Tốc độ gió trung bình ít thay đổi theo tháng và mùa, nhưng do
ảnh hưởng của địa hình nên tốc độ gió và hướng gió cũng có sự thay đổi. Vào
mùa đông hướng gió thịnh hành trên lưu vực là gió Bắc hoặc Đông Bắc. Vào
mùa hạ hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam và gió Tây ở vào thời kì đầu mùa
hạ. Tốc độ gió trung bình năm ở Đắc Tô là 0.9m/s, Plêi Ku là 2.6m/s, Kon Tum
là 1.2m/s. Tốc độ gió mạnh nhất đạt từ 20-28m/s trong cơn dông và mưa bão.
Bão thường xuất hiện ở biển Đông do vị trí lưu vực Sê San nằm cách xa
biển và có dãy Trường Sơn nằm án ngữ ở phía Đông nên bão không đổ bộ trực
tiếp được vào lưu vực mà chỉ làm ảnh hưởng đến lưu vực gây mưa lớn và ngập
lụt kéo dài vài ba ngày trên diện rộng .
18



Bảng 1. 5: Tốc độ gió bình quân tháng nhiều năm các trạm trong lưu vực-[4]
Đơn vị: m/s
Tháng
I
Trạm
Kon
Tum

II

1.
6
2.
Plei Ku 2.9
9
0.
Đăk Tô 1.1
9
f. Chế độ mưa
1.7

III IV

V

VI

1.

4
2.
7
1.
1

0.
9
2.
0
0.
9

0.
9
2.
9
1.
1

1.
1
2.
1
0.
9

VI
I


VII
I

IX

0.8

0.9

0.7 1.0 1.8 1.9

1.2

2.8

3.3

1.9 2.0 3.1 3.2

2.6

0.7

0.8

0.6 0.7 1.2 1.3

0.9

X


XI

XI
Năm
I

Lưu vực sông Sê San thuộc vùng mưa nhiều, sự phân bố mưa theo lãnh thổ
lưu vực là không đều. Qua phân tích tương quan mưa giữa các trạm đo mưa trên
lưu vực ta thấy hệ số tương quan

= 0.6 - 0.7 là tương đối cao, và mức độ dao

động mưa không đồng bộ chứng tỏ mưa phân bố không đều trên lưu vực và chia
thành các vùng mưa khác nhau.
Mùa mưa từ tháng V đến tháng X, chiếm khoảng 85-90% lượng mưa của
cả năm trong nửa đầu mùa mưa từ tháng V đến tháng VIII là thời kỳ hoạt động
mạnh của gió mùa Tây nam, lượng mưa tập trung khá lớn. Tổng lượng mưa của
3 tháng VII, VIII, IX đạt 52% lượng mưa của cả năm tại Kon Tum và bằng
59.6% lượng mưa năm tại Plêi Ku. Phía Tây Nam của lưu vực thuận lợi cho việc
đón gió mùa Tây Nam lượng mưa 3 tháng lớn nhất sớm hơn so với toàn lưu vực
là vào các tháng VI, VII, VIII mà trạm mưa đại diện là trạm Chư Prông.
Những vùng chịu ảnh hưởng mạnh của những nhiễu động thời tiết gây mưa
lớn như bão, áp thấp nhiệt đới tan, tạo nên những trận mưa lớn vào các tháng IX,
X, thậm chí kéo dài sang tháng XI như vùng Kon Plong.
Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau, lượng mưa trong mùa khô
chiếm 1 tỉ lệ nhỏ của lượng mưa trong năm. Tại Kon Tum lượng mưa trong mùa
khô chiếm 12% so với lượng mưa của cả năm, tại Plêi Ku là 8.3%, tại Đak Tô là
10% và ở Chư Prông là 6.7%. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất trong năm là tháng
I và nhìn chung trong các tháng XII, I, II trong năm hầu như không có mưa trên

19


toàn lưu vực hoặc nếu có thì không đáng kể. Thời kỳ này nguồn cung cấp nước
cho sông chủ yếu là nước ngầm.
1.1.6. Hệ thống hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Sê San:

Theo quy hoạch phát triển thủy điện trên lưu vực Sê San đã được phê
duyệt, tất cả có 6 công trình thủy điện tính từ thượng lưu xuống tới biên giới
Việt Nam Campuchia gồm: Thượng Kon Tum, Plêi Krông, Ialy, Sê San 3, Sê San 3A,
Sê San 4 và hồ điều hòa Sê San 4A nằm trước ngã 3 với sông Sa Thầy gần biên
giới Việt Nam - Campuchia. Sơ đồ hệ thống hồ chứa được thể hiện như sau:

Hình 1. 2: Hệ thống bậc thang các nhà máy thuỷ điện trên sông Sê San-[3]

20


Sáu công trình (chưa kể đến hồ điều hoà Sê San 4A) trên hợp thành hệ
thống bậc thang thủy điện trên sông Sê San với công suất lắp máy đến 1800MW
và sản lượng điện bình quân năm trên 8 tỷ kWh, cung cấp điện trực tiếp đến
trạm 500kV Pleiku - là “điểm giữa” của kệ thống điện quốc gia. Trong đó 3 công
trình gồm Ialy, Plêi Krông, và Sê San 4 là những công trình có hồ điều tiết mùa
và điều tiết năm sẽ có tác động đáng kể đến chế độ dòng chảy hạ lưu sông Sê
San. Công trình Sê San 3 và Sê San 3A là công trình có hồ điều tiết ngày. Công
trình Thượng Kon Tum là hồ điều tiết nhiều năm và chuyển dòng chảy về lưu
vực sông Trà Khúc nhưng diện tích lưu vực của hồ rất nhỏ so với diện tích lưu
vực của sông Sê San (<4%) cho nên không ảnh hưởng nhiều đến lưu lượng và
dòng chảy trên toàn tuyến sông.
Hệ thống bậc thang thuỷ điện lớn trên lưu vực sông Sê San:

 Nhà máy thủy điện Ialy

Công trình thủy điện Ialy thuộc hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sê
San có nhà máy thủy điện nằm giáp ranh giữa 2 huyện Chưpăh (tỉnh Gia Lai) và
huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum). Với tổng công suất lắp đặt 720 MW và điện
lượng bình quân nhiều năm là 3,68 tỷ KWh. Nhà máy thủy điện Ialy là công
trình lớn thứ 2 ở nước ta sau công trình thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà.
Công trình thủy điện Ialy được khởi công xây dựng vào tháng 11 năm
1993, hồ chứa được bắt đầu tích nước vào ngày 27 tháng 5 năm 1998 và hoàn
thành vào tháng 7 năm 1998. Tổ máy đầu tiên được bắt đầu khởi động vào ngày
23 tháng 6 năm 2000. Ngày 26 tháng 1 năm 2002, toàn bộ nhà máy thủy điện
Ialy với 4 tổ máy phát điện đã được hoàn thành và đưa vào vận hành chính thức.
Nhiều năm nay công trình thủy điện Ialy đang được vận hành và cung cấp
một nguồn điện năng rất lớn cho hệ thống điện quốc gia, góp phần phát triển
kinh tế, xã hội cho khu vực Tây Nguyên và cả nước. Về vị trí, công trình được
xây dựng ở vị trí cách ngã ba hợp lưu giữa hai sông Krong Poko và Đak Bla
khoảng 22km. Công trình gồm một đập dâng bằng đá đổ cao 70m với một đập
tràn xả nước được bố trí trên bờ trái của sông Sê San. Toàn bộ khu vực nhà máy
thủy điện nằm bên bờ phải bao gồm một công trình cửa nhận nước và hai đường
21


hầm dẫn nước và một nhà máy thủy điện ngầm trong lòng núi với 4 tổ máy phát
điện, mỗi tổ máy có công suất 180 MW. Đường hầm xả nước ở hạ lưu dẫn nước
xả ra từ nhà máy thủy điện vào sông Sê San.
 Nhà máy thủy điện Plêi Krông

Công trình thủy điện Plêi Krông được xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum,
trên sông Krông Pô Kô nhánh lớn thuộc phần thượng lưu của sông Sê San, toàn
bộ các hạng mục xây dựng công trình thủy điện Plêi Krông nằm thuộc địa phận

xã Sa Bình, huyện Sa Thầy và xã Krông, thành phố Kon Tum. Công trình có
nhiệm vụ phát điện là chủ yếu. Công suất lắp máy 100 MW với sản lượng điện
bình quân hàng năm 417,2 triệu kwh. Công trình làm gia tăng thêm cho các dự
án thủy điện ở hạ lưu 289,8 triệu kwh và 181,9 MW công suất đảm bảo.
Công trình thủy điện Plêi Krông được khởi công xây dựng vào tháng 11
năm 2003. Công trình xây dựng trên sông Krông Pô Kô, cách khoảng 3 km về
phía thượng lưu tính từ hợp lưu với sông Đak Bla và cách thành phố Kon Tum
khoảng 20 km về phía tây. Công trình gồm một đập bê tông đầm lăn cao 71,0m,
một đường ống áp lực ngầm dài 100 m nối với nhà máy thủy điện hở có hai tổ
máy với tổng công suất lắp đặt là 100 MW, sản lượng điện trung bình năm là
417 GWh. Ứng với MNDBT là 570 m, hồ chứa có diện tích là 53,0 km 2 với
dung tích hữu ích là 950 106m3, tương ứng với khoảng 24% dòng chảy mặt trung
bình. Nhờ việc điều tiết dòng chảy trên sông Krông Pô Kô của hồ chứa công
trình này, các dự án khác ở hạ lưu sẽ đạt được thêm một lượng điện trung bình
năm vào khoảng 290 GWh. Các hạng mục công trình bao gồm đập chính có kết
cấu bê tông trọng lực thi công theo công nghệ đầm lăn (RCC), đập tràn gồm 6
khoang có cửa van cung kích thước b x h = 10m x 11,5m, đập cao 71m chiều dài
đỉnh đập 495m, dẫn dòng trong cả mùa lũ và mùa kiệt bằng hai lỗ cống kích
thước 4,5m x 6m được bố trí dưới đáy đập tràn.
1.1.7. Tình hình kinh tế xã hội

Các hoạt động kinh tế xã hội trên lưu vực bao gồm các hoạt động về nông
nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất công nghiệp, hoat
động thương mại dịch vụ, hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải.
22


1.2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu


1.2.1. Trên thế giới
-

Ngày nay trên thế giới mô hình toán trong nghiên cứu thủy văn, cân bằng nước
lưu vực sông được sử dụng khá rộng rãi và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên không
có mô hình nào giải quyết hết mọi vấn đề thủy văn cũng như không có mô hình
nào thích hợp cho mọi lưu vực bởi điều kiện tự nhiên khác biệt. Việc lựa chọn
mô hình cho mỗi điều kiện nhất định cũng là một vấn đề khó khăn đối với các

chuyên gia thủy văn.
- Nhìn chung nghiên cứu ứng dụng mô hình toán trong việc diễn toán lũ trên sông
là một trong những vấn đề quan trọng đã và đang phát triển mạnh trên thế giới,
đặc biệt ở Mỹ, Châu Úc
- Liên quan trực tiếp đến lĩnh vực diễn toán lũ và đề xuất phương pháp phòng lũ
đã có một số nghiên cứu trong thời gian gần đây điển hình như:
- Phát triển mô hình thủy văn – kinh tế để giải các bài toán về sự phân bố tối ưu
các kiểu sử dụng nước cũng như định ra các mực phí thích hợp đối với khai thác
sử dụng nước và gây ô nhiễm nước (Expert Meeting on Economics in Water
Management Models, Copenhagen, Denmark, 15-16 November 2004;
HarmonIT Workshop on Model LinKing using OpenMI, Munich, Germany, 27
September 2005 v.v…)
- Ứng dụng mô hình Mike xây dựng chiến lược quản lý tài nguyên nước lưu vực
sông (Application of Mike basin for water management strategegies in a
watershed, JHA Manoj K; ASHIM DAS GUPTA).
1.2.2. Tại Việt Nam

Ở Việt Nam vấn đề ứng dụng mô hình toán trong quản lý tổng hợp lưu vực
sông nói chung và diễn toán mô phòng dòng chảy lũ nói riêng đã được nhiều tổ
chức, nhiều cá nhân quan tâm nghiên cứu.

Liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mô hình hóa và mô phỏng dòng chảy lũ đã
có một số nghiên cứu gần đây, điển hình như:
Dự án “Quy hoạch phát triển và bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông Sê
San”. Viện quy hoạch thuỷ lợi, năm 1994.
Dự án “Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông
Sê San”. Viện quy hoạch thuỷ lợi, năm 2007.
23


Nghiên cứu vai trò của các công trình thuỷ điện hạ du Sê San bên phía
Campuchai trong nỗ lực giảm thiểu tác động môi trường của các công trình thuỷ
điện phía Việt Nam. UB sông Mêkông 2009.
Báo cáo quy hoạch bậc thang thuỷ điện sông Sê San. Công ty tư vấn xây
dựng Điện 1 (PECC1) 2000.
Vận hành hồ chứa là một một trong những vấn đề được chú ý nghiên cứu
tập trung nhiều nhất trong lịch sử hàng trăm năm của công tác quy hoạch quản
lý hệ thống nguồn nước từ nghiên cứu của Rippl ở thế kỷ XIX về dung tích trữ
phục vụ cấp nước (Rippl, 1883) đến các nghiên cứu gần đây của Lund về
phương pháp luận trong vận hành tối ưu hệ thống liên hồ chứa p hụ c vụ đa mục
tiêu (Lund và Guzman, 1999, Labadie, 2004). Nghiên cứu vận hành quản lý hệ
thống hồ chứa luôn phát triển cùng thời gian nhằm phục vụ các yêu cầu liên tục
phát triển của xã hội. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong nghiên
cứu quản lý vận hành hồ chứa nhưng cho đến thời điểm hiện tại không có một
lời giải chung cho mọi hệ thống mà tùy đặc thù của từng hệ thống sẽ có các lời
giải phù hợp.
Lưu vực sông Sê San là một trong những lưu vực có tiềm năng thủy điện
lớn trong cả nước. Sản lượng thủy điện khai thác được chiếm 14% tổng sản
lượng thủy điện quốc gia. Theo quy hoạch, trong thời gian tới trên lưu vực sẽ có
các hồ chứa thủy điện quy mô lớn được đưa vào hoạt động như hồ Thượng Kon
Tum, Plêi Krông, Ialy, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A và việc điều

tiết các hồ thượng lưu không những ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ phát điện
của hồ hạ lưu mà còn tác động đến khả năng chống lũ, cấp nước, duy trì môi
trường phía hạ du lưu vực sông.
Vấn đề đặt ra đối với lưu vực sông Sê San sau khi xây dựng hệ thống các
hồ chứa thì sự phối hợp vận hành các hồ như thế nào để vừa bảo đảm an toàn
cho hồ trong mùa lũ, vừa chống lũ cho hạ du và phát điện theo mục tiêu của hệ
thống là rất cần thiết. Khi thiết kế, các công trình thủy điện trên sông Sê San đều
có quy trình vận hành riêng chủ yếu là cho nhiệm vụ phát điện, song việc phối
hợp vận hành các hồ chứa bậc thang phục vụ đa mục tiêu vẫn chưa được xem
24


xét chi tiết. Tác động của việc xây dựng và vận hành độc lập các hồ chứa thủy
điện sẽ khiến cho chế độ dòng chảy trong lưu vực đã bị thay đổi so với tự nhiên.
Để điều hành hệ thống liên hồ chứa đạt hiệu quả cao, phải có một quy trình
tổng thể, hợp lý và mềm dẻo. Ở nước ta, việc nghiên cứu vấn đề điều hành hệ
thống đa hồ chứa trên lưu vực sông còn khá mới mẻ và là một bài toán rất phức
tạp vì phải xây dựng mô hình mô phỏng lớn hơn, tính toán kiểm tra nhiều
phương án hơn.
Ngày 13/10/2010, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã ký ban
hành Quyết định số 1879/QĐ-TTg về việc Phê duyệt danh mục các hồ thủy lợi,
thủy điện trên lưu vực sông phải xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa.
Theo Quyết định này, danh mục các hồ thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông
phải xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa bao gồm:
1. Lưu vực sông Hồng, gồm 8 hồ: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên

Quang, Huổi Quảng, Bản Chát, Nậm Na 3 và Lai Châu;
2. Lưu vực sông Mã, gồm 5 hồ: Cửa Đạt, Hủa Na, Trung Sơn, Pa Ma và

Huổi Tạo;

3. Lưu vực sông Cả, gồm 4 hồ: Bản Vẽ, Khe Bố, Bản Mồng và Ngàn Trươi;
4. Lưu vực sông Hương, gồm 4 hồ: Bình Điền, Hương Điền, Tả Trạch và A

Lưới (trên sông A Sáp thuộc lưu vực sông Sê Kông);
5. Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, gồm 6 hồ: A Vương, Đắk Mi 4, Sông

Tranh 2, Sông Bung 2, Sông Bung 4 và Đăk Mi 1;
6. Lưu vực sông Trà Khúc, gồm 2 hồ: Đak Đrinh và Nước Trong;
7. Lưu vực sông Kôn- Hà Thanh, gồm 3 hồ: Vĩnh Sơn A - Vĩnh Sơn B,

Định Bình và Núi Một;
8. Lưu vực sông Ba, gồm 5 hồ: Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông Hnăng,

Ayun Hạ và cụm hồ An Khê - Kanak;
9. Lưu vực sông Sê San, gồm 5 hồ: Plêi Krông, Ialy, Sê San 4, Thượng Kon Tum

và Sê San 4A;
10. Lưu vực sông Srêpôk, gồm 6 hồ: Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Srêpốk

3, Srêpốk 4, Đức Xuyên và Srêpốk 7;
25


×