Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LÂM VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.63 KB, 95 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

PHẠM THANH DUYÊN

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LÂM VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2017


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

PHẠM THANH DUYÊN

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LÂM VINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên


Niên khoá
Hệ đào tạo

: PHẠM THANH DUYÊN
: DC00200089
: 2 (2012-2016)
: CHÍNH QUY

HÀ NỘI, NĂM 2017


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết
quả nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận của các tác giả khác đã được tôi
xin ý kiến sử dụng và được chấp nhận. Các số liệu trong khóa luận là kết quả
khảo sát thực tế từ đơn vị thực tập. Tôi xin cam kết về tính trung thực của
những luận điểm trong khóa luận này.
Tác giả khóa luận

Phạm Thanh Duyên


4

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
CCDC

HTK
KSNB
PNK
PXK
SXKD

Tên đầy đủ
Công cụ dụng cụ
Hàng tồn kho
Kiểm soát nội bộ
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Sản xuất kinh doanh


5

DANH MỤC BẢNG


6

DANH MỤC SƠ ĐỒ


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề
Việt Nam đang trong giai đoạn mở cửa hội nhập với các nước trên thế

giới và trong khu vực, thêm vào đó nhiều vấn đề chưa được giải quyết đồng
bộ như các yếu tố về pháp luật, về luật định, về các chính sách kinh tế - xã
hội… Do đó, việc điều hành quản lý hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay
ít nhiều bị ảnh hưởng. Thực tế xảy ra ở nhiều doanh nghiệp có những biểu
hiện không đồng bộ, không thống nhất, cácvụ việc vi phạm quy chế, nghiệp
vụ vẫn lặp đi lặp lại chưa được giải quyết triệt để.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc
liệt và gay gắt trên thị trường. Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh ngoài
chiến lược kinh doanh hiệu quả, đội ngũ quản lý tốt… các doanh nghiệp còn
phải hoàn thành tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro, sai sót
làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Muốn
uốn nắn và phát hiện sai sót kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp đòi hỏi phải có một bộ phận kiểm soát nội bộ hoạt động một
cách có hiệu quả tại mỗi doanh nghiệp.
Chu trình Hàng tồn kho trong các doanh nghiệp thương mại hay dịch vụ
đều mang những bản chất chung của quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoàn
thành; hàng hóa hay dịch vụ đều là những tài sản chứa đựng giá trị và có thể
bán được theo nhiều hình thức khác nhau. Chính vì vậy, việc kiểm soát chu
trình hàng tồn kho một cách hữu hiệu sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, có thể hạn chế được sai
phạm, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, trung thực nhằm đạt được các
mục tiêu mà nhà quản lý đề ra.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu lý luận về kiểm soát nội bộ đối với chu trình hàng tồn kho.


8

Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ chu trěnh hŕng tồn kho trong

Công ty TNHH thương mại đầu tư xây dựng Lâm Vinh. Từ đó, đưa ra một số
giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với
chu trình hàng tồn kho.
- Trên cơ sở lý luận trên, tìm hiểu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ
đối với chu trình hàng tồn kho tại Công ty TNHH thương mại đầu tư xây
dựng Lâm Vinh.
- Đánh giá thực trạng để rút ra những ưu, nhược điểm và đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho
tại Công ty TNHH thương mại đầu tư xây dựng Lâm Vinh.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm soát trong quan hệ với các yếu
tố cấu thành HTKSNB đối với chu trình hàng tồn khotại Công ty TNHH
thương mại đầu tư xây dựng Lâm Vinh
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác KSNB chu trình hàng tồn kho trong lĩnh
vực kinh doanh của Công ty TNHH thương mại đầu tư xây dựng Lâm Vinh
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin


Đối với dữ liệu sơ cấp:
Phương pháp quan sát: Quan sát một số quy trình luân chuyển chứng từ,
hoạt động kinh doanh cũng như việc thực hiện các công việc ghi chép nghiệp
vụ tại Công ty TNHH thương mại đầu tư xây dựng Lâm Vinh, từ đó cũng giúp
em hiểu thêm được một số vấn đề để thực hiện đề tài. Bản thân em cũng được
anh chị trong cơ quan trực tiếp dẫn đi thăm quan, tiếp xúc trực tiếp với chu
trình hàng tồn kho của Công ty.
Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình thực hiện đề tài em đã đặt ra
các câu hỏi liên quan đối với cán bộ, nhân viên trong công ty để nhận được



9

những câu trả lời khách quan hơn, chính xác và đúng với những hoạt động đã
diễn ra trong Công ty để đảm bảo đề tài đưa ra là gắn liền với thực tế tại Công
ty.
Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, em sử dụng bảng câu hỏi
được chuẩn bị trước, nội dung chứa đựng lượng thông tin lớn liên qua đến hệ
thống kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho đề phỏng vấn.
Em cũng sử dụng phương pháp khảo sát, ghi chép để nghiên cứu đối với
hệ thống sổ sách, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ cho hệ thống kiểm
soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại Công ty TNHH thương mại đầu tư xây
dựng Lâm Vinh .


Đối với dữ liệu thứ cấp:
Em thu thập thông tin qua các thông tin có sẵn: Báo cáo tài chính, Báo
cáo kiểm toán. Ngoài ra em còn thực hiện khai thác thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau gồm: Tổng cục Thống kê điều tra và phát hành, một số trang web
của các tổ chức hành nghề kiểm toán.
Số liệu thu được từ điều tra, quan sát, phỏng vấn, ghi chép,.. được em
tổng hợp lại, phương pháp phân tích thống kế sẽ được sử dụng để xử lý thông
tin. Trên cơ sở đó em thực hiện đánh giá, phân tích thực trạng của hệ thống
kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty, mặt mạnh, mặt
yếu, các nguyên nhân chủ quan, khách quan, để từ đó em đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại Công
ty. Khóa luận cũng vận dụng các phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên
cứu như: Phương pháp quy nạp, diễn giải, so sánh, phương pháp thống kế để
phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó đánh giá và ra kết

luận từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp và khả thi.
1.4.2 Phương pháp xử lý thông tin
- Phương pháp so sánh và phân tích số liệu: Dùng lý luận và dẫn chứng
(chứng từ, giấy tờ làm việc) cụ thể, sau đó so sánh và phân tích từ đó thấy
được những ưu điểm, nhược điểm của công tác kiểm soát nội bộ chu trình


10

hàng tồn kho, nhận xét và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện.
- Phương pháp thống kê, mô tả: Thực hiện kiểm kê hóa đơn, chứng từ
mô tả hoạt động kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho.
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của các
chuyên gia đã từng nghiên cứu trong lĩnh vực mình đang nghiên cứu để phục
vụ cho khóa luận.
1.5 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trong các
doanh nghiệp. Trong đó, em đã tham khảo, tìm hiểu các đề tài nghiên cứu
trong cùng lĩnh vực kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền. Các công
trình nghiên cứu này đã làm được cụ thể là:
Bùi Mạnh Cường, Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán 1, trường
Đại Học Nha Trang. đã trình bày chi tiết khái quát chung về hệ thống kiểm
soát nội bộ, làm nổi bật lên đặc điểm chu trình hàng tồn kho. Đưa ra trình tự
kiểm soát đối với chu trình hàng tồn kho nói chung và trình tự kiểm soát đối
với chu trình hàng tồn kho trong các đơn vị nói riêng, chỉ ra được ưu nhược
điểm trong quá trình kiểm soát trong các đơn vị này. Bài viết được trình bày
khoa học giúp cho người đọc dễ dàng tìm hiểu nghiên cứu. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu và ðánh giá một cách nghiêm túc, ðầy ðủ HTKSNB tại các ðõn vị
vẫn chýa ðýợc thực hiện một cách khoa học dẫn ðến việc ðýa ra các giải pháp
hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chýa thực sự sát với ðiều kiện thực tế,

hiệu quả không cao, không có nhiều ðề xuất hợp lý giúp cho Nhà quản lý cấp
cao và các đơn vị tìm ra nguyên nhân và các giải pháp phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý của các đơn vị cũng
như chống thất thoát, lãng phí tài sản, nguồn lực của đơn vị.
Đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại Công ty
Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh” (2011) của tác giả Dương Thị
Thanh Hiền, người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Phùng, trường Đại học Đà Nẵng
đã giải quyết được các vấn đề sau: Một là nêu được khái quát chung về hệ


11

thống KSNB chu trình hàng tồn kho trong doanh nghiệp, tìm hiểu sâu về hệ
thống kế toán bán hàng, các thủ tục kiểm soát mà doanh nghiệp áp dụng; hai
là trên cơ sở lý thuyết đó tác giả liên hệ với thực tế đưa ra các biện pháp hoàn
thiện hệ thống kiểm soát chu trình hàng tồn kho. Ngoài những ưu điểm bài
viết vẫn còn một số tồn tại như: Chỉ mới phát hiện ra các rủi ro tiềm tàng của
hệ thống KSNB, chưa thực sự tìm được những rủi ro phát sinh trong thực tế
hoạt động; còn ít quan tâm tới phương thức kế toán hàng tồn kho trong khi
đây mới là các hoạt động dễ phát sinh sai phạm.
Đề tài: “Hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại Công ty
Hoa Thiên Việt Nam” (2011) của tác giả Hoàng Thị Kiều Trang, lớp 18K26,
người hướng dẫn: Th.S Đoàn Văn Hoạt, đã đưa ra được khái quát chung về hệ
thống kiểm soát nội bộ, thực trạng công tác kiểm soát nội bộ tại công ty Hoa
Thiên ; nêu ra các ưu, nhược điểm trong quá trình kiểm soát nội bộ chu trình
hàng tồn kho tại công ty. Đây là bài viết khá hoàn chỉnh, tuy nhiên cần bổ
sung thêm điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội bộ nói chung và kiểm soát chu trình hàng tồn kho nói riêng.
Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình hàng tồn
kho tại Công ty Cổ phần Khí công nghiệp và Hóa chất Đà Nẵng” (2007) của

tác giả Nguyễn Thị Mỹ Phương, người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Trung Lập,
trường Đại học Đà Nẵng, tác giả đã xây dựng bố cục bài viết chặt chẽ, mạch
lạc, hợp lý; kết luận ngắn gọn, súc tích, đáp ứng được mục tiêu đề ra. Tuy
nhiên các giải pháp mà tác giả đưa ra đối với hệ thống KSNB chu trình hàng
tồn kho của công ty chưa thực sự khả thi và phù hợp với phạm vi nghiên cứu.
Các giải pháp còn mang tính lý thuyết nhiều, nếu áp dụng vào tình hình thực
tế của công ty thì khó mà đạt được.
Đề tài: “Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại Công ty
Cổ phần Cao su Đà Nẵng” (2012) của tác giả Dương Thị Thúy Liễu, người
hưỡng dẫn: T.S Đoàn Thị Ngọc Trai, trường Đại học Đà Nẵng thực hiện, tác
giả đã nêu được thực trạng KSNB chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty,


12

từ đánh giá về thực trạng đưa ra các giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với
tình hình thực tế của công ty. Tuy nhiên, trong phần thực trạng, tác giả xen lẫn
nhiều phần lý thuyết đã có ở chương 1, như vậy là không cần thiết và gây sự
trùng lặp trong khóa luận. Các sơ đồ, bảng biểu trong khóa luận trình bày
thiếu thấm mĩ, gây rối mắt và thiếu khoa học. Theo em bài viết cần bổ sung
thêm phần tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
nhằm thấy rõ hơn đóng góp mới của đề tài này, thuận tiện cho người đọc xem
xét, đánh giá.
Đề tài: “Tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và
thu tiền tại Công ty Cổ phần Petec Bình Định” (2013), tác giả Nguyễn Bích
Trâm, người hướng dẫn: T.S Trần Đình Khôi Nguyên đã trình bày chi tiết khái
quát chung về hệ thống KSNB chu trình bán hàng và thu tiền. Đưa ra trình tự
và thủ tục kiểm soát đối với chu trình bán hàng và thu tiền. Tuy nhiên, ở phần
các bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ, tác giả vẫn chưa trình
bày đầy đủ các yếu tố theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315– Xác định

và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được
kiểm toán và môi trường của đơn vị. Vẫn chưa có các thủ tục kiểm soát chung
đối với chu trình bán hàng và thu tiền, các thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn cũng chưa được nói rõ.
Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu
tiền tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng” (2012) của
tác giả Nguyễn Thị Điệp, người hướng dẫn PGS. TS Trương Bá Thanh,
trường Đại học Đà Nẵng. Đã giúp người đọc nắm rõ hơn về hệ thống kiểm
soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền. Qua khóa luận có thể thấy công ty
đã có những quy định, thủ tục đặt ra tương đối chặt chẽ ngày càng đáp ứng
được nhu cầu quản lý, hoạt động kinh doanh, nhu cầu của thị trường, từ đó uy
tín của công ty ngày càng tăng đối với khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó
cũng có những hạn chế như chưa làm rõ các thủ tục kiểm soát cụ thể trong


13

từng giai đoạn của chu trình hàng tồn kho (nhận và xử lý đơn đặt hàng của
người mua, xét duyệt bán chịu, xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền...), phần
thực trạng KSNB chu trình hàng tồn kho vẫn còn trình bày lý thuyết nhiều,
chưa làm nổi bật được các hoạt động kiểm soát thực tế diễn ra trong công ty.
Đề tài: “Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại Viễn
thông Quảng Ngãi” (2010) của tác giả Nguyễn Phương Thảo, người hướng
dẫn: TS Đoàn Thị Ngọc Trai, trường Đại học Đà Nẵng đã giải quyết được các
vấn đề sau: Trình bày đầy đủ về mặt lý thuyết về hệ thống KSNB, chu trình
hàng tồn kho ; nói lên được thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn
kho tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong hệ
thống kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho chưa thực sự được tìm hiểu
sâu, các giải pháp vẫn mang tính chủ quan, chưa phù hợp với điều kiện hoạt
động của doanh nghiệp.

Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho
Công ty Cổ phần Quốc tế MeKong” (2012) của tác giả Võ Thụy Như Thúy,
người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Bạch Tuyết, trường Đại học Lạc Hồng.
Trong phần trình bày khóa luận tác giả đã tập trung làm rõ về thực trạng hệ
thống KSNB đối với chu trình hàng tồn kho, vai trò của nó trong các doanh
nghiệp và các tiêu chí, công cụ để đánh giá để hoàn thiện hệ thống KSNB, các
bộ phận cấu thành nên hệ thống KSNB. Mặc dù về mặt lý thuyết khá đầy đủ,
chi tiết nhưng tác giả nên nêu rõ và chi tiết hơn về phương pháp nghiên cứu
trong bài nghiên cứu kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
của mình. Khóa luận cũng nên bổ sung thêm tổng quan các đề tài nghiên cứu
liên quan cùng hướng tới bài luận của mình để dựa vào đó có thể hoàn thiện
bài Khóa luận của mình một cách tốt nhất. Khi nêu thực trạng, đưa ra giải
pháp hoàn thiện chu trình chưa thực sự sát với thực tế, khả năng áp dụng chưa
cao.
Đề tài: “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho
tại Công ty Cổ Phần Việt Tiến Mạnh” (2015) của tác giả Nguyễn Thị Hồng,


14

người hướng dẫn: Th.S Hà Hồng Hạnh, trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội, tác giả đã khái quát hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty, đi
sâu vào nghiên cứu công tác kiểm soát nội bộ thực tế đối với chu trình bán
hàng và thu tiền tại công ty, đưa ra những đánh giá, nhận xét và một số ý
kiến nhằm hoàn thiện. Nhưng lý thuyết đưa ra đã cũ, nên bỏ phần lịch sử
hình thành và phát triển của hệ thống KSNB, sơ lược về lý luận KSNB tại
Việt Nam vì quá dài, lan man, không đúng trọng tâm bài viết. Bổ sung thêm
điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB chu trình
bán hàng và thu tiền.
Đề tài:“Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần

Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng” (2010) của tác giả Lê Thị Na, lớp 32K6.1, người
hướng dẫn: TS Nguyễn Công Phương, trường Đại học Đà Nẵng. Trong quá
trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã có cái nhìn rất đầy đủ, chi tiết, khách quan
và đã nêu được cụ thể các thủ tục, kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại
Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng. Bên cạnh đó, tác giả còn tìm ra
được những nhược điểm còn tồn tại trong quá trình thực hiện kiểm soát nội bộ
chu trình hàng tồn kho để từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm hoàn
thiện hơn về kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Dệt
Hòa Khánh – Đà Nẵng. Tuy nhiên, khi tác giả nêu các thủ tục và giấy tờ làm
việc trong kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho vẫn còn nhiều chỗ thiếu
sót, và chưa được hợp lý.
Đề tài: “Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại Trung tâm kinh
doanh mô tô - xe máy Đà Nẵng” (2010), tác giả Nguyễn Quang Sơn, người
hưỡng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà, trường Đại học Đà Nẵng. Với những
kiến thức lý luận chung đã được truyền đạt trên lớp cũng như qua giáo viên
hướng dẫn, tác giả đã thực hiện bài viết của mình khá tốt. Bố cục của khóa
luận được thực hiện một cách rõ ràng, mạch lạc. Những vấn đề cơ bản về
kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại Viễn thông Quảng Ngãi được tác
giả hệ thống hóa chi tiết. Từ đó, tác giả đưa ra được những nhận xét và đề


15

xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chu trình. Ngoài những ưu
điểm kể trên đề tài vẫn có một số thiếu sót như: Tác giả trình bày vẫn còn hơi
sơ sài, tính cấp thiết của đề tài và các phương pháp nghiên cứu đề tài cần
được tác giả viết một cách rõ ràng và chi tiết hơn nữa để người đọc có thể
nắm rõ hơn. Tác giả cần bổ sung và nghiên cứu thêm phần tổng quan các đề
tài nghiên cứu cùng hướng để tham khảo và hoàn thiện hơn khóa luận của
mình.

Đề tài: “Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị vận tải thuộc Taxi
Group” (2014) của tác giả Đặng Minh Thu, lớp CQ48/22.02, người hướng
dẫn : Th.S Phạm Tiến Hưng, Học viện Tài chính đã trình bày chi tiết khái quát
chung về hệ thống kiểm soát nội bộ, làm nổi bật lên đặc điểm chu trình bán
hàng và thu tiền. Đưa ra trình tự kiểm soát đối với chu trình bán hàng và thu
tiền nói chung và trình tự kiểm soát đối với chu trình bán hàng và thu tiền
trong các đơn vị vận tải thuộc Taxi Group nói riêng, chỉ ra được ưu nhược
điểm trong quá trình kiểm soát trong các đơn vị này. Bài viết được trình bày
khoa học giúp cho người đọc dễ dàng tìm hiểu nghiên cứu. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu và đánh giá một cách nghiêm túc, đầy đủ HTKSNB tại các đơn vị
vận tải taxi thuộc Taxi Group vẫn chưa được thực hiện một cách khoa học dẫn
đến việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chưa thực
sự sát với điều kiện thực tế, hiệu quả không cao, không có nhiều đề xuất hợp
lý giúp cho Nhà quản lý cấp cao và các đơn vị vận tải taxi thuộc Taxi Group
tìm ra nguyên nhân và các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh, hoạt động quản lý của các đơn vị vận tải taxi thuộc Taxi
Group cũng như chống thất thoát, lãng phí tài sản, nguồn lực của Taxi Group.
Đề tài: “Hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại
Công ty Ajinomoto Việt Nam” (2011) của tác giả Hoàng Thị Kiều Trang, lớp
18K26, người hướng dẫn: Th.S Đoàn Văn Hoạt, đã đưa ra được khái quát
chung về hệ thống kiểm soát nội bộ, thực trạng công tác kiểm soát nội bộ tại
công ty Ajinomoto; nêu ra các ưu, nhược điểm trong quá trình kiểm soát nội


16

bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty. Đây là bài viết khá hoàn chỉnh,
tuy nhiên cần bổ sung thêm điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát chu tŕnh bán hàng và thu tiền
nói riêng.

Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán
hàng và thu tiền tại Công ty Cổ phần Khí công nghiệp và Hóa chất Đà Nẵng”
(2007) của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Phương, người hướng dẫn: Th.S Nguyễn
Trung Lập, trường Đại học Đà Nẵng, tác giả đã xây dựng bố cục bài viết chặt
chẽ, mạch lạc, hợp lý; kết luận ngắn gọn, súc tích, đáp ứng được mục tiêu đề
ra. Tuy nhiên các giải pháp mà tác giả đưa ra đối với hệ thống KSNB chu
trình bán hàng và thu tiền của công ty chưa thực sự khả thi và phù hợp với
phạm vi nghiên cứu. Các giải pháp còn mang tính lý thuyết nhiều, nếu áp
dụng vào tình hình thực tế của công ty thì khó mà đạt được.
Đề tài: “Tăng cường kiểm soát nội bộ khoản mục hàng tồn kho tại
Công ty Cổ phần Hưng Thịnh” (2013) của tác giả Đinh Thị Thúy, người
hưỡng dẫn: T.S Đoàn Thế Vinhi, trường Đại học Hàng Hải thực hiện, tác giả
đã nêu được thực trạng KSNB chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty, từ
đánh giá về thực trạng đưa ra các giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với
tình hình thực tế của công ty. Tuy nhiên, trong phần thực trạng, tác giả xen lẫn
nhiều phần lý thuyết đã có ở chương 1, như vậy là không cần thiết và gây sự
trùng lặp trong khóa luận. Các sơ đồ, bảng biểu trong khóa luận trình bày
thiếu thấm mĩ, gây rối mắt và thiếu khoa học. Theo em bài viết cần bổ sung
thêm phần tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
nhằm thấy rõ hơn đóng góp mới của đề tài này, thuận tiện cho người đọc xem
xét, đánh giá.
Đề tài: “Tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và
thu tiền tại Công ty Cổ phần Petec Bình Định” (2013), tác giả Nguyễn Bích
Trâm, người hướng dẫn: T.S Trần Đình Khôi Nguyên đã trình bày chi tiết khái


17

quát chung về hệ thống KSNB chu trình bán hàng và thu tiền. Đưa ra trình tự
và thủ tục kiểm soát đối với chu trình bán hàng và thu tiền. Tuy nhiên, ở phần

các bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ, tác giả vẫn chưa trình
bày đầy đủ các yếu tố theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315– Xác định
và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được
kiểm toán và môi trường của đơn vị. Vẫn chưa có các thủ tục kiểm soát chung
đối với chu trình bán hàng và thu tiền, các thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng
giai đoạn cũng chưa được nói rõ.
Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và
thu tiền tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng” (2012)
của tác giả Nguyễn Thị Điệp, người hướng dẫn PGS. TS Trương Bá Thanh,
trường Đại học Đà Nẵng. Đã giúp người đọc nắm rõ hơn về hệ thống kiểm
soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền. Qua khóa luận có thể thấy công ty
đã có những quy định, thủ tục đặt ra tương đối chặt chẽ ngày càng đáp ứng
được nhu cầu quản lý, hoạt động kinh doanh, nhu cầu của thị trường, từ đó uy
tín của công ty ngày càng tăng đối với khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó
cũng có những hạn chế như chưa làm rõ các thủ tục kiểm soát cụ thể trong
từng giai đoạn của chu trình bán hàng thu tiền (nhận và xử lý đơn đặt hàng
của người mua, xét duyệt bán chịu, xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền...), phần
thực trạng KSNB chu trình bán hàng và thu tiền vẫn còn trình bày lý thuyết
nhiều, chưa làm nổi bật được các hoạt động kiểm soát thực tế diễn ra trong
công ty.
Đề tài: “Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại
Viễn thông Quảng Ngãi” (2010) của tác giả Nguyễn Phương Thảo, người
hướng dẫn: TS Đoàn Thị Ngọc Trai, trường Đại học Đà Nẵng đã giải quyết
được các vấn đề sau: Trình bày đầy đủ về mặt lý thuyết về hệ thống KSNB,
chu trình bán hàng và thu tiền; nói lên được thực trạng kiểm soát nội bộ chu
trình bán hàng và thu tiền tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến


18


các tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng thu tiền chưa
thực sự được tìm hiểu sâu, các giải pháp vẫn mang tính chủ quan, chưa phù
hợp với điều kiện hoạt động của doanh nghiệp.
Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng thu
tiền tại Công ty Cổ phần Quốc tế MeKong” (2012) của tác giả Võ Thụy Như
Thúy, người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Bạch Tuyết, trường Đại học Lạc
Hồng. Trong phần trình bày khóa luận tác giả đã tập trung làm rõ về thực
trạng hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền, vai trò của nó
trong các doanh nghiệp và các tiêu chí, công cụ để đánh giá để hoàn thiện hệ
thống KSNB, các bộ phận cấu thành nên hệ thống KSNB. Mặc dù về mặt lý
thuyết khá đầy đủ, chi tiết nhưng tác giả nên nêu rõ và chi tiết hơn về phương
pháp nghiên cứu trong bài nghiên cứu kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong
báo cáo tài chính của mình. Khóa luận cũng nên bổ sung thêm tổng quan các
đề tài nghiên cứu liên quan cùng hướng tới bài luận của mình để dựa vào đó
có thể hoàn thiện bài Khóa luận của mình một cách tốt nhất. Khi nêu thực
trạng, đưa ra giải pháp hoàn thiện chu trình chưa thực sự sát với thực tế, khả
năng áp dụng chưa cao.
Đề tài: “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và
thu tiền tại Công ty Cổ Phần Việt Tiến Mạnh” (2015) của tác giả Nguyễn Thị
Hồng, người hướng dẫn: Th.S Hà Hồng Hạnh, trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, tác giả đã khái quát hệ thống kiểm soát nội bộ của công
ty, đi sâu vào nghiên cứu công tác kiểm soát nội bộ thực tế đối với chu trình
bán hàng và thu tiền tại công ty, đưa ra những đánh giá, nhận xét và một số ý
kiến nhằm hoàn thiện. Nhưng lý thuyết đưa ra đã cũ, nên bỏ phần lịch sử
hình thành và phát triển của hệ thống KSNB, sơ lược về lý luận KSNB tại
Việt Nam vì quá dài, lan man, không đúng trọng tâm bài viết. Bổ sung thêm
điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB chu trình
bán hàng và thu tiền.
Đề tài:“Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng thu tiền tại Công ty Cổ



19

phần Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng” (2010) của tác giả Lê Thị Na, lớp 32K6.1,
người hướng dẫn: TS Nguyễn Công Phương, trường Đại học Đà Nẵng. Trong
quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã có cái nhìn rất đầy đủ, chi tiết, khách
quan và đã nêu được cụ thể các thủ tục, kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng
và thu tiền tại Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng. Bên cạnh đó, tác
giả còn tìm ra được những nhược điểm còn tồn tại trong quá trình thực hiện
kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền để từ đó có thể đưa ra những
biện pháp nhằm hoàn thiện hơn về kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu
tiền tại Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng. Tuy nhiên, khi tác giả
nêu các thủ tục và giấy tờ làm việc trong kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng
và thu tiền vẫn còn nhiều chỗ thiếu sót, và chưa được hợp lý.
Đề tài: “Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền tại Trung tâm
kinh doanh mô tô - xe máy Đà Nẵng” (2010), tác giả Nguyễn Quang Sơn,
người hưỡng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thu Hà, trường Đại học Đà Nẵng. Với
những kiến thức lý luận chung đã được truyền đạt trên lớp cũng như qua giáo
viên hướng dẫn, tác giả đã thực hiện bài viết của mình khá tốt. Bố cục của
khóa luận được thực hiện một cách rõ ràng, mạch lạc. Những vấn đề cơ bản
về kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại Viễn thông Quảng Ngãi
được tác giả hệ thống hóa chi tiết. Từ đó, tác giả đưa ra được những nhận xét
và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chu trình. Ngoài những
ưu điểm kể trên đề tài vẫn có một số thiếu sót như: Tác giả trình bày vẫn còn
hơi sơ sài, tính cấp thiết của đề tài và các phương pháp nghiên cứu đề tài cần
được tác giả viết một cách rõ ràng và chi tiết hơn nữa để người đọc có thể
nắm rõ hơn. Tác giả cần bổ sung và nghiên cứu thêm phần tổng quan các đề
tài nghiên cứu cùng hướng để tham khảo và hoàn thiện hơn khóa luận của
mình.
Đề tài: “Tăng cường kiểm soát nội bộ với chu trình tiền lương và

nhân viên tại công ty Thông tin di động (VMS)” của Vũ Ngọc Nam (Đại học
kinh tế quốc dân 2012). Đề tài đã nói lên những điểm đáng quan tâm về tiền


20

lương, cơ sở lý luận rõ ràng, bố cục chi tiết, đi sâu vào phân tích các vấn đề
liên quan tới tiền lương và nhân viên, những chính sách ưu đãi tốt mà công ty
tạo ra để thu hút nguồn nhân lực. Đề tài nghiên cứu nhiều về quyền lợi mà
công nhân được hưởng khi tham gia lao động tại công ty. Chưa nói đến các
khoản ngoài lương, các khoản trích theo lương. Đây có thể coi là điểm yếu
của đề tài.Trong khi nghiên cứu quá sâu về công nhân, các quyền của công
nhân nhưng lại không nói tới các khoản trợ cấp, bảo hiểm xã hội.
Đề tài “Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với nhân sự tiền lương tại
công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng” của Thái Như Quỳnh (Đại học
Thương mại 2009). Đề tài có nhiều số liệu để nghiên cứu và đánh giá, phân
tích theo số liệu đưa ra dựa trên cơ sở của nhiều nguồn (các trang mạng hoặc
kiến thức mà em chưa được học). Nội dung phong phú. Đề cập tới các chính
sách mà công nhân được hưởng khi tham gia lao động tại công ty. Đưa ra các
giải pháp hợp lý nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với chu trình nhân sự
tiền lương tại công ty dựa trên các cơ sở lý thuyết đã trình bày trong bài luận
văn. Nhưng chưa nói đến các khoản ngoài lương, các khoản trích theo lương,
nội dung không bám sát với chương trình đã được học.Các nguồn kiến thức
phong phú nhưng chưa đảm bảo tính chính xác.
Đề tài: “Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình tiền lương tại Viễn
thông Quảng Ngãi” của Nguyễn Thị Phương Thảo (Đại học kinh tế 2012). Đề
tài đã đề cập nhiều cơ sở lý thuyết về tiền lương, bám sát các nội dung về tiền
lương, diễn giải các nội dung có sự hợp lý, thống nhất. Đề tài nghiên cứu sâu
về kiểm soát nội bộ chu trình tiền lương, có nhiều chứng từ và bảng biểu làm
nổi bật nội dung của bài luận văn. Đánh giá tốt thực trạng kiểm soát nội bộ

chu trình tiền lương tại Viễn thông Quảng Ngãi. Có nhiều dẫn chứng và số
liệu cụ thể qua các bảng biểu trong bài..Chưa nói đến các khoản ngoài lương,
các khoản trích theo lương, chưa đưa ra các cơ sở lý luận chung về tiền lương.
Quá đi sâu vào thực tế mà không quan tâm đến lý thuyết nên bài chưa đạt


21

được hiệu quả cao nhất.
Đề tài: “Kiểm soát nội bộ đối với chu trình tiền lương tại Công ty
TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn” của Nguyễn Hồng Anh (Đại học kinh tế Quy
Nhơn 2014). Có chính sách lương riêng biệt cho một bộ phận lao động tại
công ty để đảm bảo tính công bằng về mặt đóng góp của từng cá nhân,
khuyến khích tăng năng suất lao động. . Đã nêu ra được những kết quả đạt
được như góp phần hệ thống hóa và làm rõ các lý luận cơ bản về KSNB,
KSNB chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương. Luận văn đã phân
tích, đánh giá thực trạng KSNB chu trình tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty TNHH Lâm Nghiệp Quy Nhơn, chỉ ra được những tồn tại,
hạn chế đối vs KSNB về tiền lương và các khoản trích theo lương. Phần thực
trạng đánh giá về kiểm soát nội bộ của công ty chưa được phân tích và nghiên
cứu kỹ, các số liệu đưa ra còn chưa cụ thể, chưa làm rõ được thực trạng kiểm
soát nội bộ tại công ty.
Đề tài: “Kiểm soát nội bộ đối với chu trình tiền trong Công ty TNHH
MTV cấp thoát nước Bình Định” của Nguyễn Hoàng Nam (Đại học kinh tế
quốc dân 2012. Đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận hợp lý, các thủ tục kiểm soát
đối với tiền lương, trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Đã chỉ ra được một vài ưu điểm
như: hệ thống quy định, quy chế luôn hướng vào mục tiêu đảm bảo tính hiệu
quả hoạt động của đơn vị, tính trung thực, hợp lý của BCTC, an toàn cho tài
sản, thông tin và thực chất chúng là những yếu tố cơ bản của hệ thống KSNB
trong đơn vị. Việc ban hành và tổ chưc thực hiện hệ thống các quy định cũng

chính là việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB. Chưa đánh giá rõ được
thực trạng KSNB tại công ty, các giải pháp đưa ra hoàn thiện kiểm soát nội
bộ đối với chu trình tiền lương còn sơ sài, chưa thuyết phục.
.Đề tài: “Kiểm soát nội bộ Chu trình tiền lương ở Công ty TNHH đá
Granite Đông Á” của Nhóm 6, lớp K5A14 trường Đại học kinh tế và quản trị
kinh doanh 2012. Đánh giá được tổng quan kiểm soát nội bộ và thực trạng


22

kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH đá Granite Đông Á, đưa ra các cơ sở dẫn
chứng làm tài liệu đa dạng. Đánh giá tốt về thực trạng kiểm soát nội bộ đối
với chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương, số liệu đa dạng, có
nhiều bảng biểu để tham khảo. Đưa ra các dẫn chứng làm nội dung đánh giá
sâu sắc.. Đề tài chú trọng đi sâu vào thực tế mà ít nói đến các cơ sở lý luận,
chưa đưa ra các cơ sở lý thuyết làm bài thiếu đi tính thuyết phục. Các giải
pháp đã đưa ra trong bài chưa hợp lý, chưa bám sát vào những điểm hạn chế
mà tác giả đã đề cập..Mặc dù kiểm soát nội bộ chu trình tiền lương là đề tài
được nhiều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên xét về mặt không gian và thời gian
của đề tài “Kiểm soát nội bộ chu trình tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty cổ phần Thành Hiếu là một đề tài hoàn toàn mới so với các
đề tài trước đây.
Đề tài: Hệ thống Kiểm soát nội bộ chu trình Nhân sự tiền lương tại
công ty cô phần Thành Hiếu”của Trần Thị Thanh Tâm, trường đại học Nông
Nghiệp Hà Nội, năm 2011.. Đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ tại công
ty, các phần như quy trình hay thủ tục kiểm soát đều nêu rõ. Đi sâu vào phân
tích thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình nhân sự tiền lương tại công ty, đưa
ra các bảng biểu phân tích làm nội dung có tính thuyết phục cao. Chưa đi sâu
vào các khoản trích theo lương, các phần hành của công ty chưa được nêu rõ.
Phần giới thiệu về công ty quá chi tiết, không cần thiết khiến phần giới thiệu

này rườm rà.
Đề tài: Kiểm soát chu trình tiền lương của diễn đàn Kế Toán Misa năm
2012”.. Đã chỉ ra được các nội dung cơ bản, nêu được cơ sở lý luận, đánh giá
được tổng quan của chu trình tiền lương, có các chứng từ...Chưa đi sâu vào
thực tế, về các khoản trích theo lương chưa nêu được, còn nặng làm về bên kế
toán chưa đi sâu vào kiểm soát, chưa chỉ ra được quy trình kiểm soát nội bộ
tại diễn đàn cũng như đánh giá thực tế kiểm soát nội bộ chu trình tiền lương
đây còn qua loa, đại khái. Không bám sát với thực tế.


23

Tóm lại, hầu hết các đề tài trên đều đã nêu được cơ sở lý luận về hệ
thống KSNB đối với chu trình hàng tồn kho , phát triển và tập trung làm rõ về
thực trạng hệ thống KSNB đối với chu trình hàng tồn kho , vai trò của nó
trong các doanh nghiệp và các tiêu chí, công cụ để đánh giá để hoàn thiện hệ
thống KSNB. Tuy nhiên về mặt không gian và thời gian thì đề tài: “Hoàn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại Công ty TNHH
thương mại đầu tư xây dựng Lâm Vinh ” là một đề tài hoàn toàn mới, có khả
năng hạn chế được những nhược điểm của các nghiên cứu cùng đề tài trước
đó, có tính khả thi, có thể áp dụng một số đề xuất vào trong thực tế hoạt động
của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn một số đề tài như:
Nguyễn Tuấn, Bài giảng kiểm toán, trường Đại Học Nha Trang.
Tiến sĩ Phan Thị Dung, Bài giảng tổ chức hạch toán kế toán, trường Đại
học Nha Trang.
Bộ tài chính (2010), Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển 1, Nhà xuất bản
giao thông vận tải - Thành phố Hồ Chí Minh.
Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bộ Tài Chính, Luật kế toán năm 2003.
Khoa Kế toán - Kiểm toán Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh,
Kiểm toán, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội.
Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học kinh tế Hồ Chí Minh (2004),
Hệ thống thông tin kế toán, sửa đổi và bổ sung lần 2, Nhà xuất bản Thống kê
– Thành phố Hồ Chí Minh.
GS.TS Nguyễn Quang Quynh – TS. Ngô Trí Tuệ (2006), Giáo trình
Kiểm toán tài chính, In lần 2 đã sửa đổi bổ sung, Nhà xuất bản Đại học Kinh
tế Quốc dân - Hà Nội.
1.6 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của


24

luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại Công ty TNHH thương mại đầu tư xây
dựng Lâm Vinh
Chương 2: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho
trong doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại Công
ty TNHH thương mại đầu tư xây dựng Lâm Vinh
.Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ chu tŕnh hàng tồn kho tại Công ty TNHH thương mại đầu tư xây dựng
Lâm Vinh.

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
ĐỐI VỚI CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO
2.1 Khái quát chung về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm và mục tiêu của hệ thống KSNB
2.1.1.1 Khái niệm về hệ thống KSNB
Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, chức năng kiểm tra, kiểm soát
luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý. Do đó khi tổ chức bất kì
hoạt động nào của doanh nghiệp, bên cạnh việc sắp xếp cơ sở vật chất, nhân
sự, các nhà quản lý luôn lồng vào đó sự kiểm soát của mình về các phương
tiện thông qua các thủ tục quy định về hoạt động. Đó chính là hệ thống KSNB
của một doanh nghiệp.
Hệ thống KSNB là công cụ chủ yếu để thực hiện chức năng kiểm soát
trong mọi quy trình quản lý của đơn vị. Hệ thống KSNB cung cấp thông tin


25

cho cả bên trong và bên ngoài của tổ chức. Vì vậy để người sử dụng có thể tin
vào chính xác và trung thực của thông tin đòi hỏi tổ chức phải có một hệ
thống KSNB hiệu quả. Để có thể tổ chức được hệ thống KSNB cần hiểu được
bản chất của hệ thống KSNB. Quá trình nhận thức và nghiên cứu về Kiểm
soát nội bộ đã dẫn đến các định nghĩa khác nhau từ giản đơn đến phức tạp về
hệ thống này nhưng dựa trên thực tế hoạt động của hệ thống KSNB tại Việt
Nam thì hệ thống KSNB có thể được định nghĩa như sau:
Theo định nghĩa do COSO (Committe of Sponsoring Organization) là
một Ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận báo cáo tài
chính (National Commission on Fraudulent Financial Reporting) đưa ra đã
được thừa nhận rộng rãi thì hệ thống kiểm soát nội bộ được xác định như sau:
“ Kiểm soát nội bộ là một quá trình do Hội đồng quản trị, người điều hành và
các nhân viên chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý
nhằm thực hiện các mục tiêu sau đây:
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy
- Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả

- Các luật lệ và các quy định được tuân thủ”.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) 315 ban hành kèm theo
thông tư 214/2012/TT –BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 – Xác định và đánh
giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và
môi trường của đơn vị có đưa ra định nghĩa về KSNB: “Kiểm soát nội bộ là
quá trình do Ban quản trị, Ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị
thiết kế thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được
mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm
bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên
quan. Thuật ngữ “kiểm soát” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc
nhiều thành phần của kiểm soát nội bộ”.
Vậy có thể hiểu Hệ thống kiểm soát nội bộ là một chức năng thường
xuyên của các đơn vị; là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế hoạch,


×