Tải bản đầy đủ (.pptx) (44 trang)

SLIDE TÌM HIỂU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 44 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

BÀI TẬP MÔN HỌC
TÌM HIỂU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRƯỜNG HỢP
NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI

Giảng viên
Học viên:
Lơp

: TS. Nguyễn Tuấn Anh
: Nguyễn Thị Ba Liễu
: Biến đổi khí hậu K5


MỞ ĐẦU
  Lũ lụt là thiên tai lớn nhất đe dọa nước Việt Nam ta, nhất là ở miền Bắc vì tổn

thất nhân mạng có thể đến mức độ khủng khiếp, điển hình là cơn lũ vào tháng 8
năm 1971 đã làm vỡ đê Sông Hồng và 100,000 người đã bị thiệt mạng.

Báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường nêu rõ những nguyên nhân gây ra
nguy cơ lũ lụt tiềm tàng đối với vùng Đồng bằng sông Hồng như: hệ thống
sông dày đặc, địa hình trũng, mực nước biển dâng v.v…


1.1. Vân đê nghiên cưu: kha năng thich ưng tai Vi êt Nam
Việt Nam nằm trong nhóm các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí


hậu. Do đó, đây chính là thời điểm cần thiết để xây dựng các chương trình
nghiên cứu về các nội dung như tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn
thương và sự thích ứng với BĐKH. Các chiến lược thích ứng được đề xuất chủ yếu
là các chương trình do chính phủ chỉ đạo từ trên xuống, tập trung vào đầu tư hạ
tầng và công nghệ, và tham khảo rất ít đến các mức khác biệt về tính chất có
thể bị gây hại trong các nhóm dân cư của Việt Nam, hoặc các chiến lược thích
ứng có thể được đưa ra từ dưới lên từ chính các cộng đồng.


Tìm hiểu khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng đồng bằng sông Hồng

trường hợp nghiên cứu tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội nhằm xác định khả năng
thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua phương pháp nghiên cứu có sự tham
gia của người dân. Khu vực tập trung của chúng tôi sẽ là vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng và chúng tôi sẽ tìm hiểu các hộ gia đình, các cộng đồng và những
người xây dựng chính sách đã thích ứng với các hiện tượng khí hậu trước kia ra
sao, đặc biệt là những đợt lũ lụt lớn đã xảy ra tại đồng bằng sông Hồng trong
những năm gần đây. Địa điểm nghiên cứu sâu là huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội.


1.2 Sự cần thiết tập trung vào vấn đề thích ứng của người dân

Chính phủ Việt Nam đã có những nghiên cứu quan trọng nhằm đưa ra những can thiệp
to lớn ngăn chặn thiệt hại do bão lũ gây ra. Song hầu hết các biện pháp phòng chống
để thích ứng với lũ lụt ở vùng ĐBSH đều là những biện pháp mang tính kỹ thuật.

Sự thích ứng của người dân và cộng đồng địa phương chưa được tìm hiểu để phát huy

nội lực của người dân và cộng đồng địa phương để có thể chủ động hơn trong vấn đề

này. Do đó, việc tìm hiểu thích ứng của người dân ở cấp độ cá nhân và cộng đồng có ý
nghĩa quan trọng trong việc tạo ra cơ sở lý luận cho các chính sách can thiệp của
chính phủ.


II. VỊ TRÍ NGHIÊN CỨU


 Chương

Mỹ Là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây nam Hà
Nội, cách trung tâm Thủ đô 20 km; phía Bắc giáp huyện Quốc Oai;
phía Đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam
giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Tây giáp với huyện Lương
Sơn(tỉnh Hoà Bình). Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 237,4
km2, là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố. Dân số 337,6
nghìn người.
Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2 thị
trấn. Người dân tộc Kinh chiếm đại đa số, dân tộc Mường có 01
thôn Đồng Ké (thuộc xã Trần Phú); ngoài ra còn có một số dân tộc
thiểu số khác ở rải rác tại các xã, thị trấn. Có gần 100 cơ quan, đơn
vị Nhà nước, Trung ương và Thành phố đóng trên địa bàn; Chương
Mỹ có 01 khu công nghiệp, 9 cụm điểm công nghiệp và trên 10
nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể đang hoạt động
mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu
kinh tế trong những năm qua.





2.1. Những sự kiện thời tết và anh hưởng của nó đến huyên Chương My

Qua việc thảo luận nhóm, chúng tôi được biết trong vòng 5 năm trở lại đây
huyện Chương Mỹ đã gánh chịu cơn lũ lịch sử năm 2008.

Từ 27 tháng 10 tới 4 tháng 11 năm 2008, mưa xối xả qua 8 ngày gây ra lũ trên

diện rộng ở những khu vực khác nhau ở các tỉnh miền bắc và trung của Việt
Nam, ghi nhận tổng lượng mưa là 700 mm chỉ trong 3 ngày. Số tỉnh chịu ảnh
hưởng bởi lũ cục bộ, bao gồm Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Ninh,
Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, và Quảng Bình.


Theo tính toán chính thức, 92 người chết bởi nhiều nguyên nhân như chết đuối,

điện giật, sét đánh, và 3000 bị thương. Khoảng 700.000 trường học đóng cửa từ
vài ngày đến vài tuần, trong khi hầu hết các khu vực bị ảnh hưởng ở huyện
Chương Mỹ các trường học đã đóng cửa hàng tuần. Thiếu năng lượng, chất đốt
đã xảy ra hơn 1 tháng đối với nhiều xã của huyện Chương Mỹ và các huyện khác
của Hà Nội. Những con đường chính từ Hà Nội đến thị Xã Sơn Tây và các huyện
khác đã bị hư hại nặng, giao thông hạn chế, và thậm chí quân đội phải dựng một
cây cầu tạm nối Sơn Tây với Hà Nội (Hội Chữ Thập Đỏ Quốc tế, 2008). Tổng thiệt
hại ước tính 8 000 tỷ đồng hoặc gần 500 triệu đô la mỹ.


2.2. Thông tn chung vê khu vực nghiên cưu
2.2.1. Tính chất của hộ gia đình

Qua phỏng vấn 149 hộ với 801 khẩu, trung bình trong một hộ là 5 khẩu/hộ. Số

hộ gia đình có người phụ nữ làm chủ chiếm 20%. Tuổi trung bình của người trả
lời phỏng vấn là 48,5 tuổi. Mặc dù gần Hà Nội, nhưng phần đông người Chương
Mỹ sống ở nhà làm nông nghiệp. Một số người trẻ tuổi làm trong công ty liên
doanh về sản xuất đồ chơi. Phần đông người trả lời phỏng vấn là nam giới (53%).
Khi được hỏi gia đình họ sống ở ngôi làng của họ bao lâu, hầu hết những người
trả lời nói rằng họ đã sống ở đây trên 3 thế hệ.


2.2.2. Thống kê lao động

Theo Luật lao động của Việt Nam thì những người từ 15-59 tuổi được xác định là

người trong độ tuổi lao động, trong khi trẻ em từ 14 tuổi trở xuống và những
người từ 60 tuổi trở lên được xem là người phụ thuộc. Tỷ lệ phụ thuộc của hộ gia
đình được tính toán trong giới hạn trẻ em dưới 15 tuổi và người già từ 60 tuổi trở
lên. Trung bình những người trong độ tuổi lao động và người chưa đến tuổi và
quá tuổi lao động là 1:1,99. Tỷ lệ phụ thuộc cao yêu cầu đất nông nghiệp nhiều
hơn.

 Giảm tỷ lệ hộ nghèo:

Kế hoạch 2 - 3%/năm, đến năm 2016 còn dưới 5% hộ
nghèo; ước thực hiện 2,4%.

Lao động có việc làm thường xuyên: Kế hoạch: 85%, ước thực hiện 87,4%.
Lao động qua đào tạo: Kế hoạch 40%, ước thực hiện 42%.


2.2.3. Trình độ giáo dục


Giữ vững phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, đạt phổ cập Trung học cơ sở đúng độ
tuổi, phổ cập bậc Trung học (phổ thông), ước thực hiện đạt mục tiêu.

Trình độ giáo dục của hộ gia đình được đánh giá trong giới hạn trung bình số
năm học cao nhất đã tham dự của bất kỳ thành viên trưởng thành. Ở Chương Mỹ
trung bình là 6 năm học. Số liệu chứng minh rằng đàn ông đã sử dụng nhiều thời
gian ở trường hơn phụ nữ.


2.3. Hiên trang cơ sở ha tầng

Ở Chương Mỹ 98% hộ gia đình trong mẫu điều tra sở hữu nhà của họ. Chỉ có
một hộ gia đình cho thuê nhà và 2 hộ sống trên đất của bà con họ hàng.

95% số hộ gia đình sở hữu nhà 1 tầng, chỉ có 3 hộ gia đình (2%) sở hữu nhà một

tầng với 1 tầng xép. Mặc dù tất cả mọi người đều nhận thấy rằng có 1 tầng xép
là rất quan trọng trong bối cảnh mà họ có thể di chuyển tất cả mọi thứ lên đó
khi bị lũ lụt, đa phần người dân trả lời nói rằng họ không đủ khả năng để xây
dựng nhà có tầng xép. Nhiều chủ gia đình đã bày tỏ mong muốn vay tiền từ
ngân hàng để xây nhà có tầng lửng nhưng họ sợ rằng họ không thể trả lại được
tiền vay.


2.3.1. Thu nhập hộ gia đình

Qua khảo sát cho ta thấy nguồn thu nhập của các hộ gia đình đã có nhiều thay

đổi sau trận lũ năm 2008. Năm 2007, hộ gia đình trung bình ở Chương Mỹ thu
nhập chủ yếu từ vật nuôi (13,5 triệu đồng mỗi hộ). Nguồn thu nhập lớn tiếp theo

là từ lương hưu khoảng 2,6 triệu. Thu nhập từ ao cá và công việc tự kinh doanh
là nguồn quan trọng thứ 3 vào khoảng 2,2 triệu đồng. Nông nghiệp là nguồn thu
nhập quan trọng thứ 4 với mức 1,1 triệu đồng.

Nguồn thu nhập của hộ gia đình, như nông nghiệp, gia súc, gia cầm, thủy sản và
công việc tự kinh doanh đã bị ảnh hưởng xấu bởi trận lụt năm 2008.


2.3.2. Các chỉ số kỹ thuật

Ở Chương Mỹ không có nhà tránh lũ cộng đồng cho những hộ dân sống ở vùng

thấp dễ bị ngập lụt. Tuy nhiên, qua phân tích phiếu điều tra cho thấy đa phần
người dân đã tin tưởng và ngôi nhà của mình 97% số hộ trả lời ngôi nhà của họ
đã an toàn trong sự kiện thời tiết và họ có thể ở tại ngôi nhà của họ. 76% hộ gia
đình trả lời nếu có điều gì xảy ra đột xuất với ngôi nhà của họ, họ không có nơi
an toàn để di tản. Trong trường hợp thiên tai nghiêm trọng, nhà của Ủy ban Nhân
dân hoặc trường học nơi được xây dựng ở vị trí cao là nơi mà dân có thể di tới trú
ẩn.


III. PHÂN TÍCH CÁC CƠ QUAN
3.1. Các cơ quan trong sự thich ưng vơi biến đôi khi hậu
3.1.2. Ủy ban kiểm tra và phòng chống bão lụt
3.1.3. Sở/Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3.1.4. Sở/Phòng Tài nguyên và Môi trường
3.1.5. Sở/phòng Kế hoạch và Đầu tư (DPI)


3.2. Các tô chưc quần chúng và Chương trình nghị sự vê sự thich ưng


Các tổ chức quần chúng tham gia vào

sự thích ứng với biến đổi khí hậu bao
gồm: Hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên. Những tổ
chức này cử đại diện để tham gia phục vụ trong Ủy Ban Phòng chống lụt bão các
cấp. Tất cả các tổ chức quần chúng ở địa phương đều nằm dưới sự lãnh đạo của
UBND, khi có bão lụt xuất hiện. Trong và sau khi bão lụt các tổ chức này huy
động các thành viên giúp đỡ lẫn nhau để ứng phó với thiên tai. Họ cũng tạo ra
các đội lưu động trực bảo vệ đê điều, cấp cứu các nạn nhân khi cần thiết.


3.2.1. Hội Nông dân

Chủ tịch Hội nông dân tại mỗi cấp là thành viên của Ủy ban Phòng chống lụt bão
tương ứng và chịu trách nhiệm cho một xã hoặc một đơn vị dân cư tại cấp xã
trong một sự kiện. Hội nông dân thường chịu trách nhiện chuyển giao công nghệ
cây trồng và vật nuôi để giúp đỡ người bị thiệt hại do thiên tai. Hội cũng là một
tổ chức quần chúng và được cấp ngân sách cho các hoạt động hàng năm.


3.2.2. Hội Cựu chiến binh


3.2.3. Mặt trận tổ quốc

Mặt trận tổ quốc luôn là một thành viên của Ủy ban Phòng chống lụt bão chịu
trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức quần chúng khác thực hiện các kế hoạch của
ủy ban phòng chống lụt bão. Trong và sau khi thiên tai họ huy động và phổ biến
cho nhân dân ở thôn giúp đỡ lẫn nhau để ứng phó với thiên tai. Nguồn tài chính

của Mặt trận Tổ quốc là từ ngân sách của địa phương.


3.2.4. Hội phụ nữ

Hội phụ nữ là thành viên của Ủy ban phòng chống lụt bão, chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của Ủy Ban nhân dân tương ứng. Trong và sau sự kiện họ huy động và phổ
biến cho những thành viên của hội giúp đỡ lẫn nhau. Sau sự kiện họ huy động
người dân của thôn giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua khó khăn.


3.2.5. Đoàn thanh niên

Đoàn thanh niên

là một thành viên của Ủy ban Phòng chống lụt bão, dưới sự chỉ

đạo trực tiếp của Ủy ban Nhân dân khi có thiên tai. Đoàn thanh niên thường
xuyên huy động các đoàn viên để cứu đê khi cần thiết. Nguồn tài chính củ Đoàn
thanh niên là từ Ủy ban Nhân dân.


3.2.6. Hội chữ thập đỏ

Hội

chữ thập đỏ thường huy động lao động xã hội trong việc ngăn chặn các
thiên tai tự nhiên. Hội cung cấp các khóa tập huấn về cứu thương, cứu trợ cho
cộng đồng. Cứu trợ là trách nhiệm chính của hội chữ thập đỏ.


Hội chữ thập đỏ của huyện và xã luôn luôn tham gia vào Ủy ban Phòng chống
lụt bão. Hội hoạt động dưới sự lãnh đảo trực tiếp của Ủy Ban nhân dân khi có
thiên tai. Hội phục vụ giải cứu những nạn nhân, cung cấp thực phẩm, nước uống
cho những người trong thôn, giúp người dân làm sạch môi trường sau khi bão
lụt.


3.3. Sự thich ưng chung ở cộng đồng

Trên thế giới, việc xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH được đánh
giá có hiệu quả cao. Các mô hình này, có nhiều lợi ích đã thu hút được cộng
đồng cùng tham gia một cách chủ động vào các giải pháp ứng phó với thiên tai
và phát triển bền vững mang tính chất dài hạn, chi phí không cao.

Ở nước ta, dân đông, người dân chủ yếu sống trong sự cố kết cộng đồng và
mang tính tập thể làng xã, việc áp dụng mô hình này sẽ mang lại hiệu quả cao
trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.


Mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng làm thay đổi thái độ

nhận thức của người dân, trang bị những kỹ năng, cơ sở vật chất cho cộng đồng
thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, có những kiến thức cần
thiết để chủ động bảo vệ tài sản và tính mạng của mình. Trước hết, cần nâng
cao ý thức người dân thay đổi những thói quen, hành vi sinh hoạt, sản xuất đe
dọa môi trường sống. Với đồng bào dân tộc thiểu số, cần thay đổi ngay thói quen
đốt rừng làm nương rẫy làm giảm hệ thống nước ngầm khiến gia tăng tình trạng
hạn hán lũ lụt  vào mùa khô…

Ứng phó với thiên tai dựa vào cộng đồng đã được hiện thực hóa qua phương

châm “4 tại chỗ” bao gồm “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư  - phương
tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”. Sự thành công của cách tiếp cận này cho phép
kỳ vọng sẽ thành công trong thích ứng biến đổi khí hậu ở nước ta.


×