Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đây thôn vĩ dạ Môn Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.06 KB, 11 trang )

TRƯỜNG THPT DL M.V LÔMÔNÔXỐP

DỰ THI XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

Họ tên giáo viên: Cao Thị Thúy Hòa

KHỔI PHỐ THÔNG – MÔN HỌC NGỮ VĂN

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ văn

KHỐI LỚP 11 (Cơ bản)

Trình độ Tin học: A
Địa chỉ: Số nhà 29 – Khu tập thể Cầu 7

Tên bài giảng: Đọc văn – Tiết 82

Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

ĐÂY THÔN VĨ DẠ (Hàn Mặc Tử)

Điện thoại di động: 0982131020

Giáo án :

Số tiết của bài dạy: 1 tiết

Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử

I. Mục tiêu bài dạy:


1- Về kiến thức: Giúp HS có hướng tiếp cận hợp lý bài thơ:
- Cảm nhận vẻ đẹp của xứ Huế qua tâm hồn và trí tưởng tượng của nhà thơ một con người có lòng yêu đời thiết tha nhưng cũng phải chịu cảnh ngộ bất
hạnh.
- Thấy rõ tâm hồn thi sĩ: hoài vọng thiết tha, khát khao day dứt về tình đời,
tình người…
2- Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ trữ tình.
3- Về thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu thương. sự đồng cảm chia sẻ trước
nỗi đời, đối với con người và cuộc sống.
II. Yêu cầu của bài dạy:
1. Về kiến thức của học sinh:
a/ Kiến thức về CNTT: Học sinh phải có những kiến thức cơ bản sơ đẳng về Công
nghệ thông tin, làm quen với những phương tiện hỗ trợ giảng dạy, tránh hiện tượng
quá xa lạ, gây tò mò, không chú ý vào bài giảng.
b/ Kiến thức chung về môn học:
Học sinh có kiến thức về Ngữ văn tương đương với trình độ lớp 11.
2. Về trang thiết bị, đồ dùng dạy học:
Trang thiết bị, đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
- Phần cứng: Máy tính , Projector, Loa…
- Phần mềm: máy tính cài đặt các chương trình cơ bản như Powerpoint,
Window Media…
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, sưu tầm tư liệu về ảnh tác giả Hàn Mặc
Tử, phim về nhà thơ, Ngâm thơ, hát về Đây thôn Vĩ Dạ, thiết kế bài giảng dựa vào
SGK, SGV
2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài và tham gia cùng GV trong việc sưu tầm tư
liệu. Vẽ tranh minh họa…
IV. Nội dung và Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức lớp: 2 phút
1



Kiểm tra sĩ số, trang phục, kiểm tra phần soạn bài của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ và vào bài mới: 5 phút
- Bài cũ: Phân tích rõ yếu tố cổ điển và hiện đại trong khổ thơ đầu bài “Tràng
giang ” (Huy Cận)
HS trả lời, giáo viên nhận xét và cho điểm
- Vào bài: Trong các tiết học trước, chúng ta đã biết đến rất nhiều nhà thơ nổi
tiếng trong phong trào Thơ mới. Có nhà nghiên cứu khi lựa chọn các gương mặt
tiêu biểu nhất của Thơ mới đã chọn ra ba chân kiềng vững chắc: đó là Xuân
Diệu – thi sĩ của tình yêu – mới nhất ; Nguyễn Bính – thi sĩ của thương yêu –
quen nhất; và Hàn Mặc Tử – thi sĩ của đau thương – lạ nhất. Nói như vậy có
nghĩa là Hàn Mặc Tử đã chiếm vị trí không thể thiếu vắng trên thi đàn. Hôm
nay, chúng ta đến với một sáng tạo đặc sắc của hồn thơ HMTử: Bài Đây thôn Vĩ
Dạ.
* Slide 1: ảnh Vĩ Dạ - tên bài thơ- tác giả
3- Giảng bài mới: 30 phút
T
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
-

- HS mở SGK trang….
I – Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
? Trình bày ngắn gọn những điều em biết về1- Tác giả:
Hàn Mặc Tử?
- HS trả lời dựa vào SGK
- Chủ soái của trường thơ điên, thơ
- GV nhấn mạnh :
loạn trước Cách mạng.
*Đưa ảnh HMTử và thông tin

- Hồn thơ tài hoa độc đáo, mãnh
Độc đáo bởi cảm nhận của ông không giống
liệt nhưng luôn quằn quại đau
ai: Nhìn áng mây bồng bềnh soi mình trên mặt
đớn.
nước sông, người ta thấy thơ mộng, ông cho
rằng: Mây chết đuối trên dòng sông vắng
lặng; Trôi thây về mãi tận cõi vô biên. Thấy
ánh trăng rải vàng muôn lá, nhà thơ cảm nhận:
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu; Đợi gió
đông về để lả lơi.
*Đưa bút tích Hàn MTử:
Trời hỡi! Nhờ ai cho khỏi đói/ Gió trăng có
sẵn làm sao ăn/ Làm sao giết được người
trong mộng/ Để trả thù duyên kiếp phụ phàng.
* Đưa ảnh mộ HMT
GV: HMT đã ra đi ở tuổi đời còn rất trẻ
nhưng những gì ông để lại mãi là thế giới bí
ẩn, hấp dẫn người đọc. CLViên có lý khi nhận
xét: Tôi xin hứa hẹn với mọi người
rằng:Trước không có ai, sau không có ai,
HMT như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt
2


Nam với cái đuôi chói loà rực rỡ của mình.
Mai sau, những cái tầm thường mực thước kia
sẽ tan biến đi, và còn lại của cái thời này chút
gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử.
? Sự ra đời của bài thơ gắn liền với một địa2- Tác phẩm:

danh và một con người. Em biết gì về địa danh- Bài thơ được sáng tác sau khi nhận
và con người ấy?
được bức bưu ảnh và lời hỏi thăm của
Hoàng Cúc – người con gái Huế mà
HMT yêu thầm.
GV giới thiệu thêm: Mùa hè năm 1939, Hoàng- Bài thơ được in trong tập “Thơ điên”Tùng Ngâm- anh họ của Hoàng Thị Kim CúcSau đổi tên : Đau thương - 1940
đã viết thư báo tin HMT mắc bệnh nan y và
khuyên cô viết thư an ủi HMT. Hoàng Cúc kể
lại:
*Đưa ảnh HCúc và lời cô kể:
“Thay vì…”
* Đưa ảnh bến đò Vĩ Dạ
Gọi 1 h/s đọc bài thơ
II- Đọc – tìm hiểu bài thơ:
* Đưa cảnh Vĩ Dạ và văn bản bài thơ.
- GV nhận xét và hướng dẫn đọc:
Đọc với giọng điệu tha thiết – phù hợp với- Đọc: Giọng tha thiết
tiếng lòng tha thiết của thi sĩ với cảnh Huế,- Nhan đề: Đây thôn Vĩ Dạ - gửi gắm
người Huế, với cuộc đời.
tiếng lòng của nhà thơ khi hoài niệm
* Đưa câu hỏi trắc nghiệm:
về đất và người Vĩ Dạ
Cho biết ý nghĩa nhan đề tác phẩm bằng cách
chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án sau:
A/ Tiếng reo sung sướng của con người khi
đặt chân lên mảnh đất Vĩ Dạ
B/ Lời giới thiệu về Vĩ Dạ, một phong cảnh
nổi tiếng xứ Huế bởi cảnh đẹp người xinh
C/ Tiếng lòng của nhà thơ khi hoài niệm về
đất và người Vĩ Dạ.

Đáp án đúng : c
GV đọc lại
- Bố cục: 3 khổ thơ - 3 đoạn
Hướng dẫn h/s tìm hiểu bố cục bài thơ.
+Một hoài vọng đẹp mà buồn về Vĩ Dạ
lúc ban mai
+Một nỗi buồn đau chia lìa trước cảnh
sông nước lúc trăng lên
+Một niềm day dứt khát khao về tình
người Vĩ Dạ
- Phân tích:
1 h/s đọc lại
1- Khổ thơ đầu:
-

3


? Có gì đặc biệt trong cách mở đầu tác phẩm? - Câu hỏi tu từ: đa dạng về sắc thái
Cảm nhận của em về sắc thái ý nghĩa của câu giọng điệu:
hỏi này?
+ là lời mời chào ân cần dịu ngọt (đậm
-H/s phát biểu
chất Huế)
- GV: Đến với thế giới thơ HMT, không phải+ là lời trách móc nhẹ nhàng kín đáo
lúc nào ta cũng phân biệt rạch ròi đây là lời(âm điệu nhẹ nhàng do 6/7 tiếng dùng
của ai, nhằm diễn đạt điều gì cụ thể. Câu thơthanh bằng mang lại)
mở ra nhiều cách hiểu… *Đưa ra thông tin: + là lời độc thoại nội tâm đầy tiếc nuối
Câu hỏi tu từ…(ở bên)
và đau đớn của chính tác giả: không

Tuy nhiên xét cho cùng đó cũng là cách HMTbao giờ còn có dịp được trở về thăm
dẫn dắt người đọc đến với vẻ đẹp Vĩ Dạ mộtvùng đất ấy…
cách tự nhiên mà thôi.
? Thôn Vĩ hiện lên với những nét đẹp cụ thể- Hình ảnh thôn Vĩ lúc bình minh:
nào?
- H/s trả lời
+ Nắng: “Nắng hàng cau”, “nắng mới
* Đưa hình ảnh nắng hàng cau thôn Vĩ
lên”
- GV gợi ý học sinh cảm thụ những hình ->những tia nắng sớm mai trong trẻo
ảnh thơ đặc sắc: nắng hàng cau nắngnhuộm ánh vàng lên những thân cau
mới lên, vườn ai mướt quá xanh nhưcao vút.
ngọc
-> Từ nắng nhắc lại 2 lần với cách ngắt
(Không gian Huế đặc trưng là nhà vườn,nhịp 4/3 tạo ấn tượng rõ rệt về sự
nắng lên bao giờ cũng bắt đầu chiếu vàochuyển động nhích dần của nắng .
thân cau, nhìn nắng dịch chuyển nơi hàng Vẻ đẹp Vĩ Dạ tinh khôi, thanh khiết,
cau, người ta biết thời gian dịch chuyểnchan hoà ánh sáng
theo bóng nắng)
+ Vườn: “mướt quá” “xanh như ngọc”
-> màu xanh không thuần nhất mà
nhiều sắc thái: có màu xanh mướt mượt
mà, óng ả, non tơ; có màu xanh ngọc
trong sáng, quyến rũ, cao sang
(Màu xanh như được lọc qua ánh sáng đẹp và-> Từ “quá” tạo ra một giọng điệu trữ
gợi cảm, màu xanh có sức toả ánh ra xungtình rạo rực thiết tha ở cung bậc cao
quanh. Câu thơ tả màu xanh song lại hướngnhất của trạng thái cảm xúc.
cảm xúc vào sự trong sáng)
-> So sánh độc đáo gợi tả sự tươi non,
tràn đầy ánh sáng và sự sống.

-> “vườn ai”-từ phiếm chỉ có tác dụng
nhân rộng cái không gian của màu
xanh ấy; hình như ở thôn Vĩ này, vườn
nhà ai cũng xanh tốt, cũng non tơ mỡ
màng, đến mức thi sĩ phải thốt lên lời
(Hai gam màu chủ đạo: phía trên là màu vànghỏi đầy thú vị, ngỡ ngàng ngạc nhiên
lấp lánh của nắng sớm, phía dưới là màu xanh Vẻ đẹp Vĩ Dạ mướt mát sắc màu,
mỡ màng óng ả của cây lá)
tràn đầy sự sống.
4


? Xuất hiện trong bức tranh vườn tược đó là
khuôn mặt chữ điền. Theo em, có thể hiểu câu
thơ này như thế nào?
*Đưa câu hỏi trắc nghiệm:
+ Mặt chữ điền:
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”có thể hiểu -> Vẻ đẹp mang đậm chất hội hoạ Á
theo đáp án nào là đúng nhất?
Đông: lá trúc (thanh) – mặt chữ điền
a/ Tả thực gương mặt người con gái thôn Vĩ (đầy đặn vuông vức). Lá trúc che ngang
b/ Tả thực gương mặt nhà thơ
làm tôn lên vẻ đẹp duyên dáng của
c/ Không tả thực mà tả theo lối cách điệu hoá: gương mặt chữ điền, vẻ đẹp con người
chỉ những gương mặt đôn hậu thấp thoáng làm thiên nhiên trở nên sống động có
sau nhành lá trúc nơi những vườn cây trái hồn
xinh đẹp của xứ Huế.
Vẻ đẹp Vĩ Dạ hài hoà giữa thiên
D/ Cả ba cách hiểu trên đều hợp lý
nhiên và con người.

Đáp án c – h/s lý giải dựa vào chú giải SGK
* Đưa ra cảnh lá trúc che ngang
? Bức tranh thiên nhiên ấy được vẽ trực tiếpTiểu kết:Bức tranh vườn tược thôn Vĩ
hay qua hồi tưởng? Nhận xét về tâm hồn thitươi đẹp, trong trẻo, có sự gắn kết hài
nhân ở đây?
hoà giữa thiên nhiên và con người
- H/s trả lời: Vẽ bằng hồi ức - một tâm được vẽ lên bởi tâm hồn tràn đầy tình
hồn yêu đời, say mê cuộc sống
yêu và hoài niệm của thi nhân.
*Đưa lên máy phần tiểu kết
GV: Thời gian này, HMT biết mình đang mắc(ý nghĩa nhân bản thứ nhất: cảm nhận
bệnh nan y. Không thể trở về Vĩ Dạ trong đờivà đón nhận cuộc đời với tất cả sự khát
thực, nhà thơ đành trở về trong tâm tưởng.khao trân trọng)
Tấm bưu ảnh phong cảnh của Hoàng Cúc đã
đánh thức trong nhà thơ hy vọng trở lại cuộc
sống và Vĩ Dạ là tín hiệu của cuộc đời trần thế
ấm nóng tình người ; vì vậy nhà thơ tái hiện
thôn Vĩ trong hoài niệm ánh lên vẻ đẹp tinh
khôi, đầy sức sống. Điều đó chứng tỏ thi sĩ
vẫn yêu tha thiết cuộc đời, bên cạnh tình yêu
ấy vẫn man mác nỗi buồn thầm kín…Nỗi buồn
đó rõ nét hơn ở khổ thơ thứ hai.
- Gọi 1 hs đọc khổ 2
?Khung cảnh ở khổ thơ2có gì khác với khổ 1? 2- Khổ thơ thứ hai:
*Đưa phần so sánh cảnh vật ở khổ 1 – khổ 2
So sánh khổ 1 – khổ 2
GV: Đây là cách chuyển tứ rất nhanh và rất xa
– một đặc điểm thường gặp của thơ HMT. Mọi - Thời gian: bình minh -> đêm khuya
chi tiết phong cảnh trở thành nét vẽ của tâm - Không gian: vườn tược -> gió mây
trạng. Cõi nhân gian biêng biếc sắc màu, ămsông nước

ắp sự sống đã nhường chỗ cho vũ trụ lạc điệu, khung cảnh tươi sáng, ấm áp, hài hoà
tan tác, chia lìa; bức tranh ngoại cảnh biến con người – thiên nhiên -> khung cảnh
5


thành bức tranh tâm cảnh…
u buồn, hoang vắng, chia lìa
? Phân tích rõ những hình ảnh thơ thể hiện tâm- Thiên nhiên tan tác chia lìa:
trạng nhân vật trữ tình?
Gió: lối gió >< Mây: đường mây
- H/s phát hiện và phân tích
* GV đưa lên máy hai cảnh “Gió theo..mây” -> phá vỡ lôgíc thực tế để tìm đến
“Dòng nước …. lay”
lôgíc tình cảm: gợi sự trống vắng, ly
GV: Trong thực tế, gió thổi chiều nào, mây tán
bay hướng ấy, vậy mà nhà thơ đã phá vỡ lôgíc- Thiên nhiên được tâm trạng hoá:
thực tế tạo nên câu thơ phi thực: Mây gió“Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
không gặp gỡ, chẳng đồng hành mà chuyển+ Dòng sông Hương đặc trưng: thơ
động ngược chiều nhau, chia lìa đôi ngả, để lạimộng lặng lờ- cũng như lắng đọng nỗi
ở giữa một khoảng trống vời vợi. Phải chăngbuồn chán âm thầm sâu thẳm: buồn
đó là khoảng trống trải, quạnh vắng trong tráithiu
tim HMT; khi đắm chìm trong dòng hoài+ Hoa bắp lay: chuyển động nhẹ hay
niệm, thi sĩ đã chạm đến bến bờ của đauđó là hình ảnh của sự sống yếu ớt, lắt
thương, của ly tán, của nỗi buồn . Tâm trạnglay (hoa bắp: vô sắc vô hương)
đó đã tràn ra thấm đẫm vạn vật…không chỉ gợi lên một khung cảnh vắng lặng,
chia lìa giưã gió và mây mà còn của gió mâyhắt hiu, trống trải: gợi nỗi buồn sâu
với dòng nước, khiến "nước buồn thiu…"
lắng .
GV: Thế là sau những phút giây đắm say trong- Thiên nhiên thơ mộng hư ảo:
hoài niệm, nhân vật trữ tình trở về với thực tại +Thuyền chở khách->thuyềnchở trăng

bi thương; không tìm thấy sự đồng điệu trong +sông -> sông trăng
thế giới thanh sắc của cõi thực; nhà thơ tìm về +bến đò -> bến sông trăng
sự đồng cảm trong thế giới của cõi mộng:-> Cảnh mơ hồ, huyền ảo trong tâm
Những chi tiết thực đã tạo ra một cảnh ảo:
tưởng, trăng -> biểu tượng của sự cô
*Đưa lên máy cảnh Thuyền bến sông trăng đơn và lạnh lẽo của con người cách biệt
với cuộc đời:
? Hãy dùng trí tưởng tượng của mình để cảm
nhận và tái tạo vẻ đẹp của những hình ảnh thơ
trong hai câu cuối khổ 2?
H/s trả lời:Vạn vật như rũ bỏ mọi đường nét
phàm trần, ranh giới thực và mộng bị xoá
nhoà; cả vũ trụ phủ một màu trăng lung linh
thơ mộng. Dòng ánh sáng trăng tuôn chảy
khắp không gian. Tất cả bỗng nhuốm sắc màu
hư ảo, dường như có lại như không có thực.
GV: Cũng cần nói thêm rằng : Hình ảnh
thuyền chở trăng không mới: NCTrứ: Gió
trăng chứa một thuyền đầy…HCMinh: Khuya
về bát ngát…Nhưng không ai tạo ra một vẻ
đẹp hư ảo, lãng mạn như HMTử. Hơn nữa,
trăng trong thơ Tử còn là biểu tượng của sự cô
đơn và lạnh lẽo của con người cách biệt với
6


cuộc đời: Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa/
Không gian dày đặc toàn trăng cả/ Tôi cũng
trăng mà nàng cũng trăng…
? Bên cạnh những hình ảnh huyền ảo ấy có hai

từ rất cụ thể mộc mạc: kịp, tối nay. Theo em*Kịp: thể hiện tâm trạng phấp phỏng lo
tác giả gửi gắm điều gì trong hai từ ấy?
âu vì sợ muộn màng, vì dự cảm phải
- H/s trả lời
chạy đua với thời gian khi không còn
Trăng thực sự trở thành điểm tựa duy nhất, lànhiều thời gian nữa
bấu víu cuối cùng của người thơ đang cô đơn*Tối nay: như rút ngắn hơn nữa quỹ
chới với. Thi sĩ đã gửi gắm khát vọng vào còn thời gian của con người, cho thấy một
thuyền trăng; liệu thuyền có kịp chở trăng vềthực tại ngắn ngủi.
để làm ấm lòng người thơ trên bến đợi?  Câu hỏi tu từ: gửi gắm khát vọng
Những tín hiệu vui của cuộc đời liệu có đếnvề một tình yêu đằm thắm thiết tha đầy
kịp với mình lần nữa không? Câu thơ thấmmộng ảo
đẫm cảm giác mong manh trong hạnh phúc
chờ đợi, chứa đựng đầy linh cảm về sự mấtTiểu kết : Bức tranh mộng ảo gửi gắm
mát lỡ làng. Quả thực, vầng trăng hạnh phúcmột ước vọng rất thực của thi sĩ: Cho
đã không kịp về bên thi sĩ vì sau đó khoảng 1dù linh cảm về sự mất mát chia lìa rất
năm nhà thơ đã giã biệt cuộc đời.
gần, nhà thơ vẫn thiết tha níu kéo cuộc
đời một cách đầy phấp phỏng âu lo.
(ý nghĩa nhân bản thứ hai: Cảm nhận
được sự sống đang dần lìa bỏ một cách
phũ phàng mà vẫn níu kéo lại một cách
thiết tha)
GV chuyển: Thơ Hàn thường có những bước 3- Khổ thơ cuối cùng:
nhảy về ý, tưởng cách xa nhau mà lại thống - Nhà thơ hướng về người thiếu
nhất ở trạng thái xúc cảm. Khổ 3 này, cảm xúc
nữ thôn Vĩ xa xôi “em”
nhà thơ hướng về hình bóng thiếu nữ.
+ Khách đường xa:
? Hãy đọc khổ thơ cuối:

-> Đó là “em”, là những con người ở
? Hình bóng người thiếu nữ hiện lên như thếthế giới bên ngoài, thế giới mà nhà thơ
nào trong hai câu thơ đầu?
vẫn tha thiết muốn gắn bó, vẫn hằng
*Đưa sơ đồ: em – mơ(ảo giác)/ khách đường khao khát hướng về.
xa (điệp ngữ - xa cách vời vợi)/ áo trắng (tinh -> lặp hai lần -> đẩy xa thêm khoảng
khôi ngoài tầm với)
cách vốn đã cách xa vời vợi. Người con
hình ảnh -> ảo ảnh
gái đã thuộc về thế giới khác xa vời,
(Màu sắc trắng được miêu tả ở mức độ tuyệt chìm vào không gian sương khói và
đối tột cùng, giống câu trên : Vườn ai mướt thời gian xa lắc…ngoài tầm với của
quá… Cái đẹp HMT: hướng về sự tinh khôi nhà thơ, nên chỉ xuất hiện như ảo ảnh
trong sáng vô ngần. Em xuất hiện trong màu +”áo em trắng quá nhìn không ra” Đây
áo trắng như ánh hào quang trinh bạch ; vì là cách nhà thơ ca ngợi sắc áo trắng đến
thế càng trở nên xa vời, ngoài tầm với của thi lạ lùng, biểu tượng cho vẻ đẹp tinh
sĩ. Nhà thơ mơ tưởng da diết, khắc khoải hơn khiết.
7


hết vẫn là hướng tới người tình xa bởi lẽ mất
mát lớn nhất là khi phải rời xa cõi đời này
chính là phải rời xa người mình hằng thương
nhớ.
- Nhà thơ quay trở lại lòng mình:
“ở đây sương…………….. đà”
? Nhận xét của em về hai câu cuối bài thơ. Thi+ ở đây: là thế giới của riêng HMT, nơi
sĩ viết về ai trong câu cuối cùng?
nhà thơ đang chìm dần trong màn
sương khói lạnh lẽo cô đơn, nơi thi sĩ

đang sống trong chia lìa cách trở, để
hướng lòng mình về nơi ấy, cõi nhân
gian ăm ắp sự sống, biêng biếc sắc
màu, ấm áp tình người; để hoài vọng
ngóng đợi mặc dù vẫn ý thức được
mình chỉ là người đứng bên lề. Giữa
nhà thơ và nơi ấy là khoảng cách bao
bọc bởi sương khói thgian, kgian và
sương khói của mối tình vô vọng.
+ Trong tình cảnh ấy, một lần nữa, tình
yêu c/s lại trỗi dậy, nhà thơ mong đời
tấm lòng của kẻ tri âm:Ai biết …đà.
Ai – 2 đại từ phiếm chỉ chỉ 2 con người
trong mối qhệ vừa khăng khít gần gũi,
vừa xa cách trống vắng. Có thể hiểu
nhiều cách:
Làm sao mà biết được người tình xứ
Huế có đậm đà tình cảm hay không
Người xứ Huế có biết chăng tình cảm
nhà thơ với cảnh Huế, người Huế vẫn
hết sức thắm thiết đậm đà.
-> Câu thơ có chút hờn giận, hoài nghi
nhẹ nhàng, thầm kín-> Đó là tiếng lòng
của cái tôi cô đơn, bơ vơ, khao khát sự
đồng cảm, mơ ước được trở về trong
cõi ấm áp tình người.
(ý nghĩa nhân bản thứ 3: Dù có băn
khoăn, hoài nghi về tình đời song vẫn
khao khát sống, khao khát yêu, khao
khát đồng cảm của người đời)

Tiếng nói nội tâm rất riêng của HMT đã
trở thành niềm khắc khoải ngàn đời cho
tất cả những ai đang khao khát yêu
thương, khao khát sống?
8


Gọi 1 h/s đọc cả bài thơ
So sánh với hai khổ trên:
?Nhận xét ngoại cảnh – tâm cảnh có gì - Ngoại cảnh:
khác so với hai khổ trên?
Rõ ràng sắc nét-> huyền ảo nhạt
- H/s thảo luận theo nhóm
nhòa -> mơ hồ mông lung
(ánh sáng: Nắng bình minh-> Trăng mờ ảo- Tâm cảnh: Hoài niệm hy vọng ->
-> Sương khói mịt mờ
phấp phỏng âu lo-> hoài nghi thất vọng
Màu sắc: Xanh tươi sáng-> Trắng lạnh lẽo> Trắng xa xôi…)
-

? Ba khổ thơ, mỗi khổ đều chứa đựng nhữngKhổ 1: 1 ước ao hy vọng thầm kín cất
câu hỏi, vì thế âm điệu toàn bài bị chi phối lên từ lời mời mọc bên ngoài
bởi ngữ điệu của các câu hỏi đó. Qua việc cảmKhổ 2: 1 ước vọng khẩn thiết dâng lên
nhận sắc thái của từng câu hỏi, em hãy chỉ ra đầy phấp phỏng âu lo
chiều hướng của diễn biến tâm trạng tác giả? Khổ 3: 1 ước vọng vừa ló rạng đã phủ
bóng hoài nghi
Lòng yêu đời mang nhiều uẩn khúc.
? E hiểu gì về tác giả và tài năng nghệ thuậtIII- Tổng kết:
của ông khi học xong tác phẩm?
H/s trả lời

*Đưa tổng kết
1- Nội dung: Bài thơ chan chứa
một tình yêu say mê mãnh liệt
của HMT đối với xứ Huế, miền
quê đẹp và thơ mộng trong hoài
niệm một thuở. Đây cũng là tiếng
lòng thiết tha của nhà thơ muốn
hoà nhập đồng điệu với cuộc
đời.

2. Nghệ thuật:
- Những câu hỏi tu từ giàu màu
sắc biểu cảm xuyên suốt bài thơ
bộc lộ sự vật vã đau đớn của một
hồn thơ tha thiết yêu cuộc sống
nhưng lại phải sớm lìa xa cuộc
đời.
- Hình ảnh so sánh nhân hoá giàu
sức gợi
- Nhịp điệu thơ uyển chuyển, trữ
tình sâu lắng.
9


4. Luyện tập, liên hệ đến các phân môn khác: 3 phút
a. Hãy dùng thao tác lập luận bác bỏ để cho biết cách khám phá bài thơ theo 2 phương án
sau; đáp án nào đúng, đáp án nào sai?
Cách 1: Khổ 1: Cảnh Vĩ Dạ lúc ban mai
Khổ 2: Cảnh sông nước Hương Giang
Khổ 3: Cảnh những cô gái Huế

Cách 2: Khổ 1: Một hoài vọng đẹp mà buồn
Khổ 2: Một nỗi buồn đau chia lìa
Khổ 3: Một niềm day dứt khát khao
b- Em thích nhất hình ảnh thơ, câu thơ nào nhất? Vì sao?
Nghe bài hát thôn Vĩ – hướng tâm linh thành kính về nơi mộ nhà thơ.
5- Củng cố dặn dò: 5 phút
- Về nhà học thuộc bài thơ.
- Soạn bài tiếp theo.
V- Nguån tµi liÖu tham kh¶o:
- Các tranh ảnh tư liệu khai thác từ mạng internet. Phim về Hàn Mặc Tử cắt từ đĩa du lịch về Quảng
Bình.
- Các tư liệu khác bám sát vào Sách giáo khoa, sách giáo viên và những sách tham khảo của nhà xuất
bản Giáo dục.
VI- Ph©n tÝch lîi Ých cña viÖc øng dông CNTT cho bµi d¹y:
- Cách giảng dạy có sử dụng CNTT thực sự coi như một phương tiện hỗ trợ giúp ích không nhỏ trong
vấn đề tiết kiệm thời gian và phát huy tính chủ động tích cực trong việc tiếp nhận của học sinh.
- Giúp học sinh hứng thú thêm về những kiến thức và những hình ảnh, tư liệu âm thanh sống động.
- Học sinh được tiếp cận với công nghệ thông tin, từ đó nhóm lên trong các em niềm yêu thích sáng tạo,
ham mê khám phá những tiện ích của các phương tiện hiện đại, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu
sau này.
- Giáo viên cũng có điều kiện, cơ hội cập nhật được những thành tựu của công nghệ thông tin, dần dần
đạt tới trình độ chuẩn hóa Tin học, bắt nhịp với trình độ chung của giáo viên thời hiện đại trên thế giới.
Xác nhận của nhà trường

Hà Nội, ngày 18 tháng 2 năm 2009
Giáo viên: Cao Thị Thúy Hòa
10


11




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×