Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KHẢ NĂNG CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC XÊMINA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.99 KB, 3 trang )

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KHẢ NĂNG CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA TỔ CHỨC
CÁC XÊMINA
Thạc sỹ. Hoàng Thị Thanh Hà
Trường CĐSP Hà nội

Tổ chức các xêmina nhằm đổi mới phương pháp dạy học vừa đảm bảo
nâng cao chất lượng dạy học vừa giúp người giảng viên qua đó đánh giá
một số khả năng của sinh viên . Đó là những khả năng không những phản
ánh mức độ nắm vững kiến thức của sinh viên mà còn phản ánh năng lực
sư phạm của họ - những thầy cô giáo tương lai. Người giảng viên qua đó
cũng nắm vững hơn sinh viên của mình để kịp thời có những đổi mới
nâng cao hiệu quả dạy học của mình.
1- Khả năng tự học, tự đề xuất và giải quyết vấn đề
Trong quá trình chuẩn bị xêmina bản thân sinh viên phải tự nghiên cứu
rất nhiều tài liệu theo các yêu cầu khác nhau.Điều đó cũng bộc lộ một số
mức độ về khả năng tự học của sinh viên chúng tôi xin đưa ra một số thể
hiện như sau:
- Trả lời câu hỏi của thầy (các câu hỏi bắt buộc ) nếu có.
- Tự phát hiện các vấn đề chính cần trình bày và hình dung ra việc thể
hiện các vấn đề đó trên máy tính.
- Tự phát hiện và sắp xếp các vấn đề cần trình bày theo một thứ tự hợp lý.
- Dự kiến , chọn lọc các phương án trả lời và đưa lên màn hình của máy
tính.
-Truy cập nhanh các thông tin, các kiến thức cần thiết trên máy tính hoặc
trên mạng để phục vụ cho lập luận của mình.
Thực tế cho thấy đa số SV đều đảm bảo được yêu cầu thứ nhất còn các
yêu cầu 2 và 3 chỉ có khoảng 30 – 40% thực hiện được.


2 - Khả năng diễn đạt các kiến thức trước tập thể, bảo vệ ý kiến
đúng của mình và bác bỏ ý kiến sai.


Thông qua trình bày xêmina chúng tôi cũng đánh giá được một số vấn đề
về khả năng diễn đạt của sinh viên, đó là các vấn đề:
- Trình bày lưu loát những vấn đề đã được chuẩn bị trước
- Đưa ra hệ thống vấn đề có trọng tâm và lựa chọn đúng những nội
dung cần giả quyết. Điều này đặc biệt quan trọng vì phần lớn các
sinh viên đều thiên về thuyết trình, toàn bộ những nội dung giáo
trình mà không biết lựa chọn trọng tâm vấn đề.
- Khai thác kiến thức của bè bạn trong lớp để bổp xung cho bài trình
bày của mình.
- Biết tóm tắt , sơ kết, tiểu tiết trước khi chuyển từ nội dung này sng
nội dung khác.
3- Khả năng ứng xử, xử lý các tình huống sửa lỗi cho bản thân và
bạn bè trong quá trình thực hiện xêmina.
- Khả năng sử dụng máy tính và phần mềm trình diễnPowerpoint,
Violet,… để phục vụ trình bày các nội dung xemina.
- Khả năng sử lý sai sót, cập nhật vấn đề trên máy tính
4- Khả năng sử dụng máy tính và các đồ dùng dạy học để hỗ trợ
dạy học.
Chúng tôi cũng trình bày một số kết quả bước đầu thu được qua hoạt
động xêmina của sinh viên trong năm học vừa qua ở trường CĐSP Hà
nội
KẾT LUẬN:Nhìn chung việc tổ chức các xemina sử dụng CNTT-TT
bộc lộ mức độ nắm vững kiến thức của sinh viên, khả năng tự học và


năng lực sư phạm của các em. Qua đó thể hiện một số yếu tố mà người
giáo viên cần có.
Tuyệt đại đa số sinh viên tỏ ra hào hứng với hình thức xemina và
tích cực tham gia, chủ động nắm bắt kiến thức. Thông qua hoạt động
xemina, năng lực sư phạm của các em được nâng lên rõ rệt. Nhờ sự liên

hệ với toán THCS một cách chủ động, các em thấy rõ sự gắn bó mật
thiết với toán học phổ thông, dùng toán cao cấp để soi sáng toán phổ
thông và hiểu sâu hơn về toán phổ thông.
Tuy nhiên việc tổ chức xemina cho sinh viên vẫn còn nhiều vấn đề
cần bàn đến. Chẳng hạn quỹ thời gian và việc tập huấn cho sinh viên
cách tổ chức xemina và nhất là vấn đề quản lý hoạt động của sinh viên
để tránh sự chồng chéo, ôm đồm về nội dung, sự ỷ lại của các thành
viên trong nhóm,… Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các đồng chí có quan tâm. Xin chân thành cảm ơn!
(Chúng tôi xin trình chiếu một số nội dung xemina mà sinh viên
năm nhất đã tiến hành, sử dụng CNTT&TT)



×