Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRỢ GIÚP GIẢNG DẠY TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THẾ NÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.59 KB, 5 trang )

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRỢ GIÚP GIẢNG
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THẾ NÀO

DẠY

TS. Trịnh Anh Vũ
Khoa ĐT-VT trường đại học Công nghệ,
Đại học Quốc Gia Hà nội

Trong vài năm qua, trên thị trường xuất hiện nhiều phần mềm máy
tính hướng dẫn tự học một số môn học như toán, lý, sinh…và đặc biệt là
ngoại ngữ. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông đa phương
tiện, những phần mềm này cung cấp những hình ảnh, âm thanh, minh họa
sinh động kiến thức cần truyền đạt kèm theo các phần hệ thống hóa và tự
kiểm tra kiến thức giúp cho người học đạt hiệu quả hơn tại mọi lúc, mọi nơi
khi cần. Mọi người dễ dàng thừa nhận ưu điểm của các công cụ điện tử này,
thế nhưng khi vận dụng nó vào giáo dục đại học nói riêng và các trường học
nói chung thì lại có nhiều ý kiến khác nhau.
Những ý kiến phản đối thường đề cao vai trò của người thày, rằng
không gì có thể thay thế được con người. Kinh nghiệm cá nhân của người
thày và những ứng xử linh hoạt là đặc thù không thể thay thế, hay là Elearning là chỉ dành cho giáo dục từ xa…Những ý kiến ủng hộ thì lại cho
rằng, một bộ phim thú vị sử dụng công cụ điện tử có thể truyền đạt nhiều
điều hơn là những lời diễn thuyết khô khan…
Với mục đích tìm hiểu sâu thêm vấn đề này để làm cơ sở cho áp dụng
thực tế, vừa qua chúng tôi có dịp đi học tập và trao đổi kinh nghiệm về ELearning với một trung tâm cung cấp công cụ giảng dạy và học tập điện tử
của một trường đại học lớn của Mỹ (có hơn 20 nghìn sinh viên đại học và
khoảng 3 nghìn sau đại học) và đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích. Ở đây
chúng tôi muốn cung cấp thêm thông tin cho diễn đàn thảo luận: Sử dụng
công nghệ thông tin trong giáo dục đại học như thế nào.
I. Những nguyên lý trong khoa học giáo dục
Trước hết cần khẳng định rằng các công cụ điện tử phải phù hợp và


phục vụ các nguyên lý giáo duc chứ không phải các phương pháp giáo dục
phải sửa đổi theo các công cụ điện tử. Điều này cũng đồng nghĩa với việc
máy móc chỉ phục vụ các thày giáo chứ không thể thay thế các thày giáo. Do
đó ta nhắc lại ở đây kết quả của nhiều công trình nghiên cứu làm cơ sở cho
những nguyên lý giáo dục
Bạn có biết sinh viên còn nhớ được bao nhiêu điều sau những hoạt động của
mình
- Chỉ 10% những gì họ đọc


26% những gì họ nghe
30% những gì họ thấy
50% những gì họ vừa thấy vừa nghe
70% những gì họ nói
90% những gì họ vừa nói vừa làm
(Trong dân gian chúng ta cũng có những châm ngôn tương đồng: Trăm nghe
không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một…sờ. Hay đơn giản là học
phải đi đôi với hành kiến thức mới sâu sắc. Song hành như thế nào khi một
số môn học đầu tiên chỉ có nghe giảng và nghe giảng trên lớp ?
Bạn có biết khi nghe giảng:
- Sự chú ý của sinh viên chỉ kéo dài khoảng 10 phut ban đầu
- Sự thích thú của sinh viên nhanh chóng suy giảm
- Sinh viên không chú ý khoảng 40% thời gian nghe giảng
- Nói chung sinh viên chỉ nghe một nửa những gì thầy giáo nói
Những nghiên cứu thống kê trên cho thấy kiểu giáo dục truyền thông:
Thầy giảng - trò nghe, thầy đọc-trò chép có tính hiệu quả không cao. Tất
nhiên ta không loại trừ trên thực tế có những thày giáo tài năng thực sự cuốn
hút và gây ấn tượng với sinh viên chỉ bằng những lời nói và bài giảng sâu
sắc của mình. Song các con số nói trên là tính trung bình đại trà vả lại giữa
chuyện chỉ chứng kiến sự biểu diễn của một nghệ sỹ ảo thuật tài ba với việc

được mời lên sân khấu tham gia biểu diễn cùng ông ta là hai việc khác nhau
rất nhiều
Do đó một phương pháp giảng dạy và học tập tích cực có tính hiệu quả hơn
nhiều đó là:
- Sinh viên không thụ động tiếp thu kiến thức từ thầy giáo qua những
bài giảng giáo huấn
- Thầy giáo là người dẫn dắt và cho phép sinh viên tự khám phá, tự tìm
hiểu
- Thông qua giảng dạy tích cực thầy giáo làm cho sinh viên say mê hơn,
lắng nghe tò mò hơn, suy nghĩ tập trung hơn và biết tranh luận tốt hơn
Sinh viên học được nhiều hơn khi họ được thử thách qua tranh luận, phản
biện và giải quyết vấn đề vì:
- Khả năng của sinh viên là rất khác nhau và không phải tất cả sinh viên
đều tiếp thu hết bài giảng, thông qua thảo luận mới phát hiện ra nhược
điểm của mình
- Sinh viên cần được kiểm tra hay thử vận dụng kiến thức và kỹ năng
mới của họ. qua đó họ tự kiểm tra được những điều họ biết là tốt hay
chưa tốt
- Sinh viên học được nhiều hơn từ bạn bè cùng lứa


- Lời nhắc nhỏ từ bạn bè và thày giáo sẽ là tiêu điểm để học tập có hiệu
quả
- Sinh viên tham dự và chú ý một cách chủ động
- Sinh viên được thúc đẩy vì họ thấy tránh nhiệm học tập của minh
Có thể nói ngắn gon là: Giảng dạy tích cực là chuẩn bị cho sinh viên chỗ
làm việc chứ không phải chỗ nghe giảng. Sinh viên làm việc chính là cách
học tích cực
Trên cở sở những nghiên cứu thống kê và ưu điểm của phương pháp dạy và
học tích cực, người ta đưa ra 7 Nguyên lý (Chickering & Gamson, 1987)

cần được thực hiện trong giáo dục đại học là
1. Khuyến khích tiếp xúc giữa thày và trò
2. Khuyến khích trao đổi và hợp tác giữa các sinh viên
3. Khuyến khích việc học tích cực
4. Thường xuyên nhận xét đánh giá
5. Tăng cường thời gian làm bai tập
6. Kết nối học tập với những mong muốn đạt được
7. Tôn trọng khả năng khác nhau và cách học khác nhau
II Phần mềm điện tử hỗ trợ giảng dậy đại học
Những giáo viên có kinh nghiệm đều biết cách dẫn dắt sinh viên, vẫy
gọi và khuyến khích sinh viên làm việc. Song hoàn cảnh thực tế nhiều lớp và
đông sinh viên làm các giáo viên quá tải, nên dẫn đến tình trạng là: Biết rồi
(những phương pháp dậy tích cực), khổ lắm nói mãi. Nhưng sức lực đâu và
quan trọng hơn là thời gian đâu để lớp nào cũng dẫn dắt và tổ chức sinh viên
như vậy. Câu trả lời nằm ở chính những công cụ được xây dưng trong các
phần mềm điện tử như Moodle, WebCT, hay gần đây là Blackboard. Đây là
những phần mềm có giao diện giống nhau đối với cả thầy và trò, đươc cung
cấp từ máy chủ trong một mạng nội bộ. Những phần mềm này là trợ thủ đắc
lực cho các thày giáo và cho cả giáo viên thực hiện được tốt các nguyên lý
giáo dục và đáp ứng được mong muốn cả từ 2 phía
Thầy truy cập vào phần của mình để nhận thông tin từ sinh viên,
đồng thời có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau xây dưng bài giảng sinh
động của mình, phân phát các bai tập các nhận xét đánh giá đến các sinh
viên hay cũng có thể theo dõi được công việc cũng như sự thảo luận của các
nhóm. Sinh viên truy cập vào phần của mình đề đề đạt nguyện vọng, ý kiến
thắc mắc để nhận được những tư vấn, nhận xét đánh giá từ thầy. Quan trọng
là những hoạt động này diễn ra trong cả những thời gian không gặp nhau
giữa thày và trò. Một vấn đề được giải quyết cho một sinh viên cũng sẽ là
câu trả lời chung cho nhiều sinh viên và có thể chưa cần đến thày, các sinh
viên khá hơn cũng có thể đưa ra những câu trả lời hay mà thày chưa nghĩ ra



(!). Thày vừa đóng vai trò quản lý , tư vấn dẫn dắt, vừa đóng vai trò trọng
tài trong trong tranh luận hay ban giám khảo trong các cuộ thi giữa các
nhóm. các Hãy thử xem để hỗ trợ cho 7 nguyên lý nói trên có thể có những
cách nào
1. Khuyến khích tiếp xúc giáo viên và sinh viên.
- Giờ trên lớp
- Giờ văn phòng
- Giờ điện thoại
- Giờ chat online
- Sử dụng Email
- Website môn học
3 hình thức tiếp xúc cuối có sẵn trong phần mềm có giao diện giao tiếp
giống nhau giữa thày và trò chỉ có quyền truy nhập khác nhau
2. Khuyến khích hợp tác giữa các sinh viên
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ thực hiện nhiều hoạt động như đọc, tóm
tắt một chủ đề, điền vào một bảng hay giải thích một đồ thị..
- Duy trì hoạt động nhóm bên ngoài lớp học, chia xẻ tài liệu, thảo luận,
viết chung bài báo
- Công cụ là Group Manager: Tự động phân nhóm sinh viên và ghép
với các project
3. Khuyến khích học tích cực
- Tạo các hoạt động giải bài tập trong các nhóm nhỏ
- Discussion Tool: Cho phép thảo luận chi tiết
4. Cung cấp các nhận xét đánh giá
- Cho sinh viên những nhận xét điểm mạnh điểm yếu của họ
- Công cụ Gradebook, Assignment Tool: Nhận xét và điểm có thể gửi
đến sinh viên
5. Tăng cường thời gian bài tập

- Cung cấp cách đánh giá cho sinh viên tự đánh giá công việc của họ
- Assignment tool: Cung cấp các tiêu chuẩn, giới hạn thời gian, ngày
cuối… khi thực hiện một nhiệm vụ hay giải một bài tập
6. Kết nối với mong đợi
- Khen ngợi hay chúc mừng kết quả đúng như mong đợi
- Công cụ: My Progress
7. Tôn trọng cách học khác nhau, khả năng khác nhau
- Thay đổi cách giảng dạy thường xuyên
- Công cụ Selective Release: Cho phép dự định học tùy theo cách của
mình
Cách sử dụng những công cụ này không có gì khó khăn, có thể sử dụng sau
một khóa huấn luyện ngắn khoảng 1 tuần. Quan trọng là giáo viên phải hiểu


được sự trợ giúp của điện tử, quyết tâm thay đổi thói quen cũ để nâng cao
hiệu quả giảng dạy của mình: giao việc cho sinh viên, gợi ý, hướng dẫn,
nhận xét đánh giá…soạn một lần mà giảng dạy nhiều lần, hoặc học tập trao
đổi tư liệu với các giáo viên khác một cách nhanh chóng
III. Đầu tư thực hiện
Kinh nghiệm phát triển E-learning and teaching ở trường đại học là phải có
sự vận đông thuyết phục từ cả 2 phia: Với lãnh đạo nhà trường là để có sự
đầu tư xây dựng hệ thống thích đáng cả về phần cứng: Máy chủ, mạng cục
bộ, thiết bị đa phương tiện đầu cuối tạo nên phòng thông minh, và cả về
phần mềm (khá dắt tiền) đồng thời với các cán bộ giảng dạy để họ thấy được
lợi ích khi sử dụng các công cụ này mà thay đổi thói quen cũ của minh mà
giá trị vai trò người thầy không hề bị giảm sút trái lại được tăng cường hiệu
quả hơn, năng động hơn




×