Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội giảm nghèo tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội và Công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.9 KB, 91 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BHYT
CTXH
HĐND
LĐ – TB và XH
NHNo&PTNT
TDTT
TNHH
UBND
VH&XH

Từ đầy đủ
Bảo hiểm y tế
Công tác xã hội
Hội đồng nhân dân
Lao động Thương binh và Xã hội
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thể dục thể thao
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
Văn hóa và xã hội

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân


LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một nội dung quan trọng đối với sinh viên. Thông qua
thực tập, sinh viên được tiếp cận với thực tế, với đối tượng và rèn luyện kỹ năng,
năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trên cơ sở đó trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo
đức, tác phong nghề nghiệp, bổ trợ kiến thức.
CTXH là một ngành rất mới ở Việt Nam, tính chuyên nghiệp còn có khoảng
cách xa so với các nước phát triển khác như Singapore, Anh, Philipine…Tuy nhiên,
CTXH vẫn đã và đang giữ một vị trí quan trọng trong việc góp phần giải quyết các
vấn đề xã hội, vì sự tiến bộ và công bằng xã hội, vì sự an sinh xã hội và phát triển
bền vững của quốc gia. Nước ta đang ngày một phát triển hơn, con người ngày một
được tiếp cận với hàng loạt những dịch vụ hiện đại cả về công việc, cuộc sống,
chăm sóc sức khỏe, tinh thần. Nhưng không phải bất cứ ai, bất cứ người nào cũng
có khả năng và điều kiện được tiếp cận. Hiện nay, tại Việt Nam người nghèo đang là
đối tượng được Đảng, Nhà nước, xã hội quan tâm, bởi họ là những người có nguồn
thu nhập rất thấp, điều kiện về vật chất và tinh thần đều bị hạn chế. Họ ít có cơ hội
và khả năng tiếp cận các dịch vụ. Bản thân họ không thể tự hội nhập vào cuộc sống
của cộng đồng nếu đó chỉ là sự nỗ lực của bản thân, vì vậy, họ rất cần sự ra đời của
những chính sách từ Nhà nước, từ địa phương. Ở bất cứ địa phương nào cũng thế,
người nghèo luôn là đối tượng cần được quan tâm, nhận thức rõ đây là rất cấp thiết
và quan trọng nên khi được khoa CTXH trường Đại học Lao động-Xã hội tạo điều
kiện cho sinh viên thực tập trong thời gian 8 tuần. Em đã trực tiếp về UBND xã
Võng Xuyên xin thực tập và tìm hiểu những vấn đề liên quan tới người nghèo, đặc
biệt tình hình thực hiện những chính sách giảm nghèo hiện nay.
Xã Võng Xuyên là một xã thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Là xã điểm của
huyện Phúc Thọ thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới, Đảng bộ và nhân dân xã Võng Xuyên đã và đang chủ động từng bước khắc
phục khó khăn, tích cực khai thác tiềm năng thế mạnh, thực hiện có hiệu quả nhiệm

vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên những con số về tỷ lệ hộ nghèo vẫn đang là
một bài toán đặt ra đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời để hỗ trợ cho đời sống các
hộ gia đình nghèo được nâng cao hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 3


Nội dung thực tập không chỉ là tìm hiểu những kiến thức liên quan tới an
sinh xã hội, em còn có cơ hội để áp dụng những kiến thức, kỹ năng của một nhân
viên CTXH vào trợ giúp đối tượng của mình. Là một địa phương có tỷ lệ người
khuyết tật cao, họ là những người chịu thiệt thòi cả về tinh thần lẫn vật chất, là
những người rất cần sự trợ giúp, đặc biệt là hỗ trợ về tinh thần. Vì vậy, em đã chọn
người khuyết tật là đối tượng trợ giúp trong quá trình thực tập về lĩnh vực Công tác
xã hội.
Trong thời gian thực tập tại xã Võng Xuyên từ ngày 09/01/2017 đến
23/03/2017, được sự giúp đỡ, quan tâm của cán bộ địa phương, đặc biệt cán bộ
chính sách và huấn viên cơ sở, cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy giáo
hướng dẫn, quá trình thực tập của em đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đúc rút
được những kinh nghiệm và bài học bổ ích, rèn luyện được những kỹ năng làm
hành trang sau này. Tất cả những kiến thức, những kết quả đạt được, đã được em thể
hiện trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp với tên đề tài: “Tình hình thực hiện chính
sách trợ giúp xã hội giảm nghèo tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội và
Công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật”.
Để đạt được những kết quả tích cực và hoàn thành được bài báo cáo này, em
xin cảm ơn UBND xã Võng Xuyên, đặc biệt ban chính sách xã Võng Xuyên, kiểm
huấn viên, các cán bộ tại UBND đã hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
tập tại địa phương. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa CTXH đã tạo
điều kiện cho em có kỳ thực tập này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới

Ths. Nguyễn Trung Hải và Ths. Đặng Quang Trung đã hướng dẫn và đồng hành
cùng em trong thời gian qua.
Báo cáo gồm hai phần chính:
I.

Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội giảm nghèo tại xã Võng Xuyên,

II.

huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật
Tuy bản báo cáo thực tập được hoàn thành, nhưng không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự bổ sung, chỉnh sửa và góp ý của
các thầy, cô giáo hướng dẫn để bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN NỘI DUNG
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 4


PHẦN 1: VỀ AN SINH XÃ HỘI
I.

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG TẠI XÃ VÕNG XUYÊN,
HUYỆN PHÚC THỌ, HÀ NỘI
1. Khái quát đặc điểm tình hình tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
1.1 Những vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
1.1.1 Điều kiện tự nhiên


*Vị trí địa lý:
Võng Xuyên là một xã thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng, nằm phía Tây
thủ đô Hà Nội, cách trung tâm huyện Phúc Thọ 4km
Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp xã Phương Độ
+ Phía Nam giáp Thị trấn Phúc Thọ
+ Phía Đông giáp xã Long Xuyên
+ Phía Tây giáp xã Thọ Lộc
Diện tích đất tự nhiên toàn xã là 7.37 km2, trong đó có 468,28ha đất nông
nghiệp, chiếm 63,51% tổng diện tích tự nhiên, còn lại là đất phi nông nghiệp. Tại xã
Võng Xuyên có 1100 mẫu trong đê và 110 mẫu ngoài đê, ngoài ra còn có 250 mẫu
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 5


mà đầm hồ ao vực.. chiếm 63,51% tổng diện tích tự nhiên, còn lại là đất phi nông
nghiệp. Phần lớn diện tích canh tác và các khu dân cư của Võng Xuyên nằm gọn
trong vòng cung khép kín của đê Cao Quýt và đê mới thuộc tuyến đê hữu ngạn
Hồng Hà
Xa xưa nơi đây cũng là lòng Sông Hồng, nước cuồn cuộn chảy, tạo ra ghềnh
thác gây tác hại cho thuyền bè qua lại.Ngày nay nhân dân trong vùng vẫn lưu truyền
câu “Giành Triệu miếu Sen” để nhớ về dấu tích nơi đây.
* Khí hậu
- Là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa Xuân và mùa
Thu là hai mùa có khí hậu ôn hòa, mùa Hạ nóng ẩm. Mùa Đông lạnh giá, ít mưa.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có
khoảng 90-130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85-87%. Số giờ nắng bình quân
1600-1800h. Nhiệt độ trung bình 23-24

- Hướng gió phổ biến vào màu Đông là Tây Bắc và Đông Bắc, mùa hè là
Đông Nam và Tây Nam.
=> Với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt
* Dân số
-Trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, những tác động của nền
kinh tế và sự phát triển của xã hội, xã Võng Xuyên ngày càng phát triển và tập trung
dân số đông đúc hơn. Theo số liệu tổng điều tra dân số, tính đến tháng 11 năm 2016,
xã Võng Xuyên bao gồm 4467 hộ, với 18676 nhân khẩu. Trong đó nam là 9518
người (chiếm 51 %) và nữ là 9158 người (chiếm 49 %).
- Xã bao gồm 6 thôn và 12 cụm dân cư, bao gồm: Thôn Bảo Lộc, thôn Võng
Nội, thôn Võng Ngoại, thôn Nghĩa Lộ, thôn Lục Xuân, thôn Phúc Trạch. Mỗi thôn
được chia thành các cụm dân cư nhỏ từ cụm dân cư số 1 đến cụm dân cư số 11

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 6


Bảng kê khai dân số và nhân khẩu theo thôn
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
Tổng

Cụm dân

Số hộ dân cư

Số nhân khẩu


Cụm 1
Cụm 2
Cụm 3
Cụm 4
Cụm 5
Cụm 6
Cụm 7
Cụm 8a
Cụm 8b
Cụm 9
Cụm 10
Cụm 11

(hộ)
358
526
463
506

390
446
265
306
221
278
482
226
4467

(người)
1358
2009
1929
1973
1642
1649
1168
1185
1136
1181
2406
851
18514

Nữ

Nam

685

994
954
976
812
816
578
586
562
584
1190
421
9158

673
1015
975
997
830
833
590
599
574
597
1216
430
9356

- Mật độ dân số trung bình là 2512 người/km2.
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,47%.
Tình hình lao động – việc làm năm 2016 tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc

Thọ, Hà Nội
ST
T
1
2
3
4

Tiêu chí

Đơn vị tính

Năm 2016

Dân số
Dân số trong độ tuổi lao động
Lực lượng lao động
Lao động có việc làm
Giải quyết việc làm mới, trong đó:

Người
Người
Người
Người
Người

18560
12164
10784
10784

270

-Công nghiệp, xây dựng

Người

178

-Thương mại và du lịch

Người

60

-Xuất khẩu lao động

Người

30

Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên

Người
%
%

12
0%
0%


(16-29 tuổi)
Tỷ lệ thiếu việc làm
Số lao động đã qua đào tạo có

%
Người

0%
5980

-Nông, lâm , thủy sản
5

6
7
8
9

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 7

Ghi
chú


ST
T


Tiêu chí

Đơn vị tính

Năm 2016

Người

480

Người

5500

Người

0

Ghi
chú

bằng cấp, chứng chỉ, trong đó:
-Đào tạo theo QĐ 1956 cộng dồn
tính đến 2016
-Các hình thức đào tạo khác cộng
dồn tính đến 2016 (trên SĐH, ĐH,

10

CĐ, TC, SC…)

Số người bị mất việc làm trong
doanh nghiệp

-Tổng số lao động toàn xã là 12164 người, chiếm 65.54% tổng dân số trong
toàn xã. Phần lớn là lao động đã tốt nghiệp phổ thông trung học. Tuy nhiên, là xã
nông nghiệp thuần túy, bán nông, bán ngư nên lao động hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp và ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu lao động xã (65.9%),
hoạt động phi nông nghiệp là 43.1%, chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ.
 Dân số hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp.
Cả xã có 258 người khuyết tật, 243 người có công với cách mạng bao gồm cả
thương binh, bệnh binh và thân nhân liệt sỹ, 2 trẻ bị bỏ rơi và nhiều đối tượng đều
đã và đang nhận được sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cũng như sự giúp đỡ của
người dân và chính quyền địa phương.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 8


1.1.2 Kinh tế
Nhân dân Võng Xuyên đã từng là con người của sông nước, sống bằng nghề
chài lưới. Qua quá trình lắng đọng sa bồi và do nước kiến tạo đổi dòng, sông sinh ra
bên bồi bên lở, nơi đây đã trở thành vùng đát cát pha phì nhiêu màu mỡ. Với con
mắt tinh đời, từng trải, ông cha tại Võng Xuyên đã sớm định cư, lập vùng này thành
làng mạc, bắt tay vào nghề trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt tôm cá chỉ còn là nghề
phụ. Qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau nhân dân Võng Xuyên đã là một xã có khả năng
thâm canh cây lúa và rau màu vào loại nhất vùng. Đời sống của nhân dân khấm khá,
những vẫn không quên nghề sống cũ của mình
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp,
đặc biệt là từ năm 2011 đến nay thực hiện phong trào “ Toàn dân chung sức xây

dựng nông thôn mới”. Bộ mặt nông thôn của xã Võng Xuyên có nhiều khởi sắc, đời
sống văn hoá, tinh thần, cơ sở vật chất phục vụ đời sống của nhân dân được nâng
lên. Qua thống kê hiện nay toàn xã có: 27,5% số hộ giàu; 63,5% số hộ khá và trung
bình; Hộ cận nghèo và nghèo là 362 hộ chiếm 9% trong đó hộ nghèo là 128 hộ bằng
2,9%; Đến năm 2013 xã Võng Xuyên là một trong 4 xã đầu tiên của huyện Phúc
Thọ được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Nền kinh tế tập trung chủ yếu là hoạt động nông nghiệp và các hoạt động
dịch vụ từ các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống. Trong đó địa phương xác định
nông nghiệp giữ vai trò quan trọng.
-Phần lớn lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt
là trồng hoa màu và rau sạch cung cấp cho nội thành thành phố Hà Nội cũng như
các vùng lân cận khác. So với lợi ích kinh tế đem lại từ nghề trồng lúa trước đây,
hầu hết lao động nông nghiệp tại Võng Xuyên đã có sự chuyển biến về cây trồng để
phục vụ nhu cầu về kinh tế, đời sống của mình
- Một lực lượng lao động thừa tham gia vào các dịch vụ khác giữ tỉ lệ nhỏ
như buôn bán các mặt hàng, dịch vụ quảng cáo… nhằm tăng thêm thu nhập.
1.1.3. Chính trị
Tình hình chính trị tại địa phương tương đối ổn định. Quốc phòng an ninh
luôn giữ vững, trật tự an toàn xã hội luôn được quan tâm. Hàng năm không có các
tệ nạn xã hội xảy ra. Cơ cấu tổ chức chính trị bao gồm nhiều tổ chức đoàn thể, hội.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 9


1.1.4. Văn hóa - xã hội
- Nhân dân Võng Xuyên, một bộ phận nhỏ trong cộng đồng người Việt, cùng
tồn tại và trưởng thành qua quá trình dựng nước và giữ nước, chịu ảnh hưởng sâu
sắc của hệ tư tưởng phong kiến, đế quốc ngoại bang cai trị nhưng vẫn giữ vững bảo
tồn nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Mỗi thôn xã trước đây đều có nhiều đình

chùa, nhưng chỉ phụng thờ các vị có công đức với dân, với nước, được tôn làm
thành hoàng làng, đình làng cũng là nơi hội họp, bàn định quy ước, tục lệ của quê
hương. Các chùa là nơi thờ phụng của đạo Phật, nhưng phần lớn chỉ gồm các bà
tuổi đã về già mới ra đó quy y, cầu nguyện phục thiện, đồng thời có ý thức vãn
cảnh, tạo nguồn vui của các thái vãi. Phần lớn nhân dân địa phương không mê tín
nhảm nhí. Mỗi gia đình đều có ý thức “uống nước nhớ nguồn”, chọn lập bàn thờ ở
một vị trí trang trọng nhất trong nhà để tưởng niệm, tôn kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ
và những người thân đã quá cố. Qua đó cũng góp phần tích cực trong việc giáo dục
lễ phép, truyền thống gia phong con cháu.
- Đời sống văn hóa ngày càng được đẩy mạnh và từng bước nâng cao mức
hưởng thụ về đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Các phong trào “toàn dân
xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếp sống văn minh, tham gia, hưởng ứng các
lễ hội, hoạt động của xã được phát huy và đạt hiệu quả tích cực.
- Là xã đi đầu trong việc tham gia và thực hiện các hoạt động văn nghệ và
thể thao của xã, nhiều năm liên đạt danh hiệu xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Hoạt động giáo dục được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong thôn đặc
biệt quan tâm, luôn phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục và giảm thiểu số lượng
học sinh bỏ học. Các hoạt động xã hội hóa giáo dục, dân chủ hóa trường học được
quan tâm, công tác dạy và học nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ giáo
viên được đề cao.
- Cùng với lĩnh vực giáo dục, y tế của xã cũng đang từng bước được cải thiện
và nâng lên về mặt chất lượng, các dịch vụ y tế được mở rộng, người dân được
khám chữa và hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng.
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của UBND xã Võng Xuyên, huyện
Phúc Thọ, Hà Nội.
- Tháng 6/1945: Thành lập Việt Minh bí mật của Võng Xuyên
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 10



- Ngày 26/8/1945: Bầu chủ tịch và ủy viên địa chính tại Võng Xuyên
- Ngày 6/1/1946: Tiến hành cuộc Tổng tuyển cử tại Võng Xuyên
-Tháng 2/1947: Xác nhập xã Long Xuyên vào xã Võng Xuyên
- Ngày 5/7/1947: Huyện ủy Phúc Thọ quyết định tách chi bộ Long – Võng –
Phụng –Ngọc thành 2 cơ sở Đảng
- Tháng 10/1954: Giành được độc lập, tách Võng Xuyên thành xã độc lập,
bước vào học tập và sản xuất trong thời kỳ mới
- Tháng 3/1955: Đón 21 cán bộ đội cải cách ruộng đất về làm nhiệm vụ
“phóng tay phát động quần chúng” đấu tranh đánh đổ địa chủ
- Tháng 9/1955: Cuộc cải cách ruộng đất tại Võng Xuyên căn bản hoàn thành
- Năm 1958: Bước vào quá trình xây dựng, sản xuất và khôi phục kinh tế
- Ngày 8/7/1958: Bác Hồ về thăm Võng Xuyên, phát biểu cảm tưởng và
quyết tâm biến chủ trương đường lối của Đảng thành hiện thực tại địa phương
- Tháng 12/1958: Hình thành hợp tác xã nông nghiệp, đặt tên là hợp tác xã
Trung Lộ
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy của UBND xã
Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Võng Xuyên, huyện
Phúc Thọ, Hà Nội.
UBND xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập
thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó
Chủ tịch và Uỷ viên UBND. Mỗi việc được giao cho một cán bộ phụ trách và chịu
trách nhiệm chính. Mỗi thành viên của UBND xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh
vực được phân công trước Đảng ủy xã, HĐND xã.
- UBND xã chấp hành sự chỉ đạo, sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của
HĐND xã; phối hợp chặt chẽ giữa UBND xã với MTTQ và các đoàn thể.
- UBND xã giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp
luật, thẩm quyền, phạm vi và trách nhiệm; bảo đảm tính công khai, minh bạch, kịp
thời và hiệu quả, đúng trình tự, thủ tục, bảo vệ lợi ích của nhân dân.


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 11


* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của UBND xã
- UBND thảo luận tập thể, quyết định theo đa số các vấn đề được quy định
tại Điều 124 Luật tổ chức HĐND, UBND năm 2003 và những vấn đề quan trọng
khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND xã.
- Cách thức giải quyết công việc của UBND xã:
+ UBND họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề quy định
tại khoản 1 Điều này tại phiên họp UBND xã.
+ Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp UBND
được, theo quyết định của UBND, Văn phòng UBND sẽ gửi toàn bộ hồ sơ của vấn
đề cần xử lý đến các thành viên UBND để lấy ý kiến.
* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch UBND xã
- Chủ tịch UBND xã là người đứng đầu UBND, lãnh đạo và điều hành mọi
công việc của UBND, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
theo quy định tại điều 127 Luật tổ chức HĐND-UBND năm 2003; đồng thời cùng
UBND xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước Đảng ủy, HĐND
và UBND huyện.
- Chủ tịch UBND xã triệu tập, chủ trì các phiên họp và các Hội nghị khác
của UBND, khi vắng mặt thì ủy quyền Phó chủ tịch chủ trì thay.
- Căn cứ vào văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Đảng
ủy- HĐND xã và tình hình thực tiễn của địa phương, xây dựng Chương trình công
tác năm, quý, tháng của UBND xã.
- Quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều nội dung công
việc, những vấn đề đột xuất trên địa bàn, những vấn đề còn ý kiến khác nhau hoặc
vượt quá thẩm quyền của Phó chủ tịch và Uỷ viên UBND xã.

- Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền UBND xã và thẩm quyền Chủ
tịch UBND theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã, hoạt động của UBND với Đảng
ủy, HĐND xã và UBND huyện.
- Tổ chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị
của nhân dân theo quy định của pháp luật.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 12


- Trực tiếp phụ trách: Quản lý điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội;
Quản lý điều hành ngân sách; Quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư; Nội chính; Tổ
chức bộ máy cán bộ, xây dựng chính quyền, thi đua khen thưởng, kỷ luật.
* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó chủ tịch UBND xã
- Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do Chủ tịch phân công;
chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các công việc theo lĩnh vực
được phân công, Phó chủ tịch được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch khi giải quyết
các vấn đề thuộc lĩnh vực được giao.
- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch, UBND và HĐND xã về lĩnh vực
đươc giao. Đối với các vấn đề vượt quá phạm vi thẩm quyền thì Phó chủ tịch phải
báo cáo Chủ tịch quyết định.
- Kiểm tra đôn đốc cán bộ, công chức, các thôn thực hiện các củ trương,
chính sách và pháp luật thuộc lĩnh vực được giao.
- Giúp Chủ tịch UBND xã thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Chủ
tịch phân công, phụ trách khối kinh tế, tài chính-xây dựng, giao thông, nhà đất và
tài nguyên môi trường, phụ trách khối văn hóa – xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.
* Nhiệm vụ của ban thương binh xã hội.
- Thống kê dân số lao động, tình hình việc làm, ngành nghề trên địa bàn.

Nắm số lượng và tình hình các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, chính sách
xã hội trình UBND xã giải quyết.
- Theo dõi, đôn đốc việc chi trả trợ cấp cho những người hưởng chính sách.
Phối hợp với các đoàn thể trong việc chăm sóc, giúp đỡ đối tượng chính sách. Quản
lý Nhà tưởng niệm; bảo trợ xã hội, nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng ở cộng
đồng; theo dõi chương trình giảm nghèo; giúp UBND xã thực hiện công tác sơ tổng
kết, báo cáo công tác văn hóa, nghệ thuật, thông tin tuyên truyền, TDTT, công tác
lao động – thương binh xã hội trên địa bàn.
- Đồng chí: Đinh Thị Phương Thảo là cán bộ LĐ-TB và XH của xã thực hiện
các nhiệm vụ quản lí công tác vay vốn quỹ quốc gia, quỹ hỗ trợ người nghèo.
- Thực hiện các công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng
và quản lý các hộ nghèo.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 13


- Tham mưu với UBND xã triển khai kế hoạch hướng dẫn về chế độ, chính
sách được ban hành.
- Tiếp dân, giải quyết công tác LĐ-TB và XH.
Đồng chí: Đoàn Thị Quỳnh là cán bộ LĐ-TB và XH xã thực hiên các nhiệm
vụ sau:
- Theo dõi, quản lí các đối tượng tệ nạn xã hội.
- Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo UBND và Ban chính sách xét trợ cấp khó
khăn, giảm nghèo.
- Chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản theo nhiệm vụ được phân công.
- Tiếp dân, giải quyết công tác LĐ-TB và XH.
- Thực hiện nhiệm vụ công tác Dân số gia đình và trẻ em của xã.
1.3.2 Hệ thống tổ chức, bộ máy

* Sơ đồ bộ máy tổ chức hành chính cấp xã

Bí thư Đảng Ủy
Chủ tịch Hội đồng nhân dân dân xã

Chủ tịch xã

Phó chủ tịch xã

Phó chủ tịch xã

Ban VH&XH Công anCác đoàn thể Tư pháp
Chính sách xã hội
Địa chính

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 14


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 15


Phân tích:
+ Bí thư Đảng Ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã chịu trách nhiệm điều
hành chung các công việc của UBND và chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể.
+ Chủ tịch UBND xã là người đứng đầu UBND, lãnh đạo và điều hành mọi
công việc của UBND, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

đồng thời cùng UBND xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước
Đảng ủy, HĐND và UBND xã. Chủ tịch UBND xã triệu tập, chủ trì các phiên họp
và các Hội nghị khác của UBND, khi vắng mặt thì ủy quyền Phó chủ tịch chủ trì
thay, bảo đảm việc chấp hành pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp
trên, nghị quyết của Đảng ủy và HĐND xã.
+ Phó chủ tịch thực hiện dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch xã. Phụ trách các lĩnh
vực, phòng ban.
-Xã Võng Xuyên hiện có 47 cán bộ, trong đó có 22 cán bộ đã được biên chế
và 25 cán bộ hiện đang làm bán chuyên trách
Danh mục cán bộ - công chức Ủy ban nhân dân xã Võng Xuyên, huyện
Phúc Thọ, Hà Nội
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21

Họ và tên
Khuất Văn Thảo
Lê Đình Bình
Lê Văn Hùng
Lê Nam Hưng
Ngô Văn Mai
Nguyễn Văn Thắng
Lê Văn Tính
Lê Văn Kiềm
Lê Văn Dương
Nguyễn Thị Thu Hiền
Lê Văn Phú
Nguyễn Thị Lệ Hằng
Đinh Thị Phương Thảo
Phạm Thị Ngọc My
Tạ Văn Nhi
Đoàn Văn Hùng
Lê Thị Bảy
Lê Văn Dương
Khuất Văn Mậu
Phạm Thị Thanh Thủy
Nguyễn Văn Tính

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Chức vụ

Bí thư Đảng ủy
Chủ tịch UBND
Phó bí thư Đảng ủy
Phó chủ tịch HĐND
Phó chủ tịch UBND
Phó chủ tịch UBND
Công chức tư pháp
Công chức địa chính
Công chức tư pháp
Công chức địa chính
Công chức văn phòng
Công chức văn phòng
Công chức văn hóa
Công chức văn phòng
Xã đội trưởng
Bí thư đoàn Thanh niên
Chủ tịch hội phụ nữ
Chủ tịch hội nông dân
Chủ tịch hội cựu chiến binh
Công chức kế toán
Chủ tịch mặt trận tổ quốc
Page 16


STT
22

Họ và tên
Đoàn Thị Quỳnh


Chức vụ
Công chức văn hóa

*Sơ đồ ban thương binh xã hội xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Chủ tịch xã

Phó Chủ tịch xã

Cán bộ chính sách

Cán bộ chính sách

Ưu đãi xã hội

Trợ giúp xã hội

Phân tích:
Tại xã Võng Xuyên, ban thương binh xã hội chịu sự quản lý của Chủ tịch xã,
nếu Chủ tịch xã không có mặt sẽ ủy quyền cho Phó chủ tịch xã.
Tại xã Võng Xuyên hiện nay có 2 cán bộ chính sách:
- Đồng chí Đinh Thị Phương Thảo: Phụ trách và đảm nhiệm các lĩnh vực về
ưu đãi xã hội. Bao gồm thực hiện chi trả, xác nhận, trợ giúp cho các đối tượng
người có công, thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng....
- Đồng chí Đoàn Thị Quỳnh, là cán bộ chuyên trách mảng Trợ giúp xã hội.
Bao gồm các hoạt động như: Trợ giúp xã hội thường xuyên, trợ giúp xã hội đột
xuất, trợ giúp với các đối tượng tệ nạn, thực hiện các chính sách giảm nghèo
1.4. Các chính sách, chương trình, dịch vụ đang thực hiện chế độ với cán bộ,
nhân viên.
1.4.1. Các chính sách theo quy định của nhà nước
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân


Page 17


- Các cán bộ, công nhân viên trong xã được hưởng đầy đủ những chế độ do
Nhà nước quy định dựa vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng người để chi
trả lương theo đúng ngạch bậc và cứ 3 năm được tăng lương một lần; lương, thưởng
và các chế độ quan tâm về đời sống vật chất và tinh thần, được chăm sóc sức khoẻ
như: chế độ ốm đau, thai sản, thăm hỏi động viên gia đình khi có chuyện rủi ro, tổ
chức các buổi tham quan du lịch, nghỉ mát…
- Nếu có thành tích đặc biệt thì được nâng lương trước thời hạn. Ngoài ra với
cán bộ làm lãnh đạo còn được hưởng thêm phụ cấp chức vụ theo quy định:
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Mức lương tối thiểu X Hệ số phụ cấp.
- Lương của cán bộ, công nhân viên trong xã được trả hàng tháng và do
Ngân sách nhà nước chi đảm bảo đúng theo quy định nhà nước về mức lương, thời
gian.
1.4.2. Các chính sách của UBND xã Võng Xuyên
- Nếu hoàn thành tốt sẽ được tuyên dương, đề nghị cấp trên khen thưởng,
những người có thành tích trong công tác sẽ được đề bạt, hàng năm xã đều tổ chức
tổng kết khen thưởng các cá nhân, bộ phận hoàn thành tốt công việc được giao.
- Ngoài tiền lương cơ bản và phụ cấp, cán bộ nhân viên còn nhận được từ
các khoản thu nhập khác như công tác phí, tiền thưởng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, tiền làm ngoài giờ để hỗ trợ thêm cho sinh hoạt của bản thân và nâng cao
mức sống đảm bảo đời sống cho cả gia đình.
- Cùng với động lực về vật chất thì tạo động lực bằng tinh thần cũng là một
việc làm quan trọng và rất cần thiết để làm cho hiệu quả công việc đạt tốt nhất.
Chính sách khen thưởng trong lĩnh vực văn nghệ, thể thao, thi đua cũng góp phần
khích lệ cán bộ, nhân viên làm việc, hoàn thành nhiệm vụ.
=> Chính sự quan tâm đó đã tạo động lực cho các cán bộ yên tâm và thoải
mái, hoàn thành công việc được giao.

1.5. Các cơ quan đối tác của UBND xã Võng Xuyên.
- Đạt được những kết quả như vậy là từ nguồn quỹ ngân sách nhà nước, hàng
năm Ngân sách trung ương cấp xuống cho các địa phương phục vụ cho việc chi trả,
hỗ trợ vay vốn xoá đói giảm nghèo…Hầu hết kinh phí các hoạt động, chương trình
dành cho các đối tượng người nghèo, các chương trình thăm khám sức khoẻ, phẫu
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 18


thuật chỉnh hình cho các đối tượng là trẻ em nhà nghèo (phẫu thuật hở hàm ếch,
phẫu thuật tim bẩm sinh), vốn vay xoá đói giảm nghèo đều trích từ nguồn ngân sách
nhà nước..
- Ngoài nguồn Ngân sách nhà nước giữ vai trò quyết định trong quá trình chi
trả thì một nguồn tài trợ cũng không kém phần quan trọng đó là nguồn huy động từ
từ gia đình, cộng đồng, các đơn vị, tổ chức cơ quan, các nhà hảo tâm từ thiện, mạnh
thường quân như: Công ty TNHH xây dựng dân dụng Tuấn Hùng, công ty TNHH
dịch vụ và đầu tư thương mại Thành Phát, công ty cổ phần sản xuất và xây dựng
thương mại Hưng Thịnh… và nhiều các cá nhân, đoàn thể khác...đã đóng góp, ủng
hộ, giải quyết việc làm cho con em chính sách, thăm hỏi tặng quà nhân dịp lễ Tết,
hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa, sửa chữa cải tạo nhà ở cho các gia đình
chính sách......
=> Đây là những nguồn lực không thể thiếu để UBND xã Võng Xuyên mà
trực tiếp là Ban Văn hóa -Thương binh và xã hội thực hiện các công tác chi trả các
chính sách Ưu đãi đối với các đối tượng của xã và các hoạt động CTXH trên địa
bàn xã.
2. Thuận lợi và khó khăn của xã Võng Xuyên trong việc thực thi nhiệm vụ, chức
năng được giao.
2.1. Thuận lợi
+ Luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện Phúc Thọ

trong các công tác, chương trình hoạt động.
+ UBND xã luôn chú trọng việc xây dựng và tổ chức chỉ đạo thực hiện
kế hoạch theo tuần, tháng, quý, 06 tháng và cả năm.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong cơ quan, duy
trì và nâng cao chất lượng hội họp, giao ban tuần, tháng, quý, năm, rút kinh nghiệm,
khắc phục kịp thời các vướng mắc trong tuần, tháng, quý để đưa ra chương trình
công tác phù hợp cho cả tập thể cơ quan và cho từng cá nhân phụ trách từng mảng
chuyên môn.
+ Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng trong cơ quan, có các chính
sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với mỗi cán bộ, công chức hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 19


+ Cơ sở vật chất kĩ thuật được trang bị đầy đủ, công việc được phân định
rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cùng với lĩnh vực chuyên
môn.
+ Cán bộ công chức luôn đoàn kết, thống nhất ý chí phần lớn có bề dày kinh
nghiệm, bộ phận cán bộ trẻ có trình độ, nhiệt tình công tác, ham học hỏi, trau dồi
kiến thức phục vụ nhân dân trong xã.
2.2. Khó khăn
+ Diện tích cơ quan và số lượng các phòng làm việc có hạn nên việc đón
tiếp và làm việc với cán bộ cấp trên, nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
+ Đội ngũ cán bộ không nhiều nhưng khối lượng công việc rất lớn. Đặc biệt
là trên lĩnh vực chính sách xã hội.
+ Ngân sách địa phương còn hạn chế, khó khăn trong thực hiện các hoạt
động tặng quà, trợ cấp cho các đối tượng.
II.


TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI GIẢM
NGHÈO TẠI XÃ VÕNG XUYÊN, HUYỆN PHÚC THỌ, HÀ NỘI
1. Quy mô, cơ cấu và nhu cầu của người nghèo.
1.1.Quy mô, cơ cấu
-Theo báo cáo tổng kết người nghèo giai đoạn 2015-2016. Năm 2016, xã
Võng Xuyên có 120 hộ nghèo, giảm 8 hộ so với cùng kỳ năm 2015. Số hộ cận
nghèo là 202 hộ, tăng 19 hộ.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 20


Bảng 1.1: Bảng so sánh người nghèo năm 2015 – 2016
Hộ gia đình
Hộ nghèo

Năm 2015
128

Năm 2016
120

Cận nghèo

184

203


Tổng

312

323

(Nguồn: Báo cáo tổng kết người nghèo năm 2016)

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi về số lượng hộ nghèo và hộ cận nghèo
trong giai đoạn 2015-2016 tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
=> Có thể thấy rằng diễn biến về số lượng các hộ nghèo và cận nghèo tại xã
Võng Xuyên trừ năm 2015 đến năm 2016 đã có sự thay đổi. Tuy nhiên dù số lượng
hộ nghèo đã giảm nhưng số lượng hộ cận nghèo lại tăng. Có sự tồn tại về sự trái
ngược này là do trong năm 2016 bắt đầu thực hiện xét hộ nghèo theo quy định mới
của Nhà nước về nghèo đa chiều. Chính vì vậy mà để được xác nhận là hộ nghèo,
từng cụm dân cư đã phải bình xét rất kỹ, hộ nào thực sự thỏa mãn điều kiện mới
được chứng nhận. Điều này tương ứng với việc những hộ đã được trong danh sách
hộ nghèo từ năm 2015 mà đến năm 2016 không được sẽ vào danh sách cận nghèo.
Nhưng chính vì bất cập đó mà nhìn chung, về tổng số hộ nghèo và cận nghèo vẫn
có sự biến động theo chiều hướng tăng lên
-Xã Võng Xuyên bao gồm 12 cụm, với số hộ nghèo và cận nghèo đươc thể
hiện như sau:
Bảng 1.2: Số người nghèo và cận nghèo chia theo cụm năm 2016
Số

Hộ cận

Tỷ

Hộ


Tỷ

hộ

nghèo

lệ (%)

nghèo

lệ (%)

1

358

16

4.46

11

3.07

2

526

17


3.23

17

3.23

3

463

24

5.18

13

2.80

4

506

18

3.55

15

2.96


Cụm

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 21


5

390

27

6.92

12

3.07

6

446

22

4.93

14


3.55

7

265

11

4.15

3

1.13

8A

306

14

4.57

8

2.61

8B

221


13

5.88

6

2.71

9

278

11

3.95

7

2.51

10

482

29

6.01

14


2.9

11

226

1

0.44

0

0.00

Tổng

4467

203

4.54

120

2.68

(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết người nghèo năm 2016)
-Trong đó phân theo giới tính chủ hộ;
+ Số hộ nghèo có chủ hộ là nam gồm 67 hộ, chiếm 55,8% tổng số hộ nghèo
toàn xã, số hộ nghèo có chủ hộ là nữ là 53 hộ, chiếm 44,2%.

+ Số hộ cận nghèo có chủ hộ là nam là 128 hộ, chiếm 63,1% tổng số hộ cận
nghèo toàn xã, số hộ cận nghèo có chủ hộ là nữ chiếm 75 hộ, với 36,9%.
-Xét theo số thành viên trong gia đình người nghèo:

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 22


Bảng 1.3 Số thành viên trong gia đình người nghèo năm 2016
(Đơn vị: %)
Số thành viên
Hộ
Hộ nghèo
Cận nghèo

Tổng

1 người

2 người

3 người

100
100

17,3
13,8


27,5
16,4

35,1
27,7

Từ 4 người
trở lên
20,1
42,1

(Nguồn: Báo cáo công tác tổng kết người nghèo xã Võng Xuyên năm 2016).

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu số thành viên trong hộ nghèo năm 2016

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu số thành viên trong hộ cận nghèo năm 2016
 Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể thấy, số hộ gia đình thuộc hộ nghèo ở xã
Võng Xuyên phổ biến là từ 2 đến 3 thành viên. Số hộ gia đình thuộc hộ cận nghèo
lại rơi chủ yếu vào những hộ gia đình có từ 4 thành viên trở lên với tỷ lệ lớn là
42,1%. Cũng theo báo cáo khảo sát, hầu hết những gia đình là người nghèo đều có
một đến hai thành viên hưởng bảo trợ xã hội như người cao tuổi, trẻ em mồ côi,
-

người khuyết tật hay phụ nữ đơn thân…
Số hộ gia đình người nghèo phân theo nhóm tuổi:
Bảng 1.4: Gia đình thuộc người nghèo phân theo độ tuổi năm 2015
Độ tuổi
0-15 tuổi
16-25 tuổi
26-45 tuổi

46-60 tuổi
Từ 61 tuổi trở lên
Tổng

Hộ Nghèo
Cận nghèo
0
0
6,7
5,3
36,9
26,5
34,1
46,8
22,3
21,4
100
100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết người nghèo năm 2015)

Biểu đồ 4: biểu đồ thể hiện cơ cấu phân theo độ tuổi của các hộ gia đình nghèo
năm 2015
=> Qua bảng trên, có thể thấy; Việc phân chia người nghèo theo lứa tuổi ở
những gia đình thuộc hộ nghèo chủ yếu tập trung ở giai đoạn từ 26-45 với 36,9%
và đứng thứ 2 là ở giai đoạn từ 46-60 tuổi với 34,1%. Ở những hộ gia đình thuộc
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 23



cận nghèo, giai đoạn chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 46-60 tuổi. Có thể thấy, người
nghèo chủ yếu tập trung ở giai đoạn trung niên.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 24


1.2. Nhu cầu của đối tượng;
Người nghèo là những hộ gia đình gặp rất nhiều khó khăn về vật chất, đời
sống với nhiều lý do khác nhau. Hơn ai hết, họ đã và đang rất cần sự giúp đỡ, trợ
giúp của Nhà nước, xã hội, địa phương. Theo như tìm hiểu và phân tích, người
nghèo tại xã Võng Xuyên đang mong muốn và có những nhu cầu cấp thiết sau:
- Nhu cầu chăm sóc về y tế:
+ Đây là nhu cầu thiết yếu và rất quan trọng đối với người nghèo. Người
nghèo là những người có thu nhập rất thấp, sự tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm
sóc y tế hầu như đều rất hạn chế. Chính vì vậy những người nghèo tại đây luôn
mong muốn được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên với điều kiện
kinh tế hạn chế và gặp nhiều khó khăn như hiện nay, trước tình hình không có khả
năng tự cung cấp cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, những mong muốn, nhu
cầu này sẽ không thể thực hiện được nếu họ không được hưởng những hỗ trợ của
Nhà nước về y tế.
+ Dịch vụ y tế là một trong những loại hình hình dịch vụ cơ bản nhất của hệ
thống an sinh xã hội. Nếu như người nghèo vừa nghèo, vừa ốm đau bệnh tật, sự
nghèo khổ có thể nhanh chóng chuyển thành sự khốn khó. Tình trạng trên có thể
trầm trọng hơn nếu không tiếp cận được các dịch vụ y tế, làm gia tăng các nguy cơ
và các mối de dọa đến đời sống của người nghèo.
+ Thu nhập thấp thường đi kèm với một tình trạng sức khỏe yếu và cùng với
dịch vụ y tế không thể tiếp cận hoặc hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, người nghèo
rất cần những chính sách hỗ trợ về y tế một cách toàn diện để họ

- Nhu cầu được vay vốn ưu đãi:
+ Người nghèo là những người có thu nhập thấp. Một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến nghèo chính là từ kinh tế. Hầu hết người nghèo tại xã Võng
Xuyên cũng giống như người nghèo khác có tâm lý cam chịu cái nghèo kéo dài từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì vậy mà để có thể đầu tư về kinh tế, sản xuất,
vươn lên thoát nghèo hầu như là điều không thể. Ngoài các sự hỗ trợ về hướng
nghiệp, giới thiệu việc làm, nếu như không có sự hỗ trợ về vốn cho người nghèo thì
dường như thoát nghèo vẫn còn rất xa xôi để đến với người nghèo. Họ rất cần một

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân

Page 25


×