TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BAN HÀNH "QUI ĐỊNH VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT
TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Đặt vấn đề:
-Nhu cầu tiêu thụ sữa tươi trong thời gian gần đây tăng cao,đòi hỏi cao về
chất lượng và số lượng sữa cung ứng ra thị trường,Tuy nhiên việc chăn nuôi
bò sữa trên địa bàn hà nội còn gặp 1 số vấn đề khó khăn
-Những năm qua, phong trào nuôi bò sữa ở ngoại thành Hà Nội phát triển
mạnh, đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Tuy nhiên, chăn nuôi bò sữa
hiện vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán thiếu quy hoạch. Ðặc biệt khó khăn nhất
đối với người nuôi bò sữa vẫn là nhu cầu vốn cho mở rộng sản xuất quy mô
lớn…
-công tác thú y,tiến hành thụ tinh nhân tạo để đảm bảo nguồn giống ,đảm
bảo chất lượng và phát triển nhân rộng đàn bò còn yếu kém
-Người nuôi bò sữa còn gặp nhiều khó khăn như kiến thức và kỹ năng chăn
nuôi còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp. Đa số nông dân mắc những sai lầm
cơ bản như sử dụng quá nhiều thức ăn hỗn hợp, vừa tăng chi phí chăn nuôi, vừa
ảnh hưởng đến sinh sản, phát sinh nhiều dịch
-Hệ thống thu mua, bảo quản sữa còn rất hạn chế ở các vùng mới phát triển
bò sữa, còn thiếu các thiết bị lạnh, các dụng cụ chuyên dùng.
-Vấn để sử dụng đất trong chăn nuôi bò sữa còn gặp nhiều bất cập
-Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân để phát triển và mở rộng
quy mô chăn nuôi…
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một
số chủ trương chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi Bò sữa Việt
Nam thời kỳ 2001 - 2010;
Thực hiện chương trình 12-CTr/TU ngày 5/11/2001 của Thành ủy về phát triển
kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông thôn (2001 - 2005);
Xét đề nghị của Giám đốc liên Sở : Nông nghiệp và PTNT - Tư pháp tại Tờ
trình số 111 TTrLN/SNN-STP ngày 27/01/2003 về việc ban hành Qui định một
số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi Bò sữa.
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUYẾT ĐỊNH: BAN HÀNH "QUI ĐỊNH
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Mục tiêu nghiên cứu:
Độ phát triển của chăn nuôi bò sữa trên địa bàn các huyện : Sóc Sơn, Đông
Anh, Gia Lâm và Thanh Trì sau khi có chính sách khuyến khích phát triển
Phạm vi nghiên cứu: địa bàn các huyện : Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm
và Thanh Trì
Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập số liệu thứ cấp từ sách báo, internet
I. Một số lý luận về chính sách khuyến khích phát triển và chăn nuôi bò
sữa trên địa bàn hà nội
Khái niệm chính sách:
Chính sách là đường lối hành động mà chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh
vực nào đó của nền kinh tế, trong đó bao gồm các mục tiêu và phương pháp để
đạt được mục tiêu.
Chính sách là tập hợp các nguyên tắc do chính phủ ban hành. Các nguyên tắc
này có ảnh hưởng hoặc quy định đến các quyết định của chính phủ
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó
của nền KTXH do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủ
muốn đạt được và phương pháp để đạt được mục tiêu đó.
Khuyến khích: là các biện pháp nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ.
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng
đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
Chính sách khuyến khích chăn nuôi: là tập hợp các chủ chương hành động
nhằm hỗ trợ chăn nuôi.
II. Hệ thống văn bản chính sách liên quan.
Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về
một số chủ trương chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp
Thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng trong những năm qua, sản xuất
nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) nước ta liên tiếp thu được
nhiều thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là trong một thời gian không dài, từ
một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu vươn lên trở thành một nền nông
nghiệp hàng hoá, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỷ suất hàng hoá
ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới Trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới,
nền nông nghiệp Việt Nam phải tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề vừa cơ bản,
vừa bức xúc, nhằm đáp ứng nguyện vọng của nông dân và lợi ích của đất nước.
Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ
tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn
nuôi Bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010
Phát triển chăn nuôi bò sữa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sữa trong
nước, từng bước thay thế sữa nhập khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông
dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Đến năm 2005 đạt 100 nghìn bò sữa, đáp ứng trên 20% lượng sữa tiêu
dùng trong nước; đến năm 2010 đưa đáp ứng trên 40% lượng sữa tiêu dùng
trong nước; sau những năm 2010 đạt 1,0 triệu tấn sữa.
Một số văn bản chính sách khác :
Quyết định số 62/2002/QĐ-BNN ngày 11/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động
vật.
Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/01/2001 của Tổng cục Địa chính
(nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) Về việc hướng dẫn đăng kí đất đai, lập
hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quyết định số 158/2002/QĐ-UB ngày 25/11/2002 của UBND Thành phố về
thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp
(hoặc bảo lãnh), góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu
nhà trên địa bàn Thành phố Hà Nội,
Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế
chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và những qui định của Luật đất
đai
Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
III. Tình hình thực hiện chính sách
1. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách.
Khái niệm tuyên truyền nói chung được hiểu là việc truyền bá những kiến
thức, giá trị tinh thần đến cho người dân, nhằm biến những kiến thức, giá trị
tinh thần thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng
hành động theo những định hướng nhất định, theo những mục tiêu đề ra.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho
dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó là
tuyên truyền thất bại”.
Tuyên truyền chính sách phải thực hiện đúng 3 nội dung: Thông tin - Giáo
dục và vận động quần chúng - tổ chức quần chúng tham gia hành động. Sự vận
động ở đây là “Vận động quần chúng”, “Vận động người dân” thực hiện chủ
trương, chính sách.
Đối với chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa: xuất phát từ
mục đích giúp người dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống, hình thành nên
vùng chăn nuôi sản xuất sữa với quy mô lớn. Chính sách này tập trung vào các
đối tượng là Mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà nội
(thuộc bốn huyện : Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm và Thanh Trì) phát triển chăn
nuôi Bò sữa và Bò cái sinh sản cho thụ tinh Bò Sind, để phát triển đàn Bò lai
Sind (Sind hóa đàn Bò), được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Hoạt động tuyên truyền đầu tiên đó là cơ quan chủ trì tổ chức quán triệt và
gửi các văn bản hướng dẫn chính sách cho các địa phương. Công việc này chủ
yếu thực hiện thông qua con đường hành chính. Sau đó hầu hết công tác tuyên
truyền về chính sách ở các giai đoạn tiếp theo được thực hiện qua các phương
tiện thông tin đại chúng, các cơ quan truyền thông đều được yêu cầu phải có
trách nhiệm tham gia.
Ngoài ra các địa phương còn tuyên truyền chính sách thông qua các cuộc
thi liên quan tới chăn nuôi.
Đồng hành cùng truyền thông trung ương, các kênh truyền thông địa
phương như đài phát thanh - truyền hình, báo chí, website trực thuộc thành
phố, huyện, ủy ban nhân dân các huyện cũng thực hiện chức năng tuyên truyền
vận động nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
nhà nước… Cùng với đó là hệ thống truyền thông thông tin của cấp, xã như đài
phát thanh, truyền hình huyện, bộ phận truyền thanh xã cũng tham gia đóng
góp vào công tác tuyên truyền chính sách đến với người dân địa phương.
2. Lập kế hoạch và triển khai thực hiện
Kế hoạch hỗ trợ giống và dịch vụ kèm theo, hỗ trợ lãi suất tiền vay
Ngân hàng và Vaccin phòng bệnh.
1. Cấp miễn phí tinh Bò, ni tơ lỏng để phục vụ lai tạo giống Bò lai Hà - Ấn và
Bò lai hướng sữa.
2. Hỗ trợ 300.000 đ (ba trăm nghìn đồng)/1 Bê lai F1 (Bê đực và Bê cái) được
sinh ra từ thụ tinh Bò đực hướng sữa Holstein với Bò cái lai Sind. Hỗ trợ tiền
công phối giống cho Bò lai Sind để tạo Bê lai Hà - Ấn là 50.000 đ (năm mươi
nghìn đồng)/1 con Bò cái lai Sind có chửa và tiền công kiểm tra Bò có chửa
10.000 đ (mười nghìn đồng)/1 con.
3. Hỗ trợ 100% kinh phí mua Vaccin phòng các bệnh : lở mồm long móng,
nhiệt thán, tụ huyết trùng và việc kiểm tra bệnh lao Bò; Đồng thời hỗ trợ một
phần kinh phí cho công tác tiêm phòng, kiểm tra dịch bệnh để xây dựng vùng
an toàn, cơ sở an toàn dịch bệnh thực hiện theo Quyết định số 62/2002/QĐ-
BNN ngày 11/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4. Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay vốn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có
hợp đồng cung cấp Bò lai hướng sữa để mua Bò cái lai Zêbu với mức vốn vay
được hỗ trợ lãi suất là hai triệu đồng/1 con và thời gian hỗ trợ lãi suất là 36
tháng kể từ ngày mua Bò.
5. Hỗ trợ kinh phí thực hiện Dự án tạo Bò HF thuần chủng bằng công nghệ cấy
phôi (đối với Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
6. Ngân sách Thành phố hỗ trợ lãi suất vốn vay thông qua Khế ước vay vốn
Ngân hàng Nhà nước của các chủ chăn nuôi Bò sữa để phát triển chăn nuôi.
Chủ chăn nuôi Bò sữa phải trả lãi suất vốn vay là 0,3%/tháng, phần chênh lệch
lãi suất còn lại do Ngân sách Thành phố trợ cấp với thời gian hỗ trợ lãi suất
vốn vay không quá 36 tháng kể từ ngày mua Bò và định mức vốn vay được hỗ
trợ lãi suất không quá mười lăm triệu đồng/1 con Bò cái tơ hoặc 1 con Bò cái
đã vắt sữa.
Đất đai.
1. Hộ gia đình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp sang đất
chuyên dùng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi Bò sữa, nhà quản lý, kho và cơ
sở thu gom sữa được thực hiện sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền
phê duyệt theo các điều kiện sau :
a. Diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng phải nằm trong vùng Dự án
chuyển đổi mục đích sử dụng đất được cấp có thẩm quyền được phê duyệt.
b. Vùng chuyển dổi mục đích sử dụng đất phải có ý kiến xác nhận của cơ quan
quản lý môi trường.
c. Lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, gồm :
- Đơn vị đăng ký biến động đất đai theo mẫu số 13 ĐK (mẫu kèm theo Thông
tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/01/2001 của Tổng cục Địa chính (nay là
Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Các giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất.
2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất để xây dựng chuồng trại và đất
trồng cỏ nuôi Bò sữa thực hiện theo Quyết định số 158/2002/QĐ-UB ngày
25/11/2002 của UBND Thành phố về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp (hoặc bảo lãnh), góp vốn bằng giá trị quyền
sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu nhà trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Nghị
định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp,
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và những qui định của Luật đất đai; có
nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phải có sự chấp thuận của người
hoặc cơ quan được giao đất và các qui định tại khoản 1, điều 3, chương II của
Qui định này.
3. Miễn tiền thuê đất 5 năm, kể từ ngày Dự án đi vào hoạt động.
Bảo hiểm.
1. Thành lập Hiệp hội chăn nuôi Bò sữa.
2. Lập Quĩ bảo hiểm chăn nuôi Bò sữa thuộc Hiệp hội chăn nuôi Bò sữa, Ngân
sách Thành phố hỗ trợ kinh phí ban đầu cho Quĩ hoạt động theo qui định của
chế độ quản lý tài chính hiện hành.
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
1. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ
nông sản, dịch vụ vốn, vật tư thực hiện theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg
ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ
nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
2. Hỗ trợ một phần kinh phí tổ chức các phiên chợ bán đấu giá giống gia súc
và tạo thị trường giống Bò cao sản.
3. Phân cấp trong triển khai thực hiện.
Sở Nông nghiệp và PTNT.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan :
1. Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Qui định này.
2. Lập dự toán trình UBND Thành phố xem xét, cấp kinh phí tổ chức thực hiện
các nội dung ghi tại các khoản 1,2,3,5 - điều 2 và khoản 2 - điều 5 - chương II
của Qui định này và kinh phí hỗ trợ cho công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra,
nghiệm thu và quyết toán theo qui định từ nguồn Ngân sách sự nghiệp hàng
năm.
3. Xây dựng Qui chế Quĩ bảo hiểm chăn nuôi Bò sữa trình UBND Thành phố
xem xét, quyết định.
Sở Tài chính Vật giá.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các
ngành liên quan căn cứ các chính sách tại qui định này, tổng hợp kinh phí từ
Ngân sách trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt theo kế hoạch hàng
năm.
Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Phối hợp với Sở Tài chính Vật giá, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các ngành
liên quan hướng dẫn các chủ đầu tư lập Dự án theo qui định hiện hành của Nhà
nước và thống nhất đề xuất nguồn vốn đầu tư phát triển chăn nuôi Bò sữa trình
UBND Thành phố xem xét, quyết định.
Sở Địa chỉnh Nhà đất.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các ngành liên quan thống nhất
hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện chính sách đất đai tại
điều 3 - chương II của Qui định này theo qui định của Luật đất đai.
Sở Thương mại
Phối hợp với các ngành liên quan và UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện
chính sách tiêu thụ nông sản hàng hoá tại khoản 1-điều 5-chương II của Quy
định này.
UBND các huyện:
1/ Lập kế hoạch và kinh phí thực hiện hàng năm về phát triển chăn nuôi Bò
sữa tại địa phương gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính Vật giá để tổng hợp và thống nhất trình UBND Thành phố xem xét,
quyết định.
2/ Tổ chức phê duyệt các Dự án phát triển chăn nuôi Bò sữa trên địa bàn
huyện theo quy hoạch được duyệt.
3/ Kiểm tra, nghiệm thu, cấp phát kinh phí, cấp bù chênh lệch lãi suất vốn vay
tại các khoản 4,6-điều 2-chương II của Quy định này.
4/ Quản lý việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp sang đất
chuyên dùng theo Luật đất đai và Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày
30/11/2001 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường).
5/ Chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra UBND các xã tại địa bàn hướng dẫn các hộ
gia đình, cá nhân có khả năng, nhu cầu phát triển chăn nuôi Bò sữa lập phương
án, dự án đầu tư và làm thủ tục chuuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy
định hiện hành của Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Huy động nguồn lực.
Nguồn kinh phí:
- Từ chính người dân địa phương. Họ được hỗ trợ lãi suất tiền vay Ngân
hàng và Vaccin phòng bệnh. Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay vốn cho các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hợp đồng cung cấp Bò lai hướng sữa để
mua Bò cái lai Zêbu. Chủ chăn nuôi Bò sữa phải trả lãi suất vốn vay là
0,3%/tháng, phần chênh lệch lãi suất còn lại do Ngân sách Thành phố
trợ cấp.
- Ngân sách Thành phố.
Nguồn Nhân lực:
- Người dân địa phương tại nơi chăn nuôi và sản xuất bò sữa.
- Nhân viên các cơ quan tham gia thực hiện dự án.
5. Nội dung triển khai.
- Những quy định chung.
- Các chính sách khuyến khích phát triển và chăn nuôi bò sữa.
- Tổ chức thực hiện.
- Điều khoản thi hành.
IV. Kết quả thực hiện chính sách
Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng cả nước với những vùng chăn nuôi bò sữa
truyền thống như Ba Vì, Phù Đổng, Đông Anh, Sóc Sơn… Với lợi thế có địa
hình miền núi, ven sông, đồi gò phù hợp cho chăn nuôi gia súc lớn, những năm
gần đây, tổng đàn bò ở Hà Nội đã lên tới 209.000 con (trong đó gần 7.100 con
bò sữa), chưa kể hàng chục nghìn con dê, ngựa, trâu các loại. Chăn nuôi gia súc
lớn đang trở thành thế mạnh đặc biệt cho người dânThủ đô.
Năm 2008, trung tâm đã khảo sát quy hoạch chăn nuôi bò sữa tại 7 xã
trọng điểm là Tản Lĩnh, Yên Bài, Vân Hòa, huyện Ba Vì; Phù Đổng, Dương
Hà, Trung Mầu, huyện Gia Lâm và xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai. Thời
điểm năm 2008 tổng đàn bò sữa là 2.921 con, sản lượng sữa là 19.860 kg/ngày,
số hộ là 1.364, đến tháng 10-2011, đàn bò sữa tăng lên 6.417 con (tăng
192,7%), sản lượng sữa đạt 58.432 kg/ngày (tăng 194,2%) và số hộ là 2.535
(tăng 1.171 hộ). Như vậy sau 3 năm tại các địa phương này, tổng đàn bò tăng
bình quân đạt 64,2%/năm, sản lượng sữa tăng bình quân 64,7%/năm.
Việc tiêu thụ sữa bò tươi ở các vùng nguyên liệu sữa trên địa bàn Hà
Nội như Phù Đổng, Dương Hà (Gia Lâm), Ba Vì… rất thuận lợi. Người chăn
nuôi không đủ sữa để cung ứng cho các công ty, các đại lý thu mua trên địa
bàn. Ông Hoàng Đức Cường, Chủ tịch UBND xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm
cho biết: Xã Phù Đổng hiện có hơn 900 con bò đang cho khai thác sữa, mỗi
ngày cho gần 10 tấn sữa tươi, với giá bán từ 6.500 đồng đến 7.600 đồng/kg.
Với lượng này hiện tại người chăn nuôi ở Phù Đổng chưa đáp ứng đủ nhu cầu
sữa cho các công ty Phù Đổng milk, Vinamilk và Hanoi milk.
Phù đổng trở thành một trong hai thủ phủ bò sữa ở hà nội
2009 Hà Nội hiện có 7.089 con bò sữa, tập trung chủ yếu ở các huyện:
Ba Vì (2.557 con), Gia Lâm (2.217 con), Đông Anh (315 con)… Không chỉ tập
trung ở một số xã chăn nuôi bò truyền thống như Trung Màu, Phù Đổng (Gia
Lâm); Tản Lĩnh, Vân Hoà, Yên Bài (Bà Vì)…, đàn bò sữa ở Hà Nội còn được
phát triển ra nhiều khu vực ngoại thành như các xã Phương Đình (Đan
Phượng); Vĩnh Ngọc, Tàm Xá (Đông Anh). Riêng xã Phượng Cách (Quốc Oai)
đã có vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung, rất thuận lợi cho chăn
nuôi bò sữa.
Bước đầu đã đạt được những kết quả nhất đinh:
Trung bình mỗi ngày, sản lượng sữa bò của Hà Nội đạt hơn 48 tấn. Số sữa này
được tiêu thụ rất thuận lợi nhờ hàng loạt công ty và các cơ sở chế biến sữa nằm
trên địa bàn. Hiện thành phố đã có 30 trang trại chăn nuôi bò sữa với số lượng
từ 10 con/trang trại trở lên.
Hiện thành phố đã hình thành một số vùng trồng cỏ lớn ở các xã thuộc
các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh… TTCNGSL
đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn cho nhiều hộ dân áp dụng
phương pháp chế biến cỏ và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho
bò; đưa nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi thay thế cho bê, góp phần nâng cao
năng suất chăn nuôi và hạ giá thành sản phẩm
đào tạo mới và đào tạo nâng cao cho hàng trăm lượt cán bộ khuyến nông; hỗ
trợ xây dựng gần 100 hầm biogas cho các hộ chăn nuôi bò thịt; triển khai hỗ trợ
các hạng mục tại 284 hộ chăn nuôi bò sữa…
chủ trương của thành phố trong thời gian tới là sẽ quy hoạch vùng chăn nuôi
GSL theo hướng ổn định lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất (đặc biệt
ở những vùng đồi gò, vùng ven song.
Năm 2011, trung tâm mở rộng thêm xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh,
đưa tổng đàn bò tại 8 xã là 6.645 con (chưa kể số bò của Trung tâm Nghiên cứu
bò và đồng cỏ Ba Vì) chiếm 67,86% tổng đàn bò sữa toàn thành phố. Đến nay,
tổng đàn bò sữa tăng lên 9.899 con, với 2.799 hộ nuôi, quy mô bình quân 3,5
con/hộ. Đàn bò sữa tăng lên cả về số lượng và chất lượng, người chăn nuôi có
lãi yên tâm đầu tư sản xuất. Hiệu quả chăn nuôi bò sữa là rất rõ nét về kinh tế,
khi nuôi từ 3 con trở lên là có lãi (thu nhập 10 - 15 triệu đồng/con đã trừ chi
phí), tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp (rơm, thân cây ngô, cây họ
đậu…).
2012 Phát triển được 10 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm. Đến nay, tổng
đàn bò sữa ở 10 xã trọng điểm đạt 8.770 con, chiếm 80,1% đàn bò sữa toàn
Thành phố (10.941 con), số hộ chăn nuôi bò sữa là 2.438 hộ, quy mô chăn nuôi
là 3,59 con/hộ, sản lượng sữa đạt 70,5 tấn/ngày, chiếm 75,48% tổng sản lượng
sữa thành phố Hà Nội (93,4 tấn/ngày); so với mốc xây dựng Chương trình đàn
bò sữa tăng 2.560 con, tăng 269 hộ nuôi, quy mô chăn nuôi/hộ tăng 0,79 con,
tăng 24,4 tấn sữa/ngày, đã tạo ra giá trị tăng thêm từ bò sữa và sữa là 209,272
tỷ đồng
Đến thời điểm hiện tại tổng đàn bò sữa của Hà Nội là 8.750 con (tăng
3,3% so với cùng kỳ năm 2010) nhưng người nông dân đang phải gồng mình
với các chi phí đầu vào tăng mạnh. Anh Nguyễn Hồng Kỳ ở xã Phú Cường,
huyện Sóc Sơn cho biết, từ đầu năm đến nay giá TĂCN tăng chóng mặt, giá
một bao cám cho bò sữa loại 40kg tăng thêm 60.000 đồng, lên mức 320.000
đồng/bao. Trong khi đó, giá sữa chỉ được điều chỉnh tăng thêm có 500 đồng/kg
(hiện là 10.500 đồng/kg). Với 6 con bò đang cho khai thác trên 50kg sữa/ngày,
tổng thu từ đàn bò mỗi ngày trên 500 nghìn đồng. Giá sữa chỉ tăng vài trăm
đồng/lần nhưng giá cám mỗi lần tăng vài chục nghìn đồng/bao. Với mức giá
chênh lệch như vậy, dù nuôi bò sữa chỉ có lãi chút ít nhưng trừ cả chi phí thức
ăn như cỏ xanh, tiền điện… thì chỉ lấy công làm lãi.
Hiện nay, việc tiêu thụ sữa bò tươi ở các vùng nguyên liệu sữa trên địa bàn Hà
Nội như Phù Đổng, Dương Hà (Gia Lâm), Ba Vì… đang rất thuận lợi. Người
chăn nuôi không đủ sữa để cung ứng cho các công ty, các đại lý thu mua trên
địa bàn. Ông Hoàng Đức Cường, Chủ tịch UBND xã Phù Đổng, huyện Gia
Lâm cho biết: Xã Phù Đổng hiện có hơn 900 con bò đang cho khai thác sữa,
mỗi ngày cho gần 10 tấn sữa tươi, với giá bán từ 6.500 đồng đến 7.600
đồng/kg. Với lượng này hiện tại người chăn nuôi ở Phù Đổng chưa đáp ứng đủ
nhu cầu sữa cho các công ty Phù Đổng milk, Vinamilk và Hanoi milk.
Mục tiêu của thành phố là từ nay đến năm 2015, sẽ tăng số lượng đàn bò
sữa lên 12.000 con, tập trung vào các huyện Ba Vì, Gia Lâm và các xã có điều
kiện thuận lợi như Phượng Cách, Phương Đình… Đưa năng suất sữa lên 4,5
tấn/con/chu kỳ và nâng sản lượng sữa toàn thành phố từ gần 50 tấn/ngày lên
100 tấn/ngày. Đối với đàn bò thịt, thành phố dự tính sẽ tăng lên 260.000 con
vào năm 2015, trong đó tiếp tục nâng cao chất lượng và tỷ lệ thịt. Cụ thể hơn,
từ nay đến năm 2015, thành phố sẽ xây dựng mô hình xã chăn nuôi bò thịt từ
15 – 20 xã; mô hình xã chăn nuôi bò sữa từ 10 – 15 xã và mô hình hộ chăn
nuôi bò thịt từ 40 – 100 con là 100 hộ.
V. Đánh giá tồn tại, hạn chế và bất cập của chính sách
Đối với chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thành phố
Hà Nội : Đây là một trong những chính sách có mục tiêu, nội dung và giải pháp
rất phù hợp với tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa trong nước thời gian qua,
do đó đến nay về cơ bản chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa đã đạt được
các mục tiêu chính theo các mốc thời gian đề ra. Tuy vậy, thời gian hiệu lực
của chính sách không còn nhiều, một số vấn đề về quy hoạch, xác định vùng,
đối tượng chăn nuôi, giải pháp giống và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa đã trở nên
bất cập cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp trong thời gian tới.
Khi bắt đầu khởi động chương trình, chăn nuôi theo kiểu "rải mành
mành", phân bổ mỗi hộ nuôi một, hai con, phát triển bò sữa mang tính phong
trào. Thậm chí, đã nhập khẩu ồ ạt bò giống thuần về nuôi trong khi chưa đánh
giá đầy đủ điều kiện địa lý, khí hậu có phù hợp hay không, chưa chuẩn bị kỹ
lưỡng cơ sở hạ tầng (kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y, hệ thống dịch vụ
liên quan). Phong trào bị đẩy lên quá nhanh, quá nóng làm cho cung, cầu giống
về bò sữa chênh lệch nhau. Giá con giống từ 11 đến 14 triệu đồng (năm 2000)
tăng lên 19 - 24 triệu đồng/con (năm 2003). Việc "sốt" giống bò sữa đã làm
tăng chi phí khấu hao con giống trong cơ cấu giá thành sữa. Các hộ nông dân
và địa phương mới nuôi bò sữa thiếu kinh nghiệm chăn nuôi, lại do mua con
giống đắt, làm tăng chi phí đầu vào, chăn nuôi không hiệu quả, bị thua lỗ, một
số nơi chán chường không chăm sóc bò sữa, nên đàn bò ở các địa phương này
gầy yếu, giảm đàn.
Vấn đề tập huấn cho người chăn nuôi chuẩn bị chưa thật chu đáo, nên
trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng không bảo đảm, trong khi hệ thống dịch
vụ kỹ thụât và thú y ở nhiều nơi còn thiếu, ảnh hưởng năng suất và chất lượng
sữa. Theo tiến sĩ Hoàng Kim Giao, Phó Cục trưởng Chăn nuôi: "Bò sữa là con
vật khó nuôi, đồng thời sản phẩm sữa của nó cũng dễ hỏng". Trường hợp khác,
bò sữa có chất lượng tốt, nhưng do người chăn nuôi chưa chăm sóc tốt nên nó
bị bệnh làm giảm năng suất sữa. Một trong những khó khăn nữa là nhiều vùng
chưa bảo đảm đủ số lượng và chất lượng thức ăn thường xuyên. Người chăn
nuôi chưa có kinh nghiệm về dinh dưỡng cho bò sữa nên khẩu phần ăn mất cân
đối, nhất là bò sữa cao sản đã ảnh hưởng hiệu quả chăn nuôi.
Tình trạng chăn nuôi bò sữa nhỏ lẻ, số hộ nuôi dưới 10 con chiếm 85%,
việc nuôi bò theo kiểu phân tán, nhỏ lẻ sẽ không bảo đảm chất lượng sữa làm
tăng chi phí trong thu mua, vận chuyển, bảo quản sữa. Hiện tại chỉ mới 5% số
hộ tham gia vào các chi hội, HTX chăn nuôi bò sữa. Điều này làm hạn chế quá
trình phát triển sản xuất lớn dẫn đến khó khăn trong việc ứng dụng đồng bộ
công nghệ mới, thiếu sự liên kết hỗ trợ giúp nhau tăng năng suất, chất lượng
sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành chăn nuôi. Bên cạnh đó, đàn bò đực
giống chủ yếu vẫn được tạo từ đàn bò sinh sản trong dân, chất lượng bò đực
giống không đồng đều, khâu quản lý và theo dõi giống còn hạn chế. Ngoài ra,
một bất cập khác là vấn đề hỗ trợ vốn chưa tạo điều kiện cho nông dân mở rộng
chăn nuôi. Ông Nguyễn Thành Ba, xã Thanh Mai (Thanh Oai) cho biết: Hiện
tại gia đình anh nuôi 20 con bò sữa, hiện nay "đầu ra" đã giải quyết được,
nhưng vốn vẫn là bài toán nan giải. Trên thực tế, nếu vay vốn ngân hàng để mở
rộng sản xuất phải có sổ đỏ để thế chấp nhưng chỉ được vay vốn tối đa 1-2
năm, nên rất khó khăn cho người nông dân khi muốn mở rộng sản xuất.
Tuy nhiên, người nuôi bò sữa còn gặp nhiều khó khăn như kiến thức và
kỹ năng chăn nuôi còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp. Đa số nông dân mắc
những sai lầm cơ bản như sử dụng quá nhiều thức ăn hỗn hợp, vừa tăng chi phí
chăn nuôi, vừa ảnh hưởng đến sinh sản, phát sinh nhiều dịch bệnh Ngoài ra,
hầu hết các hộ không tính toán hiệu quả kinh tế; chăn nuôi còn theo tập quán
lấy công làm lãi. Công việc chăm sóc và phòng trị bệnh về sinh sản ở bò sữa
của người chăn nuôi còn yếu. Cá biệt vẫn còn trường hợp sữa không bảo đảm
chất lượng vệ sinh thú y do chuồng trại bẩn, thức ăn không đủ thành phần dinh
dưỡng Trong khi đó, hệ thống thu mua, bảo quản sữa còn rất hạn chế ở các
vùng mới phát triển bò sữa, còn thiếu các thiết bị lạnh, các dụng cụ chuyên
dùng.
Việc đầu tư vốn ban đầu cho giống lớn, giá mỗi con bò giống lên tới 50
-60 triều đồng, để nuôi 5 con bò sữa phải có từ 200-300 triều đồng, nếu để
nông dân và doanh nghiệp tự xoay xở sẽ rất khó mở rộng, nhất là ở các huyện
còn khó khăn như Bà Vì, Mỹ Đức, Mê Linh. Trong lúc này, vai trò tạo đòn
bẩy, kích cầu của Nhà nước và ngành nông nghiệp là hết sức quan trọng.
Vấn đề bảo hiểm nông nghiệp cho người chăn nuôi bò sữa: còn gặp
nhiều khó khăn và vẫn còn tồn tại. Theo đại diện các doanh nghiệp tham gia
bảo hiểm, khó khăn nhất của doanh nghiệp hiện nay là nông dân chưa thận thức
đầy đủ quyền lợi của hộ khi tham gia bảo hiểm. Vì vậy trong thời gian tới, hoạt
động tập huấn, tuyên truyền để người dân nhận théc về bảo hiểm nông nghiệp
là mục tiêu quan trọng hang đầu để thực hiện thành công thí điềm bảo hiểm
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó việc triển khai bảo
hiểm nông nghiệp còn mắc phải một số hạn chế khác là : đối tượng, điều kiện
và phạm vi bảo hiểm.
Về chính sách ruộng đất được nêu lên trong chính sách: các hộ nông dân
muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp sang đất chuyên
dung để xây dựng chuồng trại chăn nuôi Bò sữa phải trải qua nhiều thủ tục,
trong khi người dân thì khả năng nắm bắt về những vấn đề chuyển đổi theo các
quy định còn hạn chế, nên thủ tục chuyển đổi còn khó khăn.
Ngoài ra việc thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Hà
Nội còn gặp một số vấn đề khó khăn như:
+ Nước ta thiếu giống bò sữa. Nhu cầu của người chăn nuôi bò sữa cần nuôi
những con bò sữa giống tốt, có NS, chất lượng sữa và khả năng sinh sản tốt.
+ Khí hậu tại một số vùng của nước ta không thuận lợi cho phát triển chăn nuôi
bò sữa thuần:
+ Đàn bò sữa chưa được quản lý chặt chẽ về công tác giống.
+ Tổ chức SX chưa hợp lý. Hệ thống dịch vụ thú y, thu mua, chế biến bảo quản
tiêu thụ sữa chưa đồng bộ.
+ Thiếu đồng cỏ và bãi chăn thả
+ Trình độ chăn nuôi bò sữa còn hạn chế
+ Thiếu vốn đầu tư dài hạn.
VI. Đề xuất hoàn thiện chính sách
Để giúp ngưòi chăn nuôi bò sữa vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển
đàn bò sữa "Cần có biện pháp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi, các chi phí trung
gian không cần thiết, khai thác hiệu quả các nguồn thu từ việc bán giống, tận
dụng nguồn chất thải và tăng giá thu mua sữa cho nông dân". Còn ở Hà Tây,
ngoài những chính sách hỗ trợ con giống, trồng cỏ, vắc-xin phòng bệnh, tỉnh đã
chủ động xây dựng 14 trạm thu mua, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty
thu mua sữa. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vang, Cục trưởng Chăn nuôi: "Giải
pháp quan trọng là Nhà nước cần xác lập cơ chế thu mua sữa hợp lý, với hình
thức Nhà nước, doanh nghiệp chế biến và nông dân cùng thỏa thuận, quyết
định giá sữa phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà chế biến sữa và người
nông dân". Bên cạnh đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống, điều
kiện, quy mô chăn nuôi, hệ thống thu mua sữa và tập huấn kỹ thuật Cụ thể,
các địa phương tiến hành thống kê, đánh giá, chọn lọc lại đàn bò sữa, kiên
quyết loại thải những con giống kém chất lượng, quy hoạch thành từng vùng
chăn nuôi bò sữa (vừa thuận lợi cho việc tổ chức các dịch vụ thú y, thức ăn,
trao đổi giống, vừa là nơi để nông dân học hỏi kinh nghiệm và hình thành
những tổ hợp tác). Cần thu hẹp diện phát triển bò sữa, tập trung vào các vùng
thuận lợi về khí hậu, thức ăn, nhất là thức ăn thô xanh, trình độ kỹ thuật của
người nuôi tương đối tốt; đồng thời, có chính sách về vốn cho các hộ nông dân
mở rộng quy mô chăn nuôi và trợ giúp kỹ thuật thông qua đào tạo kiểu mẫu.
Tháo gỡ cơ chế, chính sách
Ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi gia súc
lớn Hà Nội cho rằng, để chăn nuôi bò sữa có hiệu quả trong thời gian tới cần
nâng cao chất lượng giống, cung cấp giống tốt cho thị trường. Nâng cao chất
lượng đàn bò sữa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, chọn lọc giống bò sữa
bảo đảm tiêu chuẩn giống, nâng cao chất lượng sữa. Thâm canh cỏ cao sản để
tạo nguồn thức ăn có chất lượng cao cho chăn nuôi bò sữa. Hình thành và nâng
cao năng lực các chi hội, HTX chăn nuôi bò sữa ở các xã theo hướng khép kín
chuỗi sản xuất, thực hiện dịch vụ kỹ thuật cho xã viên. Nhà nước cần có chính
sách hỗ trợ nông dân chăn nuôi theo quy mô lớn; đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tập
huấn kỹ thuật vắt sữa, an toàn vệ sinh thực phẩm sữa. Đề nghị các nhà máy chế
biến sữa ổn định cơ chế thu mua phù hợp, bảo đảm nông dân có lãi để tái đầu
tư mở rộng sản xuất; gắn trạm thu mua với các trang trại hoặc với hội chăn
nuôi, giảm thu mua hộ lẻ qua trung gian.
Ông Trần Xuân Việt, Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định: Trong thời
gian tới, để phát triển chăn nuôi bò theo hướng bền vững, ngành nông nghiệp
đã đề nghị thành phố dành kinh phí khuyến khích phát triển chăn nuôi bò theo
chiều sâu. Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi bò sữa, vùng trồng cỏ tạo sự
phát triển ổn định và bền vững. Những địa bàn quy hoạch bố trí đầu tư chăn
nuôi phải bảo đảm có đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước thuận lợi để phát triển
trồng cỏ và chăn nuôi theo mô hình trang trại, quy mô tối thiểu 20 con bò sữa
trở lên. Đề nghị thành phố có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
vào các khâu dịch vụ phục vụ chăn nuôi bò sữa như xây dựng hệ thống thu
gom sữa tươi, dịch vụ thức ăn, vật tư, thụ tinh nhân tạo và công nghiệp chế
biến. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để
nâng cao nhận thức cho người nuôi bò sữa, hỗ trợ chăn nuôi bò sữa phát triển,
khai thác tiềm năng còn bỏ ngỏ.
Cần khiển khai rộng việc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đến người
dân để người dân mua và sử dụng để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra với
những người chăn nuôi bò sữa bằng cách mở các lớp đào tạo, tập huấn cho
người dân
Đơn giản các thủ tục chuyển đổi cơ cấu đất nông, lâm nghiệp sang đất
để xây dựng các trang trại chăn nuôi để người dân dễ dàng thực hiện hơn.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu cho người dân để
người dân mạnh dạn đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi bò sữa trên địa
bàn, đồng thời đảm bảo được thị trường đầu ra cho các sản phẩm sữa của người
nông dân. Bên cạnh đó chính quyền cần có những chương trình đào tạo, tập
huấn những kỹ năng cơ bản cho người chăn nuôi để họ nắm nắm bắt được quy
trình chăn nuôi, bảo đảm sức khỏe cho bò sữa để chúng đem lại chất lượng sữa
tốt nhất, và đồng thời cử cán bộ thú ý xuống tận nơi để hướng dẫn kỹ thuật
chăn nuôi cho bà con.
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH
- Công tác tuyên truyền chính sách: khu vực ngoại thành Hà Nội, cụ thể là
địa bàn các huyện triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển
chăn nuôi bò sữa là những huyện có trình độ dân trí phát triển, nhận thức của
người dân tốt hơn những tỉnh thành khác nên việc tuyên truyền chính sách
đến người dân có phần thuận lợi hơn. Người dân có thể nắm bắt được những
chủ trương để thực hiện như thế nào.
- Sự hưởng ứng của người dân: người dân ban đầu còn mới chỉ rụt rè chưa
đầu tư chăn nuôi ở quy mô nhỏ lẻ, sau khi được khuyến khích, thấy được
lợi nhuận, lợi thế của vùng đồng thời nhận được sự hỗ trợ cho vay vốn từ
các ngân hàng, người dân đã mạnh dạn vay vốn để chăn nuôi bò sữa, một
số vùng đã có những trang trại lớn để chăn nuôi bò sữa như Ba Vì, Đông
Anh…
- Sự thống nhất từ các cấp lãnh đạo từ trung ương đến các địa phương
Ý NGHĨA CỦA CHÍNH SÁCH
Chính sách rất đúng đắn, thiết thực, hợp lòng dân, thể hiện sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước và thành phố đối với người dân địa phương, người tiêu
thụ trên thị trường Hà Nội nói riêng cả nước nói chung… UBND thành phố
cũng đã đầu tư nhiều nguồn lực và huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh
nghiệp và các nguồn lực hợp pháp khác.
Hiệu quả của chính sách không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho người
dân ngoại thành Hà Nội, ổn định kinh tế mà còn góp phần phát triển ngành
chăn nuôi, ngành chế biến sữa.
Tuy việc thực hiên chính sách vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bất cập như
chính sách đất đai dùng quy hoạch cho chăn nuôi hay quy hoạch trồng cỏ…
Giá cả thị trường đất đai biến động ở mức cao so với khung giá của nhà nước;
trong khi định mức hỗ trợ và vốn vay để thực hiện chính sách quy định tại các
quyết định hiện hành có nội dung chưa phù hợp với thực tế nhưng chưa được
điều chỉnh kịp thời theo sự biến động của thị trường
Ô nhiễm do chăn nuôi không đúng quy hoạch.
Nhà nước chưa kịp thời ứng phó khi cơn bão melamine xảy ra khiến
người dân phải chịu không ít thiệt thòi.