Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.01 KB, 6 trang )

1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
- Điều kiện thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời là do sự phân công lao động xã

-

hội mỗi người, mỗi nhóm người chỉ chuyên sản xuất một loại sản phẩm nhất
định dẫn tới kết quả là họ thừa sản phẩm của mình làm ra nhưng lại thiếu
những sản phẩm cần thiết khác. Từ đó tất yếu có trao đổi hàng hóa. Phân công
lao động là điều kiện cần chứ chưa đủ để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại.
Mác đã chững minh rằng trong công xã thị tộc Ấn độ thời cổ đã có sự phân
công lao dộng khá chi tiết, nhưng sản phẩm của lao động chưa trở thành hàng
hóa. Bởi vì tư liệu sản xuất là của chung nên sản phẩm làm ra cũng là của
chung và được phân phối trực tiếp cho từng thành viên.
Điều kiện thứ 2: Sản xuất hàng hóa ra đời gắn liền với sự ra đời của chế độ tư
hữu. Do chế độ tư hữu ra đời người sản xuất hàng hóa mới có quyền sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất và sản phẩm do mình làm ra. Từ đó họ là những người
sản xuất độc lập với nhau. Sản phẩm do họ làm ra họ có quyền đem trao đổi.
Chế độ tư hữu là một động lực của sản xuất hàng hóa. Và kinh tế tư nhân là
một trong những động lực của nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế tư nhân đã
chiếm tới 70% GDP nền kinh tế Việt Nam.

Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có dồng thời hai điều kiện nói trên nếu thiếu một
trong hai điề kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động không
mang hình thái hàng hóa.

2. Quy luật Giá trị

1. Nội dung của quy luật giá trị
* Nội dung khái quát : Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó
* Vị trí: Đây là quy luật cơ bản, quan trọng nhất, chi phối các quy luật khác của


sản xuất và lưu thông hàng hóa.
*Biểu hiện nội dung của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa:
+ Sản xuất và trao đổi hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần
thiết.
+ Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho
thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao
động xã hội cần thiết.
+ Trong lưu thông, việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.
‐ Đối với 1 hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá
trị của nó nhưng bao giờ cũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa.
‐ Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng
hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản
xuất.


2. Tác động của quy luật giá trị
a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
-Là sự phân phối lại các yếu tố TLSX và sức lao động từ ngành sản xuất này sang
ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác; mặt hàng
này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không lãi sang nơi lãi
nhiều thông qua biến động
b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên
-Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận, phải tìm cách cải tiến kỹ
thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lý hóa
sản xuất, thực hành tiết kiệm…làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá
trị xã hội của hàng hóa.
c. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
‐ Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị
kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần
thiết, nhờ đó giàu lên nhanh chóng, có điều kiện mua sắm thêm TLSX, đổi mới kỹ

thuật, mở rộng sản xuất kinh doanh. ‐ Những người không có điều kiện thuận lợi,
làm ăn kém cỏi, gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở
thành nghèo khó.
Quan điểm 1: chấp nhận kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường, kinh tế nhiều thành
phần.
Quan điểm 2: khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp đi đôi
với xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức
sống giữa các vùng.
Quan điểm 3: xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên cơ bản lâu dài, là
trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn thể xã hội. Ai cũng phải nỗ lực vươn
lên thoát nghèo.
3. Tư bản bất biến và tư bản khả biến

Khái Niệm:
+ Tư bản bất biến là một bộ phận của tư bản thể hiện dưới hình thái liệu sản xuất
mà giá trị được bảo tồn và chuyển từng phần vào sản phẩm. Tức là giá trị không
đổi về lượng trong sản xuất được Mác kí hiệu là C.
+ Tư bản khả biến là một bộ phận của tư bản dùng để mua sức lao động, được biến
đổi tăng thêm về lượng. Trong quá trình sản xuất được gọi là tư bản khả biến. Kí
hiệu là C
Tư bản bất biến chu chuyển được 1 vòng thì tư bản khả biến chu chuyển được
nhều vòng.
*Ý Nghĩa:
-Tư bản khả biến chu chuyển nhanh hơn tư bản bất biến
-Tư bản bất biến tạo ra tỉ xuất giá trị thặng dư.
**. Tỉ suất giá trị thặng dư:


Khái niệm: Tỉ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của tư bản. Nó là tỉ lệ
phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị

thặng dư đó. Kí hiệu là m’.
CT tính: m’=m/v * 100%
Khối lượng giá trị thặng dư là tích tỉ số giữa tỷ xuất giá trị thặng dư và tổng tư bản
khả biến đã sử dung. Kí hiệu là M.
CT tính: M=m’ * (tổng) V
4. Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
1. Sự tập trung sản xuất vào tay các tổ chức độc quyền , áp đặt giá cả độc

quyền và thu lợi nhuận độc quyền cao.
a. Sự tập trung sản xuất: là quá trình thay thế các xí nghiệp nhỏ, bố trí phân tán
bằng cách xí nghiệp lớn có đông công nhân và làm ra một khốI lượng sản
phẩm lớn. Chính sự tích tụ và tập trung tư bản đã dẫn tớI sự tích tụ và tập
trung sản xuất.
b. Các tổ chức độc quyền
Các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản: cartel, syndicate, trust, consortium
Độc quyền và cạnh tranh là 2 mặt trái ngược nhau song ở các nước đế quốc
khi xuất hiện các tổ chức độc quyền thì không thủ tiêu được cạnh tranh mà lạI
làm cạnh tranh gay gắt hơn.
VD: nền kinh tế TBCN tập trung vào tay những tập đoàn tư bản lũng đoạn gọi
là vua ôtô, vua dầu lửa, sắt thép..< Như Toyota, general motor, ford motor…)
2. Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính
a. Vai trò mớI của tư bản ngân hàng
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, khi trong công nghiệp diễn ra
tích tụ và tập trung sản xuất thì trong ngân hàng cũng có tích tụ và tập trung tư
bản, làm hình thành nên các ngân hàng lớn cạnh tranh vớI nhau – các tổ chức
độc quyền trong ngân hàng. Do nắm được lượng tư bản tiền tệ lớn, các ngân
hàng có khả năng chi phốI nhiều họat động kinh tế-xã hội.
b. Tư bản tài chính
Tư bản tài chính là một loạI tư bản được hình thành trên cơ sở sự xâm nhập
lẫn nhau giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng. Tư bản ngân hàng vớI

vai trò và địa vị mớI của mình, đã cử ngườI tham gia vào các tổ chức độc
quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng vốn vay.


VD: Chính sách của chính phủ mỹ có sự chi phối của các tập đoàn tư bản lũng
đoạn của Mỹ. Đảng CH đại diện cho công nghiệp quân sự nên đường lỗi đối
ngoại thường hung hăng hiếu chiến hơn đảng Dân chủ.
3. Xuất khẩu tư bản
a. Xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hóa là thủ đoạn để các nước tư bản tiến hành bóc lột các nước
chậm phát triển thông qua trao đổI không ngang giá
b. Xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản cũng là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhưng được tiến hành
dướI hình thức đầu tư tư bản ra nước ngoài để bóc lột giá trị thặng dư và một
số nguồn lợI khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Đây thực chất là công cụ để
các tập đoàn tư bản bóc lột các nước chậm phát triển.
Xuất khẩu tư bản là một tất yếu trong thờI kì chủ nghĩa tư bản độc quyền
4. Sự phân chia thế giới về kinh tế
Trong thờI kì tư bản tự do cạnh tranh, lượng hàng hóa sản xuất ra chưa lớn.
Song đến thờI chủ nghĩa tư bản độc quyền, lượng hàng hóa được sản xuất đã
tăng chóng mặt, làm nảy sinh nhu cầu về thị trường và nguyên liệu ngoài
nước. Mặt khác, hàng hóa đem bán ở nước ngoài thu được lợI nhuận lớn hơn
so vớI hàng hóa đem bán trong nước. Do tầm quan trọng của thị trường bên
ngoài, giữa các nước đế quốc diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt để giành giật thị
trường thế giớI, hình thành nên những thỏa thuận có tính chất lũng đoạn giữa
các tổ chức độc quyền trong việc sản xuất và tiêu thụ một số loạI hàng hóa, tạo
nên những tổ chức độc quyền quốc tế - liên minh giữa các tổ chức độc quyền
lớn của các nước để phân chia thị trường thế giớI, độc chiếm nguồn nguyên
liệu, quy định quy mô sản xuất của từng tổ chức, định ra giá cả độc quyền
nhằm thu lợI nhuận độc quyền cao.


5. Sự phân chia thế giớI về lãnh thổ
Sự phân chia thế giớI về mặt lãnh thổ là hệ quả tất yếu của sự phân chia thế
giớI về kinh tế, biểu hiện ở việc các nước đế quốc xâm chiếm và thuộc địa hóa
những nước chậm phát triển hòng độc chiếm nguồn nguyên liệu, thị trường
tiêu thụ hàng hóa và địa điểm lập căn cứ quân sự.
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước nói chung diễn ra không
đều; có những nước tư bản ra đờI sau nhưng kinh tế lạI phát triển vượt bậc,
muốn đấu tranh để phân chia lạI thế giới. Phương pháp phổ biến là chiến
tranh.


5. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò của Đảng CS Việt Nam.
a. Sứ Mệnh Lịch Sử

Khái Niệm GCCN: Là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm
những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại
hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và
dịch vụ có tính chất công nghiệp,…
-Nội dung sứ mệnh: GCCN là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao
động tiến hành cuộc cách mạng xã hội xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã
hội chủ nghĩa – cộng sản chủ nghĩa.
b. Vai trò của Đảng CSVN
- Đảng là đội tiền phong cí tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công
-

-

nhân. Là Lãnh Đạo.
Tên của Đảng ( được đặt theo mục tiêu, theo giai cấp công nhân, theo chủ

nghĩa Mác- lenin, theo điều kiện lịch sử).
Quy luật hình thành Đảng – Quy luật cung và quy luật riêng của Việt
Nam( Chủ nghĩa mác lê nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước).
Nguyên tắc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức.
Một số vấn đề về xây dựng Đảng trong sự nghiệp đổi mới của Việt Nam.

Tóm lại: ĐCS là nhân tố quyết định trước tiên trong việc thực hiện sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân . Bởi trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, chừng
nào và chỉ khi nào giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính đảng của mình để lãnh
đạo cuộc đấu tranh thì mới đảm bảo giành thắng lợi trọn vẹn hoàn thành được sứ
mệnh lịch sử của mình. Để thực hiện được vai trò lãnh đạo đó, ĐCS phải có những
nhiệm vị hết sức to lớn sau đây:
+ Đề ra đường lối chiến lượ, sách lược đúng đắng và phù hợp để dựa vào
đường lối chiến lược, sách lược đó mà Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo đối với
toàn xã hội.
+ Đảng phải biết tổ chức tập hợp quần chúng nhân dân thực hiện đường lối
chủ trương chính sách của Đảng thành hiện thực, thành giá trị vật chất và tinh thần
để mang lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
* Làm tròn những nhiệm vụ và vai trò nói trên là
mệnh lchj sử của giai cấp công nhân.

6. Ý nghĩa Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917

ĐCS đã hiện thực hóa sứ


Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đã đạt tới đỉnh cao
bằng việc giành chính quyền về tay nhân dân. Đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại của
loài người và nó mang cả ý nghĩa trong nước và quốc tế.

a. Ý nghĩa trong nước.
- Cách mạng đã đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến và tư bản Nga, thiết
lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới trên phạm vi diện tích bằng
1/6 diện tích thế giới. Cách mạng đã đưa nhân dân Nga từ thân phận nô lệ lên cuộc
sống làm chủ đồng thời mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga – kỉ nguyên
độc lập tự do và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Thế giới.
- Đập tan chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất là đế quốc Nga từ đó phân chia thế
giới thành hai chế độ đối lập nhau là Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội.
- Mở ra con đường Cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản và
nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng tháng Mười như một tấm
gương chói lọi, nó thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng
“Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu,
thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức đứng lên tự giải phóng.
- Cách mạng tháng Mười đã mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách
mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa, phụ thuộc thành một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc. Bởi vậy từ sau
Cách mạng tháng Mười, phong trào cách mạng ở mỗi nước trong đó có Việt Nam
đều là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lê-nin đồng
thời nó mở đường cho chủ nghĩa Mác Lê-nin thâm nhập vào tất các quốc gia, dân
tộc khác nhau trên thế giới nhất là các nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Cung cấp những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho phong trào Cách
mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc thời kì Lịch
sử thế giới cận đại và mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử loài người: Lịch sử
thế giới hiện đại – giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn thế giới




×