Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân tích tác phẩm Ông già và biển cả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.76 KB, 5 trang )

“ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ” của Hê-minh-uê
(Văn học Mĩ)
1/ Những nét chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Hê-minh-uê
- Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn lớn của nước Mĩ và nhân loại. Ông
sinh trưởng trong một gia đình trí thức khá giả, từng đoạt giải Nobel về văn học.
Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu mạo hiểm, sống giản dị, từng
tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai với tư cách nhà
báo và phóng viên mặt trận.
- Là nhà văn Mĩ xuất sắc của văn xuôi hiện đại phương Tây, có nhiều đóng
góp trong đổi mới lối viết truyện ngắn, tiểu thuyết với quan niệm “Viết một áng
văn xuôi đơn giản và trung thực về con người.”
- Ông đề xướng nguyên lí “Tảng băng trôi”: Tác phẩm văn chương phải là
một “tảng băng trôi” một phần nổi, bảy phần chìm. (Có nghĩa nhà văn không
công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng được những hình tượng
có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra ẩn ý). Tác phẩm tiêu biểu: Ông già và
biển cả, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai,...

 Tóm lại, Hêminuê là nhà văn bậc thầy của văn xuôi hiện đại phương Tây, có
nhiều đóng góp trong đổi mới lối viết truyện ngắn, tiểu thuyết.
2/ Về phương pháp sáng tác theo nguyên lý “Tảng băng trôi”
- Dựa vào hiện tượng tự nhiên, trong thực tế tảng băng trôi trên mặt nước chỉ
có một phần nổi, bảy phần chìm, Hê-minh-uê yêu cầu: nhà văn hay không trực tiếp
phát ngôn ý tưởng của mình, tác phẩm văn chương phải tạo ra được những văn bản
giàu “khoảng trống”, tạo ra được tính đa nghĩa, đa âm cho câu chuyện, đề cao
“mạch ngầm văn bản”, mà thể hiện bằng hình tượng, để người đọc tự hiểu, tự rút
ra ẩn ý của tác phẩm tùy vào thể áng tạo với mình).
1


- Một trong những phương pháp thể hiện nguyên lý tảng băng trôi của
Hêminuê là sử dụng độc thoại, đối thoại và xây dựng hình ảnh biểu tượng giàu


tầng nghĩa.
3/ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê:
“ Ông già và biển cả” được Hê-minh-uê sáng tác năm 1952, sau gần 10 năm ông
sống ở Cu-ba. Trước khi được in thành sách, truyện đã được đăng trên tạp chí “Đời
sống” của nước Mỹ.
4/ Cốt truyện và ý nghĩa văn bản :
a/ Tóm tắt tác phẩm Ông già và biển cả.
- Suốt tám mươi tư ngày liền, ông già Xan-ti-a-gô không kiếm được con cá
nào. Mọi người dân trong làng chài ấy xem lão đã “đi đứt” vì gặp vận rủi. Vào
ngày thứ tám mươi lăm, ông lão chèo thuyền ra khơi trước khi trời sáng. Lần này
lão đi thật xa.
- Thế rồi, một con cá lớn tính khí kì quặc mắc mồi. Đây là một con cá kiếm
khổng lồ mà ông hằng mong ước. Khi mặt trời mọc vào ngày thứ ba, con cá bắt
đầu lượn vòng. Sau cuộc vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, Xan-ti-a gô giết
được con cá.
- Con cá dài hơn chiếc thuyền của lão. Lão nghĩ nó sẽ mang lại vận may cho
mình. Nhưng lúc ông già quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt
con cá kiếm. Ông lão phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Khi ông
già mệt rã rời quay vào bờ thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương.
b/ Ý nghĩa của tác phẩm :
- Thông qua hình ảnh ông lão Xantiago quật cường và giàu ý chí, nghị lực
trong cuộc chinh phục con cá kiếm và bầy cá mập, tác phẩm nói lên cuộc hành
trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao.
2


- Từ đó nhà văn gửi gắm thông điệp: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, “con
người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
5/ Sự thể hiện nguyên lý Tảng băng trôi trong đoạn trích “Xantiago và con cá
kiếm”:

- Phần nổi: Miêu tả một cuộc săn bắt cá. Ông lão là người săn cá, cá kiếm là con
mồi.
- Phần chìm: (biểu tượng, ẩn dụ)
+ Nhân vật Xantiago như một biểu tượng về Con người lao động có khát
vọng đẹp. Để đạt được ước mơ, lí tưởng, con người phải trải qua cuộc đọ sức quyết
liệt
(Ông lão chiến thắng con cá là nhờ thạo nghề giàu kinh nghiệm, nghị lực phi
thường, niềm tin vào khả năng chiến thắng,trí tuệ sáng suốt)
+ Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ, lí tưởng mà mỗi con người theo
đuổi trong cuộc đời.
+ Biển cả là khung cảnh kỳ vĩ tương ứng với môi trường lao động đầy thử
thách của con người.
+ Cuộc đi câu là hành trình theo đuổi một khát vọng to lớn vượt ra ngoài
giới hạn của con người.
 Trong mọi hoàn cảnh và điều kiện ta nhận thấy “con người chỉ có thể bị
hủy diệt chứ không bị đánh bại”.
6/ Hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi
lên suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như một biểu tượng?
+ Khi chưa bị chế ngự: nó có vẻ đẹp kì vĩ, kiêu hùng  Biểu tượng cho ước
mơ, lí tưởng mà mỗi người thường đeo đuổi trong cuộc đời.

3


+ Khi bị chế ngự: nó mất đi vẻ đẹp mơ hồ, lung linh, trở nên cụ thể, hiện
thực Biểu tượng cho ước mơ đã trở thành hiện thực, không còn khó nắm bắt
hoặc xa vời, cho thấy con người luôn theo đuổi những ước mơ chân chính.
Tóm lại, Con cá kiếm trở thành biểu tượng vì nó là hiện thân của cái đẹp, cái cao
thượng mà ông lão thật sự yêu quý, ngưỡng vọng. Cho nên ông lão không đơn
thuần coi nó chỉ là một con mồi mà còn có thái độ, quan hệ đặc biệt đối với con cá,

nâng nó lên thành ước mơ, thành người bạn, “người anh em”
7/ Những câu văn trong đoạn trích “Xantiago và con cá kiếm” có nhiểu
“khoảng trống” và lấp đầy vào đó suy nghĩ và lời văn của mình :
- “Ta đã di chuyển được nó”; “Ta đã di chuyển được nó rồi”  Ông lão
thật sự vui mừng, phấn khởi vì kết quả hành động của mình là đã di chuyển được
con cá.
- “Con cá là vận may của ta”  việc ta bắt được nó đã chứng minh rằng ta
đã vượt qua được vận đen đã đeo bám.
8/ Tóm lược ngắn gọn trận chiến của ông lão với con cá kiếm
- Sức mạnh và sự khôn ngoan của con cá:
+ Con cá bắt đầu chậm rãi lượn vòng làm ông lão mệt nhoài.
+ Do đau đớn nên con cá đột ngột quật lưỡi kiếm và có thể nhảy lên để hít
không khí.
+ Khi đã mệt nó không quật nữa mà trở lại lượn vòng chầm chậm.
+ Nhiều lần trêu ngươi ông lão, nó tiến gần mạn thuyền rồi lại bơi ra xa.
+ Khi bị trúng lao, nó đã phóng lên khỏi mặt nước, phô hết tầm vóc khổng
lồ, vẻ đẹp và sức lực.
- Những hành động của ông lão:
+ Lúc đầu, ông thu dây để con cá không thể quay vòng.
4


+ Khi sức lực suy kiệt, ông phân tích tình hình, tìm mọi cách để di chuyển
con cá và tự động viên bản thân.
+ Đến thời điểm quyết định, ông tập trung hết sức lực phóng lao trúng tim
cá, giết được nó.
9/ Những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại gợi cho ta những
đặc điểm gì về cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm?
- Những cố gắng cuối cùng nhưng cũng rất mãnh liệt của con cá để thoát
khỏi sự chinh phục của người ngư phủ.

- Vẻ đẹp kiêu hùng, ngoan cường không hề kém đối thủ của con cá .
- Gián tiếp nói lên một ngư phủ kiên cường, giàu kinh nghiệm. Đây là một
cuộc chiến đấu gay go căng thẳng, không cân sức: con người nhỏ bé, thiên nhiên
lại to lớn khôn cùng.
Tóm lại, nhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá cũng là để đề cao vẻ đẹp của con
người. Đối tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của người đi chinh
phục càng được tôn lên.

5



×