Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận cuối kỳ Xã hội học môi trường: XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỐM BÁT TRÀNG (HÀ NỘI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.31 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
----------  ---------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: XÃ HỘI HỌC MÔI TRƢỜNG
GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN TUẤN ANH

ĐỀ TÀI: XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC
CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ GỐM BÁT TRÀNG (HÀ NỘI)

Họ và tên: Nguyễn Việt Anh
Mã sinh viên: 12031110
Lớp: K57 Xã hội học

\

Hà Nội, tháng 12/2014
1


1. TÊN ĐỀ TÀI
Xung đột môi trường trong các cộng đồng dân cư đối với việc phát triển
làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội).
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Các làng nghề Việt Nam vốn có lịch sử lâu đời và gắn liền với bản sắc
văn hóa dân tộc. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tính đến năm
2009, nước ta có 2.790 làng nghề, riêng ở Hà Nội có tới 1.160 làng nghề (Chu
Thái Thành, 2009). Một trong những làng nghề lớn nhất Việt Nam là làng gốm
Bát Tràng, có lịch sử phát triển hàng trăm năm tuổi. Làng nghề làm gốm ở Bát


Tràng có hơn 1.100 lò gốm, mỗi năm sản xuất 100 – 120 tỷ đồng hàng hóa. Phát
triển nghề gốm sứ, không chỉ Bát Tràng giàu, mà nơi đây cũng đã tạo việc làm
cho 4.000 – 5.000 lao động từ các địa phương khác đến, với mức thu nhập
400.000 – 500.000 đồng/tháng (Nguyễn Thủy, 2001). Vì thế, không thể phủ
nhận rằng, sự phát triển của làng nghề gốm sứ Bát Tràng đã góp phần xóa đói,
giảm nghèo, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân.
Thế nhưng, sự phát triển phức tạp của làng nghề gốm Bát Tràng tại Hà
Nội trong thời gian gần đây đã khiến môi trường sinh thái ở nơi này bị ô nhiễm
nghiêm trọng và người dân làng nghề đang là những người đầu tiên trực tiếp
gánh chịu hậu quả. Theo khảo sát mới đây của Sở Tài nguyên – Môi trường và
Nhà đất Hà Nội, lượng bụi ở đây vượt quá mức tiêu chuẩn môi trường 3 – 3,5
2


lần, nồng độ các khí CO2 và SO2 trong không khí đều vượt quá tiêu chuẩn cho
phép từ 1,5 – 2 lần. Càng đi sâu vào trong làng, ô nhiễm càng nặng. Và một
trong những hệ quả của ô nhiễm môi trường là xung đột môi trường xảy ra
(Nguyễn Tuấn Anh, 2012). Thực tế hiện nay cho thấy, xung đột môi trường giữa
các nhóm dân cư tại làng nghề Bát Tràng vẫn luôn tiềm ẩn và một số mâu thuẫn
thậm chí đã bộc lộ. Những xung đột này trước hết gây khó khăn cho công tác
quản lý môi trường ở địa phương, không những thế còn ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống và sản xuất của cộng đồng dân cư tại đây.
Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu để nhận dạng xung
đột môi trường giữa các nhóm dân cư tại làng gốm Bát Tràng, xác định các dạng
xung đột, mức độ và tính chất của xung đột, những hậu quả của xung đột đối với
cuộc sống của người dân. Từ đó góp phần đề xuất các cơ chế, chính sách quản lý
môi trường hiệu quả, giải quyết xung đột. Xuất phát từ những lý do trên, tôi
chọn đề tài: “Xung đột môi trường trong các cộng đồng dân cư đối với việc phát
triển làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội)” làm đề tài nghiên cứu.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Dựa trên cơ sở những quan điểm lý
luận của xã hội học môi trường nói chung và vấn đề xung đột môi trường trong
các làng nghề nói riêng, tập trung làm rõ những xung đột trong các nhóm dân cư
tại làng nghề gốm Bát Tràng trước tình trạng ô nhiễm môi trường do phát triển
làng nghề gây ra; tìm hiểu những tác động và ảnh hưởng của những xung đột
3


này đối với đời sống và sản xuất ở làng nghề; từ đó khuyến nghị một số giải
pháp cụ thể nhằm giải quyết những xung đột đó.
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Việc phát triển làng nghề gốm Bát Tràng đã làm nảy sinh những tác động
tiêu cực gì đến môi trường sinh thái ở đây?
2. Các cộng đồng dân cư ở làng nghề gốm Bát Tràng là những ai? Giữa nhận
thức, mục tiêu, lợi ích, quyền lực của các nhóm dân cư này có sự xung đột
như thế nào?
3. Những xung đột giữa các nhóm dân cư này gây ra hậu quả như thế nào
đối với đời sống và sản xuất của địa phương?
4. Để giải quyết những xung đột này cần có những giải pháp gì?
5. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề môi trường
do các làng nghề tạo ra và đã đề cập được phần nào những vấn đề lý luận và
thực tiễn trong một số lĩnh vực nhất định. Căn cứ vào vấn đề nghiên cứu, tôi xin
chia những công trình nghiên cứu khoa học thành hai nhóm sau:
Nhóm 1: Tình hình phát triển làng nghề gốm Bát Tràng và thực trạng ô
nhiễm môi trường sinh thái do hoạt động của làng nghề gây ra.
Sách “Việt Nam môi trường và cuộc sống” (2004), Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: Trong chương VII –
4



“Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường” đã đề cập đến thực trạng ô nhiễm môi
trường (bao gồm ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm chất thải rắn)
nghiêm trọng của làng nghề gốm Bát Tràng. Các tác giả đã chỉ ra: Do tình trạng
sản xuất gốm sứ tập trung, lượng chất thải sinh ra trong khu vực như than, xỉ,
bụi, các loại khí độc như SO2, CO, CO2, NO2… và nhiều loại ôxít của các kim
loại nặng đều vượt xa mức cho phép. Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng không
nhỏ đến tình hình sức khỏe của cộng đồng dân cư tại làng.
Sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” (2005), Nhà xuất bản Khoa
học kỹ thuật của nhóm tác giả Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh.
Cuốn sách đã đưa ra cái nhìn bao quát về mối quan hệ giữa phát triển các làng
nghề tại Việt Nam với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Điểm
nổi bật trong nghiên cứu của các tác giả là: Hiện trạng môi trường và tác động
của sản xuất tại làng nghề tới môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe
cộng đồng; Các tồn tại ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
làng nghề Việt Nam.
Báo cáo môi trường quốc gia: Môi trường làng nghề Việt Nam (2008) của
Bộ Tài nguyên và môi trường. Báo cáo đã đưa ra các phân tích cụ thể về hiện
trạng và đặc trưng ô nhiễm trong sản xuất của sáu nhóm làng nghề chính. Trong
đó làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) thuộc nhóm làng nghề gốm sứ – vật
liệu xây dựng – khai thác đá. Do vậy báo cáo tập trung đi sâu phân tích vấn đề ô
nhiễm không khí – ô nhiễm bụi ở làng nghề. Báo cáo đã đưa ra những số liệu hết
5


sức cụ thể và sát thực về tình hình ô nhiễm môi trường tại làng nghề Bát Tràng,
song mới chỉ dừng lại ở mức chỉ ra thực trạng, chưa đi sâu phân tích nguyên
nhân.
Nhóm 2: Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội tại các làng nghề nói

chung và tại làng nghề gốm Bát Tràng nói riêng.
Bài báo khoa học: “Giải quyết xung đột môi trường trong các làng nghề nội dung tất yếu của quản lý môi trường”, đăng trên Tạp chí Bảo vệ môi trường
số tháng 9/2001 của tác giả Vũ Cao Đàm. Bài báo đã bước đầu chỉ ra cách tiếp
cận từ góc độ xã hội học môi trường đối với vấn đề ô nhiễm môi trường tại các
làng nghề. Tác giả chỉ rõ bản chất của xung đột, các hình thức xung đột môi
trường tại các làng nghề ở Việt Nam và nhấn mạnh để quản lý môi trường hiệu
quả, phát triển bền vững thì phải giải quyết triệt để xung đột môi trường trong
các làng nghề. Tuy nhiên, bài báo chỉ nêu ra vấn đề ở mức độ khái quát nhất,
chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể trường hợp của làng nghề nào.
Luận văn thạc sĩ: “Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng
nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi
trường (nghiên cứu trường hợp Làng nghề sơn mài Hạ Thái - Duyên Thái Thường Tín - Hà Nội)” (2009) của Thân Trung Dũng, Đại học khoa học xã hội
và nhân văn – ĐHQGHN. Nghiên cứu tìm hiểu về hiện trạng xung đột môi
trường giữa các nhóm xã hội trong cộng đồng làng nghề sơn mài Hạ Thái: xung
đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề; giữa nhóm làng nghề với
6


nhóm không làng nghề; giữa nhóm làm nghề với nhau; giữa hoạt động sản xuất
với mỹ quan, văn hóa làng nghề; giữa người dân làng nghề với bộ máy quản lý
môi trường xã/thôn. Không chỉ nêu lên nguyên nhân dẫn tới tình trạng xung đột
môi trường làng nghề, nghiên cứu còn góp phần phân tích, làm rõ thực trạng
quản lý xung đột môi trường trong sự phát triển làng nghề sơn mài. Quan trọng
nhất, nghiên cứu đã chỉ ra một giải pháp mới góp phần quản lý xung đột môi
trường là xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi
trường.
Luận văn thạc sĩ: “Xung đột môi trường trong các nhóm xã hội ở làng
trống Đọi Tam” (2012) của Nguyễn Thị Thanh Thanh, Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn – ĐHQGHN. Đề tài đã có những đóng góp quan trọng như: Chỉ ra
thực trạng xung đột môi trường tại làng Đọi Tam, từ đó đưa ra những biện pháp

xử lí ô nhiễm môi trường thông qua việc nhận diện và xử lí xung đột môi trường.
Với đề tài này, tác giả đã có những đóng góp quan trọng trong việc đề xuất các
giải pháp xử lí ô nhiễm môi trường thông qua việc nhận diện và xử lí các xung
đột môi trường. Các giải pháp và đề xuất đưa ra không phải là giải pháp thích
hợp cho mọi làng nghề tuy nhiên nó là nguồn thông tin tham khảo dành cho quá
trình ra quyết định về quản lí xung đột môi trường tại làng nghề các nghiên cứu
về sau.
Luận văn thạc sĩ: “Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên
cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh
7


Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” (2013) của Trịnh Thị Hồng, Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn – ĐHQGHN. Nghiên cứu đã đánh giá đặc điểm xung đột
môi trường và nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trường giữa các nhóm dân cư
tại làng nghề đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; đồng
thời phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường trong làng nghề, nguyên nhân và
đánh giá tác hại của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống của người dân; từ đó đề
xuất giải pháp chính sách nhằm hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng
nghề.
Luận văn thạc sĩ: “Quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân
trong phát triển làng nghề (Qua khảo sát tại hai làng nghề Bát Tràng thuộc thành
phố Hà Nội và Phước Tích, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế)” (2014) của Nguyễn
Quốc Phương, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQGHN. Nghiên cứu
này đã làm rõ đặc điểm lịch sử, thực trạng và dự báo xu hướng biến đổi mối
quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề; trên
cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề bền vững dựa trên mối quan
hệ hài hoà giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân.
6. DỰ KIẾN QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT VẬN DỤNG
Nghiên cứu dự kiến vận dụng quan điểm lý thuyết xung đột môi trường.

Xã hội học môi trường quan niệm xung đột môi trường là một dạng xung đột xã
hội liên quan đến sự tranh chấp môi trường giữa các nhóm xã hội – đây là cách
nói khái quát dùng chỉ cả hai nhóm: Nhóm gây hại môi trường với nhóm bị hại
8


môi trường. Xã hội học nhận định nguyên nhân sâu xa về sự phá hoại môi
trường bắt nguồn từ việc tranh giành lợi thế trong khai thác và sử dụng các
nguồn lực tự nhiên, khoét sâu bất bình đẳng xã hội, đối chọi lợi ích giữa các
nhóm xã hội, và cuối cùng là sự xung đột xã hội giữa các nhóm. Xung đột môi
trường có thể xuất hiện do sự khác biệt quan niệm và nhận thức trong cách xử sự
với môi trường, song cũng có thể do bất bình đẳng xã hội trong sử dụng tài
nguyên và hưởng thụ các lợi thế môi trường. Người ta chia xung đột môi trường
thành bốn dạng sau:
1. Xung đột nhận thức: Là xung đột có căn nguyên từ hiểu biết khác nhau
trong hành động của nhóm, dẫn tới phá hoại môi trường.
2. Xung đột mục tiêu: Trong hoạt động của các nhóm dẫn đến xung đột: Ví
dụ người trồng rau phun thuốc sâu dẫn đến xung đột mục tiêu bảo vệ sức
khỏe của người tiêu dùng.
3. Xung đột lợi ích: Xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế khi sử dụng
tài nguyên.
4. Xung đột quyền lực: Nhóm có quyền lực mạnh hơn, lấn át nhóm khác,
chiếm dụng lợi thế của nhóm khác, dẫn đến ô nhiễm môi trường.
(Vũ Cao Đàm, 2004)
Trên thực tế, mỗi sự kiện xung đột môi trường có thể chỉ bắt nguồn từ một
hoặc một số loại xung đột, song cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi
ích: Vì lợi ích vị kỷ của một nhóm, môi trường bị hủy hoại.
9



Cơ sở để giải quyết xung đột là phải tìm các giải pháp điều hòa lợi ích
giữa các nhóm xã hội trên cơ sở tôn trọng các cam kết và kiểm soát xã hội về
chuẩn mực môi trường. Cuối cùng tất yếu phải đi đến những giải pháp điều hòa
xung đột, là cốt lõi của các giải pháp quản lý xung đột môi trường.
Vận dụng quan điểm lý thuyết xung đột vào đề tài thấy được rằng: Các
nhóm dân cư tại làng nghề có những mục tiêu và lợi ích khác nhau đối với việc
khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nên dẫn đến xung đột môi
trường (vấn đề mục tiêu, lợi ích kinh tế, thu nhập xung đột với mục tiêu lợi ích
về bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường giữa các nhóm xã hội). Ô nhiễm môi
trường là nguyên nhân chính dẫn đến xung đột môi trường, ảnh hưởng đến sức
khoẻ người dân, mà người chịu ảnh hưởng ở đây có thể bao gồm người thuộc
nhóm gây ô nhiễm. Vì vậy, để giải quyết những xung đột đang tồn tại trong làng
nghề, phải giải quyết tận gốc nguyên nhân của của xung đột - chính là vấn đề ô
nhiễm môi trường. Để giải quyết xung đột có hiệu quả, nhất thiết phải tăng
cường sự tham gia của cộng đồng, của các nhóm xã hội cộng tác để đạt được sự
đồng thuận trong việc bảo vệ môi trường.
7. DỰ KIẾN PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
7.1. Phƣơng pháp quan sát
Tiến hành quan sát và khảo sát thực tế nhằm xác định thực trạng, mức độ
ô nhiễm môi trường tại làng nghề gốm Bát Tràng; công tác quản lý môi trường

10


tại địa bàn nghiên cứu. Nội dung quan sát: Thứ nhất, quan sát quy mô, trang
thiết bị, hệ thống xử lý chất thải,… của các xưởng sản xuất gốm tại Bát Tràng.
Thứ hai, quan sát thực trạng ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm không khí, ô
nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn tại làng gốm Bát Tràng.
7.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Mục đích sử dụng của phương pháp này là thu thập những thông tin có

chiều sâu từ phía khách thể nghiên cứu. Câu hỏi sử dụng trong phỏng vấn sâu
chủ yếu là những câu hỏi mở có tính chất gợi mở vấn đề cho người trả lời chia
sẻ không chỉ những thông tin cần thiết mà cả những đánh giá, thái độ của họ về
những vấn đề cần nghiên cứu. Thông tin này được sử dụng trong phần nội dung
chính và có vai trò làm rõ hơn, sâu hơn những nội dung phân tích. Số lượng
phỏng vấn sâu dự định thực hiện là 20 phỏng vấn sâu đối với các nhóm dân cư
tại làng nghề Bát Tràng. Nguyên tắc chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng. Quá trình thực hiện các phỏng vấn sâu gồm có hai giai đoạn:
- Phỏng vấn sâu có tính chất thăm dò, thu thập những thông tin để từ đó
có cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. Sau đó, sử dụng những thông tin đó
để chỉnh sửa lại nội dung bảng hỏi cho phù hợp với mục đích của nghiên cứu.
- Phỏng vấn sâu cung cấp những thông tin có chiều sâu được sử dụng để
phân tích trong phần nội dung chính.
7.3. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
11


Mục đích sử dụng phương pháp này là thu thập những thông tin cần thiết
từ phía khách thể nghiên cứu. Từ đó, đưa ra những con số thống kê giúp cho báo
cáo có tính thuyết phục hơn. Thông tin thu được từ phương pháp này được sử
dụng trong phần nội dung chính của báo cáo và đưa vào sau những phân tích để
làm rõ những nội dung phân tích.
Công cụ sử dụng là bảng hỏi bán cấu trúc. Dung lượng mẫu được xác
định dự kiến ban đầu là 150 người dành cho các cộng đồng dân cư tại làng nghề
Bát Tràng. Nguyên tắc chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
7.4. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Kế thừa, phân tích nguồn tài liệu liên quan đến mảng xã hội học môi
trường nói chung và xung đột môi trường trong các làng nghề nói riêng.
8. DỰ KIẾN CẤU TRÚC BÁO CÁO (TỔNG HỢP) CỦA ĐỀ TÀI
Báo cáo dự kiến được chia làm ba phần chính:

 Phần mở đầu: Bao gồm các nội dung:
1. Lí do chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài)
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3. Ý nghĩa khoa học – Ý nghĩa thực tiễn
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
12


7. Phương pháp nghiên cứu
8. Khung lý thuyết
 Kết quả nghiên cứu (gồm 4 chƣơng)
1. Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
– Thao tác hóa các khái niệm chính trong đề tài
– Lý thuyết xung đột môi trường
1.2. Cơ sở thực tiễn
– Quan điểm của nhà nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu
– Tổng quan địa bàn nghiên cứu: Làng gốm Bát Tràng, Gia
Lâm, Hà Nội
2. Chương 2: Tình hình phát triển của làng nghề gốm Bát Tràng và
những tác động đến môi trường
3. Chương 3: Các xung đột môi trường giữa các nhóm dân cư tại làng
gốm Bát Tràng
4. Chương 4: Hậu quả của xung đột đối với quản lý xã hội, đối với đời
sống và sản xuất tại địa phương
 Kết luận và khuyến nghị
Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài và các khuyến nghị để
quản lý xung đột môi trường giữa các cộng đồng dân cư có hiệu quả hơn.

 Phụ lục: Danh mục tài liệu tham khảo, Biên bản phỏng vấn sâu
13


9. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1. Bộ Tài nguyên và môi trường. (2008). Báo cáo môi trường quốc gia: Môi
trường làng nghề Việt Nam.
2. Chu Thái Thành. (2009). Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo
hướng phát triển bền vững, Tạp chí Cộng sản.
( Truy cập ngày 24/12/2014.
3. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh. (2005). Làng nghề Việt
Nam và môi trường, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
4. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam. (2004). Việt Nam môi
trường và cuộc sống, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
5. Nguyễn Thị Thanh Thanh. (2012). Xung đột môi trường trong các nhóm
xã hội ở làng trống Đọi Tam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
ĐHQGHN.
6. Nguyễn Thủy, 2001, Làng gốm bát tràng – làng nghề du lịch. Bộ Ngoại
Giao Việt Nam.
7. Nguyễn Tuấn Anh. (2012). Xã hội học môi trường, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Phương. (2014). Quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích
cá nhân trong phát triển làng nghề (Qua khảo sát tại hai làng nghề Bát

14


Tràng thuộc thành phố Hà Nội và Phước Tích, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế,
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQGHN.
9. Thân Trung Dũng. (2009). Quản lý xung đột môi trường trong phát triển

làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô
nhiễm môi trường (nghiên cứu trường hợp Làng nghề sơn mài Hạ Thái Duyên Thái - Thường Tín - Hà Nội), Đại học khoa học xã hội và nhân văn
– ĐHQGHN
10.Trịnh Thị Hồng. (2013). Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi
trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá
mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn – ĐHQGHN
11.Vũ Cao Đàm. (2001). Giải quyết xung đột môi trường trong các làng
nghề - nội dung tất yếu của quản lý môi trường, Tạp chí Bảo vệ môi
trường.

15



×