Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO THỊ TRẤN BA ĐỒN , HUYỆN QUẢNG TRẠCH , QUẢNG BÌNH ; GIAI ĐOẠN 20202030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.88 KB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRƯƠNG THỊ THUỲ DUNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI SINH
HOẠT CHO THỊ TRẤN BA ĐỒN , HUYỆN QUẢNG
TRẠCH , QUẢNG BÌNH ; GIAI ĐOẠN 2020-2030

Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Mã ngành: 52 51 04 06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Vũ Phương Thảo

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quy hoạch hệ thống thoát nước thải sinh hoạt cho
thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình; giai đoạn 2020-2030” là do
tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Phương Thảo
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án tốt nghiệp đều đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày......tháng......năm 2017
Sinh viên

Trương Thị Thùy Dung


LỜI CẢM ƠN


Để có thể hoàn thành tốt và đúng tiến độ đồ án tốt nghiệp do nhà trường quy
định, đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Vũ Phương Thảo đã trực tiếp
hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức cần thiết giúp tôi thu thập tài liệu và vận
dụng các phương pháp để hoàn thành đồ án một cách tốt nhất.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo trường ĐH Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội, ban chủ nhiệm khoa Môi trường, cùng với các thầy giáo
trong khoa và bộ môn đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập tại trường
và đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều lỗ lực trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đồ án nhưng
thời gian nghiên cứu không được nhiều, kình nghiệm và năng lực còn ít nên không
tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đồ án. Tôi rất mong nhận được
sự đóng ý kiến từ các quý thầy cô.
Hà Nội, ngày......thàng......năm 2017
Sinh viên

Trương Thị Thùy Dung


MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................76


DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 : Sơ đồ công nghệ theo phương án 1.
Hình 2 : Sơ đồ công nghệ theo phương án 2.


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Ba Đồn hiện nay là thị xã huyện lỵ của huyện Quảng Trạch, được hình thành từ
thời Pháp thuộc và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, có chợ Ba Đồn nổi tiếng từ lâu, là
nơi giao lưu buôn bán của cả vùng phụ cận và trong nước. Trong thời kỳ chống Mỹ
cứu nước, thị xã Ba Đồn bị chiến tranh tàn phá ác liệt. Sau năm 1975, thị xã Ba Đồn
được quy hoạch và xây dựng lại, chủ yếu là vùng trung tâm, đến năm 1996 đồ án
Quy hoạch chung xây dựng thị xã Ba Đồn và các vùng phụ cận được lập và được
UBND Tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 827/QĐ-UB ngày 3/8/1996, đến năm
2002 đồ án Quy hoạch chi tiết trung tâm thị xã Ba Đồn và vùng phụ cận được lập và
được UBND Tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 2284/QĐ-UB ngày 18/2/2002. Theo
Quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tháng
12 năm 2005 thì thị xã Ba Đồn mở rộng gồm các xã: Quảng Phong, Quảng Long,
Quảng Thọ, Quảng Thuận, Quảng Phúc và thôn Xuân Kiều (xã Quảng Xuân), diện
tích, dân số gấp nhiều lần so với thị xã cũ.
Tuy nhiên, Thị xã Ba Đồn chưa có hệ thống cống thoát nước bẩn. Nước bẩn
mới được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại tự thấm đặt trong từng công trình. Thị xã còn
khoảng 10% số hộ dùng xí không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. Do nhận
thức chung về môi trường của nhân dân chưa cao, tác động của các khu, cụm công
nghiệp và đô thị mới chưa được đánh giá đầy đủ, các chính sách, thể chế quản lý môi
trường chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế đã đặt vấn đề môi trường trước nhiều
thách thức. Đó là lý do em chọn đề tài “quy hoạch thống thoát nước thải sinh hoạt
cho thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình giai đoạn 2020 - 2030” là rất
cần thiết. Đề tài này nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý nước thải sinh hoạt được dễ
dàng hơn, đồng thời đảm bảo môi trường sống xanh sạch đẹp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được khu xử lý nước thải phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội của
khu vực thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
-

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu vực đạt giá trị cột B QCVN
14:2008/BTNMT để thải vào nguồn tiếp nhận.


6


Nội dung nghiên cứu:
Thu thập tài liệu về thị trấn Ba Đồn và số liệu về nước thải của khu vực.
-

Tổng quan công nghệ xử lý nước thải khu vực.

-

Tìm hiểu đặc tính nước thải khu vực hiện tại.

-

Phân tích, lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện mở rộng.

-

Tính toán thiết kế các công trình đơn vị xử lý.

-

Khai toán chi phí đầu tư và vận hành.

-

Quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải.


-

An toàn lao động và khắc phục sự cố xảy ra.

-

Thể hiện sơ đồ công nghệ xử lee cue Phuong an luau chon tern các bản vẽ kỹ
thuật.
Phương pháp thực hiện:

-

Một số phương pháp thực hiện được áp dụng trong đồ án như sau:
Phương pháp thống kê số liệu: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý số liệu đầu
vào phục vụ tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung như: điều kiện

thủy văn, địa hình, lưu lượng nước thải, nồng độ các chất ô nhiễm…
- Phương pháp so sánh:
• Mục đích của phương pháp nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải đầu ra theo
QCVN 14:2008/BTNMT.
• So sánh ưu, nhược điểm của các quy trình công nghệ đề xuất để lựa chọn công nghệ
-

thích hợp đối với thành phần và tính chất nước thải cụ thể của thị trấn.
Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế trrong quá

-

trình xử lý nước thải của các phương án xử lý.
Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia, giáo viên hướng dẫn về các


-

nội dung liên quan đến đồ án.
Tham khảo thực địa các công trình xử lý nước thải tương tự…
Sử dụng phần mềm đồ họa Autocad để thể hiện các công trình trên các bản vẽ kỹ
thuật.

7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1. Vị trí địa lý.
Ba Đồn có vị trí nằm về phía bờ Bắc sông Gianh, phía Đông Nam huyện
Quảng Trạch, cách thị xã Đồng Hới về phía Bắc 42 km theo Quốc lộ 1A, cách Đèo
Ngang (Hà Tĩnh) 30km về phía Nam theo Quốc lộ 1A, cách thị xã Đồng Lê (huyện
Tuyên Hoá) 45km về phía Đông Nam theo Quốc lộ 12A có tọa độ:

+ Trải dài từ 106o22’30” đến 106o30’ Kinh độ Đông
+ 17o42’ đến 17o47’ vĩ độ Bắc.
+ Phía Tây giáp huyện Tuyên Hóa.
+ Phía Bắc giáp xã Quảng Thanh, Quảng Trường, Quảng Liên, Phù Hóa, Quảng
Phương huyện Quảng Trạch và Khu kinh tế Hòn La.
+ Phía Đông giáp biển Đông.
+ Phía Nam giáp huyện Bố Trạch

2. Điều kiện tự nhiên.
a. Khí hậu.
Thị xã Ba Đồn nằm ở vùng khí hậu ven biển miền Trung, mang đặc trưng khí

hậu gió mùa, một năm chia làm hai mùa rõ rệt:

+ Mùa hè: Từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình 29*C, tháng có nhiệt độ cao nhất
là tháng 6 và tháng 7 (có lúc lên đến 36*C), gió Tây Nam mang hơi nóng và khô (gió
Lào).
+ Mùa đông: Từ tháng 9 đến tháng 3 của năm sau, nhiệt độ trung bình 21*4C, tháng
lạnh nhất là tháng 12, tháng 1, tháng 2 (có lúc xuống 12-13*C).
Nhiệt độ:
-

Trung bình năm: 25*C 0.
Trung bình lớn nhất năm: 28,8*C
Trung bình thấp nhất năm: 22,4*C. T ối thấp tuyệt đối: 12*C
Mưa:

- Lượng mưa trung bình năm: 1932 mm phân bố không đều trong năm, tập trung vào
tháng 9, tháng 10, tháng 11 chiếm khoảng 60% tổng lượng mưa cả năm.
- Tổng số ngày mưa trong năm là 138 ngày.
- Lượng mưa 1 ngày lớn nhất: 300mm
Độ ẩm:

8


- Trung bình năm: 84,9%.
Nắng:
- Số giờ nắng trung bình nămm là 2.602 giờ.
Gió:
- Mùa hè: gió Tây Nam, gió Lào.
- Mùa đông: gió Đông Bắc.

- Tổng số ngày có gió: 58 ngày.
Bão
- Thường xuất hiện vào tháng 9, tháng 10, trung bình có 2-3 cơn bão

trực tiếp

ảnh hưởng đến khu vực.

b. Thủy văn.
Khu vực Ba Đồn có một số sông, suối, kênh chảy qua.
Sông Gianh: Là hợp lưu của sông Nguồn Nậy và sông Nguồn So bắt nguồn từ
dãy núi phía Tây đổ ra biển tại Cửa Gianh thuộc xã Quảng Phúc, sông ngắn và dốc
nên về mùa mưa tháng 8, tháng 9, tháng 10 nước đầu nguồn đổ về gây ra lũ lụt ở
đồng bằng và cửa sông. Tại thị xã Ba Đồn và 10 xã vùng Nam cũng bị ngập lụt ở
một số khu vực tại xã Quảng Long, Quảng Phong…
Cao độ mực nước theo số liệu chế độ thủy văn khu vực lập quy hoạch:
Cốt ngập lịch sử năm 1975 là +3,0m +3,2m (đổi ra cao độ Quốc gia là
+2,75m+2,95m);
Cốt ngập trung bình:+2,0m+2,5m (đổi ra cao độ Quốc gia là+1,75m +2,25m); +
Chiều cao ngập ở khu vực trũng khoảng 0,5 - 1,2m, ở khu vực trung tâm thị xã
khoảng 0,1m - 0,3m.
•Rào Nan: Nối từ sông Cửa Roòn ở phía Bắc huyện
Quảng Trạch với sông Gianh, chảy theo hướng Bắc Nam.
•Kênh Kịa: Bắt nguồn từ xã Quảng Phương đổ vào sông Gianh.
•Kênh Xuân Hưng: bắt nguồn từ Quảng Xuân thoát cho khu vực Quảng Long,
Quảng Thọ và thị xã Ba Đồn vào sông Gianh, qua khu vực cầu Bánh Tét.
•Hệ thống đê bao: Đê sông Gianh kè bằng đá, cao độ mặt đê +2,5m đổi ra cao
độ Quốc Gia là +2,25m, chiều rộng mặt đê 3m.
•Hệ thống trạm bơm: Các trạm bơm có công suất 1.000m3/h, 320m3/h.


9


Hệ thống kênh tưới, tiêu: Kênh Tiên Lang dài 9km, q= 2,17m3/h; kênh Vực
Tròn dài 41km; kênh Nan dài 32km, q= 5,6m3/h; kênh Bắc dài 9km

c. Tài nguyên
- Tài nguyên rừng: Rừng, đất rừng là tài nguyên và tiền năng của Ba Đồn. Với
hệ thống thực vật rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nhau.
Vùng rừng phòng hộ biển Đông.
- Tài nguyên biển: Thị xã Ba Đồn có chiều dài các bãi cát ven biển khoảng 30
km vẫn còn hoang sơ. Phần lớn đều có địa hình bằng phẳng. Cát có đặc điểm: trắng,
mịn, kết hợp với vùng rừng phòng hộ ven biển tạo cảnh quan đẹp, hấp dẫn du lịch

d. Địa hình:
Ba Đồn là vùng đồng bằng ven sông Gianh và biển, địa hình bằng phẳng - thấp
trũng.
- Cốt nền thấp nhất: 0,16m - 0,20m thường xuyên ngập nước là khu vực nuôi
trồng thuỷ sản;
- Cốt ruộng lúa nước 2 vụ: 0,11m - 0,50m;
- Cốt ruộng lúa nước 1 vụ: 1,10m - 1,90m;
- Cốt ruộng màu hoặc lúa 1 vụ: 1,50m - 2,00m;
- Cốt ruộng cao: 2,00m - 2,50m;
- Cốt các khu vực dân cư đã được đắp nền lên 2,50m - 5,00m; - Cốt các đồi cát
ven biển: 12,00m - 24,90m.

3. Hiện trạng kinh tế - xã hội.
2.1. Kinh tế:
Thị xã Ba Đồn mở rộng và vùng phụ cận tập trung nhiều cơ sở sản xuất CNTTCN như: Rèn đúc cơ khí, chế biến gỗ, phân bón, dây đai nẹp nhựa, sắt thép, gạch,
ngói. Cụ thể có: Nhà máy gạch tuy nen, nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu, nhà máy sản

xuất phân vi sinh và các làng nghề sản xuất mây tre đan, dệt lưới.
Trên địa bàn đã hình thành rõ nét một số tổ hợp, nhà máy như: Tổ hợp cơ khí,
nhà máy ch ế biến gỗ, may m ặc. Các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn của
thị xã mở rộng đã chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh hàng

10


hoá, đổi mới công tác quản lý, tạo việc làm ổn định thu nhập cho người lao động và
đóng góp ngân sách cho nhà nước.
Công nghiệp - TTCN ngoài quốc doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ, khẳng
định được vai trò của mình trong nền kinh tế, với các thành phần kinh tế đa dạng, thu
hút lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và chiếm lĩnh thị trường. Các sản
phẩm chủ yếu phát triển mạnh là cơ khí, may mặc, chế biến, mộc dân dụng, khai thác
vật liệu xây dựng.
Nhà máy gạch Tuynen Cosevco .
Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu.
Nhà máy sản xuất phân vi sinh.
Các làng nghề sản xuất nón, mây tre đan, đan lưới…
2.2. Xã hội:

a Y tế:
Trên địa bàn thị xã có 01 bệnh viện đa khoa cấp tỉnh khu vực Bắc Quảng Bình
quy mô 250 giường bệnh; ngoài ra khu vực mở rộng thị xã và vùng phụ cận có 15 tr
ạm y tế (nhà 2 tầng, đa số đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I) phục vụ nhu cầu khám
chữa bệnh và chăm sóc những năm vừa qua ngành y tế được đầu tư trang thiết bị
hiện đại với đội ngũ y bác sỹ có trình độ

b Giáo dục – đào tạo:
Thị xã Ba Đồn mở rộng có 02 trường phổ thông trung học là trường trung học

phổ thông số 1 và trường phổ thông trung học số 4.
Có 7 trường trung học cơ sở trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
Có 9 trường tiểu học trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I và 5 trường
đạt chuẩn quốc gia mức độ II có 6trường mầm non trong đó có 3 trường đạt chuẩn
quốc gia mức độ I. Riêng thị xã Ba Đồn có 1 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, 1
trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm bồi dưỡng chính trị, 2 trường trung
học phổ thông cơ sở và 2 trường tiểu học.
Khu vực phụ cận có 02 trường phổ thông trung học là trường trung học phổ
thông số 2 và trường phổ thông trung học số 5. Có 10 trường trung học cơ sở. Có 15
trường tiểu học và có 10 trường mầm non trung tâm của 10 xã và các điểm lẻ.

11


Có nhiều cán bộ khoa học có trình độ đại học, trên đại học đang công tác tại các
lĩnh vực, các cơ quan đóng trên địa bàn, tạo ra nguồn lao động dồi dào trên các lĩnh
vực sản xuất, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ.
Số học sinh các cấp có 25.650 học sinh và số lượng giáo viên các cấp là
1.120 người được duy trì cả về số lượng và chất lượng với phương châm 3 hoá
(chuẩn hoá - xã hội hoá - hiện đại hoá.
2.3.Dân số
Bảng : Diện tích, dân số và mật độ dân số toàn thị xã

* Nhận xét:
- Về hành chính: Hiện nay, thị xã Ba Đồn bao gồm 1 thị xã: Ba Đồn và 15 xã:
Quảng Thọ, Quảng Phúc, Quảng Thuận, Quảng Long, Quảng Phong, Quảng Lộc,
Quảng Hòa, Quảng Văn, Quảng Tân, Quảng Trung, Quảng Tiên, Quảng Trung,
Quảng Tiên, Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy, Quảng Hải.
Về dân số: Năm 2011 dân số toàn thị xã Ba Đồn có khoảng 103.234 người. Mật
độ dân số đô thị khoảng 959 người/km2, nông thôn khoảng 515 người/km2. Tỉ lệ

12


tăng dân số tự nhiên là 0.95%, tỷ lệ tăng dân số cơ học khoảng -0,38%/năm. Như
vậy, tốc độ tăng dân số chung khoảng 0,57%/năm.
3. Kết cấu hạ tầng xã hội
3.1. Nhà ở
- Nhà ở do nhà nước quản lý chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là nhà ở do dân tự xây
dựng, 90% dân số nội thị đã có nhà xây.
- Nhà ở chủ yếu là thấp tầng, chưa có nhà dạng chung cư cao tầng.
3.2 Y tế
- Trên địa bàn thị xã có 01 bệnh viện đa khoa cấp tỉnh khu vực Bắc Quảng Bình
quy mô 250 giườ ng bệnh; ngoài ra khu vực mở rộng thị xã và vùng phụ cận có 15
trạm y tế (nhà 2 tầng, đa số đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I) phục vụ nhu cầu khám
chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong huyện cũng như các khu vực
lân cận. Trong những năm vừa qua ngành y tế được đầu tư, nâng cấp trang thiết bị
hiện đại với đội ngũ y bác sỹ có trình độ.
3.3 Giáo dục
- Có 7 trường trung học cơ sở trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ
I. Có 9 trường tiểu học trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I và 5 trường
đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Có 6 trường mầm non trong đó có 3 trường đạt chuẩn
quốc gia mức độ I. Riêng thị xã Ba Đồn có 1 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, 1
trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm bồi dưỡng chính trị, 2 trường trung
học phổ thông cơ sở và 2 trường tiểu học.
Khu vực phụ cận có 02 trường phổ thông trung học là trường trung học phổ
thông số 2 và trường phổ thông trung học số 5. Có 10 trường trung học cơ sở.
Có 15 trường tiểu học và có 10 trường mầm non trung tâm của 10 xã và các
điểm lẻ.
Có nhiều cán bộ khoa học có trình độ đại học, trên đại học đang công tác tại các
lĩnh vực, các cơ quan đóng trên địa bàn, tạo ra nguồn lao động dồi dào trên các lĩnh

vực sản xuất, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ.
Số học sinh các cấp có 25.650 học sinh và số lượng giáo viên các cấp là 1.120
người được duy trì cả về số lượng và chất lượng với phương châm 3 hoá (chuẩn hoá

13


- xã hội hoá - hiện đại hoá). Hiện tại thị xã Ba Đồn mở rộng đã được công nhận phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
4. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và môi trường
Giao thông đối ngoại:
Đường bộ:
Trong khu vực quy hoạch bao gồm Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12A.
- Quốc lộ 1A: Là trục chạy qua khu vực lập quy hoạch đoạn qua khu vực lập
quy hoạch, đường thảm bê tông nhựa tương đối tốt rộng 12-14m, nền đường rộng 1520m đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, đi qua khu vực quy hoạch 8,8km.
- Quốc lộ 12A: Là trục ngang nối Quốc lộ 1A với Lào qua cửa khẩu Cha Lo,
chiều dài qua khu vực nghiên cứu thiết kế khoảng 8km. Mặt đường rộng 6-7m, nền
đường rộng 20-24m có đoạn chạy dài ra hướng biển mặt đường thảm bờ tụng nhựa
tương đối tốt.
Đường thủy: Bao gồm đường biển và đường sông
- Đường biển: Thị xã Ba đồn thuộc huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bỡnh cú bờ
biển dài qua khu vực nghiên cứu 10km về phớa Đông, thềm lục địa rộng thuận lợi
khai thác giao thông thuỷ trong vận tải hàng hoá và đánh bắt thuỷ hải sản.
- Đường sông: Có các hệ thống sông chính.
 Sông Gianh: phục vụ tải trong 100Tấn.
 Sông Nguồn Nậy và sông Nguồn So: là hai nhánh sông tương đối rộng đổ về
sông Gianh hiện nay mới đưa vào khai thác và quản lý.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam có khổ rộng 1m chạy qua ga Minh Lệ
cách thị xã Ba Đồn khoảng 8km phục vụ tương đối lớn nhu cầu đi lại và vận chuyển
hàng hóa. Đoạn qua khu vực lập quy hoạch dài khoảng 14km.

Các công trình phục vụ giao thông
- Cảng: Hệ thống cảng ảnh hưởng trục tiếp đến thị xã là cảng Gianh và cảng
Hòn la.
 Cảng Gianh công suất 1000 Tấn/năm phục vụ chủ yếu nhu cầu vận tải vùng.

14


 Cảng Hòn La: Hiện nay Chính phủ đã cho phép địa phương XD khu neo đậu
tránh bão cho tầu thuyền, dịch vụ nghề cỏ.
Bến xe: Thị xã Ba Đồn có 1 bến xe với diện tích 0,18ha lưu lượng ra vào bến
8xe/ngày.
Cầu, cống: Hệ thống cầu cống chạy qua Quốc lộ 1A và Quốc lộ 12A đó cơ bản
hoàn chỉnh bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu theo cấp đường. Bao gồm các cầu Bánh
tét, cầu Gianh, cầu Quảng Hải với tải trọng thiết kế H30-XB80
Giao thông đối nội:
Đường bộ:
- Đường nội thị trong thị xã bao gồm đường bê tông nhựa có chiều dài khoảng
9km, ngoài ra là đường cấp phối nền đường rộng 4m có chiều dài 27,5km. Các điểm
dân cư trong vùng chất lượng đường còn chưa tốt đi lại khó khăn.
- Đường 559 đổ bê tông rộng 4-5m, lề 2x1m, đoạn qua khu vực lập quy hoạch
dài khoảng 28,7km.
- Đường liên xã hiện tại rộng 4-5m, lề 2x1m, chủ yếu đó được bờ tụng nhựa là
một phần đường cấp phối đồi.
- Đường liên thôn, xóm đổ bê tông nhựa rộng 3-4m, lề 2x1m
- Đường ngõ xóm đổ bê tông rộng 2-3m, lề 2x1m.
Đường thủy:
- Các tuyến sông nhỏ, kênh phục vụ nhu cầu nuôi trồng và đi lại của nhân dân
thị xã như kênh Xuân Hưng, kênh Kịa.... - Các công trình phục vụ giao thông:
- Bến bãi: Bao gồm bến phà Phự Trịnh, bến phà Gianh, bến đò Cửa Hỏc và một

số bến đò nhỏ khác.
Cầu, cống: Phấn lớn hệ thống cầu cống còn yếu và thiếu chưa được xây dựng
đồng bộ theo cấp hạng đường, một số vị trí làm ngầm tạm để vượt suối.
Đánh giá hiện trạng:
- Hiện trạng hệ thống giao thông tỉnh Quảng Bình nói chung, thị xã Ba Đồn nói
riêng còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao.
- Hệ thống sông và kênh khu vực thị xã Ba Đồn đảm bảo vận tải đường thuỷ
đáp ứng nhu cầu nhân dân. Tuy nhiên do chưa có hệ thống bờ đồng bộ nên hiện
tượng sạt lở bờ sông đang diễn ra, ảnh hưởng dòng chảy và luồng chạy tàu
15


- Chưa có quy hoạch xây dựng hệ thống bến, bãi đỗ xe và bến thuyền phục vụ
công cộng trong tương lai

16


CHƯƠNG 2. VẠCH TUYẾN THOÁT NƯỚC

2.1.

Lựa chọn phương án vạch tuyến.
Vạch tuyến mạng lưới thoát nước là một khâu vô cùng quan trọng trong công
tác thiết kế hệ thống thoát nước, nó ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát nước, hiệu quả
kinh tế hay giá thành của mạng lưới thoát nước.
Công tác vạch tuyến được dựa trên các nguyên tắc sau:
- Triệt để lợi dụng địa hình để xây dựng hệ thống thoát nước tự chảy đảm bảo
thu được toàn bộ lượng nước thải nhanh nhất, tránh đặt nhiều trạm bơm.
- Vạch tuyến cống thật hợp lý để tổng chiều dài cống là nhỏ nhất, tránh trường

hợp nước chảy ngược và chảy vòng quanh.
- Đặt đường ống thoát nước thải phù hợp với điều kiện địa chất thuỷ văn. Tuân
theo các quy định về khoảng cách với các đường ống kĩ thuật và các công trình ngầm
khác.
- Hạn chế đặt đường ống thoát nước qua hồ, đường sắt, đê đập.
- Phải giải quyết cho phù hợp với loại hệ thống thoát nước đã chọn chung hay
riêng và số mạng lưới thoát nước sinh hoạt, sản xuất, nước mưa trên cùng một địa
hình, phải chú ý đến khả năng mở rộng và tuần tự thi công mạng lưới thoát nước.
- Tránh trường hợp đường ống góp chính đi dưới đường phố có mật độ giao
thông lớn.
- Khi bố trí một vài đường ống áp lực đi song song với nhau thì phải đảm bảo
khả năng thi công và sửa chữa khi cần thiết.
- Trạm xử lý phải đặt ở vị trí thấp hơn so với địa hình thành phố nhưng không
quá thấp để tránh bị ngập lụt. Đặt trạm xử lý ở cuối nguồn nước, cuối hướng gió
chính, đảm bảo khoảng cách vệ sinh đối với khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp
Phương án :
Đặt 2 tuyến cống chính dọc theo hướng dốc khu đô thị, để thu nước thải của
hai khu vực. Các tuyến cống nhánh sẽ vuông góc với sông và vuông góc với tuyến
cống chính .
- Các tuyến cống nhánh đặt theo các trục đường của đường phố.

17


- Nước thải từ khu công nghiệp được thu theo hệ thống thu nước riêng rồi tập
trung xả vào hệ thống thoát nước thành phố rồi xử lý cùng với nước thải sinh hoạt
của thành phố.

2.2.


Tính toán vạch tuyến.
2.2.1. Xác định lưu lượng

a. Lưu lượng nước thải sinh hoạt.
N= 104429 (người)
Phụ lục Bảng 2.1: Bảng gia tăng dân số 2020-2030
Qsh (m3/ng.đ)
( Tiêu chuẩn nước thải = 100% tiêu chuẩn cấp nước .Theo ( - q=150))
a. Lưu lượng nước thải sản xuất từ các khu công nghiệp.
( Được xử lý riêng )
b. Lưu lượng nước thải bệnh viện:
Qbv= Nbv x qbv x 1 bv= =75 (m3/ngđ)
(lấy q = 100% t 300 = 300 l/ng.đ .từ 250 : 300 t. (Bảng 1- ))
(được xử lý riêng)
c. Lưu lượng nước thải trường học.
Qbv= Nhs x qhs = (m3/ng.đ)
(q= 100% .20 = 20 l/ng.đ : q= 15-20 . (Bảng 1 - ))
(được xử lý riêng)
e. Lưu lượng nước thải tổng cộng.
Q = Qsh= 16580.4 (m3/ng.đ).
Chọn Q= 17000 m3/ngđ = 196,7 l/s
2.2.2. Chuẩn bị tính toán.
Dựa vào bản đồ vạch tuyến, diện tích phần tiểu khu thoát nước được tính toán
và tóm tắt trong bảng diện tích phần thoát nước sau:
Phụ lục Bảng 2.2: Bảng diện tích tiểu khu.
2.2.3. tính toán lưu lượng cho từng đoạn ống.
Môdun lưu lượng
qI

= = 0,03 (l/s.ha)


18


Trong đó: qo: tiêu chuẩn thải nước của khu dân cư,( l/ng.ngđ;) lấy bằng 100%
tiêu chuẩn cấp nước
n: mật độ dân số khu vực, người/ha
n= 110536/5378,08=20,55
Lưu lượng trên từng đoạn ống
Lưu lượng trên từng đoạn ống được tính theo công thức

Qx− y = q xtk− y × K c + q xtt− y + q xvc− y
(l/s)
Trong đó:

q xtk− y
: lưu lượng từ các tiểu khu đổ vào đoạn ống x-y (l/s)

q xtk− y
=

∑F

i

× qo
Fi: Tổng diện tích tiểu khu (ha)

Qo: Môdun lưu lượng (l/s.ha)
Kc: Hệ số không điều hòa chung của nước thải sinh hoạt

Qtb = 369.72 => Kch = 1.35

q xtt− y
: Lưu lượng tập trung của đoạn ống x-y (l/s)

q xvc− y
: Lưu lượng vận chuyển của đoạn ống x-y (l/s)

 Phương án 1
Phụ lục Bảng 2.3 : Lưu lượng tính toán của tuyến ống chính phương án 1.
Phụ lục Bảng 2.4: Lưu lượng tính toán của tuyến ống chính phương án 1 (tt)
Phụ lục Bảng 2.5: Độ đầy ống thoát nước theo quy định
Phụ lục Bảng 2.6: Vận tốc vmin phụ thuộc vào đường kính ống.

- Theo QCVN 07:2010/BXD về độ sâu chon cống:
Đối với cống tròn đặt trên vỉa hè, khoảng cách đứng từ mặt hè đến đỉnh cống
phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 m; đối với cống đặt dưới lòng đường, khoảng cách đứng
từ mặt đường đến đỉnh cống phải lớn hơn hoặc bằng 0,7m.
Phụ lục Bảng 2.7:Kếtquả tính toán tuyến ông chính phương án 1.
Phụ lục Bảng 2.8 :Lưu lượng tính toán của tuyến ống kiểm tra phương án 1.
19


Phụ lục Bảng 2.9: Lưu lượng tính toán của tuyến ống kiểm tra phương án 1 (tt)
Phụ lục Bảng 2.10:Kết quả tính toán tuyến ông kiểm tra phương án 1.

 Phương án 2.
Phụ lục Bảng 2.11 : Lưu lượng tính toán của tuyến ống chính phương án 2.
Phụ lục Bảng 2.12: Lưu lượng tính toán của tuyến ống chính phương án 2 (tt)


- )
Đối với cống tròn đặt trên vỉa hè, khoảng cách đứng từ mặt hè đến đỉnh cống
phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 m; đối với cống đặt dưới lòng đường, khoảng cách đứng
từ mặt đường đến đỉnh cống phải lớn hơn hoặc bằng 0,7m.
Phụ lục Bảng 2.13: Kết quả tính toán tuyến ông chính phương án 2.
Phụ lục Bảng 2.14 : Lưu lượng tính toán của tuyến ống kiểm tra phương án 2.
Phụ lục Bảng 2.15: Kết quả tính toán tuyến ông kiểm tra phương án 2.
2.3. Khái toán kinh tế mạng lưới.
2.3.1. Khái toán theo phương án 1.
a. Khái toán kinh tế phần cống.
Dựa vào phương án vạch tuyến dã vạch, tính toán chiều dài ống ứng với loại
vật liêu và giá thành hiện tại, khái toán sơ bộ chi phí cho phương án.
Phụ lục Bảng 2.16: Khái toán kinh tế phần cống theo (PA1)
b. khái toán kinh tế phần giếng thăm.
Khoảng cách giữa các giếng thăm , kiểm tra phụ thuộc vào đường kính cống
thoát , từ đó tìm được số lượng giếng thăm dối vỡi mỗi loại cống thoát.
Chiều sâu giếng thăm phụ thuộc vào chiều sâu trung bình của đoạn cống.
- Khoảng cách giữa các giếng thăm là
+ Với cống D = 150 -300 mm, Khoảng cách giữa các giếng là 20 -30 m
+ với cống D = 400 -600 mm ,khoảng cách giữa các giếng là 40 m
Phụ lục Bảng 2.17: Khái toán kinh tế phần giếng thăm. (PA1)
c. khái toán kinh tế trạm bơm.
Ta sử dụng 2 bơm , 1 bơm dự phòng đặt song song . Sử dụng bơm chìm đặt
ngay trong ngăn thu của trạm bơm, để vận chuyển nước thải lên trạm xử lý.
Giá thành mỗi máy bơm là 80 (triệu/máy)
d. khái toán kinh tế khối lượng đào đắp đất xây dựng.
công tác khảo sát các công trình ngầm coi như đã triển khai.
Tính sơ bộ lấy giá thành cho 1m3 đất đào lắp: 1.300.000 đồng/m3
Dựa vào chiều dài đường cống, độ sâu đặt cống và đường kính cống ta tính
được thể tích khôi đào đắp.


20


Vđất = L *b*h (m3)
Trong đó:
L : Là tổng chiều dài của mạng lưới (m)
b: Chiều rộng mương đào trung bình (m)
h: Chiều sâu chôn cống trung bình (nn)
Gía thành đào lấp : triệu đồng
Phụ lục Bảng 2.18: Khái toán kinh tế phần khối lượng đào đất xây dựng.(PA1)
e. Tổng vốn đầu tư xây dựng của mạng lưới
MXD = Gđương ống + Ggiếng thăm + Gđào + G trạm bơm (triệu đồng)
Trong đó:
Gđương ống = 3222,47 triệu đồng
Ggiếng thăm = 545,4 triệu đồng
Gđào = 5041,93 triệu đồng
G trạm bơm = 240 triệu đồng
Vậy :MXD = 9049,8 triệu đồng
2.3.2. Khái toán theo phương án 2.
a. Khái toán kinh tế phần cống.
Dựa vào phương án vạch tuyến dã vạch, tính toán chiều dài ống ứng với loại
vật liêu và giá thành hiện tại, khái toán sơ bộ chi phí cho phương án.
Phụ lục Bảng 2.19: Khái toán kinh tế phần giếng thăm. (PA2)
b. khái toán kinh tế phần giếng thăm.
Khoảng cách giữa các giếng thăm , kiểm tra phụ thuộc vào đường kính cống
thoát , từ đó tìm được số lượng giếng thăm dối vỡi mỗi loại cống thoát.
Chiều sâu giếng thăm phụ thuộc vào chiều sâu trung bình của đoạn cống.
- Khoảng cách giữa các giếng thăm là
+ Với cống D = 150 -300 mm, Khoảng cách giữa các giếng là 20 -30 m

+ với cống D = 400 -600 mm ,khoảng cách giữa các giếng là 40 m
Phụ lục Bảng 2.20: Khái toán kinh tế phần giếng thăm. (PA2)
c. khái toán kinh tế trạm bơm.
Ta sử dụng 2 bơm , 1 bơm dự phòng đặt song song . Sử dụng bơm chìm đặt
ngay trong ngăn thu của trạm bơm, để vận chuyển nước thải lên trạm xử lý.
Giá thành mỗi máy bơ là 80 (triệu/máy)
d. khái toán kinh tế khối lượng đào đắp đất xây dựng.
công tác khảo sát các công trình ngầm coi như đã triển khai.
Tính sơ bộ lấy giá thành cho 1m3 đất đào lắp: 1.300.000 đồng/m3
Dựa vào chiều dài đường cống, độ sâu đặt cống và đường kính cống ta tính
được thể tích khôi đào đắp.
Vđất = L *b*h (m3)
Trong đó:
L : Là tổng chiều dài của mạng lưới (m)
b: Chiều rộng mương đào trung bình (m)
h: Chiều sâu chôn cống trung bình (nn)
21


Gía thành đào lấp : triệu đồng
Phụ lục Bảng 2.21 : Khái toán kinh tế phần khối lượng đào đất xây dựng.(PA2)
e. Tổng vốn đầu tư xây dựng của mạng lưới
MXD = Gđương ống + Ggiếng thăm + Gđào + G trạm bơm (triệu đồng)
Trong đó:
Gđương ống =2930,8 triệu đồng
Ggiếng thăm = 466,2 triệu đồng
Gđào = 4629,37 triệu đồng
G trạm bơm = 240 triệu đồng
Vậy :MXD =8246,37 triệu đồng
Nhận xét:Hai mạng lưới thoát nước theo 1 phương án đều đảm bảo về mặt kỹ

thuật cũng như khả năng thoát nước ở khu vự . Tuy nhiên , ta xây dựng theo phương
án 2 co chi phí thấp hơn, phù hợp với quy hoạch phát triển chung khi kinh tế.

22


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ.

3.1.

Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt

3.1.1. Thành phần nước thải sinh hoạt
- Thành phần nước thải gồm 2 loại:
+ Nước thải nhiễm bẩn do bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
+ Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất
rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà...

3.1.2. Tính chất nước thải
Nước thải sinh hoạt thông thường chiếm khoảng 80% lượng nước cấp cho sinh
hoạt. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra
còn có các thành phần vô cơ, VSV, vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Nồng độ chất
hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450 mg/l theo trọng
lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Ở những khu
vực dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp, nước thải sinh hoạt không được xử lý
thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ngoài ra, nước thải sinh hoạt thường chứa các thành phần dinh dưỡng rất cao.
Trong nhiều trường hợp, lượng chất dinh dưỡng này vượt qua nhu cầu phát triển của
VSV dùng trong xử lý bằng phương pháp sinh học. Trong các công trình xử lý nước
theo phương pháp sinh học, lượng dinh dưỡng cần thiết trung bình tính theo tỷ lệ

BOD5: N:P =100 :5 :1. Các chất hữu cơ có trong nước thải phải được chuyển hóa hết
bởi VSV mà có khoảng 20-40% BOD không qua quá trình chuyển hóa bởi VSV,
chúng được chuyển ra chung với bùn lắng.

23


Tải lượng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt
Bảng 3.1: nồng độ chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt
( mục 8.1.7- )
Các đại lượng
Chất rắn lơ lửng ( SS)
BOD5 của nước thải đã lắng
BOD5 của nước thải chưa lắng
Nito của các muối amoni ( N-NH4)
Phốt phát (P2O5)
Clorua (Cl-)
Chất hoạt động bề mặt

Khối lượng ( g/người.ngđ)
60 - 65
30 - 35
65
8
3.3
10
2 - 2.5

Bảng 3.2: Thành phần nước thải sinh hoạt
Nặng

1000
700
300
600
12
300

Mức độ ô nhiễm
Trung bình
500
350
150
350
8
200

Thấp
200
120
8
120
4
100

NO2

0
85
35
50

0.1

0
50
20
30
0.05

0
25
10
15
0

NO3

0.4

0.2

0.1

Clorua
Độ kiềm
Chất béo
Tổng phốt pho

175
200
40

-

100
100
20
8

15
50
0
-

Các chất (mg/l)
Tổng chất rắn
Chất rắn hòa tan
Chất rắn không hòa tan
Tổng chất chắn lơ lửng
Chất rắn lắng
BOD5
DO
Tổng nito
Nito hữu cơ
Nito amoniac

24


3.1.3. Tác hại đến môi trường
Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong
nước thải gây ra

+ BOD, COD: sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và
gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng tới hệ sinh thái môi trường
nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong điều kiện
phân hủy yếm khí sinh ra các sản phầm như: H 2S, NH3, CH4... làm cho nước có mùi
hôi thối và làm giảm pH của môi trường.
+ SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
+ Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời
sống của thủy sinh vật nước .
+ Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như: tiêu
chảy, ngộ độc thức ăn...
+ Amonia, P: là những nguồn dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước
quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa ( sự phát triển bùng phát của các loại tảo,
làm nồng độ oxy trong nước thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh
vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy cao do quá trình hô hấp của tảo gây ra).
+ Màu: mất mỹ quan
+ Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuyếch tán oxy trên bề mặt.
Với những ảnh hưởng của các thành phần trong nước thải gây ra đối với nguồn
nước: ao, hồ, sông, suối...Vì vậy, nguồn nước phải được bảo vệ khỏi sự ô nhiễm do
nước thải. Biện pháp được coi là hiệu quả nhất để bảo vệ nguồn nước như:
+ Hạn chế số lượng nước thải xả vào nguồn nước
+ Giảm thiểu nồng độ ô nhiễm trong nước thải theo quy định bằng cách áp
dụng công nghệ xử lý phù hợp đủ tiêu chuẩn xả ra nguồn nước. Ngoài ra, việc nghiên
cứu áp dụng công nghệ sử dụng lại nước thải trong chu trình kín có ý nghĩa vô cùng
quan trọng
Từ những phân tích trên cùng với các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và
xử lý cặn đã được học, ta tính toán và đưa ra phương án xử lý nươc thải sinh hoạt
dưới đây.

25



×