TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 21
NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY LỰC KHU VỰC
HẠ LƯU SÔNG SÀI GÒN – ĐỒNG NAI
Sinh viên thực hiện
Chuyên ngành đào tạo
Lớp
Niên khóa
Giáo viên hướng dẫn
: Nguyễn Ngọc Huyền
: Khí tượng thủy văn biển
: ĐH3KB1
: 2013 - 2017
: Ths. Nguyễn Thị Lan
HÀ NỘI, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Ths. Nguyễn Thị Lan. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức
nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận
xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chưc khác đều có
trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kì gian lận nào tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Huyền
i
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy
Ths. Nguyễn Thị Lan, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết bài luận
văn.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Khoa học biển và hải
đảo, Trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình truyền đạt
kiến thức trong những năm học vừa qua. Do kiến thức còn hạn hẹp nên không
tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu và lỗi trình bày. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài niên đạt được kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DHI
Danish Hydraulics Institute,
START
Southeast Asia START Regional Center
iii
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
N
Hướng bắc
NE
Hướng Đông Bắc
SE
Hướng Đông Nam
HD
Hydrodynamics ( Thủy động lực )
ST
Sand Transport ( Vận chuyển cát)
MT
Mud Transport (Vận chuyển bùn)
PT
Particle Tracking:
iv
DANH MỤC BẢNG
.......................................................................................................................
.................................................................................................................................
v
DANH MỤC HÌNH
vi
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai nằm trải ra trên toàn bộ địa giới hành
chính của 11 tình thành phía Nam. Trong đó vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng
Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm ( bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu ), là nơi tập trung dân cư đông đúc, phát
triển công nghiệp cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, hệ thống giao thông trung tâm.
Trong điều kiện sản xuất thủy điện thượng nguồn tăng, xả thải công nghiệp chưa
được quản lý hiệu quả, các vấn đề về phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường
được đặt ra gay gắt: ngập lụt đô thị, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường sông,
biển và không khí, mất đa dạng sinh học .v.v. Vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng
Nai hiện nay và trong tương lai sẽ là môi trường hoạt động kinh tế, xã hội nhộn
nhịp với các công trình xây dựng, các nhà máy, các thành phố lớn sẽ có nhiều
ảnh hưởng đến vùng hạ lưu sông này.
Để có thể giải quyết vấn đề trên, cần thiết phải hiểu rõ chế độ thủy lực
vùng hạ lưu sông này một cách sâu sắc. Các quá trình thủy lực vùng hạ lưu sông
sẽ đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành chế độ thủy lực và trạng thái
môi trường tại khu vực này. Ngoài ra, các đánh giá định lượng đặc điểm thủy lực
và các chỉ tiêu môi trường ở đây có thể được sử dụng trong việc xây dựng các
phương án đầu tư cho các công trình kinh tế - xã hội trên vùng hạ lưu sông này.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin
cũng như khoa học kỹ thuật nói chung, các mô hình toán ứng dụng cũng ngày
càng được phát triển nhiều hơn. Các mô hình toán với các ưu điểm như cho kết
quả tính toán nhanh, giá thành rẻ, dễ dàng thay đổi các kịch bản bài toán,vv...
đang trở thành là một công cụ mạnh, phục vụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, trong
đó có lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường. Lựa chọn mô hình là khâu đầu
tiên rất quan trọng trong phương pháp mô hình toán, nó phụ thuộc vào yêu cầu
công việc, điều kiện về tài liệu cũng như tiềm năng tài chính và nguồn nhân lực
sẵn có. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều mô hình toán đang được sử dụng.
1
Trong nghiên cứu này, với mục tiêu mô phỏng và tính toán chế độ thủy văn,
thủy lực cho vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai, tôi đã lựa chọn áp dụng bộ
phần mềm MIKE 21. Với những lí do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu tiểu luận:
“ Ứng dụng mô hình MIKE 21 nghiên cứu chế độ thủy lực khu vực hạ lưu sông
Sài Gòn – Đồng Nai ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu chế độ thủy lực khu vực hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu chế độ sóng, chế độ dòng chảy vùng hạ lưu sông Sài Gòn –
Đồng Nai.
Áp dụng mô hình Mike 21 tính toán quá trình tương tác thủy lực vùng hạ
lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Diễn biến chế độ thủy lực tại khu vực hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai đã
tác động như thế nào đến trạng thái môi trường tại khu vực này?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chế độ sóng, chế độ dòng chảy trên vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng
Nai.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Địa điểm nghiên cứu: Vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai từ Thủ Dầu
Một trên sông Sài Gòn, từ Biên Hòa trên sông Đồng Nai, các sông Nhà Bè,
Lòng Tàu, Ngã Bảy, Soài Rạp, Thị Vãi và Vịnh Gành Rái.
2
Hình 1.1: Bản đồ lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai
Thời gian nghiên cứu: Đồ án được thực hiện từ tháng 3/2017 đến tháng
5/2017.
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục
địa.
Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp
nước cho sông chính. Bao gồm: phụ lưu ( cung cấp nước cho sông chính ), sông
chính và chi lưu ( từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển ).
Vùng hạ lưu sông là đoạn ở gần cửa sông, thường kể cả vùng phụ cận. Hạ
lưu sông là vùng thấp nhất của lưu vực sông, phần lớn là đất bồi tụ lâu năm có
thể tạo nên các vùng đồng bằng rộng. Nhìn chung các sông khi chảy đến hạ lưu
thì mặt cắt sông mở rộng, sông thường phân thành nhiều nhánh đổ ra biển.
Thủy lực học là một môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu những quy luật
cân bằng và chuyển động của chất lỏng, ngoài ra nó còn nghiên cứu các biện
pháp ứng dụng các quy luật đó vào thực tiễn.
Thủy lực học còn gọi là cơ chất lỏng ứng dụng hoặc cơ chất lỏng kỹ thuật
bởi vì cơ sở môn thủy lực là cơ học chất lỏng lý thuyết và kết quả của nó được
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật.
Phương pháp nghiên cứu môn thủy lực là kết hợp phân tích lý luận với
phân tích thực nghiệm, trong đó lấy việc thực hiện các biểu thức toán học phức
tạp làm công cụ tính toán.
Nội dung nghiên cứu của thủy lực rất đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực
chuyên môn như: đường ống, kênh hở, dòng thấm, chuyển động vật rắn trong
môi trường nước, chuyển động nước qua kết cấu rắn, công trình thủy lợi – giao
thông hàng hải,…Trong hải dương học môn thủy lực đặc biệt quan trọng: nhiều
hệ phương trình mô tả các quá trình động lực biển, nhiều công thức kinh nghiệm
hoặc bán kinh nghiệm được hình thành trên các kết quả nghiên cứu thủy lực.
Mô hình thủy lực là công cụ quan trọng nhất để kiểm tra lại ý tưởng và
hoàn thiện việc xây dựng phương án của dự án quy hoạch thuỷ lợi. Hiện nay
4
trên thế giới và Việt Nam đã ứng dụng nhiều mô hình trong nghiên cứu như mô
hình Nam, mô hình Mike 11 được áp dụng hầu hết trong việc mô phỏng lưu
lượng, chất lượng nước và vận chuyển bùn cát ở cửa sông, sông, hệ thống tưới,
kênh dẫn và các hệ thống dẫn nước khác; mô hình Mike 21, mô hình Mike
Flood được ứng dụng hầu hết trong việc tính toán về thủy lực, tài nguyên và môi
trường nước; hay mô hình Delft 3D giúp người sử dụng có thể mô phỏng theo
không gian 2 chiều hay 3 chiều cho dòng chảy, vận chuyển trầm tích, hình thái
học, sóng, chất lượng nước, hệ sinh thái,….
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới.
Trên thế giới, nghiên cứu thủy lực học đã có nhiều thành tựu và được
phân theo các hướng như bán kinh nghiệm, thực nghiệm, mô hình .v.v Các mô
hình thủy lực được đặt cơ sở trên việc sơ đồ hóa một hay nhiều chiều.
Các mô hình chất lượng nước là những mô hình có thể mô phỏng chất
lượng (hóa học) của hệ thống nước. Mô phỏng thường được thực hiện trên cơ sở
của chuyển động nước và bùn, phát tán và các quá trình hóa học.
Cụ thể việc áp dụng các mô hình thủy văn, thủy lực được sử dụng khá phổ
biến trong nhiều mô hình đã được xây dựng và áp dụng cho dự báo hồ chứa, dự
báo lũ cho hệ thống sông, cho công tác quy hoạch phòng lũ. Một số mô hình đã
được ứng dụng thực tế trong công tác mô phỏng và dự báo dòng chảy cho các
lưu vực sông có thể được kể đến như:
Viện Thủy lực Đan Mạch (Danish Hydraulics Institute, DHI) xây dựng
phần mềm dự báo lũ bao gồm: Mô hình NAM tính toán và dự báo dòng chảy từ
mưa, Mô hình Mike 11 tính toán thủy lực, dự báo dòng chảy trong sông và cảnh
báo ngập lụt. Phần mềm này đã được áp dụng rất rộng rãi và rất thành công ở
nhiều nước trên thế giới. Trong khu vực Châu Á, mô hình đã được áp dụng để
dự báo lũ lưu vực sông Mun-Chi và Songkla ở Thái Lan, lưu vực sông ở
Bangladesh, và Indonesia.
Trung tâm khu vực, START Đông Nam á (Southeast Asia START
Regional Center) đang xây dựng "Hệ thống dự báo lũ thời gian thực cho lưu vực
sông Mê Kông". Hệ thống này được xây dựng dựa trên mô hình thủy văn khu
5
vực có thông số phân bố, tính toán dòng chảy từ mưa. Hệ thống dự báo được
phân thành 3 phần: thu nhận số liệu từ vệ tinh và các trạm tự động, dự báo thủy
văn và dự báo ngập lụt. Thời gian dự kiến dự báo là 1 hoặc 2 ngày.
Ngoài ra việc nghiên cứu áp dụng mô hình thủy văn, thủy lực cũng khá
phổ biến trong việc nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến độ mặn của
sông, các mô hình thủy lực kết hợp module tính toán lan truyền và vận chuyển
chất trên sông. Một số nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu cũng đã
được công bố trong vài năm gần đây như sử dụng mô hình Mike 21 để tiến hành
đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến độ mặn trên sông Mê Kông. Conard
và các cộng sự đã công bố các nghiên cứu sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo để
dự báo biến động độ mặn do Biến đổi khí hậu gây ra trên vùng cửa sông
Savannah. Việc mô phỏng quá trình dòng chảy trong sông ngòi bằng mô hình
toán được bắt đầu từ khi Saint - Vennant công bố hệ phương trình mô phỏng quá
trình thuỷ động lực trong hệ thống kênh hở một chiều nổi tiếng mang tên ông.
Chính nhờ sức mạnh của hệ phương trình Saint - Venant nên khi kỹ thuật tính sai
phân và công cụ máy tính điện tử đáp ứng được thì việc mô phỏng dòng chảy
sông ngòi là công cụ rất quan trọng để nghiên cứu, xây dựng quy hoạch khai
thác tài nguyên nước, thiết kế các công trình cải tạo, dự báo và vận hành hệ
thống thuỷ lợi. Mọi dự án phát triển tài nguyên nước trên thế giới hiện nay đều
coi mô hình toán dòng chảy là một nội dung tính toán không thể thiếu.
2.2.2 Một số nghiên tại Việt Nam.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu, xây dưng và sử
dụng mô hình trong nghiên cứu thủy lưc đang rất được quan tâm. Trong đó có
nhiều hướng nghiên cứu, điều tra sử dụng mô hình thủy lực như trong những
nghiên cứu, tính toán dự bão lũ, tình hình xâm nhập mặn hay ô nhiễm môi
trường vùng cửa sông, vũng vịnh và khu vực ven biển - khu vực tâp trung chủ
yếu các hoạt động kinh tế của con người,...
Vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự
phát triển kinh tế, dân sinh của tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là du lịch biển. Trong
những năm gần đây, tình hình biến động hình thái tại vùng cửa sông ven biển tại
khu vực trên đang diễn ra theo chiều hướng bất lợi. Một trong những yếu tố tác
động đến sự thay đổi đó là những công trình xây dựng ở khu vực này có ảnh
6
hưởng đến các yếu tố thủy lực như dòng chảy và lượng bùn cát từ thượng nguồn
sông cũng như sóng, dòng ven, dòng triều. Từ đó gây ra quá trình vận chuyển
bùn cát dọc bờ và ngang bờ, cũng như nạo vét lòng sông, vì vậy ảnh hưởng
quyết định đến hình thái vùng cửa sông ven biển. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh
giá tác động của tổ hợp công trình lên trường thủy động lực vùng cửa sông ven
biển Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị là một vấn đề cần được triển khai nghiên cứu để
phần nào đóng góp cho công tác quy hoạch và chính trị vùng cửa sông ven biển,
giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Đề góp phần giảm thiểu những biến động
hình thái vùng cửa sông ven biển nói trên theo chiều hướng bất lợi, hiện đã có
một số nghiên cứu trên khu vực này, song chưa có ngiên cứu cụ thể và hoàn
chỉnh về ảnh hưởng của các công trình lên trường thủy động lực. Do đó, tác giả
Đào Văn Giang đã tiến hành nghiên cứu theo hướng tiệm cận hiện đại đó là áp
dụng mô hình thủy động lực để đánh giá tác động của tổ hợp công trình lên
trường thủy động lực vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng tỉnh Quảng Trị với đề
tài “ Đánh giá tác động của tổ hợp công trình lên trường thủy động lực vùng
cửa sông ven biển biển Cửa Tùng – Quảng Trị ”. Trong luận văn này, tác giả đã
sử dụng mô hình Mike 21, sử dụng phương pháp điều tra, thu thập số liệu, khảo
sát bổ sung các số liệu địa hình, thủy văn, dòng chảy, chế độ thủy triều,phương
pháp phân tích thống kê, mô hình toán,…. để đánh giá tác động của tổ hợp công
trình lên trường thủy động lực vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng – Quảng Trị và
đưa ra được một số kết quả khả quan. Luận văn đã tổng quan được một số đặc
điểm về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu, đã tổng
quan được một số mô hình động lực cơ bản, từ đó lựa chọn được mô hình phù
hợp với mục tiêu nghiên cứu. Luận văn cũng đã áp dụng thành công mô hình
MIKE 21 để tính toán mô phỏng tác động của tổ hợp công trình lên trường thủy
động lực vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng. Mô hình có thể sử dụng trong thực
tế phục vụ công tác quy hoạch, chính trị vùng cửa sông ven biển góp phần
phòng chống và giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra. Luận văn đã xây
dựng và mô phỏng tác động của tổ hợp công trình lên trường thủy động lực
vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng theo một số kịch bản như: Kịch bản 1: địa
hình 2010 + cảng cá; kịch bản 2: địa hình 2010 + cảng + cầu; kịch bản 3: địa
hình 2010 + cảng + kè; kịch bản 4: địa hình 2010 + càng + cầu + kè; kịch bản 5:
địa hình 2010 + cảng + cầu + 2 kè. Luận văn cũng đã có được một số nhận xét,
7
đánh giá tác đọng của các công trình lên trường thủy động lực ứng với mỗi kịch
bản và cũng chỉ ra được thực trạng tình hình xói lở vùng cửa sông ven biển Cửa
Tùng.
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án quan trọng trong mục tiêu chiến
lược phát triển nguồn điện của tập đoàn dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định
hướng đến năm 2025. Đây cũng là dự án nguồn điện cấp bách thuộc tổng quy
hoạch điện VI được Chính phủ phê duyệt. Nhà máy điện Thái Bình 2 là một
trong hai nhà máy điện thuộc Trung tâm nhiệt điện Thái Bình nằm ở tả ngạn
sông Trà Lý, cách cửa sông Trà Lý khoảng 3km về phía Tây. Sự ra đời của nhà
máy nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ góp phần quan trọng trong việc bổ sung một
lượng công suất lớn cho hệ thống điện, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ điện
ngày càng tăng của hệ thống điện quốc gia Việt Nam giai đoạn từ 2013 trở đi.
Bên cạnh việc cung cấp điện lưới quốc gia, xuất khẩu và dự trữ điện năng phục
vụ những nhu cầu thiết yếu để phát triển kinh tế thì việc sử dụng than đá làm
nhiên liệu đốt, quá trình lấy nước làm mát cho hệ thống tua bin của nhà máy rồi
xả ra khu vực cửa sông Trà Lý sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng tới môi trường và hệ
sinh thái dưới nước xung quanh cửa sông này. Nước được lấy vào từ cửa sông
qua ống bình ngưng, làm mát các tua bin rồi xả trở lại môi trường. Nước thải từ
quá trình làm nguội thiết bị của nhà máy nhiệt điện có lưu lượng lớn, loại nước
thải này ít bị ô nhiễm, thường chỉ được làm nguội và cho chảy thẳng ra nguồn
nước mặt khu vực. Tuy nhiên nước xả từ lò hơi lại có nhiệt độ, độ pH cao và có
chứa một lượng nhỏ dầu mỡ, cặn lò không hoà tan, chất vô cơ dẫn đến làm giảm
lượng oxi hòa tan, thay đổi nồng độ của các chất dinh dưỡng cũng như các chất
hòa tan dẫn đến thay đổi môi trường sống của các sinh vật dưới nước. Đặc biệt
sự thay đổi nhiệt độ trong nước có ý nghĩa rất lớn đối với ngưỡng nhiệt cuả sinh
vật, mức độ lan truyền và khuếch tán nhiệt ảnh hưởng trực tiếp đối với hệ sinh
thái trong môi trường nước. Việc sử dụng các mô hình số để tính toán các trường
hợp giả định sẽ đưa ra bức tranh đầy đủ về quá trình lan truyền, khuếch tán
nhiệt. Trên cơ sở đó cùng với sự nhận thức được mức độ cấp thiết của vấn đề,
tác giả Hoàng Thị Hằng Nga đã lựa chọn đề tài “Sử dụng mô hình Mike 21 tính
toán lan truyền nhiệt vùng cửa sông Trà Lý dưới ảnh hưởng của nhà máy nhiệt
điện Thái Bình 2”. Các kịch bản mô phỏng sự lan truyền nhiệt với các giả thiết
được nêu ra có thể đánh giá mức độ lan truyền và ảnh hưởng của sự biến đổi
8
nhiệt độ trong môi trường nước tới sinh vật trong hệ sinh thái nước cửa sông Trà
Lý. Phương pháp để tính toán quá trình phát tán và lan truyền nhiệt trong luận
văn được sử dụng là phương pháp số, sử dụng mô hình Mike 21 kết hợp giữa
quá trình thủy động lực và sóng. Trong đó, các yếu tố chính được tính đến bao
gồm: độ muối, nhiệt độ, ảnh hưởng của gió bề mặt, tương tác với sóng, dòng
chảy. Kết quả thu được về trường vận tốc và trường mực nước tốt, các quy luật
của sóng đứng vùng cửa sông ổn định. Mô hình Mike 21 đáp ứng tốt quá trình
mô phỏng lan truyền nhiệt, đưa ra bức tranh đầy đủ về cả xu hướng và quá trình
lan truyền nhiệt khu vực nghiên cứu. Vào mùa khô lưu lượng dòng chảy nhỏ
hơn nhiều so với mùa mưa vì thế khi mô phỏng quá trình truyền nhiệt của khu
vực vào mùa này sẽ xuất hiện những vùng có chênh lệch nhiệt độ với môi
trường tương đối cao trên 4oC ( tương ứng 22oC ). Vào mùa mưa kết quả mô
phỏng cho thấy khối nước xả của nhà máy gần như không gây ra sự chênh lệch
nhiệt độ với nhiệt độ nước của môi trường. Những vùng lớn hơn 2 oC ( tương
ứng 30oC ) là rất nhỏ và hầu hết chỉ xảy ra trong các phương án có lưu lượng xả
60m3 /s. Theo nghiên cứu tài liệu Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ven bờ áp dụng cho giới hạn của các thông số nước ven bờ cho thấy:
Những vùng nước ven biển trong khoảng 30oC là an toàn đối với sinh vật và hệ
sinh thái trong khu vực đó. Quá trình tính toán lan truyền nhiệt vùng cửa sông
Trà Lý dưới ảnh hưởng của nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 cho kết quả đều nhỏ
hơn hoặc bằng 30oC thỏa mãn quy chuẩn chất lượng nước nói trên, vì thế không
gây ảnh hưởng tới môi trường.
Cửa Đà Rằng là cửa sông lớn nhất và phức tạp nhất cửa Phú Yên và của
khu vực Nam Trung Bộ. Thành phố Tuy Hòa ở ngay vị trí cạnh cửa sông nên các
hoạt động phát triển kinh tế, xã hội chịu tác động mạnh mẽ đến diễn biến vùng
cửa sông. Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến diễn biến cửa sông, nhưng
nguyên nhân chủ yếu là do tác động của sóng và dòng chảy. Trong những năm
qua, cửa sông Đà Rằng luôn bị biến động mạnh mẽ do hiện trượng xói lở - bồi tụ
bờ biển, bồi lấp luồng vào cảng, gây ảnh hưởng lớn đến giao thông thủy, thoát lũ
và phát triển kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của sóng và dòng chảy
tại khu vực sông Đà Rằng đang rất cần thiết. Để khắc phục được những tình
trạng trên bài báo với tên đề tài: “ Ứng dụng mô hình Mike 21 FM nghiên cứu
ảnh hưởng của sóng và dòng chảy đến cửa sông Đà Rằng tỉnh Phú Yên ” của
9
nhóm tác giả PGS.Ts. Nguyễn Bá Quỳ, Ts. Ngô Lê Long và Ths. Phạm Thu
Hương đã ứng dụng mô hình MIKE 21 nghiên cứu ảnh hưởng của sóng và dòng
chảy đến khu vực cửa sông này. Kết quả diễn toán sóng và dòng chảy khu vực
nghiên cứu cho thấy vùng ven biển cửa sông Đà Rằng chịu ảnh hưởng nhất định
của thủy triều lên xuống. Khu vực nghiên cứu trong một ngày khi triều dâng
sóng có khả năng tiến sâu vào trong cửa và khi triều rút thì sóng ở cách xa bờ.
Do cửa sông Đà Rằng có hướng vuông góc với hướng Đông Bắc nên trong mùa
đông, sóng có hướng tác động trực tiếp vào cửa sông. Sóng từ các hướng N và
NE (mùa đông) truyền vào đến bờ bị khúc xạ ít hơn và bị suy giảm năng lượng
ít hơn so với hướng SE (mùa hè) nên tạo ra dòng chảy ven bờ mạnh hơn. Vào
mùa gió Đông Bắc trùng với mùa mưa lũ nên khi triều rút, dòng triều, dòng chảy
lũ kết hợp với dòng chảy sóng ven bờ ở khu vực có hướng Tây Bắc – Đông Nam
tạo thành dòng chảy tổng hợp có tốc độ cao. Ngược lại, dòng chảy lũ về cộng
với thuỷ triều lên và sóng vào sâu gây ra ngập lụt khu vực cửa sông Đà Rằng và
lượng bùn cát sẽ bị lắng đọng gây bồi phía trong cửa. Khi triều rút lượng nước
trong sông thoát ra gây phá cửa sông. Ra ngoài cửa, do dòng chảy ven bờ có
hướng Tây Bắc – Đông Nam lên bùn cát được đưa xuống phía nam cửa. Vào
mùa gió Tây Nam, sóng có hướng Đông Nam gây tạo ra dòng chảy ven bờ có
hướng Đông Nam - Tây Bắc vận tốc trung bình. Trong thời kỳ gió này cửa Đà
Rằng chỉ ảnh hưởng của thuỷ triều không bị ảnh hưởng của dòng chảy sông.
Ngoài cửa chủ yếu bị ảnh hưởng của dòng chảy ven do sóng, nên xu thế bùn cát
được đẩy từ phía nam lên phía bắc cửa Đà Rằng. Nếu không có tác động của
sóng thì dòng chảy do tác động của thuỷ triều khá yếu. Điều này cho thấy dòng
chảy ven bờ do sóng sẽ vận chuyển bùn cát và làm bồi lấp cửa trong thời kỳ mùa
cạn khi tác dụng của dòng triều và dòng chảy từ sông ra bị yếu đi. Kết quả phân
tích trường sóng và dòng chảy tại cửa Đà Rằng theo các pha triều lên và rút có
thể sơ bộ đánh giá ảnh hưởng của chúng đến diễn biến đường bờ vùng nghiên
cứu từ đó đưa ra các giải pháp chỉnh trị thích hợp cho việc phát triển giao thông,
kinh tế xã hội trong khu vực.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây của các tác giả trong nước
đã có đóng góp xứng đáng về mặt khoa học, góp phần cho những nghiên cứu
tiếp theo bằng phương pháp mô hình toán ở nước ta.
2.2.3 Một số nghiên cứu tại khu vực hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai.
10
Vùng cửa sông Sài Gòn - Đồng Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, là nơi tập trung dân cư đông đúc, tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều hoạt
động kinh tế - xã hội trọng điểm. Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội của khu
vực này đang và sẽ nảy sinh hàng loạt các vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt
là ô nhiễm nguồn nước. Nếu không có các biện pháp hữu hiệu để sớm quản lý
và giám sát các hoạt động dân sinh và sản xuất công nghiệp dọc theo khu vực
này thì trong tương lai không xa, nguồn nước của khu vực này sẽ bị ô nhiễm
nặng với nhiều loại chất độc hại khác nhau, không thể sử dụng được ( hoặc nếu
sử dụng được phải tốn một khoản chi phí rất lớn cho việc xử lý nước ), đe dọa
sự sống của người dân trên khu vực này khi không còn có nước sạch để ăn uống,
sinh hoạt. Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nước do các hoạt động dân sinh và công
nghiệp, các hoạt động khai thác cát dưới lòng sông, giao thông vận tải thuỷ và
các hoạt động khác như nông nghiệp, ngư nghiệp... cũng góp phần không nhỏ
vào việc ô nhiễm nguồn nước khu vực cửa sông này với nhiều lại chất thải hữu
cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, thuốc trừ sâu... rất nguy hại đối với sức khoẻ con
người khi sử dụng nước để ăn uống, sinh hoạt. Để có thể giải quyết những vấn
đề trên, cần thiết phải hiểu rõ chế độ thủy động lực, cũng như sự lan truyền ô
nhiễm trong môi trường sông biển vùng cửa sông này một cách sâu sắc. Do đó,
tác giả Bảo Hạnh đã tiến hành nghiên cứu với đề tài: “ Nghiên cứu chế độ thủy
động lực và chất lượng nước vùng cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai ”. Trong đó áp
dụng phần mềm MIKE 21 mô phỏng các trường thủy động lực và chất lượng
nước cho vùng cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai với kết quả phù hợp với số liệu
thực đo. Kết quả đã phân tích, đánh giá được sự tương tác giữa các đặc trưng
thủy lực và sự lan truyền, pha loãng các chất ô nhiễm BOD5, DO theo không
gian ( cấu trúc hai chiều ngang ) và thời gian ( dao động tháng, ngày ) tại vùng
cửa sông Sài Gòn - Đồng Nai. Chỉ ra được chế độ triều bán nhật đóng vai trò
quan trọng trong quá trình của các chỉ tiêu chất lượng nước ( lan truyền, pha
loãng) , vai trò của sự nhập lưu các nhánh sông trong việc hình thành đặc điểm
thủy động lực và chất lượng nước trên vùng cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai. Xác
định giá trị định lượng và định tính của sự chênh lệch của mực nước, vận tốc
dòng chảy, các chỉ tiêu chất lượng nước BOD5 và DO trên hai bờ các mặt cắt
ngang trên vùng cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai. Xây dựng chỉ số dễ bị tổn
thương thủy động lực môi trường trung bình, cực đại nhằm đánh giá tổng hợp sự
11
tương tác giữa 4 thành phần ( gồm mực nước, tốc độ dòng chảy, BOD5, DO )
kết hợp với tính nhạy cảm của tự nhiên và môi trường tại vùng cửa sông Sài Gòn
- Đồng Nai.
Ngoài việc giải quyết các vấn đề ô nhiêm nước thì việc kiểm soát ngập lụt
tại khu vực hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai cũng đang rất được quan tâm.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai trực tiếp ăn
thông ra biển. Lũ lớn từ các sông từng gây ngập lụt nghiêm trọng cho thành phố.
Triều cao bất thường, nước dâng do gió bão cũng xảy ra liên tục. Việc xả tràn từ
các hồ Trị An, Dầu Tiếng, Phước Hòa, Thác Mơ,… tạo nên một khối lượng nước
khổng lồ đổ về, cùng lúc đó triều cường qua cửa Lòng Tàu, Soài Rạp từ biển ập
vào vùng đất thấp phía Nam thành phố tiếp giáp với biển khoảng từ 75 – 80 km.
Khối lượng nước dồn ứ từ nguồn và biển này tất nhiên là nguyên nhân và áp lực
gây ngập cho thành phố ở tất cả vùng thấp trũng, chiếm một tỷ trọng diện tích
rất cao. Với những lí do trên GS.TS. Nguyễn Quang Kim đã đưa ra đề tài: “
Nghiên cứu giải pháp tổng thể kiểm soát ngập lụt vùng hạ lưu sông Đồng Nai –
Sài Gòn và các vùng lân cận ”. Đề tài trên cơ sở tính toán phân tích các phương
án khác nhau, xây dựng được giải pháp thích hợp giảm thiểu có hiệu quả rủi ro
do nước biển dâng, kiểm soát ngập lụt và kiểm soát xâm nhập mặn cho hạ du
sông Đồng Nai - Sài Gòn và vùng lân cận. Dự báo được diễn biến chế độ môi
trường nước vùng lòng hồ và trên hệ thống sông chính làm cơ sở để đánh giá
được tác động môi trường của các phương án khác nhau nhằm lựa chọn được
phương án khả thi. Đề xuất được giải pháp quản lý rủi ro trước, trong quá trình
thực hiện và sau khi xây dựng đê biển Vũng Tàu – Gò Công. Kết quả đề tài đã
cung cấp cơ sở và số liệu cho việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây
dựng tuyến đề biển đa mục tiêu ở vùng Đồng Nai – Sài Gòn. Đưa ra những dự
báo diễn biến xâm nhập mặn, chế độ môi trường nước vùng lòng hồ và trên hệ
thống sông chính làm cơ sở cho việc quản lý chống mặn và bảo vệ môi trường
và sẽ mang lại nhiều lợi ích góp phần phát triển kinh tế xã hội, đến môi trường,
chủ động trong việc phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.
12
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
a, Vị trí địa lý, ranh giới địa lý hành chính.
Hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai nằm trải ra trên toàn bộ địa giới hành
chính của các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai,
Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận và một
phần địa giới hành chính của các tỉnh Đăk Lăk và Long An. Có tổng diện tích tự
nhiên khoảng 43.450 km2, ở vào vị trí địa lý: từ 105 030'21'' đến 1090001'20"
kinh độ Đông và từ 100019'55" đến 120020'38" vĩ độ. Lưu vực sông Sài Gòn Đồng Nai có hình nan quạt kéo dài từ cuối sườn Tây của dãy Trường Sơn thuộc
Nam Trung Bộ, qua hết vùng Đông Nam Bộ đến giáp vùng Đồng Tháp Mười
thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Dòng chính sông Đồng Nai phân bố theo trục
Đông Bắc - Tây Nam và các nhánh sông lớn quan trọng cùng đổ nước vào dòng
chính là sông La Ngà (nằm bên trái dòng chính theo hướng từ thượng nguồn ra
cửa sông), sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ (nằm bên phải). Toàn bộ hệ
thống các sông suối trong lưu vực tập trung về các cửa chính là Gành Rái và
Soài Rạp. Ngã Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn tốc
độ dòng chảy chậm. Ngã Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái dài 56km, bề rộng trung
bình 0,5km, lòng sông sâu là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài
Gòn.
Vùng hạ lưu sông Đồng Nai- Sài Gòn được giới hạn bởi 4 điểm có tọa độ
địa lý như sau:
STT
1
2
3
4
Vĩ độ bắc
10° 21' 27"
11° 08' 6"
11° 08' 6"
10° 21' 27"
Kinh độ đông
106° 23' 7"
106° 23' 7"
106° 58' 18"
106° 58' 18"
Với diện tích khoảng 7500 km2 bao gồm các tỉnh thành TP. Hồ Chí Minh,
một phần các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An va Tiền Giang. Vùng hạ lưu
13
sông Đồng Nai - Sài Gòn gồm dòng chính Đồng Nai và các sông nhánh là Sài
Gòn, Vàm Cỏ Đông.
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai
b, Đặc điểm địa hình.
Điạ hình vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai là sự chuyển tiếp hài hoà
giữa địa hình đồi núi của Miền Trung và địa hình trũng thấp của đồng bằng sông
Cửu Long. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau:
Đồng bằng cao tích tụ và xâm thực tích tụ
Đây là đồng bằng cổ, hiện đã được nâng cao tạo nên các bậc thềm với độ
cao và tuổi khác nhau. Dạng địa hình này phân bố rộng khắp phần diện tích phía
bắc và phía đông của vùng hạ lư sông Sài Gòn – Đồng Nai. Độ cao của đồng
bằng dao động từ 5÷10m đến 40÷50m, tạo nên các bậc thềm 5÷15m, 20÷30m và
40÷50m. Trên dạng địa hình này phát triển nhiều loại thực vật từ cây công
nghiệp đến cây ăn trái, đáng chú ý là các rừng cao su.
Đồng bằng thấp tích tụ ven sông rạch
14
Dạng địa hình này phân bố ở vùng thấp dọc theo thung lũng các sông Sài
Gòn, Đồng Nai, Thị Tính và các rạch lớn, độ cao từ 1m đến 5m. Hai dạng địa
hình này xen kẽ và chuyển hoá cho nhau từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
c, Đặc điểm thủy văn.
Chế độ dòng chảy
Chế độ dòng chảy ở lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn phụ thuộc nhiều
chế độ mưa và chế độ triều từ biển Đông, mưa nhiều thì dòng chảy mạnh, mưa ít
thì dòng chảy yếu, thủy triều mạnh thì dòng chảy mạnh hơn, xâm nhập sâu vào
đất liền, khi triều kém thì ngược lại. Đồng thời, còn chịu sự tác động chế độ
dòng chảy từ thượng lưu về, các khai thác có liên quan đến dòng chảy và dòng
sông ngay ở hạ lưu.
Bảng 3.1: Đặc điểm dòng chảy một số điểm ở lưu vực hệ thống sông Sài Gòn
– Đồng Nai
Điểm
Trị An
Sông
Qp (m3/s)
FLv
Mo
Qo
Wo
(km2) (l/s/km2) (m3/s) (m3/s) 10% 50% 75% 95%
Đồng Nai
14025
35.5
498
15750 696
494 403.7 322
Biên Hòa Đồng Nai
22425
34.2
767
24252 1070 760
615
490
Dầu Tiếng Sài Gòn
2700
22.3
60.2
1903 83.5 59.6
48
38.7
Nhà Bè
Đồng Nai
27425
31.5
864
27320 1186 858
693
557
Soài Rạp
Nhà bè
40000
25.3
1012 32000 1403 1002 809
651
Hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn có môđun dòng chảy nhỏ khoảng 15 –
20 l/s/km2 . Dòng chảy mùa lũ ở lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn thường bắt
đầu vào tháng 6 – 7 và kết thúc vào tháng 11. Vào mùa lũ, cao nhất trên các
sông thường xảy ra vào tháng 8, tháng 9, tháng 11. Trong mùa khô lượng mưa
rất ít nên dòng chảy mùa kiệt rất nhỏ, lưu lượng kiệt nhất trên các sông thường
rơi vào tháng 3 và tháng 4.
Hàng năm sông Đồng Nai – Sài Gòn và các phụ lưu đã đổ ra biển qua
vịnh Gành Rái và vịnh Đồng Tranh hơn 32 tỷ khối nước và hàng triệu tấn phù
sa. Vùng hạ lưu tiếp giáp biển là nơi thường xuyên xảy ra hai quá trình tranh
15
chấp mãnh liệt giữa đất liền và biển, bồi tụ và xói lở. Chế độ dòng chảy ở hạ lưu
chịu sự tác động khác nhau theo không gian và thời gian của các yếu tố sau: Chế
độ dòng chảy từ thượng lưu về, chế độ thủy triều biển Đông, các khai thác có
liên quan đến dòng chảy và dòng sông ngay ở hạ lưu.
Vùng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn có thể chia thành hai khu vực: khu
vực ngập thường xuyên và khu vực bán ngập. Vùng bán ngập: chiếm diện tích
lớn, chủ yếu là diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ, và ven sông Thị Vải phía
Nam huyện Nhơn Trạch, phía tây huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và ở phía
Tây huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khu vực ngập thường xuyên:
chủ yếu là vịnh Gành Rái với chiều dài mặt nước 20 km và chiều rộng 11 km.
Chế độ dòng chảy ở hạ lưu vùng cửa sông Đồng Nai – Sài Gòn chịu ảnh hưởng
trực tiếp của chế độ bán nhật triều từ biển Đông (mỗi ngày có hai lần triều lên và
hai lần triều rút).
Vùng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gong sau khi có công trình Trị An, Dầu
Tiếng để tích nước vào mùa lũ và xả nước từ hồ ra khi trên sông có lưu lượng
nhỏ thì lưu lượng trung bình tháng của mùa kiệt (tháng II, III, IV) có thể tăng
lên 4 – 5 lần so với trước, nhưng lưu lượng mùa lũ (tháng VIII, IX, X) lại giảm,
chỉ còn 50% so với trước khi có công trình và sự xâm nhập mặn ở vùng cửa
sông huyện Cần Giờ lại tăng hơn trước cho nên sự ảnh hưởng thủy triều biển
Đông trên sông Đồng Nai – Sài Gòn có khác đi so với trước đây, đặc biệt là do
sự điều tiết của hai hồ Trị An, Dầu Tiếng. Trong mùa khô 2010 – 2011, độ mặn
tăng do nước mặn lấn sâu, lượng mưa ít làm cho nguồn nước ngọt trên các sông
và hồ Trị An xuống quá thấp, vào mùa khô khi thủy triều lên, thượng nguồn
không có nguồn nước ngọt xả về để đẩy mặn nên nước mặn lấn sông. Kết quả
quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai của Trung tâm quan trắc và kỹ thuật
môi trường Đồng Nai trong tháng 2 – 2011, độ mặn ở đoạn 3 của sông Đồng Nai
(từ cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai) có nhiều khu vực tăng trên 10 lần so với
trước đó một tháng. Nếu tháng 01 – 2011, độ mặn đo được tại cầu Hóa An, chợ
Biên Hòa, nhà máy nước Biên Hòa, cầu Ghềnh, giữa cù lao Hiệp Hòa, hợp lưu
sông Đồng Nai – sông Cái, cù lao Ba Xê vào lúc triều xuống chỉ dao động từ 0,1
– 0,2%0 (quy chuẩn Việt Nam năm 2008), tương đương với 70 – 120 mg/l.
Nhưng sang tháng 2, độ mặn ở một số đoạn như: cầu Ghềnh tăng lên 242 mg/l,
cù lao Hiệp Hòa (gần hợp lưu sông Đồng Nai – sông Cái) 485 mg/l, cù lao Ba
16
Xê 1.200 mg/l.
Mạng sông suối
Hệ thống sông chính chảy qua là hệ thống sông Đồng Nai. Ngoài ra, khu
vực còn có một mạng lưới kênh, mương khá dày.
Hệ thống sông Đồng Nai thuộc loại sông thiếu hụt trầm tích với cửa sông
hình phễu, bao gồm sông chính là sông Đồng Nai và các nhánh: sông Bé, sông
Sài Gòn.
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang (Đà Lạt) với diện
tích lưu vực 45.000km2, độ cao 1.777m. Hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai được
tính từ sau thác Trị An đến cửa sông có chiều dài khoảng 148 km, và từ sau đập
Dầu tiếng đến cửa sông khoảng 158 km, đi qua vùng đồng bằng, lòng sông mở
rộng ra và sâu thêm, độ dốc nhỏ dần. Chính vì vậy mà thủy triều ảnh hưởng đến
chân đập Trị An trên sông Đồng Nai và chân đập Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn.
Tổng lượng dòng chảy năm của hệ thống sông Đồng Nai đổ ra biển Đông là 32
tỉ m3. Chiều dài dòng chính của sông đến cửa sông là 620 km. Sông nhiều nước,
song lũ ít đột ngột vì lòng sông ít dốc, ngay ở một số đoạn trung lưu cũng vậy,
đặc biệt là mạng lưới sông dạng lông chim của khu vực. Hạ lưu, nhất là cửa
sông có dạng vịnh nên đi lại thuận tiện và ở đây có cảng Sài Gòn, một cảng lớn
nhất của nước ta cũng như trong toàn bán đảo Đông Dương.
Sông Sài Gòn dài 201 km bắt nguồn từ Krachê – Campuchia ở độ cao
200m so với mực nước biển, diện tích lưu vực tính đến hồ Dầu Tiếng là 1.700
km2. Nơi đây đã khai thác sử dụng công trình thủy lợi Dầu Tiếng sau đó chảy
ngang địa phận tỉnh Bình Dương đến TP.HCM và sau cùng hợp lưu với sông
Đồng Nai tại Mũi Đèn Đỏ ( nhà Bè ). Chiều dài sông từ thượng nguồn đến Mũi
Đèn Đỏ khoảng 280km, độ dốc trung bình của sông là 0,69 %, hệ số uốn khúc
2,27, lưu lượng vào mùa kiệt 6 m3/s và lưu lượng trung bình là 69 m 3/s. Đoạn
thượng lưu có lòng sông hẹp với chiều rộng trung bình 20m, uốn khúc quanh
các triền đồi đến hồ Dầu Tiếng, tại đây có đập thủy lợi ngăn vùng, độc cao lên
đến 25m, tạo nên hồ chứa nước có diện tích 260.000ha và dung tích chứa
khoảng 1,45 tỷ m3, phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu
trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng
và cho sản xuất công nghiệp ở tỉnh Tây Ninh và Tp. HCM.
17
Sông Đồng Nai hợp lưu với sông Sài Gòn thành sông Nhà Bè, cách trung
tâm thành phố khoảng 5 km về phía Đông Nam. Sông Nhà Bè chảy ra biển
Đông qua hai sông chính: sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp. Sông Lòng Tàu đổ
ra vịnh Gành Rái, dài 56 km, rộng trung bình 0,5 km, lòng sông sâu, trung bình
12m có nơi tới 29m. Sông Soài Rạp dài 59 km, rộng trung bình 2 km, lòng sông
cạn, tốc độ dòng chảy chậm.
Bờ biển, chế độ thuỷ triều
Vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai có gần 30km đường bờ biển, có
chế độ bán nhật triều không đều. Trong 1 tháng có 2 kỳ triều cường và 2 kỳ triều
kém. Trong năm đỉnh triều cao vào tháng 12 và tháng 1, xuống thấp vào tháng 6
và tháng 7. Chênh lệch đỉnh khoảng 0,5m. Biên độ thuỷ triều vào mùa cạn
(tháng 3 và 4) khoảng 2,5 ÷ 3m. Ở sông Đồng Nai, triều lên cách cửa sông đến
gần 200km.
Nhìn chung, ảnh hưởng của triều có biểu hiện trên phần lớn diện tích phía
nam vùng nghiên cứu, không những mực nước sông, kênh rạch bị ảnh hưởng,
làm dòng chảy bị đảo ngược mà còn kèm theo sự xâm nhập của mặn vào sâu
trong đất liền, gây mặn hoá các tầng nước dưới đất trong dải duyên hải.
3.1.2 Đặc điểm khí tượng, khí hậu.
Khí hậu vùng mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có
hai mùa rõ rệt:, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10. Đặc điểm khí hậu được thu thập trong 3 năm gần đây như sau:
Đặc điểm khí hậu được thống kê trong (bảng ……..) và biểu đồ các yếu tố
khí tượng tại trạm Sở Sao (hình …..)
18