Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Liên môn Thực phẩm bẩn mối ẩn họa khôn lường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.68 MB, 42 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO BẮC GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆP HÒA
TRƯỜNG THCS DANH THẮNG

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

THỰC PHẨM BẨN - MỐI ẨN HỌA KHÔN LƯỜNG

Hiệp Hòa, tháng 10 năm 2016


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO BẮC GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆP HÒA
THÔNG TIN VỀ HỌC SINH

Họ và tên:

Vũ Thị Thảo

Họ và tên:Nguyễn Thúy Hạnh

Ngày sinh: 30/12/2002

Ngày sinh:24/12/2002
Lớp: 9A

Lớp: 9A

2




I .TÊN TÌNH HUỐNG:

“ THỰC PHẨM BẨN - MỐI ẨN HỌA KHÔN LƯỜNG”
Giờ học toán mới bắt đầu được 10 phút, thì em thấy bạn Lan – ngồi cạnh em,
mặt tái mét, nhăn nhó kêu đau bụng. Em và bạn Thảo xin phép cô giáo đưa bạn
Lan xuống phòng y tế của nhà trường. Em thấy bạn càng ngày càng đau bụng dữ
dội và nôn mửa. Cô phụ trách y tế học đường nhận định có khả năng bạn Lan bị
ngộ độc thực phẩm, nên đã gọi điện ngay cho bố mẹ bạn Lan, để đưa bạn ấy lên
bệnh viện huyện. Sau những thủ tục thăm khám cần thiết, các bác sĩ đã kết luận
bạn Lan bị ngộ độc thực phẩm mà nguyên nhân chính là bạn ấy ăn phải hoa quả
có chứa các chất độc hại. Từ sự việc xảy ra ở ngay chính lớp học của chúng em,
và trong thời gian gần đây, trên ti vi, chúng em được biết có rất nhiều ca ngộ
độc thực phẩm tập thể, thậm chí có người bị thiệt mạng do ngộ độc thực phẩm.
Vì vậy, chúng em rất muốn tìm hiểu về mối ẩn họa khôn lường của thực phẩm
bẩn -“kẻ giết người” thầm lặng này.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Kiến thức: Giải quyết tình huống trên, mục đích của chúng em là giúp các
bạn học sinh:
- Hiểu rõ thế nào là thực phẩm, vai trò của thực phẩm đối với con người,
thực trạng thực phẩm bẩn trong xã hội hiện nay.
- Nguyên nhân nào dẫn đến thực phẩm bẩn, biết được tác hại khôn lường của
thực phẩm bẩn.
- Đưa ra được những giải pháp nhằm hạn chế thực phẩm bẩn. Có kiến thức cơ
bản để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc do sử dụng thực phẩm bẩn.
- Sử dụng kiến thức của các môn học để giải quyết tình huống trên.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng tìm hiểu thông tin, xử lý thông tin và đưa ra kết luận.
3. Thái độ:


3


- Hình thành ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho bản thân em và gia đình. Từ
đó tuyên truyền cho bạn bè, mọi người xung quanh cùng vệ sinh an toàn thực
phẩm bảo vệ sức khoẻ của mình và gia đình.
- Từ các kiến thức thu thập được giúp chúng em có thể tuyên truyền ý thức giữ
gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng hướng ý tưởng tới cộng đồng học sinh,
giáo viên, các bậc phụ huynh, các bậc lãnh đạo của địa phương và nhà trường
cùng chung tay giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nói không với thực phẩm
bẩn.
- Rèn luyện ý chí bản thân để tự rèn cho mình ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn
thực phẩm.
4. Phát triển năng lực của học sinh:
- Bản thân em phát triển được các năng lực: Tự học, tự giải quyết vấn đề, tư duy
sáng tạo, tự quản lý và giao tiếp.
- Giúp phát triển năng lực ngôn ngữ, thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin ở sách
giáo khoa, sách tham khảo, trong cuộc sống, trên mạng Internet... và năng lực
vận dụng kiến thức trong cuộc sống, năng lực giải quyết các hiện tượng thực tế.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRÊN.
Để giải quyết được tình huống nêu trên thì chúng em cần có những hiểu biết
cơ bản về các môn học liên quan.
1. Môn Sinh học 8: Sự ảnh hưởng của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe con
người. Con đường và các tác nhân sinh học gây ô nhiễm thực phẩm.
2. Môn Văn học: Kĩ năng viết văn nghị luận, văn thuyết minh và văn kể
chuyện. Bài thuyết trình có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
3. Môn Toán: Thống kê số liệu .
4. Hóa học: Thành phần hóa học của các chất có hại trong thực phẩm bẩn.

5 Vật lý: Ô nhiễm các chất phóng xạ vào thực phẩm.
6. Môn Địa lý: Vẽ biểu đồ thống kê.
7. Giáo dục công dân: Tuyên truyền nâng cao ý thức giáo dục của người dân
về vệ sinh an toàn thực phẩm một cách tự giác, bền bỉ và kiên trì.
4


8. Môn Tin học: Thiết kế hình ảnh, sưu tầm tài liệu.
9. Môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp và môn Mĩ thuật: Vẽ tranh tuyên truyền
nói không với thực phẩm bẩn.
10. Môn công nghệ: trồng trọt và chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm.
11. Môn Khoa học lớp 4: Thực phẩm cần cho sự sống, Sử dụng thực phẩm
sạch, an toàn.
12. Kiến thức thực tế: Mô hình trang trại chăn nuôi thịt lợn sạch theo tiêu
chuẩn ViệtGap tại địa phương. Trồng rau sạch ở các hộ gia đình.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
1. Thành lập nhóm nghiên cứu
Gồm 2 thành viên: 1. Vũ Thị Thảo
2. Nguyễn Thúy Hạnh
2. Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp
2.1. Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Thông tin qua sách báo, mạng
xã hội và qua thực tế.
2.2. Thống kê một số vụ việc về thực phẩm bẩn trên cả nước nói chung, ở địa
phương nói riêng và ảnh hưởng của nó.
2.3. Phân tích, đánh giá .
Thực phẩm bẩn - mối ẩn họa khôn lường của nó.
- Thực phẩm bẩn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh tật.
- Biện pháp làm giảm thực phẩm bẩn và vệ sinh an toàn thực phẩm
V. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
1. Lập kế hoạch

Thời gian

Nội dung công việc

Người thực hiện

Ngày 6/10->
7/10/2016

- Lên kế hoạch nội dung tình huống.
- Phân công công việc cho từng - Cả nhóm
5


thành viên trong nhóm.
Ngày 8/10->
10/10 /2016

- Thu thập thông tin .
- Sưu tầm, chụp ảnh lấy tư liệu ...

- Cả nhóm

- Tìm hiểu tư liệu trên ti vi, sách,
Ngày 11/10
->12/10/2016

- Cả nhóm

báo, Internet...

- Tham khảo ý kiến của các thầy cô

giáo bộ môn có liên quan.
Ngày13/10 ->
Lập dàn ý
15/10/2016
Viết bài, sửa chữa và nộp bài.
Ngày 16/10
->25/10/2016

- Cả nhóm

- Cả nhóm

2. Bài viết giải quyết tình huống:
2.1 Thực phẩm là gì? Vai trò của thực phẩm đối với con người.
Thế giới quanh chúng ta vô cùng bao la và rộng lớn, gồm nhiều cá thể khác
nhau. Nhưng thử hỏi xem, bản thân ai có thể sống mà không cần ăn uống, không
cần những nguồn thực phẩm để nuôi sống cơ thể.
* Vậy thực phẩm là gì? Bản thân chúng em hiểu về khái niệm này như sau:
Thực phẩm là một từ Hán Việt, gồm hai yếu tố Hán Việt ghép lại với nhau. Ở
đây thực là ăn,đồ ăn; phẩm là chủng loại. Thực phẩm bao gồm các loại đồ ăn,
cung cấp cho con người các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
* Vai trò của thực phẩm đối với con người: Chúng em được biết trong ngành
chế biến thực phẩm, trong công tác y tế, người ta chia ra nhiều nhóm thực phẩm
khác nhau: Nhóm chất béo, nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm sinh tố.
Các nhóm thực phẩm có vai trò rất quan trọng, là những chất dinh dưỡng rất cần
thiết cho mỗi chúng ta hằng ngày. Chúng ta phải biết cân đối các chất dinh
dưỡng như: Gluxit, Lipit, Protit, các loại Vitamin, chất khoáng, các chất vi
lượng và nước… sao cho phù hợp với thể trạng cơ thể. Nhưng thật đáng buồn

thay, ở nước ta, thực trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm bị ô nhiễm, đang là một

6


vấn nạn đáng lo ngại, gây nhức nhối, là mối ẩn họa khôn lường trong toàn xã
hội.
2.2. Thực trạng thực phẩm bẩn trên đất nước ta nói chung và địa phương
chúng em nói riêng.
2.2.1 Hiểu thế nào về “thực phẩm bẩn”?
Chưa bao giờ, cụm từ “thực phẩm bẩn” được dư luận quan tâm như hiện nay.
Những thông tin đăng tải trên các trang báo khiến người dân hoang mang, những
clip khiến cả xã hội phải bàng hoàng. Từ quán cafe cho đến quán nước vấn đề
“thực phẩm bẩn” đều được mang ra để bàn tán, để mổ xẻ. Thế nhưng, có một
vấn đề đặt ra đó là liệu chúng ta đã hiểu chính xác về từ “bẩn” ở đây hay chưa?
Ngày nay, cụm từ “thực phẩm bẩn” xuất hiện ở khắp nơi và mang hàm nghĩa
bao trùm. Không ít nguồn tin còn cho biết việc sử dụng thực phẩm bẩn là
nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư phổ biến hiện nay. Ngay cả trong các cuộc
họp cấp cao, thì các bác cán bộ đầu ngành cũng lên tiếng về khái niệm thực
phẩm “sạch – bẩn” đang lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nào là
“bẩn” hay thế nào được gọi là “sạch” thì chưa một đơn vị nào rạch ròi được
vấn đề trên. Nhưng chúng ta ai cũng có thể hiểu : Thực phẩm bẩn là những
thực phẩm có chứa các chất độc hại, thực phẩm bị ô nhiễm, tác động tiêu
cực đến sức khỏe và tính mạng con người.
2.2.2 Thực trạng thực phẩm bẩn trên đất nước ta
“Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng
dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân
hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông
bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn
thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch

nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm
thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi” ( Trần Nhất

7


Hoàng – cựu thành viên ban nhạc Bức Tường khi nhắc đến kỷ niệm về cố nhạc
sỹ Trần Lập)
Lời chia sẻ của Trần Nhất Hoàng đã nói đến thực trạng một bộ phận người
dân khi sản xuất, vì tính ích kỷ, hẹp hòi và độc ác nên chỉ chú ý đảm bảo an toàn
cho thực phẩm mình dùng, còn thực phẩm đem bán thì họ không quan tâm.
Đúng vậy, hiện nay trên thị trường, từ nông thôn, miền núi xa xôi hẻo lánh
đến thành thị, từ chợ quê đến cả trong siêu thị, hàng giả, hàng nhái, thực phẩm
bẩn, thực phẩm tẩm hóa chất độc hại bày bán tràn lan mất kiểm soát. Các cơ
quan quản lý đau đầu lúng túng, bất lực trong việc kiểm tra xử lý đã đến mức
đại biểu quốc hội Trần Ngọc Vinh đã phải tuyệt vọng kêu lên tại diễn đàn quốc
hội “con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn thế” để phản ánh tình
trạng trầm trọng này.
Thực phẩm khi con người ăn hoặc uống đã trải qua một quá trình : sản xuất,
thu hoạch, bảo quản, lưu thông và chế biến. Trong các khâu này đều có thể gây
nên, ô nhiễm thực phẩm, gây nên thực phẩm bẩn.
a. Thực phẩm bẩn ở khâu sản xuất
Trong quá trình trồng trọt, cây rau có hàng trăm loại sâu bệnh phá hại. Vì
vậy, người dân đã phải dùng hàng chục loại thuốc bảo vệ thực vật (kể cả loại
hạn chế và loại cấm). Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều, việc dùng phân
bón vô cơ một cách lạm dụng dẫn đến nhiễm độc gây ô nhiễm thực phẩm .
Cùng với đất trồng, ao hồ, chuồng trại ô nhiễm các chất độc hóa học, nước tưới
hiện nay cũng là nguy cơ lớn gây nên thực phẩm bẩn.Vì theo tài liệu và đánh giá
của các nhà khoa học thì hầu hết ao hồ, sông ngòi ở nước ta đều bị ô nhiễm chất
thải của các nhà máy, làng nghề rất nặng, đến mức tôm cá đều bị chết. Rau màu

tưới nước thải bẩn phát triển kém và chất độc tích lũy trong nông sản ở mức rất
cao, dễ dàng gây bệnh cho con người và gia súc.
Trong quá trong tìm hiểu, chúng em được biết, thời gian gần đây, chúng ta đã
quen với cụm từ “công nghệ canh tác rau siêu tốc”. Rau muống trồng bình
8


thường đến ngày cắt chỉ cao chưa đến 30 cm. phải mất khoảng 20 đến 30 ngày
nhưng rau sử dụng chất kích thích của hoạt chất Gibberellic Acid (GA) rau có
thể đạt tốc độ tăng trưởng 10cm/ngày bất chấp thời tiết không thuận lợi.

( Rau muống được tắm thuốc trừ sâu và nước cống bẩn thỉu)

Trong chăn nuôi (gia cầm, gia súc, tôm cá) hiện nay người sản xuất cũng lạm
dụng thuốc kích thích sinh trưởng, các chất kháng sinh. Vì vậy, các thực phẩm
bẩn là khó tránh khỏi. Theo Tiến sĩ Alexey Alexcenko Cục trưởng cục Thú y
(Liên Bang Nga) chất kích thích Ractopamine, chất Salbutamol làm cho đàn lợn
tăng trọng nhanh, nhất là lượng nạc. Khi lợn được cho ăn các chất trên thì sẽ
siêu nạc, tiêu mỡ và nếu không bán nhanh thì con vật sẽ chết. Do vậy, thường
người ta chỉ cho dùng các chất trên khi gần đến ngày xuất chuồng. Trước khi
giết mổ, họ lại tiêm thuốc an thần, bơm tạp chất, để giữ cho thịt tươi mầu và
nặng cân. Nếu ăn phải thịt lợn chứa Salbutamol về lâu dài có thể gây ung thư,
ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng…

(Lợn được tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ)

9


Tháng 4/2016 vừa qua, dư luận cả nước ta hãi hùng với hiện tượng cá chết

hàng loạt tại dải ven biển các tỉnh miền Trung. Sự việc chưa nguôi ngoai, thì
người dân lại một lần nữa rùng mình khi nghe tin, hàng chục triệu chai nước giải
khát C2, Rồng Đỏ có hàm lượng chì vượt quá mức cho phép nhiều lần đang trôi
nổi trên thị trường. Đây cũng là chất mà Tập đoàn URC Việt Nam dùng trong
quá trình sản xuất trà xanh C2 và nước
tăng lực Rồng đỏ. Chì được xem là “chất
cấm” trong công nghiệp nước giải khát,
với hàm lượng chì cho phép chỉ 0.05
mg/l. Tuy nhiên, phiếu kết quả kiểm
nghiệm của URC lại cho ra con số 0.84
mg/l – cao hơn rất nhiều so với mức cho
(Nước giải khát C2 và Rồng Đỏ
có nhiễm độc chì)

phép.

URC đã nhập phụ gia nhiễm kim loại nặng từ nhà cung cấp ở Trung Quốc.
b. Thực phẩm ở khâu lưu thông, kinh doanh
Thực phẩm muốn đến tay người tiêu dùng phải qua khâu kinh doanh, mua bán
trên mọi địa bàn. Nếu các điều kiện kinh doanh không đảm bảo vệ sinh thì thực
phẩm rất dễ nhiễm bẩn, độc, nhiễm mầm bệnh: do nhiễm khói bụi, đất cát, nước
rửa, đồ bảo quản, đựng thực phẩm trong quầy hàng, nhiễm ruồi muỗi, lây nhiễm
bệnh từ người kinh doanh, từ lô thực phẩm ô nhiễm. Bên cạnh đó, vẫn còn có
những đối tượng có hành vi cố tình gian lận thương mại vì lợi nhuận, mà kinh
doanh hàng giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng...
Chúng em tìm hiểu và được biết , vừa rồi, thanh tra và các tổ chức y tế nhiều
nơi đã phát hiện nhiều vụ làm chấn động dư luận và người dân. Ví dụ như ở
Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện cơ sở sản xuất lạp xưởng sử dụng hóa chất
trôi nổi, nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, phục vụ cho dịp tết bị phát hiện sử dụng
các nguyên liệu đã mốc, lên men, chứa đầy dòi và ấu trùng đang được ngâm với

hóa chất để chuẩn bị chế biến thành sản phẩm rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Các
cơ quan chức năng đã bắt giữ liên tục hàng chục vụ vận chuyển, tàng trữ nội
tạng động vật, thịt bẩn, bì lợn thối được chuyển từ Hà Nội lên Lào Cai, chuyển
10


sang Trung Quốc để tẩm thuốc, sơ chế rồi chuyển về lại Việt Nam để tiêu thụ.
Nhiều vụ lên đến hàng tấn. Các đoàn thanh tra còn bắt được hàng tạ thịt chim
cút đang trong thời gian phân hủy. Các vụ vận chuyển hàng trăm cân gia cầm
chết hay bị bệnh chưa qua sự cho phép của chính quyền nhà nước đã xâm nhập
vào thị trường nước ta. Và đây một thực trạng đáng buồn nữa đó là: ngày 13-42016 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường ( Công an TP. Hà
Nội) phối hợp với Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, Công an huyện Thanh Trì
đã ập vào xưởng sản xuất mỡ bẩn ở khu cánh đồng La Gạo (xã Ngọc Hồi, huyện
Thanh Trì) và phát hiện 4 tấn mỡ đã qua chiên, rán chuẩn bị đưa đi tiêu thụ cùng
625 kg mỡ trâu bò đã bốc mùi hôi thối. Thời điểm kiểm tra khu vực sản xuất mỡ
đang bốc mùi hôi thối và nhiều lá mỡ trong tình trạng đang phân hủy. Trên các
lò chiên không chỉ mỡ lợn mà có cả mỡ trâu, bò chiên lẫn lộn với nhau.

(Mỡ tổng hợp, mốc xanh, bốc mùi hôi thối đang chuẩn bị được đưa vào lò chiên
và mỡ đã thành phẩm)

Chúng em tìm hiểu và được biết ngày 3/2 /2016, Chi cục thú y TP.HCM phối
hợp với cơ quan chức năng "đột kích" vào một cơ sở sản tại TP.HCM phát hiện
chế biến thịt lợn ngâm hóa chất Metabisulfite và huyết bò “hô biến” thành thịt
bò. Bên cạnh đó, đội cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an
quận Tây Hồ, Hà Nội) thanh tra và bắt quả tang một cơ sở kinh doanh mực thối
ngâm hóa chất tẩy trắng. Chủ cơ sở cho biết số cá mực chết, thối này nhập về từ
Hải Phòng giá 15000đ. Sau khi đưa vào xưởng, chủ cơ sở “phù phép” mực hôi
thối trở nên trắng phau, rồi đưa ra chợ Long Biên (quận Ba Đình) với giá 60.000
đồng.


11


(Thịt heo được ngâm dung dịch hóa chất và
huyết bò thành thịt bò)

(Mực thối đang chuẩn bị ngâm hóa chất
tẩy trắng)

Qua phóng sự “ Nói không với thực phẩm bẩn” do VTC16 thực hiện và phát
sóng ngày 20/1/2016, chúng em cũng biết được quá trình bơm tạp chất vào tôm
nhằm tăng kích cỡ và trọng lượng của tôm đang khiến mạng xã hội dậy sóng vì
những lo ngại từ thực phẩm bẩn. Phối hợp với các cán bộ thanh tra Sở Nông
nghiệp Bạc Liêu, nhóm PV đã tiếp cận một địa điểm đang tổ chức đưa tạp chất
vào tôm. Tại đây, phát hiện có hàng chục công nhân đang thực hiện đưa tạp chất
vào tôm. Một dây chuyền kim bơm được đầu tư có gần 30 ống bơm, tạp chất lần
lượt được đưa vào tôm sú. Cứ 1kg tôm sú sau khi bơm tạp chất vào thương lái
sẽ thu được 1,1-1,2kg. Hết tôm lại đến cua cũng được bơm hóa chất tạo gạch.
Những con cua, ghẹ chết sẽ được gắn lại càng và chân, sau đó được các gian
thương tiêm hóa chất để làm gạch giả. Chất liệu làm giả gạch giả cua giả gồm:
lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoóc môn
có thể giữ được một số ngày trong mai mà không chảy, không phân hủy, không
biến màu. Toàn bộ số cua ghẹ chết trở nên căng mẩy, mai gồ lên những mảng
gạch màu vàng rộm, nhìn khác một trời một vực so với hình ảnh nhợt nhạt, bốc
mùi lúc trước.

12



( Cua, tôm sú đang được gạch giả, tạp chất)

Bên cạnh ẩn họa của các loại thực phẩm bẩn trên, thì ẩn họa "trái cây tươi"
cũng không thể không nhắc đến. Từ trước đến nay, ai cũng biết ăn nhiều trái cây
làm giảm gây ung thư. Nhưng trong
tình hình hiện nay, ăn nhiều trái cây
lại dễ mắc bệnh ung thư hơn. Bởi ở
nước ta hiện nay, ngoài người sản
xuất, người kinh doanh cũng lạm
dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực
vật để đạt mục đích lợi nhuận. Táo, lê,

(Nhiều loại hoa quả có thuốc bảo quả)

cam, quýt, xoài kể cả nho… bày bán cả tháng trời nhưng vẫn không hề hư hỏng
và màu sắc vẫn không thay đổi do sử dụng chất bảo vệ có thuốc diệt cỏ, peroxit
rất độc, gây hại cho sức khỏe con người.
Ai cũng biết uống trà có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng hiện nay, không ít loại
trà bày bán trên thị trường có tác dụng ngược lại vì không chỉ trong quá trình
chế biến trà mới bị tẩm ướp hóa chất, mà khi trồng, chăm bón trà cũng bị "đầu
độc". Do trà là loại cây ưa thích của nhiều loại côn trùng, sâu rầy nên người
trồng trà thường xuyên phun thuốc trừ sâu với nồng độ cao và mật độ dày và
cả hóa chất giúp tăng trưởng để trà ra búp nhanh, lá to. Không chỉ vậy, sau khi
thu hoạch, người trồng trà còn tẩm ướp thêm hóa chất chống mốc, chống nấm và
côn trùng. Tiến sĩ Phạm Thành Quân, Phó trưởng Khoa Công nghệ hóa
học Trường Đại học Bách khoa TP HCM, cho biết: Hóa chất hương lài có gốc từ
13


penzylacetat, hương sen từ P- Dimethoxy penzin, đều là chất độc hại gốc hữu

cơ. Chỉ cần ngửi những chất này cũng bị chóng mặt, xây xẩm, ngửi nhiều sẽ
ngất xỉu do tác động đến hệ thần kinh. Chất giữ mùi hay còn gọi là chất định
hương có tên là Fixateur, đây là chất cực độc do nó không phân hủy nên tích tụ
trong gan dẫn đến ung thư. Các chất giữ màu chống ôxy hóa, chất chống mốc
đều là chất độc hại, nguy hiểm đối với sức khỏe.
c) Thực phẩm bẩn trong khâu chế biến
Từ rau, quả đến thịt, cá trong quá trình chế biến cũng dễ gây nên thực phẩm bẩn.
Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm dễ nhiễm tác nhân gây bệnh. Rửa
rau quả, thực phẩm bằng nước nhiễm bẩn cũng gây mất an toàn thực phẩm.
Trong quá trình chế biến, măng tươi, các loại rau làm dưa, các nhà hàng
thường sử dụng chất vàng ô để lấy mầu. Một minh chứng cụ thể là: ngày 8/4/
2016, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đà Nẵng cho biết
tất cả 7 mẫu dưa cải muối qua kiểm nghiệm đều bị nhiễm chất vàng ô. Chất

vàng ô có tên là Auramine O còn tên hóa học là
Diarylmethane. Chất này dạng huỳnh quang, hạt mạ vàng dễ tan trong
nước. Điều cần được nhấn mạnh là chất này được dùng trong
nhuộm vải, giấy, quét tường. Không được phép sử dụng trong chế
biến thực phẩm vì gây ra ung thư.

(Ngâm măng chua, dưa cải muối tạo màu bằng chất vàng ô)

14


Có nhiều loại kẹo, trong quá trình làm, người sản xuất cho quá lượng kali gây
độc. Bánh phở, bánh cuốn cho nhiều hàn the cũng gây ngộ độc mà những năm
vừa qua người tiêu dùng cả nước đã lên án mạnh mẽ.
Những thức ăn tẩm muối, xào, nướng, quay như thịt nguội, lạp xưởng,ba tê,
cá nướng, gà quay trong quá trình chế biến, dùng quá nhiều phẩm màu nhân tạo

và các thứ hình thành từ Nitrosoamin mà ăn lâu dài dễ dàng bị ung thư (nhất là
ung thư dạ dày).
Các loại thức ăn hun khói nếu ăn nhiều, lâu dài cũng dễ mắc bệnh ung thư.
Các thức ăn chiên xào, rán quá độ nóng, thực phẩm hun khói có chứa một chất
gây đột biến, có tính độc thường gây ung thư.
Gần đây nhất, trên chương trình “ Nói không với thực phẩm bẩn” chúng em
được biết, trong quá trình chế biến phở, nhiều người bán hàng ăn tại TP. HCM
đã sử dụng một loại gia vị siêu rẻ, có công dụng làm nước dùng siêu ngọt. Một
lạng gia vị siêu ngọt có thể “làm ngọt” như xương ống cho 20 nồi nước phở mà
ngay cả người sành ăn nhất cũng khó nhận ra. Gia vị siêu ngọt này có tên là
Tang Jing là loại đường hóa học có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loại đường này
ngọt gấp 20 lần đường cát thông thường. Nhiều người sử dụng loại đường này
để chế biến thực phẩm, dùng nhiều nhất trong chè, xôi. Thế nhưng, “tác dụng
phụ” của viên siêu ngọt này còn nguy hiểm hơn cả thuốc độc. Nó có thể làm
biến đổi gen con người, gây ung thư.
Ngoài ra, trong khi chế biến, người bán hàng còn sử dụng các chất bảo quản,
phụ gia thực phẩm không cho phép hoặc quá liều lượng quy định. Dùng dụng cụ
sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh... bị nhiễm chì hoặc các chất độc hoá học
khác để chứa đựng thực phẩm. Để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp hoặc gần nơi ô
nhiễm. Để thức ăn qua đêm hoặc quá 3 giờ ở nhiệt độ thường, không che đậy
thức ăn để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi nhặng và các động vật
khác tiếp xúc gây ô nhiễm. Dùng chung dao, thớt hoặc để lẫn thực phẩm tươi
sống với thức ăn chín. Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.
Nấu thực phẩm chưa chín. Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống. Người chế
15


biến thực phẩm, chuẩn bị thức ăn đồ uống đang bị các bệnh truyền nhiễm, tiêu
chảy, đau bụng, nôn, ho hoặc nhiễm trùng ở da…
d. Thực phẩm bẩn trong khâu sử dụng.

- Bảo quản thực phẩm tại gia đình hoặc bếp ăn tập thể, nhà hàng không đúng
thời hạn, nhiệt độ, không cách ly các tác nhân gây bẩn, sẽ gây ngộ độc thực
phẩm cho người sử dụng.
- Sử dụng nhiều loại thức ăn sẵn, thức ăn đường phố dễ mất vệ sinh, dễ bị bệnh.
- Ăn uống không vệ sinh, ăn đồ sống, gỏi, tiết canh, chưa chín, uống nhiều đồ
quá lạnh... cũng dễ bị ngộ độc thực phẩm.
Trên đây, chỉ là một số vụ việc nổi cộm mà chúng em được biết về thực phẩm
bẩn trong thời gian vừa qua gây xôn xao dư luận trên cả nước.
2.2 .3.Thực trạng thực phẩm bẩn ở quê em
Trước thực trạng thực phẩm bẩn trên đất nước ta như vậy , chúng em đã có rất
nhiều trăn trở, nhiều câu hỏi được đặt ra. Và để tìm hiểu về thực trạng thực
phẩm bẩn ở địa phương, chúng em đã khảo sát thu thập ý kiến từ các bạn học
sinh. Sau đây là câu hỏi qua phiếu điều tra khảo sát.
+ Gia đình bạn có sử dụng thuốc trừ sâu để bơm rau hay không?
1. Thường xuyên
2. Thỉnh thoảng
3. Không bao giờ
+ Gia đình bạn có sử dụng cám tăng trọng và chất kích thích trong chăn nuôi
không?
1. Thường xuyên sử dụng
2. Thỉnh thoảng sử dụng
3. Không sử dụng
Chúng em khảo sát từ 100 bạn học sinh và thu được kết quả như sau:
- Thứ nhất là sử dụng thuốc trừ sâu để bơm rau.
1. Thường xuyên 80%
2. Thỉnh thoảng 10%
16


3. Không bao giờ 10%

- Thứ hai là sử dụng cám tăng trọng và chất kích thích trong chăn nuôi
1. Thường xuyên sử dụng 85%
2.Thỉnh thoảng sử dụng 10%
3..Không sử dụng 5%
Chúng em đã lập biểu đồ thống kê số liệu để cho tất cả các bạn học sinh trong
trường thấy rõ được thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu, và cám tăng trọng ,chất
kích thích trong chăn nuôi của người dân quê em.
BIỂU ĐỒ SỐ LIỆU KHẢO SÁT
SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU ĐẺ BƠM RAU

BIỂU ĐỒ SỐ LIỆU KHẢO SÁT SỬ DỤNG CÁM TĂNG TRỌNG
CHẤT KÍCH THÍCH TRONG CHĂN NUÔI

17


“Ở quê cũng đau đầu với thực phẩm bẩn”- Đó là tâm sự của rất nhiều người
dân ở quê em. Theo nhiều người dân, thời gian gần đây, một số lò mổ lợn tại địa
phương đi gom lợn chết tại một số trang trại để về mổ, sau đó mang ra chợ, đến
các quán cơm cạnh cổng công ty may, để bán.
“Họ hám lợi quá nên làm khổ người tiêu dùng, lợn chết mua ở các trang trại giá
rất rẻ, chỉ khoảng 200.000 - 300.000 đồng/con, mua về giết mổ, rồi ngâm qua
hóa chất, hoặc thui lên, cũng có người xay thịt lợn ra rồi mang đi bán cho các
quán bún mọc, bún chả. Nhiều lúc sống ở quê mà vẫn mua phải lợn chết về ăn”
– Bác Tuấn - một người dân ở quê em, bức xúc nói.

(lợn chết ở các trang trại được chủ lò mổ mua về thịt để bán ra thị trường)
Theo chúng em được biết, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi
trường (Công an tỉnh Bắc Giang) vừa bắt quả tang 2 chủ cơ sở là ông Trần Văn
Luân, ở thôn Đại Thắng, xã Hoàng Lương và ông Nguyễn Văn Cát, thôn Thanh

Phát, xã Thanh Vân (Hiệp Hòa) bơm tạp chất vào 30 con lợn trước khi giết mổ.
Theo cơ quan thú y, lợn bơm tạp chất chất lượng thịt sẽ biến đổi, dễ nhiễm
khuẩn, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Một hiện tượng đáng nói nữa về vấn đề “thực phẩm bẩn” ở quê chúng em
đó là: ngay cổng công ty may Viet-pan, cổng trường học của chúng em có bày
bán đủ các loại đồ ăn vặt, ăn sẵn khá phong phú phơi bên lề đường bụi bẩn nào
là: nem chua rán, bánh mì, khoai tây chiên, thịt xiên nướng, các loại nước ngọt
rồi cả những thứ được đóng trong bao bì xanh, đỏ, đẹp mắt, không rõ nguồn gốc.
18


Nào là các loại xoài dầm, cóc dầm, dứa dầm... đủ các mầu sắc phơi bày giữa
nắng, không có che đậy. Hơn nữa, nó có nguy cơ sử dụng đường hóa học trong
quá trình tẩm ướp.
Còn có cả các loại bánh kẹo với bao bì màu sắc sặc sỡ cũng được các bạn học
sinh rất ưa chuộng. Trên bao bì, chi chít những dòng chữ Trung Quốc lại chẳng
rõ thời hạn sử dụng. Không hiểu sao những loại bánh kẹo ấy lại có mùi vị
“quyến rũ lạ kì”, các bạn học sinh đã ăn một lần là sẽ ăn mãi và cảm thấy rất
ngon...
Bên cạnh đó, loại kem rẻ tiền cũng được bán trước cổng trường, chúng em
không biết nó có xuất xứ từ đâu , chỉ biết nó có chứa các loại hạt, màu nhân tạo
hoặc chất tạo hương vị, đủ các loại mầu… không hề an toàn. Ngoài ra, các loại
nước giải khát như nước cam, nước dâu, nước chanh... thực chất là sử dụng siro
phẩm màu có màu sắc rất đậm. Chúng em được biết, phẩm màu công nghiệp khi
sử dụng thường xuyên nó có thể gây ung thư, hại gan, thận…

Các loại bánh kẹo với bao bì sặc sỡ nhung
không rõ nguồn gốc

Những món ăn phổ biến nhất tại các trường

học

Đó là những món đồ ăn ưa thích của các bạn học sinh, nhưng các bạn ấy thì lại
không hề biết được những tác hại khôn lường của nó.
2.3 Các nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm và nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng thực phẩm bẩn.

19


2.3.1 Các nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm
Có 3 loại mối nguy ô nhiễm thực phẩm là: mối nguy sinh học, mối nguy hoá
học và mối nguy nguy vật lý.
a). Nguy cơ sinh học:
Các mối nguy gây sinh học bao gồm: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
a.1. Con đường gây ô nhiễm sinh học vào thực phẩm: Con đường gây ô
nhiễm sinh học vào thực phẩm tác nhân sinh học chế biến thực phẩm súc vật bị
bệnh. Môi trường bảo quản thực phẩm: Giết mổ, Ô nhiễm đất, nước, không khí,
điều kiện mất vệ sinh. không che đậy, ruồi, bọ, nấu không kỹ…
a.2. Các tác nhân sinh học gây ô nhiễm thực phẩm :
a.2.1. Nguy cơ ô nhiễm do vi khuẩn: Vi khuẩn là mối nguy hay gặp nhất trong
các mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm. Theo thống kê 50-60% các vụ ngộ độc
thực phẩm ở Việt Nam là do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi, đặc
biệt phân, nước thải, rác, bụi, thực phẩm tươi sống… là ổ chứa nhiều loại vi
khuẩn gây bệnh.
a.2.2. Nguy cơ ô nhiễm do các siêu vi trùng (virus): Virus gây ngộ độc thực
phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường có trong ruột người. Các loại
nhuyễn thể sống ở vùng nước bị ô nhiễm, rau quả tưới nước có phân hoặc các
món ăn sống chuẩn bị trong điều kiện thiếu vệ sinh thường hay bị nhiễm virus
bại liệt, virus viêm gan. Virus có thể lây truyền từ phân qua tay người tiếp xúc

hoặc từ nước bị ô nhiễm phân vào thực phẩm, với một lượng rất nhỏ, virus đã
gây nhiễm bệnh cho người. Virus nhiễm ở người có thể lây sang thực phẩm hoặc
trực tiếp lây sang người khác trước khi phát bệnh.
a.2.3. Các ký sinh trùng: Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ (ký sinh)
trong cơ thể các sinh vật khác (vật chủ) đang sống, lấy thức ăn từ các sinh vật đó
để tồn tại và phát triển. Hầu hết ký sinh trùng bị chết và mất khả năng gây bệnh
ở nhiệt độ - 150 C. Các loại ký sinh trùng hay gặp trong thực phẩm là giun, sán.
Ví dụ:
- Sán dây: Người ăn thịt có ấu trùng sán dây trong thịt bò (gọi là sán dây bò
hay “bò gạo”), trong thịt lợn (thịt lợn gạo) chưa nấu kỹ, khi vào cơ thể thì ấu

20


trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành và ký sinh ở đường ruột, gây rối loạn
tiêu hoá.
- Sán lá gan: Khi ăn phải cá nước ngọt như cá diếc, cá chép, cá trôi, cá rô... có
nang trùng sán lá gan nhỏ chưa được nấu kỹ, nang trùng chuyển lên ống mật, lên
gan và phát triển ở gan thành sán trưởng thành gây tổn thương gan, mật.
- Sán lá phổi: Nếu ăn phải tôm, cua có mang ấu trùng sán lá phổi, chưa được
nấu chín kỹ, hoặc uống phải nước không sạch có nang trùng thì chúng sẽ xuyên
qua thành ruột, chui qua cơ hoành lên phổi, phát triển thành sán trưởng thành
gây viêm phế quản, đau ngực, ho, khạc ra máu rất nguy hiểm.
- Bệnh do giun xoắn do tập quán ăn thịt tái, nem bằng thịt sống, ăn tiết canh có
ấu trùng gây nhiễm độc, dị ứng sốt cao, liệt cơ hô hấp có thể dẫn đến tử vong.
b) Nguy cơ hoá học:
Trong sản xuất, chế biến thực phẩm có thể xảy ra ô nhiễm hóa học. Những
chất hoá học hay bị ô nhiễm vào thực phẩm gồm:
- Các chất ô nhiễm từ môi trường như: chì trong khí thải của các phương tiện
vận tải, có trong sơn, men gốm, mối hàn ô nhiễm vào thực phẩm; hoặc ô nhiễm

cadimi do xử lý nước thải, bùn, đất, rác, quặng...
- Các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp như: thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón, thuốc thú y, chất tăng trọng, kích thích tăng trưởng...
- Các chất phụ gia thực phẩm (các chất tạo mầu, tạo ngọt, hương liệu, chất ổn
định, chất chống ôxy hoá, chất tẩy rửa...) sử dụng không đúng quy định như
ngoài danh mục cho phép, hoặc sử dụng không đúng hướng dẫn của nhà sản
xuất.
- Các hợp chất không mong muốn có trong bao bì chứa đựng, đóng gói thực
phẩm.
- Các chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như ở mầm khoai tây, sắn,
măng, nấm độc, cóc, nấm mốc sinh độc tố (độc tố vi nấm Aflatoxin trong ngô,
lạc, đậu, cùi dừa bị mốc ). Ngộ độc do chất độc tự nhiên thường rất cấp tính, rất
nặng, tỷ lệ tử vong rất cao (như ngộ độc măng, nấm độc, cóc), hoặc ảnh không
tốt đến sức khoẻ lâu dài.
c) Nguy cơ vật lý:
21


Các mảnh kim loại, thuỷ tinh, mảnh gỗ, sạn, đất, sỏi, xương, lông tóc... nếu bị
lẫn vào thực phẩm, có thể làm nguy hại đến sức khoẻ con người như làm gẫy
răng, hóc xương, làm tổn thương niêm mạc miệng, dạ dầy, ruột... Ô nhiễm
phóng xạ từ các sự cố như rò rỉ phóng xạ từ các trung tâm nghiên cứu phóng xạ,
các nhà máy điện nguyên tử... hoặc các thực vật, động vật, nuôi trong vùng môi
trường bị ô nhiễm phóng xạ, kể cả nước uống, sai sót trong việc bảo quản thực
phẩm bằng chiếu xạ sẽ làm cho thực phẩm bị nhiễm các chất phóng xạ và gây
hại cho người sử dụng khi ăn uống phải chúng.
2.3.2 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thực phẩm bẩn
* Nguyên nhân khách quan
- Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn
uống của người dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan,

dẫn đến thực phẩm bẩn. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập
thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc. Bên cạnh đó, sự gia
tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nước
sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm thực
phẩm.
- Ô nhiễm môi trường: Sự phát triển của các ngành công nghiệp dẫn đến môi
trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực
phẩm bị nhiễm độc tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước
thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.

(Ăn uống tràn lan bên vệ đường ngay cạnh
đống rác)

(Cá chết do ô nhiễm nguồn nước)

22


- Sự phát triển của khoa học công nghệ: Việc ứng dụng các thành tựu khoa
học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm
cho thực phẩm bị nhiễm các hóa chất độc hại ngày càng tăng. Do lượng tồn dư
thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả. Tồn dư thuốc thú y
trong thịt, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như
nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm
soát.
-Về chính sách:
+ Nhà nước đã có quan tâm về công tác chống hàng giả hàng nhái, thực phẩm
bẩn nhưng các chính sách này trong thực tế chưa được thực hiện một cách triệt
để. Một mặt, chế tài cũng chưa đủ mạnh để ngăn chặn và trừng trị các tổ chức,
cá nhân kinh doanh và buôn bán hàng giả, thực phẩm bẩn. Chủ yếu xử lý bằng

phạt hành chính, với mức phạt chưa đủ để ngăn chặn. Việc xử lý bằng hình sự,
trong thực tế, chỉ được áp dụng rất ít. Vì vậy mà, các đối tượng nhờn luật.
+ Do các quy định còn chung chung, chưa quy định rõ trách nhiệm cụ thể, dẫn
đến khi xảy ra sự việc nghiêm trọng thì lực lượng này đổ lỗi cho lực lượng kia
không quy trách nhiệm cụ thể cho ai. Dẫn đến “cha chung không ai khóc”.
+ Do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan pháp luật với tổ chức khoa
học để đẩy nhanh quá trình phát hiện thực phẩm bẩn, ngăn chặn hoạt động sản
xuất và tiêu thụ thực phẩm bẩn. Về năng lực của lực lượng thực thi còn quá yếu
và quá thiếu. Yếu về nghiệp vụ, yếu về khâu tổ chức, yếu về nhận thức, trách
nhiệm. Thiếu về trang thiết bị, thiếu về tài chính, thiếu về nhân lực, dẫn đến bất
lực trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, thực phẩm bẩn.
+ Do công tác thanh tra giám sát còn buông lỏng , lơ là dẫn đến tin vào báo cáo
của cấp dưới nên cấp trên không nắm bắt được tình hình thực tế của thị trường.
Dẫn đến những phát ngôn làm cho người dân bất bình.
- Về ý thức: Do một bộ phận không nhỏ cán bộ trong lực lượng thực thi đã
biến chất làm ngơ, bảo kê tiếp tay cho bọn buôn bán sản xuất hàng giả, thực
phẩm bẩn. Họ tạo thành ổ nhóm để trục lợi, có sự bao che từ trên xuống dưới để
23


hoạt động làm tê liệt mọi hoạt động của lực lượng chức năng. Khủng bố đe dọa
những người cán bộ , người dân có đạo đức, có trách nhiệm để khống chế không
dám tố cáo chúng. Chúng vẽ ra những báo cáo với thành tích trên trời để lừa dối
cấp trên tạo ra sự ngộ nhận cho lãnh đạo. Vì thành tích, họ sẵn sàng dấu những
thông tin cần thiết do sợ mất thành tích, do sợ trách nhiệm. Chúng ngang nhiên
hoạt động đến mức trên thị trường trong giới buôn bán, sản xuất dư luận bức xúc
vì không thiếu công ty này, cửa hàng kia ngang nhiên hoạt động phạm pháp vì
có sự bảo kê của ông A, ông B nào đó. Nên không bị xử lý!
* Nguyên nhân chủ quan
- Do doanh nghiệp, nhà sản xuất: Tâm lí muốn thu về lợi nhuận nhanh chóng

bất chấp các quy định về vệ sinh an toàn trong sản xuất. “Tính ích kỷ, hẹp hòi”
chỉ nghĩ đến lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến lợi
ích lâu dài, lợi ích của người tiêu dùng.
- Do người nông dân: đôi khi còn là gánh nặng cơm áo gạo tiền. Sự thiếu hiểu
biết về ảnh hưởng nghiêm trọng của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe. Vì lợi
nhuận nên khi trồng trọt, chăn nuôi họ thường sử dụng các loại chất kích thích,
các chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu…như vậy, cây trồng, vật nuôi sẽ phát triển
nhanh, ít sâu bệnh,nhanh được bán, nhanh thu lợi.
- Đi liền mục đích lợi nhuận chính là sự xuống cấp về lương tâm, đạo đức.
Đây là biểu hiện của một trình độ nhận thức hẹp hòi, ích kỷ. Vì tính ích kỷ, hẹp
hòi và độc ác, nên họ chỉ chú ý đảm bảo an toàn cho thực phẩm mình dùng, còn
thực phẩm đem bán, cho thì họ không quan tâm.
- Do người tiêu dùng: người tiêu dùng thiếu hiểu biết dẫn đến việc tiêu thụ
sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc. Tâm lí ham của rẻ, vô tình tạo ra
nhu cầu tiêu thụ lớn đối với thực phẩm kém chất lượng.
2.4. Ảnh hưởng của thực phẩm bẩn tới sức khỏe, tâm lý của con người và

kinh tế xã hội
24


Trong chương trình “Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân – Phẳng
hay không phẳng”, VTV1, 12/2/2016, nhà báo Lê Bình đã nhắc
đến vấn nạn thực phẩm bẩn với một sự trăn trở: “Nhiều người
Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh dự để có
tiền. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và
mạng sống đồng bào mình? Trung bình hai giờ đồng hồ có ba
mươi người chết vì bệnh ung thư – một con số tàn nhẫn đến rợn
người. Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? Làm thế nào
để con người biết yêu thương nhau hơn? Đơn giản vậy thôi

nhưng nó quyết định vận mệnh của cả dân tộc, cả thế giới này.
Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút đã
không nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả, để đào huyệt
chôn đồng bào mình và chôn sống chính mình.” Nhận định của nhà
báo Lê Bình một lần nữa đã rung lên hồi chuông báo động về tình trạng thực
phẩm bẩn tràn lan trong thị trường, ẩn chứa những hậu quả nghiêm trọng trong
thời gian vừa qua.
2.4.1. Thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý con người nói chung.
Mọi người chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của ăn uống, đó là nhu cầu
hàng ngày, rất cấp bách và phải đáp ứng. "Bệnh từ miệng vào", thức ăn sẽ không
còn giá trị cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nếu nó bị nhiễm độc ,nhiễm bẩn.
- Thực phẩm bẩn gây nhiễm độc tiềm ẩn: Là sự nhiễm các chất độc hại có
thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính. Có thể bị nhiễm liên tục hoặc
không liên tục. Có thể sau một thời gian không biết trước sẽ có: ung thư, các rối
loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai.
-Thực phẩm bẩn gây bệnh mãn tính: Là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát
bệnh lặp lại thường xuyên hoặc theo chu kỳ. Có thể do di chứng của ngộ độc cấp
hoặc do hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn. Có thể trở thành bệnh khó chữa hoặc
không chữa khỏi.

25


×