Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu sự đóng góp của cộng đồng và người dân để thực hiện các tiêu chí cơ sở hạ tầng theo bộ tiêu chí nông thôn mới tại xã tức tranh thuộc huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN VĂN THÀNH
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ NGƢỜI DÂN
ĐỂ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THEO BỘ TIÊU CHÍ
NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TỨC TRANH THUỘC HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên – 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN VĂN THÀNH
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ NGƢỜI DÂN
ĐỂ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THEO BỘ TIÊU CHÍ
NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TỨC TRANH THUỘC HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K44 - PTNT

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học


: 2012 – 2016

Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Cù Ngọc Bắc

Thái Nguyên – 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự đóng góp của cộng đồng
và người dân để thực hiện các tiêu chí cơ sở hạ tầng theo bộ tiêu chí nông thôn mới
tại xã Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên” tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, Đại họcNông lâm Thái Nguyên, một số cơ quan ban ngành nhờ
đó đề tài tốt nghiệpcủa tôi đã được hoàn thành.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới ThS. Cù Ngọc Bắc người hướng
dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành trong công
tác nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của ThS. Dương Thị Thu Hoài cùng các Thầy, Cô
giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn. Tôi xin chân thành và biết ơn sự
hướng dẫn quý báu của các Thầy, Cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Lãnh đạo chính quyền địa phương và toàn thể
người dân xã Tức Tranh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè, gia đình, đã luôn kịp thời
động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành đề tài của mình.
Thái Nguyên,ngày

tháng năm 2016


Sinh viên

Nguyễn Văn Thành


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Sự tham gia của ngƣời dân vào xây dựng quy hoạch, đề án nông
thôn mới........................................................................................ 21
Bảng 4.2: Các tiêu chí chƣa đạt về cơ sở hạ tầng của xã Tức Tranh ........................22
Bảng 4.3: Kết quả xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của xã Tức Tranh giai
đoạn 2011 - 2015 .....................................................................................23
Bảng 4.4 Hiện trạng và kết quả cứng hóa hệ thống giao thông của xã Tức Tranh ..24
Bảng 4.5 Thực trạng và kết quả chuẩn hóa trƣờng học ............................................25
Bảng 4.6: Thực trạng và kết quả thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa .............26
Bảng 4.7: Thực trạng và kết quả thực hiện tiêu chí nhà ở dân cƣ.............................26
Bảng 4.8: Sự tham gia của ngƣời dân trong các giai đoạn xây dựng công trình
cấp thôn ........................................................................................ 28
Bảng 4.9: Hình thức tuyên truyền xây dựng các công trình cấp thôn.......................30
Bảng 4.10: Tỷ lệ những thành phần tham gia tuyên truyền xây dựng các công trình
cấp thôn ....................................................................................................31
Bảng 4.11: Tỷ lệ lựa chọn nhà thầu xây dựng các công trình cấp thôn ....................31
Bảng 4.12: Đánh giá của ngƣời dân về sự hợp lý khi lựa chọn nhà thầu .................32
Bảng 4.13: Sự tham gia đóng góp kinh phí xây dựng cáccông trình cơ sở hạ tầng
cấp thôn ....................................................................................................32
Bảng 4.14: Đóng góp của ngƣời dân trong xây dựng các công trình cấp thôn .........33
Bảng 4.15: Đánh giá của ngƣời dân về xây dựng các công trình cấp thôn ...............34
Bảng 4.16: Sự tham gia của ngƣời dân vào các giai đoạn xây dựng nhà văn hóa và

hệ thống xử lý rác thải cấp xã ..................................................................35
Bảng 4.17 Tỷ lệ các thành phần tham gia tuyên truyền xây dựng các công trình
cấp xã ........................................................................................... 36
Bảng 4.18: Sự tham gia đóng góp kinh phí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng
cấp xã .......................................................................................................37
Bảng 4.19: Đánh giá của ngƣời dân về xây dựng các công trình cấp xã ..................37
Bảng 4.20: Sự tham gia của ngƣời dân vào các giai đoạn xây dựng trƣờng học ......38


iii

Bảng 4.21: Mức độ đƣợc phổ biến thông tin về xây dựng trƣờng học .....................38
Bảng 4.22: Tỷ lệ các thành phần tham gia tuyên truyền xây dựng trƣờng học ........39
Bảng 4.23: Tỷ lệ ngƣời dân cảm thấy hợp lý khi đóng góp xây dựng trƣờng học ...39
Bảng 4.24: Đánh giá của ngƣời dân về xây dựng trƣờng học...................................40
Bảng 4.25: Sự tham gia của các đoàn thể vào tuyên truyền về xây dựng các công
trình cơ sở hạ tầng....................................................................................41
Bảng 4.26: Mức độ quan tâm của ngƣời dân tới xây dựng cơ sở hạ tầng ................42
Bảng 4.27: Những khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng......................................42


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ..............7
Hình 2.2. Vai trò của ngƣời dân trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ..........8


v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

DT

: Dự toán

HT

: Hệ thống

NN

: Nhà nƣớc

NTM

: Nông thôn mới

QH

: Quy hoạch


TDTT

: Thể dục thể thao

UBND

: Ủy ban nhân dân

VCVH

: Vật chất, văn hóa

VH

: Văn hóa

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

XL

: Xử lý


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
PHẦN 1.MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài ..........................................................................................2
1.3. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................3
1.4. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................3
1.4.1.Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ...................................................3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.......................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................4
2.1.1. Khái niệm nông thôn mới .........................................................................4
2.1.2. Cơ sở hạ tầng nông thôn ...........................................................................5
2.1.3. Sự tham gia của cộng đồng .......................................................................6
2.1.4. Các tác nhân tham gia trong quá trình xây dựng các công trình cơ sở
hạ tầng.................................................................................................................7
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................................9
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................9
2.2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ...................................10
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....15
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................15
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................15
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................15
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ...............................................................................15
3.2.2. Thời gian tiến hành .................................................................................15
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................15
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................16



vii

3.4.1. Phƣơng pháp chọn mẫu điều tra..............................................................16
3.4.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ..............................................................16
3.4.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ..................................................16
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................18
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ............................................................18
4.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...........................................................18
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................19
4.2. Kết quả thực hiện quy hoạch và cơ sở hạ tầng nông thôn mới của xã Tức Tranh...20
4.2.1. Hoạt động của chính quyền địa phƣơng trong xây dựng nông thôn mới20
4.2.2. Nội dung thực hiện quy hoạch nông thôn mới ........................................21
4.2.3. Cơ sở hạ tầng nông thôn mới của xã Tức Tranh .....................................22
4.3. Quá trình xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng...........................................27
4.3.1. Công trình cấp thôn .................................................................................27
4.3.2. Công trình cấp xã ....................................................................................34
4.4. Các yếu tố tác động và những khó khăn trong quá trình xây dựng cơ sở hạ
tầng tại xã Tức Tranh .......................................................................................40
4.4.1. Các yếu tố ảnh hƣởng tới xây dựng cơ sở hạ tầng ..................................40
4.4.2. Khó khăn và những nguyên nhân dẫn tới khó khăn trong xây dựng các
công trình cơ sở hạ tầng tại xã Tức Tranh ........................................................42
4.5. Giải pháp nâng cao sự tham gia của ngƣời dân và cộng đồng trong xây dựng
các công trình cơ sở hạ tầng thuộc bộ tiêu chí nông thôn mới .........................44
4.5.1. Công tác tuyên truyền .............................................................................44
4.5.2. Nâng cao vai trò của cán bộ và các tổ chức đoàn thể .............................44
4.5.3. Trong xây dựng quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới ..............45
4.5.4. Trong đóng góp xây dựng .......................................................................46
4.5.5. Chính sách ...............................................................................................46
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................48

5.1. Kết luận ..........................................................................................................48
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm
làm thay đổi bộ mặt của nông thôn cho phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc. Sau 5 năm triển khai chƣơng trình đã đạt đƣợc nhiều kết
quả quan trọng nhƣ kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân
đƣợc tăng cƣờng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc chú trọng quan tâm đầu
tƣ, trình độ dân trí của ngƣời dân đƣợc nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc
giữ gìn và phát huy, an ninh quốc phòng đƣợc đảm bảo, chất lƣợng hệ thống
trính trị ngày càng đƣợc củng cố. Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn
diện bộ măt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc tiếp tục nâng cao đời sống vật chất
tinh thần của nhân dân.
Trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015, bƣớc đầu
các địa phƣơng ƣu tiên dành nhiều nguồn lực cho các tiêu chí về xây dựng các công
trình hạ tầng kinh tế xã hội. Đây đƣợc coi là yếu tố quan trọng nhất để cải tạo bộ
mặt nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế – xã hội – văn hoá – an ninh và đặc biệt
là tăng hƣởng thụ trực tiếp cho ngƣời dân. Tuy nhiên ở nhiều địa phƣơng trên cả
nƣớc việc triển khai xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trong bộ tiêu chí nông
thôn mới còn chậm, các công trình đƣợc xây dựng còn thiếu tính liên kết, thiếu
đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời dân, gây ra sự lãng
phí trong đầu tƣ dẫn tới việc nhiều xã có nợ đọng trong xây dựng cơ bản cao làm
thiếu vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.

Là tỉnh dẫn đầu trong các tỉnh trung du và miền núi phía bắc về xây dựng
nông thôn mới. Thái Nguyên đã huy động đƣợc nhiều nguồn lực từ cộng đồng và
nhận đƣợc sự đồng thuận nhất trí cao từ ngƣời dân trong xây dựng cơ sở hạ. Kết quả
đã có nhiều công trình đƣợc triển khai xây dựng đúng, vƣợt tiến độ và nhận đƣợc
phản hồi tích cực từ ngƣời dân.


2

Phú lƣơng là huyện thuộc phía bắc của tỉnh Thái nguyên với địa hình mang
nét đặc trƣng của vùng trung du và miền núi phía bắc. Trong giai đoạn 2010 – 2015
huyện đã tích cực chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn, kết quả tới hết năm 2015 Phú Lƣơng đã có 5 xã về đích nông thôn mới
gồm: Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Tức Tranh, Ôn Lƣơng, Phấn Mễ.
Năm 2015 xã Tức Tranh về đích nông thôn mới, cơ bản đã đạt 19/19 tiêu chí.
Là những xã tiên phong thực hiện xây dựng nông thôn mới nên cả chính quyền địa
phƣơng và cơ sở đã gặp không ít những khó khăn trở ngại, nhƣng với sự quyết tâm,
lỗ lực của cán bộ và tham gia hƣởng ứng nhiệt tình từ phía cộng đồng và ngƣời dân
địa phƣơng nên hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nhƣ giao thông, trƣờng học, cơ sở
vật chất văn hóa, điện, thủy lợi, y tế, chợ, hệ thống xử lý chất thải, thông tin liên lạc,
nhà ở đƣợc xây dựng và nâng cấp đáp ứng nhu cầu của nhân dân và phát triển kinh
tế - văn hóa - xã hội, diện mạo của xã ngày càng khang trang và hiện đại hơn.
Đối với xã Tức Tranh cũng nhƣ với nhiều các địa phƣơng khác trên cả nƣớc,
các tiêu chí về cơ sở hạ tầng là các tiêu chí khó đạt đƣợc nhất trong xây dựng nông
thôn mới vì các tiêu chí này cần có sự đầu tƣ lớn để thực hiện, chính vì vậy Đảng ta
đã có chủ trƣơng “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” để qua đó tập hợp đƣợc sức
mạnh và sự đồng thuận trong nhân dân.
Vậy trong xây dựng nông thôn mới của xã Tức Tranh ngƣời dân và cộng đồng
có những tham gia đóng góp và vai trò gì trong việc xây dựng các công trình hạ
tầng. Xuất phát từ câu hỏi trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự

đóng góp của cộng đồng và người dân để thực hiện các tiêu chí cơ sở hạ tầng
theo bộ tiêu chí nông thôn mới tại xã Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương tỉnh
Thái Nguyên”
1.2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đƣợc mức độ tham gia, đóng góp của cộng đồng và ngƣời dân vào
quá trình xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng theo bộ tiêu chí nông thôn mới, từ
đó tìm ra những nguyên nhân gây cản trở quá trình triển khai xây dựng các công


3

trình. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho địa phƣơng trong xây dựng nông thôn
mới giai đoạn tiếp theo và những địa phƣơng chƣa xây dựng xong cơ sở hạ tầng.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá sự tham gia của ngƣời dân vào xây dựng các công trình cơ sở hạ
tầng tại địa phƣơng
- Xác định các yếu tố là nguyên nhân gây cản trở đến quá trình triển khai xây
dựng các công trình cơ sở hạ tầng.
- Rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp để nâng cao, phát
huy vai trò của ngƣời dân để hoàn thiện các tiêu chí về cơ sở hạ tầng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Đề tài giúp sinh viên vận dụng đƣợc những kiến thức đã học tại nhà trƣờng vào
trong thực tiễn, bổ sung kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này.
- Nâng cao khả năng tƣ duy, làm việc của sinh viên
- Giúp sinh viên nắm đƣợc quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới
- Đề tài cũng là một nguồn tài liệu tham khảo cho nhà trƣờng, khoa, địa
phƣơng và các sinh viên khóa sau.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là một phần cơ sở để các cơ quan quản lý, lãnh

đạo của địa phƣơng đánh giá hiệu quả trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn mới của địa phƣơng.
- Từ những nguyên nhân gây khó khăn cản trở sẽ giúp cho cán bộ tại địa
phƣơng rút ra những bài hoc kinh nghiệm và tạo những cách làm mới, giải pháp phù
hợp hơn để xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm nông thôn mới
Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một
kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn
trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn đƣợc xây dựng so với mô hình nông
thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt.
Nông thôn mới là nông thôn văn minh hiện đại nhƣng vẫn giữ đƣợc nét đẹp
của truyền thống Việt Nam (Vũ Trọng Khải và cộng sự, 2003).
Theo Thông tƣ số 54/TT-NNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định: “vùng/khu vực nông thôn mới Việt Nam xã hội chủ
nghĩa (XHCN) là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã,
thị trấn; đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân (UBND) xã".
Nhƣ vậy, nông thôn mới trƣớc hết phải là nông thôn, chứ không phải là thị tứ, thị
trấn. Nông thôn mới vừa bao hàm chức năng lịch sử vốn có của nông thôn là vùng
nông dân quần tụ trong đơn vị làng xã và chủ yếu làm nông nghiệp, vừa có những
thuộc tính khác với nông thôn truyền thống, đó là: Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ
tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hƣớng kinh tế hàng hoá; đời sống
vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn ngày càng đƣợc nâng cao; giá trị văn
hoá truyền thống đƣợc bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân

chủ (Nguyễn Mậu Thái, 2015)[5].
Nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những
thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ đƣợc những nét đặc trƣng, tính
cách Việt Nam trong cuộc sống văn hoá tinh thần. Theo đó, một số tiêu chí của mô
hình nông thôn mới là: Một là, đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng xã. Hai là, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng hoá, đô thị hoá, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Ba là, có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dƣỡng các nguồn lực, đạt tăng


5

trƣởngkinhtếcaovàbềnvững;môitrƣờngsinhtháiđƣợcgiữgìn;tiềmnăngdulịch
đƣợckhaithác.Bốnlà,dânchủnôngthônmởrộngvàđivàothựcchất.Nămlà,nông
dân,nôngthôncóvănhoápháttriển,dântríđƣợcnânglên(Nguyễn Mậu Thái,2015)[5].
Nhƣ vậy, nông thôn mới là nông thôn có hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, làng
xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa;
đời sống về vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; bản sắc
văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý
dânchủ.
2.1.2. Cơ sở hạ tầng nông thôn
Hạ tầng kinh tế xã hội không những là nhân tố đảm bảo thúc đẩy sản xuất
và phát triển kinh tế mà còn nâng cao đời sống của ngƣời dân. Trong công tác
xây dựng. nông thôn mới, hạ tầng kinh tế xã hội thể hiện 8 nội dung: Giao
thông, thủy lợi, điện, trƣờng học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bƣu
điện, nhà ở dân cƣ.
Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật chất kỹ thuật đƣợc tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn và trong các hệ
thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát triển kinh tế,
xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nội dung tổng quát của cơ sở hạ tầng nông thôn có thể bao gồm những hệ
thống công trình chủ yếu sau:
+ Các hệ thống và công trình giao thông vận tải trong nông thôn: cầu cống,

đƣờng xá, kho tầng bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyển hàng hoá, giao
lƣu đi lại của dân cƣ.
+ Hệ thống và các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông, phòng chống thiên tai, bảo
vệ và cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trƣờng trong nông nghiệp nông thôn nhƣ: đê
điều, kè đập, cầu cống và kênh mƣơng thuỷ lợi, các trạm bơm.
+ Mạng lƣới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lƣới thông tin liên lạc.


6

+ Những công trình xử lý, khai thác và cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt cho dân
cƣ nông thôn.
2.1.3. Sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia: Một quá trình cho phép ngƣời dân tự tổ chức để xác định nhu cầu
và cùng nhau thiết kế, tổ chức thực hiện.
Định nghĩa sự tham gia của ngƣời dân: Ngƣời dân cùng với các cơ quan chính
quyền xây dựng chƣơng trình hoạt động, lựa chon ƣu tiên, khởi xƣớng và thực hiện
các dự án bằng cách đóng góp ý tƣởng , mối quan tâm, vật liệu tiền bạc lao động và
thời gian ( Theo Setty, 1991).
Ðịnh nghĩa thuật ngữ “Sự tham gia của cộng đồng” Theo Clanrence Shubert là
quá trình trong đó các nhóm dân cƣ của cộng đồng tác động vào quá trình quy
hoạch, thực hiện, quản lý sử dựng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm
vi hoạch động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không đƣợc coi là sự
tham gia của cộng đồng.
Tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng
Ngƣời dân có quyền tham gia vào việc ra quyết định vì kết quả của các quyết
định trong cộng đồng sẽ ảnh hƣởng đến cuộc sống của họ.
Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sức mạnh ngƣời dân bởi vì khi làm việc
cùng nhau sẽ tăng tính tự tin và khả năng để giải quyết các vấn đề khó khăn trong
cộng đồng.

Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo thu đƣợc những kết quả của dự án tốt hơn
vì chính ngƣời dân biết rõ nhất là họ cần gì, những khả năng của họ và có thể dùng
các nguồn lực riêng cho các hoạt động của cộng đồng.
Ý nghĩa sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của quần chúng là phƣơng tiện hữu hiệu để huy động, tổ chức và
vận dụng sự sáng tạo của cộng đồng vào các hoạt động phát triển.
Giúp xác định nhu cầu ƣu tiên của cộng đồng và tiến hành những hoạt động
phát triển để đáp ứng các nhu cầu này.


7

Giúp cho các dự án hay hoạt động đƣợc thừa nhận, khuyến khích ngƣời
dân.đóng góp nguồn lực thực hiện và đảm bảo sự bền vững.
2.1.4. Các tác nhân tham gia trong quá trình xây dựng các công trình cơ sở
hạ tầng
Ngƣời
dân
Xây dựng

Doanh
nghiệp

cơ sở hạ

Đoàn thể,
tổ chức

tầng


XH

Nhà
nƣớc

Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia xây dựng cơ sởhạ tầng
Các tác nhân tham gia xây dựng các công trìnhcơ sở hạ tầng thuộc bộ tiêu chí
nông thôn mới gồm có ngƣời dân, nhà nƣớc, doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể,


Chƣơngtrìnhmụctiêuquốcgiavềxâydựngnông

hội.

thôn

mớiđƣợcthựchiệntheophƣơng châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cƣ địa
phƣơng



chính,

Nhà

đóngvaitròđịnhhƣớng,hỗtrợvàhƣớngdẫnthựchiện.Cáchoạtđộngcụthểdochính

nƣớc
cộng


đồng ngƣời dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
a. Người dân
Sự tham gia của ngƣời dân vào xây dựng nông thôn mới là yếu tố quyết định
sự thành công. Khi tham gia xây dựng nông thôn mới và đặc biệt là xây dựng các
công trình cơ sở hạ tầng vai trò của ngƣời dân đƣợc thể hiện ở chỗ: dân biết, dân
bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý, dân hƣởng lợi. Vai trò của


8

dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng đƣợc thể hiện trong hình 2.2.

Biết
Hƣởng
lợi

Bàn

Ngƣời
dân

Quản

Đóng
góp

Làm

Kiểm
tra


Hình 2.2. Vai trò của người dân trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng
b. Nhà nước
Vai trò của nhà nƣớc đƣợc thể hiện qua sự tham gia của chính quyền các cấp,
các cơ quan chuyên môn, quản lý với vai trò định hƣớng , hƣớng dẫn và hỗ trợ thực
hiện xây dựng:
+

Nhànƣớcthựchiệnvaitròđịnhhƣớngbằngxâydựngkhungphápluật,hoạch

địnhcácchínhsách,hệthốngvănbảncóliênquanđếnxâydựngnôngthônmới.
+ Vai trò hƣớng dẫn của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện qua công tác tuyên truyền, vận
động các chƣơng trình, dự án và thông qua kiểm tra, giám sát .
+ Vai trò chỉ đạo thông qua các thông qua các cơ quan, ban ngành : Ban chỉ
đạo cấp Trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã, thôn bản, các phòng ban nhƣ văn phòng điều
phối cấp Trung ƣơng, tỉnh, huyện.
c. Doanh nghiệp
Trong quá trình xây cơ sở hạ tầng của nông thôn mới không thể không có sự
tham gia của doanh nghiệp. Nhất là khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc còn hạn


9

hẹp. Ngoài góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động và làm giàu
cho nông thôn các doanh nghiệp có thể giúp phát huy, tạo động lực xây dựng cơ sở
hạ tầng.
d. Các đoàn thể,tổ chức xã hội
Các tổ chức Đoàn thể nhƣ Mặt trận tổ quốc, hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội
cựu chiến binh, hội ngƣời cao tuổi, Đoàn thanh niên có vai trò khởi xƣớng, chỉ đạo
và dẫn dắt thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới. Thực hiện công tác truyên

truyền, vận động, hỗtrợ,huyđộngcácnguồnlực,điềukiệnđểxâydựng,thamgiaxâydựng,
kiểm tra, giám sát việc xây dựngcơsởhạtầng nông thôn.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Phong trào “làng mới” (phong chào seamaul Undong)ở Hàn quốc
Mục tiêu chính của chính sách mới là làm cho ngƣời dân có niềm tin và trở
nên tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ, cần cù, sáng
tạo, độc lập và cộng đồng. Tổng thống Hàn Quốc phát biểu “Nếu chúng ta có thể
tạo ra hay khai thác được tinh thần chăm chỉ, tự vượt khó khăn và hợp tác tiềm ẩn
trong mỗi thành viên sống trong khu vực nông thôn, tôi tin tưởng rằng tất cả các
làng xã nông thôn sẽ trở thành nơi thịnh vượng để sống. Chúng ta có thể gọi là
phương hướng hành động của mô hình Saemaul Undong đó là lời tuyên ngôn của
phong trào làng mới (Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và PTNT, 2002). Nhƣ
vậy, phong trào làng mới nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng nhất tạo động lực cho
phát triển là “phát triển tinh thần của ngƣời nông dân , lấy kích thích vật chất nhỏ
để kích thích tinh thần và qua đó phát huy nội lực tiềm tàng to lớn của nôngdân.
Ban đầu phong trào đổi mới nông thôn Hàn Quốc đƣa ra 10 nội dung sau: Mở
rộng, làm mới đƣờng vào thôn xóm; mở rộng, làm mới đƣờng trong thôn, làm vệ
sinh thôn xóm, xây dựng khu giặt giũ chung,đào giếng nƣớc chung, cải tạo mái nhà
từ lợp rạ thành mái ngói, xi măng, cải tạo hàng rào quanh nhà từ tƣờng đất thành
tƣờng xây gạch, xi măng, sửa cầu, sửa hệ thống đập sông ngòi và xây dựng điểm
gom phân bắc. Các nội dung để xây dựng dự án rất thiết thực, tƣơng đối đơn giản dễ


10

triển khai, nhanh có kết quả. Điều này rất quan trọng để khích lệ tinh thần ngƣời
dân tin vào hiệu quả công việc, tin vào phong trào, tạo đà để làm những dự án dài
hơi hơn.
Trong năm đầu tiên phát động phong trào, chính phủ cấp miễn phí đồng loạt

cho 33.000 xã trong cả nƣớc, mỗi xã 355 bao xi măng (loại 40 kg). Kết quả là sau
một năm, 16.600 xã đƣợc cải thiện rõ rệt do biết tranh thủ sự hỗ trợ của chính phủ
và vận động sự tham gia tích cực của ngƣời dân, làm nên thành công bƣớc đầu.
Sang năm thứ hai, chỉ 16.600 xã có thành tích tốt đƣợc tôn vinh khen thƣởng và tiếp
tục đƣợc chính phủ hỗ trợ 500 bao xi măng và 1 tấn thép cho mỗi xã. Phấn khởi và
tự tin, các xã này tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và bắt đầu đi vào các dự án tăng
thu nhập. Cách thức này tạo nên không khí cạnh tranh sôi nổi trong nông thôn cả
nƣớc, là yếu tố thúc đẩy đáng kể phong trào.
Trong 10 năm, các dự án đã làm đƣợc 61.797 km đƣờng vào thôn (đạt 126%
kế hoạch); 43.558 km đƣờng trong thôn (166%); 79.516 cầu cống nhỏ (104%);
37.012 nhà văn hóa (104%); 15.559 km đƣờng cống nƣớc thải (179%); 2.777.500
hộ nông thôn đƣợc cấp điện (98%); 717 xí nghiệp nông nghiệp (75%); 22.143 nhà
kho (64%); 225.000 ngôi nhà đƣợc cải tạo (42%) và quy hoạch mới cho 2.747 ngôi
làng. Thành tích này đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo nông thôn Hàn Quốc
(Đinh Xuân Sơn, 2013)[9].
2.2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
2.2.2.1. Xây dựng hạ tầng – kinh tế xã hội nông thôn mới tại Việt Nam
Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tại nƣớc ta đƣợc bắt đầu triển khai năm
2011. Để đẩy mạnh hơn nữa mô hình nông thôn mới cấp xã, năm 2008 Ban chỉ đạo
trung ƣơng đã triển khai việc thực hiện đề án chƣơng trình thí điểm nông thôn mới
theo chủ trƣơng của Nghị quyết số 26 – NQ/T.Ƣ “ về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn”. Đề án lựa chon 11 xã có mức phát triển trung bình khá, thuộc 11 tỉnh, thành
phố đại điện cho các vùng khác nhau của đất nƣớc, với mực tiêu là xây dụng 11 xã
trở thành các mô hình điểm về nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa,
một nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cƣ dân


11

nông thôn đƣợc nâng cao. Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng,

kinh tế, xã hội hiện đại, môi trƣờng nông thôn phát triển theo quy hoạch, môi
trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ.Dân trí đƣợc nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc
giữ gìn và phát huy.An ninh tốt, quản lý dân chủ.Chất lƣợng hệ thống chính trị đƣợc
nâng cao.
Sau 5 năm thực hiện, Chƣơng trình đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tƣ phát triển giao
thông nông thôn, thủy lợi, điện.
Giao thông đƣợc xác định là khâu đột phá đáp ứng yêu cầu bức xúc của nhân
dân, do vậy đã đƣợc các đia phƣơng triển khai quyết liệt, nhiều địa phƣơng đã có
những chính sách hỗ trợ thu hút đầu tƣ, huy động nguồn lực phù hợp nên đã huy
động đƣợc sự tham gia của ngƣời dân và toàn xã hội, phong chào làm đƣờng giao
thông nông thôn phát triển rất cao. Cả nƣớc đã triển khai xây dựng trên 5000 công
trình với khoảng 70000km đƣờng giao thông, hết năm 2014 đã có 23,3% số xã đạt
tiêu chí giao thông. Hệ thống thủy lợi đã đƣợc tu bổ gồm bờ ao, cống, trạm bơm,
nâng cấp sửa chữa hơn 3000 công trình, nạo vét tu bổ gần 7000km kênh mƣơng, đã
có 44,5% số xã đạt tiêu chí thủy lợi. Hệ thống điện tiếp tục đƣợc nâng cấp và mở
rộng, tới nay tỷ lệ xã có điện đã đạt 98,6% và tỷ lệ hộ nông dân có điện đạt 96,6%,
có 16 tỉnh, thành phố đạt 100% số hộ có điện, có 75,6% số xã đạt tiêu chí về điện.
Trong 3 năm đã nâng cấp hơn 1000 công trình nƣớc sạch tập trung, 500 bãi thu gom
rác thải , 1200 cống rãnh thoát nƣớc. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã phát
triển đến các xã vùng sâu, vùng xa. Internet tốc độ cao đã đến đƣợc hầu hết các
điểm bƣu điện văn hóa xã, khoảng 55% số xã có điểm truy cập Internet công cộng,
vùng phủ sóng 3G đã đạt trên 80% dân số, tỷ lệ xã có điện thoại công cộng là 97%.
Hầu hết ngƣời dân khu vực nông thôn đƣợc sử dụng các dịch vụ bƣu chính, viễn
thông phổ cập, đã có 86,2% số xã đạt tiêu chí về bƣu điện. Chợ nông thôn đƣợc cải
tạo xây dựng chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa, ngoài hình thức chợ truyền thống đã
có những doanh nghiệp, HTX tham gia kinh doanh quản lý chợ, hết năm 2014 đã có
45% số xã đạt tiêu chí về chợ. Trƣờng học các cấp từng bƣớc đƣợc xây dựng theo
chuẩn và xã hội hóa,trong 3 năm đã xây mới 198 trƣờng Trung học phổ thông, xây



12

dựng thêm trên 70000 phòng học các loại, hệ thống trƣờng dân tộc nội trú ngày
càng đƣợc hoàn thiện, hết năm 2014 đã có 30,8% số xã đạt tiêu chí trƣờng học. Hệ
thống các trạm y tế đƣợc xây mới và nâng cấp đã có trên 99,5% số xã có trạm y tế.
Cơ sở vật chất văn hóa đƣợc chú trọng đầu tƣ, nâng cấp. Sau 3 năm đã có 44,8% số
xã và 46% số thôn có nhà văn hóa. Hết năm 2014 có 17,9% số xã đạt tiêu chí cơ sở
vật chất văn hóa
Tuy nhiên hệ thống kết cấu hạ tầng cấp xã vẫn chƣa đồng bộ và đồng đều giữa
các vùng, các vùng Trung du miền núi phía bắc và Đồng bằng sông Cửu Long có
tốc độ phát triển hạ tầng còn chậm do địa hình phức tạp, chia cắt vốn đầu tƣ lớn
nhƣng nguồn lực còn hạn chế.
2.2.2.2. Tình hình xây dựng hạ tầng – kinh tế xã hội nông thôn mới tại một số địa phương
Kinh nghiệm xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới tại xã Nam
Cường huyện Tiền Hải, Thái Bình
Sau gần bốn năm thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Nam Cƣờng đã hoàn
thành 19 tiêu chí, đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao rõ rệt,diện mạo nông thôn
có nhiều thay đổi với nhiều con đƣờng đƣợc bê tông hóa, thôn làng sạch đẹp, hệ
thống kênh mƣơng thủy lợi đƣợc kiên cố hóa, cơ sở hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục
đƣợc cải thiện.
Khi xây dựng nông thôn mới xã Nam Cƣờng tập trung mọi nguồn lực để xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đảng ủy,
UBND đã ra các nghị quyết, xây dựng các kế hoạch triển khai, ban hành các cơ chế
hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. Xã đã xác định khâu tuyên truyền là then chốt, phải
làm sâu rộng để nâng cao nhận thức của nhân dân trên địa bàn về nội dung, phƣơng
pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới. Đồng
thời đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới theo
phƣơng châm huy động nguồn lực xã hội hóa là quan trọng, sự hỗ trợ của ngân sách
nhà nƣớc là cần thiết. Do vậy phong chào xây dựng đƣờng giao thông, cơ sở vật

chất,văn hóa, trƣờng học trạm y tế, chợ đƣợc đông đảo ngƣời dân ủng hộ nhiệt tình,
tạo hiệu ứng lan tỏa rộng khắp. tổng nguồn vốn huy động đƣợc từ nhân dân đạt hơn
4 tỷ đồng và 5000 ngày công lao động (Mạnh Thắng, 2016)[10]


13

Kinh nghiệm xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn,
Tuyên Quang
Với sự hỗ trợ kinh phí từ Trung ƣơng, kết hợp lồng ghép các chƣơng trình, dự
án thực hiện trên địa bàn. Cùng với phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm,
nhà nƣớc hỗ trợ xi măng, ngƣời dân đóng góp ngày công, vốn đối ứng, hiến đất,
trong 3 năm xây dựng nông thôn mới, xã Mỹ Bằng có 5 hộ dân hiến đất với diện
tích 750 m2, nhân dân xã đóng góp trên 60000m3 cát sỏi và hàng ngàn ngày công
lao động trị giá gần 15 tỷ đồng để bê tông hóa 108 km đƣờng giao thông liên thôn.
Không chỉ có đƣờng giao thông nông thôn, các công trình thiết yếu nhƣ nhà
văn hóa, trƣờng, trạm, chợ cũng đƣợc đầu tƣ xây dựng theo hƣớng đạt chuẩn.
Các công trình hạ tầng nông thôn xây dựng đƣợc ngƣời dân chủ động tham gia
bàn bạc, quyết định và tự nguyện đóng góp. Trong đó có những công trình do ngƣời
dân trực tiếp thi công, đảm bảo công khai, minh bạch và đều đƣợc thực hiện theo
thiết kế mẫu của các ngành chuyên môn, đã tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông
thôn; thúc đẩy phát triển sản xuất, văn hóa hóa - xã hội, môi trƣờng của tỉnh. Sự đầu
tƣ phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tại
các địa phƣơng phát triển từ đó sẽ tác động để hoàn thành các tiêu chí trong xây
dựng nông thôn mới (Đoàn Thƣ, 2014)[11]
Kinh nghiệm xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội tai xã Phương Thiện, Hà Giang.
Là xã miền núi khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới năm 2011 xã Phƣơng
Thiện đã gặp không ít những khó khăn do xuất phát điểm còn thấp, mặt bằng dân
trí, kinh tế còn thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, mặt khác nguồn đầu tƣ
của nhà nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc với nhu cầu thực tế của địa phƣơng, ngƣời dân

còn trông chờ ỷ lại vào sự đầu tƣ, hỗ trợ của nhà nƣớc, chƣa nhận rõ đƣợc trách
nhiệm của mình.
Từ thực tiễn đó thành phố Hà Giang đã chỉ đạo cách ngành chức năng kết hợp với
chính quyền xã xây dựng đề án một cách chi tiết, trên cơ sở lấy ý kiến tham gia của
ngƣời dân tại các thôn do đó các nội dung thực hiện sát với thực tiễn phù hợp với tình
hình kinh tế xã hội và đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của đông đảo ngƣời dân.


14

Trong quá trình triển khai thực hiện đã huy động tối đa sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị các ban ngành đoàn thể và ngƣời dân, phân công nhiệm vụ cho từng
thành viên phụ trách các thôn bản , tập trung tuyên truyền, vận động ngƣời dân về
chủ chƣơng, chính sách của nhà nƣớc. Đặc biệt công tác vận động ngƣời dân tham
gia hiến đất, đóng góp ngày công lao động để hoàn thiện các tiêu chí về hạ tầng
kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn đầu triển khai ngƣời dân đã tham gia hiến 30000m2
đất, 5000 ngày công lao động và 59.150.000 đồng để xây dựng, nâng cấp đƣờng
giao thông, xây dựng các điểm trƣờng và các công trình phúc lợi khác (Phạm Văn
Phú, 2013)[8].


15

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia đóng góp của cộng đồng và ngƣời
dân vào các giai đoạn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trong bộ tiêu chí nông thôn
mới, các yếu tố tác động tới quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Các cán bộ xã và cán bộ xóm các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và các hộ gia
đình ở xã Tức Tranh.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu tại xã Tức tranh của huyện Phú
Lƣơng tỉnh Thái nguyên.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia của
cộng đồng, ngƣời dân và những khó khăn gặp phải khi thực hiện xây dựng các công
trình cơ sở hạ tầng theo bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Giới hạn thời gian: Nghiên cứu sự tham gia của ngƣời dân vào xây dựng các
công trình cơ cơ sở hạ tầng thuộc bộ tiêu chí nông thôn mới của xã tức tranh giai
đoạn2011 – 2015.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Tại địa bàn 3 thôn Đồng tiến, Quyết thắng, Đập tràn của xã Tức Tranh, huyện
Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian tiến hành
Từ tháng 3/2016 đến tháng 5/2016.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tức Tranh.
- Nghiên cứu quy hoạch và thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng thôn mới của xã
Tức Tranh.


16

- Nghiên quá trình xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.
- Nghiên cứu các yếu tố tác động và những khó khăn trong quá trình xây dựng
cơ sở hạ tầng.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Chọn 3 thôn có số lƣợng xây dựng các công trình nhiều trong thời gian xã tiến
hành xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới, các thôn nằm ở những khu vực khác
nhau để đảm bảo tính đại diện. Trong một thôn lựa chọn 5 cán bộ và 20 hộ gia đình
để tiến hành điều tra. Đối với cấp xã, lựa chọn ra 5 cán bộ, tập trung vào trƣởng,
phó ban chỉ đạo, cán bộ phụ trách mảng nông thôn mới để tiến hành điều tra.
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ đƣợc thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau từ:
+ Văn phòng UBND xã, văn phòng Đảng ủy xã Tức Tranh
+ Các thông tin về văn bản, chính sách của Nhà nƣớc thu thập thông tin bằng
cách tra cứu các tài liệu, các văn bản, các giáo trình, sách và các nghiên cứu trƣớc đó.
Nguồn tài liệu thứ cấp này sau khi thu thập đã đƣợc xử lý, tổng hợp, phân tích
và so sánh.
3.4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin và số liệu sơ cấp đƣơc tiến hành thu thập thông qua quá trìnhphỏng
vấn, điều tra thực tế các cán bộ thôn, xóm và hộ gia đình tại địa phƣơng nghiên cứu,
kết hợp với quan sát đánh giá hiện trạng các công trình tại thực tế.
Các phƣơng pháp PRA đƣợc sử dụng :
+ Quan sát
+ Phỏng vấn bằng bảng hỏi các cán bộ xã, cán bộ thôn
+ Thảo luận nhóm
3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Các số liệu và phiếu điều tra đƣợc tiến hành tổng hợp thủ công và đƣợc hệ
thống hóa, xử lý bằng chƣơng trình Excel trên máy tính.


×