Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.95 KB, 38 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆP HÒA
TRƯỜNG THCS DANH THẮNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ
MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
CHO HỌC SINH LỚP 9

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ TÌNH
TỒ: KHOA HỌC XÃ HỘI

Danh Thắng, tháng 12 năm 2015


A.PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài:
1/ Cơ sở lý luận:
Sự nghiệp Giáo dục và đào tạo có vị trí đặc biệt trong toàn xã hội. Trong thời kỳ
đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế, chính trị xã hội hiện nay Đảng và Nhà nước
ta luôn coi trọng vấn đề phát triển toàn diện đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy, thế hệ trẻ những mầm non tương lai của đất nước, phải có một nền tảng vững vàng. Nền tảng
vững chắc đó là gì? Đó chính là tri thức, kiến thức vững chắc. Tri thức đó chính là do
giáo dục mà ra. Vì lẽ đó, ngành giáo dục cũng không ngừng đổi mới - đổi mới SGK,
đổi mới phương pháp giảng dạy. Cụ thể là bộ môn Ngữ văn trước kia phân thành ba
phân môn rõ ràng với ba cuốn sách giáo khoa: Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn.
Ngày nay với xu hướng phát triển toàn diện cho học sinh sách giáo khoa Ngữ văn có
sự đổi mới đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa ba phân môn: Văn học, Tiếng việt, Tập làm
văn. Với chương trình liền mạch, có sự lô gic hỗ trợ, bổ sung một cách rất toàn diện
từ khâu hiểu văn bản  sử dụng ngôn từ  thực hành (viết văn bản).
Cốt lõi của nhà biên soạn sách giáo khoa hiện nay là mong muốn cung cấp cho
học sinh kỹ năng tiếp thu, vận dụng và thực hành. Tức là "học phải đi đôi với hành"
nghĩa thực chất của vấn đề là từ một văn bản cụ thể trên lớp các em học, tiếp thu, hiểu


văn bản về giá trị tư tưởng, tình cảm và giá trị nghệ thuật đặc sắc của văn bản, kết hợp
vốn từ vựng, cú pháp trong Tiếng việt cùng vốn định hướng về cách, các bước làm văn
(Tập làm văn) các em sẽ dễ dàng làm chủ kiến thức. Vậy để làm chủ được kiến thức thì
học sinh phải chủ động nắm chắc kiến thức một cách hệ thống khắc sâu bài bản. Từ đó
các em có thể thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đó là: Học đi đôi với hành - cách học này
chính là cách học thực chất, học có chất lượng, học giúp ích cho bản thân, giúp bản
thân thích nghi với vòng quanh phát triển của lịch sử xã hội.
Hơn nữa, với đặc trưng của bộ môn văn, vốn vẫn là một môn học có tính trừu
tượng, con đường đến với tác phẩm văn học không đơn giản và không phải là công


thức như toán học, mà nó có con đường riêng. Học Ngữ văn không chỉ học bằng trí
tuệ mà còn học bằng cả tâm hồn nên học sinh không có hứng thú học văn thì không
thể học văn có chất lượng. Điều đó là một trở ngại lớn cho việc dạy và học Ngữ văn
nói chung. Ngay trong môn Ngữ văn, việc học tích hợp giữa các phân môn Văn, Tập
làm văn, Tiếng việt có rất nhiều thuận lợi nhưng phương pháp dạy cũng khác nhau
nên việc tiếp thu bài của học sinh cũng hạn chế. Đặc biệt, dạy Tập làm văn là dạy cho
học sinh thực hành nói, viết, tức là dạy cho học sinh khả năng tạo lập văn bản, giúp
các em có khả năng thực hành giao tiếp. Vì vậy, việc rèn kĩ năng cho học sinh rất
quan trọng. Đối với học sinh lớp 9 thì việc luyện kĩ năng viết bài lại có một ý nghĩa
thiết thực hơn. Bởi vì, học xong chương trình THCS một bộ phận các em sẽ học nghề
và lao động còn phần đông các em sẽ tiếp tục học chương trình THPT. Điều đó sẽ
giúp các em vững vàng trong học tập và làm việc sau này. Trong làm văn thì văn bản
nghị luận sẽ giúp cho các em khả năng lập luận, khả năng trình bày một vấn đề... Tuy
học sinh lớp 9 đã làm quen với văn nghị luận từ lớp 7 nhưng các thao tác, các kĩ năng
làm một bài văn nghị luận ở mức độ cao hơn thì các em còn lúng túng, nhiều em còn
chưa nắm vũng phương pháp làm bài. Vì vậy, chất lượng làm bài chưa cao.Đây chính
là vẫn đề mà người giáo viên dạy Ngữ văn cần phải suy nghĩ.
2. Cơ sở thực tiễn:
Đất nước ta đang chuyển mình sang thế kỉ XXI - thế kỉ của nền kinh tế tri thức.

Nền kinh tế ấy đòi hỏi con người phải thực sự có hiểu biết mới đáp ứng được yêu cầu
của sự phát triển. Do đó, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Mặt khác, quá
trình hội nhập, sự giao lưu về kinh tế, văn hóa làm tăng thêm nhận thức ở mỗi người,
thúc đẩy quá trình đổi mới giáo dục sâu sắc. Đặc biệt, trong những năm vừa qua, Bộ
giáo dục và đào tạo có nhiều chương trình tập huấn và đi đến sự đổi mới đồng bộ từ
mục đích, nội dung chương trình đến phương pháp giảng dạy nên nền giáo dục nước
nhà có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Sự đổi
mới của nền giáo dục coi trọng tất cả các môn học để giáo dục học sinh một cách toàn


diện. Trong đó, môn Ngữ văn cũng đặc biệt được chú trọng bởi tính ứng dụng của nó.
Văn học là hình ảnh thu nhỏ của đời sống. Mỗi trang văn là một mảnh đời, một chi
tiết nhỏ có ý nghĩa giáo dục. Như Go-rơ-ki từng nói "Văn học là nhân học". Thầy cô
giáo như người nghệ sĩ tâm hồn. Qua mỗi giờ học,thầy cô giáo bồi đắp cho các em
bao tình cảm cao đẹp như tình yêu gia đình, yêu quê hương,đất nước, yêu Chủ nghĩa
xã hội và hình thành cho các em, hướng các em đến bao giá trị cao đẹp: lòng vị tha,
trọng sự công bằng, biết căm ghét cái xấu cái ác. Muốn đến cái đích ấy thì người thầy
phải không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy làm thế nào để học sinh có kỹ
năng viết bài dạng nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ một cách nhuần nhuyễn.
Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy trực tiếp môn Ngữ văn ở trường THCS
Danh Thắng - Trường THCS Danh Thắng là một ngôi trường ở vùng nông thôn của
huyện Hiệp Hòa, nền kinh tế chung của xã chủ yếu là nông nghiệp, điều kiện kinh tế
còn hạn chế, đặc biệt cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn. Hơn thế, ý thức
của học sinh, phụ huynh còn lệch lạc muốn con em theo các môn khoa học tự nhiên,
thờ ơ với các môn khoa học xã hội đặc biệt là môn Ngữ văn. Mặt khác qua tìm hiểu
tôi thấy các em sợ môn Ngữ văn vì khó, vì ngại…Vậy nên học sinh chưa có niềm say
mê và thích học bộ môn này. Đây là điều rất đáng buồn với người đứng lớp giảng dạy
phân môn Ngữ văn như chúng tôi. Tuy nhiên, tôi không nản chí, không ngại khó trong
quá trình làm việc tại địa phương tôi đã không ngừng tìm hiểu để làm sao đánh thức
niềm say mê yêu môn Ngữ văn từ học sinh và làm thay đổi về cái nhìn lệch lạc của

phụ huynh về phân môn của mình.
Đứng trước một thực tế xã hội và thực tế của bộ môn Ngữ văn như vậy, là một
giáo viên vừa trực tiếp giảng dạy ở trường khiến tôi không khỏi băn khoăn, suy nghĩ
tìm biện pháp tháo gỡ những vướng mắc trong giảng dạy môn Ngữ văn ở trường. Đó
chính là lí do đề tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn
thơ” với mục đích được trao đổi với đồng nghiệp những phương pháp giảng dạy của
mình trong quá trình dạy học.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:


1. Mục đích nghiên cứu:
Môn Ngữ văn là bộ môn có vị trí hết sức quan trọng. Trong việc thực hiện
nhiệm vụ chung, nó theo đuổi các em với chặng đường khá dài từ các cấp học: THCS,
THPT, thậm chí đến Đại học. Đặc biệt xu thế gần môn Ngữ văn là một trong những
bộ môn bắt buộc của đầu vào các trường Đại học.
Vì vậy, dạy và học tốt môn Ngữ văn không những tạo cơ sở, tiền đề vững chắc
trên con đường dẫn tới tương lai của các em. Qua các giờ học văn, đã giúp cho các em
tiếp thu vẻ đẹp văn hóa nhân loại, giáo dục tư tưởng, tình cảm cao đẹp. Bên cạnh đó,
học tốt môn Ngữ văn còn giúp các em học tốt các môn học khác như Lịch sử, Địa lý,
Giáo dục công dân, kể cả các môn Khoa học tự nhiên khác. Qua môn Ngữ văn học
sinh còn được trang bị cho mình năng lực nghe, nói, đọc, viết…
Tóm lại: Mục đích chung của môn Ngữ văn là bồi dưỡng cho học sinh năng lực
cảm thụ, năng lực viết. Đồng thời cung cấp hệ thống tri thức phổ thông về văn học
dân tộc, văn học thế giới … Hình thành cho các em năng lực tư duy, giáo dục lòng
biết ơn, lòng tự hào dân tộc. Vì vậy, trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, tôi tập trung
vào việc trao đổi vài kinh nghiệm về việc rèn kĩ năng làm bài nghị luận một bài thơ,
đoạn thơ, giúp cho học sinh có thể làm tốt kiểu bài này.Tạo cho các em hứng thú khi
học môn Ngữ văn...
2 . Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này, tôi sử dụng rất nhiều phương pháp. Trong đó, chủ yếu là các

phương pháp sau:
- Phương pháp tự nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp sưu tầm tài liệu
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp so sánh đối chiếu


- Phương pháp phỏng vấn
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
-Nghiên cứu đối tượng học sinh lớp 9B Trường Trung học cơ sở Danh Thắng thông
qua dạy chương trình chính khóa và chương trình học ôn.
-Nghiên cứu cách thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực của
đồng nghiệp.
- Nghiên cứu đề tài qua việc các em thực hành tạo lập văn bản nghị luận văn
chương và nhất là thơ.
-Kết quả làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Nói đến văn nghị luận thì phạm vi rất rộng, trong nghị luận có thế sử dụng nhiều
phép lập luận như: Chứng minh, giải thích, phân tích tổng hợp...Đồng thời có nhiều
dạng nghị luận: Nghị luận xã hội, nghị luận văn học, nên cùng một lúc không thể đề
cập hết được. trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ xin nói đến một khía cạnh nhỏ đó là:
“Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ” trong chương trình lớp 9
IV-Giới hạn của đề tài
+ Giới hạn thời gian: Từ đầu năm học 2015 - 2016 đến nay
+ Giới hạn không gian: Trường THCS Danh Thắng.
+ Giới hạn đối tượng: Học sinh lớp 9B ( lớp đại trà)
+ Giới hạn kiến thức: Kiến thức về nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

V. Kế hoạch thực hiện
Khi thực hiện nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào thực tiễn giảng dạy tôi đã thực
hiện theo kế hoạch cụ thể như sau: Chọn đề tài; nghiên cứu tài liệu; khảo sát thực tế;
tìm hiểu đối tượng; trao đổi ý kiến kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp; áp dụng vào
thực tế giảng dạy; viết thành sáng kiến kinh nghiệm.


PHẦN B. NỘI DUNG
I/ Cơ sở lý luận của đề tài:
Chương trình thay sách giáo khoa mới đã có nhiều thay đổi về chương trình
cũng như nội dung môn học. Riêng văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THCS
cũng có nhiều thay đổi. Trước kia học Tập làm văn, học sinh được tập làm quen với
nhiều kiểu bài như: trần thuật, tường thuật, kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, về nhân vật,
về tác phẩm, chứng minh, giải thích, phân tích tác phẩm...Chương trình sách giáo
khoa mới đã có những quan điểm tích cực và có cái nhìn tổng quan hơn về kiểu bài
làm văn ở chương trình THCS nên đã quy tụ về một số kiểu bài lớn: Tự sự,miêu tả,
biểu cảm, nghị luận. Như vậy, văn nghị luận không còn hiểu đơn lẻ từng dạng bài
khác nhau mà học sinh được học một cách có hệ thống hơn. Ngay từ lớp 7, học sinh
đã được tìm hiểu sơ bộ về khái niệm nghị luận, đặc điểm nghị luận, hiểu thế nào là
luận điiểm, phương pháp lập luận, hiểu thế nào là luận cứ và tìm hiểu về phương pháp
nghị luận:chứng minh, giải thích. Những kiến thức ấy về văn nghị luận được nâng
cao hơn ở chương trình lớp 8. Ở đây, học sinh đã được bổ sung những kiến thức cơ
bản về sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận... Còn ở lớp
9, học sinh trên cơ sở những kiến thức đã học, các em sẽ được cung cấp thêm một số
phép nghị luận có yêu cầu cao hơn như: phân tích, tổng hợp để từ đó các em có khả
năng làm quen và thực hành các dạng của nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Nếu trước kia, sách giáo khoa cũ quan niệm luận điểm là vấn đề cần nghị luận thì
sách giáo khoa mới đã chỉ rõ luận điểm chính là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm,
là linh hồn của bài viết. Trên cơ sở đó, việc quan niệm về kiểu bài phân tích tác phẩm
ở sách giáo khoa cũ cũng khác, phân tích tác phẩm bao gồm cả tác phẩm truyện, và

tác phẩm thơ trữ tình. Quan niệm đó cho thấy việc hiểu về văn nghị luận cũng chưa
thật đầy đủ. Sách giáo khoa mới cho thấy, nghị luận văn học không chỉ đơn thuần là
phân tích mà còn là suy nghĩ, cảm nhận... về tác phẩm văn học. Tuy nhiên, đó không
phải là những dạng khác nhau của văn nghị luận văn học. Đối với dạng nghị luận về


một bài thơ, đoạn thơ trong chương trình Ngữ văn 9 cũng vậy, việc dạy cho học sinh
có kỹ năng nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ không chỉ đơn thuần là giúp các em
biết phân tích thơ mà còn giúp các em có phương pháp phân tích, cảm thụ, suy nghĩ,
đánh giá, nhận xét, bình luận...về bài thơ, đoạn thơ ấy. Đồng thời biết trình bày ý kiến
của mình một cách có hệ thống, có luận điểm rõ ràng, mạch lạc và trình bày có cảm
xúc bằng những tình cảm chân thành, bằng hình ảnh gợi cảm để bài viết có sức thuyết
phục, hấp dẫn người đọc.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thuận lợi - khó khăn
+Thuận lợi:
Với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật như hiện nay các em học sinh được
tiếp xúc với nhiều phương tiện và kĩ thuật hiện đại. Những yếu tố đó đã góp phần
giúp các em tiếp cận bài học nhanh hơn, tích cực hơn. Một số em rất yêu thích môn
học, thích tìm tòi khám phá những kiến thức mới qua mỗi bài học.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng dạy
học đặc biệt là chất lượng đại trà. Cơ sở vật chất của nhà trường đã được nâng cao,
nhà trường trang bị thêm máy vi tính cho giáo viên sử dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy.
+Khó khăn:
Hiện nay, không chỉ riêng gì ở Trường THCS Danh Thắng , mà ở rất nhiều trường
trong địa bàn toàn huyện phần lớn học sinh thờ ơ với môn văn, không hứng thú học
môn Ngữ văn. Dẫn chứng là có những học sinh có năng khiếu, có chất văn nhưng
cũng không theo đội tuyển học sinh giỏi.Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu? Phải
chăng do tác động của xã hội? Trào lưu xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc học

Ngữ văn của học sinh. Bên cạnh đó, hoàn cảnh, điều kiện riêng của từng em cũng
không giống nhau. Có nhiều em hoàn cảnh gia đình khó khăn sách vở chưa đủ cho
điều kiện học tập. Do môn học này vừa dài lại vừa khó? Do thiết bị đồ dùng phục vụ


cho môn học ở các trường còn hạn chế? Hay do học sinh lười học , ý thức học chưa
cao mà kết quả thấp rồi chán học? Đặc biệt là so với các kiểu làm văn, thì văn nghị
luận luôn là khó nhất đối với các em. Nhiều em chưa có khả năng hiểu một cách đầy
đủ về văn nghị luận cũng chưa có kỹ năng viết một bài văn thông thường khác chứ
chưa nói đến khả năng nêu ý kiến nhận xét, đánh giá về một bài thơ, đoạn thơ. Đồng
thời chưa biết kết hợp các yếu tố khác như: Tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài nghị
luận.Vì vậy, khi kiểm tra, đánh giá các qua các bài của học sinh, thì kết quả còn thấp.
2. Thành công và hạn chế
+Thành công: Trong thời gian vừa qua tôi đã áp dụng những kinh nghiệm của
mình trong quá trình giảng dạy. Tôi nhận thấy sau mỗi một bài giảng về một tác phẩm
thơ, học sinh có thể định hình được cách làm dạng bài này. Có thể lập dàn ý cho một đề
bài nghị luận tác phẩm thơ vừa học ở trên lớp. Đặc biệt học sinh hứng thú hơn, ham
học hơn.
+Hạn chế: Bên cạnh những thành công trên tôi nhận thấy còn một số hạn chế
nhất định vì đây là một môn học đòi hỏi người học ít nhiều phải có năng khiếu, hiếu
học. nhưng trong các lớp tôi phụ trách còn nhiều em nhận thức rất chậm, một số em
lười học vì vậy mỗi khi cần có sự tư duy và kiên trì thì các em lại ngại khó hoặc làm
một cách chống đối.
3. Mặt mạnh - mặt yếu
+ Mặt mạnh: Giáo viên có nhiều năm giảng dạy ở lớp 9 nên khả năng rèn kỹ
năng làm văn nghị luận nói chung và văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng
cũng có nhiều thuận lợi. Luôn có tinh thần tự học, sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài
giảng, luôn chủ động áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy.
+Tuy nhiên, tôi nhận thấy những điểm còn thiếu xót mà hiện tại tôi cần khắc
phục. Đó là, trong quá trình giảng dạy, tôi thấy nhiều em còn chưa nắm vững

phương pháp làm bài. Vì vậy, chất lượng làm bài chưa cao. Đây chính là vấn đề mà
người giáo viên dạy Ngữ văn như tôi cần phải suy nghĩ. Một điểm yếu nữa là thời


gian có hạn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm tra, chữa bài cụ thể cho từng học
sinh.
4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
4.1.Các nguyên nhân:
Thực trạng dạy và học văn trong các trường Trung học cơ sở hiện nay đang đặt
ra nhiều vấn đề đáng để chúng ta phải quan tâm và suy nghĩ. Học sinh không thích
học văn. Chính vì lẽ đó mà làm cho giáo viên không còn hứng thú và tâm huyết trong
mỗi giờ lên lớp. Vì thế chất lượng các giờ học không cao.
Nhiều em học sinh còn lười học, ham chơi. Chưa tích cực trong các giờ học.
Các em chưa có những kĩ năng cần thiết khi làm một bài văn nghị luận về một bài thơ,
đoạn thơ.
4.2. Các yếu tố tác động:
Như chúng ta đã biết học sinh THCS là lứa tuổi dễ bị thay đổi về tâm lý, lứa tuổi
này rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, dễ bị sa vào các trò chơi vô bổ làm
cho các em lười học, không hứng thú trong các giờ học trên lớp. Chính vì vậy, để gây
được hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học là việc làm cần thiết đối mỗi người
giáo viên. Hiểu được đặc điểm đó, tôi luôn chú trọng đến việc rèn kỹ năng viết bài
cho học sinh để các em không ngại mỗi khi phải viết văn.
5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
Bộ môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong nhà trường phổ thông.
Không chỉ cung cấp và hình thành cho học sinh các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mà
còn giúp các em học sinh hình thành các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Hình
thành cho các em năng lực cảm thụ, hướng tới các vẻ đẹp chân - thiện - mĩ. Bồi đắp
tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống. Chính vì vậy, việc
hình thành và rèn cho cho các em những cách tư duy sáng tạo trong học tập là vô cùng
cần thiết. Thông qua quá trình dạy học, người giáo viên phải có ý thức hình thành cho



học sinh các kỹ năng cần thiết. Thông qua đề tài này, bản thân tôi không tham vọng sẽ
làm thay đổi được hoàn toàn khả năng tư duy, vận dụng của học sinh, nhưng trong
quá trình giảng dạy sẽ dần hình thành và phát triển cho các em kỹ năng làm bài nghị
luận về một bài thơ, đoạn thơ một cách nhuần nhuyễn.
III. Các biện pháp giải quyết vấn đề
1. Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp
Thực hiện các biện pháp dưới đây, mục tiêu chính của tôi là ngoài việc giúp học
sinh nắm vững kỹ năng làm văn nghị luận nói chung và nghị luận về một bài thơ,
đoạn thơ nói riêng. Các em còn cảm nhận được sâu sắc về nội dung và nghệ thuật đặc
sắc của các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 9 .Chuẩn bị cho các em
bước vào cuộc sống mới hoặc tiếp tục học lên bậc THPT. Đó là những con người có ý
thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bè bạn. Có lòng yêu nước, quý
trọng truyền thống dân tộc, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp...Ngoài
ra, thực hiện những giải pháp này còn góp phần cải tiến phương pháp giảng dạy của
giáo viên, phương pháp học tập của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
môn Ngữ văn ở trường THCS, thực hiện đúng nhiệm vụ theo quan điểm chỉ đạo của
ngành.
2. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp, biện pháp
Qúa trình và cách thức làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cho học sinh lớp
9 qua rất nhiều khâu khác nhau. Nhưng nhìn chung, tôi đã tiến hành qua các khâu cơ
bản sau:
2.1 Khái niệm chung về văn bản.
Như chúng ta đã biết, yêu cầu của chương trình Ngữ văn THCS là học sinh phải
tập tạo lập văn bản hoàn chỉnh(Qua các bài viết hai tiết).Vậy, trước hết,giáo viên phải
cung cấp cho học sinh được khái niệm văn bản là gì?
-Khái niệm: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nó là
một thể thống nhất có tính chất trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức.



+V hỡnh thc: vn bn phi cú b cc ba phn rừ rng: M bi, thõn bi, kt bi.
Trong vn bn, cỏc on phi c trỡnh by theo ỳng hỡnh thc ca nú v cú s liờn
kt cht ch bng cỏc t, t hp t thuc cỏc phộp liờn kt.
+V ni dung: vn bn phi trỡnh by trn vn c mt vn no ú do yờu cu
ca bi(ca vn ngh lun).
2. 2 Củng cố lý thuyết v văn nghị luận

.

Để củng cố lý thuyết về văn nghị luận một cách có hệ thống để
từ đó củng cố kiến thức về nghị luận một đoạn thơ, bài thơ. Tôi
đã tiến hành cho học sinh thực hnh mt s bi tp trc nghim, t ú giỳp
cỏc em nm chc hn v lý thuyt.
Bài tập 1: Nhận xét nào sau đây đúng nhất về văn nghị
luận ?
A. Nghị luận là văn đợc viết ra để bày tỏ cảm xúc tình cảm
của mình về những vấn đề trong cuộc sống.
B. Văn nghị luận là văn đợc viết ra nhằm xác lập cho ngời đọc,
ngời nghe một t tởng, quan điểm nào đó. T tởng, quan điểm
phải hớng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì
mới có ý nghĩa.
C. Văn nghị luận đợc hình thành dới dạng những bài viết, về
những vấn đề cuc sng cần giải quyết.
D. Cả ý A, B.
Bài tập 2: Luận điểm của bài văn nghị luận là gì?
A. Luận điểm là vấn đề cần nghị luận.
B. Luận điểm là t tởng, quan điểm, là linh hồn bài viết.
C. Luận điểm là ý kiến thể hiện t tởng quan điểm, là linh hồn
của bài viết. Nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.

D. Luận điểm là ý kiến đánh giá của ngời viết về một vấn đề
của cuộc sống .


Bài tập 3: Đặc điểm của văn nghị luận là :
A. Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ.
B. Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập
luận.
C. Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận cứ và lập luận.
D. Cả ý A và B.
Bài tập 4: Luận cứ của bài nghị luận cần đảm bảo yêu cầu
gì?
A. Luận cứ phải rõ ràng, chính xác.
B. Luận cứ phải có sức thuyết phục.
C. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.
D. Luận cứ phải toàn diện chính xác.
Bài tập5: Trong bài văn nghị luận ngời viết có thể sử dụng
những phép lập luận
nào?
A. Chứng minh
B. Giải thích
C. Phân tích tổng hợp
D. Cả 3 ý trên
Bài tập 6: Nhận xét nào sau đây đúng nhất về văn nghị
luận một bi thơ, on
thơ ?
A. Là trình bày, nhận xét đánh giá của mình về nội dung và nghệ
thuật của bi th, on th.
B. Là phân tích, đánh giá những chi tiết, hình ảnh trong bi thơ,
on thơ.

C. Là trình bày cảm xúc về bi thơ, on thơ.
D. Là nêu suy nghĩ về bi thơ, on thơ.


Bài tập 7. Bố cục bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần
đảm bảo yêu cầu gì?
A. Bố cục rõ ràng.
B. Bố cục rành mạch.
C. Cả A và B.
Bài tập 8: Lời văn của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài
thơ cần nh thế nào ?
A. Lời văn gợi cảm.
B. Lời văn thể hiện sự rung động sâu sắc của ngời viết.
C. Lời văn gợi cảm, thể hiện sự rung động sâu sắc, chân thành
của ngời viết.
T cỏc bi tp trờn,tụi ó ụn tp cng c kin thc cho hc sinh v vn ngh
núi chung. T ú,cng c kin thc v vn ngh lun v mt bi th, on th, rốn
k nng vit bi mt cỏch thun li hn.
2.3.Tng hp cỏc bi th trong gii hn ụn thi lp 10 ca chng trỡnh lp 9
a/ Phn th Trung i:
-Ngh thut t ngi trong Truyn Kiu: on trớch Ch em Thỳy Kiu-t ngi
bng bỳt phỏp c l.
-Ngh thut t cnh trong Truyn Kiu: (chỳ ý NT t cnh ng tỡnh)
+ on trớch: Cnh ngy xuõn.
+ on trớch: Kiu lu Ngng Bớch
b/ Phn th hin i Vit Nam t 1945 n nay:
-Hỡnh nh anh b i c H trong vn hc: ng chớ; Bi th v tiu i xe khụng
kớnh, nh trng
-Tỡnh yờu thiờn nhiờn, yờu cuc sng: Mựa xuõn nho nh, Sang thu
-Tỡnh cm gia ỡnh: Bp la, Núi vi con.

-Ca ngi lónh t: Ving lng Bỏc.
2.4 Cỏc dng bi.


a. Nhn xột chung v bi:
- bi cú yờu cu c th: Suy ngh, phõn tớch, cm nhn
- bi m: yờu cu lm bi khụng nờu c th, ngi vit linh hot trong xỏc nh yờu
cu v cỏch thc hin.( chỳ ý dng m), thng khú khn i vi hs yu khi lm
bi.
=> iu ct lừi l ngi vit phi lm ni bt c hai yu t: ni dung v ngh thut
ca on th, bi th. ng thi phi ỏnh giỏ m rng nõng cao c vn thỡ bi
vit mi sinh ng, hp dn v thuyt phc.
-Cỏc dng bi thng gp khi thi tuyn sinh vo lp 10 THPT
+ Phõn tớch, suy ngh, cm nhn v mt bi th, on th.
b. Mt s bi thng gp :
b.1 . Mt s bi ó thi vo lp 10 trong nhng nm gn õy.
nm 2007-2008.
Cảm nhận của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân(Trích
Truyện Kiều, Nguyễn Du), sách Ngữ văn 9, tập một - Nhà xuất
bản Giáo dục, 2005.
nm 2008-2009.
Cảm nhận về bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
nm 2009-2010.
Cảm nhận của em về bài thơ Đồng chícủa Chính Hữu
(Sách Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2005).
nm 2010-1011.
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài nh trăng
của Nguyễn Duy:
T hi v thnh ph


Nga mt lờn nhỡn mt

quen ỏnh in, ca gng

cú cỏi gỡ rng rng

vng trng i qua ngừ

nh l ng l b

nh ngi dng qua ng

nh l sụng l rng


Thình lình đèn điện tắt

Trăng cứ tròn vành vạnh

phòng buyn-đinh tối om

kể chi người vô tình

vội bật tung cửa sổ

ánh trăng im phăng phắc

đột ngột vầng trăng tròn

đủ cho ta giật mình.

(Sách Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2005)

Đề năm 2011-1012.
Trong bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ », Thanh Hải viết:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước…
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2006, tr. 55-56)
Em hãy phân tích vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất
nước trong đoạn thơ trên?
Đề năm 2012-1013.


Phân tích đoạn thơ sau trích trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu (Ngữ văn
9, tập 1):
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
Đề năm 2014-2015
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong “Truyện Kiều”của Nguyễn Du?
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.”


(Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2013 trang 84,85)
b.2.Một số đề bài đã thi học kỳ trong những năm gần đây.
+ Đề thi học kỳ II của sở GDĐT Bắc Giang ( Năm học 2011- 2012)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài “Nói với con” của Y Phương?
“ Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đòng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”
( Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD 2011)
+ Đề thi học kỳ II của sở GDĐT Bắc Giang ( Năm học 2012- 2013)
“ Con ở Miền Nam thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam


Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
(SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr 58, NXBGD 2011)
+ Đề thi học kỳ II của sở GDĐT Bắc Giang ( Năm học 2013- 2014)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài “ Nói với con” của Y Phương?

“ Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm conn ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
( Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD 2011)
+ Đề thi học kỳ II của Phòng GDĐT Hiệp Hòa ( Năm học 2014- 2015)
Đọc đoạn thơ sau:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến


Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc...”
( Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
Cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
2.5.Các bước tạo lập văn bản nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
a-Bước 1:Rèn kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý:
*Tìm hiểu đề:
-Xác định thể loại, kiểu bài nghị luận? (chú ý từ: suy nghĩ, phân tích, cảm nhận để

thực hiện đúng phương pháp làm bài)
-Tìm nội dung bàn luận? (Nội dung và nghệ thuật bài thơ? Hoặc nét đặc sắc về nghệ
thuật trong bài thơ, đoạn thơ...)
-Tìm phạm vi kiến thức để phục vụ cho vấn đề bàn luận mà đề yêu cầu? (tác phẩm
nào? Của ai? Hoặc kiến thức thuộc lĩnh vực nào?...
*Tìm ý:
-Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ phải tìm hiểu nhà thơ, cuộc đời sự nghiệp, phong cách
sáng tác, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đặc biệt phải bám sát bố cục của bài để tìm
luận điểm.
b-Bước 2:Rèn kỹ năng lập dàn bài.
dàn ý bài viết( Dạng bài phân tích, cảm nhận, suy nghĩ về một đoạn thơ)
*Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ trong tác phẩm.
-Khái quát nội dung cảm xúc ( Đoạn thơ thể hiện nội dung gì? Có hay có hấp dẫn ấn
tượng với người đọc không?).
-Trích dẫn đoạn thơ


*Thân bài:
-Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá, phân tích cảm nhận về nội dung và
nghệ thuật của đoạn thơ.(tức là thực hiện theo nội dung đã định hướng ở phần mở
bài).
-Nâng cao liên hệ mở rộng vấn đề (nhất là đối với hs giỏi, khá).Từ ý thơ này liên
tưởng tới ý thơ khác có sự gặp gỡ, gần gũi về nội dung cũng như cách thể hiện.
*Kết bài:
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.
- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.( ngắn gọn)
* Bài viết cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người
viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, giọng
điệu, hình ảnh, nội dung cảm xúc.(Chú ý sự kết nối giữa các phần các đoạn trong bài

viết bằng hình thức chuyển ý để liên kết).
MÔ HÌNH BÀI VĂN

Mở bài
Tác giả. Tác phẩm

Thân bài
LĐ 1.

LĐ 2.

Kết bài
LĐ 3

LĐ 4… Khẳng định Liên hệ
giá trị bài thơ mở rộng

Thao tác: phân tích, bình luận, đánh giá nội dung, nghệ thuật từng đoạn thơ.
c-Bước 3: Viết bài.
-Khi thực hiện bước này, nhất thiết người viết phải bám sát vào dàn bài đã lập để
triển khai hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.
-Về hình thức bài văn: bố cục của bài viết, các đoạn trong bài phải được trình
bày theo trình tự lô gic, có sự liên kết chặt chẽ cả nội dung lẫn hình thức, các câu


trong đoạn phải thống nhất với nội dung của đoạn. Các đoạn trong bài được trình bày
theo các cách lập luận (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành…)
-Về nội dung của bài văn: tùy từng yêu cầu của đề bài và phần dàn ý đã lập mà
chúng ta triển khai các luận điểm rõ ràng. Tránh tình trạng diễn nôm bài thơ.
d-Bước 4: Đọc và sửa lỗi.

Đây là bước cuối cùng khi hoàn thiện bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Người viết phải có thói quen rà soát lại bài làm của mình để sửa lỗi về nội dung lẫn
hình thức.
-Về nội dung, người viết phải soát lại hệ thống luận điểm, luận cứ.
-Về hình thức, người viết phải soát lại bố cục, các đoạn văn, các câu văn diễn đạt,
lỗi chính tả thường mắc phải.
2.6. Rèn kỹ năng viết bài ở một số đề cụ thể.
2.6.1 Rèn kỹ năng viết mở bài.
Mở bài nhằm mục đích giới thiệu vấn đề mình sẽ nghị luận. Mở bài có nhiều
cách: Mở bài gián tiếp; Mở bài trực tiếp. Trong quá trình luyện tập, tôi cũng hướng
dẫn học sinh các cách mở bài khác nhau như sau:
* Viết mở bài gián tiếp:
- Cách 1: Giới thiệu từ quê hương của tác giả.
VD:Tác phẩm “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Huế- mảnh đất mà chỉ nhắc đến tên thôi ta đã liên tưởng đến những thành
quách, những cung điện vàng son, những đền đài lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm,
những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc, với dòng sông Hương thơ mộng, với
những điệu hò sâu lắng làm dung động lòng người...Hơn thế nữa, nơi đây còn là quê
hương của một nhà thơ nổi tiếng. Ông đã góp vào nền thơ hiện đại Việt Nam một
tiếng thơ trữ tình, chân thành, bình dị , có khả năng cổ vũ động viên người đọc. Ông
chính là Thanh Hải. Tên tuổi của ông đã gắn liền với bài thơ “ Mùa xuân nho
nhỏ”.Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến gắn bó với thiên nhiên, với đất nước, với


cuộc đời. Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước,
góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
- Cách 2:Giới thiệu từ đề tài của tác phẩm.
VD 1:Tác phẩm “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Xuân nhẹ nhàng, xuân dịu dàng, xuân ấm
áp. Nàng xuân cứ thế thướt tha uyển chuyển từng bước đi vào trang thơ. Vẻ đẹp của

nàng xuân luôn là một đề tài bất tận của những tâm hồn nghệ sĩ. Viết về đề tài này, có
biết bao bài thơ hay, bao lời thơ đẹp. Song bài thơ“ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh
Hải vẫn lấp lánh một vẻ đẹp riêng. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến gắn bó với
thiên nhiên, với đất nước, với cuộc đời. Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ
được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn
của dân tộc.
VD 2: Tác phẩm “ Sang thu” của Hữu Thỉnh.
Mùa thu là đề tài quen thuộc trong thơ ca không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên
thế giới. Nhắc đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến nhành phong lan đỏ, đến rặng liễu
đìu hiu, đến lá vàng rơi, đến hương cốm nồng nàn... Nhưng với Hữu Thỉnh, mùa thu
của ông mới mẻ hơn và còn ẩn chứa cả chiều sâu triết lý. Tất cả điều đó thể hiện rõ
trong bài thơ “Sang thu”. Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tề của nhà thơ trước
thời khắc giao mùa và suy ngẫm vễ đời người.
-Cách 3 : Đi từ phong cách sáng tác của nhà thơ
VD: Tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Phạm Tiến Duật là nhà thơ của Trường Sơn, Là cây xăng lẻ của rừng già, Là con
chim lửa của Trường Sơn huyền thoại.Ông đã mang Trường Sơn sừng sững vào thơ.
Con đường Trường Sơn huyền thoại bao nhiêu sự tích, bao nhiêu anh hùng nhưng chỉ
có một Phạm Tiến Duật lấp lánh thơ ca. Ông đã đưa rất nhiều những chi tiết từ cuộc
sống kham khổ và đầy lạc quan của người lính vào thơ. Thơ ông có giọng điệu trẻ
trung, hồn nhiên, tinh nghịch và sâu sắc. tiêu biểu cho phong cách sáng tác ấy là tác
phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.Qua hình ảnh những chiếc xe không kính,


tác giả khắc họa khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong kháng
chiến chống Mỹ với tư thế ung dung hiên ngang, tinh thần lạc quan dũng cảm, thái độ
bất chấp gian khổ hiểm nguy,tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó, ý chí quyết tâm
giải phong Miền Nam thân yêu.
- Cách 4: Dùng những câu thơ, câu văn , lời hát nói về tác giả, tác phẩm cần nghị
luận để giới thiệu về tác giả , tác phẩm ấy.

VD: Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
“Thời gian như là gió
Mùa đi theo tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi”
(Xuân Quỳnh)
Năm tháng trôi đi như đám mây hờ hững bay về phía cuối trời, mải miết, không
chờ đợi một ai. Thời gian vô hình và tưởng như độc lập, không hại gì, không hại
người nào nhưng sự đổi thay theo ngày tháng thì ta thấy rõ. Có chăng chỉ là những giá
trị trường tồn, vẻ đẹp tuyệt vời đầy sức mạnh mới đủ uy lực để tồn tại mãi.Nếu ai đã
đọc, đã thấu hiểu “Ánh trăng” của Nguyễn Duy thì khó có thể phủ nhận sự tồn tại lâu
dài trong lòng người, cùng năm tháng... Vẻ đẹp độc đáo về nhiều mặt của thi phẩm
làm nên những giá trị sâu sắc còn mãi trong một “ Ánh trăng”.
*Viết mở bài trực tiếp:
+ Cách 1
...là một tác phẩm tiêu biểu của.... Bằng nghệ thuật....Bài thơ đã ( nội dung)
...là một sáng tác hay của...
... là một bài thơ thành công của...
+ Cách 2
Một trong những tên tuổi làm rạng danh cho nền văn học nước nhà là( tên tác giả).
Ông (vài nét tiêu biểu về tác giả).Các tác phẩm của ông đã để lại ấn tượng sâu đậm
trong lòng độc giả nhiều thế hệ. Nhắc đến ( tên tác giả) chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai
cũng biết đến bài thơ ( tên bài thơ).(Nội dung bài thơ).


• Giáo viên lưu ý cho học sinh: Nếu đề yêu cầu phân tích( Cảm nhận, suy nghĩ về
đoạn thơ)thì học sinh thêm vào các mở bài trên như sau: Nhưng để lại ấn tượng
sâu sắc nhất trong em là( Vị trí khổ thơ), nội dung khổ thơ.trích thơ.
* VD: Đề thi thử vào lớp 10 ( Đợt 1) của Trường THCS Danh Thắng (Năm học
2015-2016)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
( Đồng chí – Chính Hữu)
*Viết MB: Chính Hữu là nhà thơ của quân đội. Thơ ông hầu như chỉ viết về người
lính, tình đồng chí, đồng đội, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương. Thơ ông viết
không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc rồn nén, ngôn ngữ chọn lọc giàu
sức biểu cảm. Tiêu biểu cho phong cách sáng tác ấy là bài thơ “ Đồng chí”. Bài thơ là
vẻ đẹp chân thực, giản dị và tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó sâu sắc,cảm động
của anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống pháp. Nhưng để lại ấn tượng
sâu sắc nhất trong em là đoạn thơ giữa của bài thơ. Đoạn thơ là biểu hiện và sức mạnh
của tình đồng chí , đồng đội:
“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.


×