Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ứng dụng mô hình điện toán đám mây trong ngành giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.01 KB, 3 trang )

Ứng dụng mô hình điện toán đám mây
trong ngành giáo dục
Thứ Tư, 27/11/2013, 14:14 GMT+7
Trường ĐH CNTT HCM là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam triển khai giải pháp
điện toán đám mây IBM PureSystems nhằm thay thế cho cơ sở hạ tầng CNTT phức tạp
của trường hiện nay
Tại Việt Nam, trường đại học CNTT Thành phố HCM hiện là trường đại học đầu tiên nghiên
cứu và triển khai và sử dụng điện toán đám mây IBM PureSystems để thay thế cho toàn bộ cơ
sở hạ tầng CNTT của trường. Giải pháp điện toán đám mây IBM PureSystems được dùng để
xây dựng nên 1 nền tảng điện toán đám mây riêng để lưu trữ môi trường thư viện ảo của
trường. Các ứng dụng online, các hoạt động nghiên cứu, các khóa đào tạo sẽ được phát triển
và kiểm thử trong môi trường điện toán đám mây này.

Thầy Dương Anh Đức – hiệu trưởng nhà trường trình bày tại hội thảo
Ngày 27/4/2013, tổ chức IBM Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo về việc thúc đẩy việc
ứng dụng và sử dụng điện toán đám mây trong ngành giáo dục. Ngay tại buổi hội thảo này,
thầy Dương Anh Đức, hiệu trưởng của trường ĐH CNTT TPHCM đã chia sẻ kinh nghiệm
nghiên cứu và triển khai thành công giải pháp điện toán đám mây. Thông qua việc sử dụng
điện toán đám mây và ảo hóa, việc chia sẻ và sử dụng dịch vụ quản lý sinh viên giữa các bộ
môn, các khoa với nhau sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Lấy 1 ví dụ, 1 sinh viên học khoa Toán
có thể ngồi ngay tại ký túc xá kết nối mạng Internet và truy cập vào điện toán đám mây để tìm
1 máy chủ vật lý hoặc 1 máy chủ ảo với dung lượng lưu trữ cần thiết, kết hợp với 1 phần mềm


toán học MatLab để chạy 1 bài tập về nhà. Một giảng viên cũng có thể có quyền truy cập
ngay chính đám mây đó để gửi yêu cầu 1 máy ảo cho mỗi sinh viên thực hiện 1 dự án dựa trên
phần mềm TinkerPlots. Sau khi hoàn thành bài tập, tài nguyên này sẽ được trả lại về đám mây
để phân bố cho các sinh viên khác. Điểm tối ưu của các nguồn lực này là chỉ sử dụng khi cần
thiết nên sẽ giúp tối thiểu hóa chi phí năng lượng và mua sắm thiết bị hàng năm, giúp tối ưu
hóa việc sử dụng thiết bị phần cứng và giấy phép phần mềm, đồng thời giúp sinh viên, giảng
viên có thể truy cập và sử dụng tài nguyên 24/7 ,ở bất cứ đâu từ lớp học, nhà riêng hay ký túc


xá.

Ứng dụng điện toán đám mây trong giáo dục

Bài học kinh nghiệm
Sau hơn 5 tháng triển khai hệ thống mới dựa trên nền công nghệ điện toán đám mây của IBM
với nhiều bỡ ngỡ và khó khăn, thầy Đức đã chia sẻ tại hội thảo một số bài học kinh nghiệm
khi triển khai công nghệ mới của trường ĐH CNTT TPHCM:
- Kinh phí đầu tư ban đầu khá cao so với mức đầu tư trung bình hiện nay, cụ thể trong giai
đoạn 1 trường đã đầu tư chi phí khoảng 10 tỷ và dự tính gấp 4 lần trong giai đoạn 2.
- Đội ngũ vận hành hệ thống cần được đào tạo bài bản.
- Để khai thác hệ thống mới hiệu quả tối đa cần liên kết với các nhóm nghiên cứu trong và
ngoài nước, cho các nhóm nghiên cứu bên ngoài thuê hạ tầng dịch vụ. Trường đang cung cấp
cho thuê hạ tầng cho hơn 20 nhóm nghiên cứu thử nghiệm các ứng dụng cho hoạt động của họ
sử dụng nền tảng mới và được phản hồi khá tốt.
- Chủ yếu khai thác Cloud mở dạng Platform As a Service (PaaS). Ở cấp độ Software as a
Service (SaaS) chưa có các ứng dụng tương thức.
Qua buổi hội thảo này, IBM Việt Nam đã giới thiệu 1 số danh mục giải pháp điện toán đám
mây của IBM dành cho lĩnh vực giáo dục bao gồm giải pháp đám mây riêng, đám mây công
cộng, đám mây lai, giải pháp IBM Desktop Cloud, giải pháp tự động quản lý và cấp phát tài


nguyên IBM SmartCloud Provisioning, hệ thống tích hợp IBM PureSystems giúp tăng tốc
triển khai và sử dụng điện toán đám mây...
Bên cạnh đó trong khuôn khổ Sáng kiến học đường, tập đoàn IBM sẽ hỗ trợ ĐH CNTT
TPHCM tham gia các hoạt động nghiên cứu và hợp tác với các trường ĐH hàng đầu trong
khu vực, tham gia Học viện điện toán đám mây của IBM cùng các trường đại học và viện
nghiên cứu hàng đầu trên thế giới, để đưa ra định hướng triển khai công nghệ điện toán đám
mây trong quá trình đào tạo.
Viettel IDC - Nhà cung cấp dịch vụ đám mây chất lượng và uy tín tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay mô hình điện toán đám mây đã không còn xa lạ và được rất nhiều công
ty, doanh nghiệp, tổ chức, trường học , dự án áp dụng. Là một trong những doanh nghiệp hàng
đầu tại Việt Nam trong việc ứng dụng và phát triển các sản phẩm trên nền điện toán đám mây,
Viettel IDC đang dẫn đầu thị trường với các dịch vụ như Cloud VPS, Online Camera....Được
thành lập từ năm 2008, Viettel IDC hiện đã và đang là một trong những nhà cung cấp dịch vụ
lưu trữ dữ liệu lớn nhất tại VN với 4 trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế Tier 3 gồm trung
tâm dữ liệu Bình Dương, Hòa Lạc, Pháp Vân và Hoàng Hoa Thám với tổng diện tích mặt sàn
cung cấp cho thị trường là 16.500 m2, có khả năng chứa 3000 rack tiêu chuẩn 42U.
Liên hệ hotline miễn phí 1800.8000 được tư vấn ưu đãi về giá cước dịch vụ tốt nhất:
1.Trụ sở chính
Tầng 16 Center Building Hapulico số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 18008000
Fax: (+84) 4 6269.2129
Email:
2. Chi nhánh tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 04, đường Sông Đà, Phường 2, Q. Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 1800.8000
Fax: (+84) 8 6292.5224
Email:



×