Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng cuả vị trí trên cây đến tính chất vật lý cây Luồng (Dendrocalamus baratus hsuch et D.Z.LI) tuổi 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.36 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG VĂN THANH
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA VỊ TRÍ TRÊN CÂY ĐẾN
TÍNH CHẤT VẬT LÝ CÂY LUỒNG (Dendrocalamus baratus hsuch
E.T.D.Z.LI) TUỔI 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành đào tạo

: Quản lí tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Lớp

: K44 - QLTNR

Khoá học

: 2012-2016


Thái Nguyên, năm 2016


2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG VĂN THANH
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA VỊ TRÍ TRÊN CÂY ĐẾN
TÍNH CHẤT VẬT LÝ CÂY LUỒNG (Dendrocalamus baratus hsuch
E.T.D.Z.LI) TUỔI 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành đào tạo

: Quản lí Tài nguyên rừng

Lớp

: K44 - QLTNR

Khoa

: Lâm nghiệp


Khoá học

: 2012-2016

Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tuyên
ThS. Nguyễn Việt Hƣng

Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả

Ngƣời viết cam đoan

trước Hội đồng khoa học!

Th.S Nguyễn Việt Hƣng

Nông Văn Thanh

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên

đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới
sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại
những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì
việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh
viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà
trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng
một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy
giáo Th.S Nguyễn Việt Hưng, và các thầy cô giáo trong khoa. Qua đây tôi xin bày
tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt
là thầy giáo Th.S. Nguyễn Việt Hưng người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016
Sinh viên
Nông Văn Thanh


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diện tích trồng và sản lượng tre luồng ở một số nước ...................... 7
Bảng 2.2.Tình hình lợi dụng thân tre luông ở một số nước (%) ..................... 10
Bảng 4.1. Thông số về cây lấy mẫu ................................................................ 27
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến độ ẩm của Luồng tuổi 4 ........... 27
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến tỷ lệ co rút của Luồng tuổi 4 theo
3 chiều ........................................................................................... 29
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến khối lượng thể tích................... 33
của luồng tuổi 4 ............................................................................................... 33


iv
DANH MỤC BẢNG

Hình 3.1. sơ đồ bố trí xác định vị trí lấy mẫu ................................................. 23
Hình 3.2. Một số dụng cụ, thiết bị dùng trong thí nghiệm.............................. 26
Hình 4.1. Biểu đồ mối quan hệ giữa vị trí trên cây đến độ ẩm của Luồng ..... 28
Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hưởng của vị trí trên cây đến tỷ lệ co rút theo 3 chiều 30
Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của vị trí trên cây đến tỷ lệ co rút của gỗ phần
gốc ................................................................................................... 31
Hình 4.4. Biểu đồ ảnh hưởng của vị trí trên cây đến tỷ lệ co rút của gỗ phần
thân .................................................................................................. 31
Hình 4.5. Biểu đồ ảnh hưởng của vị trí trên cây đến tỷ lệ co rút của gỗ phần
ngọn ................................................................................................. 32
Hình 4.6. Biểu đồ đồ ảnh hưởng của vị trí trên cây đến khối lượng thể tích
cơ bản (‫ﻻ‬k)....................................................................................... 34
Hình 4.7. Biểu đồ ảnh hưởng của vị trí trên cây đến khối lượng thể tích khô
kiệt (‫ﻻ‬o) ........................................................................................... 34



v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG .............. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ........................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................. Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học......................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ......................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Một số khái niệm về tính chất vật lý ....................................................... 3
2.2.2. Sinh trưởng và phát triển, nhân giống cây luồng .................................... 9
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về cây luồng .......................... 9
2.3.1. Trên thế giới ............................................................................................ 9
2.2.2. Ở Việt Nam............................................................................................ 11
2.2.3. Đặc điểm sinh thái ................................................................................. 14
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 16
2.4.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 16
2.4.2. Kinh tế xã hội ........................................................................................ 17
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 22



vi
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 22
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 22
3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................ 22
3.4. Nội dung nghiên cứu cây luồng ............................................................... 22
3.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.3.1. Phương pháp kế thừa số liệu ................................................................. 22
3.3.2. Phương pháp luận................................................................................. 23
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 23
3.3.4. Phương xác định tính chất..................................................................... 24
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 27
4.1. Đặc điểm nơi lấy mẫu và cây thí nghiệm................................................. 27
4.1.1. Đặc điểm cây lấy mẫu ............................................................................. 27
4.2. Ảnh hưởng của vị trí trên cây luồng tuổi 4 đến tính chất vật lý .............. 27
4.2.1. Ảnh hưởng đến độ ẩm của Luồng ........................................................ 27
4.2.2. Ảnh hưởng đến tỷ lệ co rút của Luổng ................................................. 28
4.2.3. Ảnh hưởng đến khối lượng thể tích của Luồng .................................... 32
4.3. Định hướng nghiên cứu sử dụng luồng tuổi 4 theo vị trí ......................... 34
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 37
5.1. Kết luận .................................................................................................... 37
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Những năm gần đây lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế nước ta, do vậy nhu cầu về sử dụng các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ
ngày càng tăng lên về số lượng và chất liệu. Ngành công nghệ chế biến lâm
sản đứng trước thực trạng bị thiếu nguyên liệu trầm trọng, vì vậy chuyển đổi
sang sử dụng gỗ mọc nhanh rừng trồng làm nguyên liệu cho quá trình sản
xuất cộng với việc sử dụng gỗ hợp lý và có hiệu quả là một trong những vấn
đề được quan tâm hiện nay trong chế biến gỗ.
Dựa vào đặc điểm, tính chất cấu tạo của gỗ mà chúng ta có hướng sử
dụng khác nhau.
Luồng thuộc họ tre, lớp một lá mầm, thường xanh, mọc the cụm, là cây
bản địa của Thái Lan. Nó được trồng ở nơi bản địa và đã được giới thiệu đến
nhiều vườn thực vật.
Tre luồng là một tài nguyên rừng, một nhóm lâm sản ngoài gỗ rất có
giá trị nhiều nước và hơn nửa dân số thế giới liên quan đến nhóm tài nguyên
này. Theo thống kê hơn 1/3 dân số thế giới sử dụng tre luồng và mục đích
khác nhau. Loài cây có nhiều ưu việt được nhiều nước quan tâm gây trồng đã
thu được nhiều kết quả, áp dụng vào sản xuất. Luồng rất nhiều giá trị kinh tế
cây luồng là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc, trồng một lần có thể thu hoạch từ
40-50 năm, vì vậy cây luồng được các dân tộc ở miền núi chọn làm cây phát
triển kinh tế gia đình, là cây xóa đói giảm nghèo. Thường được dùng làm nhà,
đóng bè mảng, đan lát, làm đũa, có thể bóc mỏng như kiểu bóc gỗ, măng rất
ngon làm cột chống, xà đỡ trong xây dựng, giao thông vận tải, chèn hầm lò là
rất tốt. Luồng dùng làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh thì vừa đẹp lại
chắc bền, được nhiều người ưa chuộng, là mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị.


2
Cho đến nay việc sử dụng cây luồng trong sản xuất và đời sống chưa được tận
dụng 1 cách hiệu quả các vị trí trên cây.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng

cuả vị trí trên cây đến tính chất vật lý cây Luồng (Dendrocalamus baratus
hsuch et D.Z.LI) tuổi 4”. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cho cây luồng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định được mối quan hệ giữa vị trí trên thân cây đến tính chất vật
lý của Luồng
- Đánh giá được hướng sử dụng có hiệu quả và phù hợp nhất cho loài
cây này theo vị trí
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
Đề tài là cơ sở khoa học cho việc phân tích sự biến đổi tính chất vật lý
ở các vị trí trên cây luồng và định hướng sử dụng theo vị trí cho loài cây này.
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Xác định hướng sử dụng của loại cây luồng theo vị trí
- Sử dụng hợp lý giữa các vị trí trên thân cây tránh lãng phí và tận dụng
triệt để nguồn tài nguyên tại các cơ sở sản xuất cây Luồng.


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số khái niệm về tính chất vật lý
2.1.1.1. Độ ẩm có ảnh hưởng đến tính chất vật lý của luồng
Độ ẩm có ảnh hưởng lớn đến tính chất của cây. Nước nằm trong gỗ có
3 dạng: Nước mao quản (tự do), nước hấp phụ và nước liên kết hóa học. Nước
tự do nằm trong một tế bào, khoảng trống giữa các tế bào và bên trong các
ống dẫn. Nước hấp phụ nằm trong vỏ tế bào và khoảng trống giữa các tế bào.
Nước liên kết hóa học nằm trong thành phần hóa học của các chất tạo cây.
Trong cây cây đang phát triển chứa cả nước hấp phụ và nước tự do, hoặc chỉ
có chứa nước hấp phụ. Trạng thái của cây chứa nước hấp phụ cực đại và

không có nước tự do gọi là giới hạn bão hòa thớ Tùy từng loại cây giới hạn
bão hòa thớ có thể dao động từ 23 % đến 35%. Khi sấy, nước từ từ tách ra
khỏi mặt ngoài, nước từ lớp cây bên trong chuyển dần ra thay thế. Còn khi
cây khô thì nó lại hút nước từ không khí.
Các trạng thái bình thường của gỗ và sản phẩm gỗ đều có độ ẩm nhất
định. Độ ẩm gỗ được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm của nước trong gỗ và khối
lượng gỗ khô.
Độ ẩm (W) của gỗ được tính theo công thức sau:
W0

x100%, w1

x100%

Trong đó: W0 - độ ẩm tuyệt đối của gỗ;
W1 - độ ẩm tương đối của gỗ
M1 - trọng lượng của gỗ còn tươi.
M0 - trọng lượng gỗ đã sấy khô.


4
2.1.1.2. Co dãn của gỗ
Khi phơi sấy gỗ, nước từ trong gỗ bốc hơi ra, kích thước gỗ thu nhỏ lại,
hiện tượng ấy gọi là sự co rút.
Ngược lại, khi gỗ khô kiệt hút nước, làm cho kích thước gỗ tăng lên,
hiện tượng ấy gọi là sự dãn nở.
Nhưng không phải mỗi khi độ ẩm gỗ thay đổi thì hiện tượng co dãn đều
sản sinh, gỗ chỉ co dãn khi độ ẩm của nó biến đổi trong khoảng từ 0% đến độ
ẩm bão hoà thớ gỗ. Mặt khác gỗ có cấu tạo không đồng nhất theo 3 chiều
thớ nên co dãn của gỗ theo 3 chiều là rất khác nhau. Co dãn là nguyên

nhân gây nên biến hình, cong vênh, nứt nẻ trong qúa trình sấy gỗ hoặc sử
dụng gỗ trực tiếp.
Hiểu được đặc điểm co dãn của từng loại gỗ sẽ giúp chúng ta sử dụng
gỗ hợp lý và có các biện pháp phòng trừ, hạn chế những nhược điểm do gỗ co
dãn gây ra (Lê Xuân Tình, 1998) [18].
2.1.1.3. Độ hút ẩm, hơi nước của gỗ
Gỗ để lâu trong không khí có độ ẩm và nhiệt độ nhất định sẽ hút hoặc
thoát hơi nước cho đến khi độ ẩm của gỗ tương đối ổn định (đạt trị số độ ẩm
thăng bằng)
Trong phạm vi giới hạn ẩm liên kết, gỗ khô hút hơi nước sẽ dãn nở làm
thay đổi hình dạng và kích thước của gỗ, làm giảm cường độ và tạo điều kiện
tốt cho sâu và nấm phá hoại gỗ. Ngược lại trong không khí khô, gỗ ướt sẽ
thoát hơi nước và co rút làm cho thể tích thu nhỏ lại. Hút và thoát hơi nước
của gỗ phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí. Nhiệt độ
giảm xuống càng nhanh, gỗ hút hơi nước càng mạnh. Độ ẩm không khí càng
cao gỗ hút hơi nước càng nhiều.
Quá trình hút hơi nước của gỗ sẽ kết thúc khi nó đạt độ ẩm thăng bằng.


5
Hút và thoát hơi nước trong phạm vi giới hạn ẩm liên kết còn là một trong
những nguyên nhân gây nên cong vênh, nứt nẻ, biến hình ảnh hưởng xấu đến
chất gỗ (Lê Xuân Tình, 1998) [18].
2.1.1.4. Độ hút nước của gỗ
Sức hút nước của gỗ là năng lực hút lấy nước vào gỗ khi ngâm gỗ trong
nước. Tính chất hút nước của gỗ được thể hiện ở độ hút nước. Độ hút nước,
thời gian hút nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: khối lượng thể tích, vị trí,
chiều thớ, kích thước, nhiệt độ nước và độ ẩm ban đầu… Trong đó yếu tố ảnh
hưởng nhiều nhất là khối lượng thể tích. Khối lượng thể tích càng lớn thì khả
năng hút nước càng chậm, gỗ lõi hút nước chậm hơn gỗ giác.

Mặt cắt xuyên tâm và mặt cắt tiếp tuyến của gỗ hút nước rất chậm.
Diện tích mặt cắt ngang càng lớn thì tốc độ hút nước càng nhanh, ở
nhiệt độ cao gỗ hút nước nhanh nhưng không nhiều.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức hút nước của gỗ là vấn đề
có ý nghĩa thực tế trong kỹ thuật ngâm tẩm gỗ bằng hoá chất, dưới điều kiện
áp suất thường.
Gỗ hút nước làm thay đổi độ ẩm của gỗ, độ ẩm ảnh hưởng nhiều đến
các tính chất vật lý và cơ học, đặc biệt trong giới hạn độ ẩm bão hoà thớ gỗ.
Trong công nghệ cần phải chú ý đặc điểm này của gỗ để lựa chọn độ ẩm gỗ
cho thích hợp.
2.1.1.5. Khối lượng thể tích
Khối lượng thể tích là cơ sở hợp lý cho việc đánh giá giá trị của gỗ
trong những lĩnh vực sử dụng khác nhau. Khối lượng thể tích có mối liên
quan mật thiết với các tính chất vật lý, cơ học khác của gỗ.
Khối lượng thể tích liên quan chặt chẽ đến sức co dãn của gỗ, theo các
chiều thớ khác nhau, ảnh hưởng của khối lượng thể tích là khác nhau.


6
Khối lượng thể tích cũng ảnh hưởng tới độ cứng của gỗ, gỗ có khối lượng thể
tích càng lớn thì độ cứng càng cao đồng thời có khả năng chịu mài mòn cao
(Lê Xuân Tình, 1998) [18].
Khối lượng thể tích của gỗ nặng hay nhẹ là do cấu tạo của gỗ quyết định, do
đó khối lượng thể tích có ảnh hưởng đến hầu hết các tính chất vật lý, cơ học
của gỗ. Gỗ có khối lượng thể tích thấp thì cường độ cơ học của gỗ cũng thấp.
Khối lượng thể tích là một nhân tố quan trọng trong việc sử dụng
nguyên liệu gỗ.
2.2. Tổng quan về nguồn gốc, phân bố của cây luồng
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố luồng
Luồng thuộc họ tre, lớp một lá mầm, thường xanh, mọc theo cụm, là

cây bản địa của Thái Lan (Đặc biệt ở miền Bắc và Đông Bắc) Burma
(Myanma – Miền Đông trải xuống Tenasserim) và Lào. Nó được trồng ở nơi
bản địa và đã được giới thiệu đến nhiều vườn thực vật [9].
Tre luồng phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới. Hầu hết
75 loài và 1250 loài tre trúc là cây thân gỗ sinh trưởng nhanh. Tre là tên thuần
việt trúc là hán việt. Người Trung Quốc gọi chung tất cả các loài tre có thân
mọc cụm, mọc phân tán và thân mọc phức hợp là trúc cũng như người Châu
Âu, Châu Mỹ … gọi chung các loài tre là Bamboo [21].
Tre luồng là một tài nguyên rừng, một nhóm lâm sản ngoài gỗ rất có
giá trị nhiều nước và hơn nửa dân số thế giới liên quan đến nhóm tài nguyên
này. Theo thống kê hơn 1/3 dân số thế giới sử dụng tre luồng và mục đích
khác nhau. Loài cây có nhiều ưu việt được nhiều nước quan tâm gây trồng đã
thu được nhiều kết quả , áp dụng vào sản xuất [11].
Tre luồng là tài nguyên rừng có quan hệ mật thiết với con người của
nhiều nước. Tre luồng có tính thích ngi rộng, từ vùng xích đại đến ôn, hàn đới


7
đều có tre phân bố. Trong khoảng 51 vĩ Bắc đến 47 vĩ Nam đều có tre sinh
trưởn . Nhưng tuyệt đại bộ phận tre luồng yêu cầu nhiệt độ ẩm và độ ẩm cao
Tre luồng phân bố chủ yếu ở các nước nhiêt đới, rất ít phân bố ở hàn
đới và ôn đới. Chúng được mọc hỗn giao với các loài cây khác. Trong đó tre
luồng mọc cụm chiếm 3/5, tre mọc tán chiếm 2/5 [11].
Có thể chia ra 3 vùng phân bố trên thế giới: Vùng tre Châu Á Thái Bình
Dương, vùng tre Châu Mỹ và vùng tre Châu Phi. Vùng tre Châu Á Thái Bình
Dương trên dài gió mùa Đông Nam Á là trung tâm phân bố tre trên thế giới.
Diện tích và số loài tre của vùng này chiếm khoảng 80% diện tích và số loài
tre trên thế giới phân bố tre luồng của một số nước trên thế giới được thể hiện
theo bảng sau :
Bảng 2.1 Diện tích trồng và sản lƣợng tre luồng ở một số nƣớc

Tên nƣớc

Số loài

Diện tích

Sản lƣợng thân tre

( x1000 ha)

luồng (triệu tấn)

Ấn Độ

136

4.000

40

Mianma

90

2170

1,5

Thái Lan


50

1000

1,0

287

_

Campuchia
Nhật Bản

230

88,2

0,2-0,3

Trung Quốc

500

7000

70

Với các đặc điểm: Khu phân bố rộng, nhiều loài, nhiều dạng, cây để
trồng, dễ thích ứng với điều kiện lập địa khác nhau lại mọc nhanh, sớm
trưởng thành, nhanh thu hoạch, thân tre luồng rất đa dạng, dễ chế biến nên các

loài tre đã được sử dụng rộng rãi và lâu đời. Tre Luồng thật sự là một nhóm
lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng.
Ở Việt Nam tre luồng đã bao đời nay gắn bó với cuộc sống của người
dân, chúng được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi với tổng diện tích 1.489.068


8
hecta, với tổng trữ lượng khoảng 8.400.767.000 cây, đây là nguồn nguyên
liệu vô cùng quý giá cho sản suất, chế biến lâm sản [21].
Cây luồng thích ngi ở độ cao 500 mét so với mực nước biển, nơi có
nhiệt độ trung bình 22ºc, độ ẩm không khí lớn hơn 80% và lượng mưa trung
bình hàng năm khoảng 1.500 mm. Luồng là loài cây ưa sáng, mọc nhanh,
thích hợp khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới 2 mùa rõ rệt. luồng mọc thành cụm
gồm có dạng thân ngầm và hợp trục, thân luồng mọc cụm, cao 10-20 m,
đường kính 5-15cm, đỉnh uốn cong phân bố rộng, chịu rét ưa đất tơi xốp,
thích ngi với đất đồi núi ở ven bờ sông và chân núi, khi chọn rừng, đất trồng
phải chọn tầng đất dày và nhiều dinh dưỡng luồng rất dễ trồng, ra măng nhiều
sản lượng cao.
Cây luồng ưa sáng không thể sống dưới bóng cây khác. Luồng phát
triển tốt ở những nơi còn tính chất rừng, tầng đất dày lớn hơn 60 cm, đất xốp,
ẩm, thoát nước. Đối với đất bạc màu luồng sinh trưởng, phát triển kém. Đất
trồng luồng không được ngập úng, không phèn, không mặn. Rừng luồng có
tác dụng phòng hộ và duy trì cân bằng sinh thái.
Ở Việt Nam do điều kiện đất đai thích hợp, cây trồng được phân bố chủ
yếu ở các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh, Hòa Bình...
Thanh Hóa có gần 71.000 ha rừng luồng tập trung ở 16 huyện miền núi
trung du, chiếm tới 56% tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh và chiếm
khoảng 55% tổng diện tích luồng trên cả nước. Cây luồng là loài cây dễ trồng,
dễ chăm sóc, trồng một lần có thể thu hoạch từ 40-50 năm, vì vậy cây luồng
được các dân tộc ở miền núi chọn làm cây phát triển kinh tế gia đình, là cây

xóa đói giảm nghèo .
Luồng tuy có trữ lượng lớn nhưng được trồng không tập trung dẫn đến
việc khai thác vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do đời sống khó
khăn nên người dân đã khai thác cả luồng non (2 năm tuổi) đây là tuổi luồng
có khả năng sinh măng cao nhất, trong khi theo khuyến cáo chỉ nên khai thác
luồng từ 3 năm tuổi trở đi thì mới cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Hơn
nữa tỷ lệ lợi dụng của tre thấp gây ra thất thoát lớn về nguyên liệu, nhân công .


9
2.2.2. Sinh trƣởng và phát triển, nhân giống cây luồng
Luồng là cây thực vật một lá mầm, sinh trưởng và phát triển là một quá
trình bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi cây có hạt chín. Trong quá trình đó
chia ra sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh sản. Kỳ sinh trưởng dinh
dưỡng từ khi hạt nảy mầm đến khi mọc cây mới và sau đó sinh măng, lớn lên
thành cây, cho đến khi phân hóa thành chồi hoa. Kỳ sinh trưởng sinh sản bắt
đầu từ khi ra chồi hoa, hoa nở, đến khi kết quả, hạt chín [11].
Luồng không có đặc tính sinh trưởng hướg đất của rễ và có tính hướng
không khí của thân mà còn có tính mọc theo hướng ngang của thân ngầm. Cơ
quan dinh dưỡng của luồng gồm thân ngầm, măng, cành, lá, rễ. Thân ngầm và
thân khí sinh hợp thành thể thông nhất. Thân ngầm sinh ra măng, măng mọc
thành cây (thân khí sinh). Thân khí sinh lại nuôi được thân ngầm hay sinh
thân ngầm mới nên cả vùng luồng là một thể thống nhất.
Phương thức trồng: Trồng thuần loài chỉ áp dụng ở nơi có trình độ thâm
canh cao, trồng hỗn giao với các loài cây gỗ bản địa lá rộng như tràm, quế và
cây cải tạo đất. Ở những nơi rừng cây bụi thứ sinh nghèo có khả năng tái sinh
xử lý thực bì theo băng, nơi đồi dốc cho băng chạy theo đồng mức. Mùa trồng
tốt nhất là vào mùa xuân, phương pháp trồng là đem gốc cây đi trồng, mỗi ha
trồng 900 gốc cũng có thể trồng bằng hạt, dùng cành ươm cây con hoặc vùi cả
thân để trồng [11].

Năng lực sinh trưởng dinh dưỡng và tái sinh vô tính của cây luồng nói
chung rất mạnh. Hàng năm luồng đều sinh ra măng và mọc thành cây luồng,
vì vậy trong bụi luồng luôn có cây khác tuổi. Luồng sinh trưởng rất nhanh vì
thân, cành, thân ngầm của luồng đều chia đốt, mỗi nhánh đều có tổ chức phân
sinh, đều sinh trưởng sau 3 tháng tuổi luồng đã hoàn thànhh sinh trưởng về
đường kính và chiều cao, sau khoảng thời gian này chỉ là quá trình hoàn thiện .
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về cây luồng
2.3.1. Trên thế giới
Luồng là loài lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng, phạm vi sử dụng rộng, sinh
sản nhanh, có tác dụng giữ đất chống lở, điều tiết nước, làm sạch không khí,


10
đẹp môi trường. Luồng có thành dây, cứng có thể làm nhà, nhất là làm nhà
sàn của các dân tộc miền núi và được dùng nhiều trong xây dựng ở nông thôn.
Sản xuất các dụng cụ gia đình các sản phẩm từ tre luồng gắn liền với
cuộc sống hàng ngày như giỏ, chiếu thang, thùng. Ngày nay nhờ thiết bị công
nghệ chế biến càng phát triển sản xuất các sản phẩm như đũa, các loại ghế
ngồi gấp, ghế dụa, giường nằm, chiếu mành, lẵng hoa, làm đĩa, ô dù, quạt, các
nhạc cụ như sáo, khèn và rất nhiều mặt hàng xuất khẩu.
Trong công nghiệp, tre luồng được dùng để chế tạo giấy viết và nhiều
loại giấy cao cấp khác. Ứng dụng trong công nghệ tạo giấy, làm ván nhân tạo
và trong các lĩnh vực khác như đan bệ chiếu trà, đũa tre, nhị, sáo tre.
Theo sự phát triển của xã hội các sản phẩm tre luồng ngày càng nhiều
hơn từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX, sản suất ván nhân tạo từ tre luồng đã có quy
mô tập chung ở các tỉnh, Triết Giang, Tứ Xuyên...Trung Quốc, các loại ván
nhân tạo, ván sợi ép, ván sàn, ván dăm từ tre luồng đã được dùng nhiều trong
các nghành khác nhau. Tre luồng ngày càng có tiền đồ rộng lớn trong công
ngiệp, nông ngiệp, xây dựng và xuất khẩu...
Bảng 2.2.Tình hình lợi dụng thân tre luông ở một số nƣớc (%)

Tên
nƣớc

Xây dựng

Sử dụng
nông
thôn

Sử dụng
bao bì

Sản xuất
bột giấy

Khác

Nhà
cửa

Khác

Mianma

30

32

32


5

-

1

Ân Bộ

16

16

30

7

17

14

NhậtBản

24

7

18

7


4

40

Philippin

80

-

15

2

-

3

Thái Lan
33
20
6
8
33
Rừng tre luồng được đánh giá là “rừng thứ hai” sau gỗ, nó có giá trị
kinh tế hiệu ích xã hội và hiệu ích kinh tế cao. Cũng như rừng cây gỗ, rừng tre
luồng có nhiều chức năng như làm đẹp môi trường, bảo vệ nguồn nước, giữ
đất trống sói mòn, cải thiện tự nhiên. Chính vì vậy người ta dự đoán rằng thế



11
kỉ XXI, tre luồng sẽ trở thành một nguồn lợi lớn và chỉ đứng sau các đặc sản
như chè, cà phê, cao su, điều.
2.2.2. Ở Việt Nam
Việt Nam tre luồng đã bao đời nay gắn bó với cuộc sống của người dân
chúng được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi, đây là nguồn nguyên liệu vô cùng
quý giá. Đầu thế kỉ XX , năm 1923, các nhà thực vật học người pháp đã thống
kê được 14 chi, 73 loài. Đến cuối thế kỉ XX, năm 2000, giáo sư Phạm Hoàng
Hộ đã thống kê được 23 chi, 121 loài tre. Hiện nay một số loài tre của Việt
Nam đã được ghi nhận đã tăng lên được 29 chi, 150 loài. Dự đoán nếu được
thống kê đầy đủ số loài tre của Việt Nam có thể lên 200-250 loài .
Ở Việt Nam trữ lượng tre luồng rất lớn, chiếm 13,1% diện tích rừng
toàn quốc luồng là loài cây phát triển nhanh trong họ tre trúc, ngoài những
đặc điểm chung của tre trúc cây luồng còn có những ưu điểm sau: Tỷ lệ sinh
khối lớn, thân to thẳng luồng có đường kính lớn nhất từ 17 -20 cm.
Trung bình cao từ 12-15cm, cây cao nhất 15 -17m, thân thẳng, độ dài
sử dụng thân khoảng 7-10m có thể trồng tập chung thành rừng, hoặc đơn lẻ
theo khóm, bụi, ít đòi hỏi chăm sóc, dễ khai thác vận chuyển.
Theo công bố của chương trình tổng kiểm rừng toàn quốc Năm 2001
của ban kiểm kê rừng, tổng diện tích diện tích tre luồng Việt Nam là
1.489.068 ha trong đó 789.221 ha rừng tre thuần loài, 702,871 ha rừng hỗn
giao tre nữa với gỗ và rừng tự nhiên, cộng với trên 70,000 ha rừng tre luồng
và hằng trăm triệu cây trồng phân tán .
Thanh Hóa đã có dự án xây dựng nhà lưu niệm và một khu du lịch sinh
thái vùng trồng luồng. Nhưng trước các dự án đó, nghiên cứ về cây luồng
Thanh Hóa là một bước tiên phong trong các nghiên cứu về tre luồng ở Việt
Nam ngày nay từ năm 1977. Trong năm đó, lần đầu tiên Viện khoa học Lâm
Nghiệp Việt Nam đã thành lập một cơ sở chuyên nghiên cứ về luồng tại



12
Thanh Hóa, nay là trạm nghiên cứ Lâm Nghiệp chuyên về cây luồng. Gần đây,
với sự tài trợ của tổ chức UNDP (chương trình phát triển Liên Hợp Quốc) dự
án VIE 00/003 đã được triển khai vàm hoàn tất nghiên cứu thu nghiệm để
phục tráng rừng luồng, cây luồng Thanh Hóa cũng đã là đề tài nghiên cứu
khoa học của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, trong đó có các
học giả Nhật Bản, Đài Loan và Cu Ba……
Trong những năm gần đây, có nhiều công trình đã đi sâu vào nghiên
cứu công nghệ chế biến và sử dụng tre nằm nâng cao hiểu quả sử dụng, góp
phần giải quyết nguồn vật liệu cho nghành chế biến lâm sản như; Lê Văn
Thanh (1986-1992) nghiên cứ về công và tuyển chọn thiết bị để sản sản xuất
ván ép tường ván sàn sàn xuất bằng tre nứa, nghiên cứ sử dụng ván nứa ép
thay thế ván gỗ trong nhà của của dân vùng núi phía bắc của Nguyễn Minh
Học và cộng sự, 2001[7].
Tre luồng đã được sử dụng tạo ra một số sản phẩm mới có thể sản xuất
quy mô công nghiệp như cót ép, tấm lợp, dụng cụ lướt sóng, ván ép định hình ,
ván sàn tre gỗ… Trong đó ván sàn tre gỗ là sản phẩm cao cấp, nhưng chủ yếu
là xuất khẩu, một phần nhỏ được dùng để lát sàn, ốp tường cho những công
trình xây dựng ở thành phố, Song một vấn đề hiển nhiên cho thấy, từ xưa đến
nay luồng vấn là loại nguyên liệu chủ lực, vật liệu quan trọng để xây dựng
nhà sàn truyền thống bằng cách đan thành tấm để làm vách bao che, băm cán
thành từng mạnh phẳng (thủ công) để lát sàn.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng và giá trị thẩm mỹ của sản phẩm
Năm 1994 nhóm tác giả chế biến lâm sản Đại Học Lâm Nghiệp Hà Nội và
tiến hành đề tài (nghiên cứu sử dụng tre luồng trong sản xuất ván ép) các tác
giả đã xây dựng quy trình công nghệ sản xuất ván ép tre luồng đồng thời xác
định các yếu tố công nghệ thuộc vật dán chất kết dính chế độ ép ảnh hưởng


13

đến chất lượng sản phẩm. Kết quả cho thấy sản phẩm từ tre luồng có chất
lượng khá tốt phù hợp để sản xuất đồ mộc và trang trí nội thất.
Năm 2006, Nguyễn Trung Hiếu đã tiến hành đề tài xây dựng (xác định
trị số áp xuất để sản xuất vào coppha từ nguyên liệu cây luồng) từ kết quả đó
làm cơ sở tính toán lựa chọn thông số công nghệ và xây dựng quy trình công
nghệ sản xuất ván coppha từ cây luồng [10].
Năm 2009 đề tài “Nghiên cứu tạo vật liệu composite từ tre, gỗ dùng
trong xây dựng và sả xuất đồ mộc’’ đã được nhóm tác giả Nguyễn Trọng
Kiên, Phạm Văn Chương khoa chế biến lâm sản Đại Học Lâm Nghiệp Hà Nội
thực hiện các tác giả đã đánh giá các tính chất luồng, nữa, gỗ keo, đánh giá
khả năng dán dính giữa các nguyên liệu trên và xác định tỉ lệ hợp lý cho sản
phẩm composite từ tre luồng và gỗ dùng trong xây dựng đồ mộc [12].
Năm 2007 đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng cuả kết cấu đến tính chất vật
liệu composite từ tre gỗ ” đã được tác giả Nguyễn Thị Thanh Hiền thực hiện
kết quả đạt được đã đua ra các thông số về kết cấuvaf tính chất của vật liệu từ
tre gỗ [8].
Năm 2002 đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván tre lồ ô và gỗ
cao su kết hợp” đã được tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương thực hiện kết quả
đã đưa ra được các thông số về công nghệ sản xuất ván tre lồ ô và gỗ cao su
kết hợp (Tỷ lệ tre - gỗ, thông số ép lượng keo tráng) [9].
Năm 2003 đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ và nồng độ thuốc
bảo quản đến một số tính chất cơ vật lí của luồng” đã được tác giả Tống Thị
Phượng thực hiện kết quả đã phân tích được ảnh hưởng của nồng độ đến tính
chất vật lý (tỷ lệ co rút, dãn nở, khối lượng thể tích), đến tính chất cơ học của
luồng (nén dọc, uốn tĩnh, kéo dọc, trượt dọc) [17].
Năm 2001 đề tài “Một số tính chất cơ lí của Luồng và ứng dụng sản
xuất ván ghép thanh” đã được tác giả Đoàn Văn Yên thực hiện kết quả đã xác


14

định được tính chất cơ lý của luồng từ đó định hướng nghiên cứu cho sản xuất
ván ghép thanh từ luồng [22].
Một số đề tài nghiên cứu về cây luồng chủ yếu là về cấu trúc và sinh
khối, đặc điểm cấu tạo thô đại, nghiên cứu sản xuất ván dăm, ván ép từ luồng.
Cho đến nay chưa có đề tài nào trong nước về tính chất cơ lý và các thành
phần hóa học của cây luồng vì vậy chưa có sự định hướng công nghệ sử dụng
hợp lý và có hiểu quả loài cây này, từ những nhận định trên đề tài tiến hành
“Nghiên cứu tính chất cơ lý và các thành phần hóa học” của cây luồng nhằm
phát huy những ưu điểm cung như khắc phục những nhược điểm của luồng
trong công nghệ chế biến.
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy chưa có công trình nào nghiên
cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến tính chất cây luồng. Do vậy viiecj
chúng tôi đètài này là rất cần thiết và có ý nghĩa.
2.2.3. Đặc điểm sinh thái
Sinh thái học: Điều kiện tự nhiên ở vùng phân bố chính của luồng có
khí hậu nóng, ẩm. Mỗi năm có hai mùa: mùa nắng nóng, mưa nhiều, thường
từ tháng 4-5 đến tháng 10-11 lượng mưa chiếm tới 70-80% lượng mưa cả
năm, mùa lạnh, mưa ít, thường từ tháng 11-12 đến tháng 3-4 năm sau lượng
mưa chỉ có khoảng 20-30% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ bình quân năm
khoảng 23-24°C, nhiệt độ tối đa có khi lên đến 42°C. Độ ẩm không khí 87%.
Lượng mưa 1.600-2.000mm/năm. Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 677mm.
Cây luồng sinh trưởng tốt ở các địa hình vùng đồi trên độ cao dưới
800m so với mặt biển; Nơi đất bằng, chân đồi hoặc sườn thoải có độ dốc vừa
phải (dưới 300m).
Cây luồng thường được trồng trên đất feralit phát triển trên đá
poocphia, đá vôi, phiến thạch, phyllit hoặc phù sa cổ, có độ sâu 50-150cm
hoặc hơn, thành phần cơ giới thường là sét pha nặng đến sét trung bình, độ ẩm


15

80-90%; mầu đất vàng hoặc vàng đỏ: ph (h2o) = 4,6-7; Hàm lượng p2o5 và k2o
dễ tiêu thường nghèo, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.
Chưa gặp rừng luồng mọc tự nhiên. Cây luồng được trồng thuần loại,
hỗn giao với cây gỗ hoặc trồng xen từng đám trong rừng thứ sinh với diện
tích lớn và cũng được trồng phân tán một số khóm xung quanh nhà.
Những năm mới trồng, khi rừng chưa khép tán có thể trồng xen cây
nông nghiệp như lạc, đỗ, ngô, sắn... Dưới tán rừng luồng, cây gỗ tái sinh tự
nhiên tương đối nhiều như: Lim xanh (Erythrophloum fordii), Sòi tía (Sapium
discolor), Mán đỉa (Archidendron clypearia), Hu đay lá hẹp (Trema
angustifolia), nhưng tồn tại lâu dài với luồng chỉ có Lim xanh.
Người ta mới gặp cây luồng ra hoa từng khóm rồi chết và cũng khó tìm
được hạt luồng; Vì vậy khả năng phát triển rừng luồng từ hạt chưa thực hiện
được. Thân ngầm, thân khí sinh, chét và cành là phương thức sinh sản vô tính
của luồng. Cây măng sau khi định hình, ra cành lá đầy đủ thì những mầm ở
gốc bắt đầu phát triển để cho thế hệ măng tiếp theo. Sinh trưởng của măng có
thể chia thành 3 thời kỳ chính:
Thời kỳ 1: Măng phát triển ngầm trong đất, khoảng từ tháng 9-10 năm
trước đến tháng 4-5 năm sau.
Thời kỳ 2: Măng lên nhú khỏi mặt đất và phát triển nhanh về chiều cao,
khoảng từ tháng 4-5 đến tháng 7-8 gọi là mùa ra măng.
Thời kỳ 3: Cây măng phát triển hoàn chỉnh cành lá và rễ, khoảng từ
tháng 7-8 đến tháng 10-11; Sau giai đoạn này cây măng có thể sống độc lập.
Vì vậy giống trồng lấy từ cây tuổi 1 là tốt nhất.
Luồng 1-2 năm tuổi - thân non mầu xanh nhạt, bóng, có ít phấn trắng,
các đốt có vòng lông trắng mịn, thịt trắng. Luồng 3-4 năm tuổi là cây vừa,
mầu xanh sẫm; luồng 5 tuổi trở lên là cây già và là đối tượng khai thác, cây


16
càng già mầu mặt lóng càng xám lại và xuất hiện nhiều vết địa y, thịt hồng đỏ,

bó mạch rõ. Tuổi thọ của luồng khoảng 8-10 năm.
Quan hệ giữa cây trong khóm vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa làm
chỗ dựa cho nhau. Sau khi trồng 5-6 năm rừng luồng đã có thể đưa vào khai
thác. Một khóm luồng chuẩn có khoảng 20-40 cây (15-20 cây trong một
khóm sau khai thác, 30-40 cây trong một khóm khi đến chu kỳ khai thác), tỷ
lệ các cấp tuổi gần bằng nhau và có 5-8 măng mới được sinh ra hàng năm.
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1. Vị trí địa lý
Quan Hoá là huyện vùng cao, biên giới, cách trung tâm tỉnh Thanh Hoá
140 km về phía Tây, theo quốc lộ 47 và quốc lộ 15A.
Phía Bắc giáp tỉnh Sơn La và Hoà Bình,
Phía Đông giáp huyện Bá Thước,
Phía Nam giáp huyện Quan Sơn,
Phía Tây giáp huyện Mường Lát và có chung đường biên giới (4,2 km)
với nước bạn Lào tại xã Hiền Kiệt.
Toàn huyện có 17 xã và 01 thị trấn, 123 thôn bản, khu phố với tổng
diện tích tự nhiên là 99.013,68 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp
3.947,02 ha, chiếm 4%; đất lâm nghiệp 82.200,83 ha, chiếm 83,02% (trong đó
có gần 25.000 ha luồng); đất khác 12.865,83 ha, chiếm 12,98%.
Toàn huyện có 10.444 hộ với 46.736 người, gồm 5 dân tộc anh em sinh
sống: Dân tộc Thái chiếm 65,61%; dân tộc Mường chiếm 24,48%; dân tộc
Kinh chiếm 8,97%; dân tộc H.Mông chiếm 0,82% và dân tộc Hoa chiếm
0,12%. Số hộ dân tộc thiểu số: 9.555 hộ, với 42.921 khẩu, chiếm tỷ lệ 91,84%
tổng dân số; Quan Hóa là 01 trong 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của
Chính phủ.


17
2.4.2. Kinh tế xã hội
* Về kinh tế

Mặc dù trong 3 năm thực hiện kế hoạch huyện gặp nhiều khó khăn, do
ảnh hưởng của lạm phát, suy thoái kinh tế, nhà nước cắt giảm đầu tư công.
Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt trên 14,5%, tăng 0,8% so năm 2010
và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các lĩnh vực tăng khá, thu nhập bình quân
đầu người đạt trên 6 triệu đồng (năm 201) tăng 0,4 triệu đồng so năm 2010.
Kinh tế tập thể và hợp tác xã được Đảng, nhà nước ban hành nhiều cơ
chế chính sách khuyến khích đầu tư nên kinh tế hợp tác xã có bước phát triển
rõ rệt. Đến năm 2011, toàn huyện có 59 đơn vị sản xuất. Trong đó có 24
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản.
* Cơ cấu kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất ước đạt: 542,794 tỷ đồng (năm 2012), tăng
184,184 tỷ đồng so với năm 2010.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,85 % (năm 2012).
- Tỷ trọng theo cơ cấu kinh tế:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm: 60,5% (giảm trong cơ cấu 0,7 % so
với năm 2010) ;
+ Công nghiệp, xây dựng chiếm 20,3 % (tăng trong cơ cấu 0,6%, so với
năm 2009);
+ Dịch vụ thương mại chiếm 19,2 % (tăng trong cơ cấu 0,7 so với năm
2010%).
- Tổng sản lượng lương thực 18.107 tấn (năm 2012), tăng 626 tấn so với
năm 2010;
- Thu nhập bình quân đầu người 7 triệu đồng (năm 2012).
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt: 9,9 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch tỉnh
giao và 114% kế hoạch huyện giao (năm 2012);


×