Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Hướng dẫn làm đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.68 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐĂK TÔ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

“Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
cho đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở Nguyễn Du
bằng cách tổ chức tập huấn,
bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu”

Người nghiên cứu: Hồ Quốc Tuấn
Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Du

---------Tháng 5 năm 2013---------


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du

MỤC LỤC
(Phần Mở rộng, bổ sung đề tài năm học 2011-2012)
“Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho đội ngũ giáo
viên trường Trung học cơ sở Nguyễn Du bằng cách tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
phương pháp nghiên cứu”...................................................................................31
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI.........................................................................................31
2. GIỚI THIỆU...................................................................................................33
2.1. Hiện trạng và nguyên nhân......................................................................33
2.1.1. Hiện trạng.........................................................................................33
2.1.2. Nguyên nhân.....................................................................................33
2.2. Giải pháp.................................................................................................33


2.3. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...........................................34
2.3.1. Vấn đề nghiên cứu............................................................................34
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................34
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................34
3.1. Khách thể nghiên cứu..............................................................................34
3.2. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................35
3.3. Qui trình nghiên cứu................................................................................35
.........................................................................................................................36
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu....................................................................36
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ.........................................................37
5. BÀN LUẬN...................................................................................................38
Hạn chế...............................................................................................................39
6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................39
6.1. Kết luận.......................................................................................................39
6.2. Khuyến nghị................................................................................................39
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................40
8.1. Phụ lục 1.......................................................................................................42
8.2. Phụ lục 2......................................................................................................44
.............................................................................................................................45

Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 30--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du

“Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho
đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở Nguyễn Du bằng cách tổ chức tập

huấn, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu”.
(MỞ RỘNG, BỔ SUNG ĐỀ TÀI NĂM HỌC 2011-2012)
Hồ Quốc Tuấn – Trường THCS Nguyễn Du
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
mở đầu: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của
toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng
nòng cốt, có vai trò quan trọng”.
Trong những năm qua, giáo dục Việt Nam có những thành tựu quan trọng
góp phần đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, tuy nhiên trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong
thời kỳ đổi mới, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế,
bất cập, chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, năng lực nghiên cứu một bộ phận
không nhỏ không đáp ứng được yêu cầu.
Để đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng, phát triển năng lực nghiên cứu của đội
ngũ nhà giáo tại trường THCS Nguyễn Du, năm học 2011-2012, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho
đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở Nguyễn Du bằng cách tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu”, đã đạt được những kết quả nhất
định: số đề tài được cấp Phòng, Sở đánh giá công nhận là 09 (trong đó 1 đề tài
đạt loại tốt, 1 đề tài đạt loại khá; 1 đề tài được đề nghị Hội đồng khoa học cấp
tỉnh công nhận). Tuy nhiên một bộ phận trong nhóm đối chứng chưa thực sự vận
dụng được các quá trình nghiên cứu nên chất lượng các đề tài còn thấp, năng lực
Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 31--



N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du

nghiên cứu khoa học của bộ phận giáo viên này chưa đáp ứng yêu cầu, nhằm
khắc phục các hạn chế, yếu kém trong công tác nghiên cứu khoa học giáo dục
của đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn Du, chúng tôi tiếp tục mở rộng
nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
cho đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở Nguyễn Du bằng cách tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu” trong năm học 2012-2013.
Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là giáo viên trường THCS
Nguyễn Du. Thời gian tiến hành nghiên cứu, tác động bắt đầu từ tháng 9 năm
2012 đến khi tổng kết công tác vào ngày 10 tháng 5 năm 2013.
Kết quả chứng minh rằng, sau quá trình tác động, hướng dẫn trực tiếp của
người nghiên cứu, tổ chức đánh giá qua các giai đoạn: xác định thực trạng,
nguyên nhân, chọn giải pháp tác động (thay thế), xác định tên đề tài; điều chỉnh
đề cương và hoàn thiện báo cáo NCKHSPƯD có chất lượng cao hơn nhiều so
với các báo cáo không được hướng dẫn, điều chỉnh. Các đề tài có chất lượng cao
so với năm học trước; điểm trung bình đề tài NCKHSPƯD năm học 2012-2013
(sau tác động) có giá trị trung bình là 13,00; Điểm chấm đề tài NCKHSPƯD của
năm học trước (trước tác động) là 9,81. Chênh lệch giá trị trung bình của sau tác
động so với trước tác động là 3,19 điểm (theo thang điểm 20), cho thấy sự khác
biệt về chất lượng các đề tài NCKHSPƯD trước và sau khi tác động. Kết quả giá
trị p của phép kiểm chứng t-test phụ thuộc trước và sau quá trình tác động là
p=0,000056 <0,05 có ý nghĩa. Điều đó khẳng định sự khác biệt về chất lượng
các đề tài NCKHSPƯD trước và sau khi tác động không phải do ảnh hưởng bởi
các yếu tố ngẫu nhiên mà là do sự tác động của người nghiên cứu. Như vậy, để
nâng cao chất lượng các đề tài NCKHSPƯD của đội ngũ giáo viên, người
CBQL phải tiến hành các đợt tập huấn về quy trình, phương pháp nghiên cứu
vào đầu năm học, đồng thời trong quá trình tổ chức cho đội ngũ nghiên cứu phải

tiếp tục bồi dưỡng, hướng dẫn, tư vấn cho đội ngũ trong các giai đoạn của quá
trình nghiên cứu, sau mỗi giai đoạn cần tổ chức đánh giá, góp ý để các đề tài
NCKHSPƯD của giáo viên có hiệu quả và chất lượng cao.
Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 32--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du

Với kết quả nghiên cứu này có thể khẳng định việc tổ chức bồi dưỡng,
hướng dẫn chi tiết, đánh giá góp ý các giai đoạn của quá trình NCKHSPƯD từ
khâu đánh giá thực trạng, chọn đề tài, xây dựng đề cương, hoàn thiện báo cáo sẽ
nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đề tài NCKHSPƯD.
2. GIỚI THIỆU.
2.1. Hiện trạng và nguyên nhân.
2.1.1. Hiện trạng.
Sau khi tổng kết, đánh giá công tác nghiên cứu khoa học giáo dục (công
tác làm đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm) năm học 2011-2012 của đội ngũ
giáo viên trường THCS Nguyễn Du, chúng tôi nhận thấy rằng các đề tài nghiên
cứu khoa học của nhóm giáo viên thực nghiệm (11 đề tài) có chất lượng cao, số
đề tài khoa học giáo viên còn lại (trong nhóm đối chứng) có chất lượng thấp, có
các hạn chế về nội dung, bố cục thiết kế nghiên cứu, phân tích dữ liệu, trình bày
không khoa học.
2.1.2. Nguyên nhân.
Công tác NCKH giáo dục có nhiều bất cập, hạn chế đã ảnh hưởng không
nhỏ đến quá trình đổi mới phương pháp giáo dục, có nhiều yếu tố tác động đến
công tác NCKH giáo dục của đội ngũ giáo viên: như chưa được trang bị, bồi
dưỡng đúng mức các quy trình, phương pháp nghiên cứu giáo dục, nên giáo viên

không biết bắt đầu từ đâu, nghiên cứu ra sao, trình bày như thế nào, không biết
sử dụng các công cụ tính toán, thống kê... minh chứng cho đề tài của mình.
Nhằm góp phần khắc phục những hạn chế trên, thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng
cao chất lượng giáo dục ở địa phương chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn Du về kỹ năng
hoạt động NCKHSPƯD.
2.2. Giải pháp.
Để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cũng như trang bị cho đội ngũ
giáo viên các kiến thức về NCKHSPƯD, chúng tôi tiến hành bồi dưỡng, tư vấn
về nội dung, phương pháp NCKHSPƯD cho đội ngũ giáo viên trong năm học
Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 33--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du

2011-2012, mở rộng, bổ sung trong năm học 2012-2013 thông qua các giai đoạn
của quá trình nghiên cứu: Chọn đề tài, làm đề cương, hoàn chỉnh báo cáo
NCKHSPƯD.
2.3. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
2.3.1. Vấn đề nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm câu trả lời cho vấn đề sau đây:
2.3.1.1. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn, tư vấn cho đội ngũ giáo viên về
nội dung, phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có nâng cao
chất lượng các đề tài NCKHSPƯD không?
2.3.1.2. Giáo viên có thể tiến hành NCKHSPƯD trên các vấn đề liên quan
trong công tác giảng dạy và giáo dục của mình trong trường phổ thông không?
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu.

2.3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn, tư vấn cho đội ngũ giáo viên về
nội dung, phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng sẽ nâng cao
chất lượng các đề tài NCKHSPƯD.
2.3.2.2. Giáo viên được trang bị kiến thức, phương pháp về NCKHSPƯD
sẽ tiến hành NCKHSPƯD đối với các vấn đề liên quan trong công tác giảng dạy
và giáo dục của mình trong trường phổ thông.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là đội ngũ giáo viên cơ hữu của trường trung học
cơ sở Nguyễn Du, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
Đặc điểm đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn Du được mô tả chi tiết
trong bảng sau:
Bảng 1. Đặc điểm đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn Du
Tổng Nam Nữ

Trình độ

Cơ cấu độ tuổi

Cơ cấu tuổi nghề

Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 34--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du
Trên


Trên

Dưới

30

45

Trên

30

đến

đến

50

tuổi

40

50

tuổi

tuổi

tuổi


20

2

chuyên
môn
số
ĐHSP CĐSP

35

7

28

32

1

8

Dưới
5 năm

1

2

Trên


Trên

Trên

Trên

5 năm

10

15

20

Trên

đến

đến

đến

đến

25

10

15


20

25

năm

năm

năm

năm

năm

15

13

1

1

1

Trong đó thuộc diện nghiên cứu trong đề tài năm học trước là 11 giáo
viên, chúng tôi không nghiên cứu, tác động đến đối tượng này, chúng tôi chọn
08 giáo viên để nghiên cứu, tác động, số còn lại thuộc diện nghỉ sinh, luân
chuyển nên không nghiên cứu.
3.2. Thiết kế nghiên cứu.
Chọn thiết kế 1: Kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất.

Chọn 8 giáo viên trong nhóm đối chứng của năm học trước để thực hiện
nghiên cứu.
Trước tác động: sử dụng kết quả chấm đề tài khoa học 2011-2012 (Phụ
lục 2).
Sau tác động: Sử dụng phiếu đánh giá, xếp loại đề tài nghiên cứu khoa
học (đã được tập huấn tại tỉnh ngày 25 – 29/07/2012) để đánh giá chất lượng
các đề tài NCKHSPƯD của giáo viên (Phụ lục 1).
Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu:
Kiểm tra trước TĐ

Tác động

Kiểm tra sau TĐ

O1

X

O2

Sử dụng thiết kế này dễ tiến hành đối với đội ngũ giáo viên nhưng lại ẩn
chứa nguy cơ đối với giá trị của dữ liệu nghiên cứu, do đó cần kiểm chứng độ
tin cậy, độ giá trị của dữ liệu bằng cách sử dụng dữ liệu do HĐKH nhà trường
cung cấp.
3.3. Qui trình nghiên cứu.
Trên cơ sở đội ngũ giáo viên được tập huấn về nội dung, phương pháp
NCKHSƯD tại huyện Đăk Tô, do các báo cáo viên của ngành giáo dục Đăk Tô
Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 35--



N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du

báo cáo trong 03 ngày (từ 01-03/8/2012), các giáo viên đã biết được tầm quan
trọng, nội dung, phương pháp NCKHSPƯD để có thể tiến hành nghiên cứu các
vấn đề về giảng dạy, giáo dục. Năm học 2012-2013, trường THCS Nguyễn Du
tiếp tục tổ chức chuyên đề bồi dưỡng để giải đáp các thắc mắc của đội ngũ giáo
viên về nội dung, phương pháp, quy trình NCKHSPƯD.
Bảng 3. Quy trình thực hiện các giải pháp tác động.
Thời gian

Giải pháp tác động

Nội dung
Yêu cầu nộp sơ đồ tư duy để

Tháng

xác định thực trạng, nguyên

9/2012

nhân, giải pháp, chọn tên đề
tài nghiên cứu.

Tháng

Tổ chức hướng dẫn, điều chỉnh, sau

đó nộp lại các sản phẩm chưa đạt yêu
cầu.
Chấm đề cương, thông báo kết quả,

11/2012

Hoàn thành

đến

đề cương nghiên cứu

các ưu điểm, hạn chế.
Hướng dẫn điều chỉnh các sai sót,
khuyết điểm.

2/2013

Chấm đề tài NCKHSPƯD, thông báo
10/5/2013

Hoàn thành và nộp Đề tài
NCKHSPƯD

kết quả, các ưu điểm, hạn chế.
Tư vấn, hướng dẫn điều chỉnh các
sai sót, khuyết điểm

3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu.
Công cụ đo lường chất lượng các đề tài NCKHSPƯD (trước và sau tác

động) là thang điểm chấm theo nội dung Quyết định 07/2007/QĐ-SGDĐT, ngày
08 tháng 01 năm 2007 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum về
việc ban hành quy trình và tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm,
đề tài khoa học, đồ dùng dạy học tự làm của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành

Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 36--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du

Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum. Dữ liệu là Bảng chấm điểm kết quả đề tài
do HĐKH nhà trường tổ chức chấm (Phụ lục 2).
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ.
Sau quá trình tác động, ngày 10 tháng 5 năm 2013, HĐKH trường THCS
Nguyễn Du tổ chức chấm Đề tài NCKHSPƯD, SKKN (gọi chung là
NCKHGD), chúng tôi thu thập dữ liệu của các nhóm nghiên cứu (Phụ lục 2), kết
quả này mang yếu tố khách quan (do HĐKH nhà trường chấm) nên sẽ hạn chế
được các nguy cơ tiềm ẩn đối với dữ liệu, sau đó sử dụng các công cụ thống kê
thu được kết quả như sau:
Bảng 5. So sánh một số đại lượng thống kê
về kết quả các đề tài NCKHSPƯD của giáo viên trường THCS Nguyễn Du
Năm học 2011-2012, 2012-2013 (Số liệu của HĐKH chấm ĐTNCKHGD)
Các đại lượng

Trị số
Trước TĐ


Sau TĐ

Mốt (Mode)

7.5

15

Trung vị (Median)

9.5

12.75

Giá trị trung bình (Average)

9.81

13.00

Độ lệch chuẩn (Stdev)

2.27

1.44

Hệ số tương quan dữ liệu

0.90


Giá trị p của t-test độc lập

0.000056

Như trên đã chứng minh, sau quá trình tác động, có sự chênh lệch rất lớn
về giá trị điểm trung bình của Đề tài NCKHSPƯD trước và sau tác động:
[13,00-9,81]= 3,19 điểm, kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng t-test cho kết quả p
= 0,000056<0,05; cho thấy: Sự chênh lệch giữa trước và sau tác động có ý
nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB sau tác động cao hơn ĐTB trước tác động
là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 37--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du

Các giá trị Mode (tần suất), Median (trung vị) đều chênh lệch nhiều,
nghiêng về sau tác động.
Hệ số tương quan dữ liệu r = 0,90; đối chiếu với bảng tham chiếu Hopkins
cho thấy tương quan kết quả điểm số đề tài NCKHSPƯD trước tác động và sau
tác động là rất lớn.
Giả thuyết của đề tài “Nâng
cao chất lượng nghiên cứu khoa học
sư phạm ứng dụng cho đội ngũ giáo
viên trường Trung học cơ sở
Nguyễn Du bằng cách tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng phương pháp
nghiên cứu” được kiểm chứng.


Hình 1.
Biểu đồ so sánh ĐTB trước và sau tác động

5. BÀN LUẬN.
Điểm số các đề tài NCKHSPƯD sau tác động có giá trị trung bình là 13,0
điểm, kết quả tương ứng trước tác động là 9,81 điểm. Độ chênh lệch điểm số
trước tác động và sau tác động là 3,19 điểm. Điều đó cho thấy chất lượng các đề
tài NCKHSPƯD sau tác động và trước tác động là có sự khác biệt rõ rệt, sau tác
động đề tài đã có điểm số cao hơn nhiều.
Hệ số tương quan dữ liệu r = 0,90; cho thấy tương quan kết quả điểm số
đề tài NCKHSPƯD trước tác động và sau tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng t–test điểm số các đề tài NCKHSPƯD sau tác động và
trước tác động của là p = 0,000056 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh
lệch trung bình về điểm số các đề tài NCKHSPƯD trước và sau tác động không
phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.

Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 38--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du

Hạn chế.
Nghiên cứu này được bởi người nghiên cứu phải là CBQL giáo dục, với
những giáo viên khác khó thực hiện được, người nghiên cứu phải hiểu rõ nội
dung, quy trình NCKH, am hiểu được các vấn đề về đổi mới giáo dục, có bề dày
trong công tác NCKHGD, có trình độ nhất định về tin học, có thời gian để

hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên trong các giai đoạn thực hiện công tác nghiên cứu.
Đối với giáo viên phải có tinh thần hợp tác, có ý thức cầu tiến mới có thể thực
hiện được.
6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
6.1. Kết luận.
Các kết quả trong nghiên cứu này cho thấy việc hướng dẫn, bồi dưỡng, tư
vấn cho giáo viên trong các giai đoạn nghiên cứu sẽ nâng cao chất lượng các đề
tài NCKHSPƯD. Bản thân của nghiên cứu này cũng là một đề tài NCKHSPƯD,
việc đánh giá, góp ý trực tiếp cho các giáo viên trong quá trình nghiên cứu là
một giải pháp có thể thực hiện được.
Quá trình nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng có sự tác động qua lại
giữa người nghiên cứu và đội ngũ giáo viên, người nghiên cứu qua việc tác
động, nghiên cứu của mình đã tự bồi dưỡng, phát triển năng lực nghiên cứu
khoa học giáo dục của mình, người giáo viên được trang bị đầy đủ, được hỗ trợ
kịp thời trong quá trình rèn các kỹ năng phân tích, đánh giá tình hình, phát triển
năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Khi người giáo viên được tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình
NCKHSPƯD, đã nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu của mình thì có thể
sẽ hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn cho các giáo viên khác thực hiện tốt các NCKH
của họ.
6.2. Khuyến nghị.
Đây là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên,
với đề tài này, các cơ sở giáo dục khác có thể tham khảo, áp dụng để kịp thời
Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 39--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn

Du

trang bị cho đội ngũ đơn vị mình những phương pháp, quy trình, kỹ năng tổ
chức các hoạt động NCKHSPƯD.
Để có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, nhiều người nghiên cứu thì chúng
tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
Có thể sử dụng thiết kế cơ sở AB, đa cơ sở ABA’B’
Lập diễn đàn trên mạng internet để trao đổi, giải đáp các vấn đề liên quan,
tạo hộp thư điện tử dùng chung để hỗ trợ, tư vấn các nội dung liên quan...

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1] Chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thư TW Đảng, về việc xây dựng nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.
[2] La Hồng Huy, Trung tâm nghiên cứu khoa học Xã hội và Nhân văn
(2009). Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Luận văn thạc sỹ.
[3] Cao Thị Thanh Xuân, Trường CĐSP Kon Tum (2006). Những biện
pháp quản lý của hiệu trưởng các trường Tiểu học đối với công tác bồi dưỡng
giáo viên tiểu học tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sỹ.
[4] Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI (2003), Kinh nghiệm
của các quốc gia, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[3] Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (2009). Dự
án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
[4] Tan, C. (2008) Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa
học dành cho giảng viên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Dự án
Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
[5] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường
Cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội.
[6] Đặng Quốc Bảo (2001), Tổng quan về tổ chức và quản lý. Tài liệu cấp
cho lớp Cao học - Tổ chức và quản lý công tác VH-GD khoá 3.


Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 40--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du

[7] Nguyễn Văn Bình (tổng chủ biên) (1999), Khoa học tổ chức và quản
lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trung tâm Nghiên cứu khoa học tổ chức
quản lý, NXB Thống kê, Hà Nội.
[8] PGS.TS Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên), Khoa Quản lý giáo dục,
ĐHSP Hà Nội. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về công tác chủ
nhiệm ở các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Quyển 1, Quyển 2.
Hà Nội tháng 6/2011.
[9] Nguyễn Thanh Bình (2004), Đội ngũ giáo viên yếu tố góp phần tạo
nên chất lượng giáo dục, Tạp chí phát triển giáo dục, Hà Nội.
[10] Nguyễn Thị Thái (Chủ trì biên soạn và hiệu đính) Quản lý nhà nước
về giáo dục. Dự án Srem.
[11] Quản trị hiệu quả trường học. Nguyễn Thị Thái (Hiệu đính), Vũ Văn
Hùng (Biên dịch). Dự án Srem.
[12] Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý,
Trường Cán bộ quản lý GD & ĐT và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”, Hà Nội.
.

[13] Tài liệu hội thảo tập huấn:

+ Đổi mới nội dung và phương pháp dạy Công tác Đội, tháng 4/2007.
+ Đổi mới nội dung và phương pháp dạy ngành sinh học. Chủ đề ứng
dụng CNTT 5/2007.

[14] Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý. Dự án trung học cơ sở vùng khó
khăn nhất.
Lưu ngày 29/10/2011.
[15] Các hướng dẫn về trích dẫn APA được trình bày tại trang APA Style
Essentials tại địa chỉ:
/>
Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 41--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du

8. PHỤ LỤC.
8.1. Phụ lục 1.
PHÒNG GD&ĐT ĐĂK TÔ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
NĂM HỌC 2012-2013
1. Họ và tên người nhận xét:
Ông/bà:…………………………………………..
2. Người thực hiện đề tài:…………………………………
3. Tên đề tài: …………….
……………………………………………………….............

4. Nhận xét, đánh giá:

Tiêu chí đánh giá
1.Tên đề tài
- Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động.
- Có ý nghĩa thực tiễn.
2. Hiện trạng
- Nêu được hiện trạng;xác định được nguyên
nhân gây ra hiện trạng.
- Chọn 1 nguyên nhân để tác động, giải quyết.

3. Giải pháp thay thế
- Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế.
- Giải pháp khả thi và hiệu quả
4. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
- Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu
hỏi.
- Xác định được giả thuyết nghiên cứu.

5. Thiết kế

Nhận xét

Điểm

………..................
…………………………………
…..................
……………………………
………..................……………

………..................
…………………………………
…..................
……………………………
………..................
…………………………………
…..................
………………………
………...................
……………………………
……....................
……………………………
………....................
…………………………………
…..................
…………………………………
..................
…………………………………
…...................…
………....................

Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

......./1đ

......./1đ

......./1đ
......./1đ


......../1đ

......./1đ

-- Trang 42--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du

Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên
cứu
6. Đo lường
- Xây dựng đươc công cụ và thang đo phù
hợp để thu thập dữ liệu.
- Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị.

7. Phân tích dữ liệu
- Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với
thiết kế.
- Trả lời rõ được vấn đề cần nghiên cứu.

8. Kết quả
- Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được các vấn đề
đặt ra trong đề tài một cách đầy đủ, rõ ràng
- Có tính thuyết phục
- Những đóng góp của đề tài nghiên cứu:
Mang lại hiểu biết mới về thực trạng, phương
pháp, chiến lược
- Phạm vi áp dụng.

9. Minh chứng cho các hoạt động nghiên
cứu của đề tài
Kế hoạch bài học, bài kiểm tra, thang đo,
băng hình, ảnh, dữ liệu thô:
- Một cách đầy đủ

…………………………………
..................
………………………………....
…...................
…………………………………
…....................
…………………………………
...................
…………………………………
…...................………
……...................
…………………………………
…...................
…………………………………
…....................
…………………………………
…...................…
………...................
…………………………………
...................
…………………………………
…....................…………………
………...................
…………………………

…………………...................
…………………………………
…....................
…………………………………
…...................……
………...................……………

….../1đ

……/1đ

…../1đ

…../1đ

…../1đ

…../1đ

………....................
…………………………………
…...................
……………………………
………...................……………

…./2đ

- Một cách khoa học

…../3đ


- Mang tính thuyết phục

…./2đ

10. Trình bày báo cáo
- Văn bản viết có cấu trúc khoa học, hợp lý
- Diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp

…………………………………
………....................
…………………………………
…...................

Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

…/1đ

-- Trang 43--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du
……………………………

Tổng cộng
Ghi chú về xếp loại

Xếp loại:.................


......../20đ

Diên Bình, ngày …… tháng .... năm 2013
Người nhận xét

1. Loại xuất sắc : 19 - 20 điểm
2. Loại tốt
: 17 - 18,5 điểm
3. Loại khá
: 14 - 16,5 điểm
4. Loại trung bình: 10 - 13,5 điểm
5. Loại không đạt : Dưới 10 điểm

8.2. Phụ lục 2.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

Phụ lục 2

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHẤM
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Năm học 2011-2012, 2012-2013

TT

Họ tên

Điểm
Điểm trước TĐ (Kết quả
Điểm sau TĐ (Kết quả
năm học 2011-2012)

năm học 2012-2013)

1

Tô Thị Ngọc Đức

12,0

15,0

2

Lê Thị Mỹ Dung

13,5

15,0

3

Đầu Thị Hoa

8,5

12

4

Phạm Thị Thu Phương


7,5

12,5

5

Đỗ Thị Thanh Nhàn

11,0

13,0

6

Trần Thị Bích Thảo

10,5

13,5

7

Lê Thị Bích Trâm

8,0

11,0

8


Phùng Thị Thanh Xuân

7,5

12,0

Các đại lượng

Trị số
Trước TĐ

Sau TĐ

Mốt (Mode)

7.5

15

Trung vị (Median)

9.5

12.75

Giá trị TB (Average)

9.81

13.00


Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 44--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du

Độ lệch chuẩn (Stdev)

2.27

1.44

Hệ số tương quan dữ liệu

0.90

Giá trị p của t-test phụ
thuộc

0.000056

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..


........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.

Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 45--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..


........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..

Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô


-- Trang 46--


N©ng cao chÊt lîng c¸c §Ò tµi NCKHSP¦D cña gi¸o viªn trêng THCS NguyÔn
Du

Người thực hiện: Hồ Quốc Tuấn - Trường THCS Nguyễn Du – Đăk Tô

-- Trang 47--



×