Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Năm tác gia lớn: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.65 KB, 3 trang )

§ 2: NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
1) Nêu quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh?
- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp
Cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
- Trong sáng Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến tính chân thật và
tính dân tộc của văn học, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích (Viết để
làm gì?) và đối tượng tiếp nhận (Viết cho ai?) để quyết định nội dung và
hình thức của tác phẩm. Do vậy, tác phẩm của Người thường rất sâu sắc
về tư tưởng, thiết thực về nội dung và rất phong phú, sinh động, đa
dạng về hình thức nghệ thuật.

2) Di sản văn học của Hồ Chí Minh ?
1. Văn chính luận:
- Mục đích sáng tác: Đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ
thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ Cách mạng của dân tộc qua những
chặng đường lịch sử: Tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, đem lại
nhiều hiểu biết và gây xúc động cho người đọc ; phản ánh khát vọng độc
lập tự do và cuộc đấu tranh liên cường bền bỉ củađân tộc ; thể hiện sâu
sắc tiếng gọi của non sông, đất nước trong những giờ phút thử thách đặc
biệt ; lời căn dặn thiết tha, chân tình với đòng bào, đồng chí mang tính
chiến lược trong hướng phát triển của đất nước, thấm đượm tình yêu
thương con người<

1


- Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn
Độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì
quý hơn độc lập tự do (1966), Di chúc (1969)<
2. Truyện và ký:


- Mục đích sáng tác: Một phương thức khác để tấn công kẻ thù,
tiếng nói hỗ trợ có hiệu quả của những hình thức tưởng tượng, hư cấu,
tạo những tình huống không xác thực nhưng chân thực để nói lên bản
chất của đối tượng, chỉ ra sự thật còn bị che giấu và dự báo cho khả
năng phát triển của hiện tượng, thể hiện tinh thần lạc quan Cách mạng.
- Tác phẩm chính: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành
(1923), Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu (1925), Giấc ngủ mười
năm (1949), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)<
3. Thơ ca:
- Mục đích sáng tác: Là tiếng nói thể hiện tâm hồn, tình cảm, ý chí
và nhu cầu tự thân giãi bày của Người.
- Tác phẩm chính: Nhật ký trong tù (1943 - 133 bài)

3) Nêu những đặc sắc về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh phong phú đa dạng, luôn có sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng và nghệ thuật,
truyền thống và hiện đại.Ở mỗi thể loại văn học , Hồ Chí Minh đều tạo
được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn:

2


- Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích ; lập luận
chặt chẽ ; lý lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận
chiến và đa dạng về bút pháp ; thuyết phục cả lí trí và tình cảm.
- Truyện và kí: Bút pháp hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ
thuật trào phúng sắc bén ; văn phong đa dạng, dí dỏm, hài hước nhưng
thâm thúy, sâu cay...
- Thơ ca: thể hiện sâu sắc và tinh tế tâm hồn của Bác. Thơ của
Người được chia làm hai loại :

+ Thơ tuyên truyền cách mạng thường viết bằng hình thức
lời ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân
gian hiện đại.
+ Những bài thơ nghệ thuật viết theo cảm hứng thẩm mỹ hầu
hết là những bài thơ cổ điển, bằng chữ Hán, mang đặc điểm
của thơ cổ phương Đông với sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển
với bút pháp hiện đại ; giữa chất trữ tình và chất thép ; giữa
sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc.

3



×