Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Ôn thi - Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.64 KB, 1 trang )

NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
(1890-1969)
***
I . Cuộc đời
• Thời niên thiếu tên Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19-5-1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là cụ
Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Thuở nhỏ, học chữ Hán với cha, sau đó học Quốc học
Huế. Một thời gian đi dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) với tên gọi Nguyễn Tất Thành.
• Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 1-1919 đưa bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến hội
nghị Vecxay (pháp). 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên đầu tiên sáng lập Đảng Cộng
sản Pháp
• Hồ Chí Minh đã tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng Việt Nam như: Việt Nam thanh niên các
mạng đồng chí hội (1925), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông (1925),thành lập Đảng cộng sản Việt
nam (3-2-1930)...
• Tháng 2-1941 về nước hoạt động và thành lập mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách
mạng cả nước giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).
• Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình và sau cuộc tổng tuyển cử
đầu tiên (6-1-1946), Người được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Từ đó, Người luôn
đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
• Người qua đời ngày 2-9-1969. Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh, Tổ chức
UNESCO đã ghi nhận và suy tôn Người là “anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn”
II . Quá trình sáng tác

Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ nhận là người bạn của văn nghệ,
người yêu văn nghệ. Nhưng do hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ Cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên
nhiên gợi cảm cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn chan chứa cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có
giá trị.
1. Văn chính luận:
• Mục đích sáng tác: Đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ
Cách mạng của Dân tộc qua những chặng đường lịch sử: Tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, đem lại
nhiều hiểu biết và gây xúc động cho người đọc; phản ánh khát vọng độc lập tự do và cuộc đấu tranh liên


cường bền bỉ của Dân tộc; thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông, đất nước trong những giờ phút thử
thách đặc biệt; lời căn dặn thiết tha, chân tình với đòng bào, đồng chí mang tính chiến lược trong hướng
phát triển của đất nước, thấm đượm tình yêu thương con người….
• Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn Độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966), Di chúc (1969)…
2. Truyện và ký:
• Mục đích sáng tác: Một phương thức khác để tấn công kẻ thù, tiếng nói hỗ trợ có hiệu quả của những hình
thức tưởng tượng, hư cấu, tạo những tình huống không xác thực nhưng chân thực để nói lên bản chất của
đối tượng, chỉ ra sự thật còn bị che giấu và dự báo cho khả năng phát triển của hiện tượng, thể hiện tinh
thần lạc quan Cách mạng
• Tác phẩm chính: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay Varen và Phan
Bội Châu (1925), Giấc ngủ mười năm (1949), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…
3. Thơ ca:
• Mục đích sáng tác: Là tiếng nói thể hiện tâm hồn, tình cảm, ý chí và nhu cầu tự thân giãi bày của Người
• Tác phẩm chính: Nhật ký trong tù (1943 - 133 bài), Thơ Hồ Chí Minh (1967 - 86 bài), Thơ chữ Hán Hồ Chí
Minh (1990 - 36 bài)
III . Phong cách nghệ thuật:
Là người đặt nền móng và mở đường cho nền văn học cách mạng, văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp sâu sắc
tự bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiên đại
1. Văn chính luận: Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến,
vận dụng có hiệu quả mọi phương thức biểu hiện
2. Truyện và ký: Góp phần đặt nền móng đầu tiên cho nền văn xuôi cách mạng. Ngòi bút của Người trong
truyện ngắn rất chủ động, sáng tạo:có khi là lối kể chuyện chân thực, tạo không khí gần gũi, có khi giọng
điệu sắc sảo, châm biếm thâm thuý và tinh tế. Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc trong
truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc.
3. Thơ ca: Phong cách rất đa dạng.Nhiều bài viết theo phong cách cổ thi hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực
cao về nghệ thuật. Thơ của Người mang đặc điểm thơ ca cổ phương Đông. Thơ Hồ Chí Minh vận dụng rất
linh hoạt nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cao cho nhiệm vụ Cách mạng. Lời kêu gọi, chúc mừng,
thăm hỏi, giáo huấn…qua tiếng nói gợi cảm của thơ ca chứa chan nhiệt tình Cách mạng của Người

×