Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.56 KB, 5 trang )

§ 2: Nguyễn Đình Chiểu , ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc
( Phạm Văn Đồng)
1/ Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác, thể loại văn bản
- Bài viết được viết cho Tạp chí Văn học tháng 7-1963, nhân kỷ
niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu ; sau được đưa vào tập
tiểu luận “Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ”.
- Tác phẩm được ra đời trong một thời điểm có nhiều sự kiện quan
trọng: từ năm 1954 đến năm 1959, Ngô Đình Diệm và chính quyền Sài
Gòn lê máy chém khắp miền Nam và thức hiện luật 10/59. Từ năm 1960,
Mĩ can thiệp sâu vào chiến tarnh Việt Nam và khắp nơi miền Nam nổi
lên phong trào đấu tranh quyết liệt. Viết bài nghị luận ca ngợi Nguyễn
Đình Chiểu ở thời điểm này là có ý nghĩa rất lớn.
- Bài viết thuộc thể loại nghị luận văn học, được viết theo phong
cách văn chính luận. Bố cục chặt chẽ, linh hoạt và sáng tạo.

2/ Cảm hứng chung của bài viết và trình tự lập luận của Phạm Văn Đồng
trong tác phẩm:
- Cảm hứng chung: Ngợi ca cuộc đời và khẳng định giá trị văn
chương Nguyễn Đình Chiểu.
- Trình tự lập luận:
+ Khẳng định vị trí, ý nghĩa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu đặt trong hoàn cảnh đất nước đang ở vào giai đoạn cao trào
của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

1


+ Chứng minh bằng cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Nguyễn
Đình Chiểu qua việc tái hiện cuộc kháng chiến chống Pháp hào
hùng của dân tộc và phân tích sự phản ánh hiện thực đó trong thơ
văn của ông<


+ Khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu :
lối viết giản dị, mộc mạc, gần gũi với quần chúng nên có sức
“truyền bá lớn” lập luận chặt chẽ, linh hoạt và sáng tạo.

3/ Cách nhìn mới mẻ và sâu sắc của Phạm Văn Đồng về Nguyễn Đình
Chiểu thể hiện như thế nào trong bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao
sáng trong văn nghệ dân tộc” ?
Phạm Văn Đồng là một nhà chính trị nhưng đồng thời cũng là một nhà
văn hoá lớn nên ông đã có những cái nhìn sắc sảo của một nhà phê bình
văn học nhất là đối với sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
- Theo Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng có
ánh sáng khác thường, vì vậy phải chăm chú nhìn mới thấy và càng
nhìn càng thấy sáng.
- Lâu nay, ta có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật
theo kiểu trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ<, điều đó là không thoả
đáng và không đúng với hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
(mù loà), nên đã không thấy hết được những vẻ đẹp và đánh giá đúng
về ông.
 Cách nhìn của tác giả ở đây không chỉ mới mẻ, khoa học mà còn có ý
nghĩa phương pháp luận trong sự điều chỉnh và định hướng cho việc

2


tiếp cận nghiên cứu, nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu. Cách nhìn ấy
đã định hướng cho bài viết có cái nhìn sâu sắc và thấy những giá trị
bền vững về con người, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.

4/ Cách phân tích, đánh giá của tác giả về thơ văn yêu nước chống Pháp
của Nguyễn Đình Chiểu

- Phương pháp phân tích khoa học: Tác giả đặt thơ văn yêu nước chống
pháp của Nguyễn Đình Chiểu vào bối cảnh của phong trào chống Pháp
lúc bấy giờ của nhân dân Nam và trong dòng chảy của văn thơ yêu nước
chống Pháp giai đoạn này, để thấy rõ mạch nguồn phát sinh là đúng
đắn và tất yếu, đồng thời chỉ ra vị trí lá cờ đầu của Nguyễn Đình Chiểu
trong thơ văn yêu nước thời kỳ cận đại cuối thế kỷ XX.
- Cách viết có nghệ thuật:
+ Thể hiện lối viết nghị luận văn học rõ ràng, trong sáng, mạch lạc,
dễ tiếp cận.
+ Có những khám phá mới mẻ, với những lời bình súc tích sắc sảo
về thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
+ Bài viết có bố cục chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.
+ Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác
đáng, chặt chẽ, vừa xúc động tha thiết, với nhiều ngôn từ đặc sắc.
5/ Sự đánh giá của Phạm Văn Đồng đối với tác phẩm “Lục Vân Tiên”
Tác giả đã có những kiến giải mới mẻ và sâu sắc.
- Về mặt nội dung:

3


+ Nhìn nhận đánh giá trong mối liên hệ biện chứng giữa cuộc đời
nhà thơ với các nhân vật trong tác phẩm và trong cảm xúc của người
đọc.
+ Từ chỗ Nguyễn Đình Chiểu suốt đời sống trong lòng quần
chúng nhân dân, nên ông đã xây dựng thành công các nhân vật chính
nghĩa trong tác phầm để tạo ra những cảm xúc thẩm mĩ trong người
đọc.
+ Tác giả đi đến một kết luận hết sức lôgic về các nhân vật chính
nghĩa đó: “Họ là những tấm gương dũng cảm. Vì những lẽ đó họ gần gũi

chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta cảm xúc và thích thú”.
 Khẳng định những giá trị bền vững của tác phẩm: ca ngợi chính
nghĩa, những đạo đức đáng quí trọng ở đời, ca ngợi những con người
trung nghĩa. Tinh thần đấu tranh không khoan nhượng chống lại cái
xấu, cái ác, cái giả dối bất công trong tác phẩm cũng chính là xuất phát
từ quan niệm sống và nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu mà ra.
- Về nghê thuật: Tác giả nhấn mạnh đây là một truyện kể, truyện nói,
thông cảm với điều kiện, hoàn cảnh sáng tác của nhà thơ (mù loà) để
nhận ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
+ “ lối văn nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân
gian”;
+ “ Dẫu sao đôi chỗ sơ sót về văn chương không hề làm giảm giá
trị văn nghệ của bản trường ca thật hấp dẫn từ đầu đến cuối”.

4


+ Từ đó mà khẳng định: “Trong dân gian miền Nam người ta thích
Lục Vân Tiên, người ta say sưa nghe kể Lục Vân Tiên không chỉ về nội
dung câu chuyện, còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”.

5



×