Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CỤM 5 TÁC PHẨM THƠ: Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước, Sóng, Đàn ghita của Lorca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.79 KB, 4 trang )

CỤM 5 TÁC PHẨM THƠ
1/ Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
- “Tây Tiến” trích từ tập thơ “Mây đầu ô” (1986) của nhà thơ
Quang Dũng. Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm
1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào
và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở
miền tây Bắc Bộ Việt Nam.
- Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây tiến khá
rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, hòa Bình, miền tây Thanh Hóa
và cả Sầm Nưa (Lào).
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có
nhiều người là học sinh, sinh viên, chiến đấu trong những hoàn cảnh rất
gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ
dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
- Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về
Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển
sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh ông
viết bài “Nhớ TâyTiến”. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là “Tây Tiến”.

2/ Ý nghĩa nhan đề bài thơ “ Tây Tiến”
- Đầu tiên bài thơ có nhan đề là Nhớ Tây Tiến, sau đó Quang Dũng
bỏ chữ “nhớ” chỉ còn Tây Tiến. Vì theo ông, hai chữ Tây Tiến đã gợi nhớ
rồi, tức là tạo được một nhan đề cô đọng và không bị lộ mạch cảm xúc
ngay từ đầu. Nó cũng tạo cho ta có cảm giác tác giả đang sống thực với

1


đất và người Tây Tiến. Mặt khác, hai chữ Tây Tiến còn gợi lên một tư
thế hiên ngang, chủ động.
- Nhan đề gợi về một thời chiến đấu gian khổ nhưng giàu chất thơ


của đoàn quân Tây Tiến, một đơn vị bộ đội đã hoàn thành một nhiệm vụ
quan trọng thiêng liêng trong gần hai năm (đầu 1947 đến cuối 1948).
- Trong nỗi nhớ về một thời Tây Tiến có thiên nhiên Tây Bắc hùng
vĩ thơ mộng, có đồng đội từng chung gian khổ vui buồn, những sinh
hoạt thắm tình đồng đội, tình quân dân. Nhan đề còn gợi lên chân dung
của người lính Tây Tiến, những người anh hùng với vẻ đẹp hào hùng và
rất đỗi hào hoa.

3/ Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7-1954, hiệp
định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc
nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống
mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra.
- Tháng 10/1954 những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở
về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về
lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài
thơ Việt Bắc.

4/ Hoàn cảnh và mục đích sáng tác bản trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm.

2


- Hoàn cảnh sáng tác : Trường ca “ Mặt đường khát vọng” viết năm
1971, tại chiến khu Bình Trị Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ của
cả dân tộc.
- Mục đích: Thức tỉnh tuổi trẻ thành thị các vùng tạm chiếm ở miền Nam
nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước,
đứng dậy xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu của toàn

dân tộc.

5/ Vị trí và nội dung đoạn “Đất Nước” trích trong trường ca “Mặt đường
khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm.
- Đoạn trích “Đất nước” được trích ở phần đầu chương V của
trường ca “Mặt đường khát vọng”.
- Đoạn thơ là những cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về đất nước
trên nhiều bình diện (chiều dài của lịch sử, chiều rộng của địa lý, bề dày của
văn hoá, phong tục…).Qua đó, nhà thơ khẳng định tư tưởng lớn: Đất
nước là của Nhân dân, và Nhân dân chính là người đã làm ra Đất
nước.

6/ Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh
- “Sóng” là bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
- Bài thơ được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng
biển Diêm Điền (Thái Bình).
- Sóng là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho
phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ bộc lộ một khát vọng vừa hồn

3


nhiên, chân thật vừa da diết, sôi nổi về tình yêu mãnh liệt rộng lớn và
vĩnh hằng của trái tim người phụ nữ.

7/ Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo
- Đàn ghi ta không chỉ là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây
Ban Nha mà còn được coi là biểu tượng cho nền nghệ thuật của đất nước
này (nên còn được gọi là Tây Ban cầm).
- Lor- ca là nghệ sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha, người đã khởi

xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân nghệ thuật. Đàn ghi ta gắn
bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo. Chính
vì vậy, đàn ghi ta là biểu tượng cho tình yêu của Lor-ca đối với đất nước
Tây Ban Nha, cho con đường cách tân nghệ thuật của tác giả, cho khát
vọng đấu tranh với bọn độc tài thân phát xít mà Lor-ca nguyện phấn
đấu suốt đời.

8/ Lời đề từ bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo “Khi tôi
chết hãy chôn tôi với cây đàn”
Lời đề từ bài thơ là di chúc của nhà thơ Lor-ca , khi tiên cảm về cái chết.
Điều đó nói lên Lor-ca là một nghệ sĩ có tình yêu say đắm đối với nghệ
thuật, là một công dân có tình yêu nồng nàn đối với Tổ quốc, là một nhà
cách tân nghệ thuật vĩ đại. Lor-ca nghĩ rằng đến một ngày nào đó thơ ca
của ông sẽ cản trở sự sáng tạo nghệ thuật của những người đến sau nên
ông mong muốn xóa bỏ ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế
hệ sau vươn tới.

4



×