Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Báo cáo thực tập sản xuất thực tập tốt nghiệp hầm nhà cao tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 46 trang )

Báo cáo thực tập sản xuất

MỤC LỤC

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

1


Báo cáo thực tập sản xuất

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

2


Báo cáo thực tập sản xuất

DANH MỤC BẢNG BIỂU

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

3


Báo cáo thực tập sản xuất


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………...
LỜI MỞ ĐẦU
Nhằm củng cố kiến thức đã được học trên lớp, giúp sinh viên nắm bắt những
kiến thức từ thực tế trong công tác thiết kế cũng như việc tổ chức thi công các công
trình giao thông, hàng năm bộ môn Xây dựng công trình ngầm và mỏ thuộc khoa Xây
dựng - trường đại học Mỏ địa chất đều tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập Tốt
nghiệp.
Với mục tiêu đào tạo kỹ sư xây dựng công trình ngầm năng động giỏi về
chuyên môn, nhanh nhậy trong thực tế sản xuất, phục vụ tốt sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước đó là tất cả những tâm huyết nhất của các thầy cô khoa
công trình nói riêng và các thầy cô trong nhà trường nói chung.
Từ mục đích trên em đã được gửi về ban quản lý Dự án nhà ở cao tầng Golden
Silk, Kim Văn – Kim Lũ với thời gian thực tập từ ngày 06/06/2016 đến ngày
04/07/2016, trong thời gian thực tập, với sự hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ kỹ
thuật trong ban quản lý dự án, tư vấn giám sát và các cán bộ kĩ thuật nhà thầu, em đã
hoàn thành yêu cầu nội dung của đợt thực tập tốt nghiệp, đã nắm bắt một cách tổng
quát công việc của người làm công tác điều hành và trực tiếp thi công.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Công ty cổ phần xây dựng số 2Vinaconex, Công ty Licogi 13 trong việc bố trí cho chúng em đầy đủ các điều kiện
trong quá trình thực tập và những kiến thức, kinh nghiệm cũng như sự quan tâm giúp
đỡ chúng em, những lời khuyên sâu sắc không chỉ về kiến thức khoa học mà cả tinh
thần kỷ luật, thái độ làm việc.

Em xin chân thành cám ơn thầy giáo TS Đào Viết Đoàn đã nhiệt tình hướng
dẫn em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

4


Báo cáo thực tập sản xuất

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Đinh Văn Điệp

1.1.

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 –
VINACONEX.
Giới thiệu chung.
Bảng 1. 1: Thông tin chung về công ty.

Tên Công ty
Tên Tiếng Anh
Tên viết tắt
Trụ sở
Điện thoại
Vốn điều lệ
Chủ tịch HĐQT
Tổng Giám đốc


CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2
- VINACONEX
Vietnam Construction Joint Stock
Company No.2
VINACONEX 2
Số 52 Lạc Long Quân - Quận Tây Hồ TP. Hà Nội
(84-4) 3753 0936 - 3753 2039
120 Tỷ đồng
Ông Đỗ Trọng Quỳnh
Ông Trần Ngọc Long

Công ty CP Xây dựng số 2 tiền thân là Công ty Xây dựng Xuân Hoà được Bộ Xây
dựng thành lập tháng 4 năm 1970. Tháng 6/1995 Bộ Xây dựng quyết định sát nhập vào
Tổng Công ty Vinaconex và đổi tên là Công ty Xây dựng số 2.
Quyết định thành lập: Số 1284/QĐ-BXD ngày 29/09/2003 chuyển Doanh nghiệp
Nhà nước Công ty Xây dựng số 2 thành Công ty Cổ phần Xây dựng số 2.
1.2.
-

Các lĩnh vực hoạt động.
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông đường bộ các cấp,
cầu cống, thủy lợi, bưu điện, nền móng, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị
và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện đến 110KV;
Thi công san đắp nền móng, xử lý nền đất yếu, các công trình xây dựng cấp

-

thoát nước; lắp đặt đường ống công nghệ và áp lực, điện lạnh;
Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu,

tư vấn giám sát, quản lý dự án;

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

5


Báo cáo thực tập sản xuất

-

Thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp đến 110KV; Thiết kế công trình
thủy lợi; Thiết kế kiến trúc công trình. Thiết kế nội, ngoại thất công trình; Thiết
kế hệ thống điện công trình xây dựng; Thiết kế kết cấu công trình dân dụng,
công nghiệp; Thiết kế công trình đường bộ; Thiết kế cấp thoát nước - Môi

1.3.

trường nước công trình xây dựng;
Xây dựng phát triển nhà, kinh doanh bất động sản;
Dịch vụ quản lý bất động sản, tư vấn bất động sản;
Các công trình tiêu biểu đã thi công.
Bảng 1. 2: Các công trình tiêu biểu đã thi công của công ty.

STT
1

2


3

4

Tên công trình
Thi công cột, móng và
tầng hầm công trình
Kho bạc Hoàn Kiếm
Thi công tầng hầm và
móng tòa 2B công trình
Vinata Tower

Địa điểm xây
dựng
Số 72 Quán Sứ,
P.Trần Hưng
Đạo, Q.Hoàn
Kiếm, Hà Nội
Số 289 Khuất
Duy Tiến,
P.Trung Hòa,
Q.Cầu Giấy, Hà
Nội

Khu X2 - Gia
Thi công phần móng và Thụy & Việt
phần thân Block B Hưng, Long
Savico Plaza Hà Nội
Biên, Hà Nội
Khu đô thị Mỹ

Thi công phần Móng và Đình 1 - Xã Mỹ
Tầng hầm đến cos±0.00 Đình - Từ Liêm thuộc DA Tòa nhà hỗn Hà Nội
hợp MD Complex
Tower

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

6

Chủ đầu tư
Kho Bạc
Nhà Nước
Hà Nội
Công ty
TNHH Quốc
tế Liên
doanh
VinaconexTaisei
Savico Hà
Nội

Giá trị
Thời gian
công
thực thiện
trình
16,207 270 ngày
tỷ đồng
31,136 180 ngày

tỷ đồng

17 tỷ
đồng

Công ty
75,472
TNHH MTV tỷ đồng
ĐTPT Nhà
và Đô thị
BQP

Từ
20/01/2010
đến
20/04/2010
200 ngày


Báo cáo thực tập sản xuất

PHẦN II: DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ MỚI KIM VĂN KIM LŨ – VC2 GOLDEN
SILK
2.1.

Tổng quan chung về dự án.

Hình 2. 1: Hình chiếu phối cảnh tổng thể dự án.

Dự án Kim Văn Kim Lũ - Golden Silk là một dự án khu đô thị mới tổ hợp 08

khối nhà cao tầng được đầu tư xây dựng bởi Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 –
Vinaconex nằm trên phố Nghiêm Xuân Yêm, gần cửa ngõ phía nam của thu đô Hà
Nội. Dự án có tổng mức đầu tư là 3.000 tỷ đồng, bao gồm 8 tòa nhà cao tầng, khu liền
kề, các khu chức năng, dịch vụ… Sau khi hoàn thành, Dự án Kim Văn Kim Lũ sẽ cung
cấp cho thị trường trên 350.000m²nhà.
Bảng 2. 1: Thông tin chung về dự án.

Tên công trình
Địa điểm
Chủ đầu tư
Nhà thầu thi công
Nhà thầu tư vấn thiết
kế
Nhà thầu tư vấn giám
sát

Dự án khu đô thi mới Kim Văn Kim Lũ – VC2 Golden
Silk
Đường Nghiêm Xuân Yêm - Phường Đại Kim - Quận
Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội
Công ty cổ phần xây dựng số 2 - Vinaconex
Công ty cổ phần xây dựng số 2 - Vinaconex
Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Xuân Mai
Công ty cổ phần xây dựng số 2 - Vinaconex

Vị trí công trình

giáp cửa ngõ phía Tây Nam Thành phố, trên đường Vành
đai 3, cách nút giao Khuất Duy Tiến và Nguyễn Trãi hơn 1
km


Tổng mức đầu tư

Trên 3000 tỷ đồng

2.2. Tổng quan về toàn nhà B dự án Kim Văn Kim Lũ - Golden Silk
2.1.1.
Quy mô tòa tháp B

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

7


Báo cáo thực tập sản xuất

Tòa tháp B là điểm nhấn trong toàn bộ khu đô thị mới Golden Silk gồm 45 tầng
nổi, 2 tầng hầm và một tầng bán hầm. Ngoài ra trên nóc tòa tháp B còn bố trí điểm đỗ
cho máy bay trực thăng. Tòa tháp B có dạng tam giác đều bo tròn các góc, dự kiến sau
khi hoàn thiện sẽ trở thành tổ hợp văn phòng và nhà ở hiện đại bậc nhất quận Hoàng
Mai.
2.1.2.

Điều kiện địa chất

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

8



Báo cáo thực tập sản xuất

Hình 2. 2: Thiết đồ lỗ khoan địa chất tại tòa tháp B.

2.1.3.

Thông tin hạng mục phần hầm

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

9


Báo cáo thực tập sản xuất

Hạng mục tầng hầm của tòa tháp B dự án
Golden Silk gồm 2 tầng hầm và một tầng bán hầm
được thi công bằng phương pháp bottom up. Theo
phương pháp này, sau khi thi công xong cọc và tường
vây, cọc vây bao xung quanh công trình, nhà thầu sẽ
tiến hành đào đất tới những độ sâu nhất định sau đó
tiến hành lắp đặt hệ thống chống bằng neo để chống
đỡ vách tường tầng hầm trong quá trình đào đất và thi
công các tầng hầm. Sau khi lắp dựng xong hệ chống
đỡ và đất được đào đến đáy móng, nhà thầu sẽ thi công
hệ móng và các tầng hầm , tầng thân của công trình từ
phía dưới lên theo đúng trình tự thi công thông thường.

Hệ thống chống có thể được sử dụng như là lõi
cứng cho các cấu kiện dầm/sàn của tầng hầm hoặc sẽ
được dỡ bỏ sau khi các sàn tầng hầm đủ khả năng chịu
lại các áp lực tác dụng lên vách tầng hầm.
Bảng 2. 2: Chức năng của các tầng hầm.

Tầng hầm
Bán hầm

Chiều cao
(m)
2.35

Tầng hầm 1
Tầng hầm 2

3m
3m

Hình 2. 3: Sơ đồ kết cấu phần hầm.

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

10

Chức năng
Tổ hợp trung tâm
thương mại, dịch vụ và
mua sắm

Đề xe máy
Để ô tô


Báo cáo thực tập sản xuất

3.1.

PHẦN III: NỘI DUNG TÌM HIỂU
Cơ cấu tổ chức và các quan hệ bên trong dự án

Chủ đầu tư công trình là Công ty cổ phần xây dựng số 2 – Vinaconex đồng thời là nhà
thầu chính và kiêm luôn nhiệm vụ tư vấn giám sát công trình tháp B. Đơn vị tư vấn
thiết kế là Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Xuân Mai. Đơn vị thầu phụ hạng mục cọc
khoan nhồi, tường vây và phần ngầm công trình là công ty cổ phần Licogi 13.
Để kiểm tra chất lượng thi công hạng mục cọc khoan nhồi và tường vây chủ đầu tư đã
thuê đơn vị Cmaxx làm thí nghiệm SPT và siêu âm cọc và tường.
3.2. Hồ sơ thiết kế phần hầm.
3.1.1.
Tổng mặt bằng xây dựng phần hầm.

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

11


Báo cáo thực tập sản xuất

3.1.2.


Hồ sơ thiết kế cọc khoan nhồi.

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

12


Báo cáo thực tập sản xuất

3.1.3.

Hồ sơ thiết kế tường vây.

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

13


Báo cáo thực tập sản xuất

PHẦN IV: BIỆP PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI.
4.1. Biện pháp kỹ thuật đảm bảo chất lượng trong thi công và nghiệm thu cọc
khoan nhồi – tường vây.
4.1.1.
Công tác tổ chức thi công để đảm bảo tiến độ.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi
trường theo đúng quy định hiện hành của nhà nước, chấp hành và giữ gìn an ninh trật

tự, đăng ký tạm trú tạm vắng với địa phương.
- Khi thi công ca 2, ca 3 phải tổ chức bố trí công việc thích hợp, có sự đồng ý của Chủ
đầu tư để bảo đảm giám sát chất lượng.
- Trong thời gian thi công nhà thầu tính toán nếu không kịp tiến độ và do nguyên nhân
nào đó làm chậm tiến độ thì nhà thầu sẽ bổ sung thêm thiết bị thi công thích hợp.
- Dựa trên cơ sở nguồn điện nước sẵn có, bố trí hệ thống dây điện, ống nước phục vụ
công trình.
- Nếu quá trình thi công, nhà thầu làm hỏng công trình xung quanh như nước, điện
thoại, đường, nhà dân thì phải chủ động làm việc ngay với Chủ đầu tư để giải quyết
thiệt hại và không để đình trệ, ảnh hưởng đến chất lượng công trình do việc khiếu nại
gây ra.
- Mọi phần việc trên công trường: Nhà thầu phải chịu sự giám sát của cán bộ Tư vấn
giám sát, Chủ đầu tư với các bộ phận, hạng mục công trình ngầm hoặc bị che khuất
hoặc thi công phần việc tiếp theo, phải báo cáo ngay với Chủ đầu tư giám sát kiểm tra
chất lượng, sau khi được Chủ đầu tư chấp thuận mới thực hiện công tác đó.
- Thực hiện việc mua bảo hiểm cho công nhân trong suốt quá trình thi công công trình
theo đúng pháp luật Việt Nam.
- Bố trí lực lượng bảo vệ 24/24h để đảm bảo an ninh công trường và bảo quản vật tư
không bị mất cắp.
- Kiểm tra chất lượng tại hiện trường phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định hiện
hành của nhà nước: TCVN 9395:2012, Nghị định 46/2015/NĐ-CP về Quản lý chất
lượng công trình xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan khác.
4.1.2.

Kiểm tra vật liệu xây dựng.

Vật liệu đưa vào sử dụng cho công trường theo đúng chủng loại vật tư đã được
chỉ định và giống với mẫu đã được Chủ đầu tư phê duyệt.
SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57


14


Báo cáo thực tập sản xuất

Các vật liệu xây dựng chính - bằng kết quả thí nghiệm tại phòng thí nghiệm chất
lượng cho thấy đạt yêu cầu.
Tất cả các loại vật tư phải có mẫu và được Chủ đầu tư đồng ý bằng văn bản trước
khi sử dụng. Vật tư đưa về công trường nhập kho, bảo quản tránh làm hư hỏng, giảm
phẩm cấp.
Nếu loại vật tư theo thiết kế không có trên thị trường thì phải được thay thế bằng
loại vật tư khác có phẩm chất tương đương với sự chấp thuận của Tư vấn giám sát và
Chủ đầu tư.
Lập kế hoạch nhập vật liệu và thiết bị về công trường phù hợp với tiến độ thi
công.
Nghiêm cấm sử dụng các loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm kém chất lượng,
không phù hợp với chủng loại theo quy định của thiết kế đưa vào công trình.
Sắt thép : Thử kéo uốn để xác định cường độ, phù hợp với chỉ định vật liệu và
tiêu chuẩn TCVN 1651-2008.
Đá dăm, sỏi hoặc sỏi dăm: Đá dùng cho bê tông phải phù hợp với tiêu chuẩn
TCVN 7570:2006. Đối với kết cấu bê tông cốt thép, kích thước hạt lớn nhất không
được lớn hơn 3/4 khoảng cách thông thủy nhỏ nhất giữa các thanh cốt thép và 1/3 kích
thước nhỏ nhất của kết cấu. Cụ thể đối với công trình này, yêu cầu sử dụng đá 1-2.
Trước khi tiến hành trộn bê tông, đá hoặc sỏi phải rửa sạch.
Cát: Cát dùng cho bê tông phải đảm bảo chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn
TCVN 7570:2006, phải sạch không được dính bùn đất, cỏ, các chất hữu cơ khác và
theo đúng quy định sau:
-


Không lẫn sét, á sét, các tạp chất khác ở dạng cục.

-

Lượng hạt trên 5 mm, không lớn hơn 10% khối lượng cát.

-

Hàm lượng muối gốc sunfat, sunfit (tính theo SO3) không quá 1% khối
lượng cát.
Nước : Nước dùng trong thi công phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn
TCVN 4506-1987. Nước để trộn bê tông phải sạch, không có lẫn các chất như: dầu,
axit, muối, hữu cơ và các thành phần khác có nguy cơ ăn mòn thép và phá hoại bê
tông. Tỷ lệ nước/xi măng: N/XM <=0.45.

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

15


Báo cáo thực tập sản xuất

Chủng loại Bê tông: Bê tông chỉ được đưa vào công trình khi có chứng chỉ thí
nghiệm vật liệu được trình kỹ sư Tư vấn giám sát và chủ đầu tư. Các thiết kế cấp phối
theo TCVN 4453:1995.
Bê tông sử dụng cho công trình này phải dùng bê tông tươi được cung cấp bởi
nhà máy bê tông đã được TVGS và CĐT chấp thuận. Từng đợt giao nhận bê tông phải
kiểm tra độ sụt và lấy mẫu kiểm tra cường độ.
Kiểm tra hỗn hợp bê tông ngoài công trường phải bảo đảm các quy định của tiêu

chuẩn TCVN 9395:2012 và các yêu cầu của thiết kế về mác, độ sụt. Phải kiểm tra giấy
xuất kho của nhà sản xuất, kiểm tra độ sụt lấy mẫu kiểm tra cường độ có TVGS và
CĐT chứng kiến khi lấy mẫu.
Đơn vị thi công cần phải tiến hành thử nghiệm lấy mẫu trên máy ép nén thí
nghiệm và cung cấp cho kỹ sư chịu trách nhiệm giám sát công trình tất cả những thông
tin cần thiết cho việc tính toán thành phần bê tông trước khi bước vào tiến hành thử
nghiệm. Bê tông cần phải có các chất lượng sau:
-

Tính dễ sử dụng nhất.

-

Độ chắc và độ chặt.

-

Độ dày đặc lớn.

-

Độ bền.
Chất phụ gia: Việc sử dụng chất phụ gia nhằm làm cải thiện tính dễ sử dụng hay
độ bền của bê tông chỉ có thể thực hiện khi được sự cho phép của TVGS, CĐT và sẽ
trình chứng chỉ liên quan đến chủng loại phụ gia kèm theo cấp phối bê tông.
Bảo quản nguyên vật liệu: sắt thép và ống siêu âm cần được kê trên mặt đất
khoảng 20cm bằng xà gồ, mỗi khi trời mưa hoặc không thi công thì cần phải che đậy
bằng bạt để tránh bị han gỉ.
Đối với Bentonite, cần được xếp gọn vào một chỗ, được kê cao hơn mặt đất
20cm và tránh để tiếp xúc với nước khi chưa trộn bằng việc dùng bạt che đậy.

Đối với đơn vị cung cấp vật liệu, yêu cầu cung cấp chứng chỉ chất lượng kèm
theo và kiểm tra vật liệu khi vận chuyển đến chân công trường để đảm bảo chất lượng
theo yêu cầu của Hồ sơ thiết kế.
4.1.3.

Kiểm tra thiết bị thi công

Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng công trình.
Thiết bị đưa vào công trường phải được kiểm tra vận hành thử trước khi đưa vào sử
SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

16


Báo cáo thực tập sản xuất

dụng dưới sự chứng kiến của TVGS và CĐT. Trước khi thi công phải kiểm tra máy
móc thiết bị chuyên dùng để sản xuất, thiết bị vận chuyển công cụ cầm tay phục vụ
quá trình thi công kỹ lưỡng trước khi đưa vào vận hành.
Kiểm tra các thiết bị, công cụ để kiểm tra trong quá trình thi công, dụng cụ đo lường
trắc đạc. Trên công trường phải có các thiết bị dự phòng đúng chủng loại hoặc tương
đương để thay thế trong trường hợp cần thiết.
Kiểm tra và nghiệm thu quá trình thi công

4.1.4.

Trong quá trình thi công lập sổ nhật ký thi công. Trong sổ nhật ký thi công có ghi
chép đầy đủ quá trình thi công, các bước chuyển bước thi công, xử lý kỹ thuật thi
công và có sự xác nhận của cán bộ TVGS và CĐT.

Toàn bộ các biên bản chuyển bước thi công, biên bản xử lý kỹ thuật và sổ nhật ký thi
công được lưu thành file hồ sơ chất lượng công trình theo phụ lục trong thông tư số
27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 07 năm 2009 và Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Khi kết thúc thi công công trình, file hồ
sơ chất lượng cùng với bản vẽ hoàn công được bàn giao cho chủ đầu tư.
Các tiêu chuẩn, quy phạm khi thi công và nghiệm thu móng cọc – tường

4.1.5.

vây.
Bảng 4. 1: Hệ thống các tiêu chuẩn được sử dụng cho hạng mục cọc khoan nhổi.

STT

Số hiệu tiêu chuẩn

Tên tiêu chuẩn

01

TCVN 9395:2012

02

TCVN 9398:2012

03

TCVN 9396:2012


04

TCVN 170:1989

05

TCVN 4506 :2012

06

TCVN 4453:1995

07

TCVN 4447:2012

Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu

08

TCVN 1651:2008

Thép cốt bê tông

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

Thi công và nghiệm thu Cọc Khoan Nhồi
Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - yêu
cầu chung

Cọc khoan nhồi - xác định tính đồng nhất của bê
tông - phương pháp xung siêu âm
Kết cấu thép - Gia công lắp ráp và nghiệm thu Yêu cầu kỹ thuật
Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối Quy phạm thi công và nghiệm thu

17


Báo cáo thực tập sản xuất

09
10

TCVN 197:2002
TCVN 198:2002

11

TCVN 4787 - 2009

12

TCVN 7572 - 2006

13

TCVN 9338:2012

14


TCVN 9340:2012

15

TCVN 239 - 2005

16

TCVN 9391:2012

17

TCVN 6260 - 2009

chuẩn thiết kế, thi công lắp đạt và nghiệm thu.
Xi măng Pooclang.

18

TCVN 8828:2011

Bê tông nặng. Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

19

TCVN 3106 - 93

20


TCVN 3105 -1993

Bê tông nặng. Phương pháp thử độ sụt
Bê tông nặng. Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng

21
22
23
24

Vật liệu thép - phương pháp thử kéo
Vật liệu thép - phương pháp thử uốn
Ximăng - phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
thử.
Cốt liệu cho bê tông và vữa - các phương pháp
thử.
Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định
thời gian đông kết.
Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - các yêu cầu cơ bản
đánh giá chất lượng và nghiệm thu.
BT nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độ trên kết cấu
công trình.
Lưới thép hàn dùng trong kết cấu BTCT- Tiêu

mẫu
Các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về vật liệu: Yêu cầu kỹ thuật – phương
pháp thử
Các yêu cầu kỹ thuật quy định trong Hồ sơ thiết kế
Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính Phủ về QL chất
lượng công trình xây dựng

Các tiêu chuẩn (TCVN, TCXD, TCN) : quy chuẩn Việt Nam liên quan khác

4.1.6.

Các bước kiểm tra trong quá trình thi công

- Kiểm tra công tác định vị cọc khoan nhồi.
- Kiểm tra địa chất dưới đáy hố khoan.
- Kiểm tra chiều sâu hố khoan.
- Kiểm tra lồng thép, ống siêu âm.
- Kiểm tra quá trình hạ lồng thép, ống siêu âm.
- Kiểm tra Bentonite trước khi khoan, và trước khi đổ bê tông.
- Kiểm tra lắng cặn đáy hố khoan trước khi đổ bê tông.
- Kiểm tra bê tông và quá trình đổ bê tông.
SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

18


Báo cáo thực tập sản xuất

- Kiểm tra cao trình dừng đổ bê tông.
4.1.7.

Công tác thí nghiệm, kiểm tra vật tư, bê tông, cốt thép…

Trước khi khởi công Nhà thầu sẽ đệ trình Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư hồ sơ năng lực
các phòng thí nghiệm, các đơn vị cung cấp bê tông để phê duyệt (hoặc sử dụng các
phòng thí nghiệm và đơn vị cung cấp đã được Chủ đầu tư phê duyệt).

Trong trường hợp nếu TVGS và CĐT yêu cầu bằng văn bản được kiểm tra tình trạng
hoạt động của thiết bị các đơn vị cung cấp vật tư, đơn vị thí nghiệm Nhà thầu sẽ bố trí,
xắp xếp, liên hệ tổ chức một buổi đi kiểm tra hiện trạng, thông số thiết bị của các đơn
vị cung cấp vật tư và đơn vị thí nghiệm.
Các mẫu thử nghiệm của cấp phối bê tông sẽ do đơn vị thầu phụ cung cấp bê tông của
Nhà thầu đệ trình. Quá trình tiến hành công tác kiểm tra, lấy mẫu và thử nghiệm vật tư
theo đúng các tiêu chuẩn đề ra. Bảo đảm các vật tư và cấp phối theo đúng các yêu cầu
trong Hồ sơ thiết kế.
Nhà thầu có trách nhiệm giao cho phòng thí nghiệm những mẫu vật tư dự kiến sử dụng
cần thử nghiệm cùng với những thiết kế hỗn hợp đề xuất (bê tông) tại địa điểm đã
được chấp thuận. Phối hợp với nhân viên phòng thí nghiệm và đưa ra đánh giá về công
việc và các thiết bị của nhà sản xuất nếu có sử dụng.
Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp nhân công và thiết bị đánh giá công việc được thử
nghiệm, giữ và xử lý mẫu tại hiện trường hay nguồn sản phẩm được thử nghiệm, để dễ
dàng cho công tác kiểm định, thử nghiệm và cho công tác lưu giữ, xử lý mẫu đã thử
nghiệm.
Nhà thầu sẽ thông báo cho TVGS, CĐT phòng thí nghiệm trước 24 giờ dự kiến thực
hiện công tác kiểm định và thử nghiệm.
Đơn vị thí nghiệm cần cung cấp nhân viên có chuyên môn ở hiện trường sau khi được
thông báo, phối hợp với TVGS, CĐT và Nhà thầu khi thực hiện công việc.
Đơn vị thí nghiệm phải có trách nhiệm thông báo ngay cho TVGS, CĐT và Nhà thầu
khi phát hiện điều bất thường hoặc không đạt yêu cầu chất lượng vật tư. Xác nhận sự
thông báo này bằng văn bản, tiến hành công tác kiểm tra và thử nghiệm bổ sung theo
yêu cầu của TVGS, CĐT và Nhà thầu.
Đơn vị thí nghiệm phải tham dự các phiên họp tiền thi công và các phiên họp tiến độ
nếu có yêu cầu từ TVGS, CĐT và Nhà thầu.

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57


19


Báo cáo thực tập sản xuất

Sau mỗi lần kiểm định và thử nghiệm thì nộp ngay ba bản báo cáo của phòng thí
nghiệm cho TVGS, CĐT và Nhà thầu. Bao gồm: Ngày phát hành, tên và số dự án, tên
nhân viên kiểm định, ngày giờ lấy mẫu hoặc kiểm định, sản phẩm và phần tiêu chí kỹ
thuật, địa điểm trong dự án, phương thức kiểm định hay thử nghiệm, ngày kiểm định,
kết quả kiểm định và tuân theo Hồ sơ thiết kế. Khi TVGS, CĐT và Nhà thầu có yêu
cầu thì cung cấp phần thuyết minh kết quả thí nghiệm.
Tất cả các quy trình thí nghiệm phải tuân thủ yêu cầu về tiêu chuẩn thử nghiệm của
Việt Nam.
4.2. Các bước thi công cọc khoan nhồi
4.2.1 Định vị tim cọc

Hình 4. 1: Định vị tim cọc bằng máy toàn đạc điện tử.

Dựa vào mốc giới do bên A bàn giao tại hiện trường. Dùng máy toàn đạc điện
tử xác định vị trí các trục và các lỗ khoan. Các trục được xác định dựa trên các mốc
được bàn giao trên hiện trường và di dời đánh dấu cẩn thận. (có bản vẽ di dời mốc
được tư vấn giám sát kiểm tra).
4.2.2 Lắp đặt hệ thống cấp và xử lý bentonite

Hình 4. 2: Trạm trộn và thu hồi dung dịch Bentonite.

Bentonite trong khu vực thi công có năng suất trạm 90m3/h. Khối lượng riêng
và độ nhớt của dung dịch giữ thành được lựa chọn phù hợp với điều kiện địa chất công
SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57


20


Báo cáo thực tập sản xuất

trình và phương pháp sử dụng dung dịch. Sử dụng bể chứa 30m3 hoặc Silo 120m3.
Trước tiên pha trộn Bentonite ở trạm trộn hoặc máy trộn tại hiện trường rồi đưa vào bể
chứa. Tỷ lệ pha trộn thiết kế theo tầng cát là tầng kém bền vững nhất.
Các thông số của dung dịch Bentonite nghiệm thu lần 1 trước khoan (Theo TCVN
9395 : 2012 Cọc khoan nhồi Thi công và nghiệm thu) được chọn là:
Tỷ trọng: 1,05 - 1,15 g/cm3.
Độ nhớt: T = 18 - 45 giây
Độ PH = 7 - 9
Hàm lượng cát <6%
Các thông số khác sẽ theo tiêu chuẩn của hồ sơ kỹ thuật của công trình.
Đưa dung dịch Bentonite xuống hố khoan và liên tục bổ sung trong quá trình
khoan. Dung dịch luôn đảm bảo khoảng cách 1m tính từ mặt đất tự nhiên tới cao độ
mặt Bentonite trong hố khoan.
4.2.3 Đưa máy khoan vào vị trí
-Nếu mặt bằng yếu, máy khoan không di chuyển được. Cần phải làm đường di chuyển
đưa máy khoan vào vị trí. Đường di chuyển làm bằng các tấm tôn có kích thước
6000x1500x20mm xếp kế tiếp nhau. Việc trải tôn cho 2 dải xích đảm bảo chiều rộng
tôn được rải lớn hơn chiều rộng xích tối thiểu là 10cm sao cho mỗi bên rộng hơn dải
xích là 5cm nhằm đảm bảo an toàn cho máy khi di chuyển.
-Điều chỉnh độ thăng bằng của máy và độ thẳng đứng của cần khoan bằng thiết bị có
sẵn trên máy khoan kết hợp với các thiết bị đo đạc bên ngoài (nivô thăng bằng).
4.2.4 Hạ ống vách ( Casing )

SV: Đinh Văn Điêp

Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

21


Báo cáo thực tập sản xuất

Hình 4. 3: Hạ ống vách (Casing).

* Nhiệm vụ của ống vách tạm – Casing:
-

Dẫn hướng cho lỗ khoan, đảm bảo vị trí cọc trong suốt quá trình thi công.

-

Bảo vệ không cho sập thành phía trên và giảm bớt độ chấn động gây ảnh hưởng đến
các công trình lân cận.

-

Vách thường được rút lên sau khi đổ bê tông xong nhưng nếu có yêu cầu chống đỡ đặc
biệt có thể để lại trong đất.
* Hạ ống vách tạm Casing: (Hạ bằng cách khoan tạo lỗ)

-

Trước khi hạ ống vách dùng máy khoan tạo một lỗ có đường kính lớn hơn đường kính
ngoài ống vách 10cm ( với mục đích để hạ ống vách bằng cần trục dễ dàng)


-

Trên ống vách được hàn các chi tiết thép hình để giữ cho ống vách không bị nghiêng
khi hạ. Qúa trình hạ ống casing có kiểm tra định vị, cao độ của tư vấn giám sát.
4.2.5 Khoan tạo lỗ

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

22


Báo cáo thực tập sản xuất

Hình 4. 4: Khoan mồi tạo lỗ.

* Công tác chuẩn bị:
Ngoài các công tác chuẩn bị như đã nêu ở trên, trước khi khoan cần tiến hành
một số công tác sau:
-

Kiểm tra định vị tim cọc.

-

Tập kết các loại dụng cụ và ống thổi rửa, ống đổ bê tông... vào đúng vị trí đã được tính
toán trước. Các loại dụng cụ này được xếp cao hơn mặt đất để tránh bùn đất bám vào
và được xếp trong tầm hoạt động của cần trục.

-


Kiểm tra dung dịch Bentonite tại công trường.

-

Kiểm tra máy trộn, máy bơm dung dịch Bentonite. Phải đảm bảo khả năng cung cấp
dung dịch cho hố khoan trong suốt thời gian thi công.

-

Kiểm tra độ thăng bằng và độ thẳng đứng của cần khoan.

-

Kiểm tra đường ống cung cấp dung dịch Bentonite vào hố khoan và kiểm tra đường
ống thu hồi dung dịch Bentonite vào bể lọc.
Sai số tim cọc cho phép không quá 5cm, căn cứ theo bảng 3 TCVN 9395
-2012. Do đó vị trí giao thoa vừa đủ đường kính ngoài của ống vách và độ sâu khoan
mồi chỉ khoan từ 5.7m đến 9m. Để đảm bảo lớp đất dưới chân ống vách không bị lở
sau này. Kết quả kiểm tra được ghi vào nhật ký cọc khoan nhồi.
4.2.6 Công tác khoan

SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

23


Báo cáo thực tập sản xuất


Hình 4. 5: Khoan tạo lỗ.

* Khoan trong hố với dung dịch Benonite:
-

Kỹ thuật khoan cần được tuân thủ một cách chặt chẽ, giảm tới mức tối thiểu khả năng
sập thành hố khoan.

-

Chiều sâu hố khoan, đo độ lắng cặn được xác định bằng thước dây
* Trình tự khoan như sau:

-

Do điều kiện địa chất của công trình nên gầu khoan thùng được dùng để thi công cho
toàn cọc.

-

Gầu khoan được hạ vào tâm hố khoan với tốc độ 20 - 30 vòng/phút với cát pha và 10 20 vòng/phút với đất sét.

-

Khi mũi khoan đã chạm đáy hố khoan bắt đầu cho máy quay. Trong quá trình quay,
cần khoan có thể nâng lên hạ xuống vài lần để giảm bớt ma sát với thành hố khoan và
tạo điều kiện cho đất lấy vào đầy gầu. Trong suốt quá trình khoan cần điều chỉnh hệ
thống xilanh để cần khoan luôn ở vị trí thẳng đứng.

-


Dung dịch Bentonite luôn được cung cấp vào hố đào và mực nước trong hố khoan phải
luôn cao hơn mực nước ngầm tĩnh cao nhất của các tầng nước ngầm chảy qua hoặc lân
cận hố khoan một đoạn ≥ 1m.

-

Không được thay đổi góc nghiêng cần và góc nghiêng giá đỡ ổ Kelly khi đang khoan
trong trường hợp thay đổi thì phải cân máy và cần khoan lại.

-

Thường xuyên dùng bơm cao áp để rửa sạch nắp đáy gầu khoan nhằm kiểm tra mối
hàn và chốt bản lề và cơ cấu đóng mở tránh hiện tượng rơi đáy gầu khoan xuống lỗ khi
đang khoan.

-

Khi hai hố khoan ở liền nhau (khoảng cách mép các lỗ khoan < 1.5m), nên tiến hành
khoan cách quãng 1 lỗ. Khoan các lỗ nằm giữa 2 cọc đã đổ bê tông sẽ tiến hành sau ít
nhất là 24h kể từ khi kết thúc đổ bê tông. Nên bố trí ra hai điểm xa nhau tiện cho việc
khoan đổ bê tông và xúc đất chuyển đi.
SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

24


Báo cáo thực tập sản xuất


* Rút cần khoan:
-

Khi đất đã nạp đầy gầu khoan thì từ từ rút cần khoan lên với tốc độ khoảng 0,5m/s.
Không được rút cần khoan quá nhanh vì như vậy sẽ tạo hiện tượng pitton trong lòng
hố khoan. Điều này cần hết sức tránh nếu không nó sẽ gây sập hố khoan.

-

Đất lấy lên được đổ vào đúng nơi qui định. Và được các phương tiện vận chuyển đến
nơi qui định, không được để bừa bãi trên công trường.

-

Các công đoạn trên được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi đạt độ sâu thiết
kế.

-

Trong suốt quá trình khoan, phải quan sát điều chỉnh hệ xilanh để cần khoan luôn ở vị
trí thẳng đứng. Độ nghiêng của hố khoan không lớn hơn 1% chiều dài cọc.

-

Khi đã đạt chiều sâu thiết kế và được sự đồng ý của kỹ sư tư vấn giám sát khoan cho
kết thúc lỗ khoan thì dùng gầu vét chuyên dụng để vét lắng cặn theo tiêu chuẩn.
4.2.7 Xử lý cặn lắng

Hình 4. 6: Xứ lý cặn lắng bằng bơm.


Sau khi kết thúc khoan chờ lắng khoảng 60 phút, sau đó dùng gầu vét để vét lắng
cặn dưới hố khoan lên, kiểm tra lại chiều sâu lỗ khoan sau khi vét. Trong trường hợp
lắng cặn nhiều có thể chờ lắng thêm 30 phút nữa để vét tiếp.
4.2.8 Kiểm tra chiều sâu hố khoan
Việc kiểm tra chiều sâu lỗ khoan để kiểm tra độ lắng cặn của bùn khoan. Sau
khi khoan xong khoảng 60' đợi bùn lắng và trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại chiều
sâu lỗ khoan.
SV: Đinh Văn Điêp
Lớp: XDCT Ngầm và Mỏ - K57

25


×