Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Kiểm nghiệm dược liệu Diệp hạ châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.19 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU

TIỂU LUẬN
Chủ đề: KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU DIỆP HẠ CHÂU
Nhóm thực hiện:
Lường Thị Son

MSV: 1201515

Trần Đức Thành

MSV: 1201538

Nguyễn Văn Thức

MSV: 1201608

Tổ 2 lớp P1k67

1


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và một số các nước châu Á là các
nước có nền y học cổ truyền gắn liền với sử dụng các vị thuốc từ thảo dược, dược
liệu để phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho con người.
Việt Nam là một nước có nguồn thực vật cũng như cây thuốc rất phong phú.
Theo dự đoán của các nhà thực vật học, Việt Nam có khoảng 12.000 loại cây, trong


đó có khoảng 6.000 loài cây thuốc (con số dự đoán) mà ta đã phát hiện 4.700. Trong
số đó khoảng 3.900 loài sử dụng trong dân gian là chính, 800 loài được sử dụng
trong nền Y học cổ truyền. khoảng 200-300 trong 800 loài đã sử dụng trong công
nghiệp dược, một số loài đã được trồng như chè, hồ tiêu, actiso, ba kích, giảo cổ
lam, đinh lăng, dây thìa canh…
Mặt khác, thị trường Việt Nam về thuốc và dược liệu đang phát triển mạnh.
Hơn nữa, hiện nay có xu hướng sử dụng các sản phẩm thiên nhiên từ thảo dược nên
các sản phẩm từ thảo dược rất được ưa chuộng. Việt Nam vốn có ưu thế về nguồn
thực vật phong phú, kinh nghiệm dân gian và cổ truyền, tuy nhiên theo thống kê của
Cục quản lý dược, chỉ có khoảng 30% thuốc từ dược liệu được đăng kí trong nước,
hơn 90% nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước là nhập khẩu từ Trung Quốc và
các nước ngoài. Vì vậy cần chú trọng, phát huy các dược liệu đặc hữu, có tiềm năng

2


của Việt Nam. Song song với đó là cần đưa ra các tiêu chuẩn để quy định chất
lượng cho các nguồn dược liệu và kiểm định các nguồn dược liệu.
Chó đẻ răng cưa hay Diệp hạ châu là một dược liệu quý có tác dụng chữa
nhiều bệnh và được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Do đó cần kiểm nghiệm nguồn
dược liệu chó đẻ răng cưa là một trong những việc làm cần thiết và thiết thực để xác
định dược liệu có đạt chất lượng và tiêu chuẩn trước khi sử dụng, đảm bảo an toàn,
hiệu quả.

3


Phần 1: Tổng quan về Diệp hạ châu
1. Tên gọi.[1,2,3]
Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Tên khác: chó đẻ răng cưa, cam kiềm, diệp hạ châu, rút đất, khao ham (Tày).
Tên nước ngoài: Herbe du chgrin, petit tamarin rouge, surette (Pháp).
Theo y sư Tuệ Tĩnh trong “ Đông dược thần thảo tông sư” có tên chó đẻ là vì ở
các vùng nông thôn, chó cái sau khi đẻ con xong thường ra vườn tìm cây diệp hạ
châu nhai nuốt liên tục 2, 3 ngày, vừa để cầm máu, vừa để bảo toàn sinh mạng,
một tạo hóa ban cho loài vật. Còn dân miền Đông Nam bộ và các nhà chế biến
nam dược gọi là Diệp hạ châu vì dưới kẽ lá có trái tròn, bóng láng xâu thành
chuỗi cho trẻ con chơi trò bán hàng.
2. Bộ phận dùng: toàn bộ phần trên mặt đất. [1,2,3]
3. Dược liệu: là toàn bộ phần trêm mặt đất phơi khô hoặc sấy khô.[1,2,3]
4. Thành phần hóa học
4.1 Các nhóm hợp chất hóa học có trong cây Diệp hạ châu.[2,5,6,8,9,10]
- Flavonoid: kaempferol, quercetin, rutin
- Triterpen:stigmasterol – 3 – 0 – β – glucosid , β-sitosterol, β-sitosterol
-

glucosid, lup-20(29)-en-3β-ol
Tanin: acid ellagic, acid 3,3’,4-tri-0-methyl elagic, acid galic
Phenol: methylbrevifolin carboxylat
Acid hữu cơ: acid succinic, acid ferulic, acid dotriacontanoic
Các thành phần khác: n-octadecan, acid dehydrochebulic methyl ester .

triacontanol, phylanthurinol acton.
- Lignan: phylanthin, 5 demethoxyniranthin, urinatetralin, dextrobursehernin,
urinaligran
4.2 Công thức của một số hợp chất

4



Acid gallic

Acid ellagic

Catechin

Gallocatechin

4.3 Một số hoạt chất có hoạt tính sinh học cao trong cây Diệp hạ châu
- Phylanthin

Khối lượng phân tử: M = 418,532
đvC
Có dạng tinh thể hình kim ngắn,
không màu
Nhiệt độ nóng chảy: 960C
λmax (EtOH) = 230; 280 nm
[α]30D = +15.50C

- Hypophylathin

5


Khối lượng phân tử: M = 430,491
đvC
Kết tinh trong êt dầu hỏa dạng
tinh thể hình kim dài, không màu
Nhiệt độ nóng chảy: 1280C
[α]30D = + 3,80C


- Quercetin

Có dạng tinh thể hình kim màu
vàng (EtOH loãng)
Nhiệt độ nóng chảy: 3140C
λmax (EtOH) = 258 nm

4.4 Các hợp chất đã có nghiên cứu tại nước ngoài
Hợp chất tự nhiên Tên hợp chất
Alkaloid
Securinine, norsecurinine, epibubbialine (Houghton et
al, 1996)
Flavonoid
Catechin, gallocatechin, quercetin, quercitosiden và
rutin (Morton, 1981 ; Foo, 1993)
Hydrolysabletnin
Amariin,
amariinic,
amarulone,
corilagin,
glucopyranosid… (Foo and Wong, 1992; Foo, 1993;
Foo, 1995)
Ligan chính
Phyllanthin và hypophyllanthin (Morton, 1981;
Chevalier, 2000), luw, (2012)
Phenolic
Acid gallic (Foo, 1993)
Polyphenol
Acid ellagic, phenazine và dẫn xuất phenazine (Foo,

1993)

6


5. Tác dụng- công dụng [2],[3],[4]
5.1 Tác dụng dược lý
- Điều trị viêm gan:
Tại Việt Nam, khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan
của Diệp hạ châu đã được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu của Lê Võ
Định Tường (Học Viện Quân Y - 1990 - 1996) đã thành công với chế phẩm
Hepamarin từ Phyllanthus amarus; nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt,
Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu) với bột Phyllanthin (2001).
- Tác dụng trên hệ thống miễn dịch:
Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức
chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm
quá trình nhân lên của virus HIV.
Năm 1996, Viện nghiên cứu của Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã
chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất có tác dụng này và đặt tên là
“Nuruside”.
- Tác dụng giải độc:
Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ châu để trị các chứng mụn nhọt,
lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu.
Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia, Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng
viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo,
Công trình nghiên cứu tại Viện Dược Liệu – Việt nam (1987 – 2000) cho thấy
khi dùng liều 10 – 50g/kg, Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột
thí nghiệm.
- Tác dụng giảm đau
Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám khá tác dụng giảm đau

mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Diệp hạ châu.
7


Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh
gấp 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của
acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có
trong cây Diệp hạ châu.
- Tác dụng lợi tiểu
Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị
phù thũng. Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Cataria (Brazil –
1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu có tác dụng chống co thắt cơ
vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều
trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.
- Điều trị tiểu đường
Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu đã được kết luận vào năm
1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường
khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.
5.2 Công dụng
Chữa đau họng, đinh râu viêm da, lở ngứa, sản hậu huyết, đau bụng, trẻ em
tưa lưỡi, chàm má. Ngoài ra còn dùng để chữa bệnh gan, sốt, rắn rết cắn và dùng
cây tươi giã đắp, hoặc dịch ép cây tươi bôi ngoài, liều lượng không hạn chế.
Lợi tiểu: ép lấy nước lá cho vào sữa dừa dùng cho trẻ em làm ăn ngon miệng,
hạ sốt, sát trùng, trị rối loạn tiêu hóa, phù, bệnh lậu và bệnh đường niệu-sinh
dục. Nước sắc lá làm mát da đầu. Mủ cây bôi chữa mụn nhọt và loét khó lành, trị
lị trồi non, vàng da…
Làm sạch lưỡi trẻ em và kích thích ăn ngon miệng. Ở Papua Niu Ghine dùng
hạ sốt. Ở Brunei thuốc đắp tuwf là cùng với sữa trị bệnh đậu mùa. Ở Guaham trị
lị, ở quần đảo Solomon thì dùng lá chữa đau ngực.
Peru dùng Diệp hạ châu có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường

chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Họ xé vụn cây thuốc, đun
8


sôi, cho thêm chút nước tranh, chia 4 lần uống trong ngày. Nó chữa viêm bàng
quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh.
Người Brazil dùng chữa bệnh viêm gan B túi mật, bệnh lý thận, mụn nhọt, lở
loét, ung độc. giảm đau, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh
nguyệt ở phụ nữ.
Nhiều nước châu Á, người dân dùng Diệp hạ châu chữa viêm gan, vàng da,
hen phế quản, lao, kiết lỵ, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai…
5.3 Bài thuốc có dược liệu Diệp hạ châu
- Chữa suy gan do nghiện rượu, ứ mật
Diệp hạ châu : 10g, Cam thảo đất : 20g
Cách dùng : Sắc uống thay nước hàng ngày.
- Chữa viêm gan do virus B
Diệp hạ châu đắng: 100g, Nghệ vàng : 5g.
Cách dùng : Sắc nước 3 lần. Lần đầu 3 chén, sắc còn 1 chén. Lần 2 và 3 đổ
vào 2 chén nước với 50g đường, sắc còn nửa chén. Chia làm 4 lần, uống
trong ngày.
- Chữa suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp
hay nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt.
Diệp hạ châu đắng 12g, Cam thảo đất 12g.
Sắc nước uống hàng ngày thay trà.
- Chữa sạn mật, sạn thận.
Diệp hạ châu đắng 24g.
Sắc uống, sắc làm 2 nước để vừa tận dụng được hoạt chất vừa uống thêm
nhiều nước. Nếu đầy bụng, ăn kém gia thêm Gừng sống hoặc Hậu phác. Để
ngăn chặn sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng diệp hạ châu dưới hình thức
hãm uống thay trà, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày.

- Chữa sốt rét.
Diệp hạ châu 16g, Thảo quả 12g, Thương sơn 16g, Hạ khô thảo 12g, Binh
lang 8g, đinh lăng 12g.
Sắc uống.
- Chữa nhọt độc sưng đau:
Cây chó đẻ một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vớt lấy
nước cốt uống, bã đắp chỗ đau.
9


6. Dược liệu dễ nhầm lẫn, giả mạo [2]
Trên thực tế nước ta có nhiều loại chó đẻ nhưng thường gặp nhất là 3 loại chó
đẻ răng cưa, chó đẻ quả tròn, chó đẻ thân xanh nên cần phân biệt chó đẻ răng
cưa với chó đẻ quả tròn và chó đẻ thân xanh
Cây chó đẻ quả tròn (Phylanthus niuri Linn): cây thảo mọc hàng năm, nhẵn.
Thân màu hồng nhạt, các cành có góc. Lá thuôn, tù cả gốc lẫn đầu. lá kèm hình
dùi trong suốt. Cụm hoa ở nách gồm 1 hoa đực và một hoa cái hoặc chỉ có hoa
cái. Hoa đực có cuống ngắn, dài 5-6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật gồm những
tuyến rất bé, nhị 3. Hoa cái cũng có cuống ngắn, dài 5-6 giống hoa đực nhưng
rộng hơn một ít, đĩa mật hình đầu có 5 thùy sâu, các vòi nhụy rất ngắn, rời nhau
chẻ đôi ở đầu, bầu hình cầu. quả nang hình cầu. ra hoa từ tháng 1-10. Cây mọc
dại trong vườn, gặp khắp nơi trong nước ta. Người dân hay dùng làm thuốc
thông tiểu, thông sữa.
Cây chó đẻ thân xanh (Phylanthus amarus Schum. Et Thonn): Cây cao 40 80 cm, thân tròn, bóng, màu xanh, phân nhánh đều, nhiều. Lá mọc so le xếp
thành 2 dãy xít nhau trông như lá kép hình lông chim. Phiến lá hình bầu dục, dài
từ 5 - 10 mm, rộng 3 - 6 mm, màu xanh sẫm ở mặt trên, màu xanh nhạt ở mặt
dưới. Hoa đực và hoa cái mọc ở kẽ lá, màu lục nhạt, không có cánh hoa. Hoa
đực có cuống ngắn 1 - 2 mm, đài 5, có tuyến mật, nhị 3, chỉ nhị dính nhau. Hoa
cái có cuống dài hơn hoa đực. Quả nang, nhẵn, hình cầu, đường kính 1,8 - 2 mm,
có đài tồn tại. Chứa 6 hạt hình tam giác, đường kính 1 mm, hạt có sọc dọc ở

lưng.
7. Các chế phẩm Diệp hạ châu trên thị trường

10


Công Ty TNHH Thực Phẩm Chức
Năng Khánh An

Công ty CP BV PHARMA

Công ty TNHH La Va

Phần 2 : Tiêu chuẩn dược liệu Diệp hạ châu trong các dược điển.
I.
Dược điển Việt Nam IV
1. Mô tả cây thuốc – dược liệu
1.1 Cây thuốc
Cây cao khoàng 30cm, thân gần như nhẵn mang nhiều cành nhỏ, màu hơi tía.
Lá mọc se le xếp thành, hai hành xít nhau trông như lá kép lông chim. Phiến lá
thuôn hình bàu dục hay hình trái xoan ngược, dài 5mm đến 15mm, đầu nhọn

11


hoặc hơi tù, màu xanh sẫm mặt trên, màu xanh nhạt ở mặt dưới, không cuống
hay có cuống rất ngắn.
Hoa màu trắng mọc dưới lá, đơn tính , hoa đực và hoa cái cùng gốc, hoa đực đầu
cành, hoa cái dưới. hoa không có cuống hoặc cuống rất ngắn.
Quả hình cầu, đường kính có thể tới 2mm, sần sùi nằm sát dưới lá. Quả có 6 hạt

hình tam giác, hạt màu nâu, lưng hạt có vân ngang.

1.2 Vi phẫu
Thân: Vi phẫu có thiết diện tròn, có 2 - 3 góc lồi không đều nhau. Biểu bì gồm 1
lớp tế bào hình chữ nhật, dẹt, nằm ngang không đều nhau; mô mềm vỏ gồm
những tế bào hình tròn hay hình bầu dục xếp ngang, không đều, xếp chừa những
khe nhỏ, có chứa ít tinh bột. Một vài tinh thể calci oxalat hình khối trong mô
mềm tuỷ.
Gân lá: Gân giữa mặt dưới lồi nhiều, mặt trên hơi lồi. Không có mô mềm giậu
như P. amarus. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rất nhiều, tập trung ở vùng mô
mềm ngay dưới sợi.
Phiến lá: Biểu bì trên là những tế bào hình chữ nhật dẹt. Lỗ khí kiểu song bào.
Lông che chở đa bào (2 tế bào), ngắn, vách dày ở sát mép lá, không có lông che
chở.
1.3 Bột
Bột màu xanh, có vị hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì gồm những tế
bào thành mỏng hình chữ nhật. Lông che chở đơn bào hoặc đa bào. Mảnh mô
mềm gồm những tế bào đa giác thành mỏng. Một vài đám tế bào mô mềm đang
phân hoá thành mô dày (thành hơi dày lên ở góc). Bó sợi dài. Mảnh mạch chấm
và mạch xoắn. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
12


2. Định tính
A. Lấy 5 g dược liệu khô, tán nhỏ, thêm 50 ml ethanol 90% (TT), lắc đều rồi đun
hồi lưu trong cách thuỷ 30 phút. Lọc, cô cách thuỷ còn 3 - 4 ml. Chia đôi dịch
lọc vào 2 ống nghiệm để làm các phản ứng sau đây:
Ống 1: Thêm 4 - 5 giọt acid hydrocloric(TT), rồi thêm vào một ít bột kẽm (TT),
xuất hiện màu đỏ.
Ống 2: Thêm 3 - 4 giọt dung dịch sắt (III) clorid 9% (TT), xuất hiện màu xanh

tím.
B. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước, đun sôi, lọc. Lấy 2 - 3 ml dịch lọc đã
để nguội, thêm 1 - 2 giọt dung dịch gelatin 2% (TT), xuất hiện vẩn đục.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silica gel GF254
Dung môi khai triển: Cloroform - methanol (7 : 3).
Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu vào bình nón nút mài, thấm ẩm bột dược
liệu bằng dung dịch amoni hydroxyd 10% (TT) trong 15 phút. Lắc 3 lần với
cloroform (TT), mỗi lần 20 ml. Gộp dịch chiết cloroform, lọc, bay hơi trên cách
thuỷ đến còn 2 ml, dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g Diệp hạ châu (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương
tự như đối với dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau
khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử
Dragendorff (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị R f và
màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
3. Độ ẩm
13


Không quá 12% (Phụ lục 9.6, 1 g, 100 oC, 4 giờ)
Cách tiến hành:
Dùng dụng cụ sấy thủy tinh rộng miệng đáy bằng có nắp mài làm bì đựng mẫu
thử; làm khô bì trong thời gian 30 phút theo phương pháp và điều kiện quy định
trong chuyên luận rồi cân để xác định khối lượng bì. Cân ngay vào bì này một
lượng chính xác mẫu thử bằng khối lượng quy định trong chuyên luận với sai số
± 10%. Nếu không có chỉ dẫn gì đặc biệt thì lượng mẫu thử được dàn mỏng
thành lớp có độ dày không quá 5 mm. Nếu mẫu thử có kích thước lớn thì phải
nghiền nhanh tới kích thước dưới 2 mm trước khi cân. Tiến hành làm khô trong
điều kiện quy định của chuyên luận. nếu dùng phương pháp sấy thì nhiệt độ cho

phép chỉ chênh lệch ± 20C so với nhiệt độ quy định. Sau khi sấy phải làm nguội
tới nhiệt độ phòng cân trong bình hút ẩm có silicagel rồi cân ngay. Nếu chuyên
luận không quy định thời gian làm khô có nghĩa là phải làm khô đến khối lượng
không đổi, tức là sự chênh lệch khối lượng sau khi sấy thêm 1 giờ trong tủ sấy
hoặc 6 giờ trong bình hút ẩm so với lầm sấy trước đó không quá 0,5mg. Nếu
mẫu thử bị chảy ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy quy định thì trước khi đưa lên
nhiệt độ đó, cần duy trì từ 1 đến 2 giờ ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nóng chảy
của mẫu thử từ 50C đến 100C.
Nếu mẫu thử là dược liệu, khi chuyên luận riêng không có chỉ dẫn gì đặc biệt thì
tiến hành trong tủ sấy ở áp suất thường. dược liệu phải được làm thành mảnh
nhỏ đường kính không quá 3 mm; lượng đem thử từ 2g đến 5g; chiều dày lớp
mẫu thử đem sấy là 5 mm và không quá 10 mm đối với dược liệu có cấu tạo
xốp. nhiệt độ và thời gian sấy theo yêu cầu của chuyên luận riêng.
4. Tỷ lệ vụn nát
Qua rây có kích thước mắt rây 3,150 mm: Không quá 8% (Phụ lục 12.12).
Cách tiến hành:
14


Cân một lượng dược liệu nhất định (p gam) đã được loại tạp chất. Rây qua rây
có số quy định theo chuyên luận riêng. Cân toàn bộ phần đã lọt qua rây (a gam).
Tính tỷ lệ vụn nát (X%) (từ kết quả trung bình của ba lần thực hiện) theo công
thức:

X% =

a
× 100
p


Ghi chú:
Lượng dược liệu lấy để thử (tuỳ theo bản chất của dược liệu) từ 100 - 200 g.
Đối với dược liệu mỏng manh thì chỉ lắc nhẹ, tránh làm vụn nát thêm.
Phần bụi và bột vụn không phân biệt được bằng mắt thường được tính vào
mục tạp chất.
5. Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 7,0% tính theo dược liệu khô kiệt.
Cách tiến hành:
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 96% (TT)
làm dung môi.
Phương pháp chiết nóng: Nếu không có chỉ dẫn đặc biệt trong chuyên luận
riêng, cân chính xác khoảng 2,000 - 4,000 g bột dược liệu có cỡ bột nửa thô cho
vào bình nón 100 hoặc 250 ml. Thêm chính xác 50,0 hoặc 100,0 ml nước, đậy
kín, cân xác định khối lượng, để yên 1 giờ, sau đó đun sôi nhẹ dưới hồi lưu 1
giờ, để nguội, lấy bình nón ra, đậy kín, cân để xác định lại khối lượng, dùng
nước để bổ sung phần khối lượng bị giảm, lọc qua phễu lọc khô vào một bình
hứng khô thích hợp. Lấy chính xác 25 ml dịch lọc vào cốc thủy tinh đã cân bì
trước, cô trong cách thủy đến cắn khô, cắn thu được sấy ở 105 0C trong 3 giờ,
15


lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, cân nhanh để xác định khối lượng
cắn. Tính phần trăm lượng chất chiết được bằng nước theo dược liệu khô.
Phương pháp xác định các chất chiết được bằng ethanol hoặc methanol: dùng các
phương pháp tương tự như phương pháp xác định các chất chiết được bằng
nước. Tuỳ theo chỉ dẫn trong chuyên luận riêng mà dùng ethanol hoặc methanol
có nồng độ thích hợp để thay nước làm dung môi chiết. Với phương pháp chiết
nóng thì nên đun trong cách thuỷ nếu dung môi chiết có độ sôi thấp.
II.
Dược điển Ấn Độ II

1. Tạp chất
Không được quá 2% (Phụ lục 2.2.2)
Cách tiến hành:
Lấy một phần đại diện từ thừng lớn hoặc lấy hết nếu khối lượng gói không quá
100g, trải thành một lớp mỏng trên khay hay đĩa phù hợp. Quan sát dưới ánh
sáng mặt trời bình thường bằng mắt thường. Nếu có bất cứ nghi ngờ phần tử
nào, chuyển vào đĩa petri, quan sát dưới thị kính 10X dưới ánh sáng ban ngày.

Chú thích;
a: khối lượng tạp chất tính bằng gam
b: khối lượng mẫu thử tính bằng gam
2. Tro toàn phần
Không được quá 16% (Phụ lục 2.2.3)
Cách tiến hành:
Cân chính xác khoảng 2-3 g bột dược liệu mịn, đốt cháy trong một chén sứ
(hoặc Pt) đã được cân bì ở nhiệt độ 450 0C cho đến khi không còn carbon, để
16


nguội và cân. Nếu tro không còn carbon không thể thu được bằng cách này, lấy
hết khối tro hòa tan vào trong nước nóng, thu các cặn trên giấy lọc. Đốt phần bã
và giấy lọc, bay hơi đến khô và đốt ở nhiệt độ không đổi 450 0C. Tính toán tỷ lệ
phần trăm so với dược liệu khô trong không khí.
3. Tro không tan trong acid:
Không được quá 7% (Phụ lục 2.2.4)
Cách tiến hành:
Cho tro toàn phần vào nồi chứa, thêm 25ml HCl loãng. Thu phần không tan trên
giấy lọc không tro (Whatman 41) và rửa băng nước nóng cho đến khi nước lọc
trung tính. Chuyển giấy lọc có chứa chất không tan vào nồi nấu kim loại ban
đầu, làm khô trên một bàn nóng và nung đến khối lượng không đổi. Để cắn

nguội trong một tủ sấy khô trong 30 phút và cân ngay. Tính toán hàm lượng của
tro không tan trong acid so với dược liệu khô trong không khí.
4. Xác định hàm lượng chất chiết trong dịch chiết cồn
Không ít hơn 3% (Phụ lục 2.2.6)
Cách tiến hành:
Ngâm 5g bột dược liệu thô, được làm khô trong không khí, với 100ml ethanol
nồng độ ghi rõ trong một bình ngâm kiệt khoảng 24 giờ, lắc thường xuyên trong
6 giờ và để yên trong 18 giờ. Lọc nhanh, đề phòng mất mát dung môi, bốc hơi
25 ml dịch lọc đến khô trong một chén đáy phẳng nông đã được cân bì, và sấy
khô ở 105 0C, đến khối lượng không đổi và cân.
Tính toán tỷ lệ phần trăm cảu các chất trong dịch chiết ethanol so với dược liệu
trong không khí.
5. Xác định hàm lượng chất chiết trong nước
17


Không ít hơn 13% (Phụ lục 2.2.7)
Cách tiến hành:
Tiến hành tương tự như xác định hàm lượng chất chiết trong dịch chiết ethanol
nhưng sử dụng cloroform-nước thay vì ethanol.

Phần 3: Dự trù dụng cụ- thiết bị - hóa chất- thuốc thử
STT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Dụng cụ- Hóa chất
Diệp hạ châu
Kính lúp
Thước chia vạch
Dao cắt vi phẫu
Dao gọt chuôi vàng
Máy cắt vi phẫu bằng tay
Cà rốt
Dao lam

Lame - Lam kính
Bát sứ
Chổi lông
Cối - chày sứ
Kính hiển vi
Nước Javen
DD acid acetic
DD Cloral hydrat
DD xanhmethylen
DD đỏ son phèn
Bình nón 250 ml + sinh hàn hồi lưu
Cốc chạy sắc ký + nắp
Bản mỏng Silcagen GF254
Ống mao quản
Cốc có mỏ 100 ml
Phễu lọc
Ống đong 25 ml
Pipet 5 ml, 10 ml có chia vạch
Quả bóp

Số lượng
1 túi
1c
1c
1c
1c
1c
1 củ
1c
1 hộp

2c
1c
1 bộ
1c
50 ml
50 ml
50 ml
50ml
50 ml
2c
1 bộ
2c
2c
2c
1c
1c
2c
1c
18


28
29
30
31
32
33
34
35
36

37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51

Ống nghiệm
Giá đỡ ống nghiệm
Bình nón 100 ml có nút mài
Bình gạn
Bể cách thủy
Cân kỹ thuật
Bộ đèn tử ngoại
Giấy lọc
Giấy cân
Giấy thấm (để bão hòa dung môi)
DD ethanol 90% (TT)
DD acid hydrocloric (TT)
Bột kẽm
DD sắt (III) clorid 9% (TT)

DD gelatin 2% (TT)
DD amoni hydroxyd 10% (TT)
DD cloroform (TT + dung môi chạy sắc ký)
DD methanol (dung môi chạy sắc ký)
DD thuốc thử dragendroff (TT)
Máy đo độ ẩm
Rây 3.150 mm
Bình hút ẩm
DD ethanol 96%
Pipet paster

2c
1c
1c
1c
1c
1c
1 bộ
10 c
10 c
2 tờ
50 ml





200 ml
10 ml


1c
1c
1c
100 ml
1c

Phần 4: Kết quả kiểm nghiệm
1. Kết quả vi phẫu
1.1 Vi phẫu thân
biểu bì
mô mềm ruột
gỗ

19


1.2 Vi phẫu gân lá
Cấu trúc của gân lá và phiến lá ở vật kính
10: mạch gỗ bắt màu xanh và mô mềm
và biểu bì bắt màu hồng.

Biểu bì trên và biểu bì dưới
mạch gỗ
mô mềm

Cấu trúc gân lá soi vật kính 40: mô mềm bắt màu hồn, mô gỗ bắt màu xanh.

1.3 Vi phẫu phiến lá

2. Kết quả soi bột:

Cách tiến hành:
Bước 1: chuẩn bị bột để soi.
Dược liệu cắt nhỏ, và sấy ở nhiệt độ khoảng 60 0C, tán nhỏ, nghiền nát. Rây
qua rây số 32 (rây mịn). phần còn lại trên rây được tán hoặc xay ra và rây tiếp
20


(có thể sấy lại để xay hoặc tán ra cho dễ, nếu cần) cho đến khi tất cả dược liệu
trở thành bột mịn
Bước 2: lên tiêu bản để soi.
Sử dụng một giọt chất lỏng thích hợp (trong trường hợp Diệp hạ châu dùng
nước cất) vào giữa phiến kính, dùng que sạch lấy một ít bột cho vào giữa giọt
chất lỏng. Dùng 1 góc của lamen để khuấy đều phân tán bột và đậy lamen kính
lại. lấy ngón tay di nhẹ trên lá kính dể các phân tử của bột tách rời và phân tán
đều. loại bỏ phần nước thừa, bột hừa bằng giấy thấm, lau sạch mặt lăm kính và
phiến kính đưa lên kính hiển vi để soi

Các hình ảnh: đầy đủ các thành phần theo dược điển mô tả

Mảnh biểu bì

Mảnh mô mềm

Sợi

21


Mảnh mạch chấm


Mảnh mạch xoắn

Tinh thể calci oxalat

3. Kết quả định tính
3.1 Phương pháp A

Ống 2: xuất hiện
màu xanh tím

Ống 1: xuất hiện màu
nâu đỏ

→ Đạt
3.2 Phương pháp B
Sau khi nhỏ gelatin, dung
dịch đã đục hơn so với
ban đầu
→ Đạt

TRƯỚC

SAU
22


3.3 Phương pháp C – Sắc ký lớp mỏng
Sắc khí lắp mỏng sau khi đã phun
Dragendorff (TT). Lên các vết màu
vàng, và đây có thể vết của diệp hạ châu

(không có dược liệu chuẩn đối chiếu)

Bản mỏng sắc kí soi dưới đèn UV
254nm có hiện các vết màu nâu đen, với
các vết không được rõ ràng và có vết
càng cua đặc trưng cho dược liệu Diệp
hạ châu.

Sắc kí lớp mỏng soi ở bước sóng 360nm
có các vết sáng liên tục ( có thể là các
tecpen)và có xu hướng to hơn về phía
cuối bản mỏng là của dược chất và màu
đỏ ở đoạn giữa là của chlorophyll.

4. Kết quả đo hàm ẩm
Sử dụng máy đo hàm ẩm hồng ngoại

23


→ Kết quả hàm ẩm là 10.04%. Đạt tiêu chuẩn
5. Kết quả tỷ lệ vụn nát
Lần 1
Khối lượng dược
161.14
liêu đem cân (g)
Khối lượng vụn
32.56
nát (g)


Lần 2

Lần 3

Trung bình

161.14

161.14

161.14

34.69

34.75

34.00

Tỷ lệ vụn nát:

→ Không đạt tiêu chuẩn
6. Kết quả hàm lượng chất chiết trong dược liệu
Khối lượng dược liệu là: 2.0090g
Khối lượng cuối cùng (khối lượng của cốc và của cắn dược liệu của 25ml dịch
chiết) cân được là: 42.33g
Khối lượng của cốc đựng là: 41.05g
→ Khối lượng cắn của 25ml dịch chiết dược liệu trong ethanol là: 0.28g
24



→ Hàm lượng chất chiết được trong dược liệu:

→ Đạt tiêu chuẩn
Bảng tóm tắt các kết quả kiểm nghiệm
Tên chỉ tiêu

Kết quả

Yêu cầu

Vi phẫu thân
Vi phẫu gân lá
Vi phẫu phiến lá

Kết luận
Đạt
Đạt

Đầy đủ các thành
phần dược điển
yêu cầu

Đạt

Bột

Đạt

Định tính A


ống 1: nâu đỏ
ống 2: xanh tím

Định tính B

Thêm gelatin, dung Thêm gelatin, dung
dịch bị đục
dich bị đục

Định tính C

Hiện vết, không có
chất chuẩn

Hàm ẩm
Tỷ lệ vụn nát
Hàm lượng chất
chiết trong dược
liệu

ống 1: nâu đỏ
ống 2: xanh tím

Hiện vết theo tiêu
chuẩn

Đạt
Đạt
Không có nhiều ý
nghĩa


10,04%
21,1%

≤12%
≤8%

Đạt
Không đạt

27,87%

≥7%

Đạt

Phần 5: Bàn luận, kết luận
Trong kiểm nghiệm Diệp hạ châu có khá nhiều khó khăn:
- Vi phẫu gân lá, phiến lá Diệp hạ châu rất khó cắt vì lá Diệp hạ châu nhỏ, khá
dai.
25


×