Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Khảo sát đánh giá mô hình tổ chức sản xuất các sản phẩm sữa tại công ty cổ phần giống bò sữa mộc châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 114 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở thế kỉ 21, con người không đơn thuần chỉ sử dụng thực phẩm với mục đích
là cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động sống mà còn quan tâm đến vấn đề
dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và thẩm mĩ . . .
Trong đó sữa được xem là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa
nhiều protein, lipit, một số khoáng chất và vitamin… Sữa trước đây được xem là
mặt hàng sa xỉ nhưng bây giờ đã trở thành nguồn thực phẩm cần thiết và phổ biến
trong mọi bữa ăn của mỗi gia đình. Từ đó, ngành Công nghệ thực phẩm nói chung
và ngành Công nghệ chế biến sữa nói riêng không ngừng phát triển, với sự xuất
hiện của nhiều loại mặt hàng sữa trên thị trường như: sữa thanh trùng, sữa tươi tiệt
trùng, sữa cô đặc, sữa chua uống, sữa bột, kefir, phomai, bơ, kem ... Và sữa còn là
nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như công nghệ chế biến bánh
kẹo và nước giải khát, y dược...
Tuy nhiên, ngành công nghệ chế biến sữa ở nước ta còn non trẻ, sản lượng
chưa nhiều và việc chăn nuôi chưa được quan tâm. Do đó, hàng năm nhà nước phải
bỏ ra một khoảng kinh phí lớn để nhập sữa từ nước ngoài dưới dạng sữa bột.
Nắm bắt được tình hình đất nước, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất sữa đã ra đời: Vinamilk, Công ty cổ phần sữa quốc tế, công ty sữa TH true
milk, công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu với công nghệ ngày càng phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa trong cả nước.
Đặc biệt, Mộc Châu là một tỉnh đã và đang còn rất nghèo ở miền núi phía
Bắc, là một tỉnh rất xa so với trung tâm Hà Nội, nên Công ty có những khó khăn
nhất định, nhưng nhìn vào những giải thưởng qua các đợt: Qủa cầu bạc, giải thưởng
chất lượng cao trong nhiều năm, giải sao vàng đất Việt, giải Cúp sen vàng và cùng
nhiều huy chương vàng, giấy khen các loại, các giải thưởng dành cho các sản phẩm
sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng, các sản phẩm khác về các công nghệ sản xuất bảo
quản sữa tươi. Cho thấy, Mộc Châu là một điểm sáng trong cả nước về sản xuất và
chế biến sữa.
Tại sao công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu lại có những thành công như
vậy, mô hình này còn có những tồn tại gì? Cần những giải pháp gì để nâng cao chất


lượng và mở rộng quy mô hơn nữa? Đây là lý do tôi chọn đề tài: “ Khảo sát, đánh
giá mô hình tổ chức sản xuất các sản phẩm sữa tại công ty Cổ phần giống bò sữa
Mộc Châu”.
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
1


- Khảo sát, đánh giá mô hình chăn nuôi bò sữa tại công ty.
- Khảo sát, đánh giá qui trình vắt sữa, thu mua, bảo quản sữa nguyên liệu
của công ty.
- Khảo sát, đánh giá qui trình sản xuất sữa tại công ty (sữa thanh trùng, sữa
đặc có đường, bơ, pho mát).
- Tìm hiểu, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng tại công ty.
- Khảo sát hệ thống phân phối các sản phẩm sữa của công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm từ mô hình này.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vai trò của sữa trong dinh dƣỡng, sức khỏe cộng đồng
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh thức ăn và chế phẩm từ sữa luôn là
nguồn dưỡng chất lý tưởng cho con người. Đây là nguồn thực phẩm đúng nghĩa chứ
không chỉ là thực phẩm bổ sung. Việc uống sữa thường xuyên và đúng cách còn
giúp bạn có thể đề phòng nhiều bệnh tật.
Thành phần của sữa
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các nhóm chất cần
thiết cho cơ thể như protein, lipid, đường, vitamin và chất khoáng.
Protein sữa có thành phần acid amin cân đối và có độ đồng hóa cao. Protein
của sữa bao gồm có casein, lactoalbumin và lactoglobulin. Casein sữa bò chiếm 75

– 85% protein sữa. Casein có đầy đủ tất cả các acid amin cần thiết. Đặc biệt là
Lysin là một acid amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ em [7].
Chất béo sữa có trạng thái nhũ tương có độ phân tán cao, chứa nhiều acid
béo chưa no. Chính vì vậy, chất béo sữa có độ tan chảy thấp và dễ đồng hóa, có giá
trị sinh học cao[7].
Đường của sữa chủ yếu là lactoza. Lactose hoà tan tốt trong nước, không bị
kết tinh ngay cả trong dung dịch đậm đặc. Người ta có thể dùng lactose làm mầm
kết tinh hoặc dùng trong dinh dưỡng cho trẻ em vì nó kích thích sự hoạt động của
Lactobacterium bifidum và có tác dụng tốt cho tiêu hoá ở ruột [7].
Hàm lượng đường lactose dao động trong khoảng 3,6 - 5,5%. Lactose ở
trong sữa có ý nghĩa to lớn đối với cơ thể trẻ em vì nó có khả năng làm tăng nhanh
quá trình trao đổi chất, đồng thời cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt
lactose thấm qua màng ruột già nó sẽ bị lên men tạo thành axit lactic làm hạn chế
quá trình thối rữa ở trong ruột.
Do trong sữa có mặt các cation K+, Na+, Mg+, Ca2+ và các anion của các acid
phosphoric, limonic, clohydric nên trong sữa có nhiều loại muối khác nhau.
- Các muối clorua: KCl, NaCl, CaCl2, MCl2 ...
- Các muối phosphate: KH2PO4, NaH2PO4, K2HPO4, Na2HPO4...
- Các muối citrate: K2(C6H6O7), Na2(C6H6O7), Ca3(C6H6O7)2...
Trong các muối trên, muối calcium có ý nghĩa lớn đối với người, đặc biệt là
trẻ em. Hai nguyên tố calcium và phospho trong sữa có tỷ lệ rất hài hoà Ca/P =
1/1,31 và ở dạng cơ thể dễ hấp thụ [7].
Muối calcium có ý nghĩa quan trọng trong công nghệ chế biến sữa. Khi sữa
có hàm lượng calcium thấp, sữa đó sẽ không bị đông tụ hoặc bị đông tụ rất chậm.
3


Ngược lại, nếu sữa có hàm lượng canxi cao thì sẽ bị đông tụ bởi renin nhanh hơn
nhưng quện sữa (gel đông tụ) lại không mịn. Trong sữa, canxi nằm trong các hợp
chất canxi caseinat, canxi phosphat, canxi limonat...

Trong sữa còn có Mg (12 mg%), K (113 -171 mg%), Na (30-77 mg%). Tỷ lệ
K/Na = 3,3 tương ứng với tỷ lệ này trong sữa mẹ. Muối kali và natri có tác dụng giữ
trạng thái cân bằng muối trong sữa, giữ áp suất thẩm thấu ở trạng thái bình thường.
Các muối của acid phosphoric là những hợp chất đệm điển hình có tác dụng
giữ cân bằng hệ muối và hệ keo của sữa[7].
Hàm lượng vitamin trong sữa không nhiều, nhưng có đầy đủ các vitamin cần
thiết đối với sự tồn tại và phát triển của cơ thể.
Sữa chứa hầu hết các vitamine có trong tự nhiên bao gồm các vitamine hoà
tan trong nước (B1, B12, B2...) và các vitamine hoà tan trong chất béo (A, D, E, K
...). Các vitamine A, D do thức ăn của bò cung cấp. Các vitamine nhóm B phần lớn
được tổng hợp trong dạ cỏ nhờ vi sinh vật dạ cỏ và sau đó di chuyển vào tuyến sữa.
Tác dụng phòng và trị bệnh
Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Trong sữa có nhiều canxi giúp răng và sương
chắc khỏe. Ăn sữa chua thường xuyên là cách tốt nhất để phòng ngừa sâu răng và
chứng hôi miệng, vì trong sữa chua có axit lactic. Loại axit này loại trừ mùi hôi và
vệ sinh, diệt vi khuẩn ra khỏi khoang miệng và bề mặt lưỡi.
Phòng ngừa bệnh lý liên quan đến tim mạch: Một số chất dinh dưỡng khác
hiện hữu trong sữa như canxi và magie còn giúp giảm lượng colesterol trong máu
đồng thời giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp, ngoại trừ sữa còn nguyên kem.
Kháng ung thư: Do sữa có thể dung nạp được nhiều lactose, đồng thời trong
thành phần của nó cũng chứa khá nhiều các hoạt chất có công dụng kháng ung thư
nên việc uống sữa sẽ giúp ngừa một số bệnh về ung thư đường ruột. Đặc biệt, sữa
có thể giúp ngăn ngừa ung thư buồng trứng đang có khuynh hướng gia tăng ở nữ
giới.
1.2. Tổng quan về ngành sữa trong nƣớc
1.2.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa
Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam có lịch sử phát triển trên 50 năm, nhưng bò
sữa thực sự phát triển nhanh từ năm 2001 sau khi có Quyết định số 167/2001/ QĐ –
TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách
phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Tổng đàn bò sữa của nước ta đã

tăng từ 41 ngàn con/ năm 2001 lên trên 115 ngàn con năm 2009 và tương tự tổng

4


sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm tăng lên 4 lần từ 64 ngàn tấn/ năm 2001 lên
trên 278 ngàn tấn năm 2009[5].
Trong gần 10 năm thực hiện Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ về
phát triển bò sữa giai đoạn 2001 – 2010, số lượng đàn bò sữa của ta cũng có những
lúc thăng trầm khác nhau và đạt bình quân trên 30%/năm. Giai đoạn 2006 tốc độ
phát triển đàn bò và sản lượng sữa đạt trên 131% (197/150 ngàn tấn). Trong những
năm vừa qua, năm 2009 chăn nuôi bò sữa Việt Nam có nhiều thuận lợi và gặt hái
được nhiều thành quả tốt đẹp, chăn nuôi bò sữa thực sự có hiệu quả kinh tế so với
các vật nuôi khác.
Nhu cầu về sữa tươi sản xuất trong nước tăng cao, đây là cơ hội rất tốt để
phát triển nhanh hơn đàn bò sữa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã
hội. Giá thu mua sữa bò tươi trên phạm vi cả nước đang rất cao giao động 12-13
ngàn đồng/lít đang rất có lợi và khuyến khích người chăn nuôi đầu tư phát triển bò
sữa. Các công ty, như Công ty Vinamilk, Công ty sữa quốc tế IDP Hà Nội, Công ty
cổ phần sữa Lâm Đồng, Công ty sữa TH Milk Nghệ An...đang triển khai chương
trình phát triển vùng nguyên liệu và mở rộng cơ sở chế biến sữa góp phần đưa
ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới.
Những thành tự đạt được về chương trình sữa Việt Nam 2001 – 2010 của
Chính phủ đã khẳng định đường lối đúng đắn về phát triển chăn nuôi bò sữa của
Chính phủ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp tăng nhanh số lượng
và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, giảm nhập siêu sản phẩm sữa, tạo việc làm, tăng
thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho cư dân nông nghiệp và nông thôn.
Phát triển số lượng và chất lượng giống bò sữa
Với quan điểm sản xuất giống bò sữa trong nước là chủ yếu, Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn chủ trương lai tạo và phát triển bò sữa trong nước thông qua

phê duyệt chương trình và các dự án giống bò sữa 2001 – 2005 và 2006 – 2010.
Tổng vốn đầu tư các dự án giống bò sữa có giá trị hàng chục tỷ đồng đã hỗ trợ nông
dân tinh bò sữa cao sản, dụng cụ, vật tư và công phối giống đã tạo ra trên 75.000 bò
sữa lai HF (F1, F2, F3) cho các địa phương nuôi bò sữa trên cả nước. Ngoài ra, cán
bộ kỹ thuật và người chăn nuôi đã được tập huấn nâng cao trình độ quản lý giống,
kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn, thú y, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh vắt sữa...góp phần
nâng cao năng xuất và chất lượng đàn bò sữa.
Trong quá trình lai tạo, chọn lọc và nhân giống bò sữa trong nước, đàn bò lai
HF thích nghi và phát triển tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, sinh
trưởng, sinh sản và cho sữa tốt. Trong thời gian qua ngoài lai tạo giống bò sữa trong
nước việc nhập các nguồn gen bò sữa mới cũng được tiến hành thông qua nhập bò
5


đực giống HF của các nước trên thế giới như Mỹ, Úc về sản xuất tinh bò đông lạnh
trong nước phục vụ nhân giống bò sữa trên phạm vi cả nước. Đồng thời trên 15
ngàn bò cái sữa giống HF và jersey cũng được nhập về từ Úc, Mỹ, New Zealand,
Thái Lan về nhân thuần đáp ứng nhu cầu nuôi bò sữa thuần cao sản của một số tổ
chức, cá nhân trong nước. Hiện nay, tổng đàn bò sữa giống HF của nước ta khoảng
20.000 con và sẽ tăng lên nhanh trong những năm sắp tới do nhu cầu nhập giống
của các Công ty sữa và doanh nghiệp ngày càng cao.
Phát triển bền vững về số lượng và chất lượng đàn bò sữa là một trong những
mục tiêu quan trọng chỉ đạo thực hiện đối với chiến lược phát triển bò sữa của nước
ta giai đoạn 2001 – 2010 và chiến lược chăn nuôi của Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020. Đàn bò sữa Việt Nam đã phát triển tốt không chỉ về số lượng mà cả về chất
lượng trong thời gian gần 10 năm vừa qua.
Bảng 1.1. Số lƣợng đàn bò sữa của Việt Nam 2001 – 2009[5].
Số bò
Tăng/giảm so với năm trƣớc
(1000 con)

(%)
1
2001
41,241
17,89
2
2002
55,848
35,43
3
2003
79,225
41,84
4
2004
95,794
20,92
5
2005
104,120
8,70
6
2006
113,215
8,73
7
2007
98,659
-12,86
8

2008
107,983
9,45
9
2009
115,518
6,98
Tổng đàn bò sữa liên tục tăng trong 10 năm vừa qua, tuy nhiên 2005 – 2009
tốc độ tăng đàn chậm thậm chí năm 2007 số lượng bò sữa giảm do khủng hoảng về
giá: giá sữa bột thế giới thấp nên tác động đến giá thu mua sữa tươi của các công ty
sữa. Trong nhiều tháng giá sữa tươi của nông dân bán bằng và dưới giá thành buộc
người chăn nuôi phải giảm đàn, thanh lọc loại thải đàn. Trong quá trình giảm đàn
STT

Năm

những bò sữa năng xuất thấp, ngoại hình xấu, sinh sản kém bị loại đã góp phần
chọn lọc và nâng cao chất lượng giống bò sữa Việt Nam. Do đó, năm 2007 mặc dù
số lượng bò sữa giảm 12% so với 2006 nhưng tổng sản lượng sữa tươi sản xuất ra
vẫn tăng trên 8.5%. Từ năm 2008 – 2009 tốc độ tăng đàn thấp thứ nhất do khủng
hoảng melanine từ Trung Quốc đã ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến và tiêu dùng
sữa ở Việt Nam. Sữa tươi của nông dân Hà Nội và một số tỉnh lân cận không tiêu
thụ được phải đổ đi, nhiều bò sữa phải bán giá bò thịt đã ảnh hưởng đến phát triển
6


chăn nuôi bò sữa. Thứ hai, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và
Việt Nam đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nước ta nói chung và tốc độ phát triển
của chăn nuôi và bò sữa nói riêng. Từ năm 2010 đến nay, nền kinh tế thế giới và
Việt Nam chuyển sang giai đoạn phục hồi đã và đang có tác động tốt đến chương

trình phát triển bò sữa của nước ta ở giai đoạn mới.
Phân bố đàn bò sữa theo các vùng sinh thái
Phát triển đàn bò sữa của nước ta phát triển trên tất cả các vùng sinh thái của
Việt Nam. Tuy nhiên, sự phân bố khác nhau về số lượng đã thể hiện sự phát triển
của bò theo vùng sinh thái và lợi thế của từng vùng. Đàn bò sữa Việt Nam tập trung
chủ yếu tại vùng Đông Nam Bộ 79 ngàn con, chiếm trên 68% tổng đàn bò sữa cả
nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là nơi có đàn bò sữa nhiều nhất Việt Nam và
chiếm gần 60 % tổng đàn bò sữa Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê năm 2009 tổng đàn bò sữa cả nước có
trên 115 ngàn con. Năm tỉnh có đàn bò sữa lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh
73.328 con, Hà Nội 6.800 con, Long An 6.104 con, Sơn La 5.136 con, Sóc Trăng
5.071 con.
Trong những năm gần đây nhu cầu về phát triển chăn nuôi bò sữa cao sản
quy mô công nghiệp là rất lớn, nhiều Công ty sữa và doanh nghiệp có dự án phát
triển chăn nuôi bò sữa trang trại: Vinamilk, Công ty sữa TH, sữa Mộc Châu, IDP…
Theo quy luật phát triển chăn nuôi bò sữa của nhiều nước trên thế giới và
khu vực thì việc phát triển vùng nguyên liệu sữa trên quy mô lớn và phương thức
chăn nuôi công nghiệp, khép kín và sản xuất hàng hóa là xu hướng tất yếu của
ngành sữa Việt Nam trong những năm của thập kỷ tới.
Tổng sản lượng sữa tươi
Tốc độ tăng trưởng về tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước trong
thời gian 10 năm qua trung bình trên 30% năm, tốc độ tăng sản lượng sữa cao hơn
tốc độ tăng đàn bò sữa cho thấy năng xuất sữa và chất lượng giống được cải thiện.
Hiện nay, sữa bò tươi sản xuất trong nước đang được người tiêu dùng Việt Nam ưa
chuộng hơn các sản phẩm sữa chế biến khác. Giá sữa tươi thu mua của các công ty
sữa đang ở mức cao có lợi cho người nuôi bò và khuyến khích cho người chăn nuôi
đẩy mạnh sản xuất.

7



Bảng 1.2. Sản lƣợng sữa tƣơi sản xuất hàng năm 1999-2009 [5].
SL sữa
(1000 tấn)

41,241

Tăng/giảm so
với năm trƣớc
(%)
17,89

64,703

Tăng/giảm so
với năm trƣớc
(%)
25,73

2002

55,848

35,43

78,453

21,25

3


2003

79,225

41,84

126,697

61,49

4

2004

95,794

20,92

151,314

19,43

5

2005

104,120

8,70


197,679

30,65

6

2006

113,215

8,73

215,953

9,24

7

2007

98,659

-12,86

234,438

8,56

8


2008

107,983

9,45

262,160

11,82

STT

Năm

Số bò (1000
con)

1

2001

2

9

2009
114,461
6,00
278,190

6,11
Tổng sản lượng sữa tươi trong nước hàng năm tăng nhanh từ số lượng 18,9

ngàn tấn sữa tươi năm 1999 tăng lên 278 ngàn tấn năm 2009. Năm 2009 mặc dù giá
sữa bột thế giới giảm từ 5.500 USD xuống 3.500 USD/tấn nhưng giá sữa tươi của
Việt Nam không chịu ảnh hưởng của giá sữa tươi thế giới. Trong lúc nông dân các
nước EU phải đổ sữa tươi do giá thu mua sữa thấp nhưng ở Việt Nam giá sữa tươi
vẫn ở mức cao từ 8000 – 9000 đồng/kg. Tháng 6 năm 2011, giá sữa tươi Mộc Châu
là gần 12.000 đồng/kg.
Về năng suất sữa
Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, trong giai đoạn 2001-2006 sản lượng sữa
của đàn bò lai HF tăng từ 3.100kg/chu kỳ năm 2000 lên 3.900 kg/chu kỳ năm 2006;
Sản lượng sữa của đàn bò HF tăng từ 3.800kg/chu kỳ năm 2000 lên 4.700kg/chu kỳ
năm 2006, cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á cùng thời kỳ.
Năng suất sữa trung bình cả bò lai và bò thuần HF năm 2008 ước đạt trên
dưới 4000kg/chu kì, cao gần gấp hai lần so với năm 1990. Năng suất trung bình
thay đổi tính theo năm ước tính trong bảng dưới đây

8


Bảng 1.3 Năng suất sữa trung bình của bò sữa Việt Nam 1990-2011
Năm
1990
1995
2000
2001

Kg/chu kì
2190

2620
3130
3230

Năm
2002
2003
2004
2005

Kg/chu kì
3330
3430
3540
3640

Năm
2006
2007
2008
2011

Kg/chu kì
3740
3840
3945
4060

Nguồn: “Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt nam”
-PGS.TS. Phan Văn Cải- 2009

Số liệu trên cho thấy giai đoạn 1991-1995 năng suất tăng trung bình đạt
3,6%/năm, giai đoạn 1996-2000 đạt 3,6%/năm, giai đoạn 2001- 2010 đạt 2,9%/năm.
Nhìn chung tốc độ tăng năng suất sữa ổn định và đạt trung bình hàng năm từ 2,8-3,4%.
Năng suất sữa theo nhóm bò được tính theo số liệu của những đàn có ghi
chép trọn chu kì cho sữa được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.4. Năng suất sữa của các nhóm bò sữa Việt Nam[5].
Nhóm giống

Sản lƣợng
(kg/chu kì)
1000 - 1500
3600-4300

Chu kì vắt
sữa (ngày)
270
305

Mỡ sữa
(%)
4,81
3,1 - 3,35

Kg/ngày

Lai Sind
3,7 - 6,0
HF thuần
11,85 - 14,6
Lai HF

F1 (50% HF)
2830 - 2970
287-288
3,24
9,9-10,4
F2 (75% HF)
2520 - 3220
263-290
3,36
9,6-11,0
F3 (87,5% HF)
2650 - 3250
290-298
3,18
8,9-11,2
Thị trường tiêu dùng sữa trong nước
Tâm lý người Việt Nam trong tiêu dùng thường thích hàng ngoại và sữa
ngoại, tuy nhiên sau bão về sữa Trung Quốc có Melanine vào cuối năm 2007 và đầu
2008 thì tâm lý về tiêu dùng sữa Việt Nam có thay đổi. Hiện nay, việc sử dụng sữa
tươi sản xuất trong nước được nhiều người ưa chuộng không chỉ giá mua rẻ hơn mà
chất lượng tốt và an toàn hơn. Mặt khác xu hướng người Việt Nam tiêu dùng hàng
Việt Nam cũng tác động đến đông đảo người tiêu dùng sản phẩm sữa Việt. Bình
quân sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước trên đầu người hiện nay là 3,2 kg
chiếm khoảng 20% tổng lượng sữa tiêu dùng hàng năm.

9


Bảng 1.5. Tăng trƣởng tiêu thụ sữa của Việt Nam giai đoạn đến 2010 [5].
Năm


Tổng lƣợng sữa tiêu
thụ (tr.lít)

Tiêu thụ sữa bình
quân ngƣời (tr.lít)

Tăng trƣởng tiêu
thụ b.quân

1990

31

0,47

1995

266

3,7

51,08%

2000
2005

628
1.004


8,1
12,2

16,97%
8,60%

2006

1.056

12,7

4,01%

2007

1.239

14,7

16,04%

2008

1.257

14,8

0,38%


1300
15,2
4,43%
2010
Trong 10 năm gần đây, mức tiêu dùng sữa và các sản phẩm sữa của người
Việt Nam gia tăng nhanh chóng do thu nhập và đời sống ngày càng được nâng cao.
Nếu bình quân sữa tiêu dùng đầu người năm 2000 là 8kg sữa nước/ năm thì năm
2008 là 14,8 kg/người năm. Khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng trên
1000 USD/ năm thì nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao và sữa càng tăng.
Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa
Chăn nuôi bò sữa của Việt Nam chủ yếu là chăn nuôi bò sữa nông hộ quy
mô nhỏ năng xuất thấp, tuy nhiên chăn nuôi bò sữa nông hộ thực sự có hiệu quả
kinh tế góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho nông dân. Kết quả điều
tra nghiên cứu năm 2011 của Cục chăn nuôi bò sữa nông hộ cho thấy:
- Trung bình về quy mô đàn sữa nuôi trong các nông hộ của cả nước là 5 con
trong đó ở các tỉnh miền Bắc là 4 con/hộ (dao động từ 2 con đến 17 con/hộ), tỷ lệ
đàn bò khai thác sữa tương đối cao, chiếm 65,15% tổng đàn, trung bình ở các tỉnh
miền Nam là 6 con hộ (dao động từ 3 đến 25 con).
- Giống bò sữa hiện đang nuôi ở Việt Nam trên 80% là bò lai HF có tỷ lệ
máu HF từ 50 – 97,5%, năng suất sữa trung bình năm 2011 trung bình 4000 – 4500
lít/chu kỳ cho sữa.
- Với giá bán sữa tươi nguyên liệu hiện nay, sau khi trừ đi chi phí chăn nuôi,
mỗi kg sữa người chăn nuôi lãi từ 2800 – 3000 đồng.
- Về cơ cấu giá thành sữa tươi sản xuất ở điều kiện nông hộ của Việt Nam
hiện nay chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,5 %, tiếp theo chi phí lao động
25% và chi phí cố định là 13,9%. Trong chi phí thức ăn tinh chiếm 63,5% và thức
ăn thô xanh chiếm 30,4%.
10



- Chăn nuôi nông hộ có hiệu quả kinh tế cao, thu nhập hỗn hợp và lãi trung
bình/con bò sữa/ năm tương ứng 16,6 triệu đồng. Về tỉ suất lợi nhuận (lãi/chi phí)
trong chăn nuôi bò sữa nông hộ ở hộ năm 2011 là 36%.
Qua nghiên cứu đã khẳng định rằng việc đầu tư tiền vốn vào để phát triển
chăn nuôi bò sữa hiện nay là một trong những lựa chọn đầu tư có tính khả thi cao.
Một số ý kiến đánh giá về chăn nuôi bò sữa Việt Nam
Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình phát triển bò sữa theo Quyết định
167 của Chính phủ chúng ta có một số đánh giá và nhận xét về chăn nuôi bò sữa
trong thời gian như sau:
Thuận lợi và thành tựu: Chăn nuôi bò sữa Việt Nam đã và đang được
Chính phủ quan tâm. Các dự án giống bò sữa thông qua các chương trình tập huấn
đã giúp người chăn nuôi nâng cao trình độ và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa.
Chất lượng đàn bò sữa ngày càng được cải thiện do quá trình chọn lọc và cải
tiến quy trình nuôi dưỡng và thông qua các dự án giống các nguồn gen bò sữa cao
sản. Đàn bò sữa của nước ta chủ yếu là bò lai HF được lai tạo trong nước 85%. Bò
thuần HF, bò ngoại chiếm 15% tổng đàn.
Năng suất và sản lượng sữa của bò sữa Việt Nam hiện nay 4000 – 4500 kg/
chu kỳ tương đương hoặc cao hơn với một số nước trong khu vực như Thái Lan,
Indonesia, Philipine và Trung Quốc.
Chăn nuôi bò sữa là một nghề có hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc
làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân.
Khó khăn: Ngành chăn nuôi bò sữa là một nghề mới ở Việt Nam, một số
người chăn nuôi vẫn còn ít kinh nghiệm nên còn nhiều khó khăn, năng suất thấp và
chất lượng sữa chưa cao.
Quy mô chăn nuôi bò sữa còn nhỏ, phương thức chăn nuôi còn hạn chế, thức
ăn chăn nuôi tận dụng nên đa số nông dân chưa có điều kiện để áp dụng khoa học
công nghệ cao và phát triển chăn nuôi bò sữa.
Phần lớn nguồn nguyên liệu thức ăn tinh và các chất premix, vitamin...dùng
trong chăn nuôi bò sữa phải nhập khẩu nên chi phí đầu vào chăn nuôi bò sữa cao,
giá thành cao khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm còn hạn chế.

Đất dành cho chăn nuôi bò sữa còn nhiều hạn chế nên người chăn nuôi
không có khả năng mở rộng quy mô sản xuất (hoặc thậm chí là từ bỏ nghề chăn
nuôi bò sữa). Điều này sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu sữa tiếp tục
diễn ra.

11


Thời tiết và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam không thích hợp bới việc
chăn nuôi bò sữa cao sản ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và giá thành sản
phẩm.
Cơ hội: Việt Nam là một trong những nước phục hồi kinh tế nhanh sau
khủng hoảng kinh tế và có mức tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới do đó sức mua
của người dân ngày càng tăng dần, trong đó có cả sản phẩm sữa.
Hiện nay, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ đạt
14,7 kg/ người thấp hơn so với mức 35 kg/người của khu vực Châu Á do vậy nhu
cầu và thị trường sữa của Việt Nam còn rất cao.
Trong hội nhập kinh tế thị trường chăn nuôi và phát triển bò sữa Việt Nam
vẫn còn nhiều tiềm năng và cơ hội mới trong giai đoạn 2010 – 2020.
1.2.2. Tình hình sản xuất sữa trong nước
a. Số lượng các doanh nghiệp
Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 2007 toàn ngành có 58
doanh nghiệp, tăng 45 doanh nghiệp so với năm 2000. Trong giai đoạn 2001-2005,
số lượng các doanh nghiệp tăng bình quân 24,57%/năm và giai đoạn 2006-2010 ,
tăng bình quân 23%/năm. Số lượng doanh nghiệp trong ngành biến động qua các
năm như sau:
Bảng 1.6. Số lƣợng doanh nghiệp sản xuất của ngành [5].

Tổng số
doanh

nghiệp

Năm

Năm

2000

2005

13

39

Năm

Năm

Tốc độ phát triển bình quân
(%/năm)
2007 20010 2001-2005
2006-2010
58

65

24,57

23


Các doanh nghiệp sản xuất của ngành tập trung chủ yếu tại vùng Đông Nam
Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng, trong khi ở Tây Nguyên không có doanh nghiệp
nào. Nếu năm 2000 ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông
Cửu Long chưa có doanh nghiệp sản xuất sữa thì đến năm 2007 đã có 3 - 5 doanh
nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 83,3% số doanh nghiệp ở vùng Đông Nam
Bộ (30/36 doanh nghiệp).

12


b) Giá trị sản xuất công nghiệp
Năm 2000, giá trị sản xuất ngành Sữa (theo giá cố định 1994) đạt 3.180 tỷ
đồng, chiếm 7,29% giá trị sản xuất của ngành thực phẩm đồ uống và 1,6% giá trị
SX toàn ngành công nghiệp.
Năm 2008, giá trị sản xuất của ngành tăng hơn 2 lần so với năm 2000, đạt
7.083,4 tỷ đồng, chiếm 4,97% giá trị SX của ngành thực phẩm đồ uống và 1,09%
giá trị SX toàn ngành công nghiệp.
Tốc độ tăng giá trị SX bình quân của ngành giai đoạn 2001-2005 là
10,96%/năm và giai đoạn 2001-2008 là 10,53%/năm, thấp hơn mức tăng giá trị SX
bình quân của ngành sản xuất thực phẩm đồ uống và của toàn ngành công nghiệp,
cụ thể như sau:
Bảng 1.7. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng của ngành Sữa giai
đoạn 2001-2008 [5].
Giá trị SXCN (Giá CĐ 1994, Tỷ đồng)

Tốc độ PT b/q (%/năm)
2006
2008

20012008


2000

2005

2007

2008

20012005

Ngành Sữa

3180,0

5349,8

6979,9

7083,4

10,96

9,81

10,53

Ngành SX
TP và đồ
uống


43633,9

86481,9

121906,7 142660,7

14,66

18,1
6

15,96

Toàn ngành
198326,1
công nghiệp
c. Sản phẩm

416612,
8

568140,
6

16,00

15,8
2


15,93

647231,
7

Sản phẩm chủ yếu của ngành bao gồm sữa đặc, sữa bột, sữa tiệt trùng và sữa
chua các loại. Ngoài ra còn có các sản phẩm khác như bột dinh dưỡng, kem, phô
mai, sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh sữa, kẹo sữa… Chi tiết sản lượng sản
phẩm của ngành xem bảng sau:

13


Bảng 1.8. Sản lƣợng các sản phẩm và tốc độ tăng trƣởng [5].
Tăng bq
(%/n)

Sản lƣợng
Sản phẩm

Đơn vị

20012005

20012008

23,50

25,25


9,89

6,93

17,13

14,33

4,49

1,88

6,0

26,19

14,72

70,0

132,9
7

66,77

4,37

6,46

2000


2005

2007

2008

Sữa tươi tiệt
trùng

1000lít

72.50
8

208.31
5

430.50
3

439.11
3

Sữa đặc có
đường (sữa
hộp)

1000
hộp


227.20
0

364.10
0

431.60
0

388.40
0

Sữa chua

1000lít

27.52
4

60.675

75.093

80.349

Sữa bột các
loại

Tấn


40.07
8

49.924

40.127

46.500



Tấn

Pho mát

Tấn

Kem các loại

Tấn

Các sản phẩm
sữa khác

Tấn

2,0
1,2
7.035


6,4

6,5

80,3

79,0

8.714

10.551

11.606

1.681

17.888

18.000

So với năm 2000, sản lượng các sản phẩm năm 2008 của ngành đều tăng, đặc
biệt có sản phẩm như pho mát tăng 60 lần, sữa tiệt trùng tăng 6 lần, bơ và sữa chua
tăng khoảng 3 lần, sữa đặc và kem tăng 1,7 lần.
Sữa tươi tiệt trùng và sữa chua (sữa chua ăn và sữa chua uống) là các ngành
hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh và khá ổn định. Trong giai đoạn 2001-2008, sản
lượng pho mát có mức tăng trưởng cao nhất, bình quân tăng (66,77%/năm), sau đó
là sữa tiệt trùng (25,25%/năm), bơ (14,72%/năm), sữa chua (14,33%/năm) và sữa
đặc có đường (6,93%/năm).


14


Bảng 1.9. Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm [5].
Cơ cấu sản phẩm, %
Sản phẩm

2000

2005

2007

Chuyển dịch cơ cấu
2005 2008 2008
2000
2000
34,93
9,21
23,38

Sữa tươi tiệt trùng
11,55
20,75
34,75
Sữa đặc có đường
36,18
36,27
34,84
30,89

0,09
-5,28
(sữa hộp)
Sữa chua
3,65
5,04
5,05
5,33
1,38
1,67
Sữa bột các loại
47,87
37,30
24,29
27,74
-10,57 -20,12
Kem các loại
0,76
0,59
0,58
0,62
-0,17
-0,13
Các sản phẩm sữa khác
0,06
0,49
0,49
0,06
0,49
Từ năm 2000 đến năm 2005, cơ cấu sản phẩm đã có sự thay đổi, sữa bột, sữa


đặc có xu hướng giảm dần tỷ trọng, sữa tiệt trùng và sữa chua tăng dần tỷ trọng.
Đến năm 2008 sự thay đổi này càng rõ nét hơn. Từ năm 2000 đến 2008, sữa bột
giảm 20,1 điểm %, sữa đặc giảm 5,3 điểm %, trong khi sữa tiệt trùng tăng 23,4 điểm
%, sữa chua tăng 1,7 điểm %.
Các doanh nghiệp không chỉ chú trọng về khẩu vị mà còn chú trọng về mặt
dinh dưỡng của sản phẩm nhằm mang đến sức khoẻ cho người tiêu dùng. Các sản
phẩm đa dạng và phong phú về chủng loại, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của từng
đối tượng, từng bệnh lý (cho bà mẹ mang thai, người cao tuổi, em bé, thanh thiếu
niên, trẻ biếng ăn, người ăn kiêng, bệnh nhân, bệnh nhân tiểu đường, …). Các
doanh nghiệp luôn đưa ra thị trường những sản phẩm mới được bổ sung dưỡng chất
như Taurine, can xi, DHA… hoặc mang hương trái cây mới, hoặc bao bì mới.
Mỗi một doanh nghiệp đều có những sản phẩm chủ lực, mang thương hiệu
của doanh nghiệp. Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) có hai nhãn hiệu chủ
lực là Vinamilk cho các sản phẩm sữa thanh trùng và tiệt trùng, sữa chua, kem, phô
mai và Dielac cho sản phẩm sữa bột. Công ty TNHH Thực phẩm & Nước giải khát
Dutch Lady Việt Nam có nhãn hiệu Dutch Lady cho sản phẩm sữa bột và Yomost
cho sản phẩm sữa chua. Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu có nhãn hiệu Mộc
Châu, Công ty CP sữa Quốc tế có nhãn hiệu Ba Vì cho sản phẩm sữa tươi tiệt trùng.
Công ty CP sữa Hà Nội có nhãn hiệu IZZI, Công ty CP Tân Việt Xuân có nhãn hiệu
Vixumilk cho sản phẩm sữa tiệt trùng. Công ty CP thực phẩm dinh dưỡng Đồng
Tâm (Nutifood) có nhãn hiệu Nuti, Công ty Nestle’ Việt Nam có nhãn hiệu Nestle’
Gấu cho sản phẩm sữa bột…

15


Nhiều công ty đã nhận được Cúp vàng giải thưởng chất lượng, Cúp vàng
nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng của năm. Mộc Châu luôn được bình chọn trong “Top
10 hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến nay.

Tuy vậy, trên thị trường nội địa còn có những sản phẩm sữa do các cơ sở nhỏ
sản xuất từ nguyên liệu nhập sau đó pha trộn theo tiêu chuẩn tự công bố và đóng
gói, chất lượng không đảm bảo.
1.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của ngành
Ngành sữa phát triển đã đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nhân dân, nâng cao
thể chất, trí tuệ cho thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam, cải thiện điều kiện sống và tăng
thu nhập cho người chăn nuôi ở nông thôn. Sản phẩm của ngành đã đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội, giảm lượng nhập khẩu.
Ngành sữa đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 8.000 lao động với mức
thu nhập cao (bình quân 5,16 triệu đồng/người/tháng), đóng góp cho ngân sách Nhà
nước 1.457 tỷ đồng, chiếm 0,46% tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2007.
Nộp ngân sách Nhà nước của ngành tăng nhanh, năm 2007 tăng 2,8 lần so với
năm 2000. Trong giai đoạn 2001-2007 tốc độ tăng nộp ngân sách bình quân của
ngành là 15,69%/năm. Nếu phân theo thành phần kinh tế thì doanh nghiệp ngoài
Nhà nước nộp ngân sách nhiều nhất sau đó đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và doanh nghiệp Nhà nước.
Bảng 1.10. Nộp ngân sách Nhà nƣớc (NN) của ngành sữa phân theo
thành phần kinh tế từ năm 2000 đến 2007 [5].
Nộp ngân sách NN, tỷ đồng

Doanh nghiệp
Nhà nước
Doanh nghiệp
ngoài Nhà nước
Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước
ngoài
Tổng ngành sữa

Tăng bq

20012007
%/năm

2000

2005

2006

344,8

430,3

552,9

14,0

4,53

-36,74

55,6

40,0

78,4

785,4

-6,38


45,98

124,9

401,0

521,9

657,9

26,26

26,78

525,4

871,3 1153,2

1457,3

10,65

15,69

16

2007

Tăng bình

quân
2001-2005,
%/năm


Ngành Sữa có hiệu quả kinh tế cao so với các ngành khác. Lợi nhuận năm
2007 tăng 3,9 lần (khoảng 1.161 tỷ đồng) so với năm 2000, tính cả giai đoạn 20012007 tăng bình quân 21,4%/năm.
Bảng 1.11. Lợi nhuận của ngành Sữa theo thành phần kinh tế từ năm
2000 đến 2007 [5].
Đơn vị: Tỷ đồng
2000
DN Nhà nước

2005

2006

2007

343,2

603,2

735,4

12,6

DN ngoài Nhà nước

-8,1


6,9

-16,5

936,4

DN có vốn ĐTNN

66,9

279,9

549,3

613,6

Tổng số
402,0
890,0
1268,3
1562,7
Doanh thu của ngành năm 2007 tăng 3,18 lần so với năm 2000, từ 4.194,6 tỷ
đồng lên 13.361,7 tỷ đồng, giai đoạn 2001-2007 tăng bình quân 18%/năm. Trong
giai đoạn 2001-2007, doanh thu của khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt mức
tăng trưởng khá cao, bình quân 57,15%/năm. Doanh thu của khối doanh nghiệp Nhà
nước năm 2007 giảm rõ rệt so với năm 2006 là do sự chuyển đổi sở hữu của Công
ty CP Sữa Việt Nam.
Bảng 1.12. Doanh thu và tốc độ tăng trƣởng doanh thu của ngành Sữa
theo thành phần kinh tế từ năm 2000 đến 2007 [5].

Đơn vị: Tỷ đồng
Tăng bq
2000
2005
2006
2007
2001-2007,
%/năm
DN Nhà nước

2895,8

5705,4

6755,3

223,3

-30,65

DN ngoài Nhà nước

365,6

951,4

936,0

8653,2


57,15

DN có vốn ĐTNN

933,2

2953,3

3831,5

4485,2

25,14

4194,6

9610,0

11522,9

13361,7

18,00

Tổng số

Tóm lại, năm 2007 doanh thu của ngành đạt 13361,7 tỷ đồng, nộp ngân sách
1457,3 tỷ đồng, lợi nhuận là 1562,7 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2001-2007, doanh thu tăng bình quân 18%/năm, nộp ngân
sách tăng bình quân 15,69%/năm, lợi nhuận tăng bình quân 21,4%/năm.


17


1.3. Tổng quan về ngành sữa trên thế giới
1.3.1. Số lượng bò sữa thế giới
Tốc độ tăng số lượng bò sữa có xu hướng giảm rõ rệt. Từ năm 2003 số lượng
bò sữa đạt 154,567 triệu con, đến năm 2010 số lượng bò sữa đạt 125,512 triệu con.
Các quốc gia có số lượng bò sữa lớn nhất và ổn định nhất thế giới là Ấn Độ, EU –
27, Brazil, Russia, United…
Bảng 1.13. SỐ lƣợng bò sữa thế giới 2003-2010 [5].
Quốc
2003
gia
India
36,500
EU-27
26,498
Brazil
15,300
Russia
11,700
United
States
9,081
China
4,466
Mexico
6,047
New

Zealand
3,842
Ukraine
4,715
Argentia
2,000
Australia
2,050
Các
nước
khác
32,368
Tổng
154,57

2006

2007

Đơn vị: triệu con
2008
2009
2010

2004

2005

37,000
26,018

15,200
11,200

38,000 38,000 38,000 38,500 38,000 38,500
25,355 24,944 24,178 24,176 24,192 23,662
15,100 15,290 15,925 16,700 17,200 17,600
10,400 9,900 9,910 9,800 9,530 9,440

9,010
5,466
5,867

9,050
6,800
5,964

9,137
7,900
5,897

9,189
8,755
6,010

9,315
8,575
6,204

9,201
7,115

6,400

9,085
7,632
6,600

3,920
4,313
2,000
2,036

3,970
4,130
2,100
2,041

4,100
3,840
2,150
1,870

4,163
3,221
2,150
1,800

4,200
3,096
2,150
1,640


4,365
2,856
2,100
1,676

4,470
2,730
2,100
1,600

31,140 29,864 28,380 27,708 2,122 2,096 2,093
153,10 152,74 151,48 151,09 126,48 124,71 125,52

1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sữa trên thế giới
Sản lượng sữa thế giới đã tăng khá nhanh từ năm 2001 đến năm 2008 với
mức tăng bình quân tăng 2%/năm . Từ năm 2008 đến năm 2010 tổng sản lượng sữa
thế giới lại có xu hướng giảm từ 640,783 triệu tấn năm 2007 xuống còn 510,904
triệu tấn trong năm 2010. Số lượng sữa bò có xu hướng giảm trung bình 8,5%/năm.
Các sản phẩm sữa khác như sữa dê, sữa cừu, sữa trâu có xu hướng tăng từ 53,701
triệu tấn năm 2001 lên 510,904 triệu tấn năm 2010.

18


Bảng 1.14. Sản lƣợng sữa tƣơi thế giới 2001-2010 [5].
Đơn vị: triệu tấn
Năm
2001
2002

2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

Sản lƣợng sữa bò
524,744
536,739
541,720
546,545
553,359
558,453
568,283
434,959
432,280
439,402

Sản lƣợng sữa khác Tổng sản lƣợng sữa
53,701
578,445
55,096
591,835
60,181
601,901
64,267
610,812

68,317
621,676
68,567
627,020
72,500
640,783
67,079
502,038
68,967
501,247
71,502
510,904

Hiện tại, 3 trung tâm sản xuất sữa lớn trên thế giới là khu vực châu Âu, khu
vực Nam Á và Hoa Kỳ. Tuy nhiên khoảng 2/3 lượng sữa gia tăng trong giai đoạn
2000 - 2007 được sản xuất từ 3 nước châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ và Pakixtan.
Sản xuất sữa cũng gia tăng ở một số nước như Thái Lan, Việt Nam, Kazacxtan,
Uzơbêkixtan, Braxin, khu vực Bắc Phi.
Bảng 1.15. Sản lƣợng sữa bò theo khu vực giai đoạn 1998 – 2010 [5].
Đơn vị tính: tỷ lít
Quốc gia/khu vực
Châu Phi

1998
38,5

2000
41,9

2005

46,1

2007
46,5

2010
49,5

Bắc Mỹ

79,5

83,9

88,3

92,3

100,6

Trung Mỹ và Caribê

12,3

14,1

15,8

16,2


16,2

Nam Mỹ

43,5

36,6

48,3

50,5

53,5

Châu Á

66,0

70,8

97,3

110,9

120,0

EU 27

150,8


148,7

150,1

148,6

161,1

Các nước Âu khác

62,8

59,8

61,4

61,9

65,9

Châu Đại dương
Tổng cộng

21,0
472,8

23,6
490,5

25,6

541,3

24,6
551,50

27,8
594,6

19


Số lượng các trang trại bò sữa trên toàn thế giới năm 2005 khoảng 149 triệu
trang trại, trong đó Ấn Độ chiếm đến 50% tổng số trang trại bò sữa của thế giới. Số
lượng bò sữa của Ấn Độ hiện cũng dẫn đầu thế giới với trên 40 triệu bò sữa tuy
nhiên sản lượng sữa năm 2008 của Ấn Độ chỉ đạt khoảng 42 tỷ lít. Trong số các
quốc gia và khu vực sản xuất sữa hàng đầu thế giới thì EU27 có năng suất sữa cao
nhất vẫn thuộc về EU27 với 161,1 tỷ lít năm 2010 trên tổng số bò sữa gần 24 triệu
con. Mặc dù vậy, mức gia tăng sản lượng sữa của EU27 lại không đáng kể trong
thời gian qua.
Bảng 1.16. Số lƣợng bò sữa và sản lƣợng sữa của một số quốc gia/khu vực
sản xuất chính giai đoạn 2001-2010 [5].
Đơn vị tính: ngàn con - tỷ lít
2000

Quốc gia/Khu vực
EU27

2007




Sữa



Sữa



Sữa

27.367

148,71

24.098

148,61

23.900

150,07

7
Mỹ

2010

6


9.206

76,004

32.883

32,870

-

41,150

-

42,000

5.238

8,420

12.180

32,250

-

38,000

Nga


13.100

31,938

9.405

32,680

Braxin

16.040

22,134

15.925

25,377

-

26,000

Niu zi lân

3.485

12,700

4.167


15,200

-

16,300

Thổ Nhĩ Kỳ

8.732

8,732

11.279

11,279

-

11,900

Ucraina

5.431

12,658

3.347

12,264


Ấn Độ
Trung Quốc

Pakistan

-

9.158

8,039

-

84,188

0
9.270

9.210

3.080

86,400

32,700

11,642

11,000


-

11,500

-

9,800

Áchentina

2.500

9,794

2.150

9,800

Úc

2.165

10,862

1.700

9,373

1.700


9,476

Canada

1.142

7,925

1.005

8,096

9.89

8,209

20


Ngành công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa đã mang lại mức
doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho các tập đoàn sữa đa quốc gia. Phần lớn các tập
đoàn này đều thuộc châu Âu và các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Nhật. Tổng
doanh thu năm 2010 của 20 tập đoàn sữa hàng đầu thế giới ước đạt 155 tỷ USD
trong đó dẫn đầu là Nestlé của Thuỵ Sĩ với 23,1 tỷ USD, chiếm khoảng 14,9% tổng
doanh thu, tiếp đến là Danone (Pháp) vào khoảng 9% và Lactalis (Pháp) khoảng 8,5%.
Bảng 1.17. Doanh thu của 10 tập đoàn chế biến sữa hàng đầu thế giới
năm 2010 [5].
Đơn vị tính: tỷ USD
Tập đoàn


Quốc gia

Doanh thu

Xếp hạng
2000

2010

Nestlé

Thuỵ Sĩ

23,1

1

1

Danone

Pháp

14,0

3

3

Lactalis


Pháp

13,2

-

2

Hà Lan

12,1

-

10+11

Dairy Farmers of America

Mỹ

11,1

2

7

Dean Foods

Mỹ


10,4

17

4

Niu zi lân

10,4

-

6

Arla Foods

Đan Mạch/Thuỵ Điển

8,8

7

5

Kraft Foods

Mỹ

6,4


4

8

Hà Lan/Anh

6,1

-

9

Friesland Campina

Fonterra

Unilever

Nhu cầu về các sản phẩm sữa uống tiếp tục gia tăng ở những thị trường đang
phát triển, nhất là các sản phẩm sữa tươi và sữa nước thông thường. Trong năm
2007, lượng sữa nước tiêu thụ lên đến 120 tỷ lít, tăng khoảng 23 tỷ lít so với 10 năm
trước, với mức tăng bình quân 2%/năm. Tổng lượng sữa uống bao gồm đồ uống pha
sữa, sữa chua và những sản phẩm lên men khác lên đến 140 tỷ lít trong năm 2007,
tăng 33 tỷ lít so với 10 năm trước đó.
1.3.2. Xu hướng phát triển công nghiệp sản xuất sữa trên thế giới
- Hiện tại và tương lai, nhu cầu sữa toàn cầu vẫn sẽ tăng lên đặc biệt là ở các
thị trường mới nổi và các nước đang phát triển khu vực Châu Á và châu Úc, tuy
nhiên tại các nước phát triển sẽ tăng chậm dần do sự cạnh tranh từ các đồ uống ngọt
thay thế khác.


21


- Các nghiên cứu cho thấy nhu cầu tiêu dùng sữa nước đã xuống mức thấp
nhất ở một số khu vực tiêu thụ chính. Để khắc phục xu hướng trên, các nhà sản xuất
sữa đã nghiên cứu nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm bằng cách bổ sung thêm
các thêm các thành phần chức năng có lợi cho sức khỏe và các hương vị vào các sản
phẩm sữa. Nhu cầu về sữa hương vị đang gia tăng với tốc độ khoảng 2%/năm ở Tây
Âu đến 10%/năm ở Nam Mỹ.
- Hiện nay, nhiều tập đoàn sữa quốc tế lớn có xu hướng liên doanh hoặc mua
lại các doanh nghiệp địa phương ở các nước, vùng lãnh thổ mới phát triển - nới có
tốc độ tăng nhu cầu lớn để phát trển thị phần.
1.3.3. Nhu cầu thương mại và tiêu thụ sữa trên thế giới
Tổng lượng sữa thương mại toàn cầu đạt được 43 tỷ lít trong năm 2007, thấp
hơn 1 tỷ lít so với năm trước. Tổng sản lượng thương mại này được tính trên cơ sở
tổng xuất nhập khẩu của các quốc gia trên thế giới, không tính đến các giao dịch
thương mại của các quốc gia thành viên EU. Việc suy giảm còn do nguyên nhân mở
rộng của EU, khi mà số thanh viên của liên minh này tăng thêm đồng nghĩa với việc
trao đổi thương mại nội khối tăng.
New Zealand và EU vẫn là quốc gia và khu vực dẫn đầu về xuất khẩu sữa và
các sản phẩm từ sữa với lượng xuất khẩu tương đối ổn định trong 2 năm 2006 và
2007. Úc đã suy giảm lượng xuất khẩu 0,9 triệu tấn trong 2007 do sản lượng trong
nước sụt giảm. Argentina cũng sụt giảm lượng xuất khẩu 0,8 triệu tấn.
Bảng 1.18. Sản xuất, thƣơng mại và mức tiêu thụ sữa bình quân đầu
ngƣời trên thế giới giai đoạn 2005 – 2010 [5].
2005
Tổng số sữa sản xuất, triệu tấn

2006


2007

2008

2010

687,7

699,0

646,5

662,7

22,3

22,3

24,1

24,6

25,0

22,1

22,2

30,8


31,6

32,1

Bơ, triệu tấn

55,8

58,4

60,3

62,3

64,0

Phomát, triệu tấn

83,2

84,6

85,9

87,9

89,8

463,0


475,2

481,3

488,0

Sữa bột gầy (SMP), triệu tấn
Sữa nguyên kem (WMP), triệu
tấn

Các sản phẩm khác, triệu tấn

22

676,1

475,1


2005
Tổng số thƣơng mại

2006

2007

2008

2010


46,0

47,3

39,4

39,7

39,4

93,8

95,1 102,4

103,1

103,6

173,5

174,3 245,4

246,9

249,6

65,5

66,9


Tiêu thụ sữa bình quân đầu người:
Thế giới (kg/năm)
Các nước phát triển (kg/năm)
Nước đang phát triển (kg/năm)

61,2

63,0

64,0

Xuất khẩu các sản phẩm sữa chủ chốt toàn cầu suy giảm tới 39,4 triệu tấn
trong năm 2010, giảm nhẹ 0,3 triệu tấn so với năm 2008. Mức suy giảm này do cả
Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đều giảm khoảng 0,8 triệu tấn mỗi khu vực. Đối với
Liên minh châu Âu, thị phần xuất khẩu đã suy giảm mức kỷ lục khoảng 22%, và chỉ
bằng một nửa thị phần xuất khẩu trong năm 2000. Ngược lại, châu Úc tăng xuất
khẩu khoảng 1,2 triệu tấn. Khu vực Nam Mỹ, dẫn đầu là Braxin cũng có thể gia tăng
lượng xuất khẩu. Ở khu vực châu Á, xuất khẩu chủ yếu là nội khối và phụ thuộc
nhiều vào tình hình thương mại các sản phẩm sữa của Trung Quốc thời kỳ hậu
melamine.
Một vấn đề quan trọng đối mặt với thương mại sữa và các sản phẩm sữa trên
thế giới là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Một yếu tố quan trọng trong cuộc khủng hoảng tài chính là việc tiếp cận tín dụng
ngày càng khó khăn, dự kiến đầu tư toàn cầu trong chế biến sữa sẽ giảm. Mặt khác,
nhu cầu các sản phẩm sữa, đặc biệt là sản phẩm cao cấp sẽ suy giảm, dẫn đếặitng
trưởng thương mại sữa sẽ chậm lại.
1.4. Quy hoạch ngành sữa Việt Nam 2011 – 2025
Theo Quyết định số 1764/QĐ-BCT ngày 08/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương về việc phê duyệt đề cương và dự toán dự án “Quy hoạch phát triển ngành

Sữa Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025” cho biết:
Phát triển ngành công nghiệp sản xuất sữa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh
của từng vùng, từng địa phương, phát huy hết năng lực chế biến sẵn có. Huy động
tiềm lực của mọi thành phần kinh tế vào phát triển ngành gắn với phát triển vùng
nguyên liệu. Chú trọng bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường
sinh thái.
Phát triển ngành trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, không
ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu
23


sản xuất sản phẩm mới với chất lượng cao và đa dạng để đáp ứng nhu cầu trong
nước ngày càng tăng và xuất khẩu. Tập trung xây dựng một số thương hiệu quốc gia
mạnh để cạnh tranh hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Đẩy mạnh phát triển đàn bò trong nước để tăng dần tỷ lệ tự túc nguyên liệu
trong nước, giảm dần tỷ lệ sữa nguyên liệu nhập khẩu. Phải coi đây là chương
trình quốc gia góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội chung và chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn, giảm nhập siêu.
1.4.1. Các mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Từng bước xây dựng ngành sữa Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại,
đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ
sinh thực phẩm, phong phú về chủng loại và mẫu mã, bảo vệ môi trường, đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và một phần xuất khẩu.
b) Mục tiêu cụ thể
Năm 2015 cả nước sản xuất 760-800 triệu lít sữa thanh trùng và tiệt trùng;
115-125 triệu lít sữa chua; 390 - 400 triệu hộp sữa đặc có đường; 75 - 85 ngàn tấn
sữa bột; ... quy ra sữa tươi là triệu 1,8 - 1,9 tỷ lít, tiêu thụ đạt trung bình 20-21
lít/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 11 ngàn tỷ đồng (giá 1994),
tăng trưởng bình quân 5 năm 2011-2015 đạt 7,5-8 %/năm. Sữa tươi sản xuất trong

nước đạt 510-520 triệu lít đáp ứng 27% nhu cầu. Xuất khẩu đạt 90-100 triệu
USD[5].
Năm 2020 cả nước sản xuất 1.100 - 1.150 triệu lít sữa thanh trùng và tiệt
trùng; 150 - 170 triệu lít sữa chua; 410 - 420 triệu hộp sữa đặc có đường; 110 - 120
ngàn tấn sữa bột; ... quy ra sữa tươi là 2,6-2,7 tỷ lít, tiêu thụ đạt trung bình 27-28
lít/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 15 ngàn tỷ đồng (giá 1994),
tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt 6,5 - 7 %/năm. Sữa tươi sản xuất
trong nước đạt 900 - 950 triệu lít đáp ứng 35 - 36% nhu cầu. Xuất khẩu đạt 120 130 triệu USD.
Năm 2025 cả nước sản xuất 1.500 - 1.550 triệu lít sữa thanh trùng và tiệt
trùng; 200 - 220 triệu lít sữa chua; 410 - 430 triệu hộp sữa đặc có đường; 160 - 170
ngàn tấn sữa bột; ... quy ra sữa tươi là 3,3 - 3,5 tỷ lít, tiêu thụ đạt trung bình 33 - 35
lít/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 19-20 ngàn tỷ đồng (giá 1994),
tăng trưởng bình quân 5 năm 2021 - 2025 đạt 5,5 - 6 %/năm. Sữa tươi sản xuất

24


trong nước đạt 1,3-1,4 tỷ lít đáp ứng 38-40% nhu cầu. Xuất khẩu đạt 150 - 200 triệu
USD[5].
1.4.2. Định hướng phát triển
Phát triển ngành theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất sạch hơn, xử lý
chất thải triệt để, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, từng bước nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới.
Tiếp tục đầu tư mới và mở rộng các cơ sở sản xuất sẵn có nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước và dành một phần xuất khẩu. Tập trung phát triển
năng lực sản xuất sữa thanh trùng và tiệt trùng, sữa bột và sữa chua. Đối với các
nhà máy xây dựng mới phải áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất sản
phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và mẫu mã.
Phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng
nguyên liệu sữa tươi trong nước và giảm dần tỷ lệ nguyên liệu sữa bột nhập

ngoại. Phát triển công nghiệp chế biến sữa cần phải gắn chặt với việc phát triển
đàn bò sữa trong nước. Các cơ sở sản xuất sữa phải có chương trình đầu tư cụ
thể vào phát triển đàn bò sữa. Bố trí địa điểm xây dựng các nhà máy chế biến
sữa cần gắn liền với các vùng chăn nuôi bò sữa tập trung.
a. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020
Theo “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020” đã được Thủ tướng
chính phủ phê duyệt ngày 16/01/2008 mục tiêu cụ thể cho phát triển bò sữa và sản
lượng sữa tươi như sau [5]:
Đến 2020 đàn bò sữa tăng bình quân trên 11%/năm, 100% số lượng bò được
nuôi thâm canh và bán thâm canh.
- Đến 2010: đàn bò sữa đạt 200 nghìn con; sản lượng sữa 380 ngàn tấn, năng
suất sữa 4.190 kg/con/chu kỳ.
- Đến 2015: đàn bò sữa đạt 350 nghìn con, sản lượng sữa 700 ngàn tấn, năng
suất sữa 4.450 kg/con/chu kỳ.
- Đến 2020: đàn bò sữa đạt 500 nghìn con, sản lượng sữa 1.000 ngàn tấn,
năng suất sữa 4500 kg/con/chu kỳ.

25


×