BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LÊ ĐỨC LỊCH SỬ
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO
MÁY ĐIỆN CHÂM KỸ THUẬT SỐ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT Y SINH
Hà Nội - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LÊ ĐỨC LỊCH SỬ
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO
MÁY ĐIỆN CHÂM KỸ THUẬT SỐ
Chuyên ngành: KỸ THUẬT Y SINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT Y SINH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN PHAN KIÊN
Hà Nội - 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và làm Luận án này, em xin gửi lời cảm
ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu, Viện Đào tạo sau đại học,
Bộ môn Công nghệ điện tử & Kỹ thuật y sinh, Viện Điện tử viễn thông, Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu giúp đỡ,
tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án Thạc sĩ.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới TS. Nguyễn Phan Kiên, người trực tiếp chỉ bảo, tận tâm hướng dẫn, định hướng
cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án Thạc sĩ.
cho em
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Học viên
Lê Đức Lịch Sử
LỜI CAM ĐOAN
Ngoài sự giúp đỡ và hướng dẫn của giảng viên TS. Nguyễn Phan Kiên, Luận
án này là sản phẩm của quá trình tìm tòi, nghiên cứu của tác giả về các vấn đề được
đặt ra trong luận văn. Mọi số liệu kết cấu cơ khí, thiết kế mạch, phân tích, đánh giá,
kết luận của các tài liệu và các nhà nghiên cứu khác được trích dẫn theo đúng quy
định. Vì vậy, tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thiết kế chế tạo
Máy điện châm kỹ thuật số dành cho bệnh nhân của riêng mình.
Hà nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả
Lê Đức Lịch Sử
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU .......................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 7
CHƢƠNG I- ĐẠI CƢƠNG VỀ ĐIỆN CHÂM ....................................................... 9
1.1. Tổng quan............................................................................................................. 9
1.2 Khái niệm về điện châm...................................................................................... 10
1.2.1 Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định .................................................................. 11
1.2.2. Cách tiến hành điều trị bằng điện châm .......................................................... 12
1.3. Nghiên cứu đặc trưng kỹ thuật của các máy điện châm phổ biến ..................... 12
1.3.1. Các dòng máy của hãng ITO Nhật Bản .......................................................... 12
1.3.2 Dòng máy Sanitas SEM40 của Đức ................................................................. 17
1.3.3 Dòng máy của Hàn Quốc ................................................................................. 18
1.3.4 Dòng máy của Trung Quốc .............................................................................. 20
1.3.5 Dòng máy của Việt Nam .................................................................................. 22
1.3.6 Đánh giá và xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật dự kiến cho máy ................................ 23
TRỊ.......................... 25
2.1.
................................................................................... 25
2.1.1.
....................................................................................................... 25
2.1.2.
.......................... 25
2.1.3.
............................................... 29
2.1.4.
............................................... 30
2.1.5.
.................................................................................... 32
2.2.
................................................................................ 32
2.2.1.
....................................................................................................... 32
2.2.2.
........................................................................................... 32
2.2.3.
............................................................................................... 35
1
2.2.4.
2.3.
......................................................................... 40
o ................................................................................. 45
2.3.1.
..................................................................................................... 45
2.3.2.
.................................................. 47
CHƢƠNG III: NGHIÊN CỨU VỀ CÁC DẠNG SÓNG THƢỜNG DÙNG
TRONG ĐIỆN CHÂM ........................................................................................... 52
3.1. Nghiên cứu về các dạng sóng thường dùng trong điện châm ............................ 52
3.1.1. Giới thiệu về điện châm .................................................................................. 52
3.1.2. Cường độ xung điện trong điện châm ............................................................. 52
3.1.3. Tần số xung điện trong điện châm .................................................................. 53
3.1.4. Hình dạng xung điện trong điện châm ............................................................ 53
3.1.5. Phương pháp thay đổi tần số xung trong điều trị chống quen dòng ............... 54
CHƢƠNG IV: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CHO SẢN
PHẨM CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................. 58
4.1. Thông số kỹ thuật của sản phẩm thiết kế ........................................................... 58
4.2. Xây dựng sơ đồ khối cho sản phẩm thiết kế ...................................................... 58
4.3. Xây dựng sơ đồ nguyên lý cho thiết bị .............................................................. 59
4.3.1. Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển chính ........................................................... 59
4.3.2. Sơ đồ nguyên lý khối màn hiển thị LCD ........................................................ 61
4.3.3. Sơ đồ nguyên lý khối tạo xung ....................................................................... 62
4.3.4. Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển cường độ .................................................... 65
4.3.5. Sơ đồ nguyên lý khối khuếch đại .................................................................... 66
4.3.6. Sơ đồ nguyên lý khối đầu ra............................................................................ 66
4.3.7. Sơ đồ nguyên lý khối bàn phím ...................................................................... 67
4.4. Xây dựng mô-đun phần mềm điều khiển và tạo các dạng xung điều trị cho máy
điện châm .................................................................................................................. 67
4.4.1. Xây dựng phần mềm khối điều khiển chính ................................................... 67
4.4.2. Xây dựng phần mềm khối điều khiển hiển thị ................................................ 70
4.4.3. Xây dựng phần mềm tạo các dạng xung điều trị............................................. 71
2
4.4.4. Tích hợp các mô-đun phần mềm vào IC điều khiển ....................................... 73
4.5. Phần mềm tạo các dạng xung (phụ lục). ............................................................ 74
4.6. Các tín hiệu xung ra ........................................................................................... 75
CHƢƠNG V: SẢN PHẨM ĐỀ TÀI ...................................................................... 83
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 86
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Dòng máy ES-160 của Nhật Bản. ................................................................. 13
Hình 1.2: Dòng máy IC-1107 của Nhật Bản. ............................................................... 15
Hình 1.3: Dòng máy Sanitas SEM40 của Đức.............................................................. 17
Hình 1.4: Dòng máy STN-110 của Hàn Quốc. ............................................................. 18
Hình 1.5: Dòng máy SDZ – II của Trung Quốc............................................................ 20
Hình 1.6: Dòng máy 1592-ET-TK21 của Việt Nam. .................................................... 22
Hình 1.7: Bảng chỉ tiêu kỹ thuật dự kiến cho máy ....................................................... 24
Hình 2.1: Dòng điện xoay chiều ................................................................................... 25
Hình 2.2: Điện thế màng tế bào .................................................................................... 26
Hình 2.3: Dẫn truyền riêng của một số chất trong cơ thể. ............................................ 27
Hình 2.4: Hiện tượng cực hoá ....................................................................................... 28
Hình 2.5: Thí nghiệm về hiện tượng cực hoá ............................................................... 28
Hình 2.6: a. Xung một chiềub. Xung xoay chiều .......................................................... 32
Hình 2.7: a- Xung vuông; b- Xung gai ; c- xung hình sin ; d- xung lưỡi cày.............. 33
Hình 2.8: Các giai đoạn xung ........................................................................................ 33
Hình 2.9: a. Dòng điện xung liên tục đều b. Dòng điện xung ngắt quãng c. Dòng
điện xung biến điệu biên độ ....................................................................................... 34
Hình 2.10: a- dòng DF là dòng có biên độ ổn định trong suốt quá trình tồn tại
b- dòng giao thoa là dòng có biên độ biến đổi theo nhịp (dòng AMF) ........................ 35
Hình 2. 11: 1-Ngưỡng cảm giác; 2- Ngưỡng co cơ; 3 – Ngưỡng đau .......................... 36
Hình 2.12: a- đường đi của dòng xung tần số thấp; ..................................................... 38
Hình 2.13: Điện thế hoạt động màng tế bào ................................................................. 40
Hình 2.14: Đường cong S/D ........................................................................................ 41
.............................................................. 42
Hình 2.16: a – xung có độ dốc cao ; b – xung có độ dốc thấp. ..................................... 43
Hình 2.17: Giản đồ kích thích ....................................................................................... 43
Hình 2.18: Hình ảnh đường cong của xung tam giác với cơ bị mất ............................. 44
4
Hình 2.19 : a. Dòng điện trực tiếp đi qua cơ thể ( thâu nhiệt ). .................................... 46
Hình 2.20: a. Một đợt dao động tắt dần b. Dòng d’ Arsonval ...................................... 48
Hình 3.1: Một số dạng xung thường dùng trong điện châm ......................................... 53
Hình 3.2: Hình dạng của dạng xung liên tục (Continuous Wave) ................................ 55
Hình 3.3: Hình dạng của dạng xung nén (Dense-Disperse Wave) ............................... 55
Hình 3.4: Hình dạng của dạng xung không liên tục (Intermittent Wave)..................... 56
Hình 3.5: Hình dạng của dạng xung dao động lên xuống (Ripple Wave) ................... 56
Hình 3.6: Hình dạng của dạng xung tắt mở (Respiration Wave) .................................. 57
Hình 4.1: Sơ đồ khối thiết kế cho máy điện châm ........................................................ 59
Hình 4. 2: Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển chính....................................................... 61
Hình 4.3: Sơ đồ nguyên lý khối màn hình hiển thị LCD ............................................. 62
Hình 4.4: Sơ đồ khối của khối vi điều khiển tạo xung ................................................. 62
Hình 4.5: Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển tạo xung................................................... 63
Hình 4.6: Sơ đồ khối của khối tạo xung....................................................................... 64
Hình 4.7: Sơ đồ nguyên lý khối tạo dạng xung............................................................. 65
Hình 4.8: Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển cường độ ................................................. 65
Hình 4.9: Sơ đồ nguyên lý khối khuếch đại xung ........................................................ 66
Hình 4.10: Sơ đồ nguyên lý khối cách ly đầu ra .......................................................... 66
Hình 4.11: Sơ đồ nguyên lý khối bàn phím ................................................................. 67
Hình 4.12: Lưu đồ thuật toán khối điều khiển .............................................................. 70
Hình 4.13: Lưu đồ thuật toán khối tạo xung điều trị..................................................... 71
Hình 4.14: Đồ thị biên độ xung điều trị ........................................................................ 72
Hình 4.15: Nội dung công việc tích hợp mô-đun vào IC điều khiển ............................ 73
Hình 4.16: Giao diện phần mềm AVRStudio®. ........................................................... 73
Hình 4.17: Mạch nạp STK500 và phầm mềm nạp chương trình. ................................. 74
Hình 4.18: Dạng xung ra có dạng dao động nghẹt........................................................ 75
Hình 4.19: Dạng xung ra ở tần số < 20 Hz ................................................................... 75
Hình 4.20: Dạng xung ra ở tần số 100 Hz..................................................................... 76
Hình 4.21: Dang xung ra ở tần số 130 Hz cao tần ........................................................ 76
5
Hình 4.22: Xung ra ở tần số 100 Hz thấp tần................................................................ 77
Hình 4.23: Xung ra ở tần số 90 Hz cao tần ................................................................... 77
Hình 4.24: Xung ra ở tần số 90 Hz thấp tần.................................................................. 78
Hình 4.25: Chùm xung dao động tạo thành xung vuông .............................................. 78
Hình 4.26: Chùm xung dao động .................................................................................. 79
Hình 4.27: Xung dao động giảm dần ............................................................................ 79
Hình 4.28: Xung dao động giảm dần ............................................................................ 80
Hình 4.29: Xung dao động giảm dần ............................................................................ 80
Hình 4.30: Xung dao động giảm dần ............................................................................ 81
Hình 4.31: Xung dao động tăng dần ............................................................................. 81
Hình 4.32: Xung dao động tăng dần ............................................................................. 82
Hình 4.33: Xung dao động hình thang .......................................................................... 82
Hình 5.1: Hình mặt trên của máy .................................................................................. 83
Hình 5.2: Hình ảnh cạnh bên của máy .......................................................................... 83
Hình 5.3: Hình ảnh cạnh trước của máy ....................................................................... 84
Hình 5.4: Hình ảnh tổng thể của máy điện châm đã hoàn thiện ................................... 84
6
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong các cơ sở y tế ngày nay, việc chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân
hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào các trang thiết bị.
Với chủ trương hiện đại hóa y học cổ truyền của Bộ Y tế, ngày nay các bệnh
viện y học cổ truyền đã được trang bị rất nhiều các thiết bị hiện đại tiên tiến để chẩn
đoán như máy CT. Scanner, máy MRI, siêu âm 4D, Xquang kỹ thuật số, ... Các thiết
bị phục vụ điều trị như máy Kéo giãn cổ cột sống, máy Siêu âm điều trị, máy Xung
điện từ trường; trong đó máy điện châm dùng trong châm cứu là rất nhiều. Thông
thường mỗi bệnh viện có từ 100 – 400 máy, nhưng đa phần là các máy điện châm
do Việt Nam sản xuất với công nghệ lạc hậu, chất lượng kém, độ an toàn kém …
Là cán bộ trực tiếp quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị y tế trong
bệnh viện y học cổ truyền, bản thân đã nhiều lần phải thực hiện sửa chữa hoặc mua
mới nhiều máy điện châm, vì vậy em quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu chế
tạo ra một sản phẩm điện châm hiện đại, khắc phục được nhược điểm của các thiết
bị điện châm hiện tại, có độ bền và độ an toàn cao, giá thành hợp lý để đưa vào sử
dụng phục vụ bệnh nhân.
Mục đích, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều máy điện châm do nước ngoài sản xuất
như máy của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ... nhưng có giá thành rất cao. Hiện
ở Việt Nam có một vài cơ sở sản xuất máy điện châm nhưng đều có công nghệ lạc
hậu, không đáp ứng được nhu cầu điều trị và an toàn cho bệnh nhân. Mục đích
nghiên cứu của luận văn này là khảo sát một số sản phẩm đang sử dụng tại các cơ
sở y tế và trên thị trường, đánh giá và khắc phục các nhược điểm cho ra sản phẩm
có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tăng tính an toàn cho bệnh nhân, tăng độ
bền cho thiết bị.
7
Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả.
Hầu hết các mày điện châm do Việt Nam sản xuất đều là máy cơ, sử dụng các
linh kiện bán dẫn để tạo xung, vì vậy rất nhanh hỏng như triết áp, biến áp. Mạch in
được sản xuất thô sơ, khi sửa chữa rất dễ hỏng mạch, tính ổn định cho xung ra thấp.
Nguồn điện sử dụng pin một chiều, nhanh hết, dễ chảy nước pin ra máy gây hỏng
máy nếu người sử dụng không thường xuyên kiểm tra. Không có cảnh báo hẹn giờ
và chế độ tự ngắt khi hết liệu trình điều trị, thông thường mỗi kỹ thuật viên tại bệnh
viện y học cổ truyền thường phải điều trị cho 05 – 07 bệnh nhân/ca trực, vì vậy rất
dễ mất kiểm soát chính xác thời gian điều trị. Hơn nữa các máy đều không có hiển
thị chế độ xung điều trị, không cho ra nhiều loại xung khác nhau để phục vụ điều trị
các dạng bệnh khác nhau, đồng thời đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bệnh
nhân bị quen liệu pháp điều trị chỉ trong 04 – 05 ngày đầu nên hiệu quả điều trị
không cao.
Mong muốn của đề tài là cho ra đời thiết bị điện châm có thể khắc phục được
các nhược điểm nêu trên, cho ra nhiều dạng xung khác nhau, hiển thị màn hình giúp
cho việc lựa chọn dạng xung, chế độ xung phù hợp với từng mặt bệnh, có cảnh báo
và tự động ngắt khi hết thời gian điều trị, sử dụng nguồn là pin khô sạc sử nguồn
điện 220 VAC, tăng độ bền cho thiết bị và độ an toàn cho bệnh nhân.
Phƣơng pháp nghiên cứu
-
Khảo sát các máy điện châm đang sử dụng
-
Đánh giá ưu nhược điểm
-
Lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ trực tiếp vận hành thiết bị và của bệnh
nhân
-
Đánh giá hiệu quả điều trị
-
Đánh giá độ an toàn
-
Xây dựng và lựa chọn phương pháp chế tạo
-
Thực hiện chế tạo
-
Đánh giá thử nghiệm
-
Kiểm định độ an toàn của sản phẩm
8
-
Kết luận và hướng phát triển của đề tài
CHƢƠNG I- ĐẠI CƢƠNG VỀ ĐIỆN CHÂM
1.1 Tổng quan
Châm cứu là một trong các phương pháp phòng bệnh cổ nhất, đơn giản nhất
được lưu truyền từ nhiều thế hệ cho đến nay trong y học cổ truyền. Cùng với sự
phát triển của nền y học nước nhà, y học cổ truyền đã kết hợp với y học hiện đại
trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để điều trị bệnh và đã đạt được
nhiều thành công.
Đến nay, châm cứu đã được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các cơ sở y tế từ
tuyến huyện, tỉnh, trung ương dưới hình thức chỉ đạo tuyến. Các viện, bệnh viện
tuyến trung ương nghiên cứu áp dụng châm cứu ở mức độ cao để đánh giá từng loại
bệnh, tìm hiểu cơ chế tác dụng của nó. Để kỹ thuật điện châm có hiệu quả trong
điều trị, ngoài khả năng của bác sỹ, kỹ thuật viên thì máy điện châm cũng phải được
cải tiến, hiện đại.
Ở một số nước có nền y học cổ truyền phát triển như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, việc áp dụng kỹ thuật điện châm là rất phổ biến. Họ đều đã sản
xuất nhiều loại máy điện châm để điều trị bệnh cho bệnh nhân. Tuy nhiên những
sản phẩm đó khó sử dụng đại trà tại Việt Nam do có giá thành khá cao như của Nhật
Bản, Hàn Quốc. Các máy điện châm do Trung Quốc sản xuất có giá thành thấp hơn
nhưng có độ bền không cao, thường lỗi tín hiệu đầu ra và dễ gây tổn thương cho
bệnh nhân.
Tại Việt Nam, thiết bị điện châm đã rất phổ biến. Qua khảo sát, các máy điện
châm được sử dụng tại các cơ sở y tế đều do Việt Nam tự sản xuất, có chất lượng
không cao, ít dạng xung, công nghệ lạc hậu như áp dụng cơ chế tạo xung dạng cơ
mang tính thiếu ổn định, thô sơ, dễ hỏng, … Có cơ sở y tế tự nghiên cứu sản xuất
như Viện Châm cứu TW.
Là cán bộ hiện đang công tác tại bệnh viện y học cổ truyền, bản thân tôi đã
được trực tiếp vận hành, sửa chữa nhiều thiết bị điện châm của nhiều nước khác
9
nhau, qua đó rút ra được những kinh nghiệm và bài học bổ ích về thiết bị này. Từ
những kinh nghiệm và bài học đó, tôi tập trung nghiên cứu chế tạo một thiết bị mới
sử dụng trong điện châm: Chế tạo máy điện châm kỹ thuật số nhằm khắc phục
những nhược điểm của các thiết bị hiện tại, mang tới những điều kiện làm việc hiệu
quả nhất, chất lượng tốt nhất cho các bác sỹ, kỹ thuật viên trong công tác điều trị
bệnh cho bệnh nhân.
Để hoàn thành được đồ án này, tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm điện tử
kỹ thuật Y sinh – Đại học Bách Khoa Hà Nội và các bạn đồng nghiệp đã hướng
dẫn, hỗ trợ trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện chắc chắn
vẫn còn những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, của các thầy cô và của các
bạn để đồ án và sản phẩm Máy điện châm kỹ thuật số được hoàn chỉnh, góp phần
nhỏ bé vào công tác khám và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
1.2 Khái niệm về điện châm
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh của
châm cứu với tác dụng kích thích của dòng điện xung.
Dòng điện xung dùng trong điện châm thường dùng xung chữ nhật hoặc gai
nhọn hai đỉnh, có đặc điểm là: tần số thấp (không quá 150Hz), và cường độ thấp (để
tránh hiện tượng cực hóa và bỏng do dòng điện xung một chiều gây ra).
Trong điện châm, vấn đề bổ tả được quyết định bởi tác dụng gây ức chế hay
gây kích thích hưng phấn của dòng điện xung. Với tần số 50Hz thì gây co cơ kiểu
răng cưa nên có tác dụng ức chế. Do đó nếu áp dụng trong điện châm, có thể phân
bổ tả theo tần số như sau:
Bổ pháp: thường dùng dòng điện với tần số thấp (nhỏ hơn 20Hz) và có độ
dốc lớn, hoặc dùng chế độ ngắt quãng để kích thích thần kinh - cơ.
Tả pháp: thường dùng tần số cao hơn (lớn hơn 20Hz), và có độ dốc từ từ
để ức chế thần kinh.
10
1.2.1 Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định
1.2.1.1 Tác dụng và chỉ định:
Tác dụng giảm đau: điện châm dùng phương pháp tả có tác dụng giảm và
cắt cơn đau rất tuyệt vời, cơ chế tác dụng vừa do hiện tượng chiếm ức chế trội của
châm cứu vừa do hiện tượng đóng cổng kiểm soát của dòng điện xung. Được chỉ
định chữa các chứng đau ngoại vi như: đau thần kinh, đau vai gáy, đau lưng, đau
khớp... Ngoài ra người ta còn dùng điện châm để gây tê (châm tê) trong một số thủ
thuật ngoại khoa.
Tác dụng kích thích thần kinh cơ: dùng phương pháp bổ để kích thích thần
kinh cơ, chỉ định trong điều trị các chứng tê liệt, teo cơ do di chứng bại liệt, liệt dây
thần kinh ngoại vi, liệt nửa người do tai biến mạch máu não...
1.2.1.2 Chống chỉ định
Không châm nơi người tổng trạng quá suy yếu.
Một số huyệt gần các tạng phủ quan trọng, các vết sẹo.
Sốt cao.
Các khối u, ung thư.
Bệnh lao.
Mất cảm giác vùng điều trị.
Nhiễm khuẩn da có mủ.
Vùng có viêm tắc mạch.
Đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu.
Phụ nữ có thai không điều trị vùng bụng, vùng lưng.
Cơ địa dị ứng với dòng điện.
Không để dòng điện xung đi qua tim, bào thai, vùng có kim loại (đinh,
nẹp...). Thận trọng khi điều trị qua não.
Người không chịu được dòng điện xung.
11
1.2.2 Cách tiến hành điều trị bằng điện châm
Chẩn đoán bệnh, kê đơn huyệt, và tiến hành châm kim vào các huyệt đã
chọn. Kiểm tra máy điện châm, chú ý tất cả các núm cường độ đều vặn về 0, điều
chỉnh tần số theo chỉ định bổ hay tả. Mắc các điện cực vào đốc kim. Vặn từ từ các
núm tăng cường độ.
Nếu để kích thích thần kinh cơ: chọn tần số thấp dưới 20Hz, mắc điện cực
theo dọc theo đường kinh, hoặc trên các điểm vận động của thần kinh cơ, tăng dần
cường độ đến ngưỡng co cơ là đủ.
Nếu để giảm đau: chọn tần số kích thích từ 20-150Hz, mắc điện cực tại chỗ
đau hoặc xung quanh điểm đau, hoặc mắc cặp điện cực sao cho dòng điện đi qua
điểm đau, cũng có thể mắc điện cực dọc theo đường kinh, tăng dần cường độ khi
đến ngưỡng co cơ thì tiếp tục tăng lên đến gần ngưỡng gây đau.
Thời gian một lần điện châm là 20-30 phút. Liệu trình điều trị mỗi đợt 7-10
ngày, giữa các đợt nghỉ 3-4 ngày.
1.3 Nghiên cứu đặc trƣng kỹ thuật của các máy điện châm phổ biến
1.3.1. Các dòng máy của hãng ITO Nhật Bản
1.3.1.1 Dòng máy ES-160
12
Hình 1.1: Dòng máy ES-160 của Nhật Bản.
Các tính năng của máy:
Có 6 kênh ra và có đầu dò huyệt.
Cho phép kích thích đồng thời trên 12 kim châm cứu (6 kênh).
Cung cấp 8 dạng kích thích khác nhau như: kích thích liên tục, Burst
(chùm), Surge (sóng cồn), nhanh + chậm, Sweep (quét đổi tần), ngẫu nhiên 1, ngẫu
nhiên 2, ngẫu nhiên 3.
Lưu giữ lại được các thông số của lần điều trị trước và có thể cài đặt tới 16
chương trình.
Người sử dụng dễ dàng tìm và kích thích vào đúng các huyệt châm cứu.
Cho phép đo các huyệt Ryodoraku và lưu lại các thông số đo.
Phụ kiện đi kèm:
Máy chính.
1 Đầu dò/kích thích huyệt.
6 Dây điện cực.
12 Kẹp kim rời.
Thông số kỹ thuật:
Điện nguồn: DC 6V, 4 pin alkaline LR14.
Số kênh: 6 kênh.
Biên độ xung: 32mA ± 25%, (đỉnh – đỉnh).
Độ an toàn: Thiết bị nguồn trong loại BF, Cấp IIa/MDD.
Kích thước: 239 x 174 x 51mm.
Trọng lượng: khoảng 600g.
Máy điện châm ES-160 là dòng máy điện châm 6 kênh tiên tiến nhất xuất xứ
từ Nhật Bản, là dòng máy để bàn có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ. Cung cấp
8 chế độ điều trị khác nhau, lưu trữ được 5 phác đồ điều trị, bộ nhớ thiết lập với 16
chương trình khác nhau. Máy có 3 màn hiển thị LCD (kích thước 0.6" x 1.4" và 0.6"
x 1.1") cho biết độ nhạy của điểm đo huyệt cơ thể, tần số xung (Hz), độ rộng xung
13
( s), các chế độ điều trị, dữ liệu bộ nhớ, thời gian điều trị (phút), và dung lượng Pin
ngoài.
Đầu dò huyệt cầm tay với phím bấm-dò trên thân đầu dò. Vị trí của điểm đó
được hiển thị trên màn hình LCD với giá trị độ nhạy đo được. Đầu dò đo và lưu trữ
các huyệt Ryodororaku (6, 12, hoặc 21 vôn).
Các tính năng an toàn như tự kiểm tra, cân bằng ngưỡng 0, tự động tắt nguồn
sau 5 phút không sử dụng, chức năng báo hiệu bằng âm thanh, nút dừng khẩn cấp,
báo hiệu âm thanh sau mỗi phiên điều trị, mức âm có thể điều chỉnh được bằng nút
(H/L) ở cạnh máy.
Phụ kiện máy có đầu dò huyệt, 6 bộ dây điện cực (nhiều màu khác nhau), 12
bộ kẹp cá sấu (6 đỏ, 6 đen).
Thông số kiểm thử với tải 500 :
Kênh đầu ra: 6 (6 kênh riêng biệt với 12 đầu ra điện cực)
Thông số điện áp và dòng tải:
Khi thấp (mức L): từ 0V đến 8V, ở dòng từ 0 đến 16mA.
Khi cao (mức H): từ 0V đến 16V, ở dòng từ 0 đến 32mA.
Đầu dò: từ 0V đến 24V, ở dòng từ 0 đến 48mA.
Thông số dạng xung vuông 2 pha lƣỡng cực:
Độ rộng xung có thể thay đổi từ 50 s đến 400 s.
Tần số và chế độ xung:
Ở chế độ không đổi: có thể thay đổi từ 0,35Hz đến 500 Hz.
Ở chế độ Burst: có thể thay đổi từ 0,35burst đến 7burst (tần số sóng
100Hz).
Ở chế độ Surge: có xung trong 4 giây và nghỉ xung trong 6 giây (tần số
sóng 500Hz).
Chế độ Nhanh + Chậm: thay đổi tần số từ 1Hz đến 500Hz (tần số sóng
chậm = 1/3 tần số sóng nhanh).
14
Ở chế độ Sweep quét đổi tần số: thay đổi tần số từ 1Hz đến 500Hz (tần số
khi chậm = 1/3 tấn số khi nhanh).
Ở chế độ chương trình ngẫu nhiên số 1: thay đổi tần số từ 1Hz đến 6Hz,
chương trình đặt trước.
Ở chế độ chương trình ngẫu nhiên số 2: thay đổi tần số từ 30Hz đến
100Hz, chương trình đặt trước.
Ở chế độ chương trình ngẫu nhiên số 3: thay đổi tần số từ 2Hz đến
100Hz, chương trình đặt trước.
Thời gian điều trị: đặt từ 1 phút đến 60 phút.
Theo dõi trở kháng da: hiển thị trên LCD (mức từ 0 đến 200), kết hợp với
chức năng đặt (hoặc tắt) cảnh báo bằng âm thanh.
Nguồn cấp: 4 Pin chuẩn C loại 1,5V (chỉ thị mức Pin trên LCD).
Chỉ thị tần số trên LCD, có thể đặt (hoặc tắt) báo hiệu bằng âm thanh.
Kích thước 239 x 174 x 51mm, trọng lượng 560Gr.
1.3.1.2 Dòng máy IC-1107
Hình 1.2: Dòng máy IC-1107 của Nhật Bản.
Tính năng của máy:
Đây là máy châm cứu tương đối phổ biến nhất trên thế giới.
Cho những phòng khám đông yêu cầu có nhiều máy.
15
Rất thích hợp khi sử dụng ngoài văn phòng.
Đặt cường độ cao/thấp.
Có bộ phận kiểm tra pin.
Kiểu dáng đẹp và thuận tiện.
Đặt cường độ cao, thấp.
Tần số có thể chọn trong khoảng 1 đến 500Hz.
Phù hợp cho kim hoặc điện cực từ.
Dạng sóng duy nhất: sóng xung nhỏ, làm giảm tối thiểu những tổn thương
đối với mô, dây thần kinh.
An toàn, tin tưởng và dễ sử dụng.
3 kênh điều khiển với biên độ và tần số độc lập.
Núm điều khiển đặc biệt cho phép vận hành an toàn và dễ dàng.
Đèn báo kiểm tra pin.
Thông số kỹ thuật:
Điện nguồn: 01 pin 9V.
Tần số xung: 0 – 500Hz có thể điều chỉnh được.
Điện áp tối đa: 30V ± 15% (500Ω).
Dòng điện tối đa: 14mA ± 20% (500Ω).
Độ rộng xung: 100µs.
Số kênh: 3 kênh, điều khiển độc lập.
Hiển thị khác: đèn báo pin, đèn hiển thị xung.
An toàn: Tiêu chuẩn thiết bị nguồn trong loại BF (IEC).
Kích thước: 63 x 96 x 27 mm.
Trọng lượng: khoảng 200g.
16
1.3.2 Dòng máy Sanitas SEM40 của Đức
Hình 1.3: Dòng máy Sanitas SEM40 của Đức.
Tính năng của thiết bị:
Kích thích thần kinh (TENS), Xương bằng xung điện, có tác dụng trị đau
các chứng bệnh như gai cột sống, vôi hóa cột sống, thoát đĩa đêm, đau
nhức xương…
Kích thích cơ bắp bằng xung điện (EMS), làm tan cơn đau cơ, đặc biệt trị
các chứng bệnh như trúng gió không ngoái được cổ, các tổn thương cơ do
va chạm (không dùng cho vết thương hở) khi chơi thể thao, va đập..
Tác dụng massage: tạo cảm giác thư thái, làm cho các bắp thịt trở lại
trạng thái mềm mại, dẻo dai, giảm strees..
2 kênh điều trị riêng biệt có thể điều chỉnh được với 4 điện cực.
30 chương trình được lập trình sẵn (TENS/EMS/Massage).
Chức năng bác sĩ tiện lợi cho thiết lập cá nhân.
Màn hình lớn có đèn nền, ký tự to, dễ đọc.
Thiết bị bao gồm
Thân máy.
17
4 miếng dán đi kèm (4 điện cực).
Dây dẫn kết nối.
Đai cài di động.
3 pin AAA.
1.3.3 Dòng máy của Hàn Quốc
Hình 1.4: Dòng máy STN-110 của Hàn Quốc.
Máy điện châm này là sự kết hợp của liệu pháp châm cứu với kích thích bằng
xung điện. Máy điện châm đem lại hiệu quả 3 trong 1: kích thích hệ thần kinh, kích
thích cơ bắp và massage với các điện cực nhằm chữa bệnh, giảm đau và tăng cường
thể lự
ứng này đạt được bằng cách mô phỏng các xung lực củ
điện với tần số thấp và cường độ thấp đượ
ực tiế
ực dính trên da.
thông qua kim châm hoặ
① Chỉ thị tần số (Frequency): sử dụng 2 nút Tăng/Giảm (UP/Down) để thay đổi
tần số đầu ra trong dải từ 0,5Hz đến 300Hz.
② Chỉ thị thời gian (Time): thời gian mặc định ban đầu là 15 phút điều trị. Dùng 2
nút Tăng/Giảm (UP/Down) để thay đổi tăng hoặc giảm thời gian thực hiện ca điều
trị, dải từ 1 phút đến 99 phút, với bước thay đổi 1 phút.
③ Phím thay đổi chế độ (Mode): thay đổi lần lượt các chế độ điều trị khác nhau:
điều trị liên tục, không liên tục (intermittent), hỗn hợp, mát-xa (massage).
18
④ Báo lỗi (Error): báo hiệu khi bắt đầu điều trị mà không đưa điều chỉnh biên độ
về mức 0, báo hiệu khi chỉ dùng Pin làm nguồn, báo hiệu khi 5 phút không sử dụng
máy, báo hiệu bằng ánh sáng LED, âm thanh (khi tắt LED).
⑤ Báo hiệu Pin yếu (Low Battery): báo hiệu khi dung lượng của Pin gần hết, âm
thanh Bíp và ánh sáng LED.
⑥ Báo hiệu đường nguồn (Data Source): chỉ thị máy đang dùng nguồn điện ngoài
hay Pin dự phòng trong máy.
⑦ Âm thanh (Sound): bật hoặc tắt âm báo của máy.
⑧ Chương trình điều trị (Program): cho phép lựa chọn 6 chương trình điều trị khác
nhau sẵn có trong máy. Gồm các chương trình điều trị sau:
P1: điều trị nhẹ với tần số kích thích thấp (thời gian điều trị 13 phút).
P2: điều trị với tần số kích thích cao-thấp có thay đổi (thời gian điều trị
20 phút).
P3: điều trị với tần số kích thích từ tần số trung gian (thời gian điều trị 20
phút).
P4: điều trị nhẹ với tần số kích thích cao (thời gian điều trị 13 phút).
P5: điều trị với tần số kích thích thấp có thay đổi (thời gian điều trị 30
phút).
P6: điều trị với tần số kích thích từ tần số trung gian (thời gian điều trị 25
phút).
Thông số đầu ra:
Số lượng kênh: 6 kênh độc lập.
Tần số: từ 0,5Hz đến 300Hz.
Độ rộng xung: khoảng 1ms.
Dòng đầu ra: từ 0mA đến 14mA.
Điện áp đầu ra: từ 0V đến 70V.
Thông số nguồn điện:
Điện lưới 220V, 50/60Hz.
19
Công suất tiêu thụ: 5W.
1.3.4 Dòng máy của Trung Quốc
Hình 1.5: Dòng máy SDZ – II của Trung Quốc.
Máy điện châm này là thiết bị vận dụng sóng tần thấp kích thích các
huyệt vị trên cơ thể con người, giúp điều tiết độ căng dãn của các tổ chức thần
kinh cơ, khí huyết lưu thông...Ngoài ra còn có tác dụng trong điều trị giảm
đau, giảm sưng, kích thích tái sinh các tổ chức bên trong cơ thể người bệnh...
Đặc điểm thiết bị:
Dùng điện châm vừa dùng điện cực kim và vừa dùng điện cực dán.
Có 6 kênh ra độc lập.
Có 3 dạng sóng lựa chọn.
Chế độ hẹn giờ.
Cường độ dòng điện ra ổn định.
Có chức năng dò huyệt.
Điện châm kích thích (EMS) để điều trị và tái tạo cơ.
20
Điện châm kích thích hệ thần kinh (TENS) dùng để giảm đau không dùng
thuốc mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Máy có 20 chương trình trị liệu đau dây thần kinh.
Ngoài ra còn có 10 chương trình massage thư giãn và dễ chịu trị liệu đau,
nhức mỏi cơ bắp.
Chức năng hẹn giờ (điều chỉnh được 50-90 phút)
Chức năng phát sáng màn hình hiển thị.
An toàn tắt máy.
Thông số kỹ thuật:
Tần số xung: từ 1Hz đến 100 Hz.
Nhịp xung động: từ 40 s đến 250 s cho mỗi xung.
Thời gian trị liệu: từ 5 phút đến 90 phút.
Cường độ dòng điện: tối đa 180mA (đỉnh đỉnh với tải 500 ).
Thiết bị máy châm cứu 6 cọc 12 kim bao gồm:
Thân máy.
6 bộ dây dẫn kẹp cá sấu dùng cho 6 kênh châm bằng kim.
4 miếng dán đi kèm (4 điện cực dùng cho 2 kênh).
Dây dẫn kết nối điện cực dạng cúc.
3 pin AA.
Đầu dò huyệt.
21