Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu lựa chọn vi sinh vật probiotic tiềm năng ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------

LÊ THỊ HỒNG VÂN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VI SINH VẬT PROBIOTIC TIỀM
NĂNG ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN
CHĂN NUÔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Công nghệ Thực Phẩm

HÀ NỘI, 9/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------

LÊ THỊ HỒNG VÂN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VI SINH VẬT PROBIOTIC TIỀM
NĂNG ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN
CHĂN NUÔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Công nghệ Thực Phẩm

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS HỒ PHÚ HÀ


HÀ NỘI, 9/2016


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................5
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................6
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ .............................................................................7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ........................................9
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................10
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................11
LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................12
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................15
1.1. Giới thiệu về probiotic ....................................................................................15
1.1.1. Lịch Sử và định nghĩa probiotic ...............................................................15
1.1.1.1. Lịch sử probiotic ................................................................................15
1.1.1.2. Định nghĩa về probiotic .....................................................................16
1.1.2. Vai trò và cơ chế hoạt động của probiotic................................................16
1.1.2.1. Vai trò của probiotic đối với vật chủ .................................................16
1.1.2.2. Cơ chế hoạt động của probiotic .........................................................17
1.1.3. Ứng dụng của probiotic ............................................................................21
1.1.3.1. Ứng dụng trong y học ........................................................................21
1.1.3.2. Ứng dụng trong trồng trọt ..................................................................22
1.1.3.3. Ứng dụng trong bảo vệ môi trƣờng ...................................................22
1.1.3.4. Ứng dụng cải thiện chất lƣợng nƣớc..................................................23
1.1.3.5. Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản ..................................................23


Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 1

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

1.1.3.6. Ứng dụng trong chăn nuôi gia súc và gia cầm ...................................25
1.2. Các vi sinh vật probiotic .................................................................................26
1.2.1. Vi khuẩn Bacillus .....................................................................................26
1.2.1.1. Đặc điểm vi khuẩn Bacillus ...............................................................26
1.2.1.2. Một số đặc điểm probiotic có lợi của vi khuẩn Bacillus....................27
1.2.1.3. Vai trò của vi khuẩn Bacillus đối với lợn ..........................................28
1.2.2. Vi khuẩn Lactobacillus ............................................................................29
1.2.2.1. Đặc điểm vi khuẩn Lactobacillus ......................................................29
1.2.2.2. Một số vi khuẩn Lactobacillus ...........................................................29
1.2.2.3. Vai trò của vi khuẩn Lactobacillus đối với lợn .................................32
1.2.3. Nấm men Saccharomyces boulardii ........................................................32
1.2.3.1. Đặc điểm Saccharomyces boulardii ..................................................32
1.2.3.2. Một số đặc điểm probiotic có lợi của nấm men Saccharomyces
boulardii ..........................................................................................................33
1.2.3.3. Vai trò của nấm men Saccharomyces boulardii đối với lợn .............34
1.3. Giới thiệu về vi sinh vật gây bệnh ..................................................................34
1.3.1. Samonella .................................................................................................34
1.3.1.1. Đặc điểm của vi khuẩn Salmonella ....................................................34
1.3.1.2. Đặc điểm gây bệnh của Salmonella trên lợn .....................................35
1.3.2. Staphylococcus aureus .............................................................................35

1.3.2.1. Đặc điểm vi khuẩn Staphylococcus aureus .......................................35
1.3.2.2. Đặc điểm gây bệnh của Staphylococcus aureus trên lợn...................36
1.3.3. Escherichia coli ........................................................................................36

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 2

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

1.3.3.1. Đặc điểm của vi khuẩn Escherichia coli ...........................................36
1.3.3.2. Đặc điểm gây bệnh của Escherichia coli trên lợn .............................37
1.4. Một số nghiên cứu đánh giá in vivo về hiệu quả sử dụng hỗn hợp probiotic
trên động vật thử nghiệm trong nƣớc và nƣớc ngoài.............................................37
CHƢƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................40
2.1. Vật Liệu ..........................................................................................................40
2.1.1. Chủng vi sinh vật ......................................................................................40
2.1.2. Hóa chất – môi trƣờng ..............................................................................41
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................42
2.2.1. Phƣơng pháp bảo quản giống vi sinh vật .................................................42
2.2.1.1. Phƣơng pháp bảo quản trên môi trƣờng thạch nghiêng .....................42
2.2.1.2. Phƣơng pháp bảo quản trong dung dịch glycerol 10% ......................43
2.2.2 Phƣơng pháp quan sát hình thái và xác định mật độ tế bào ......................43
2.2.2.1. Phƣơng pháp quan sát hình thái tế bào ..............................................43
2.2.2.2. Phƣơng pháp xác định mật độ tế bào bằng pha loãng và đếm khuẩn
lạc trên đĩa thạch .............................................................................................43

2.2.3. Phƣơng pháp xác định khả năng sinh axit ................................................44
2.2.4. Phƣơng pháp xác định khả năng sinh enzymes ........................................45
2.2.5. Phƣơng pháp xác định khả năng kháng khuẩn của Probiotic ..................45
2.2.6. Xác định khả năng sống sót của các chủng vi sinh vật probiotic trong điều
kiện đƣờng ruột ..................................................................................................47
2.2.7. Phƣơng pháp xác định khả năng phối hợp giữa các chủng vi sinh vật
probiotic lựa chọn. ..............................................................................................47
2.2.9. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu ....................................................48

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 3

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................49
3.1. Đặc điểm, khả năng sinh enzyme và axit của vi sinh vật nghiên cứu ............49
3.1.1. Đặc điểm của vi sinh vật nghiên cứu .......................................................49
3.1.2. Khả năng sinh enzyme của các chủng vi khuẩn Bacillus.........................51
3.1.3. Khả năng sinh axit của các chủng vi khuẩn Lactobacillus ......................52
3.2. Khả năng kháng một số vi sinh vật gây bệnh kiểm định của các chủng vi sinh
vật probiotic nghiên cứu ........................................................................................55
3.3. Khả năng sống sót của các chủng vi sinh vật probiotic trong điều kiện đƣờng
ruột .........................................................................................................................59
3.3.1. Khả năng sống sót của các chủng vi khuẩn Lactobacillus trong điều kiện
đƣờng ruột ..........................................................................................................59

3.3.2. Khả năng sống sót của các chủng vi khuẩn Bacillus trong điều kiện
đƣờng ruột ..........................................................................................................61
3.3.3. Khả năng sống sót của S. boulardii PLCP trong điều kiện đƣờng ruột ...63
3.4. Khả năng phối hợp giữa các chủng L. acidophilus VAST, Bacillus sp D7 và
S. boulardii PLCP ..................................................................................................64
3.4.1. Khả năng ức chế của dịch nuôi cấy đối với các vi sinh vật probiotic lựa
chọn ....................................................................................................................65
3.4.2. Khả năng ức chế lẫn nhau và ức chế vi sinh vật gây bệnh của hỗn hợp vi
sinh vật probiotic lựa chọn trong môi trƣờng lỏng.............................................66
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .......................70
KẾT LUẬN............................................................................................................70
HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO..................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................71
PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH …………………………………………………77
Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 4

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học thạc sĩ của mình, trƣớc hết em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến PGS.TS Hồ Phú Hà – Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, Viện Công Nghệ
Sinh Học và Công Nghệ Thực Phẩm, Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã tin
tƣởng giao đề tài, tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn.

Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng em đƣợc sự dạy dỗ, giúp đỡ tận
tình của các thầy cô trong Viện Công Nghệ Sinh Học và Công Nghệ Thực Phẩm
cũng nhƣ các thầy cô trong trƣờng. Nhân dịp này em xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới các thầy cô.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, ủng hộ và tạo mọi điều
kiện để em hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nôi, Tháng 9 năm 2016
Học Viên

Lê Thị Hồng Vân

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 5

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu và làm việc của tôi, các
nội dung nghiên cứu kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, rõ ràng. Nếu có
bất kỳ vấn đề gì xảy ra tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nôi, Tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Vân


Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 6

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn vi sinh vật probiotic tiềm năng ứng dụng trong
sản xuất thức ăn chăn nuôi”
Tác giả luận văn:

Lê Thị Hồng Vân

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Khóa: 2015B

PGS.TS Hồ Phú Hà

Từ khóa (Keyword): thức ăn chăn nuôi, enzyme tiêu hóa, hoạt tính kháng khuẩn,
điều kiện tiêu hóa giả lập.
Nội dung tóm tắt:
Probiotic đƣợc đánh giá cao và dần đƣợc sử dụng phổ biến trong chăn nuôi hiện
nay ở Việt Nam. Probiotic có vai trò cải thiện sức khỏe của động vật, tăng cƣờng hệ
miễn dịch, tăng trọng lƣợng, giảm tỉ lệ chết non và ngăn chặn các tác nhân gây

bệnh, tránh sự lạm dụng kháng sinh trong ngành chăn nuôi.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá và lựa chọn chủng vi sinh vật probiotic tiềm
năng hƣớng tới ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. 16 chủng vi sinh vật
probiotic bao gồm 11 chủng Lactobacillus, bốn chủng Bacillus và chủng nấm men
Saccharomyces boulardii PLCP đã đƣợc nghiên cứu khả năng sinh axit theo
phƣơng pháp chuẩn độ Therner (0T), khả năng sinh enzyme tiêu hóa đƣợc xác định
theo phƣơng pháp chấm điểm, hoạt tính kháng khuẩn đƣợc xác định theo phƣơng
pháp khuếch tán đĩa thạch và khả năng tồn tại của các chủng vi sinh vật trong điều
kiện đƣờng ruột đƣợc xác định theo phƣơng pháp cho vi sinh vật probiotic tiếp xúc
với môi trƣờng dịch dạ dày và ruột non giả lập và định lƣợng khả năng sống sót
phƣơng theo phƣơng pháp pha loãng liên tiếp và trang đếm trên đĩa thạch.
Kết quả thu đƣợc là 11 chủng Lactobacillus có khả năng sinh axit (cao nhất
trong khoảng từ 18.05 – 19.04g/l). Bốn chủng Bacillus có khả năng sinh enzyme
protease, chỉ chủng Bacillus sp D7 có khả năng sinh 3 loại enzyme tiêu hóa
(protease, amylase, cellulase) với đƣờng kính vùng thủy phân từ 15.5 - 18.5mm.
Hoạt tính kháng khuẩn của 9/16 chủng vi sinh vật probiotic thử nghiệm đã tích cực
Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 7

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

chống lại Salmonella Typhimurium, Staphylococcus aureus và Escherichia coli.
Khả năng sống sót của các vi sinh vật probiotic thử nghiệm trong điều kiện tiêu hóa
giả lập là tƣơng đối cao (trung bình đạt 80%).
Ba chủng vi sinh vật probiotic tiềm năng: L. acidophilus VAST, S. boulardii

PLCP và Bacillus sp D7 đƣợc lựa chọn và phối hợp ở dạng lỏng vẫn đảm bảo đƣợc
khả năng sống sót và ức chế vi sinh vật gây bệnh kiểm định, điều này chứng minh
tiềm năng lớn cho chế phẩm sinh học động vật và là cơ sở để thực hiện các nghiên
cứu sâu hơn ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 8

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CFU

Colony Forming Unit

LPS

Liposaccharide

MRS

De Man Rogosa Sharpe

NA/NB


Nutrient agar/borth

XLT4

XTL4 Agar Base

MYP

Mannitol Egg Yolk Polymyxin

SDA – C

Sabouraud Dextrose Agar with Chloramphenicol

PCA – BCP

Plate Count Agar with Bromocresol purple

BHI

Brain Heart Infusion Agar

CMC

Carboxymethyl cellulose

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 9


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

Nội Dung

Trang

1

Bảng 3.1

Một số đặc điểm của vi sinh vật nghiên cứu

2

Bảng 3.2

Khả năng sinh enzyme của các chủng vi khuẩn

49 - 50

51

Bacillus
2

Bảng 3.3

Hàm lƣợng axit lactic của các chủng vi khuẩn

53

Lactobacillus
3

Bảng 3.4

Khả năng kháng một số vi sinh vật gây bệnh kiểm

55

định của các chủng vi sinh vật probiotic nghiên cứu
4

Bảng 3.5

Khả năng kháng vi sinh vật gây bệnh kiểm định của

58

dịch nuôi cấy vi khuẩn Lactobacillus

6

Bảng 3.6

Khả năng ức chế của dịch nuôi cấy đối với vi sinh

66

vật probiotic lựa chọn

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 10

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

DANH MỤC HÌNH ẢNH

STT

Hình

Nội Dung

Trang


1

Hình 1.1

Cơ chế tác dụng của vi khuẩn probiotic trên hệ thống

19

miễn dịch
2

Hình 1.2

Sơ đồ biểu diễn các phƣơng thức hoạt động của

20

probiotic trong ruột
3

Hình 1.3

Vòng đời hình thành bào tử Bacillus

27

4

Hình 1.4


Cơ chế S. boulardii chống lại vi khuẩn gây bệnh

33

nhiễm trùng
5

Hình 3.1

Khả năng sinh enzyme của các chủng vi khuẩn

51

Bacillus
6

Hình 3.2

Khả năng sống sót của các chủng vi khuẩn

59

Lactobacillus trong điều kiện đƣờng ruột
7

Hình 3.3

Khả năng sống sót của các chủng vi khuẩn Bacillus

61


trong điều kiện đƣờng ruột
8

Hình 3.4

Khả năng sống sót của S. boulardii PLCP trong điều

63

kiện đƣờng ruột
9

Hình 3.5

Hiệu quả ức chế S. Typhimurium của hỗn hợp vi

67

sinh vật probiotic lựa chọn trong môi trƣờng lỏng
10

Hình 3.6

Hiệu quả ức chế E. coli của hỗn hợp vi sinh vật

68

probiotic lựa chọn trong môi trƣờng lỏng


Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 11

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

LỜI MỞ ĐẦU
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam và là
nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho con ngƣời. Đây cũng là ngành kinh tế giúp
cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết đƣợc nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao
động. Trong những năm vừa qua ngành chăn nuôi Việt Nam luôn giữ mức tăng
trƣởng cao do đó có tiềm năng xuất khẩu rất lớn.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp phải rất nhiều khó khăn nhƣ: rớt
giá, bệnh dịch, sử dụng chất cấm và dƣ lƣợng kháng sinh, vv … Thực tế, trong quá
trình chăn nuôi lợn để giảm giá thành sản xuất một số nhà chăn nuôi đã dùng chất
cấm Salbutamol để tạo nạc và sử dụng thuốc kháng sinh để ngừa dịch bệnh và sử
dụng thuốc kích thích tăng trƣởng trong giai đoạn cuối (xuất chuồng).
Theo thống kê của Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ Y Tế năm 2015 thì một trong
những nguyên nhân khiến các vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng là do các
sản phẩm thịt gia súc, gia cầm không đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân chính là trong
lĩnh vực chăn nuôi việc hƣớng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng
lẻo, dƣ lƣợng kháng sinh trong thức ăn hỗn hợp là tƣơng đối cao. Ngoài ra, những
hạn chế trên của ngành chăn nuôi còn là một rào cản lớn cho các nhà sản xuất thực
phẩm ở Việt Nam có thể tiếp cận xuất khẩu vào các thị trƣờng khó tính nhƣ: Mỹ,
Châu Âu, Nhật Bản. Vì vậy việc tìm kiếm, áp dụng các giải pháp để hạn chế đƣợc
những khó khăn ngành chăn nuôi đang phải đối mặt đã và đang thu hút đƣợc sự

quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cũng nhƣ các nhà khoa học.
Probiotic là thức ăn bổ sung vi sinh vật có lợi ảnh hƣởng đến động vật chủ bằng
cách cải thiện sự cân bằng đƣờng ruột của nó [28, 41]. Phƣơng thức hoạt động của
probiotic là cạnh tranh loại trừ tức là cạnh tranh dinh dƣỡng và cạnh tranh vị trí bám
dính trên biểu mô ruột, qua đó tạo nên một hàng rào vật lý ngăn cản sự phát triển
của các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, các vi sinh vật probiotic cũng sản xuất ra các

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 12

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

chất có khả năng ức chế vi sinh vật gây bệnh nhƣ: axit hữu cơ, H2O2, bacteriocin, vv
… và một số loại enzyme tiêu hóa.
Probiotic đƣợc bổ sung vào thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích giảm đến mức tối
thiểu sự phát tán của vi sinh vật có hại trong đƣờng ruột, tăng khả năng tiêu hóa cho
vật nuôi, hạn chế các bệnh về đƣờng tiêu hóa và hạn chế đƣợc việc sử dụng kháng
sinh góp phần làm tăng chất lƣợng sản phẩm vật nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm,
nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh, probiotic bổ sung
vào thức ăn chăn nuôi đang đƣợc phát triển mạnh mẽ do những hiệu quả to lớn của
nó trong việc tăng năng suất vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, hạ giá
thành sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm. Nhiều loại vi khuẩn, nấm men
đã đƣợc phân lập, nuôi cấy và bào chế dƣới dạng chế phẩm vi sinh, probiotic bổ
sung vào thức ăn nhằm cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu, nâng cao sức đề kháng

và thay thể sử dụng sáng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó thì nhiều nghiên
cứu về vai trò cũng nhƣ hiệu quả của vi sinh vật trên động vật thử nghiệm nhƣ: lợn,
gà, dê, cừu, vv … đã đƣợc thực hiện và thu đƣợc kết quả ứng dụng cao.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh, probiotic bổ sung vào
thức ăn chăn nuôi bắt đầu đƣợc chú trọng và phát triển trong khoảng gần 10 năm trở
lại đây. Tuy nhiên, các nghiên cứu hầu nhƣ đang dừng lại ở phân lập lựa chọn
chủng, các chế phẩm đƣợc sản xuất thƣờng ở dạng đơn chủng và ít có nghiên cứu
tƣơng tác giữa các chủng ở dạng lỏng. Do vậy chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu
lựa chọn chủng vi sinh vật probiotic tiềm năng ứng dụng trong sản xuất thức
ăn chăn nuôi” nhằm lựa chọn những chủng vi sinh vật tiềm năng có đặc tính
probiotic thích hợp và nghiên cứu sự phối hợp của các chủng vi sinh vật probiotic
trong cùng một chế phẩm hƣớng tới tạo chế phẩm probiotic cho động vật cụ thể là
sử dụng cho lợn.

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 13

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

Mục đích của đề tài:
Lựa chọn một số chủng vi sinh vật probiotic từ bộ sƣu tập sẵn có mà mỗi chủng
vi sinh vật này có ít nhất một tính chất có lợi nhƣ: sinh enzyme, sinh axit, kháng lại
vi sinh vật gây bệnh, sống sót đƣợc trong điều kiện đƣờng ruột để ứng dụng trong
sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Nội dung nghiên cứu:

Nội dung 1: Xác định khả năng sinh axit và enzyme của các chủng vi sinh vật
probiotic nghiên cứu.
Nội dung 2: Nghiên cứu khả năng kháng một số vi khuẩn gây bệnh của các
chủng vi sinh vật probiotic nghiên cứu.
Nội dung 3: Khảo sát khả năng sống sót của các chủng vi sinh vật probiotic
trong điều kiện đƣờng ruột.
Nội dung 4: Nghiên cứu khả năng phối hợp giữa các chủng vi sinh vật probiotic
đƣợc lựa chọn.

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 14

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về probiotic
1.1.1. Lịch Sử và định nghĩa probiotic
1.1.1.1. Lịch sử probiotic
Về mặt lịch sử, những nghiên cứu về probiotic bắt đầu vào đầu thế kỷ 20, năm
1906 Henry Tissier đã phát hiện và quan sát thấy trẻ em bị tiêu chảy là do trong
phân của họ có một số lƣợng thấp các vi khuẩn đặc trƣng hình trứng hoặc hình chữ
Y. Những vi khuẩn này “nứt đôi” đƣợc, trái lại lại có rất nhiều ở trẻ em khỏe mạnh.
Ông cho rằng những vi khuẩn này có thể dùng điều trị cho bệnh nhân bị tiêu chảy
để giúp khôi phục lại hệ đƣờng ruột khỏe mạnh [16, 38].
Năm 1907, Elie Metchnikoff - ngƣời Nga, đạt giải Nobel đã chứng minh đƣợc

rằng việc tiêu thụ Lactobacillus bulgaricus hạn chế đƣợc các nội độc tố của hệ vi
sinh vật đƣờng ruột. Ông giải thích đƣợc điều bí ẩn về sức khỏe của những ngƣời
sống ở Bulgary, họ sống rất khỏe mạnh và tuổi thọ cao nguyên nhân có thể là do họ
tiêu thụ một lƣợng rất lớn các sản phẩm sữa lên men và điều này đƣợc ông báo cáo
trong sách “Sự kéo dài cuộc sống” - The Prolongation of life năm 1908 [16, 43].
Có thể nói, Tisser và Metchnikoff là ngƣời đầu tiên đƣa ra những đề xuất mang
tính khoa học về probiotic và làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về
probiotic [16].
Năm, 1930 Minoru Shirota phân lập đƣợc Lactobacillus casei và phát triển đồ
uống để tăng cƣờng sức khỏe tại Nhật Bản. Sau đó 5 năm, một trong các đồ uống
lên men đặt tên là “Yakult” từ sữa đƣợc cho là hỗ trợ sức khỏe đƣờng ruột đƣợc sản
xuất [38].
Năm 1965, thuật ngữ “Chế phẩm sinh học” lần đầu tiên đƣợc sử dụng bởi Lilly
và Stillwell đƣợc mô tả nhƣ là các vi sinh vật thúc đẩy sự tăng trƣởng của các vi
sinh vật khác. Chín năm sau 1974, Parker nói về một thực phẩm bổ sung cho gia súc

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 15

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

và mô tả probiotic là “sinh vật và các chất góp phần cân bằng vi khuẩn đƣờng ruột”
[38, 43, 46].
Ngày nay, các sản phẩm có chứa probiotic đƣợc tiêu thụ rộng rãi và phổ biến
trên khắp thế giới, và đƣợc coi là những nguồn thực phẩm chính giúp tăng cƣờng

sức khỏe cho con ngƣời cũng nhƣ vật nuôi [43].
1.1.1.2. Định nghĩa về probiotic
Từ “Probiotic” đƣợc bắt nguồn từ Hy Lạp có nghĩa là “dành cho cuộc sống”.
Probiotic là những vi sinh vật nhƣ vi khuẩn hay nấm men mà có thể thêm vào thực
phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đƣờng ruột của sinh vật chủ [50].
Probiotic còn đƣợc định nghĩa là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe con
ngƣời khi đƣợc tiêu thụ với một lƣợng vừa đủ [41, 46].
Năm 1989, Fuller đã chỉ ra bản chất của vi khuẩn Probiotic và định nghĩa lại là
“Probiotic là một thức ăn bổ sung vi sinh vật có lợi ảnh hƣởng đến động vật chủ
bằng cách cải thiện sự cân bằng đƣờng ruột của nó” [16, 36].
Năm 1992 Havenaar đã mở rộng định nghĩa về probiotic: probiotic đƣợc định
nghĩa là “sự nuôi cấy riêng lẻ hay hỗn hợp các vi sinh vật sống mà có ảnh hƣởng có
lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải thiện những đặc tính của vi sinh vật bản địa”
[16].
Theo định nghĩa của Tổ chức Y Tế thế giới và Tổ chức lƣơng nông thế giới
(WHO/FAO, 2001) thì probiotic là “Những vi sinh vật sống mà khi tiêu thụ vào cơ
thể với một lƣợng đầy đủ sẽ có lợi về mặt sức khỏe cho ngƣời sử dụng” [30].
1.1.2. Vai trò và cơ chế hoạt động của probiotic
1.1.2.1. Vai trò của probiotic đối với vật chủ
Probiotic đóng vai trò tác động đến vi khuẩn đƣờng ruột làm thay đổi cấu trúc
quần thể vi sinh vật đƣờng ruột theo chiều hƣớng có lợi cho vật chủ [38].

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 16

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

Vi khuẩn probiotic đóng vai trò điều hòa hoạt động trao đổi chất của vi sinh vật
đƣờng ruột giúp hệ vi sinh vật đƣờng ruột phát triển bình thƣờng, tăng cƣờng khả
năng tiêu hóa và hấp thu dinh dƣỡng từ các loại thức ăn [41].
Probiotic có thể làm giảm pH của bộ phận tiêu hóa và có thể theo cách đó sẽ gây
cản trở cho hoạt động tiết ra enzyme của sinh vật đƣờng ruột và làm tăng vi khuẩn
có lợi và giảm vi khuẩn gây hại [41]. Do probiotic có thể ức chế và/hoặc tiêu diệt
các loại vi sinh vật có hại nhờ khả năng sinh axit và các chất kháng khuẩn khác. Do
đó, làm tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi đối với
vật nuôi, phòng chống các bệnh dịch thƣờng gặp.
Vai trò làm tăng cƣờng khả năng miễn dịch, một số chủng probiotic đƣợc xem
nhƣ một phƣơng tiện ức chế cạnh tranh kháng viêm cho đƣờng ruột [58].
 Đẩy mạnh sự báo hiệu cho tế bào chủ để làm giảm đáp ứng viêm.
 Tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng.
 Cải thiện hệ vi sinh vật đƣờng ruột, ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.
Trong nghiên cứu về con ngƣời và động vật sơ bộ, các nhà nghiên cứu đã chứng
minh hiệu quả của một số chủng vi khuẩn lactic có khả năng làm giảm nồng độ
Cholesterol trong huyết thanh, làm giảm huyết áp cao [41].
Ngoài ra probiotic còn rất an toàn với động vật và thân thiện mới môi trƣờng.
Probiotic là chế phẩm bổ sung vi sinh vật sống hữu ích, và khi sử dụng probiotic sẽ
không tạo ra các chất tồn dƣ trong các sản phẩm chăn nuôi có hại cho sức khỏe
ngƣời tiêu dùng.
1.1.2.2. Cơ chế hoạt động của probiotic
Có rất nhiều giải thích khác nhau về cơ chế hoạt động của probiotic, phần lớn
các tài liệu về probiotic đều giải thích rằng probiotic có khả năng: cạnh tranh loại
trừ với các vi khuẩn gây bệnh, sản sinh ra các enzyme tiêu hóa, hấp thụ trực tiếp các
chất hữu cơ hòa tan trung gian bởi các vi khuẩn, và tăng cƣờng các phản ứng miễn

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH

Page 17

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

dịch chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, Probiotic có khả năng kháng
khuẩn và tác dụng kháng virus [34].
Khả năng cạnh tranh loại trừ là đặc tính đấu tranh sinh tồn điển hình và phổ biến
của các vi sinh vật. Do đó, tƣơng tác vi sinh đóng một vai trò quan trọng trong sự
cân bằng giữa các vi sinh vật có lợi cạnh tranh và vi sinh vật gây bệnh. Hình thức
cạnh tranh loại trừ thƣờng thấy ở các vi sinh vật đƣờng ruột là cạnh tranh dinh
dƣỡng và cạnh tranh vị trí bám dính. Các vi sinh vật probiotic cƣ ngụ và nhân lên
trong ruột, khóa chặt các vị trí thụ cảm và ngăn cản sự bám dính của các vi sinh vật
khác nhƣ: E.coli, Salmonella … Một số nấm men probiotic nhƣ: Saccharomyces
cereviese; S. boulardii , … không chỉ cạnh tranh vị trí bám dính của các vi khuẩn
khác mà còn gắn kết các vi khuẩn có roi (phần lớn là những vi khuẩn gây bệnh)
thông qua các cơ quan thụ cảm manose và đẩy chúng ra khỏi vị trí bám dính ở niêm
mạc ruột [34].
Tuy nhiên, cạnh tranh dinh dƣỡng là phƣơng thức cạnh tranh gay gắt nhất do sự
sinh trƣởng và sinh sôi lớn của loài này là sự đe dọa lớn đến loài khác về nguồn cơ
chất để phát triển. Nhƣ vậy, cạnh tranh dinh dƣỡng đóng vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo sự ổn định của hệ vi sinh vật bên trong đƣờng ruột và bên ngoài môi
trƣờng nuôi. Probiotic có khả năng cạnh tranh về mặt dinh dƣỡng đối với các vi
khuẩn gây bệnh và sẽ hạn chế đƣợc sự phát triển, lây lan của các chủng vi sinh vật
đó. Vi khuẩn có hại bị loại bỏ có nghĩa là loại bỏ đƣợc đối thủ cạnh tranh chất dinh
dƣỡng và năng lƣợng dùng cho vi khuẩn probiotic và cho vật chủ.

Khả năng tăng cƣờng các phản ứng miễn dịch thông qua các mô bạch huyết
đƣờng ruột lớn nhất về kích thƣớc so với các khu vực khác của cơ thể động vật chủ.
Chức năng của hệ miễn dịch là bảo vệ chống sự nhiễm trùng bởi các tác nhân gây
bệnh nhờ đó thúc đẩy hiệu quả miễn dịch và tạo nên sự ổn định của hàng rào bảo vệ
ruột.

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 18

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

Hình 1.1: Cơ chế tác dụng của vi khuẩn Probiotic trên hệ thống miễn dịch [43]
Cơ chế tác dụng của vi khuẩn probiotic trên hệ thống miễn dịch chƣa đƣợc hiểu
biết đầy đủ và có một số cơ chế đƣợc trình bày bởi các hiệu ứng giả định trong điều
chỉnh và đáp ứng của hệ miễn dịch. Đầu tiên các tế bào vi khuẩn probiotic đi qua
lớp niêm dịch đi vào trong thụ thể (TLR), sau đó đi qua các tế bào biểu mô và
xuống lớp màng nhày. Tại đây, probiotic tác động lên các tế bào tua (DC) đƣợc hoạt
hóa và di chuyển về các mô thuộc hệ bạch huyết tìm tế bào bạch huyết (lympgo) và
tế bào này hoạt động để nhận biết các tế bào trung gian miễn dịch (T) nhằm điều
hòa và kích thích các đáp ứng miễn dịch. Do đó, vi sinh vật probiotic làm giảm sự
bài tiết của tế bào bạch huyết tham gia vào phản ứng miễn dịch (TH1), giảm sự hoạt
hóa tự nhiên đƣợc sản xuất ra bởi tế bào tua (IL12), giảm các tế bào trình bày kháng
nguyên viêm e TNF  và giảm Cytokine quan trọng trong hệ miễn dịch bẩm sinh
TFN-  . Nhƣ vậy, probiotic là một phƣơng tiện sản sinh ra các kháng thể chống lại
các tác nhân gây bệnh và đẩy mạnh sự báo hiệu cho các tế bào chủ đến làm giảm

đáp ứng viêm, tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng để duy trì sự cân bằng nội
môi miễn dịch. Vi khuẩn probiotic có khả năng huy động các tế bào miễn dịch, hoạt

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 19

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

hóa các đáp ứng miễn dịch thích hợp nhờ một cơ chế phức tạp bắt đầu bằng sự
tƣơng tác giữa tế bào probiotic và tế bào của hệ miễn dịch [43].
Một số vi khuẩn probiotic đƣợc coi là ứng viên có tác dụng kháng virus. Mặc dù
cơ chế hoạt động kháng virus chƣa đƣợc hiểu một cách đầy đủ, nhƣng một số
nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chủng Pseudomonas sp, Vibrios sp, Aeromonas sp,…
phân lập từ các trại giống cá hồi cho thấy hoạt động kháng virus chống nhiễm virus
gây hoại tử tạo máu (IHNV) với hơn 50% giảm mảng bám [34].
Vi sinh vật probiotic có khả năng kháng khuẩn, làm giảm số lƣợng vi khuẩn gây
bệnh để ngăn chặn các mầm bệnh bằng cách tiết ra các chất kháng khuẩn ức chế cả
vi khuẩn Gram dƣơng và Gram âm. Đó là các axit hữu cơ nhƣ: axit lactic, axit
acetic, vv ... và đặc biệt là bacteriocin – nhóm peptide hay protein đƣợc tổng hợp
nhờ ribosome có hoạt tính kháng vi sinh vật.

Hình 1.2: Sơ đồ biểu diễn các phƣơng thức hoạt động của Probiotic trong ruột
[43]
Cơ chế hoạt động của probiotic trong ruột dựa trên khả năng của vi khuẩn
probiotic (B) để ràng buộc các mầm bệnh (C) trong tế bào biểu mô ruột (A). Hoạt

động chống lại các tác nhân gây bệnh của probiotic bao gồm: sản sinh ra axit lactic
Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 20

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

(D), làm giảm độ pH, tƣơng tác với các chất độc đƣợc sản sinh bởi mầm bệnh (E),
sản sinh ra hydro peroxide H2O2 (F) và tổng hợp bacteriocin (G). Trong vị trí tại
ruột có thể đƣợc cải thiện bằng cách tăng khả năng của vi khuẩn probiotic để bám
dính vào niêm mạc ruột [43].
Ngoài ra, các chủng Lactobacillus có khả năng sinh bacteriocin, là một loại
protein có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn khác làm thay đổi tính thấm của màng tế
bào, nhiều loại bacteriocin còn có khả năng phân giải AND, ARN và tấn công vào
peptidoglycan để làm suy yếu thành tế bào. Bacteriocin sẽ tấn công các vi khuẩn
gây bệnh và ức chế sự phát triển của chúng [23].
Trong các nghiên cứu về in vitro cho thấy rằng các chủng vi khuẩn
Lactobacillus có hiệu quả trong việc loại bỏ hoặc ức chế các hoạt động của vi khuẩn
gây bệnh. Probiotic sản sinh các chất chuyển hóa nhất định nhƣ axit lactic làm giảm
pH có vai trò quyết định trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Nhƣng cũng có những trƣờng hợp vi khuẩn gây bệnh bị ức chế không chỉ do pH mà
còn do chất kháng khuẩn tiết ra bởi vi khuẩn Lactobacillus. Ngoài ra, còn tiết ra
H2O2 cũng là một yếu tố quan trọng và đã đƣợc xác định là có tác dụng ức chế sự
tăng trƣởng và phát triển của E. coli 0157: H7. Dịch nổi trên bề mặt sau khi ly tâm
từ môi trƣờng có chứa L. rhamnosus Lcr35 có tác dụng ức chế chín loại vi khuẩn
gây bệnh: E. coli (ETEC), E. coli (EPEC), Klebsiella pneumoniae, Shigella flexneri,

Salmonella

typhimurium,

Enterobacter

cloacae,

Pseudomonas aeruginosa,

Enterococcus faecalis và Clostridium difficile [43].
1.1.3. Ứng dụng của probiotic
1.1.3.1. Ứng dụng trong y học
Trong y học probiotic đƣợc dùng để bổ sung vào đƣờng ruột nhằm làm sạch
đƣờng ruột, ức chế vi sinh vật gây bệnh, cân bằng hệ sinh thái của các vi sinh vật
trong đƣờng ruột, loại bỏ các quá trính lên men bất lợi do các vi sinh vật có hại gây
nên, làm cho chức năng của đƣờng ruột hoạt động tốt hơn và tăng hệ số hấp thu và
sử dụng chất dinh dƣỡng trong thức ăn.

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 21

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

Ngoài ra, các hoạt chất sinh học từ probiotic nhƣ: axit amin, các enzyme, các

nucleotit, các axit nucleic, các vitamin, đặc biệt là biotin có tác dụng tăng các quá
trình chuyển hóa của tế bào, kích thích và tăng cƣờng khả năng miễn dich, tăng sức
đề kháng chống lại sự sâm nhập của vi khuẩn có hại.
1.1.3.2. Ứng dụng trong trồng trọt
Chế phẩm probiotic có tác dụng với nhiều loại cây trồng bao gồm: cây lƣơng
thực, cây ăn quả, cây hoa màu, vv… và ở mọi giai đoạn sinh trƣởng phát triển khác
nhau. Những nghiên cứu về tác dụng của probiotic với cây trồng cho thấy chúng có
thể:
 Kích thích sự nảy mầm, ra hoa, kết quả và quá trình chín của quả.
 Cải thiện hệ vi sinh vật của đất, ngăn chặn các mầm bệnh.
 Tăng cƣờng khả năng hấp thụ chất dinh dƣỡng của cây trồng và kéo dài đƣợc
thời gian bảo quản, tăng chất lƣợng các sản phẩm tƣơi sống làm cho hoa trái
tƣơi lâu.
Dùng chế phẩm probiotic trong đất có thể tái lập quần thể hệ vi sinh vật mới có
lợi cho cây trồng, đặc biệt là hệ vi sinh vật vùng rễ. Cây trồng sẽ phát triển tốt ở đất,
nơi mà các vi sinh vật có ích chiếm vai trò chủ yếu, giúp cho cây trồng nâng cao
đƣợc hiệu suất quang hợp và sử dụng phân bón, đặc biệt là phân bón hữu cơ.
1.1.3.3. Ứng dụng trong bảo vệ môi trƣờng
Do có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây thối (sinh ra các loại khí H2S, SO2,
NH3 …) nên khi phun chế phẩm probiotic vào rác thải, cống rãnh, chuồng trại chăn
nuôi sẽ khử mùi hôi một cách nhanh chóng. Đồng thời số lƣợng ruồi, muỗi, ve, các
loại côn trùng bay khác giảm hẳn về số lƣợng, rác hữu cơ đƣợc xử lý bằng chế
phẩm EM chỉ sau một ngày có thể hết mùi và tốc độ mùn hóa diễn ra rất nhanh.
Trong các kho bảo quản nông sản việc sử dụng chế phẩm EM có tác dụng ngăn
chặn quá trình gây thối, mốc, nhiều nghiên cứu cho thấy chế phẩm EM có thể giúp
cho hệ vi sinh vật tiết ra các enzyme phân hủy nhƣ: lignin peroxidase, enzyme

Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 22


Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Viện CN Sinh Học Và CN Thực Phẩm

amylase, protease, cellulase. Các enzyme này có khả năng phân hủy các hóa chất
nông nghiệp còn tồn dƣ và thậm chí cả dioxin, ở Belarus việc sử dụng chế phẩm
EM liên tục có thể loại trừ ô nhiễm phóng xạ [49].
1.1.3.4. Ứng dụng cải thiện chất lƣợng nƣớc
Chế phẩm probiotic giúp giảm nồng độ các chất hữu cơ trong nƣớc, giảm hàm
lƣợng BOD, giảm độc do amoni, nitrat và khí hydrosunfua, khống chế đƣợc vi
khuẩn gây bệnh. Các vi sinh vật trong chế phẩm probiotic có thể cải thiện chất
lƣợng nƣớc bởi chúng có thể sử dụng các chất hữu cơ dƣ thừa hoặc các chất khí nhƣ
H2S để làm chất dinh dƣỡng thông qua các enzyme ngoại bào [44].
1.1.3.5. Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản
Chế phẩm probiotic đƣợc ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản trong thời gian 10
năm trở lại đây và hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm này rất tốt. Hiện nay, các
loài sinh vật: Bacillus, Lactobacillus, nhóm vi khuẩn quang dƣỡng … đƣợc sử dụng
chủ yếu để sản xuất các chế phẩm này. Những nghiên cứu trƣớc đây cho thấy rằng
các loài vi khuẩn này không độc hại, dễ nuôi cấy, dễ tồn tại trong môi trƣờng nƣớc.
 Cải thiện môi trƣờng nƣớc nuôi :
Chế phẩm probiotic đƣợc bổ dung vào môi trƣờng nƣớc nuôi thủy sản có tác
dụng cải thiện chất lƣợng nƣớc.
Trong nuôi trồng thủy sản, lƣợng thức ăn dƣ thừa do động vật thủy sản hấp thụ
không hết chiếm số lƣợng rất lớn, đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi
trƣờng nƣớc. Đặc biệt trong nuôi tôm, tôm chỉ hấp thụ đƣợc 1/3 tổng lƣợng dinh
dƣỡng đầu tƣ vào ao nuôi và phần còn lại bị mất vào hệ thống ao nuôi [39, 45].
Hơn nữa, các chất bài tiết từ các loài thủy sản sinh vào môi trƣờng nƣớc chiếm

khoảng 70-80% lƣợng protein chúng đã tiêu hóa, phần lớn trong số đó 80% ở dƣới
dạng dễ hòa tan trong nƣớc, đặc biệt là amoniac [57].
Các chất thải, bao gồm: thức ăn dƣ thừa và các sản phẩm bài tiết có thể phì
nhƣỡng cho ao nuôi và kết quả là sự phát triển bùng nổ của tảo độc gây ra hiện
Lê Thị Hồng Vân – Lớp 15BCNTP.KH
Page 23

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học


×